Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁT THANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.63 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
BÀI TẬP: BÁO PHÁT THANH
TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁT THANH
LẤY VÍ DỤ MINH HỌA
BÀI LÀM
I. Những đặc trưng cơ bản của phát thanh
Trong xã hội hiện nay, loại hình phát thanh nó được phủ sóng với
phạm vi rộng vì thế nó cũng có những thế mạnh và đặc trưng riêng như
sau:
- Tỏa sóng rộng khắp. Đây là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên
phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đường với tốc độ của ánh sáng. Phát
thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội hóa
rất cao. Những thông tin được xã hội hóa cũng có thể tạo ra hành động
mang tính xã hội.
- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời.
Những thông tin mà phát thanh chuyển tải tới công chúng được
truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, rút ngắn khoảng cách,
phạm vi toàn câu. (Như khi làm chương trình phát thanh trực tiếp, cầu
truyền thanh…), phát thanh ngay lập tức có thể thông báo cho công chúng
biết được về sự kiện ở chính cái thời điểm mà những sự việc, sự kiện đã
và đang diễn ra. Chính vì thế: hàng triệu khán thính giả của phát thanh
đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm. Đây cũng chính
là điều đã khiến cho Lê-nin, từ cách đây gần một thế kỷ nhận xét. “Phát
thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”…
- Những thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian so với các loại
hình báo chí khác như báo in, báo Internet thì công chúng có thể đọc và
chủ động xem những tác phẩm mà mình quan tâm ở bất cứ trang nào của
trang báo. Nhưng đối với phát thanh thì thính giả bị phụ thuộc hoàn toàn
vào quy luật của quá trình thông tin, họ phải nghe chương trình này một
cách tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động - nhưng nó cũng
có một thế mạnh đó là: bát cứ một thính giả nghe đài nào đang bận việc


1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
không thể đọc báo, thì có thể nghe được phát thanh qua chiếc radio để thu
thập thông tin mà không phải dừng công việc của mình.
- Phát thanh được thể hiện sống động, riêng tư, thân mật. Khi so
sánh với loại hình báo in và phát thanh thì. Đối với phát thanh, công
chúng thính giả được nghe thông tin qua giọng đọc của phát thanh viên
hay là một chính khách nào đó và được truyền đến với họ qua sóng điện
từ.
- Trong phát thanh sử dụng âm thanh là một quần thể dân cư, một xã
hội không phân biệt trình độ học vấn, mọi đối tượng đều có thể tiếp nhận
thông tin qua một chiếc radio âm thanh không phụ thuộc vào hình ảnh
hoặc chữ, nên có nhiều thuận lợi trong khi sử dụng và có thể kích thích trí
tưởng tượng, gây không khí và gợi lên tâm trạng…
So sánh với các loại hình báo chí khác thi báo phát thanh đã nổi lên
điểm quan trọng đó là việc sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói -
tiếng động - âm nhạc) nó tác động trực tiếp vào thính giả của công chúng.
Chính vì vậy đây không chỉ là phương thức tác động duy nhất mà còn là
đặc trưng cơ bản của báo phát thanh trong tương quan so sánh với các loại
hình khác.
Ví dụ: Chương trình phát thanh trực tiếp về kỳ họp Quốc hội thứ IX
được phát trên sóng phát thanh và tác động trực tiếp vào thính giả của
công chúng, dù có bận công việc gì cũng có thể nghe được diễn biến của
cuộc họp.
II. Các mốc về sự ra đời và phát triển của phát thanh thế giới ở
Việt Nam
1. Sự ra đời và phát triển của phát thanh thế giới
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, thế kỷ XIX đã thúc đẩy các ngành
kỹ thuật phát triển và cơ sở vật chất cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông
tin đại chúng. Vào thế kỷ XX thì sự thay đổi lớn lao về nhận thức là

truyền thông phát triển nhờ kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Nguồn
gốc sâu xa của Radio là ý tưởng ban đầu của Ambrose fleming - cố vấn
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khoa học của nhà bác học Halia Marconi - là truyền tin không cần dây.
Những tiến bộ vật lý sau đó với các tên tuổi của các nhà khoa học nổi
tiếng Farađây, Maxwell mở ra khả năng về mặt lý thuyết cho việc phát
hiện ra sóng điện từ. Thí nghiệm của Rudoli Hertz vào năm 1887 phát
hiện ra làn sóng điện từ, sau này mang tên ông. Những phát minh về
“diode”, “triode” đã đặt những viên gạch cơ bản cho sự ra đời của radio.
Sau này nhà radio học A.F.Harlow gọi triode điện tử là “gã khổng lồ bé
nhất”.
Năm 1895, nhà Bác học Nga Alexandre S.Popop đã phát minh ra
ăng ten vô tuyến điện, và ngày 7 tháng 5 năm đó ông giới thiệu máy thu
sóng điện tử đầu tiên tại Hội nghị vật lý và văn học tại Saint Peterboung.
Cùng thời gian ấy, nhà bác học Ý G.Marconi tiến hành thí nghiệm truyền
tin hiệu vô tuyến đầu tiên với khoảng cách 400 mét, rồi 2.000 mét. Ngay
khi mới chào đời, radiô đã đứng trước chân trời rộng mở của sự phát triển
. Radio đã chứng tỏ sự tồn tại của một thế giới kiến thức - nơi người ta
chia nhau một kho chung các ý tưởng. Sự hoàn thiện các công cụ truyền
thông đã đẩy nhanh đến mức ghê gớm sự phổ biến mọi ý tưởng mới.
Radio là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, kỹ sư chế tạo, nhà
sản xuất công nghiệp, đã tạo ra sự bùng nổ về kỹ thuật truyền thông.
- 1895 - Alexandre S.Poppov (người Nga) phát minh ra ăng ten vô
tuyến điện, ngày 7-5 ông giới thiệu máy thu sóng điện tử đầu tiên tại Hội
Vật lý và hóa học Saint- Petersbourg. Cũng năm này, Gughielmo Marconi
(người Italia) thí nghiệm thành công việc truyền tín hiệu vô tuyến đầu tiên
trên khoảng cách 400m, rồi 2000m.
1912 - 15/4: những máy radio nghiệp dư bắt được tín hiệu kêu cứu
(SOS) do tàu chở khách Titanic p0hát đi.

1913 - Các máy thu thanh băng galen có thể nghe được những buổi
truyền thanh ca nhạc hàng tuần đầu tiên được phát đi từ một căn nhà phụ
của lâu đài Lacken (Bỉ).
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1915 - Phát thanh quốc tế đầu tiên, hàng ngày một bản tin tức được
phát đi từ nước Đức.
1917 Những người Bôn-xê-vích (Nga) sử dụng radio để tác động
đến thái độ của người Đức trong cuộc đàm phán Hiệp ước Bust - Litovsk.
1920 - Thao diễn đầu tiên về truyền tin radio tại Oxtrâylia.
Các máy thu thanh có đèn và tai nghe chạy bằng pin thay ắcquy
được sản xuất tại Pháp - Mùa thu, Lieen Xô bắt đầu phát chương trình
phát thanh ra nước ngoài.
1922. Chính phủ Canada đánh thuế 1 đô la cho mỗi máy thu thanh.
16-8: Từ Matxơcơva phát đi chương trình phát thanh cho toàn thể
các đài phát thanh Xô Viết.
- Tháng 10 thành lập Đài BBC (British Broadcasting company), 6
công ty chia nhau 60% số vốn, còn lại chia cho 200 doanh nghiệp tư nhân.
- Đài phát thanh Trung Quốc ra đời tại Thượng Hải.
1923- Phát thanh đều đặn xuất hiện đầu tiên tại Đức, Bỉ, Phần Lan,
Nauy, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Ôxtrâylia.
1925 - Liên hiệp quốc tế phát thanh (UIR) được thành lập tại
Geneve do Hội quốc liên bảo hộ (SND).
1927 - 23/2: Một đạo luật thứ hai tại Hoa Kỳ liên kết vấn đề phát
thanh với bản bổ sung đầu tiên của Hiến pháp và thành lập ủy ban phát
triển liên bang (FRC: Federal Radeo Commission). Từ nay muốn phát
thanh phải có giấy phép.
- 11/11: BBC phát sóng ngắn từ Chelmstord.
1929 - Tháng 10: Đài phát thanh quốc tế Matxơcơva bắt đầu phát
trên sóng ngắn bằng tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh theo đúng nhiệm

vụ ghi trong kế hoạch 5 năm đầu tiên.
1930 - Đài phát thành thành phố Agen báo động cho dân chúng cơn
lũ đột ngột của sóng Garoune và sau đó chính đài này bị cuốn trôi.
1933 - Hội viên của UIR họp tại Lurcene (Thụy Sĩ) thỏa thuận phân
chia các sóng.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1936 - 23.9: Công ước về sử dụng truyền thanh và lợi ích của hòa
bình được ký tại Geneve (Thụy Sĩ).
- Tường thuật vụ cháy “Lâu đài pha lê” (Crystal palall). Tại Luân
Đôn kèm theo lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh là
các thông tin đặc biệt đầu tiên của BBC.
1937 - Quảng cáo đem lại 70 triệu đô la cho các đài phát thanh
thương mại của Mỹ.
- 1939 - Nước Đức phát thanh ra thế giới bằng 26 thứ tiếng.
Tháng 9: chính phủ Đức cấm nghe các đài phát thanh nước ngoài, ai
vi phạm sẽ bị xử tử hình. Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã góp phần thúc đẩy kỹ
thuật truyền thông phát triển, trong đó phát thanh chiếm ưu thế. Số liệu
thống kê cấp giấy phép mua radiô năm 1939 tăng gấp bội năm 1933.
Quá trình phát triển kỹ thuật phát thanh trên thế giới có hai bước
nhảy vọt quan trọng. Đó là những năm bốn mươi phát thanh FM ra đời,
phát triển và cuối thế kỷ XX phát thanh số DAB ra đời và hiện nay đang
đi vào cuộc sống.
Phát thanh FM ra đời đánh dấu bước nhảy vọt quan trọng về chất
lượng sóng và chi phí đầu tư. Khai thác rẻ hơn, gọn nhẹ hơn. Để phát huy
tối đa vùng phủ sóng và bảo đảm thuận lợi cho người nghe, các nhà sản
xuất, quản lý phát thanh đã kết hợp hài hòa giữa sóng trung, sóng ngắn và
cực ngắn FM. Phát thanh số khắc phục được những nhược điểm cơ bản
của phát thanh truyền thông như: can, nhiều, méo, pha đinh trong truyền

sóng, giao thoa và đặc biệt giải quyết được sự chật chội, chen chúc của
giải tần số. Phát thanh số vượt trội hẳn về chất lượng âm thanh hơn cả FM
stereo) tương đương với đĩa CD. Phát thanh số đem đến cho người nghe
tại nhà, trong ôtô, trên cánh đồng hay một nơi nào khác bằng máy xách
tay, chất lượng âm thanh tốt như nhau. Phát thanh số không chỉ đạt chất
lượng âm thanh như đĩa CD mà đồng thời có khả năng truyền dữ liệu dưới
dạng văn bản, ảnh, hình. Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa chức
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năng giúp con người tiếp nhận được nhiều loại thông tin khác nhau. Có
thể nói. Phát thanh số là phát thanh có chất lượng sóng cao, không chỉ đáp
ứng yêu cầu thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí của
con người ngày càng cao, ngày càng khó tính.
Đến năm 2000 có 34 nước và khu vực trên thế giới phát thử và
thường xuyên phát thanh số. Sinhgapore là nước đi đầu về phát thanh số ở
khu vực châu Á. Có hai vấn đề nan giải của phát thanh số trên thế giới là
lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp và sản xuất radio với giá phải chăng.
Lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật là công việc của các nhà kỹ thuật, nhà
quản lý. Việc sản xuất radio số với giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu của
đông đảo người nghe là mối quan tâm của mọi người. Xu hướng của các
nhà sản xuất là giảm đến mức tối đa giá thành radio số để người tiêu dùng
có thể sử dụng rộng rãi.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, thực tiễn và lý luận phát thanhg
nghiêng về khái niệm “Thông tin tức thì”. Đài phát thanh các nước Anh,
Mỹ, Pháp, Canada. Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Xinhgapo
v.v… đều có bản tin ngắn dưới 5 phút xen kẽ giữa các chương trình phát
thanh để kịp thời truyền thẳng những thông tin mới nhất đến công chúng.
Nhiều đài phát thanh dành hẳn hệ chương trình phát 24/24 giờ tin tức (xen
kẽ là âm nhạc).
6

×