Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM CỦA TRUYỆN NGẮN NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.16 KB, 4 trang )

TRUYỆN NGẮN – LỚP 12
- Biên soạn: Ha Nhat Anh Lam -

Cấu trúc dẫn dắt
Khi đến với [trích đoạn – hình tượng – chi tiết đề yêu cầu phân tích], độc giả không
chỉ cảm nhận được [khía cạnh cần phân tích] mà qua đó còn nhận ra rằng [phần liên
hệ, mở rộng trong đề bài].
1. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài:
 Tác giả: Tô Hoài là một nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng
quan niệm: Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, các tác phẩm của ông thiên
về diễn tả những sự thật đời thường. Cũng chính vì thế mà Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc
bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động và vốn hiểu biết sâu sắc về những phong tục tập quán
của nhiều dân tộc trên đất nước ta.
 Tác phẩm: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Truyện Tây Bắc, được viết vào
năm 1952, là kết quả của chuyến đi dài tám tháng của nhà văn cùng bộ đội lên vùng núi Tây
Bắc.
 Vấn đề nghị luận:
Sức sống tiềm tàng
mãnh liệt/Sự thức tỉnh
của Mị

Chi tiết nghệ thuật

Trong đêm tình mùa
xuân?
Tiếng sáo?
Trong đêm mùa
đông cứu A Phủ?

Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm + Giá trị hiện thực của tác phẩm + Chi tiết nghệ thuật
đặc sắc.




 Thuật ngữ:
 Sức sống tiềm tàng mãnh liệt
 Tư tưởng nhân đạo
 Giá trị hiện thực
 Chi tiết nghệ thuật
2. Vợ nhặt – Kim Lân:


 Tác giả: Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn về nông thôn và người nông
dân. Các tác phẩm của ông luôn phản ánh chân thật, xúc động về cuộc sống, con người
ở làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà
thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
 Tác phẩm: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó
xấu xí (1962). Vào năm 1954, khi hòa bình lập lại, truyện được sáng tác dựa trên một
phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư – ra đời ngay sau Cách mạng tháng
Tám, đã bị mất bản thảo.
 Vấn đề nghị luận:

Nhân
vật
Tràng

Tính cách,
phẩm chất?

Nhân
vật Vợ
nhặt


Vẻ đẹp
khuất lấp?

Tình
huống
truyện

Nhặt vợ?

Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm + Giá trị hiện thực của tác phẩm + Tình huống truyện
đặc sắc, nhiều kịch tính.


 Thuật ngữ:
 Vẻ đẹp khuất lấp.
 Tư tưởng nhân đạo
 Giá trị hiện thực
 Tình huống truyện.
3. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu:
 Tác giả: Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt
Nam hiện đại ở cả hai giai đoạn trước và sau 1975. Trước 1975, các tác phẩm của ông
mang đậm chất sử thi và âm hưởng lạc quan. Thế nhưng, sau 1975, ông lại là người đi
tiên phong: Người mở đường tinh anh và tài năng nhất (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi
mới văn học với những trang tác phẩm mang cảm hứng thế sự đời thường, khám phá con
người trong cuộc sống mưu sinh và hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc, hoàn thiện
nhân cách.
 Tác phẩm: Cũng chính vì thế mà truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa – in trong tập Bến
quê (1985), rất đậm nét tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu.
 Vấn đề nghị luận:



Nhân vật
Phùng

Nhân vật
Người đàn bà

Tình huống
truyện

• Vẻ đẹp khuất lấp?

• Phát hiện của
Phùng ngoài bãi
biển?
• Phát hiện của
Phùng ở tòa án
huyện?

• Phẩm chất, tính
cách?

Hình ảnh
Chiếc thuyền
ngoài xa
• Ý nghĩa tả
thực?
• Ý nghĩa ẩn dụ,
biểu tượng?


Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ + Tư tưởng và thông điệp sâu sắc của Nguyễn Minh
Châu.


 Thuật ngữ:
 Tình huống truyện
 Vẻ đẹp khuất lấp
4. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ:
 Tác giả: Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài với nhiều đóng góp nổi bật ở thể loại kịch.
Ông không chỉ là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của
thế kỉ XX mà còn là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật
Việt Nam hiện đại.
 Tác phẩm: Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết vào năm 1981 – đã công diễn
nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước, dựa trên một cốt truyện dân gian nhưng đặt
ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa triết lí nhân văn sâu sắc.
 Vấn đề nghị luận:

Màn đối thoại giữa
hồn Trương Ba và
xác hàng thịt.

• Bi kịch bị tha hóa?
• Ý nghĩa màn đối thoại?

Màn đối thoại giữa
hồn Trương Ba và Đế
Thích

• Cách giải quyết bi kịch?

• Ý nghĩa màn đối thoại?

 Triết lí nhân sinh tác giả muốn gửi gắm.


5. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành:
 Tác giả: Nguyễn Trung Thành (bút danh Nguyên Ngọc) là một nhà văn có sự gắn bó mật
thiết với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ nên ông rất am hiểu
thiên nhiên và con người nơi đây. Các tác phẩm của ông luôn mang đậm chất sử thi, cảm
hứng lãng mạn; tập trung vào những sự kiện trọng đại liên quan tới vận mệnh đất nước,
dân tộc cùng con người có tính cách anh hùng.
 Tác phẩm: Rừng xà nu – in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, là tác
phẩm xuất sắc mà Nguyên Ngọc viết vào năm 1965 khi đất nước bước vào những ngày
nghiêm trang, nghiêm trọng, hào hứng, hào hùng của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
 Vấn đề nghị luận:

Nhân vật Tnú
• Phẩm chất,
tính cách?



Hình ảnh
cây xà nu
• Ý nghĩa tả
thực?
• Ý nghĩa ẩn dụ,
biểu tượng?

Vẻ đẹp phi thường (sử thi) và vẻ đẹp đời thường (lãng mạn) của nhân vật Tnú.


 Thuật ngữ:
 Vẻ đẹp sử thi/màu sắc sử thi
 Cảm hứng lãng mạn

Cấu trúc đúc kết
Tóm lại, bằng phong cách sáng tác/ngòi bút [đặc điểm phong cách/hiện thực] tiêu biểu
của mình, [tên tác giả] đã mang đến cho người đọc một [tên truyện ngắn/bài thơ] đầy
[đặc điểm/giá trị nổi bật của tác phẩm]. Qua [trích đoạn – hình tượng – chi tiết đề yêu
cầu phân tích], ta thấy nổi bật lên là [khía cạnh cần phân tích] có [đặc điểm của khía
cạnh đó], được xây dựng trên những yếu tố nghệ thuật đặc sắc như: [liệt kê (nếu kịp
giờ)]. Từ đó, độc giả cũng có thể nhận thấy sự tương đồng/khác biệt giữa [2 tác phẩm
– 2 tác giả] trong [phần liên hệ].



×