Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

VĂN hóa GIAO THÔNG lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.01 KB, 9 trang )

Văn hóa giao thông

PPCT: 1

Đi xe đạp đúng làn đường, phần đường quy định
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng: HS biết đi đúng làn đường, phần đường quy định để đảm bảo
an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham giao thông. Điều đó
không chỉ mang lại sự an toàn mà còn thể hiện nét đẹp văn hoá giao thông.
Kĩ năng: Biết quan sát, phân biệt các làn đường, biết ra hiệu khi rẽ trái, rẽ phải hay
dừng lại.
Thái độ: HS có hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông, thể hiện
nét đẹp văn hoá giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách văn hóa giao thông.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Đọc truyện: Đi đúng mới
an toàn.
Mục tiêu: HS biết phân biệt được các làn
đường, đảm bào an toàn khi tham gia
giao thông.
- GV gọi HS đọc truyện: Đi đúng mới
an toàn.
- Chia lớp thành 8 nhóm. Các nhóm
thảo luận các câu hỏi sgk/5.
- GV nhận xét chốt ý đúng:
1) Dựa vào vạch kẻ đường hoặc bảng
chỉ dẫn để phân biệt các làn đường.
2) Vì làn đường bên trái dành cho xe
máy và ô tô.
3) Đi sai làn đường sẽ gặp nguy hiểm và


bị công an phạt.
- GV kết luận: Khi đi xe đạp, em phải
đi đúng làn đường quy định để đảm
bảo an toàn.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
Mục tiêu: HS biết hành động nào đúng,
hành động nào sai khi tham gia giao
thông. Biết ra hiệu khi muốn rẽ trái,

Hs đọc bài.
Đại diện nhóm báo cáo.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hs lắng nghe, nhắc lại.


phải hay dừng lại.
Cách tiến hành:
Hãy ghi Đvào  ở hình thể hiện hành
động đúng, ghi S vào  ở hình thể
hiện hành động sai.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét chốt đáp án đúng.
- GV: Khi tham gia giao thông, nếu
muốn rẽ trái hay phải hoặc dừng lại
các em cần ra hiệu để mọi người biết
mà tránh. Như vậy mới đảm bảo an
toàn cho bản thân và những người
xung quanh.
Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng:

Mục tiêu: HS biết khuyên nhủ, lên án
những hành vi vi phạm an toàn giao
thông. Biết cách ứng xử đúng mực khi
tham gia giao thông.
Cách tiến hành:
Câu 1: Em sẽ nói gì với bạn có hành
động sai trong các hình ở phần Hoạt
động thực hành?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS thảo luận nhóm đội.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
Câu 2: Đọc tình huống bên dưới, sau
đó nhận xét xem bạn nào có lời nói và
cách xử sự đúng.
- Gọi HS đọc tình huống.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
- Cho các nhóm đóng vai giải quyết tình
huống.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
- HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học.

Hs làm bài.
HS phát biểu. Cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.

Hs đọc yêu cầu bài.
Hs thảo luận nhóm.

Hs trả lời.
Hs nhận xét.
- Hs đọc tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Các nhóm đóng vai.
- 2 em nhắc lại bài học

Hs lắng nghe.


- Chuẩn bị bài Biển báo hiệu giao
thông.
Nhận xét tiết học:
- GV đánh giá tình hình, thái độ học tập
của HS.
***************************************
Văn hóa giao thông
PPCT: 2

Biển báo hiệu giao thông
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Hs biết nội dung của các biển báo hiệu giao thông phổ biến.
Hs hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quang trọng của biển báo hiệu GT.
Kĩ năng: Hs nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học,
gần nhà hoặc thường gặp.
Thái độ: Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.Tuân theo luật và đi đúng
phần đường quy định của biển báo hiệu GT.
II. Đồ dùng dạy học:

Sách văn hóa giao thông.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Đọc truyện: Phải nhìn
biển báo hiệu giao thông.
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm và nội
dung của các biển báo giao thông. Khi
tham gia giao thông phải thực hiện theo
chỉ dẫn của biển báo hiệu để đảm bảo an
toàn.
- GV gọi HS đọc truyện: Phải nhìn biển Hs đọc bài.
báo hiệu giao thông.
Đại diện nhóm báo cáo.
- Cho HS thảo luận nhóm đội. Các
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/8.
- GV nhận xét chốt ý đúng:
1) Vì mẹ Hoa nhìn thấy biển báo hiệu
phía trước có công trường.
2) Biển báo hiệu công trường có đặc
điểm: biển hình tam giác, viền màu đỏ,
nền màu vàng có hình vẽ người đang
xúc đất màu đen ở giữa.


3) Vì mẹ bạn Hoa nhìn thấy biển báo
cấm rẽ phải.
4) Biển báo cấm rẽ phải có đặc điểm:
hình tròn, viền đỏ, nền trắng, có hình
mũi tên màu đen chỉ qua phải, đường
chéo màu đỏ đè lên hình mũi tên.

5) Chúng ta cần thực hiện theo chỉ dẫn
của biển báo hiệu giao thông để đảm
bảo an toàn và không bị công an phạt.
- GV kết luận: Nhớ nhìn biển báo giao
thông. Để cùng thực hiện quyết không
lơ là.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
Mục tiêu: HS biết phân biệt các biển
báo và nắm được nội dung các biển
báo.
Cách tiến hành:
Hãy nối biển báo giao thông cho đúng
với nội dung và ý nghĩa của nó.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét chốt đáp án đúng.
Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng:
Mục tiêu: HS nhớ được các biển báo
giao thông, biết cùng nhau thực hiện
theo chỉ dẫn của các biển báo giao
thông thường gặp trên đường.
Cách tiến hành:
Trò chơi: “Ai nhanh mắt hơn”
- Gọi phổ biến luật chơi cho HS.
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét.
- GV rút ghi nhớ: Nhắc nhau thực hiện
hằng ngày. Nội dung biển báo ở ngay
trên đường.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
- HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học.

- Chuẩn bị bài An toàn khi đi qua chỗ

Hs lắng nghe, nhắc lại.

Hs làm bài.
HS phát biểu. Cả lớp nhận xét.

Hs lắng nghe.
Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
HS lắng nghe.

- 2 em nhắc lại bài học

Hs lắng nghe.


giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.
Nhận xét tiết học:
- GV đánh giá tình hình, thái độ học tập
của HS.
***************************************
Văn hóa giao thông
PPCT: 3

An toàn khi đi qua chỗ giao nhau giữa
đường bộ và đường sắt
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Hs biết những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi đi qua chỗ
giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.

Kĩ năng: Chấp hành đúng quy định về đảm bảo an toàn khi đi ngang qua chỗ giao
nhau giữa đường bộ và đường sắt.
Thái độ: Tuyện truyền đến mọi người về những điều cần thực hiện để đảm bảo an
toàn khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách văn hóa giao thông.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động trải nghiệm:
+ Hỏi: Em nào đã từng đi trên đường bộ
và gặp chỗ giao nhau giữa đường bộ và
đường sắt?
+ Lúc đó, em và mọi người đã làm gì?
- GV giới thiệu mục tiêu bài mới: AN
TOÀN KHI ĐI QUA CHỖ GIAO
NHAU GIỮA ĐƯỜNG BỘ VÀ
ĐƯỜNG SẮT
Hoạt động cơ bản:
Đọc truyện: “Chậm một chút nhưng an
toàn”
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung câu
chuyện. Cả lớp đọc thầm.
- Cho HS đọc thầm và tự trả lời các câu
hỏi:
Câu 1: Vì sao Hùng dẫn Quốc và Hạnh
đi đường khác để về nhà?

HS nêu ý kiến.

Hs lắng nghe.


Hs đọc truyện.
Hs tự trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Đường tắt về nhà sẽ nhanh hơn.


Câu 2: Con đường mà Hùng dẫn Quốc
và Hạnh đi có gì đặc biệt?
Câu 3: Tại sao Hạnh và Quốc không
đồng ý chạy băng nhanh qua đường sắt
theo lời đề nghị của Hùng?
Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút trả
lời câu hỏi số 4: Khi đi qua chỗ giao
nhau giữa đường bộ và đường sắt, ta
phải đi thế nào cho an toàn?

Câu 2: Có đường sắt cắt ngang qua.

Gv nên kết luận, gọi 1 số HS đọc lại.
Cho HS quan sát một số hình ảnh giao
nhau giữa đường bộ và đường sắt.
Hoạt động thực hành.
Gọi HS đọc yêu cầu của hoạt động.
Yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4.
Gv tổ chức cho HS nêu kết quả thực
hành trước lớp.

1 hs đọc.
Hs thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Hình 1: Hành động không nên làm.

Bạn HS trong hình đang đứng giữa
đường ray đùa giỡn khi tàu đang đến
gần như vậy rất nguy hiểm.
+ Hình 2: Hành động không nên làm.
Mọi người đứng quá gầ rào chắn khi tàu
đi ngang qua như vậy rất nguy hiểm.
Cách đường ray ít nhất 5 mét.
Cách rào chắn ít nhất 1 mét.
+ Hình 3: Hành động không nên làm.
Hai bạn nhỏ đang cố gắng băng qua rào
chắn khi đoàn táu đang đến gần và ráo
chắn đang từ từ hạ xướng như vây rất
nguy hiểm.
+ Hình 4: Hành động không nên làm.
Các bạn học sinh cười nói khi đi ngang
đường ray, không chú ý đoàn tàu đang
đền gần như vậy rất nguy hiểm.

Câu 3: Theo Hạnh như thế quá nguy
hiểm.
Một số HS trả lời cả lớp bổ sung.
Hs thảo luận nhóm đội.
2 HS trả lời theo hình thức hỏi đáp.
Câu 4: Khi đi qua chỗ giao nhau giữa
đường bộ và đường sắt, chúng ta phải cú
ý quan sát mới đảm bảo an toàn.
HS đọc lại kết luận.

Hs suy nghĩ trả lời.



Hỏi: Theo em, khi đi qua chỗ giao nhau
giữa đường bộ và đường sắt không có
rào chắn, em nên làm thế nào để đảm
bảo an toàn?
Hỏi: Theo em, khi đi qua chỗ giao nhau
giữa đường bộ và đường sắt có rào
chắn, em nên làm gì để đảm bảo an
toàn?
Gv kết luận, nêu hai câu thơ:
Thấy xe lửa đến từ xa
Nhắc nhau cẩn thận tránh ra tức thì.
Gv nhấn mạnh lại kết luận: Khi đi qua
chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường
sắt có rào chắn, em nên đứng cách rào
chắn khoảng 1 mét để đảm bảo an toàn.
Khi đi qua chỗ đường bộ giao nhau với
đường sắt không có rào chắn, em đứng
cách đường ray tối thiểu 5 mét để đảm
bảo an toàn.
Giới thiệu cho HS một số biển báo giao
thông liên quan.
Hoạt động ứng dụng.
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập.
Tổ chức cho HS thảo luận trao đổi trong
nhóm.
Gv và HS nhận xét bổ sung sau mỗi câu.
Gv chốt ý đúng, tuyên dương các nhóm
thực hiện tốt.

Bài 2:
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
Cho HS thảo luận nhóm đôi.
Gọi HS trả lời.
Gv nhận xét.
Gv kết luận:

Hs nhắc lại.

Hs đọc yêu cầu.
Thảo luận nhóm theo hình thức hỏi đáp.
Lắng nghe nhận xét, bổ sung.

Hs đọc yêu cầu.
Hs thảo luận nhóm.
Hs trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
Hs nhắc lại.


Khi đang đi trên đường bộ, đến nơi giao
nhau với đường sắt, em phải giảm tốc
độ và chú ý quan sát để đảm bảo an
toàn.
Khi có tín hiệu báo xa lửa đang tới, nếu
có rào chắn thì em phải đứng cách rào
chắn ít nhất 1 mét, còn không có rào
chắn thì phải đứng cách đường ray gần
nhất tối thiểu 5 mét.

2 em nhắc lại bài học
Nôi không lắp đặt các báo hiệu thì em
phải dừng lại, quan sát xem có xe lửa
đang tới hay không rồi mới đi qua.
5. Hoạt động nối tiếp
Hs lắng nghe.
- HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học.
- Chuẩn bị bài Giúp đỡ người khuyết
tật, người già, trẻ nhỏ khi đi đường.
Nhận xét tiết học:
- GV đánh giá tình hình, thái độ học tập
của HS.
***************************************
Văn hóa giao thông
PPCT: 4

Thực hành đánh giá tiết 1, 2, 3
I. Mục tiêu:
- HS thực hành đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được sau khi học
bài 1,2,3.
- Có kĩ năng xử lí các tình huống giao thông có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày.
- Có ý thức chấp hành tốt an toàn giao thông.
- Biết nhắc nhở người thân, bạn bè chấp hành tốt an toàn giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách văn hóa giao thông.
III. Hoạt động dạy – học:
HĐ1: En tán thành hay không tán
thành với nhựng việc làm nào sau
đây, Vì sao:
a) Bạn Nam đang chạy xe đạp trên

đường, khi đến ngã tư bạn Nam
muốn rẽ sang trái bạn đã đưa tay xin
đường.


b) Bạn Hoa, Long và Minh rủ nhau ra
đường ray xe lửa ngồi chơi.
c) Để về nhà nhanh hơn, bạn Hải đã
chạy vào đường có biển báo cấm rẽ
phải.
d) Khi thấy xe lửa sắp tới bạn Hà đã
dừng lại và đứng cách đường ray xe
lửa 5 mét.
e) Khi đi học về ba bạn Tùng, Sơn và
Hải rủ nhau đua xem ai chạy nhanh
nhất, ba bạn còn chạy sang cả đường
dành cho xe ô tô.
f) Đang chạy trên đường, ba bạn Hoa
chạy chậm lại khi thấy biển báo phía
trước có công trường.
- Gv nhận xét, rút kết luận.
HĐ 2: Đóng vai xử lí tình huống:
Tình huống 1: Trên đường đi học về,
bạn Hồng và Mai trong thấy hai bạn
Dương và Nam đang đua nhau xem ai
chay về nhà trước, hai bạn còn lạng
lách và thả cả hai tay.
Nếu em là bạn Hồng em sẽ làm thế nào?
- Cho các nhóm thảo luận.
- Gọi vài nhóm lên giải quyết tình

huống.
- Gv nhận xét.

- Hs lắng nghe.
- Hs nêu ý kiến bằng cách giơ thẻ
màu. Thẻ màu đỏ là: tán thành; màu
xanh: không tán thành.
- Nhận xét, bô sung.

- Hs thảo luận nhóm 4, phân vai giải
quyết tình huống.
- Các nhóm đóng vai.
- Các nhóm nhận xét đóng góp ý kiến
bổ sung.

Tình huống 2: Trên đường đi học về,
do không chú ý bạn Hùng đã đụng phải
một cụ già đang băng qua đường.
Nếu em là bạn Hùng em sẽ làm thế nào?
- Cho các nhóm thảo luận.
- Hs thảo luận nhóm 4, phân vai giải
- Gọi vài nhóm lên giải quyết tình
quyết tình huống.
huống.
- Các nhóm đóng vai.
- Gv nhận xét.
Các nhóm nhận xét đóng góp ý kiến
bổ sung.
Nhận xét tiết học:
- GV đánh giá tình hình, thái độ học tập

của HS.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×