Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Vật lý 12 bài 28: Tia X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.17 KB, 3 trang )

Gv:Huỳnh Thị Cẩm Nhung

Vật lý 12
TIA X

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được bản chất, các tính chất và công dụng của tia X
- Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước
sóng
- Nêu được tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng
2. Kỹ năng
Suy luận, khái quát
3. Thái độ
Yêu thích môn học
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
Tính chất và công dụng tia X
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tấm phim chụp X quang phổi, dạ dày.
Học sinh: Ôn kiến thức phóng điện qua khí kém, tia âm cực.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Oån định tổ chức, kiểm diện : ổn định lớp, diểm danh
2. Kiểm tra miệng :
Câu 1 : Nêu bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Câu 2 : Nêu tính chất và công dụng tia hồng ngoại
Câu 3 : nêu tính chất và công dụng tia tử ngoại
3. Tiến trình bài học :
Hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu sự phát hiện ra tia X
(5’)
=> nắm được sự phát hiện ra tia X


Giới thiệu sự phát hiện ra tia X của Rơnghen.
Hoạt động 2: Trình bày cách tạo tia X (5’)
=> Nắm rõ quá trình tạo tia X
Giới thiệu ống Cu-lít-giơ.

Nội dung
I. Phát hiện tia X
Mỗi khi chùm tia catôt – tức là một chùm
electron có năng lượng lớn – đập vào một vật
rắn thì vật đó phát ra tia X.
II. Cách tạo ra tia X
Dùng ống Cu-lít-giơ để tạo ra tia X:
Chùm electron phát ra từ catôt được tăng tốc
trong điện trường mạnh, có năng lượng lớn đến
đập vào anôt làm bằng kim loại có khối lượng
nguyên tử lớn, điểm nóng chảy cao làm cho anôt
phát ra tia X.

Hoạt động 3: Tìm hiểu bản chất và tính chất III. Bản chất và tính chất của tia X
của tia X (15’)
1. Bản chất
=> Nắm rõ bản chất , tính chất, công dụng
Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong
tia X
khoảng từ 10-11m đến 10-8m.
2. Tính chất
Giới thiệu bản chất của tia X.
+ Tính chất nỗi bật và quan trọng nhất của tia X
Giới thiệu khả năng năng đâm xuyên của tia là khả năng đâm xuyên. Vật cản là các tấm kim



Gv:Huỳnh Thị Cẩm Nhung

Vật lý 12

X.
loại năng như chì (Pb) làm giảm khả năng đâm
Yêu cầu h/s cho biết tại sao người sử dụng xuyên của tia X.
dụng máy chụp X quang phải mặc áo giáp
Tia X có bước sóng càng ngắn, khả năng đâm
chì.
xuyên càng lớn; ta nói nó càng cứng.
+ Tia X làm đen kính ảnh nên trong y tế, người
Giới thiệu khả năng làm đen kính ảnh, yêu ta thường chụp điện thay cho quan sát trực tiếp
cầu học sinh nêu ứng dụng của tính chất này. bằng mắt.
Giới thiệu khả năng làm phát quang, yêu cầu + Tia X làm phát quang một số chất. Các chất bị
học sinh nêu ứng dụng của tính chất này.
tia X làm phát quang mạnh được dùng làm màn
Giới thiệu khả năng ion hóa không khí, yêu quan sát khi chiếu điện.
cầu học sinh nêu ứng dụng của tính chất này. + Tia X làm ion hóa không khí. Đo mức độ ion
Giới thiệu tác dụng sinh lí của tia X và ứng hóa của không khí có thể suy ra được liều lượng
dụng của tính chất này.
tia X. Tia X cũng có thể làm bật các electron ra
khỏi kim loại.
+ Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy hoại tế bào.
Vì vậy người ta dùng tia X để chữa ung thư
nông.
Yêu cầu học sinh nêu công dụng của tia X trong
y học.
Yêu cầu học sinh nêu công dụng của tia X trong

công nghiệp.
Yêu cầu học sinh nêu công dụng của tia X trong
giao thông
Giới thiệu công dụng của tia X trong phòng thí
nghiệm.
Hoạt động 4: Giới thiệu thang sóng điện từ ( 5’)
=> Nắm được cách sắp xếp các loại tia( dựa
vào bước sóng )
Giới thiệu sự khác nhau về tính chất và tác dụng
của các sóng điện từ có bước sóng khác nhau.
Giới thiệu các loại sóng điện từ đã khai thác và
sử dụng.

3. Công dụng
Sử dụng trong y học để chẩn đoán và chữa trị một
số bệnh.
Sử dụng trong công nghiệp để tìm khuyết tật trong
các vật đúc bằng kim loại và trong các tinh thể.
Sử dụng trong giao thông để kiểm tra hành lí của
hành khách đi máy bay.
Sử dụng trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu
thành phần và cấu trúc vật rắn.

IV. Thang sóng điện từ
Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy,
tia tử ngoại, tia X và tia gamma, đều có cùng bản
chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số
(hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ
liên tục gọi là thang sóng điện từ.
Sự khác nhau về tần số (hay bước sóng) của các

loại sóng điện từ dẫn đến sự khác nhau về tính chất
và tác dụng của chúng.
Toàn bộ phổ sóng điện từ có bước sóng từ cở 104m
đến cở 10-15m đã được khám phá và sử dụng.


Gv:Huỳnh Thị Cẩm Nhung

Vật lý 12

V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
So sánh sự khác biệt của tia X so với tia tử ngoại và hồng ngoại
 có tính đâm xuyên
2. Hướng dẫn học sinh tự học
* Đối với bài học tiết này: Học bài, làm bài tập
* Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị tiết bài tập: ôn cả lý thuyết và bài tập của
chương
VI. PHỤ LỤC
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thông tin mạng
VII. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Nội dung.........................................................................................................................................................
Thiết bị...........................................................................................................................................................
Phương pháp..................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................




×