Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo thực tập tại Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại- Trụ sở chính- ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.95 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế có lịch sử phát triển lâu đời và
có vai trò to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong những năm
qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh và toàn diện cả về quy
mô và chất lượng cũng như đã trải qua không ít thăng trầm.
Đặc biệt là quá trình mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới của Việt Nam đã mở ra cơ hội cho ngành Ngân hàng phát triển, phát huy
khả năng của mình nhưng cũng đem lại nhiều những rủi ro, thách thức. Thêm
vào đó tình hình chung của nền kinh tế trong nước và những biến chuyển
phức tạp của kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay đã gây nên những ảnh
hưởng lớn đối với toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam. Trong bối cảnh
đó, các Ngân hàng Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, tận
dụng tốt những thời cơ, vượt qua không ít những cam go, vươn lên, lớn mạnh,
khẳng định vị thế của mình không những trong nước mà còn trên trường quốc
tế.
Ra đời từ những năm 50 của thế kỷ 20, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã có một chặng đường dài xây dựng và trưởng thành gắn liền với từng
thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước. Qua 53
năm phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã gặt hái được những
thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong thời gian thực tập tại Trung tâm Tác nghiệp Tài trợ thương mại – Trụ
sở chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em đã viết bản “Báo cáo
thực tập tổng hợp” đưa ra những nét khái quát chung về Ngân hàng trong giai
đoạn gần đây.
Bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” này gồm các phần sau:
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
1



3. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trong những năm gần đây
5. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam trong thời gian tới
6. Đánh giá chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Báo cáo được hoàn thành là nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS.
Đàm Văn Huệ cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ nhân
viên tại Trung tâm của Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng thương mại của
Nhà nước và là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam với:
Tên đầy đủ:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Viet Nam
Tên gọi tắt:

BIDV


Mã giao dịch SWIFT: BIDVVNVX
Địa chỉ:

Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại:

84-4-22205544

Chủ sở hữu:

Chính phủ Việt Nam (100%)

Chủ quản:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Fax: 84-4-22200399

Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0106000439
Mã số thuế:

0100150619

Ra đời với tư cách là một ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đã trải qua 53 năm xây dựng và phát triển đầy gian nan thử
thách nhưng đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, góp phần cùng toàn ngành
Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Có thể chia thành ba giai đoạn chính.
1.1.1. Giai đoạn Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi
kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những
tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng đã có những đóng góp quan
trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công
trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…
Vào những năm chiến tranh từ 1965-1975, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng
với cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp
thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công
nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo
giao thông thời chiến.
3


Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân
dân khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng
các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới
trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một
nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú
Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà
phê, cao su ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...
1.1.2. Giai đoạn Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)
Năm 1981 Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung
ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối
lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi..
Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng
của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng,
từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền

kinh tế. Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ
này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho
vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế .
Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công
trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn
trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu
Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng
Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,...
1.1.3. Giai đoạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – nay)
Năm 1990, Ngân hàng bắt đầu mang tên Ngấn hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV).
Từ đây, Ngân hàng bắt đầu thực hiện 10 năm đổi mới đến năm 2000 và đã
đạt được nhiều kết quả khả quan. BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc
áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Nhờ việc đa
4


phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và
ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động được dành cho đầu tư phát triển
ngày càng lớn. BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự
án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực, Bưu
chính viễn thông, Các khu công nghiệp... với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ.
Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền
kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới, BIDV không ngừng tăng
rưởng về quy mô và nâng cao năng lực tài chính. BIDV đã chủ động thực hiện
minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong
trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện
kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006,
BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s

thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong
năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương
mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết
định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận. Đến
31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157
tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng
đều đạt và vượt chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên
tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính
thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu
triển khai tại chi nhánh. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan
trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Trong giai đoạn này, BIDV liên tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại
lên tầm cao mới. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định
chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn
phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB… Thực hiện chiến
lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết
5


lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank
(năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (
năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty
địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại
Hồng Kông và đang có kế hoạch thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc, Hoa
Kỳ.v.v.
Không chỉ vậy, BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự phát
triển tiến bộ chung của cộng đồng. Trong những năm qua, BIDV đã hưởng ứng
và chủ động tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều chương trình chính sách xã hội
đối với cộng đồng bên cạnh việc đảm bảo tốt chính sách, chế độ cho hơn 1,4 vạn

cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống. Chỉ tính riêng trong 5 năm (từ 2004
-2008), BIDV đã dành cho công tác xã hội 106,5 tỷ đồng bằng nhiều hình thức
khác nhau. Năm 2009, BIDV có bước đột phá trong thực hiện công tác An sinh
xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì cộng đồng 2009-2010
với tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng, thực hiện hỗ trợ các
vùng nghèo khác trên toàn quốc tập trung vào các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, Xóa
nhà tạm cho người nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai…
Như vậy, qua hơn 50 năm chặng đường phát triển, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và góp phần không nhỏ trong
sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
1.2. Ngành nghề kinh doanh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra đời và hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ, thực hiện các dịch vụ của ngân hàng với nội dung nhận tiền
gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Cụ thể, các loại sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam được chia thành 4 nhóm chính, bao gồm:
 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp
- Dịch vụ tài khoản
- Gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi
- Trả lương tự động, hoa hồng đại lý, chi hộ khác

6


- Thu tiền đại lý
- Dịch vụ quản lý vốn
- Thanh toán định kỳ theo yêu cầu
- Thanh toán hóa đơn
- Chuyển tiền trong nước
- Thanh toán xuất nhập khẩu

- Tín dụng doanh nghiệp
- Bảo lãnh
 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân
- Sản phẩm tín dụng
- Sản phẩm huy động vốn
- Sản phẩm chuyển tiền
- Sản phẩm mua bán ngoại tệ
- Sản phẩm ngân hàng điện tử
- Sản phẩm chứng khoán
- Sản phẩm bảo hiểm
- Dịch vụ ngân quỹ
 Nhóm sản phẩm kinh doanh tiền tệ
- Mua bán ngoại tệ
- Quản lý tài sản và phái sinh tài chính
- Giao dịch hàng hóa tương lai
- Kinh doanh trái phiếu
- Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp
 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng tổ chức tín dụng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện được Thủ tướng Chính phủ
và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện Dự án Tài chính
Nông thôn I (TCNT I) và triển khai Dự án Tài chính Nông thôn II (TCNT II) do
Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng số vốn vay 313 triệu USD Dự án Tài chính
Nông thôn I & II được thực hiện theo mô hình Bán buôn Tín dụng. Theo đó,
nguồn vốn của Dự án được BIDV (Chủ Dự án - Ngân hàng Bán buôn) cho vay
lại thông qua các Tổ chức Tín dụng được lựa chọn theo các tiêu chí thống nhất

7


để các Tổ chức này cho vay tiếp đến những người vay vốn ở khu vực nông thôn

Việt Nam.
2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên các hoạt động của ngân hàng rất
khác biệt với các doanh nghiệp sản xuất.
Khách hàng
cá nhân

Khách hàng
cá nhân
Vốn

Khách hàng
doanh nghiệp
Khách hàng
tổ chức tài chính

Vốn

Vốn
Vốn

Vốn

NGÂN
HÀNG
ĐẦU TƯ

PHÁT

TRIỂN
VIỆT
NAM

Vốn

Khách hàng
doanh nghiệp

Vốn

Khách hàng
tổ chức tài chính

Vốn

Ngân hàng
Nhà nước

Ngân hàng
Nhà nước

Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian tài chính giữa các khách
hàng với nhau và giữa ngân hàng Nhà nước với công chúng thông qua các
nghiệp vụ ngân hàng.
Ngân hàng đưa ra các sản phẩm đầu vào để huy động vốn từ những đối
tượng có tiền nhàn rỗi, sau đó, đưa lượng vốn thu được đến những đối tượng
thiếu vốn thông qua các sản phẩm dịch vụ đầu ra.
Trong đó, các dịch vụ sản phẩm đầu vào của ngân hàng gồm:
-


Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn.

-

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá để huy động vốn
của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

-

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, của Ngân hàng Nhà nước.


Các dịch vụ sản phẩm đầu ra gồm các hoạt động cấp tín dụng như:
Cho vay ngắn, trung, dài hạn;
8


-

Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
bảo lãnh đấu thầu…
Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
Cho thuê tài chính
Bao thanh toán
Tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện chức năng thanh toán giữa khách
hàng với nhau qua các dịch vụ:Thanh toán trong nước; Dịch vụ thu hộ, chi hộ;

Thanh toán quốc tế…
2.2. Đặc điểm về lao động của Ngân hàng
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh,
nhu cầu của việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống, lực lượng lao động của ngân hàng
phải là những người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như có khả năng
quản trị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng
thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh.
Vì vậy, BIDV đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ cán bộ ở các vị trí, các bộ
phận. Năm 2008, tổng số lao động của BIDV là 13.100 người (Trụ sở chính là
920, các đơn vị thành viên là 12.180). Cuối năm 2009, tổng số lao động của
BIDV là 14.550 người (Trụ sở chính là 1.088 người, các đơn vị thành viên là
13.472 người). Cùng với việc trẻ hóa cán bộ (tuổi đời bình quân năm 2009 là
32,7 (năm 2008 là 33) và có 56,1% cán bộ dưới 30 tuổi), đội ngũ cán bộ BIDV
năm qua cũng có tiến bộ đáng kể trên cả 02 bình diện: Bằng cấp và năng lực
thực tế. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 84,3%, tăng 2,1% so
với năm 2008. Về công tác tuyển dụng BIDV đã đưa ra các định hướng, chính
sách đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. Năm 2009, toàn hệ
thống đã tuyển dụng được 1.400 cán bộ trẻ có trình độ năng lực phẩm chất đáp
ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới. Công tác tuyển dụng được thực hiện minh
bạch, công khai, bài bản, chặt chẽ, đảm bảo nâng cao chất lượng cán bộ. Song
song với Công tác tuyển dụng, công tác đào tạo cũng đã có những đổi mới quan
trọng, nội dung và chương trình đào tạo đã tiến sát hơn với yêu cầu của vị trí cán
bộ cần đào tạo nhằm nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ.
Về đãi ngộ và khen thưởng: BIDV thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính
sách của Nhà nước đối với người lao động, khuyến khích các đơn vị thành viên
tạo điều kiện tối đa để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động;
9


về cơ chế phân phối tiền lương bước đầu đã đáp ứng một phần việc trả lương cho

cán bộ phù hợp hơn với mức độ cống hiến của từng tập thể, cá nhân. Những năm
qua, BIDV luôn đảm bảo mức thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao
hơn năm trước. Bên cạnh chế độ đãi ngộ đối với người lao động, hàng năm BIDV tổ
chức bình xét, tôn vinh và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, động viên kịp
thời các tập thể, cá nhân xuất sắc đóng góp tích cực cho các hoạt động toàn hệ
thống.
2.3. Đặc điểm về công nghệ
Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực, đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển kinh doanh của ngân hàng. Coi công nghệ thông tin như nền
tảng của một ngân hàng hiện đại, BIDV đã tập trung thực hiện dự án hiện đại hóa
ngân hàng. Việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng bán lẻ do Silverlake cung
cấp (SIBS) đã thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngân hàng, chuẩn hóa các quy
trình nghiệp vụ theo hướng hiện đại, cho phép BIDV đưa ra nhanh chóng các sản
phẩm mới phục vụ khách hàng ở diện rộng, phát triển các kênh phân phối như:
HomeBanking, Mobile Banhking, InternetBanking, ATM, …
Hệ thống CNTT của Ngân hàng thường xuyên thực hiện quản lý, hỗ trợ vận
hành hệ thống BIDV gồm: hệ thống mạng truyền thông kết nối 108 chi nhánh với
khoảng gần 500 điểm giao dịch, 1000 máy ATM với số lượng đường truyền lên đến
700 đường và quản lý, vận hành trên 130 chương trình phần mềm ứng dụng; phát
triển rất nhiều các chương trình phần mềm/dịch vụ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, quản
trị của BIDV (bình quân trên 40 phần mềm được viết mới, nâng cấp/năm).
Trong năm 2008, 2009, Ngân hàng đã hoàn thành triển khai nâng cấp chương
trình Thanh toán lương tự động (cho phép đổ lương song song) hạn chế tình trạng
tắc nghẽn tại các chi nhánh; Hệ thống SWIFT: Theo dõi và thực hiện hợp đồng bảo
trì phần mềm SWIFT; Hoàn thành nâng cấp hệ thống SWIFT theo lộ trình nâng cấp
SWIFTNet Phase; Hoàn thành xây dựng báo cáo khả thi/tiêu chuẩn kỹ thuật dự án
Xây dựng hệ thống dự phòng thảm hoạ cho SWIFT; Hoàn thành triển khai chương
trình Gateway nâng cấp và tích hợp các ứng dụng (như: Convert điện ngày trước,
Báo cáo trượt cổng…) vào hệ thống Gate-way nâng cấp. Triển khai chương trình
Citad (phiên bản nâng cấp) theo kế hoạch của NHNN.

Về mạng lưới ATM, với việc kết nối vào hệ thống chuyển mạch chung
Banknetvn đã đem lại hiệu quả. Kết nối thanh toán thuê bao trả trước với các mạng
viễn thông Vinaphone, Viettel.. qua công ty VNPay trên các kênh SMS, máy ATM
10


cho phép khách hàng thanh toán trực tiếp cước phí viễn thông. Hệ thống thanh toán
hoá đơn tập trung DirectBanking và các hệ thống thanh toán khác…
Dự án Internet Banking và Mobile Banking đang được khẩn trương triển khai
thực hiện và sẽ cung cấp cho khách hàng các tiện ích và dịch vụ tiện lợi như: Vấn
tin các loại tài khoản; Thực hiện các giao dịch chuyển khoản, chuyển tiền, thanh
toán khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán hóa đơn...; Đăng ký trực tuyến
sử dụng các dịch vụ đa dạng (thanh toán séc, mở thư tín dụng, tăng hạn mức tín
dụng, giải ngân tiền vay...)… Khách hàng có thể sử dụng tất cả các dịch vụ trên một
cách nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thông qua mạng Internet và thiết bị truy cập
như máy tính hoặc điện thoại di động.
Ngoài ra, BIDV còn triển khai các dự án tư vấn và xúc tiến các dự án triển
khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và hệ thống Trung tâm liên lạc
khách hàng (Contact Center) để tăng cường việc quản lý, phục vụ khách hàng một
cách chuyên nghiệp. BIDV cũng đang tiếp tục triển khai dự án tư vấn xây dựng hệ
thống thông tin quản lý (MIS), xúc tiến xây dựng hệ thống cổng thông tin nội bộ
(KM) phục vụ việc chia sẻ, phổ biến tri thức công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ, đồng thời xúc tiến việc xâydựng và củng cố các hệ thống CNTT phục vụ
quản lý rủi ro như các chương trình phòng chống rửa tiền, quản lý rủi ro tác nghiệp,
thông tin tín dụng. Lĩnh vực an ninh bảo mật được hết sức chú trọng với các dự án
xây dựng PKI, xác thực 2 yếu tố, tăng cường an ninh mạng … theo thông lệ khu
vực và chuẩn mực quốc tế.

3. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
Tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ
sở chính và cụ thể hoá công tác triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức tại các chi
nhánh để vận hành từ 01/10/2008.
Dưới đây là mô hình tổ chức Trụ sở chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.

11


MÔ HÌNH TỔ CHỨC TRỤ SỞ CHÍNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Các uỷ Ban Hội đồng trực thuộc

BAN KIỂM SOÁT HĐQT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG ALCO

Khối NH bán buôn

Ban quan hệ KH
DN

Hội đồng tín dụng

Các uỷ ban /Hội đồng theo quy
định, yêu cầu quản trị

Khối Bán lẻ & Mạng

lưới

Khối vốn và Kinh doanh
vốn

Khối quản lí rủi ro

Khối Tác nghiệp

Khối Tài chính - Kế toán

Khối Hỗ trợ

Ban ptsp bán lẻ &
Marketing

Ban Vốn và Kinh doanh
vốn

Ban QLRR tín dụng

Trung tâm thanh toán

Ban Kế toán

Văn phòng

Ban Quản lí chi nhánh

Ban QLRR thị trường &

tác nghiệp

Trung tâm DVKH

Ban Tài chính

Ban Tổ chức cán bộ

Trung tâm thẻ

Ban quản lí tín dụng

Trung tâm Tác nghiệp tài
trợ thương mại

Ban Thông tin quản lí &
hỗ trợ ALCO

Ban Kế hoạch pt

Ban Đầu tư

Ban định chế Tài
chính
Ban pt sp và tài trợ
TM

Ban Pháp chế

Ban Kiểm tra nội bộ


Ban Quản lí tài sản nội
ngành

12

Ban Thương hiệu &
Quan hệ công chúng

Ban Quản lí công trình

VPĐD tại TPHCM

Ban Công nghệ

VPĐD tại Đà Nẵng

Văn phòng Công đoàn

Ban QLDA cổ phần hoá

Văn phòng Đảng uỷ


3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
3.2.1. Trụ sở chính
Trụ sở chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm 34 ban thực
hiện các nhiệm vụ chia theo 7 khối chức năng:
 Khối Ngân hàng Bán buôn: Quản lý và giám sát các hoạt động, mối quan hệ
với khách hàng là doanh nghiệp, với các định chế tài chính; quản lý hoạt động tài trợ

thương mại; hoạt động đầu tư.
 Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới: Quản lý, giám sát hoạt động của các
kênh phân phối (quản lý chi nhánh; quản lý và phát triển các kênh phân phối phi
truyền thống cho các sản phẩm và dịch vụ như: ATM, POS, internet-banking, thẻ…
 Khối Vốn và Kinh doanh vốn: Quản lý, giám sát quan hệ với thị trường tài
chính, hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng…
 Khối Quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm giám sát và báo cáo về các rủi ro tín
dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp
 Khối Tài chính – Kế toán: Quản lý và thực hiện hoạt động kế toán, tài chính,
phân tích tài chính của Ngân hàng
 Khối Hỗ trợ: Thực hiện quản lý và duy trì các hoạt động hỗ trợ về nguồn nhân
lực, văn phòng, cơ sở vật chất kỹ thuật, pháp chế, chế độ, quản lý nội bộ, thông tin
tuyên truyền…
 Khối Tác nghiệp: Thực hiện các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng được
chia thành ba trung tâm bao gồm:
Trung tâm thanh toán: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước cho
khách hàng
Trung tâm dịch vụ khách hàng: cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, tư vấn
cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp…
Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại:
 Quản lý, ban hành các chính sách tài trợ thương mại.
 Thực hiện các giao dịch trong thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại của
toàn hệ thống theo đề nghị từ các chi nhánh như:

13


-

Phát hành, sửa đổi, hủy thư tín dụng (L/C) nhập khẩu;


-

Nhận, kiểm tra và thanh toán chứng từ;

-

Nhận, thông báo và xác nhận L/C xuất khẩu;

-

Hoàn thiện, gửi chứng từ đòi tiền qua L/C;

-

Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ nhờ thu đến;

-

Thông báo nhờ thu và xử lý chứng từ;

-

Thông báo và chấp nhận thanh toán nhờ thu đi;

-

Thực hiện Bảo lãnh phát hành, tái bảo lãnh thanh toán hối phiếu và các loại
bảo lãnh khác;


-

Chiết khấu hối phiếu, chiết khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng
chứng từ;

3.2.2. Các chi nhánh
Các đơn vị thành viên gồm 108 Chi nhánh sắp xếp, điều chỉnh chức năng, nhiệm

vụ các Phòng/Tổ theo mô hình mẫu được thiết kế gồm 5 khối:
- Khối Quan hệ khách hàng gồm: Các Phòng Quan hệ khách hàng; Phòng/ Tổ
tài trợ dự án.
- Khối Quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro.
- Khối Tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng DV khách hàng,
Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế.
- Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện
toán, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng.
- Khối trực thuộc gồm: các Phòng Giao dịch, các Quỹ Tiết kiệm.
4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
4.1. Tình hình vốn chủ sở hữu và tài sản
4.1.1. Vốn chủ sở hữu
Quy mô vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không
ngừng tăng trưởng trong các năm qua.

14


Bảng 1: Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai
đoạn 2007-2009
Đơn vị: Tỷ đồng

Thay
Chỉ tiêu

2009

Thay

đổi

(%)
Vốn điều lệ
10.499 36,4%
Vốn mua sắm tài sản cố định 1.916 35,4%
Quỹ của TCTD
3.922 254,3%
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
165
300%
Chênh lệch đánh giá lại tài sản (352)
Lợi nhuận chưa phân phối
(2.173) (3,9%)
Tổng Vốn chủ sở hữu
13.977 62,3%

2008

đổi

(%)
8.756 13,7%

1.597 12,9%
2.041 84,4%
84
52,8%
(2.509) (19,8%)
9.969 19%

2007
7.699
1.415
1.107
55
221
(2.092)
8.405

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005-2009)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tốc độ tăng Vốn chủ sở hữu khá
nhanh trong 3 năm vừa qua. Đến 31.12.2008, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt
9.969 tỷ đồng, tương đương 587 triệu USD tăng 19% so với 2007. Đến 31.12.2009,
vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 13.977 tỷ đồng, tương đương 779 triệu USD và
tăng 40% so với 2008, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng từ mức 4,1% năm
2008 lên 4,8% 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Có được
kết quả này chủ yếu do vốn điều lệ tăng thêm 1.743 tỷ lên mức 10.499 tỷ, các quỹ
của ngân hàng cũng tăng mạnh (1.881 tỷ). Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận trong năm
đạt được ở mức cao cũng đã làm giảm đáng kể khoản lỗ lũy kế từ những năm trước
theo chuẩn mực quốc tế do có sự khác nhau về chuẩn mực trong việc trích lập dự
phòng rủi ro theo chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Những kết quả trên góp phần đưa hệ số CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu của
Ngân hàng tính theo báo cáo tài chính quốc tế tăng từ 6,5% năm 2008 lên mức

15


7,55%, theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53% (quy định tối thiểu của
NHNNVN là 8%).
4.1.2. Tài sản
Bảng 2: Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro của BIDV
giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2009

Thay đổi

2008

Thay đổi

2007

Cho vay Thương mại

193.962

63,85%

150.725

27,32%


118.380

Cho thuê tài chính

2.878

91,74%

2.501

66,62%

1.501

Cho vay ODA

8.268

49,11%

6.009

8,37%

5.545

Cho vay ủy thác đầu tư

539


15,17%

500

6,84%

468

Cho vay theo chỉ định của Chính
phủ,KBNN

755

(61,62%)

1.246

(36,65%)

1.967

Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý

0

(100%)

1


(92,50%)

16

Tổng dư nợ trước DPRR

206.402

56,38%

160.982

21,97%

131.984

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005-2009)
Năm 2007, tổng tài sản theo chuẩn mực kế toán quốc tế của BIDV đạt 201.382
tỷ VND (12,5 tỷ USD), tăng 27% so với năm 2006. Đến 2008, tổng tài sản đạt
242.316 tỷ tương đương 14,3 tỷ USD. Và năm 2009, tổng tài sản của BIDV đạt
292.198 tỷ tương đương 16,3 tỷ USD. Với quy mô tổng tài sản như vậy, BIDV giữ
vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông
thôn Việt Nam. Tổng tài sản năm 2008 tăng trưởng 20,3% so với năm 2007 và năm
2009 tăng 20,5% so với năm 2008. Tốc độ này giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng
bình quân 25% trong giai đoạn 2005 - 2009 do quy mô tổng tài sản ngày một tăng
cao và chịu tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh nhiều biến động trong năm
qua.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản vẫn là hoạt động tín dụng với 64%
năm 2008, 68% năm 2009. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân
hàng.

16


Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro đạt 206.402 tỷ tăng 28% so với 2008, chủ yếu
là tăng từ các khoản cho vay thương mại (chiếm 95% dư nợ tăng thêm), cho vay chỉ
định và kế hoạch nhà nước giảm dần qua các năm (đến cuối 2009 số dư chỉ còn 755 tỷ
chiếm chưa đầy 0,4% tổng dư nợ). Đặc biệt số dư nợ cho vay được khoanh và nợ chờ
xử lý đã không còn. Lĩnh vực cho vay đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ
như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch. nông lâm
thủy sản…., cho vay doanh nghiệp quốc doanh (21%), doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (TNHH, cổ phần…) chiếm 65%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài (3%), tư
nhân và cá thể (10%).
4.2.

Khả năng sinh lời

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động kinh doanh của BIDV có sự tăng trưởng về
quy mô nhưng đồng thời cũng gắn liền với hiệu quả và chất lượng.
Bảng 3: Lợi nhuận của BIDV giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập ròng từ các hoạt động
trước chi QLKD và DPRR
Chi quản lý kinh doanh
Chênh lệch thu chi trước DPRR
Chi phí DPRR

2009 Thay đổi

2008 Thay đổi


2007

9.983

8.520

8,60%

7.845

98,94% (3.292)

24,79%

(2.638)

5.228

0,40%

5.207

(50,40%) (3.087)

(0,52%)

(3.103)

(5.248)

4.735
(1.539)

27,25%
(9,06%)

Lợi nhuận trước thuế

3.196

51,90%

2.141

1,76%

2.104

Lợi nhuận sau thuế

2.520

57,01%

1.780

10,90%

1.605


(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005-2009)
Năm 2008, cùng với sự tăng trưởng 20% của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu tăng
19%, lợi nhuận ròng tăng trưởng 11%, tuy có thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài
sản, song vẫn là kết quả đáng ghi nhận do năm này là năm rất khó khăn đối với hoạt
động ngân hàng. Năm 2009, tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 9.983 tỷ tăng 1.463
tỷ ~ 17%, trong đó thu lãi ròng đạt 6.948 tỷ, thu phi lãi là 3.180tỷ. Chi quản lý kinh
doanh được khống chế ở mức 53% tổng thu nhập ròng (là mức hợp lý theo khuyến
nghị của Moody’s). Trích DPRR thấp hơn 2008 do tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm
17


soát ở mức thấp (dưới 3,0%). Lợi nhuận trước thuế đạt 3.196 tỷ, tăng 1.054 tỷ so với
năm 2008.
Bảng 4: Khả năng sinh lời và cơ cấu thu nhập của BIDV
Chỉ tiêu

2009

2008

0,94%

0,80%

21,04%

19,38%

Thu từ hoạt động tín dụng/Tổng thu nhập ròng


70%

73%

Thu từ hoạt động phi tín dụng/Tông thu nhập ròng

30%

27%

Thu nợ hạch toán ngoại bảng/Tổng thu nhập ròng

5%

9%

7,55%

6,62%

ROA (Lợi nhuận st/TTS bq)
ROE (Lợi nhuận st/Vốn CSHbq)
Cơ cấu thu nhập - chi phí

Khả năng bù đắp rủi ro
CAR (yêu cầu >=8%)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005-2009)
Dù chịu sự cạnh tranh gay gắt trong năm qua, khả năng sinh lời của ngân hàng
vẫn tăng trưởng khá tốt. Lợi nhuận ròng của ngân hàng năm 2007 là 1.605 tỷ VND,

năm 2008 là 1.780 tỷ VND, năm 2009 là 2.520 tỷ VND. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản bình quân (ROA) của ngân hàng có xu hướng tăng đều.và tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) cũng có sự cải thiện rõ rệt qua các năm. Các
chỉ tiêu ROA, ROE năm 2009 đều được cải thiện so với 2008 và đạt theo mức thông
lệ. Cơ cấu thu nhập có sự dịch chuyển theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng thu phi lãi
từ mức 27% năm 2008 lên 30% năm 2009, trong đó riêng hoạt động dịch vụ nâng tỷ
trọng đóng góp từ mức 1.001 tỷ ~ 12% năm 2008 lên mức 1.404 tỷ ~ 14% năm
2009. Tỷ trọng thu lãi giảm từ 73% xuống còn 70% tại 31/12/2009. Hệ số CAR
theo IFRS là 7,55% tăng mạnh so với 2008.
4.3.

Khả năng thanh khoản

Bảng 5: Một số chỉ tiêu về thanh khoản của BIDV giai đoạn 2005 - 2009
Chỉ tiêu

2009
18

2008

2007

2006

2005


Dư nợ/Tiền gửi
TS thanh khoản/Tổng nợ phải trả

Tiền gửi khách hàng/Tổng nợ phải trả
Tăng trưởng tiền gửi

94,60%
7,10%
73,80%
11,20%

83,00%
7,90%
79,40%
27,30%

97,50%
6,60%
70,30%
27,10%

92,60%
15,90%
69,30%
24,20%

99,60%
5,70%
75,80%
29,40%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005-2009)
Công tác quản lý thanh khoản của BIDV đã được nâng cao, cải thiện rõ rệt qua

từng năm, đặc trưng là việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng
thanh khoản hàng ngày và dài hạn.
Đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2008, giai đoạn khó khăn về thanh khoản của
toàn nền kinh tế, nhưng tình hình thanh khoản của BIDV vẫn luôn được đảm bảo an
toàn, thực hiện đủ DTBB theo quy định của NHNN và đáp ứng đủ nguồn vốn trong
hoạt động kinh doanh. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn thanh khoản của
NHNN và các giới hạn tỷ lệ thanh khoản do ALCO quy định.
Đầu năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực
hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm liên tục lãi suất cơ bản từ 12% xuống 7%,
duy trì đến hết tháng 11.2009 rồi tăng lên 8% trong tháng12, đồng thời Chính phủ
thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy
mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản. Các chỉ số về tăng
trưởng tiền gửi, hệ số dư nợ/huy động vốn, tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng nợ phải
trả, tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả năm 2009 đều giảm so với 2008. Tuy nhiên
BIDV luôn chủ động và linh hoạt trước mọi tình huống, đảm bảo an toàn thanh
khoản cho toàn hệ thống. Đặc biệt trong quý III, quý IV giai đoạn khó khăn nhất
trong năm về thanh khoản của toàn hệ thống, BIDV luôn đảm bảo các yêu cầu an
toàn về thanh khoản theo quy định của NHNN và Hội đồng ALCO, đáp ứng đủ
nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh.
4.4. Kết quả các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
4.4.1. Hoạt động dịch vụ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam có sự tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn gần đây.
19


Biểu đồ 1: Tăng trưởng thu dịch vụ ròng giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng


(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005-2009)
Tính đến 31/12/2008, thu dịch vụ ròng của toàn hệ thống đạt 1.001 tỷ đồng
(không gồm cả lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối), tăng trưởng gấp hơn 2 lần so
với năm 2007. Năm 2009, thu dịch vụ ròng (không bao gồm hoạt động kinh doanh
ngoại tệ và phái sinh) của riêng ngân hàng đạt hơn 1.300 tỷ, tăng trưởng xấp xỉ 35%
so với năm trước. Với tốc độ tăng trưởng về thu dịch vụ ròng trong những năm gần
đây, kể từ năm 2008, BIDV đã vươn lên đứng đầu hệ thống về thu dịch vụ ròng .
Về Hoạt động bảo lãnh
Là dòng sản phẩm có thế mạnh và truyền thống của BIDV, đến thời điểm
31/12/2008, thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 471,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% trong
tổng thu từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2007. Năm
2009, đạt mức thu hơn 560 tỷ, chiếm 39% tổng thu và tăng trưởng 20% so với năm
2008. Số dư ròng bảo lãnh năm 2009 đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22%
so với năm 2008 (nếu tính cả cam kết thanh toán theo L/C thì tổng số dư ròng bảo
lãnh và cam kết thanh toán L/C đạt hơn 70.700 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm
2008.
Về hoạt động thanh toán

20


Hoạt động thanh toán (bao gồm các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán
quốc tế và tài trợ thương mại) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ của
BIDV. Năm 2008, thu phí ròng từ hoạt động thanh toán đạt 426 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 24% trong tổng thu ròng từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 42% so với năm
2007. Sang năm 2009, với tỷ trọng 45% tổng thu dịch vụ và tốc độ tăng trưởng 44%
so với năm trước, thu từ hoạt động thanh toán luôn khẳng định vai trò quan trọng
của mình.
- Hoạt động thanh toán trong nước: tương đối ổn định, tốc độ thanh toán,
chuyển tiền nhanh, an toàn, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và

nền kinh tế. Doanh số chuyển tiền trong nước đạt 1.970.398 triệu đồng năm 2008,
tăng trưởng 31% so với năm 2007, số lượng giao dịch chuyển tiền đi và đến trong
nước đạt gần 3,4 triệu giao dịch, tăng trưởng 24% so với năm 2007. Riêng thanh
toán chuyển tiền bằng ngoại tệ doanh số tăng 200% so với năm 2007. Đến năm 2009
doanh số đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2008.
- Hoạt động tài trợ thương mại: Tính đến ngày 31/12/2008, thu ròng từ dịch vụ
thanh toán quốc tế đạt 153 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng thu dịch vụ của
BIDV. Vào cuối năm 2009, thu ròng từ hoạt động này đạt hơn 230 tỷ đồng, tăng
trưởng 51% so với năm 2008. Doanh số tài trợ xuất khẩu đạt khoảng 1.200 triệu
USD, doanh số tài trợ nhập khẩu đạt khoảng 5.100 triệu USD.
- Hoạt động chuyển tiền quốc tế: tăng trưởng tương đối tốt cả về doanh số
chuyển tiền đi và chuyển tiền đến. Hiện tại BIDV đang thực hiện giao dịch chuyển
tiền quốc tế thông qua hệ thống Swift, dịch vụ Western Union, thanh toán séc quốc
tế, phát hành Bank draft. doanh số chuyển tiền quốc tế đạt gần 450 ngàn tỷ đồng
(quy đổi) năm 2009, tăng trưởng 87% so với năm 2008. Trong đó, riêng dịch vụ
Western Union có doanh số chuyển tiền đạt 70 triệu USD, tăng trưởng 13% so với
năm 2008.
Về các hoạt động khác
Các hoạt động dịch vụ khác (bao gồm dịch vụ thẻ, phi tín dụng, BSMS, bảo
hiểm,…) cũng đạt mức thu hơn 200 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với năm 2008,
chiếm tỷ trọng 14% trong tổng thu dịch vụ của BIDV.
21


4.4.2. Hoạt động tín dụng
4.4.2.1. Tăng trưởng tín dụng
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005-2009)

Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống đến 31/12/2008 đạt: 154,176 tỷ đồng, tăng
27.560 tỷ đồng tương ứng với 21,8% so với năm 2007 và tăng 94,2% so với năm
2005. Thị phần tín dụng là 12,9%, tăng 0,9% so với năm 2007 (12%).
Năm 2009, hoạt động tín dụng của BIDV được điều hành chủ động, linh hoạt,
kịp thời vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp
phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn
biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống.
Dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2009 tổng dư nợ trước DPRR là 206.402 tỷ;
sau DPRR là 198.979 tỷ.
4.4.2.2. Chất lượng tín dụng
Về chất lượng tín dụng, trước những biến động khó lường của nền kinh tế, chất
lượng tín dụng năm 2008 vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu theo kiểm toán
quốc tế thời điểm 31/12/2008 là 2,75%, giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối so
với 31/12/2007. Chất lượng tín dụng được cải thiện mạnh mẽ do BIDV đã kiểm soát
22


tăng trưởng tín dụng chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên đáp ứng
vốn cho sản xuất và xuất khẩu, cho các công trình trọng điểm quốc gia đồng thời kết
hợp với kiểm soát chất lượng để hoạt động tín dụng của BIDV luôn đảm bảo an toàn
và hiệu quả.
4.4.3. Hoạt động đầu tư
Tổng giá trị danh mục đầu tư tại thời điểm 31/12/2008 đạt 3.145 tỷ đồng, tăng
61,5% so với cùng kỳ năm 2007 và nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Trong
đó, khối liên doanh là 1.297 tỷ đồng với tỷ trọng 39,0% và chiếm tới 52,3% mức
tăng của cả danh mục. Các đơn vị đầu tư khác, bao gồm cả các dự án trọng điểm và
dự án thiết yếu, đạt 1.918 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61%.Thu nhập từ hoạt động đầu tư
đạt 81 tỷ đồng, bằng 69,1% mức thực hiện năm 2007. BIDV đã trích lập dự phòng
giảm giá đầu tư chứng khoán đầy đủ theo quy định.
Sang năm 2009, là một năm khó khăn chung của nền kinh tế cũng như thị

trường chứng khoán Việt Nam và với quy định mới về giới hạn đầu tư của NHNN,
hoạt động đầu tư của BIDV trong năm 2009 được tập trung vào công tác cơ cấu lại,
nâng cao chất lượng danh mục đầu tư và hiệu quả công tác quản lý đơn vị đầu tư,
kết hợp với tăng cường năng lực tài chính cho các đơn vị liên doanh đồng thời triển
khai đầu tư các dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ. Tính đến ngày
31/12/2009, giá trị danh mục đầu tư của BIDV (bao gồm các công ty trực thuộc) là
6.422,8 tỷ đồng.
Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên dự báo kinh tế
vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế thế giới có những biến động phức tạp và khó lường,
do đó họat động đầu tư của BIDV sẽ tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu đã
đề ra: tiếp tục cơ cấu lại danh mục đầu tư đảm bảo có hiệu quả, thực hiện đúng quy
định của NHNN, tập trung triển khai vào các dự án trọng điểm của Chính phủ, chỉ
đạo hoạt động của các đơn vị hoạt động tại nước ngoài.
5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
23


5.1. Phương hướng hoạt động chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trong thời gian tới
Cơ cấu lại toàn diện hoạt động của BIDV về tài sản nợ, tài sản có, nền khách
hàng và các nguồn thu để đảm bảo tăng trưởng ổn định, vững chắc, hiệu quả. Đảm
bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động theo quy định, đặc biệt là đảm bảo an toàn
và thanh khoản của toàn hệ thống.
Hoàn thành tốt nhất chỉ tiêu kế hoạch 2010 và hoàn thành kế hoạch 5 năm
2006-2010 đã đề ra, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược 5
năm 2011-2015.
Tạo sự dịch chuyển quan trọng cải thiện đáng kể đưa BIDV trở thành ngân
hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và thu dịch vụ
ròng, đáp ứng cơ bản các yêu cầu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đối với các

nội dung kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng vào năm 2012.
Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa BIDV trong năm 2010.
5.2. Phương hướng tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam năm 2010
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đưa ra một số chỉ tiêu kinh doanh
cơ bản mà phấn đấu đạt được trong năm 2010.


Nhóm chỉ tiêu về quy mô

- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản: 15% - 16%.
- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân: 17% - 20%.
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đảm bảo tuân thủ theo đúng định
hướng của NHNN (< 25%), trong đó dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng tối thiểu
35%.
 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
- ROA: ≥ 1%.
- ROE: ≥ 15%.
- CAR: > 9%.
24




Nhóm chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng

- Tỷ lệ nợ xấu: < 3%.
5.3. Nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
năm 2010
Tiên phong, chủ động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo chỉ đạo

của Thống đốc NHNN, nỗ lực cùng toàn ngành ngân hàng triển khai các định hướng
mục tiêu của Chính phủ, đảm bảo ổn định tăng trưởng, phục hồi và phát triển kinh
tế, ngăn ngừa lạm phát.
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu toàn diện về hoạt động kinh doanh thông qua nỗ
lực phấn đấu thực hiện tốt nhất KHKD năm 2010, đảm bảo kết quả tích cực cho năm
cuối của kế hoạch chiến lược 2006-2010 và tạo tiền đề vững chắc cho các mục tiêu
kế hoạch chiến lược giai đoạn 2011-2015, đáp ứng yêu cầu chủ động định hình mô
hình phát triển và cách thức phát triển của BIDV.
Tiếp tục hoàn thiện về cơ cấu tổ chức hoạt động phù hợp với quy định, phù hợp
với mô hình tổ chức mới và lộ trình cổ phần hóa BIDV; gắn với tăng cường hiệu quả
điều hành kinh doanh, kiện toàn đội ngũ các cấp và nâng cao chất lượng cán bộ để
đáp ứng yêu cầu cho giai đoạn chuyển hoạt động theo cơ chế NHTMCP trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Nỗ lực, tập trung thực hiện hiệu quả và thắng lợi công tác cổ phần hóa BIDV
năm 2010, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đồng
thời thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ công tác cổ phần hoá BIDV và các công ty trực
thuộc BSC, BIC; chuyển đổi BIDV thành NHTMCP và hướng tới xây dựng tập đoàn
tài chính-ngân hàng theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tăng cường xúc tiến hoạt động hiện diện thương mại và đầu tư trực tiếp tại các
thị trường tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.
Nâng cao vai trò quản trị rủi ro trong hoạt động; tăng cường kiểm tra, kiểm
soát đảm bảo an toàn hệ thống: tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức và nâng cao chất
lượng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bổ sung hoàn thiện các văn bản chế độ
25


×