Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua tiết 26 bài 17 nước việt nam dân chủ cộng hòa (từ sau n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.51 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. MỞ ĐẦU

2

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Đối tượng nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

II. NỘI DUNG

3

1. Cơ sở lý luận của SKKN


3

2. Thực trạng của việc xây dựng câu hỏi trong dạy học bài 17...

4

3. Những giải pháp thực hiện

4

3.1.Nhận thức đúng về vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi

4

3.2. Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi trong bài 17...

5

3.3. Nguyên tắc khi sử dụng câu hỏi

6

3.4. Kỹ năng sử dụng câu hỏi

7

3.4.1. Phân loại hệ thống câu hỏi

7


3.4.2. Các bước tiến hành

8

3.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài 17...

8

3.5.1. Sử dụng câu hỏi nhằm cung cấp nội dung kiến thức...

8

3.5.2. Sử dụng câu hỏi nhằm khai thác kênh hình...

12

3.5.3. Sử dụng câu hỏi nhằm củng cố bài học

16

4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục...

16

4.1. Hiệu quả

16

4.2. Kết quả thực nghiệm


17

III. Kết luận, kiến nghị

17

1. Kết luận

17

2. Kiến nghị

18

3. Tài liệu tham khảo

19

I. MỞ ĐẦU
1


1. Lí do chọn đề tài:
Môn lịch sử trong trường THPT là môn học có ý nghĩa và vị trí quan
trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng và
Nhà nước ta xác định. Bởi lịch sử giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ
bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình
thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự
hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử
còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng

đắn trong đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt
Nam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, tình trạng học sử của học sinh ngày nay là một điều báo động.
Học sinh không thích học sử, vô cảm trước lịch sử, và như vậy sẽ có nguy cơ vô
cảm trước vận mệnh dân tộc.
Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, theo tôi tựu chung lại có mấy
lý do sau: Thứ nhất, Sách giáo khoa Lịch sử mang tính hàn lâm, chưa hấp dẫn,
kiến thức còn dàn trải, nặng nề.Thứ hai, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường
dẫn đến học sinh chỉ tập trung học những môn thi vào các trường đại học sau
này ra kiếm được nhiều tiền.Thứ ba, lối dạy lịch sử vẫn chủ yếu thầy nói trò
nghe làm cho chất lượng bộ môn không cao.Thứ tư, vấn đề thi cử đánh giá như
hiện nay cũng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học lịch sử. Môn sử chỉ là môn tự
chọn. Học sinh ít chọn môn lịch sử đương nhiên các em sẽ không học lịch sử...
Để khắc phục thực trạng trên cần có sự tham gia của toàn xã hội mà đặc
biệt là ngành giáo dục nước nhà để có những giải pháp tối ưu. Song theo chủ
quan của tôi cần phải có những giải pháp sau: Thứ nhất, đưa môn lịch sử về
đúng với vị trí, vai trò của nó. Xác định lịch sử là môn học chính khóa bắt buộc
trong chương trình giáo dục phổ thông nước ta.Thứ hai, biên soạn lại sách giáo
khoa lịch sử phổ thông theo hướng bỏ bớt tính hàn lâm để lịch sử gần gũi hơn,
sinh động hơn.Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử và bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử ngang tầm với yêu cầu mới.
Đâu là phương pháp hiệu quả để kích thích sự say mê, tìm tòi, khám phá
của học sinh với môn lịch sử? Đi tìm trong rất nhiều phương pháp dạy học như
sử dụng tài liệu tham khảo, sử dụng đồ dùng trực quan, ... thì tôi thấy hiệu quả
đó là sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học
tập lịch sử. Bởi vì với những câu hỏi của người thầy, người học chủ động tìm
đến, khám phá và tiếp thu những cái mới chứ không chỉ thụ động như những cỗ
máy chép. Ngoài ra phương pháp này còn hình thành nên những thao tác tư duy
cho các em, rèn luyện kĩ năng tự học tốt hơn.
Trong dạy học lịch sử, dạy những bài liên quan tới quân sự chiến tranh đã

khó thì dạy bài về văn hóa còn khó gấp bội. Ở các bài học này khối lượng kiến
thức nhiều, vừa khái quát cao lại đi vào từng biểu hiện cụ thể, chi tiết. Vì vậy đòi
hỏi mỗi giáo viên phải sử dụng phương pháp thích hợp, cải tiến cách dạy thì mới
đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Với mong muốn giúp cho thế hệ trẻ của Việt Nam
biết và quý trọng những giá trị văn hóa của dân tộc đồng thời biết hội nhập chứ
không hòa tan, tôi quyết định chọn bài văn hóa dân tộc để nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một SKKN tôi chỉ tập trung
2


trình bày về việc xây dựng hệ thống câu hỏi khi dạy tiết 26- bài 17 “Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” ở
lớp 12 chương trình chuẩn.
Vì vậy để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy
học giúp các em yêu thích hơn môn học lịch sử tôi lựa chọn đề tài này để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích mà đề tài này hướng đến chính là để phát huy tính tích cực của
học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học giúp các em yêu thích hơn môn học lịch sử,
yêu thích tìm hiểu về tinh thần cách mạng, những truyền thống tốt đẹp của nhân
dân ta. Từ đó các em sẽ hiểu, cảm nhận được những truyền thống mà ông cha để
lại và có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về phương pháp dạy học môn lịch sử:
xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập
của học sinh qua tiết 26-bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày
2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” ở lớp 12 chương trình chuẩn.
4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về
phương pháp dạy học môn lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, ...
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị
quyết Trung Ương IV khóa VII (1-1993), nghị quyết trung ương 2 khóa VIII
(12-1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12- 1998), được cụ thể hóa
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 5 (4-1999)
Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh ”
Trong phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh có
nhiều phương pháp như : đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phương pháp
vấn đáp (đàm thoại)...Vấn đáp là một phương pháp trong đó giáo viên nêu câu
hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với cả giáo viên; qua đó
học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch
sử, xét đến cùng cũng là để nâng cao hiệu quả bài học. Theo một số nhà nghiên
cứu giáo dục cho rằng tư duy của con người thường bắt nguồn từ những trở ngại
về mặt trí tuệ. Hay nói một cách khác đó là những thắc mắc, những ngạc nhiên
những rào cản buộc con người phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Đây chính là
tình huống có vấn đề đặt ra tạo động lực kích thích hoạt động tư duy của học
sinh. Ví dụ khi giáo viên đưa ra câu hỏi: Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng
chính thống của chế độ phong kiến? Hay câu: Hãy nêu những đóng góp của
phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Các câu hỏi
3


đưa ra học sinh phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Thông qua hoạt động tư duy,
qua những hướng dẫn gợi mở của giáo viên, học sinh sẽ dần lĩnh hội được các
kiến thức. Khi ấy quá trình dạy học đã đạt được hiệu quả bài học.

2. Thực trạng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giảng dạy Đối
với các tiết dạy lịch sử đặc biệt là trong tiết Như vậy với bài học trên việc xây
dựng hệ thống câu hỏi là rất quan trọng. Tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi của
giáo viên tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực những vẫn còn bộc lộ một số hạn
chế sau:
- Giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về việc xây dựng hệ thống câu
hỏi. Vì thế trong dạy học thường tiện đâu hỏi đó hoặc hỏi cho có hỏi...
- Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi tham gia
trả lời câu hỏi mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém cho nên đối
tượng học sinh này ít được tham gia hoạt động, dẫn đến các em thêm tự ti về
năng lực của mình và cảm thấy chán nản môn học.
- Các loại câu hỏi chưa phong phú, chưa kích thích được tư duy ham học
hỏi của học sinh.
- Giáo viên sử dụng quá nhiều câu hỏi, vụn vặt trong một tiết học dẫn tới
bài giảng trở nên dàn trải không khắc sâu những nội dung trọng tâm.
- Nhiều giáo viên chưa biết kết hợp các phương pháp dạy học đặc biệt là
nêu câu hỏi để khai thác tối ưu các kênh hình trong bài học này.
Qua bài học cụ thể này với việc xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy
tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh tôi sẽ giúp cho các em thấy
học lịch sử còn là học văn hóa. Nếu không học lịch sử sẽ là tự đánh mất đi văn
hóa, bản sắc dân tộc mình. Chính vì vậy vượt qua những khó khăn nêu trên tôi
mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề: xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh qua tiết 26- bài 17 “Nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”
ở lớp 12 chương trình chuẩn.
3. Những giải pháp thực hiện
3.1.Nhận thức đúng về vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi.
Chỉ khi giáo viên có suy nghĩ, nhận thức đúng về vai trò của câu hỏi thì mới
tạo được động lực, quyết tâm để xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học một
cách có hiệu quả:

- Câu hỏi giúp cho học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bài
học. Kiến thức ở đây không phải là cái mà người thầy cung cấp sẵn cho học
sinh. Theo như đại văn hào người Nga Lep Tônxtôi “kiến thức chỉ thực sự là
kiến thức khi nó là thành quả cố gắng của tư duy chứ không phải trí nhớ ”. Sử
dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử là dạy cho học sinh biết tư duy. Tư
duy càng phát triển thì việc lĩnh hội kiến thức càng dễ dàng. Một hệ thống các
câu hỏi sẽ phác họa lại bức tranh chân thực về lịch sử.
- Việc sử dụng hệ thống câu hỏi không chỉ giúp cho việc hình thành kiến thức
mới mà còn là phương tiện quan trọng để củng cố, kiểm tra đánh giá kiến thức học
sinh đạt được. Các câu hỏi đưa ra để kiểm tra, đánh giá, người giáo viên biết được
học sinh nắm kiến thức ở các mức độ: biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao (1).
4


3.2.Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi trong tiết 26- bài 17 “Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” ở
lớp 12 chương trình chuẩn.
Hệ thống câu hỏi trong bài khá phong phú. Tuy nhiên, do thời gian trên
lớp hạn chế nên không phải câu hỏi nào cũng khai thác vì còn phải dành thời
gian cho các hoạt động khác. Để đạt được hiệu quả sử dụng cao, giáo viên phải
chọn lọc được những câu hỏi cơ bản, có giá trị để khai thác. Giáo viên tùy theo
mức độ của từng đối tượng học sinh để đặt câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả của
giờ học.
TT

Tên mục

Câu hỏi
- Câu hỏi 1: Nước ta sau cách mạng tháng Tám phải
đối mặt với những khó khăn nào?

- Câu hỏi 2: Bên cạnh những khó khăn to lớn đó,
nước ta có những thuận lợi cơ bản nào?
- Câu hỏi 3: Từ tình hình đó, em hãy cho biết nhiệm
vụ trước mắt cần phải giải quyết của Đảng và chính
phủ ta là gì?

I

Tình hình nước
ta sau cách
mạng
tháng
Tám năm 1945

II

Bước đầu xây 1. Xây dựng
dựng
chính chính
quyền
quyền
cách cách mạng
mạng,
giải
quyết nạn đói,
nạn dốt và khó
khăn về tài
chính

Câu hỏi 1:Đảng và chính phủ

lâm thời đã tiến hành xây dựng
chính quyền cách mạng như thế
nào?
Câu hỏi 2: Trong khi kẻ thù ra
sức chống phá nhưng dân ta vẫn
nô nức đi bầu cử, việc đó nói lên
điều gì?
Câu hỏi 3: Kết quả đạt được
trong việc xây dựng chính
quyền có ý nghĩa như thế nào?

2. Giải quyết Câu hỏi 1: Đảng và chính phủ
nạn đói
đã để ra những biện pháp gì để
giải quyết nạn đói?
Câu hỏi 2: Kết quả của những
biện pháp đó như thế nào?
Câu hỏi 3: Truyền thống lá lành
đùm lá rách của nhân dân ta
ngày nay được duy trì như thế
nào?
5


3. Giải quyết Câu hỏi 1: Đảng và chính phủ
nạn dốt
đã để ra những biện pháp gì để
giải quyết nạn dốt?
Câu hỏi 2: Kết quả của những
biện pháp đó như thế nào?

Câu hỏi 3: Thành tích diệt giặc
dốt mà chính quyền cách mạng
đạt được có ý nghĩa như thế
nào?
4. Giải quyết Câu hỏi 1: Đảng và chính phủ
khó khăn về tài đã để ra những biện pháp gì để
chính
giải quyết khó khăn về tài
chính?
Câu hỏi 2: Kết quả của những
biện pháp đó như thế nào?
Câu hỏi 3: Tinh thần tự nguyện
đóng góp của nhân dân trong
việc hỗ trợ Đảng và Chính phủ
giải quyết khó khăn về tài chính
thể hiện điều gì?
Trên đây là hệ thống câu hỏi mà tôi nêu ra để tạo nên khung của bài học.
Trong quá trình sử dụng, tùy theo đối tượng học sinh giáo viên có thể linh hoạt
sử dụng có thêm hay bớt cho phù hợp.
3.3.Nguyên tắc khi sử dụng hệ thống câu hỏi
Để nâng cao hiệu quả sử dụng câu hỏi cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Câu hỏi phải bám sát nội
dung chương trình học, có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. Đó là những câu
hỏi nêu được vấn đề cần đặt ra để có thể hiểu đúng, sâu sắc hơn sự kiện. Câu hỏi
như vậy đòi hỏi học sinh phải có những thao tác tư duy mới tìm được câu trả lời
thích đáng.
Hai là: Đảm bảo tính sư phạm. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, bởi xét
đến cùng, mọi phương tiện dạy học dù hiện đại đến đâu thì cũng chỉ có thể
phát huy được tác dụng của mình nếu giáo viên có phương pháp sư phạm
tốt. Nguyên tắc sư phạm trong sử dụng câu hỏi được thể hiện ở những khía

cạnh sau:
- Phù hợp với trình độ học sinh. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi phải
6


đảm bảo tính vừa sức, không quá dễ cũng không quá khó làm giảm hứng thú của
học sinh khi học tập. Mỗi giờ giáo viên chỉ sử dụng lượng câu hỏi vừa phải. Các
câu hỏi của giáo viên phải tạo thành hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ lôgic
chặt chẽ làm nổi bật chủ đề, nội dung tư tưởng của bài.
- Sử dụng đúng mục đích. Mỗi một loại câu hỏi có một chức năng riêng
nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với
yêu cầu bài học.
Ví dụ: Câu hỏi đặt vấn đề khác với câu hỏi cung cấp kiến thức mới, câu
hỏi kiểm tra bài cũ, củng cố bài học.
- Sử dụng đúng thời điểm. Giáo viên cần khắc phục tình trạng chưa cung
cấp kiến thức lịch sử mà đặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi như vậy trái với đặc trưng
bộ môn, buộc học sinh nhìn vào SGK để trả lời chứ không hoàn toàn tự suy nghĩ
tìm kiến thức. Khi nêu câu hỏi nhất định phải để cho học sinh có thời gian để
suy nghĩ để trả lời, học sinh khác có thể bổ sung và tranh luận sau đó giáo viên
mới nhận xét, tổng kết lại.
- Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa
rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng
tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức
được tìm hiểu.
- Lưu ý đến nhiều đối tượng học sinh trong lớp. Trong quá trình dạy học,
giáo viên đặt và sử dụng câu hỏi cần phải linh hoạt, tùy theo từng lớp và từng
đối tượng học sinh. Cần phải nắm vững đối tượng học sinh, phân biệt được trình
độ của các em trong việc học tập bộ môn để từ đó giáo viên điều chỉnh các thao
tác sư phạm của mình cho phù hợp với. Khi đặt câu hỏi cần ngắn gọn đơn giản,
dễ hiểu, phù hợp với tư duy của học sinh. Không nên đặt ra những câu hỏi chung

chung; những câu hỏi “Đúng” hay “Sai”, “Có” hay “Không”.
- Kết hợp với nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác như: Sử dụng hệ
thống câu hỏi là một phương pháp nhưng cũng cần có sự kết hợp với các
phương pháp khác như sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác các nguồn tài liệu
khác cùng các thao tác sư phạm hợp lý để vận dụng linh hoạt trong giờ học góp
phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
Ba là: Đảm bảo tính truyền cảm. Trong quá trình tổ chức dạy học, khi
đặt ra câu hỏi người giáo viên cần có ngôn ngữ truyền cảm, có ngữ điệu rõ ràng,
có thái độ xúc cảm đối với các sự kiện hiện tượng lịch sử. Giáo viên cũng cần
động viên khuyến khích học sinh tích cực trả lời có thể khen ngợi các học sinh
tích cực, uốn nắn học sinh thụ động chưa tích cực [1].
3.4. Kỹ năng sử dụng hệ thống câu hỏi
3.4.1. Phân loại hệ thống câu hỏi
Theo mục đích, hệ thống câu hỏi trong một bài học lịch sử hiện nay có
cách phân chia như sau:
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: mục đích là nhằm giúp học sinh liên hệ, nhớ
lại kiến thức cũ đồng thời tạo sự khởi động phấn khởi cho học sinh khi học
bài mới.
- Câu hỏi nhằm phát hiện, tái hiện kiến thức: nhằm để cung cấp nội
dung bài học.
7


- Câu hỏi phát triển tư duy: nhằm giúp học sinh rèn luyện thao tác tư
duy như so sánh, phân tích, tổng hợp… Vì những câu hỏi đó chỉ trả lời được
khi có sự liên hệ suy luận với những kiến thức đã học.
- Câu hỏi củng cố: thường là những câu hỏi ở cuối mỗi bài giúp học
sinh hệ thống kiến thức trong bài học. Giáo viên tùy theo bài học có thể mở
rộng liên hệ thực tiễn hiện nay.
Việc phân loại câu hỏi sẽ giúp cho giáo viên xác định các biện pháp sư

phạm để hướng học sinh lĩnh hội kiến thức, bởi mỗi loại câu hỏi thể hiện một
nội dung khác nhau thì phương pháp sử dụng cũng khác nhau [2].
3.4.2. Các bước tiến hành
Việc sử dụng câu hỏi phải được tiến hành theo các bước sau:
Bước1: Giáo viên cung cấp kiến thức hoặc gợi nhớ những nội dung lịch
sử đã học trước khi tìm hiểu nội dung mới.
Bước2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Bước 3: Học sinh trình bày, trả lời câu hỏi mà giáo viên đã nêu.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn
thiện nội dung câu hỏi cho học sinh [1].
3.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong tiết 26- bài 17 “Nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” ở lớp 12
chương trình chuẩn.
3.5.1. Sử dụng câu hỏi nhằm cung cấp nội dung kiến thức của bài học
*Sử dụng câu hỏi ở mục I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
năm 1945
Câu hỏi 1: Nước ta sau cách mạng tháng Tám phải đối mặt với những
khó khăn nào?
Câu hỏi này được đưa ra ngay đầu mục 1. Sử dụng câu hỏi này nhằm giúp
học sinh hiểu rõ được nước ta bước vào kỉ nguyên mới sau cách mạng thánh
Tám thắng lợi, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách:
+ Chính quyền cách mạng còn non trẻ
+ Quân đội các nước Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp quân đôi Nhật
đã lũ lượt kéo vào nước ta. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc là 20 vạn quân Trung Hoa
Dân quốc và tay sai thuộc các tổ chức phản động luôn tìm mọi cách để lật đổ
chính quyền cách mạng. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện
cho quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Ngoài ra còn khoảng 6 vạn quân
Nhật đang chờ được giải giáp nhưng một bộ phận quân Nhật theo lệnh quân Anh

đánh vào lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm
vi chiếm đóng.
Bên cạnh đó, bọn phản động trong nước cũng đã ngóc đầu dậy làm tay sai cho
Pháp chống phá cách mạng [3].
Những khó khăn to lớn đó đặt nước ta vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, vận
mệnh dân tộc bị đe doạ...
Câu hỏi 2: Bên cạnh những khó khăn to lớn đó, nước ta có những thuận
lợi cơ bản nào?
8


Câu hỏi này được sử dụng sau khi giáo viên đã giúp học sinh hiểu rõ được
những khó khăn, thách thức của nước ta sau cách mạng tháng Tám. Bên cạnh
những khó khăn đó, cách mạng nước ta cũng có những thuận lợi cơ bản đó là
nhân dân ta đã giành được độc lập và chính quyền, nhân dân ta đoàn kết, gắn bó
với chế độ mới, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo
[3].
Câu hỏi 3: Từ tình hình đó, em hãy cho biết nhiệm vụ trước mắt cần phải
giải quyết của Đảng và Chính phủ ta là gì?
Câu hỏi này được đưa ra sau khi học sinh đã nắm được những thuận lợi và
khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm giúp học sinh
thấy được trong bối cảnh đầy khó khăn thử thách đó, nhiệm vụ cấp bách cần giải
quyết của Đảng và chính phủ lâm thời là phải đề ra những biện pháp đúng đắn
nhằm xây dựng chính quyền cách mạng từ TƯ đến địa phương, giải quyết nạn
đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính nhằm nhanh chóng ổn định tình hình đất
nước, ổn định đời sống nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn của toàn thể dân tộc
đủ sức chống lại thù trong giặc ngoài.
* Sử dụng câu hỏi khi dạy mục II: Bước đầu xây dựng chính quyền cách
mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Ở mục 1 về việc xây dựng chính quyền cách mạng, giáo viên sử dụng hệ

thống câu hỏi sau để làm nổi bật việc đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách,
các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức chống phá nhưng chính phủ cách
mạng lâm thời vẫn hoàn thành tốt việc xây dựng chính quyền cách mạng.
Câu hỏi 1: Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm gì để xây dựng chính
quyền cách mạng?
Với câu hỏi này, giáo viên sẽ giúp học sinh ghi nhớ 3 sự kiện: Tổng tuyển
cử trong cả nước ngày 6/1/1946 bầu Quốc hội khoá đầu tiên; Quốc hội khoá I
họp kì thứ nhất (2/3/1946) bầu chính phủ cách mạng (Chính phủ liên hiệp kháng
chiến) đầu tiên; Quốc hội khoá I họp kì thứ hai (9/11/1946) thông qua Hiến pháp
đầu tiên của nước ta. Ngoài 3 sự kiện trên, sau bầu cử Quốc hội, tại các địa
phương( tỉnh, xã) thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân
dân và thành lập Uỷ ban hành chính các cấp.
Về quân sự, Đảng và chính phủ cũng đã chú trọng xây dựng lực lượng vũ
trang. Việt Nam giải phóng quân được thành lập tháng 5/1945 đến tháng 9/1945
được chấn chỉnh và đổi tên thành Vệ quốc đoàn, đến tháng 5/1946 đổi thành
quân đội quốc gia Việt Nam; Lực lượng dân quân tự vệ cũng được tăng lên
nhanh chóng, có mặt ở hầu hết các thôn, xã, đường phố...trên khắp cả nước (3).
Câu hỏi 2: Trong khi kẻ thù ra sức chống phá nhưng dân ta vẫn nô nức đi
bầu cử, việc đó nói lên điều gì?
Sử dụng câu hỏi này sau khi giáo viên đã truyền tải cho học sinh thấy được
cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nhân dân ta trong cả nước bầu Quốc hội diễn
ra trong bối cảnh bọn phản động ra sức chống phá, từ đó học sinh thấy được
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân đối với
chế độ mới...
Câu hỏi 3: Kết quả đạt được trong việc xây dựng chính quyền có ý nghĩa
như thế nào?
9


Câu hỏi này được sử dụng sau khi giáo viên đã trình bày xong việc xây dựng

chính quyền mới của Đảng và Chính phủ ta. Bộ máy chính quyền thống nhất,
chặt chẽ, hợp pháp từ TƯ đến địa phương được xây dựng đã tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà để thực hiện những nhiệm
vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì đầy chông gai, thử thách.
Kết quả đạt được đó cũng đã nâng cao uy tín Việt Nam trên trường Quốc tế,
thể hiện ý chí của khối đoàn kết toàn dân, giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia
rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc, tay sai [4].
Ở mục 2, giải quyết nạn đói, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Đảng và chính phủ đã đề ra những biện pháp gì để giải quyết
nạn đói ?
Câu hỏi này được đưa ra ngay khi tìm hiểu về việc giải quyết nạn đói của
Đảng và Chính phủ. Chính phủ cách mạng đã đề ra nhiều biện pháp kinh tế
nhằm giải quyết nạn đói:
- Những biện pháp trước mắt: tổ chức quyên góp, phát huy tinh thần lá lành đùm
lá rách, tinh thần nhường cơm sẻ áo...
- Những biện pháp hàng đầu có tính chất lâu dài giải quyết căn bản nạn đói như
kêu gọi tăng gia sản xuất, không một tác đất bỏ hoang...
- Chính phủ cách mạng đề ra những sắc lệnh, thông tư đem lại quyền lợi cho
nhân dân, trước hết là nông dân.
Câu hỏi 2: Kết quả của những biện pháp đó như thế nào?
Câu hỏi này được sử dụng sau khi đã trình bày cho học sinh thấy được những
biện phát trước mắt và lâu dài của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết
nạn đói. Những biện pháp tích cực trên đã làm cho sản xuất nông nghiệp được
nhan chóng phục hồi, nạn đói dần dần được đẩy lùi...
Câu hỏi 3: Truyền thống lá lành đùm lá rách của nhân dân ta ngày nay
được duy trì như thế nào?
Giáo viên sử dụng câu hỏi này nhằm một lần nữa khắc sâu cho học sinh thấy
được đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Trong bất kì
hoàn cảnh khó khăn nào, tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau luôn
được phát huy cao độ. Tinh thần đó ngày nay vẫn được phát huy qua nhiều

chương trình của Đài truyền hình Việt Nam như ”Trái tim cho em”, ”Nối vòng
tay lớn”...
Ở mục 3, giải quyết nạn dốt, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Đảng và chính phủ đã để ra những biện pháp gì để giải quyết
nạn dốt?
Sử dụng câu hỏi này nhằm giúp học sinh thấy được những biện pháp của
chính quyền cách mạng nhằm đẩy lùi nạn dốt, xoá nạn mù chữ cho nhân dân,
nâng cao dân trí, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Công tác giải quyết nạn dốt được triển khai như sau:
- Ngày 8/9/1945, Hồ chủ tịch kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để
thực hiện việc xoá nạn mù chữ và kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào
này.
- Khai giảng sớm trường học các cấp phổ thông và Đại học nhằm đào tạo
những công dân và cán bộ trung thành có năng lực phục vụ Tổ quốc...nội dung
10


và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ [3].
Câu hỏi 2: Kết quả của những biện pháp đó như thế nào?
Trong điều kiện vô cùng thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhưng trong vòng một
năm từ tháng 9/1945 đến tháng 9/196, cả nước đã tổ chức được 76.000 lớp học,
xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
Câu hỏi 3: Trong điều kiện thiếu thốn như vậy, nhân dân ta vẫn hăng say
học chữ, việc đó nói lên điều gì?
Giáo viên sử dụng câu hỏi này để học sinh thấy được sự quyết tâm xoá nạn
mù chữ của bà con. Trong điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng bà con vẫn
chăm chỉ học chữ để đẩy lùi bóng đêm ngu dốt. Điều đó cũng đã thể hiện truyền
thống hiếu học của nhân dân ta và thể hiện khí thế của một dân tộc đang vươn
lên làm chủ vận mệnh của mình.
Câu hỏi 4: Thành tích diệt giặc dốt mà chính quyền cách mạng đạt được

có ý nghĩa như thế nào?
Giáo viên sử dụng câu hỏi này sau khi trình bày xong về kết quả xoá nạn mù
chữ của nhân dân ta. Thành tích diệt giặc dốt mà chính quyền cách mạng đạt
được nhằm nâng cao dân trí, cùng với các yếu tố khác tạo nên sức mạnh cho
chính quyền cách mạng bước vào cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động
trong và ngoài nước.
Ở mục 4 giải quyết khó khăn về tài chính, giáo viên sử dụng hệ thống
câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Đảng và chính phủ đã để ra những biện pháp gì để giải quyết
khó khăn về tài chính?
Câu hỏi này được sử dụng để làm nổi bật chủ trương, biện pháp của Đảng và
Chính phủ khi giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính. Chính phủ cách mạng đề
ra sắc lệnh về Quỹ độc lập, phát động phong trào tuần lễ vàng nhằm động viên
tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước ủng hộ nền độc lập của Tổ
quốc. Chính phủ đề ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. Quốc hội quyết định
cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho tiền Đông Dương của Pháp
trước đây.
Câu hỏi 2: Kết quả của những biện pháp đó như thế nào?
Câu hỏi này đưa ra sau khi giáo viên đã trình bày xong những chủ trương,
biện pháp của Đảng và Chính phủ trong việc giải quyết khó khăn về tài chính.
Kết quả đó là nhân dân đã hưởng ứng rộng rãi: chỉ trong thời gian ngắn, nhân
dân ta đã tự nguyện đóng góp 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40
triệu đồng vào Quỹ đảm phụ quốc phòng
Câu hỏi 3: Tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân trong việc hỗ trợ
Đảng và chính phủ giải quyết khó khăn về tài chính thể hiện điều gì?
Câu hỏi này được giáo viên đưa ra nhằm một lần nữa khẳng định lòng yêu
nước sâu sắc của nhân dân ta, niềm tin đối với Đảng và sự gắn bó của nhân dân
với chế độ mới.
Như vậy, với những câu hỏi trên giáo viên giúp cho học sinh tích cực, chủ
động trong việc đi tìm hiểu những nội dung kiến thức ...

3.5.2. Sử dụng câu hỏi nhằm khai thác các kênh hình dạy họctrong bài
17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày
11


19/12/1946” ở lớp 12 chương trình chuẩn, việc sử dụng câu hỏi nhằm khai
thác kênh hình là yêu cầu bắt buộc để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng
cao hiệu quả dạy học.Để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình cần đảm bảo các
nguyên tắc sau:
Một là: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Nội dung đưa ra phải ngắn
gọn, súc tích, không quá sức đối với học sinh. Muốn làm được điều này đòi hỏi
giáo viên phải nắm chắc nội dung cơ bản của kênh hình, có sự chuẩn bị chu đáo
cẩn thận, nghiên cứu kỹ nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời
nói ngắn gọn, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh.
Hai là: Đảm bảo tính trực quan. Kênh hình khi đưa ra sử dụng phải được
trình bày đẹp, rõ ràng, dễ quan sát.
Ba là: Đảm bảo tính sư phạm như phù hợp với trình độ học sinh, sử dụng
đúng mục đích, sử dụng đúng thời điểm, thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm, lưu ý
đến nhiều đối tượng học sinh trong lớp, kết hợp với nhiều phương pháp, kỹ thuật
dạy học khác [1].
Sau khi nghiên cứu bài học, tôi đã lựa chọn những câu hỏi gắn với những
kênh hình trong bài như sau:
Câu hỏi 1: Quan sát bức ảnh ở hình 1, em hãy nhận xét về tinh thần bầu
cử của nhân dân ta trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946?

Hình 1: Nhân dân Hà Nội bầu cử (3).

Hình 2: Nhân dân Nam Bộ bầu cử (6)
Câu hỏi này được sử dụng trong phần giảng dạy về xây dựng chính quyền
cách mạng sau tháng Tám năm 1945. Sau khi gọi học sinh trình bày phần nhận

xét của mình, giáo viên bổ sung, chốt ý: Ngày 5/1/1946, trước tổng tuyển cử một
ngày, Hồ chủ tịch kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu. Hưởng ứng lời kêu gọi của
12


Người, ngày 6/1/1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của
cách mạng tháng Tám, nhân dân ta trên khắp mọi miền đất nước đã nô nức tham
gia bầu cử bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực phản động.
Trong cuộc tổng tuyển cử này đã có không ít những lá phiếu nhuốm máu của
cả người đi bầu, của cả người tổ chức bầu cử. Ở Nha Trang, Mĩ Tho, Cần Thơ,
Tây Nguyên…quân Pháp đã ném bom bắn phá làm một số người chết và bị
thương. Chỉ riêng ở Sài Gòn-Chợ Lớn có tới 42 cán bộ chiến sĩ hi sinh khi làm
nhiệm vụ bảo vệ cuộc Tổng tuyển cử.
Tại Hà Nội- nơi có Hồ Chủ tịch ra ứng cử, hàng chục vạn cử tri thủ đô đi
làm nghĩa vụ công dân. Có những cụ già 70, 80 tuổi được con cháu cõng đi bỏ
phiếu. Có những người bị mù đã nhờ người thân dẫn đến tận hòm phiếu để tự
tay mình làm nghĩa vụ công dân [5].
Câu hỏi 2:
Trước hết giáo viên trình chiếu bức ảnh hình 3, yêu cầu học sinh quan
sát bức ảnh:

Hình 3: Nhân dân Nam Bộ góp gạo cứu giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ
(10/1945) [3].
Giáo viên nêu câu hỏi: Bức ảnh trên nói lên điều gì? Học sinh trả lời, sau đó
giáo viên nhận xét, chốt ý: Bức ảnh thể hiện tinh thần tương thân tương ái của
nhân dân ta, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo,
phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách, góp phần thiết thực trong việc cứu
đói cho nhân dân trong hoàn cảnh này.

13



Hình 4: Cụ Ngô Tử Hạ kéo chiếc xe bò vận động mọi người quyên góp gạo
cho đồng bào bị đói [6].
Câu hỏi 3: Giáo viên giới thiệu về bức ảnh hình 4: đây là hình ảnh cụ Ngô
Tử Hạ đang kéo chiếc xe bò đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm vận động mọi người
quyên góp gạo cho đồng bào bị đói. Giáo viên đặt câu hỏi: Trình bày những
hiểu biết của em về cụ Ngô Tử Hạ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt ý: cụ Ngô Tử Hạ là đại biểu Quốc
hội khoá I cao tuổi nhất (64 tuổi), cụ là người có nhiều đóng góp cho cách mạng
Việt Nam. Cụ Ngô Tử Hạ khi kéo chiếc xe qua phố Tràng Tiền, nhà nào cũng
có người chờ sẵn bên hè phố, người thì bơ gạo, người thì nắm ngô, người thì góp
tiền. Đi chưa hết một vòng bờ Hồ thì xe gạo đã đầy.
Khi xe gạo về đến Nhà Hát lớn gặp Bác Hồ, cụ chỉ cho bác xem chiếc xe chở
gạo lẫn lộn đủ các thứ: gạo đỏ, gạo trắng, gạo nếp, lại có thêm mấy ống đỗ. Bác
Hồ nói: Đây mới là gạo đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon, nhưng bây giờ
thì đấy là thứ gạo ngon nhất.
Hình ảnh Cụ Ngô Tử Hạ khi đấy đã 64 tuổi mặc áo the, khăn xếp, kéo chiếc
xe bò đó đã tác động mạnh mẽ trong việc vận động mọi người nhường cơm xẻ
áo, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện truyền thống lá lành đùm lá rách của ông cha ta từ
ngàn xưa để lại [6].
Câu hỏi 4: Phong trào xoá nạn mù chữ được thể hiện như thế nào
qua các bức ảnh hình 4, hình 5, hình 6?

Hình 4: Bà con học chữ tại bến đò [6]
14


Hình 5: Một góc của lớp học bình dân học vụ[6]


Hình 6: Đồ dùng học tập trong lớp bình dân học vụ [6]
Câu hỏi này được nêu ra khi giáo viên trình bày những sự kiện gắn liền
với việc giải quyết nạn dốt của chính phủ cách mạng.Trước hết giáo viên cho học
sinh quan sát ba bức ảnh, sau đó giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề, tổ chức hướng
dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bức ảnh: Nhân dân ta học chữ trong điều kiện
như thế nào? Lớp học gồm những thành phần nào? Gương mặt và thái độ học
tập của mọi người ra sao? Học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Giáo
viên gọi học sinh trả lời và chốt ý:
Qua những bức ảnh trên đã cho chúng ta thấy được tinh thần say mê học
chữ của bà con từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Công nhân học
ngay trong xưởng thợ, ngư dân học ngay trên thuyền chài, nông dân học trên
cánh đồng, sân đình, gốc đa, bến nước, bến đò, trẻ nhỏ học trên lưng trâu…
Với tinh thần người biết chữ dạy người không biết chữ, người học trước
dạy người học sau, vợ chưa biết chữ thì chồng bảo, em chưa biết chữ thì anh
15


bảo, cha mẹ chưa biết chữ thì con bảo…cả dân tộc đã lao vào cuộc chiến đấu
đầy gian khổ chống lại sự ngu dốt, tinh thần ấy đã đi vào trong câu ca:
Ta nghèo không mực thì son
Phấn tre, bút gạch bà con tạm dùng
Nghiêng đầu trên tấm bảng chung
Phất phơ tóc bạc bạn cùng tóc xanh
Này em, này chị, này anh
I, tờ mớm chữ cho nhau
Dụng cụ học tập thiếu thốn. Người học dùng chõng tre, cánh cửa làm bàn.
Bảng viết là bức tường, cánh cửa, tấm phản dựng lên, phấn là gạch non, đất sét,
than củi; lá chuối khô, mo cau thay giấy. ở nhiều nơi bàn học không có, người ta
úp ngược thúng lên làm bàn học, vở ghi không có, người ta rải cát ra sân, cầm
que tập viết chữ, viết xong lại xoá rồi tập viết chữ khác.

Phong trào diễn ra sôi nổi, tích cực thể hiện quyết tâm xoá nạn mù chữ của
bà con nhằm đẩy lùi bóng đêm ngu dốt và cũng đã thể hiện truyền thống hiếu
học của nhân dân ta, đó cũng chính là khí thế của một dân tộc đang vươn lên
làm chủ vận mệnh mình [5].
3.5.3. Sử dụng câu hỏi nhằm củng cố bài học
Đối với bài học này dung lượng kiến thức khá nhiều thì việc khái quát hóa
những nội dung trên là hết sức quan trọng. Vì vậy tôi quyết định đưa ra câu hỏi
sau để củng cố bài học.
Chúng ta đã được tìm hiểu về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
năm 1945, chúng ta cũng đã biết được những biện pháp và kết quả đạt được của
Đảng và chính phủ ta trong việc xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết
nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Theo em, những kết quả đạt được đó
có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước, đối với nhân dân?
Những kết quả đã đạt được xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết
nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính của Đảng và chính phủ đã giúp cách
mạng nước ta vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường sức
mạnh của chính quyền, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong
giặc ngoài.
Những kết quả đạt được đó cũng đã thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, cổ
vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do mà nhân
dân ta đã vô cùng gian khổ mới giành lại được.
4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
4.1. Hiệu quả
- Với bản thân, đồng nghiệp: bản thân tác giả là người dạy thấy phải đầu tư
nhiều hơn nghiên cứu bài học, lựa chọn hình ảnh, câu hỏi phù hợp để khai thác
tốt kênh hình, nâng cao hiệu quả dạy học.
- Những tiến bộ của học sinh: học sinh phải có sự chuẩn bị bài, hứng thú
với những vấn đề mà GV nêu ra. HS được xem những thành tựu văn hóa tiêu
biểu của dân tộc như những công trình kiến trúc, nhân vật lịch sử, những nghệ

thuật dân gian...qua đó sẽ nắm vững kiến thức bài học hơn.
- Với phong trào giáo dục của nhà trường, ở địa phương: tạo ra phong trào
16


dạy tốt, học tốt.
4.2. Kết quả thực nghiệm
Tôi đã tiến hành trên hai đối tượng lớp 12A1,12A2 không sử dụng câu hỏi
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

12 A1

45

0

12 A2

44

1
2,3%

Khá
10

22,3 %
9
20,9%

Trung bình
19
42,2%
20
46,5%

Yếu
16
35,5%
13
30,3%

Kém
0
0

và các lớp 12A3; 12A4; 12A5; 12A6 đưa câu hỏi vào trong bài dạy đạt kết quả
sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
13

23
4
12 A3
40
0
0
32,5%
57,5%
10%
12
22
10
12 A4
44
0
o
27,3%
50%
22,7%
9
17
19
12A5
45
0
0
20%
37,8%
42,2%
8

20
16
12 A6
44
0
0
18,1%
45,4%
36,5%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn lịch sử có nhiều phương pháp
khác nhau, tuỳ thuộc vào từng bài học và đối tượng học sinh mà người giáo viên
nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp vừa tạo được hứng thú cho học sinh
vừa nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ mộn. Sử dụng câu hỏi nhằm phát
huy tính cực, chủ động trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp
thường được sử dụng để tạo ra hứng thú cho học sinh đối với bài học. Tuy nhiên
để sử dụng thành công phương pháp sử dụng câu hỏi giáo viên cần nắm vững
những nguyên tắc của bộ môn và đối tượng áp dụng.
Từ thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua tại một trường mà điều
kiện dạy và học còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng tôi đã cố gắng rất nhiều trong
việc đưa nhiều phương pháp khác nhau trên cùng một đối tượng dạy học. Việc
sử dụng câu hỏi nhằm nhằm phát huy tính cực, chủ động trong dạy học ở tiết
26-bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước
ngày 19/12/1946” ở lớp 12 chương trình chuẩn” đã cho tôi những thành công
sau mỗi tiết dạy. Học sinh không còn thờ ơ với những tiết học lịch sử mà các em
thực sự hứng thú và say mê từ đó tích cực học tập bộ môn. Và hơn hết các em
biết và hiểu thêm những giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại nhắc nhở các em
luôn có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát triển nó trong cuộc sống hội nhập
ngày nay.

17


2. Kiến nghị, đề xuất:
*Kiến nghị đối với nhà trường:
- Có phòng học đa năng để giáo viên có thể sử dụng kết hợp nhiều
phương tiện dạy học một cách dễ dàng, hiệu quả.
- Có những chủ trương, biện pháp cụ thể động viên những giáo viên ứng
dụng những cách dạy sáng tạo, nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Có thêm nhiều đầu sách tham khảo, đồ dùng trực quan tạo điều kiện để
giáo viên sử dụng.
*Kiến nghị đối với Sở giáo dục và đào tạo:
- Thường xuyên có những lớp bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm giảng dạy
đối với đội ngũ giáo viên.
Kinh nghiệm nhỏ này của tôi hy vọng có thể được chia sẻ với đồng
nghiệp. Tuy nhiên nó cũng còn có những hạn chế nhất định mong được sự đóng
góp của đồng nghiệp để sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học
hiện nay.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20/ 5 / 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Nguyễn Bá Quỳnh Thu

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb giáo
dục, Hà Nội 2002.
[2]. Phan Ngọc Liên, Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ
thông, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2005.
[3]. Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 12- NXB Giáo dục, Hà Nội
năm 2007.
[4]. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường, Giới thiệu giáo án lịch sử lớp
12. NXB Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Nxb
Giáo dục, Hà Nội 2000.
[6]. Tham khảo tranh ảnh và một số tài liệu trên mạng internet, nguồn:


19



×