Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 238 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ NHẰM CHUẨN BỊ HỘI NHẬP KINH TẾ
KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
TS. NGUYỄN MINH KIỀU

Tháng 12/2006


CẢM TẠ
Ý tưởng về công trình nghiên cứu này đã có từ năm 2000 nhưng chính thức nhận được sự
ủng hộ và cung cấp ngân sách nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM từ
tháng 11 năm 2005. Sau một năm nỗ lực nghiên cứu khẩn trương, đến nay nhóm nghiên
cứu đã hoàn tất công trình này. Để có được ngày hôm nay, ngày mà công trình này được
hoàn tất và chính thức báo cáo trước Hội đồng nghiệm thu, bản thân tôi – chủ nhiệm đề tài
– và các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình
từ rất nhiều tổ chức và cá nhân có liên quan. Thay mặt cho nhóm nghiên cứu xin chân
thành cảm tạ và tri ân sự giúp đỡ tận tình của tất cả các tổ chức và cá nhân nhờ đó mà công
trình này đã được hoàn thành đúng hạn.
Trước hết xin chân thành cảm ơn Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM đã thông qua Sở


Khoa học và Công nghệ TP.HCM cấp kinh phí cho nhóm nghiên cứu thực hiện công trình
nghiên cứu này. Kế đến, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM đã thông quan Phòng Nghiên Cứu Khoa Học và Hợp
Tác Quốc Tế ủng hộ tinh thần và phương tiện cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình từ
lúc hình thành ý tưởng cho đến khi đề tài được xét duyệt và đến nay được hoàn thành.
Nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành cám ơn Victoria University of Wellington (New
Zealand) thông qua giáo sư Neil Quigley đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chủ nhiệm đề tài
thực hiện thành công phần khảo sát lý thuyết và kinh nghiệm của các nước liên quan đến đề
tài trong thời hạn hoạch định từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2006 tại New Zealand.
Cuối cùng nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành cảm tạ sự ủng hộ của các doanh
nghiệp và ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn TP.HCM đã nhiệt tình tham gia trong
hai cuộc khảo sát nhận thức và thực hành phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Sự nhiệt tình tham
gia trả lời câu hỏi khảo sát của quý doanh nghiệp và ngân hàng đã giúp cho nhóm nghiên
cứu thu thập được đầy đủ dữ liệu hoàn tất đề tài này.
NHÓM NGHIÊN CỨU

i


DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU

Họ và tên

Ngành
chuyên
môn
Ngân hàng

Đơn vị công
tác


Ghi chú

Nguyễn Minh Kiều

Học
vị/chức
danh KH
TS

ĐH Kinh Tế

CN đề tài

Trần Hoàng Ngân

PGS – TS

Ngân hàng

ĐH Kinh Tế

Thành viên

Võ Thị Tuyết Anh

Ths

Ngân hàng


ĐH Kinh Tế

Thành viên

Hoàng Minh Ngọc

Ths

Ngân hàng

ĐH Kinh Tế

Thành viên

Đào Hồng Châu

Ths

Ngân hàng

Eximbank

Thành viên

Ngân hàng

ĐH Kinh Tế

Thư ký


Nguyễn Thị Thùy Linh

ii


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 1
1

LÝ DO NGHIÊN CỨU ................................................................................................1

2

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................................3

3

CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................3

4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................5

4.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ...................................................................................5
4.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng..................................................................5
4.3 Mô tả cuộc điều tra khảo sát quan trọng nhất ................................................................6
4.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................................6
5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................7


6

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH ...................................................................7

Chương 2: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ.............................................................................. 9
1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI .........................................................9

1.1 Sự cần thiết của thị trường ngoại hối ............................................................................9
1.2 Cung và cầu trên thị trường ngoại hối .........................................................................11
1.3 Thành phần tham gia giao dịch....................................................................................12
1.4 Tổ chức thị trường ngoại hối ......................................................................................14
2

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ............................17

2.1 Sự quyết định tỷ giá ....................................................................................................17
2.2 Đọc và hiểu các kiểu niêm yết tỷ giá ..........................................................................20
2.3 Các loại tỷ giá .............................................................................................................22
2.4 Các yếu tố tác động đến tỷ giá ....................................................................................23
2.5 Chính sách quản lý tỷ giá ............................................................................................24
3

CÁC LOẠI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI ......................................................................25

iii



3.1 Giao dịch giao ngay ....................................................................................................25
3.2 Giao dịch kỳ hạn .........................................................................................................27
3.2.1

Giới thiệu chung ...................................................................................................27

3.2.2

Tỷ giá kỳ hạn .........................................................................................................28

3.2.3

Sử dụng giao dịch kỳ hạn ......................................................................................32

3.2.4

Hạn chế của giao dịch kỳ hạn ..............................................................................34

3.3 Giao dịch hoán đổi (swaps) .........................................................................................35
3.3.1

Sử dụng giao dịch hoán đổi ..................................................................................35

3.3.2

Lợi ích và hạn chế của giao dịch hoán đổi ..........................................................39

3.4 Giao dịch giao sau .......................................................................................................41
3.4.1


Giới thiệu chung ...................................................................................................41

3.4.2

So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau ...................................................42

3.4.3

Thành phần tham gia giao dịch ............................................................................43

3.4.4

Cơ chế giao dịch ..................................................................................................43

3.4.5

Đặc điểm của giao dịch giao sau ..........................................................................44

3.4.6

Minh họa giao dịch giao sau ................................................................................45

3.4.7

Sử dụng giao dịch giao sau để đầu cơ ..................................................................46

3.4.8

Khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng giao dịch giao sau ...............................48


3.4.9

Khả năng thực hiện giao dịch giao sau ở Việt Nam .............................................49

3.4.10 Ưu nhược điểm của giao dịch giao sau ...............................................................51
3.5 Giao dịch quyền chọn .................................................................................................51
3.5.1

Giới thiệu chung ...................................................................................................51

3.5.2

Định giá quyền chọn .............................................................................................54

3.5.3

Định giá quyền chọn theo mô hình Black-Scholes ................................................57

3.5.4

Mối quan hệ giữa giá trị quyền chọn mua và quyền chọn bán .............................60

3.5.5

Sử dụng giao dịch quyền chọn ..............................................................................60

4

CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ..................................................64


5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................64

iv


Chương 3: PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA RỦI RO TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP ........... 65
1

NHẬN DẠNG RỦI RO TỶ GIÁ ................................................................................65

1.1 Các quan điểm về rủi ro tỷ giá ....................................................................................65
1.2 Đo lường rủi ro tỷ giá .................................................................................................66
2

PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC PHÁT SINH RỦI RO TỶ GIÁ ....................................68

2.1 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu ..............................................................................68
2.1.1

Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu ............................................................68

2.1.2

Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu ...........................................................69

2.2 Đối với hoạt động đầu tư ............................................................................................70

2.3 Đối với hoạt động tín dụng .........................................................................................71
2.4 Đối với hoạt động khác................................................................................................72
3

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỶ GIÁ ..........................................................................72

3.1 Tác động đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp .................................................72
3.1.1

Tổn thất giao dịch (transaction exposure) ............................................................73

3.1.2

Tổn thất kinh tế (economic exposure) ...................................................................74

3.1.3

Tổn thất chuyển đổi (translation exposure) ..........................................................75

3.2 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp ..................................75
3.2.1

Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp ......................................................75

3.2.2

Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp ............................................76

3.2.3


Tác động đến giá trị doanh nghiệp .......................................................................76

4

PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI RỦI RO TỶ GIÁ .........77

4.1 Xác định thái độ đối với rủi ro....................................................................................77
4.2 Phân loại thái độ đối với rủi ro ....................................................................................77
4.3 Sự cần thiết [hòng ngừa rủi ro tỷ giá ...........................................................................78
5

CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ ....................78

5.1 Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không? ............................................79
5.2 Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá? ..............................................79
6

CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.80

6.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn .........................................................80
6.1.1

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả ..................................................81
v


6.1.2

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu ..................................................83


6.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi .....................................................85
6.3 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng giao sau .....................................................85
6.3.1

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả ..................................................85

6.3.2

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu ..................................................86

6.4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn .................................................86
6.4.1

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả ..................................................87

6.4.2

Phòng ngừa rui ro tỷ giá đối với khoản phải thu ..................................................89

6.5 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các giao dịch trên thị trường tiền tệ ............................90
6.5.1

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả ..................................................91

6.5.2

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu ..................................................92

6.6 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng những kỹ thuật khác ....................................................93
6.6.1


Trả sớm (leading) và trả muộn (lagging) .............................................................93

6.6.2

Thực hiện hợp đồng song hành (parallel contracts) .............................................93

6.6.3

Thay đổi giá và lựa chọn đồng tiền thanh toán (Price variation and currency of
invoicing) ..............................................................................................................94

6.6.4

Thỏa thuận chia sẻ rủi ro tỷ giá (Risk-sharing arrangements) ............................94

6.6.5

Đóng khung đồng tiền (currency collars) .............................................................95

7

CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI NHTM ..................96

7.1 Phân tích và đo lường rủi ro tỷ giá đối với NHTM ....................................................96
7.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với NHTM ....................................................99
7.2.1

Đối với trạng thái ngoại tệ dương (long position) .............................................100


7.2.2

Đối với trạng thái ngoại tệ âm (short position) ..................................................100

8

KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC NƯỚC .....................101

8.1 Kinh nghiệm của các nuớc phát triển ........................................................................101
8.1.1

Kinh nghiệm ở Mỹ và Canada ............................................................................101

8.1.2

Kinh nghiệm ở Châu Âu (Anh, Đức, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan) ..................104

8.1.3

Kinh nghiệm ở Úc và New Zealand ....................................................................110

8.2 Kinh nghiệm của nền kinh tế mới nổi .......................................................................112
8.2.1

Kinh nghiệm của Hongkong và Singapore .........................................................112

8.2.2

Kinh nghiệm của Trung Quốc .............................................................................113


vi


8.3 Kinh nghiệm của các nuớc có trình độ phát triển và hoàn cảnh tương tự Việt Nam.115
8.3.1

Kinh nghiệm của Malaysia .................................................................................115

8.3.2

Kinh nghiệm của Ghana .....................................................................................116

9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .........................................................................................118

Chương 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ
PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH
NGHIỆP..................................................................................................... 120
1

MÔ TẢ HAI CUỘC KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ..........................................................................................120

1.1 Khảo sát đối với các ngân hàng thương mại .............................................................120
1.2 Khảo sát đối với các doanh nghiệp ...........................................................................121
2

KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ RỦI RO TỶ GIÁ ................................122


2.1 Kết quả khảo sát nhận thức về rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại

.........122

2.2 Kết quả khảo sát nhận thức về rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp ...........................124
2.3 Nhận thức của các nhà hoạch định chính sách .........................................................125
2.4 Kết luận về nhận thức rủi ro tỷ giá ............................................................................127
3

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP .............................................................128

3.1 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng kỳ hạn .........................................130
3.2 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng hoán đổi .....................................131
3.3 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng giao sau ......................................133
3.4 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng quyền chọn .................................134
3.5 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ ...........135
3.6 Kết luận nhận thức của doanh nghiệp về giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ...........136
4

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
TỶ GIÁ THỜI GIAN QUA .....................................................................................137

4.1 Khảo sát tình hình cung cấp các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ........................137
4.2 Khảo sát mức độ sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ............................140

vii


4.3 Kết luận về áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá thời gian qua ..............142

5

KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
RỦI RO TỶ GIÁ .......................................................................................................142

5.1 Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa
rủi ro tỷ giá ................................................................................................................142
5.2 Kết quả khảo sát ý kiến của các NHTM về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa
rủi ro tỷ giá ................................................................................................................143
5.3 Kết luận nhu cầu áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ............................144
6

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ
GIÁ ...........................................................................................................................145

6.1 Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về khả năng sử dụng các giải pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá .......................................................................................................145
6.2 Kết quả khảo sát ý kiến của ngân hàng thương mại về khả năng sử dụng các giải pháp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá ............................................................................................146
6.3 Kết luận về khả năng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá .....................146
7

KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI
PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ................................................................147

7.1 Kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp .........................................................147
7.2 Kết quả khảo sát ý kiến của các ngân hàng thương mại ...........................................148
8

KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ CÁCH THỨC VƯỢT QUA TRỞ NGẠI KHI ÁP DỤNG

CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ .............................................150

9

KHẢO SÁT NHU CẦU HUẤN LUYỆN KIẾN THỨC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ............................................................................152

10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .........................................................................................154

Chương 5: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
TỶ GIÁ NHẰM CHUẨN BỊ HỘI NHẠP KINH TẾ ........................... 155
1

MỤC TIÊU ...............................................................................................................155

2

ĐỊNH HƯỚNG CHUNG ..........................................................................................156

viii


3

THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ..........................................................................................157

3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................................................157
3.2 Đối với các ngân hàng thương mại ..........................................................................158
3.3 Đối với các doanh nghiệp .........................................................................................159

4

CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
TỶ GIÁ .....................................................................................................................160

4.1 Thay đổi quan điểm về phát triển thị trường tài chính phái sinh ..............................160
4.2 Sớm hình thành sàn giao dịch công cụ tài chính phái sinh .......................................162
4.3 Thay đổi chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá .......................................................163
4.4 Cần có chính sách phát triển đồng bộ các loại thị trường .........................................163
4.5 Cần có chính sách công khai hóa thông tin thị trường ..............................................164
4.6 Cải thiện hơn mức độ hiệu quả thị trường ................................................................164
5

HOÀN THIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI THU NGOẠI TỆ .................................165

5.1 Mô tả tình huống cụ thể ............................................................................................165
5.2 Nhận dạng rủi ro .......................................................................................................166
5.3 Hướng dẫn sử dụng các giải pháp phòng ngừa .........................................................167
5.3.1

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng kỳ hạn .................................................................167

5.3.2

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng hoán đổi .............................................................169

5.3.3

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau ..............................................................171


5.3.4

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn .........................................................174

5.3.5

Hướng dẫn sử dụng thị trường tiền tệ ................................................................177

6

HOÀN THIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI TRẢ NGOẠI TỆ .................................180

6.1 Mô tả tình huống .......................................................................................................180
6.2 Nhận dạng rủi ro .......................................................................................................180
6.3 Hướng dẫn sử dụng các giải pháp phòng ngừa .........................................................181
6.3.1

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng kỳ hạn .................................................................181

6.3.2

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng hoán đổi .............................................................183

6.3.3

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau ..............................................................186

ix



6.3.4

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn .........................................................188

6.3.5

Hướng dẫn sử dụng thị trường tiền tệ ................................................................192

7

HOÀN THIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
TỔN THẤT KINH TẾ KHI TỶ GIÁ BIẾN ĐỘNG ................................................195

7.1 Đặc điểm của tổn thất kinh tế ...................................................................................195
7.2 Hướng dẫn phòng ngừa tổn thất kinh tế nếu nội tệ xuống giá ..................................196
7.2.1

Mô tả tình huống .................................................................................................196

7.2.2

Phân tích sự phát sinh tổn thất kinh tế ...............................................................196

7.2.3

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau ..............................................................198

7.2.4


Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn .........................................................199

7.3 Hướng dẫn phòng ngừa tổn thất kinh tế nếu nội tệ lên giá .......................................200
7.3.1

Mô tả tình huống .................................................................................................200

7.3.2

Phân tích sự phát sinh tổn thất kinh tế ...............................................................201

7.3.3

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau ..............................................................202

7.3.4

Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn .........................................................203

8

HOÀN THIỆN VIỆC ỨNG DỤNG VÀ ĐƯA CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ VÀO THỰC TIỄN ...............................................................................205

8.1 Hoàn thiện việc nghiên cứu, thiết kế và đưa các sản phẩm phái sinh ngoại tệ ra thị
trường ........................................................................................................................205
8.1.1

Đối với toàn ngành ngân hang ...........................................................................206


8.1.2

Đối với từng ngân hàng thương mại ...................................................................206

8.2 Giải quyết mâu thuẩn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành doanh nghiệp ....209
9

TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ .....................210

10 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU TIẾP ........................................................212
11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .........................................................................................213
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................213
Phụ lục số 1 .....................................................................................................................217
Phụ lục số 2 .....................................................................................................................220

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ký hiệu đơn vị tiền tệ của một số quốc gia.......................................................21
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn hóa hợp đồng giao sau ở thị trường Chicago .................................41
Bảng 2.3: So sánh hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng giao sau..............................................42
Bảng 2.4: Diễn biến thanh toán một hợp đồng giao sau....................................................45
Bảng 3.1: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai .....................................................66
Bảng 3.2: Lý do công ty sử dụng công cụ phái sinh ngoại tệ..........................................103
Bảng 4.1: Mô tả đối tượng khảo sát trong ngân hàng thương mại ..................................121
Bảng 4.2: Mô tả đối tượng khảo sát trong doanh nghiệp ................................................122
Bảng 4.3: Sự quan tâm của ngân hàng đến vấn đề rủi ro ngoại hối ................................123
Bảng 4.4 : Mức độ đồng ý quan tâm đến vấn đề rủi ro ngoại hối trong tương lai ..........124

Bảng 4.5: Mức độ nhận thức về rủi ro ngoại hối của các doanh nghiệp ........................125
Bảng 4.6: Tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ thường xuyên..................................128
Bảng 4.7: Doanh số các hoạt động sử dụng ngoại tệ qui ra USD ...................................129
Bảng 4.8: Nhận thức và thực hành sử dụng hợp đồng kỳ hạn.........................................130
Bảng 4.9a: Tóm tắt dữ liệu kiểm định Chi-square ..........................................................131
Bảng 4.9b: Quan hệ giữa sự quan tâm đến rủi ro ngoại hối và sử dụng hợp đồng kỳ hạn131
Bảng 4.9c: Kết quả Chi-Square Tests..............................................................................131
Bảng 4.10a: Nhận thức và thực hành sử dụng hợp đồng hoán đổi .................................132
Bảng 4.10b: Quan hệ giữa sự quan tâm đến rủi ro ngoại hối và sử dụng hợp đồng hoán đổi
Bảng 4.10c: Kết quả Chi-Square Tests............................................................................133
Bảng 4.11: Nhận thức và thực hành sử dụng hợp đồng giao sau ....................................133
Bảng 4.12a: Nhận thức và thực hành sử dụng hợp đồng quyền chọn.............................134
Bảng 4.12b: Quan hệ giữa sự quan tâm đến rủi ro ngoại hối và sử dụng hợp đồng quyền chọn.135
Bảng 4.12c: Kết quả Chi-Square Tests ........................................................................................135

Bảng 4.13: Nhận thức và thực hành sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ .........136
Bảng 4.14: Tình hình cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho ..............137
Bảng 4.15: Tình hình cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối của ..............138
Bảng 4.16a: Quan hệ giữa mức độ quan tâm rủi ro ngoại hối và tình hình cấp các công cụ
phòng ngừa rủi ro ngoại hối của ngân hàng ....................................................................138

xi


Bảng 4.16b: Kết quả Chi-Square Tests ...........................................................................139
Bảng 4.16c: Mối quan hệ giữa tình hình cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối
và nhận định nhu cầu sử dụng của khách hàng ...............................................................139
Bảng 4.16d: Kết quả Chi-Square Tests ...........................................................................139
Bảng 4.17: Mức độ sử dụng phổ biến các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối............140
Bảng 4.18a: Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng phổ biến và nhu cầu sử dụng các công cụ

phòng ngừa rủi ro ngoại hối ............................................................................................141
Bảng 4.18b: Kết quả Chi-Square Tests........................................................................................141
Bảng 4.19: Khảo sát nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với doanh
nghiệp ...........................................................................................................................................143

Bảng 4.20: Khảo sát ý kiến của NHTM về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi
ro ngoại hối của các doanh nghiệp...................................................................................144
Bảng 4.21: Kết quả khảo sát ý kiến doanh nghiệp về khả năng sử dụng các giải pháp phòng
ngừa rủi ro ngoại hối........................................................................................................145
Bảng 4.22: Kết quả khảo sát ý kiến ngân hàng thương mại về khả năng sử dụng các giải
pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối ....................................................................................146
Bảng 4.23: Kết quả khảo sát ý kiến các doanh nghiệp về nhu cầu huấn luyện phòng ngừa
rủi ro ngoại hối.................................................................................................................152
Bảng 4.24 : Kết quả khảo sát ý kiến các ngân hàng thương mại về nhu cầu huấn luyện
phòng ngừa rủi ro ngoại hối ........................................................................................................153

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tóm tắt và mô tả nội dung và phương pháp nghiên cứu.....................................8
Hình 2.1: Tổ chức thị trường ngoại hối ở Việt Nam.........................................................16
Hình 2.2: Sự quyết định tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ........................................17
Hình 2.3: Sự biến động tỷ giá do cung tiền tệ gia tăng .....................................................19
Hình 3.1: Giá trị của khoản phải trả khi có và không phòng ngừa rủi ro..........................82
Hình 3.2: Giá trị của khoản phải thu khi có và không phòng ngừa rủi ro.........................84
Hình 5.1: Định hướng chung hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối .....156

xiii



Chương 1:
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 1 mở đầu công trình nghiên cứu này bằng cách giới thiệu và trình bày các vấn
đề liên quan đến đề tài như lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung và ý nghĩa của công trình nghiên cứu
này. Đây chỉ là chương giới thiệu khái quát, chi tiết về nội dung nghiên cứu sẽ lần lượt
được xem xét trong các chương tiếp theo.

1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Hội nhập quốc tế và tự do hoá kinh tế là hai vấn đề đi đôi với nhau. Thời gian qua Việt
Nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, gia nhập AFTA và đang đàm phán với
các nước để gia nhập WTO. Quá trình đàm phán vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng nhìn
chung khi hội nhập kinh tế, chúng ta chịu áp lực và phải tự do hoá kinh tế, dù rằng tiến
trình tự do hoá kinh tế có chậm hơn các nước. Khi tự do hoá kinh tế, các doanh nghiệp
thừa hưởng được nhiều lợi thế nhưng đồng thời cũng đứng trước áp lực cạnh tranh và
mối đe doạ rất lớn từ bên ngoài, trong khi Chính phủ không thể tiếp tục bảo hộ hay sử
dụng các công cụ hành chính để che chở cho doanh nghiệp. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, các
doanh nghiệp cần có những biện pháp củng cố khả năng cạnh tranh, đồng thời phải được
trang bị các công cụ phòng hộ hay phòng ngừa rủi ro.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam từng bước thực hiện tự do hoá kinh tế bao gồm
tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư và tự do hoá tài chính. Tiến trình tự do hoá tài
chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hoá lãi suất, tự do hoá tỷ giá hối đoái, tự do hoá các dòng
vốn quốc tế hay tự do hoá tài khoản vốn. Ngoài ra, chúng ta còn chuẩn bị hướng đến tự
do chuyển đổi đồng tiền Việt Nam. Các bước tự do hoá tài chính này vừa tạo ra thời cơ
mới đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh
nghiệp nói riêng. Bấy lâu nay nhờ chính sách can thiệp đúng đắn của Ngân hàng Nhà
nước đã giữ cho lãi suất và tỷ giá hối đoái rất ổn định. Ngoại trừ năm 1998 có sự biến



Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
động mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Vì thế, vấn đề phòng
ngừa rủi ro tỷ giá chưa được nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp quan tâm đúng
mức. Chỉ vài năm trước đây khi giá cà phê biến động mạnh gây thiệt hại nặng cho nông
dân trồng cà phê và thời gian gần đây khi giá vàng biến động mạnh làm đóng băng thị
trường bất động sản, người ta mới bắt đầu quan tâm đến chuyện sử dụng các công cụ như
hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng giao sau (futures) và hợp đồng quyền chọn
(options) để phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Trên thị trường ngoại hối, từ năm 1998 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho
phép sử dụng các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Năm 2002
được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại như
Eximbank, Citi Bank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đưa quyền chọn vào
giao dịch như là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tháng 12 năm 2004, Ngân hàng Á
châu bắt đầu đưa ra sản phẩm mới, đó là quyền chọn vàng nhằm tạo ra một công cụ
phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng. Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết về các công
cụ này còn quá nhiều hạn chế từ phía người cung cấp công cụ (các ngân hàng thương
mại), người sử dụng công cụ (các doanh nghiệp) và cả người hoạch định chính sách
(Ngân hàng Nhà nước) nên hiệu quả sử dụng các công cụ phòng ngừa này chưa cao, thậm
chí chưa thu hút được nhiều người tham gia.
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tự do hoá thương mại và
tự do hoá tài chính. Hội nhập và tự do hoá không phải chỉ có đem lại cơ hội mà còn mang
đến cả thách thức và rủi ro, đặc biệt là rủi ro do biến động tỷ giá. Do vậy, các doanh
nghiệp cần được trang bị các công cụ hay giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bên cạnh
việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Thời gian qua, các công cụ này đã dần dần được đưa
vào sử dụng nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Vậy trong tương lai chúng ta cần hoàn
thiện các giải pháp hay các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào để chuẩn bị hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đó là lý do vì sao đề tài hoàn thiện các giải pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá cần đặt ra. Mặt khác, quỹ thời gian dành cho việc chuẩn bị gia nhập
WTO và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cạn dần cho nên việc hoàn thiện các giải

pháp như vừa nêu trên càng trở nên cấp thiết hơn.

2


Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng các công cụ như hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng hoán đổi (swaps),
hợp đồng giao sau (futures) và hợp đồng quyền chọn (options) để phòng ngừa rủi ro tỷ
giá đã phổ biến ở các nước phát triển từ lâu nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới mẽ. Kể từ
khi chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện năm 1998 đến
nay, các công cụ này vẫn chưa thu hút được sự quan tâm sử dụng của các bên có liên
quan. Một số doanh nghiệp, kể cả các công ty xuất nhập khẩu, vẫn còn xa lạ với các công
cụ này. Một số doanh nghiệp khác, tuy có nhận thức và hiểu biết về các công cụ này,
nhưng lại ít khi sử dụng hoặc giả có sử dụng cũng chưa biết sử dụng như thế nào cho có
hiệu quả. Các ngân hàng thương mại cũng vậy, là nhà cung cấp dịch vụ nhưng các ngân
hàng thương mại còn nhiều lúng túng trong việc thu hút khách hàng sử dụng các công cụ
này. Các nhà hoạch định chính sách vẫn còn nhiều việc, liên quan đến vấn đề này, cần
hoàn thiện hơn mới có thể đưa các chính sách và những quy định của mình vào cuộc
sống.
Đứng trước tình hình như vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài này là tìm cách hoàn
thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm tạo ra và hướng dẫn cho các doanh
nghiệp cách sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong quá trình hội nhập kinh
tế với khu vực và thế giới. Đây cũng là mong muốn của nhóm nghiên cứu nhằm góp phần
củng cố năng lực cạnh tranh và khả năng chịu đựng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam trước sức ép của tự do hoá và hội nhập kinh tế. Mục đích nghiên cứu như vừa xác
định và phát biểu trên đây xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hơn nữa lý luận cũng như thực
tiễn về việc tạo lập và ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vào điều kiện kinh
tế, xã hội và môi trường kinh doanh đặc thù của Việt Nam, một nền kinh tế chuyển đổi và
đang trong thời kỳ chuẩn bị cho hội nhập và tự do hoá kinh tế.

3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu như vừa phát biểu trên đây, đề tài này sẽ lần lượt
trả lời những câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau đây:


Hoạt động của thị trường ngoại hối quan trọng và có liên quan thế nào đến việc

3


Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong
chương 2.


Rủi ro tỷ giá phát sinh và tác động như thế nào trong quá trình hội nhập và tự do
hoá kinh tế? Câu hỏi này được xem xét trả lời trong chương 3.



Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được vấn đề và chuẩn bị đối
phó với rủi ro tỷ giá ra sao? Câu hỏi này được trả lời trong chương 4.



Quá trình sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thời gian qua như
thế nào, xét từ cả ba phía: người cung cấp (các ngân hàng thương mại), người sử
dụng công cụ (các doanh nghiệp) và nhà hoạch định chính sách (Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước)? Câu hỏi này được trả lời trong chương 4.




Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cần được hoàn thiện như thế nào để có thể
nâng cao hiệu quả sử dụng chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế? Câu hỏi này
được kết hợp trả lời trong chương 3 và chương 5.

Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn
đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:


Hệ thống hóa các giao dịch ngoại hối và chỉ ra cách thức sử dụng các giao dịch
này vào mục tiêu đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.



Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.



Điều tra nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá, nhu cầu và khả năng ứng
dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.



Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam
trong thời gian qua, kể từ năm 1998 khi Ngân hàng Nhà nước chính thức cho
phép triển khai.




Hoàn thiện, cả về lý luận và thực hành, việc ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá như là những giải pháp giúp doanh nghiệp tránh thiệt hại và nâng cao
năng lực cạnh tranh.

4


Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về thực hành trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện
và hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Do vậy,
việc đánh giá nhận thức về rủi ro tỷ giá, nhu cầu và khả năng áp dụng các công cụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá rất quan trọng. Để làm điều này, cần thu thập dữ liệu để kiểm định các
giả thuyết liên quan đến nhận thức, nhu cầu và khả năng áp dụng các công cụ phòng ngừa
rủi ro tỷ giá như là bằng chứng trước khi đưa ra kết luận chính thức và đề ra những kiến
nghị thích hợp và khả thi nhằm hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Cuối
cùng, đề tài này chỉ ra các giải pháp và hướng dẫn cho các doanh nghiệp cách thức áp
dụng các giải pháp này vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Như đã chỉ ra trong mục xác định vấn đề nghiên cứu, đề tài nghiên cứu này nhằm hoàn
thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đưa ra những hướng dẫn cụ thể có tính
ứng dụng cho các đối tượng chịu ảnh hưởng lớn của rủi ro tỷ giá, đó là ngân hàng thương
mại và các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu, nên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
thiên về hướng ứng dụng hơn là nghiên cứu lý thuyết. Các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp điều tra chọn mẫu (survey) và khảo sát
ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn chuyên sâu (indepth interview).
Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để điều tra nhận thức và tác động
của rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như đánh giá tình hình sử dụng

các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua. Để thực hiện cuộc
điều tra này, đối tượng tham gia cuộc điều tra được xác định bao gồm các ngân hàng
thương mại và các công ty của Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu. Để tiết kiệm chi
phí điều tra, chỉ phỏng vấn các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
với giả định rằng các doanh nghiệp không đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
cũng có hoàn cảnh và tình hình hoạt động tương tự. Hai cuộc điều tra đã được tiến hành.

5


Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
Cuộc điều tra thứ nhất điều tra toàn bộ các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cuộc điều tra thứ hai điều tra chọn mẫu các doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng trên cùng địa bàn. Danh sách
doanh nghiệp tham gia điều tra sẽ được chọn lọc ra từ danh sách các doanh nghiệp có
đăng ký hoạt động kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh theo
phương pháp lấy mẫu đại diện cho tất cả các ngành kinh doanh.
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu điều tra chọn mẫu, phương pháp khảo sát ý
kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn chuyên sâu cũng được áp dụng để thu thập ý kiến
của những nhà chuyên môn, những nhà nghiên cứu và những nhà thực hành liên quan
đến tác động của rủi ro tỷ giá trong quá trình hội nhập kinh tế và việc sử dụng các công
cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào cho có hiệu quả.
4.3 Mô tả cuộc điều tra khảo sát quan trọng nhất
Hai cuộc điều tra quan trọng nhất đề tài này thực hiện đó là: (1) Điều tra nhận thức và
nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp Việt Nam hiện
tại và trong tương lai khi hội nhập kinh tế quốc tế, (2) Điều tra nhận thức và khả năng
cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam
hiện tại và trong tương lai. Từ đó đưa ra định hướng chiến lược và hoàn thiện các giải
pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị cho doanh nghiệp Việt Nam có thể hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực.

4.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tiến hành khảo sát nhận thức và nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá của hai nhóm đối tượng: (1) Nhóm đối tượng doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, và (2) Nhóm đối tượng ngân hàng thương
mại là người cung cấp dịch vụ và các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên phạm
vị khảo sát chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp và ngân hàng thuộc sở hữu của Việt
Nam. Các ty liên doanh và công ty nước ngoài cũng như các ngân hàng liên doanh và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài không nằm trong phạm vi khảo sát của đề tài này.

6


Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây được bố cục thành 5
chương. Chương 1 giới thiệu công trình nghiên cứu bao gồm các nội dung như lý do
nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu. Chương 2 khảo sát và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động thị
trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối. Chương 3 phân tích nguồn gốc
phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và trình bày các công cụ phòng ngừa
rủi ro tỷ giá được sử dụng ở các nước trên thế giới và khu vực. Chương 4 trình bày kết
quả điều tra nhận thức về rủi ro tỷ giá và thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp và của ngân hàng thương mại từ năm 1998
đến nay. Dựa trên cơ sở kết quả điều tra và đánh giá thực trạng được trình bày trong
chương 4, chương 5 sẽ hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và hướng dẫn
cách thức sử dụng các công cụ này nhằm hạn chế và tránh rủi ro tỷ giá trong quá trình tự
do hoá và hội nhập kinh tế.
6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
Việc nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như

thực tiễn. Về lý luận, đề tài này giúp phân tích và hệ thống hóa nguồn gốc phát sinh và
chỉ ra tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, làm sáng tỏ sự
cần thiết phải áp dụng và chỉ ra một cách có hệ thống các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ
giá nhằm kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, đề tài này còn đóng góp
vào kho tàng lý luận liên quan đến việc vận dụng thành công các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá đã được nghiên cứu và chỉ ra ở các nước phát triển vào thực tiễn đặc thù của
Việt Nam, một nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị
trường.
Về thực tiễn, đề tài này kiểm chứng được những nhận định liên quan đến nhận
thức rủi ro tỷ giá và tình hình áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thời
gian qua. Qua đó đã đánh giá được thực trạng bao gồm những thuận lợi và những trở ngại

7


Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
khi áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá vào thực tiễn Việt Nam. Cuối cùng đề
tài này hoàn thiện hơn các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và hướng dẫn cho các
doanh nghiệp cách thức áp dụng các giải pháp này vào thực tế hoạt động của doanh
nghiệp. Đây cũng là đóng góp quan trọng vào việc củng cố khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam nhằm chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế.
Toàn bộ các nội dung như vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
nghiên cứu của công trình này có thể tóm tắt ở sơ đồ hình vẽ 1.1 dưới đây.

Hình 1.1: Tóm tắt và mô tả nội dung và phương pháp nghiên cứu

Lý do nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu


Khảo sát cơ sở lý thuyết liên quan
đến rủi ro tỷ giá

Khảo sát thực tiễn áp dụng các công
cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Khảo sát kinh nghiệm sử dụng các
giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở
các nước

Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa
rủi ro tỷ giá

8


Chương 2:
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁC CÔNG CỤ
BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ

Chương 2 trình bày và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến các giải pháp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3. Ba vấn đề lớn được
xem xét trong chương này bao gồm tổng quan về thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái và
các giao dịch ngoại hối.
1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.1 Sự cần thiết của thị trường ngoại hối

Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi
ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là

phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương. Khác với nội thương, các giao dịch trong
ngoại thương liên quan đến nhiều loại đồng tiền của nhiều quốc gia khác nhau. Chẳng
hạn, trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ liên quan đến ít nhất hai đồng tiền
là đồng dollar Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VND). Khi xuất khẩu hàng sang Việt Nam,
mục tiêu của các công ty Mỹ là thu về USD, trong khi các công ty nhập khẩu Việt Nam
có đồng VND. Do đó, thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi một cơ chế nào đó
nhằm giúp các công ty Việt Nam đổi VND lấy USD để thanh toán cho các công ty xuất
khẩu ở Mỹ. Mặt khác, khi các công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ hoặc bất kỳ
nước nào khác thường thu về USD, nhưng công ty không thể sử dụng USD mà phải dùng
VND để chi trả lương hoặc thu mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Khi ấy công ty
cần bán USD thu được từ xuất khẩu để lấy VND. Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất
khẩu như mô tả trên đây đòi hỏi phải có một cơ chế nào đó giúp cho các công ty chuyển
từ đồng tiền mình đang có sang đồng tiền khác mình đang cần. Cơ chế đó chính là thị


Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trường ngoại hối (the foreign exchange market).
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và Luật Ngân hàng Nhà nước được bổ
sung sửa đổi năm 2001, khái niệm ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế,
các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu này, ngoại hối được xem xét theo nghĩa hẹp, chỉ gồm có các loại ngoại tệ mà
thôi. Theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán,
trao đổi các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ. Như đã
trình bày, sự ra đời của thị trường này bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của ngoại
thương, do đó, sự phát triển của nó cũng gắn liền với sự phát triển của ngoại thương. Bởi
vậy, chúng ta thấy các trung tâm giao dịch ngoại hối tầm cỡ thế giới như London, New
York và Tokyo hoặc tầm cỡ khu vực như Frankfurt, Zurich ở châu Âu hay Hong Kong,
Singapore ở châu Á, hoặc giả tầm cỡ quốc gia như Sydney, Bangkok, Shanghai, Manila
… đều hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển thịnh vượng của các trung tâm
thương mại sầm uất với đầy đủ các giao dịch buôn bán trong và ngoài nước.

Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường
tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội ở
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế
hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động
xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Thử tưởng tượng, nếu
không có thị trường ngoại hối thì các nhà xuất khẩu sẽ không biết làm gì với số ngoại tệ
mà họ thu được từ xuất khẩu, trong khi các nhà nhập khẩu sẽ không biết làm thế nào để
có ngoại tệ chi trả cho các hợp đồng nhập khẩu.
Kế đến, thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi
ngoại tệ phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu
tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính. Chẳng hạn, một nhà đầu tư Mỹ nhận thấy
rằng lãi suất trên thị trường Việt Nam cao hơn thị trường Thái Lan rất có thể ông ta sẽ rút
vốn từ các hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính ở Bangkok để chuyển sang đầu tư ở
TP.HCM. Khi đó, ông ta có nhu cầu bán đồng baht Thai (THB) và mua đồng Việt Nam
(VND). Làm sao ông ta có thể thỏa mãn nhu cầu đầu tư và khát vọng kiếm tiền của mình
được nếu thiếu cơ chế hữu hiệu cho phép ông ta có thể chuyển đổi THB thành VND, và
ngược lại.
10


Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
Ở các nước phát triển, thị trường ngoại hối còn là nơi cung cấp các công cụ phòng
ngừa rủi ro và đầu cơ tỷ giá. Các công cụ này ngày càng phát triển, từ đơn giản như hợp
đồng kỳ hạn đến các công cụ phức tạp hơn như hợp đồng quyền chọn nhằm hỗ trợ cho
các nhà thương mại và đầu tư công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm ổn định hoạt động
xuất nhập khẩu và đầu tư. Các phần còn lại của chương này và chương sau sẽ xem xét kỹ
hơn về các công phụ hay giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Cuối cùng, thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực
hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Chẳng
hạn, chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thiểu sự

thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ có thể yêu cầu
ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ
vào. Ngược lại, nếu ngoại tệ lên giá quá đáng so với nội tệ đến nổi có thể tạo áp lực mạnh
gây ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách bán
ngoại tệ ra để nâng giá nội tệ lên. Có thể nói thị trường ngoại hối là một cửa ngõ và tỷ giá
hối đoái là một công cụ để ngân hàng trung ương có thể can thiệp nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ của mình.

1.2 Cung và cầu trên thị trường ngoại hối
Như đã nói trong phần 1.1 sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối nhằm đáp ứng
cho nhu cầu giao dịch ngoại tệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Cầu ngoại tệ trên
thị trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần mua trên thị trường ngoại hối.
Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân bao gồm các
nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và của các cá nhân
nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và của
Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá. Cung ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần bán trên thị trường ngoại hối. Cung
ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân bao gồm các nhà
xuất khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và của các cá nhân
nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và của
Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá.
11


×