Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ôn thi Sinh hóa dược cuối kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.35 KB, 3 trang )

Sinh hóa dược cuối kỳ
Kỹ thuật ADN tái tổ hợp
1. Kỹ thuật ADN tái tổ hợp còn được gọi là?  Kỹ thuật di truyền, kỹ thuật gen, tạo dòng
phân tử, tạo dòng gen,…
2. Thành phần nào của tế bào vi khuẩn thường được chọn làm vector?  Plasmid
Cả DNA và plasmid được xử lý bởi cùng một loại enzyme giới hạn.
3. Enzyme nào giúp nối các đầu dính lại với nhau?  Enzyme ligase, tạo thành plasmid
tái tổ hợp
Các enzyme cắt giới hạn thường cắt bên trong phân tử DNA và chỉ cắt khi nhận ra các
trình tự đặc thù khoảng 4 – 6 nucleotide
4. Tại sao gọi là enzyme cắt “giới hạn”? 
5. Ưu điểm của vector plasmid vi khuẩn? 
6. Enzyme giới hạn có tính đặc hiệu loài hay không?  Không. Số lượng và kích thước
đọan cắt dài hay ngắn tùy thuộc vào số lượng điểm giới hạn trên phân tử DNA.
Mỗi dòng tế bào và vi khuẩn đều có hệ thống enzyme cắt hạn chế chuyên biệt, các
enzyme này có khả năng phân biệt DNA của mình và đoạn DNA lạ, do đó nó
không cắt DNA của chính mình hay DNA đã thích nghi với tế bào.
7. Cơ chế hoạt động của Enzyme cắt giới hạn có những kiểu cắt nào?  Cắt tạo đầu dính
(đầu lồi/ đầu so le) và cắt tạo đầu tù (đầu bằng)
– Cắt tạo đầu bằng (Blunt ends): một số RE cắt 2 mạch DNA tại cùng một
điểm. Sau khi cắt, hai đầu bằng sẽ không có khả năng tự kết hợp trở lại. Để
nối chúng lại phải dùng enzyme T4 ligase.
– Cắt tạo đầu dính (cohesive ends): ở một số RE, vị trí cắt lệch nhau trên hai
mạch. Trong trường hợp này, các đầu dính bổ sung có thể bắt cặp trở lại.
8. Các enzyme giới hạn được phân chia thành bao nhiêu loại chính?  Loại I, II, III.
9. Isochizomer là gì?  Những enzyme giới hạn khác nhau nhưng cùng nhận biết cùng cắt
một trình tự nucleotide


10. Nhiệm vụ của enzyme methylase?  Gắn thêm các nhóm -CH3 để tránh bị enzyme giới
hạn cắt; bảo vệ đoạn DNA cần gắn vào.


Taq DNA polymerase (Taq pol) là một loại DNA polymerase chịu nhiệt (M = 65.000 Da)
của vi khuẩn Thermus aquaticus. Enzyme này được dùng để kiểm tra sự có mặt hoặc
không của một gen bằng cách xúc tác cho sự tổng hợp gen đó ở điều kiện in vitro nhờ phản
ứng chuỗi polymerase (PCR)
11. Các enzyme ligase nối các đoạn DNA với nhau bằng liên kết gì?  Liên kết cộng hóa
trị, sử dụng năng lượng ATP.
Bacteriophage T4 DNA ligase
Enzyme này là một chuỗi polypeptide (M = 68.000 Da) xúc tác cho sự tạo thành
liên kết phosphodiester giữa đầu 3’-OH tự do của một phân tử DNA này với đầu cuối 5’PO4 của một phân tử DNA khác. DNA ligase có tác dụng cho cả trường hợp đầu so le lẫn
đầu bằng, tuy nhiên đối với đầu bằng enzyme đòi hỏi nồng độ cao hơn và điều kiện phản
ứng cũng khác.
12. Khi điện di gel, các nucleic acid di chuyển theo chiều nào?  Từ (-) đến (+) do bản
thân nucleic acid tích điện ( - )
13. Chất nhuộm thường được sử dụng trong giai đoạn điện di gel?  Ethidium bromide
(EtBr), phát ra ánh sáng huỳnh quang màu da cam.
14. Những thành phần phản ứng PCR cơ bản cần phải có?  Khuôn DNA; cặp
primers (F và R), Taq pol; 4 loại dNTPs; đệm và các muối khoáng.
15. Nêu các bước trong phản ứng PCR?
 3 bước:
-

B1: Biến tính gen tạo mạch đơn
B2: Các primers (mồi) bám vào mạch đơn theo NTBS
B3: Enzyme Taq Pol hoạt động: tổng hợp mạch DNA mới nối với đoạn primer,
theo chiều của primer
16. Nêu nhiệt độ thực hiện của các bước trên? (độ C)
B1: 94 – 96
B2: 59 – 65
B3: 72 – 80
17. Nhiệt độ hoạt động tối ưu của enzyme Taq Pol?  72oC

18. Cần tối thiểu bao nhiêu Primer để thực hiện PCR  2 primers (xuôi và ngược)


19. Sau tối thiểu bao nhiêu chu kỳ thực hiện PCR thì phân tách được đoạn gen mong
muốn?  3 chu kỳ, tạo được 2 đoạn gen mong muốn
20. Enzyme Taq polymerase thường được lấy từ vi khuẩn nào ?  VK Thermus aquaticus



×