Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PPNCKH NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.23 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-----------  ----------

BÁO CÁO THẢO LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6.
Lớp học phần: 1820SCRE0111.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Minh.

Hà Nội - 2018


Đại học Thương Mại

Chương I: Tổng quan nghiên cứu.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chúng ta đang bước vào thời đại bùng nổ thông tin, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đang bắt đầu diễn ra. Có nhiều cách để tiếp cận thông tin: báo, tạp chí, sách, ti vi, đài… và
hiện nay, truy cập Internet đang được xem là một cách tiếp cận thông tin hữu hiệu. Ngoài việc
mang lại một lượng lớn thông tin thì Internet còn nhiều tác dụng quan trọng khác: giải trí (nghe
nhạc, xem phim, chat, ….), giao lưu trực tuyến … Đối với sinh viên, Internet chính là cầu nối để
tiếp cận với thế giới tri thức một cách khoa học và có hiệu quả vì tiết kiệm thời gian, tiền bạc,
công sức.
Internet hữu dụng như vậy. Nhưng tuy nhiên, một bộ phận lớn sinh viên hiện nay đang sử
dụng Internet chưa thật sự hiệu quả. Số lượng sinh viên sử dụng ngày một tăng nhưng mục đích
sử dụng để tìm kiếm tài liệu hay thu thập thông tin hỗ trợ cho học tập thì rất ít. Hầu như các sinh
viên chỉ dùng Internet như một phương tiện giải trí với các ứng dụng chat, xem phim, nghe nhạc,


chơi game, lướt mạng xã hội… Chính việc sử dụng Internet chưa hợp lý đã làm giảm khả năng
tiếp cận tới những nguồn thông tin bổ ích và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống học tập
và sinh hoạt.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Internet trong cộng đồng sinh viên,
nhóm 6 đã tiến hành khảo sát và phân tích, nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sử dụng Internet của sinh
viên Đại học Thương Mại hiện nay.”
Xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn
chúng tôi trong thời gian học tập. Ngoài ra chúng tôi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên trường
Đại học Thương Mại, đặc biệt là các bạn sinh viên ngành Thương mại Điện tử đã giúp chúng tôi
hoàn thành một số các hạng mục nhằm khảo sát về tình hình sử dụng internet của các bạn hiện
nay.

2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua bài thảo luận, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ cũng như xác định nguyên nhân của
tình trạng trên qua đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để giúp cho việc sử dụng Internet của sinh
viên được hiệu quả hơn.

3. Câu hỏi nghiên cứu.
1.

Mức độ sử dụng Internet của sinh viên như thế nào?

2.

Mục đích sử dụng chủ yếu của sinh viên khi truy cập Internet là gì? Tác hại cũng
như lợi ích của Internet đối với sinh viên Đại học Thương Mại.

2|Trang



Đại học Thương Mại

3.

Làm thế nào để sinh viên sử dụng Internet thực sự hữu hiệu để tìm thông tin nhiều
hơn các mục đích khác?

Chương II: Tổng quan lý thuyết.
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
a) Khái niệm nhu cầu.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi
trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận, là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng
thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống.
b) Khái niệm sinh viên.
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến
thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công
nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
c) Khái niệm Internet.
Internet là “một hệ thống thông tin toàn cầu” gồm các mạng máy tính được liên kết với
nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên
một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn
mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học,
của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
Internet ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1997. Từ đó đến nay, Việt Nam
luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có số người sử dụng Internet tăng nhanh
nhất hằng năm.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện
ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ

tìm kiếm (search engine) và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức
các lớp học online.
Internet chứa một lượng thông tin khổng lồ bao gồm rất nhiều chủ đề. Nó chứa đựng danh
mục của thư viện, bài báo, thông tin tham khảo, thông tin công ty và những ý kiến cá nhân; thông
tin được nhiều nguồn tạo ra, bao gồm các viện hàn lâm, cơ quan chính phủ, tổ chức chuyên
ngành, thông tin thương mại và các cá nhân.
2.2 Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên.
3|Trang


Đại học Thương Mại

Sinh viên sử dụng Internet hiện nay là rất phổ biến và đa dạng, hầu hết dành một lượng
thời gian nhất định và khá cao cho việc sử dụng máy tính và nhất là cho việc truy cập mạng.
a) Nhu cầu giải trí
Giải trí là một trong những nhu cầu thiết yếu bởi đó là một phần không thể thiếu trong
cuộc sống học tập và làm việc sinh viên. Mục đích sử dụng Internet của nhóm này không chỉ để
đáp ứng nhu cầu học tập mà còn là đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, giải trí của bản thân.
Nội dung chủ yếu mà sinh viên thường xuyên lên mạng trong lĩnh vực giải trí vẫn chủ yếu
là nghe nhac, xem phim, chơi games và chat, gửi email…
b) Nhu cầu học tập
Đối với sinh viên, trước đây, việc tìm hiểu những thông tin tài liệu cho các môn học gặp
rất nhiều khó khăn. Do đó việc tìm hiểu tài liệu học tập là một quá trình dài và tốn rất nhiều thời
gian. Ngày nay, việc kết nối mạng Internet đã giúp sinh viên thay đổi về cách học, trở thành
phương tiện giúp tìm kiếm và lưu trữ thông tin cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hiện nay, việc tiếp xúc với Internet đối với sinh không còn xa lạ nữa, nhất là hầu hết các
sinh viên đều có máy tính và nối mạng tại nơi mình ở. Internet trở thành nguồn cung cấp thông
tin chủ yếu cho quá trình học tập và làm việc của hầu hết các sinh viên.
c) Nhu cầu tìm việc làm trên mạng
Tìm kiếm việc làm thông qua các hệ thống tuyển dụng được đăng tải trên mạng Internet

giúp tiết kiệm được kinh phí thời gian và phương tiện đi lại. Đồng thời có thể biết trước được
công việc đó có phù hợp với ngành nghề và khả năng của mình hay không.
2.3 Tác động của Internet đến cuộc sống của sinh viên.
a) Tác động tích cực.
Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu của sinh viên là rất cao, từ nhu cầu học tập, giải trí,
đến các nhu cầu khác như nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu tìm kiếm việc làm…Tất cả những
nhu cầu đó của sinh viên phần lớn được đáp ứng thông qua mạng truyền thông rất mới mẻ và
đang không ngừng phát triển đó chính là hệ thống Internet. Internet cung cấp cho sinh viên
những địa chỉ tìm kiếm với hàng nghìn các nội dung, đề tài để có hiểu biết rộng rãi hơn, sâu sắc
hơn; nắm bắt thông tin nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.
b) Tác động tiêu cực.
Internet đang dần bộc lộ những mặt trái của nó như một công cụ đắc lực cho phép xâm
phạm tình dục, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực, tuyên truyền thông tin sai
lệch… tràn lan trên các trang web. Những điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến đời sống, suy
nghĩ và hành động của rất nhiều sinh viên.
4|Trang


Đại học Thương Mại

Chương III: Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
3.1 Tiếp cận nghiên cứu.
3.1.1 Nghiên cứu định tính.
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng
vấn sâu. Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở, nhấn vào mô tả nhu
cầu và thực trạng sử dụng internet của sinh viên, cụ thể là sinh viên Trường Đại học Thương
Mại, mà người nghiên cứu quan tâm. Những thông tin định tính sẽ được áp dụng để minh
họa thêm cho phần ứng xử thể hiện trong thông tin định lượng.
Nghiên cứu định tính sẽ tập trung vào tìm hiểu và khám phá các vấn đề như: thời gian
sinh viên dành để lên mạng internet, các trang mạng xã hội mà sinh viên thường xuyên sử

dụng, … qua đó tìm hiểu thêm về một số mặt tích cực và tiêu cực khi sử dụng internet. Tiếp
đó, nghiên cứu định lượng sẽ được tiến hành để cung cấp những thông tin trên dưới dạng số
liệu cụ thể.
Nghiên cứu định tính sẽ trả lời những câu hỏi sau:
1. Thời gian sinh viên sử dụng mạng Internet như thế nào và thông qua các
phương tiện điện tử gì?
2. Những trang mạng xã hội nào được ưa chuộng sử dụng?
3. Những nguyên nhân và tần suất khiến sinh viên sử dụng mạng Internet cho
việc học tập?
4. Các hình thức giải trí sinh viên hay sử dụng khi truy cập mạng Internet?
5. Tần suất sử dụng Internet của sinh viên?
6. Ý kiến của sinh viên về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của mạng Internet?
3.1.2 Nghiên cứu định lượng.
Đây là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi dưới dạng viết và trả lời những thông tin
định lượng tương ứng, từ đó chỉ ra những mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin trên diện rộng. Thu
thập thông tin bằng bảng câu hỏi sẽ được tiến hành theo cách: sử dụng bảng câu hỏi trực
tuyến. Kết quả của bảng câu hỏi sẽ cho ra những số liệu cụ thể về những thông tin muốn
nghiên cứu để mô tả toàn cảnh bức tranh về thực trạng và nhu cầu sử dụng Internet của sinh
viên Thương Mại.
-

Biến số độc lập: Tuổi, giới tính, học vấn (ngành học, khoa và năm học) của người
tham gia trả lời.

-

Biến số phụ thuộc: Những yếu tố tác động đến nhu cầu, hiểu biết và xu hướng sử
dụng internet của sinh viên thông qua trả lời thể hiện trong nội dung nghiên cứu.


3.2 Hạn chế và giới hạn.
5|Trang


Đại học Thương Mại

Trong quá trình thực hiện đề tài, do giới hạn về hiểu biết cũng như thời gian và kinh phí, bài
thảo luận còn có những hạn chế sau:
-

Đề tài về Internet không còn mang tính mới mẻ trong giai đoạn hiện nay nhưng
nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu là sinh viên Đại học Thương Mại thì còn chưa
phổ biến.

-

Do chưa có kinh nghiệm cũng như vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài thảo luận
không thể tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót.

-

Do chưa có thời gian nghiên cứu sâu để có cái nhìn tổng quan nên nghiên cứu có thể
sử dụng mẫu câu hỏi chưa thật chi tiết, đầy đủ. Vì vậy, kết quả có thể không phản ánh
được đầy đủ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu.

3.3

Cách chọn mẫu, điều tra.

3.3.1. Ý nghĩa của chọn mẫu.

-

Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi trực
tuyến trên một số đơn vị của tổng thể để tiết kiệm thời gian, chi phí.

-

Từ những đặc điểm của mẫu, ta có thể suy được đặc điểm và tính chất của tổng thể
nghiên cứu.

3.3.2. Các bước chọn mẫu.
a) Xác định tổng thể nghiên cứu
Đề tài hướng tới nghiên cứu tổng thể có giới hạn: số sinh viên Đại học Thương Mại.
b) Đơn vị lấy mẫu.
-

Đơn vị địa lý: Trường Đại học Thương Mại.

-

Cá nhân là sinh viên Đại học Thương Mại.

c) Danh sách nguồn (Khung chọn mẫu):
-

Tổng thể nghiên cứu: sinh viên Đại học Thương Mại.

-

Tuổi: 18-22.


-

Giới tính: Nam, nữ.

-

Ngành học: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ,
Luật, Tài chính ngân hàng, …

d) Xác định kích thước mẫu/ Cỡ mẫu.
Lấy độ tin cậy là 95% với giá trị z tương ứng là 1,96, sai số cho phép là nằm trong
khoảng 5%. Giả định lớn nhất có thể xảy ra là . Cỡ mẫu sẽ được tính là:
6|Trang


Đại học Thương Mại

e) Xác định phương pháp chọn mẫu.
Tổng thể nghiên cứu là sinh viên Đại học Thương Mại, rất tiện lợi để tiếp cận. Do đó,
có thể tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Phương pháp chọn mẫu
phi ngẫu nhiên). Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì có thể chuyển sang đối tượng
sinh viên khác. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong
quá trình thu thập dữ liệu.
f) Tiến hành chọn mẫu và điều tra.
Do hạn chế về thời gian và chi phí nên nhóm chỉ có thể tiến hành khảo sát trên 154 sinh
viên thuộc Đại học Thương Mại.
Tất cả 154 mẫu khảo sát được tiến hành trực tuyến, thông qua công cụ Google Forms,
và trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, …


7|Trang


Đại học Thương Mại

Chương IV: Phân tích dữ liệu
4.1 Mục đích và nội dung truy cập Internet.
Internet đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Phần đông sinh viên tham
gia khảo sát đều cho rằng Internet là cần thiết cho cuộc sống của họ. Vậy mục đích và nội
dung truy cập Internet của sinh viên đại học Thương Mại là gì?
Giới tính

Tổng

Mục đích

Nam
Nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Học tập
23
65.71
92
77.31
115

74.68
Giải trí
34
97.14
83
69.75
117
75.97
Làm việc
1
2.86
4
3.36
5
3.25
Tìm kiếm việc làm
3
8.57
5
4.20
8
5.19
Khác
0
0
1
0.84
1
0.65
Với câu hỏi nhiều lựa chọn này, có thể thấy, mục đích vào mạng Internet để phục vụ

cho hoạt động học tập và giải trí của sinh viên được xem là mục đích chính. Trong tổng số
154 người tham gia trả lời có đến 117 ý kiến chọn giải trí, chiếm 75,97%. Con số này cũng
không phải là lạ khi khoa học và công nghệ phát triển từng ngày từng giờ, càng ngày càng
có nhiều các hình thức giải trí đa dạng, hấp dẫn như: xem phim, nghe nhạc, liên lạc bạn bè
… Chính vì vậy, Internet trở thành một nơi “ưu tiên” khi nghĩ đến việc giải trí sau những
giờ học và làm việc căng thẳng.
Bên cạnh đó nhu cầu vào mạng Internet để học tập cũng chiếm tỷ lệ cao với 74,68%.
Hầu hết sinh viên đến học tại trường Đại học Thương Mại là những người ở khắp mọi miền
đất nước, phải sống tự lập xa gia đình người thân, do đó sự kiểm soát của gia đình, nhà
trường không còn chặt chẽ như trước nữa. Tự ý thức và có trách nhiệm với việc học tập của
mình là điều mọi người đều nhận thấy đối với mọi sinh viên. Với mạng lưới tìm kiếm rộng
lớn cùng hàng ngàn tài liệu, Internet đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu ấy một cách nhanh
chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí đi lại.
Bên cạnh hai mục đích chính khi vào mạng Internet là học tập và giải trí, tìm kiếm
việc làm và làm việc cũng được một số người quan tâm tìm hiểu, chiếm 4,2% và 3,4%. Các
hoạt động khác khi vào mạng Internet của sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,84%.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy sự khác biệt trong mục đích tham gia vào mạng
Internet theo giới tính. Đa số nữ vào mạng Internet với mục đích học tập với 92 ý kiến người
tham gia trả lời chiếm 77,31%. Trong khi đó chỉ có 65,7% nam giới trả lời vào mạng với
mục đích học tập. Đối với mục đích vào mạng để giải trí thì hoàn toàn ngược lại với tỷ lệ ở
nam là 97,14% và nữ là 69,75%. Từ đó có thể thấy nam sinh có xu hướng giải trí trên mạng
cao hơn nữ sinh.
8|Trang


Đại học Thương Mại

4.2 Mức độ truy cập Internet thường xuyên của sinh viên.
Thời gian


Nam

Nữ

Số lượng
%
Số lượng
%
<1h
1
0.65
0
0
1-3h
6
3.9
27
17.53
3-5h
13
8.44
45
29.22
>5h
15
9.74
47
30.52
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, với nhu cầu sử dụng Internet ngày càng lớn như
hiện nay, sinh viên ngày càng dành nhiều thời gian cho việc truy cập mạng, có thể nhận thấy

họ truy cập rất thường xuyên mỗi ngày. Khi tìm hiểu về mức độ vào mạng Internet của
người tham gia trả lời, số lượng sinh viên dành thời gian dưới một giờ để vào mạng là rất
thấp và gần như không có. Thời gian sử dụng Internet chủ yếu của sinh viên là 3-5 giờ hoặc
trên 5 giờ một ngày.
Phân tích tần suất sử dụng Internet theo giới tính, nghiên cứu này cho thấy tuy số
lượng các bạn sinh viên nam tham gia nghiên cứu không nhiều nhưng nhìn chung tần suất sử
dụng Internet của các bạn khá cao vì có thể là do đặc tính của nam giới nói chung và của
sinh viên nam nói riêng quan tâm và yêu thích công nghệ. Mặt khác đặc tính thích khám phá
của nam giới cũng có thể là một lí do.
Sinh viên khóa
Thời gian

I
II
III
IV
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng % Số lượng
%
<1h
1
0.8
0
0
0
0
0

0
1-3h
15
12.4
1
4.8
0
0
1
12.5
3-5h
21
17.4
9
42.9
3
75
1
12.5
>5h
41
33.9
11
52.4
1
25
6
75
Nhu cầu vào mạng của sinh viên các khóa không có nhiều sự khác biệt bởi sinh viên
năm nào cũng có nhiều nhu cầu về việc tìm tài liệu phục vụ học tập, giải trí. Tỉ lệ sinh viên

năm 3, năm 4 có nhu cầu sử dụng Internet cao, điều này dễ hiểu vì nhu cầu sử dụng Internet
của những sinh viên năm cuối cho việc học tập và tìm kiếm việc làm nhiều hơn sinh viên
năm đầu. Mặt khác qua quan sát cũng có thể nhận thấy rằng những sinh viên sắp ra trường tự
trang bị hoặc được gia đình trang bị máy tính cá nhân nhiều hơn những sinh viên mới.
4.3 Phương tiện truy cập Internet của sinh viên.
Hiện nay có rất nhiều phương tiện để truy cập Internet. Kết quả khảo sát cho thấy
phương tiện sinh viên dùng để tiếp cận Internet phổ biến nhất là điện thoại với tỷ lệ 86,63%
do điện thoại thuận tiện với nhiều tính năng hữu ích, dễ mang theo… Máy tính cá nhân
chiếm tỷ lệ không nhỏ với 46,1%. Với phương tiện sử dụng là các máy tính tại quán Internet,
tỷ lệ này rất thấp (7,14%) do tốn thời gian và chi phí trong mỗi lần sử dụng …
9|Trang


Đại học Thương Mại

Về số lượng phương tiện, thiết bị tiếp cận internet, có những sinh viên dùng đến 3
loại khác nhau nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Đa số các sinh viên thường xuyên sử dụng một hoặc
hai thiết bị để truy cập Internet với tỉ lệ 64,3% sử dụng một thiết bị và 31,2% sử dụng hai
thiết bị.
Nhìn chung giới sinh viên ngày nay, cụ thể là sinh viên Đại học Thương Mại có rất
nhiều phương tiện, công cụ để tiếp cận Internet. Điều này là một thuận lợi với sinh viên nếu
sinh viên biết tận dụng cơ hội này để nâng cao kiến thức, ngược lại trong môi trường này
nếu sinh viên lạm dụng Internet có thể dẫn đến những hậu quả liên quan đến kết quả học tập,
thậm chí cả sức khỏe...
4.4 Địa điểm truy cập Internet.
Từ kết quả khảo sát cho thấy sinh viên phần lớn truy cập vào mạng Internet tại nhà
với tỉ lệ 50,65%. Hiện nay việc lắp đặt mạng Internet tại nhà đang trở nên rất phổ biến và
tiện lợi. Trong cuộc sống hiện đại, việc lắp đặt mạng với chi phí hợp lí giúp chúng ta dễ dàng
làm việc, tìm hiểu thông tin, giải trí… mà không phải đi ra tiệm Internet hay bất kì nơi đâu.
Bên cạnh đó, truy cập Internet ở mọi nơi cũng chiếm tỉ lệ cao 47.40%. Các bạn sinh viên ưa

thích sự nhanh chóng và thuận tiện nên thường chọn cách truy cập mạng Internet ở mọi nơi
bằng cách đăng kí các gói mạng 3G, 4G… Còn tỉ lệ truy cập mạng tại trường học và tiệm
Internet là rất thấp.
4.5 Nhu cầu học tập trên Internet của sinh viên.

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy thời gian sinh viên dành cho việc học tập rơi vào
khoảng từ 30 phút cho đến 2 giờ. Số lượng sinh viên truy cập mạng Internet chỉ khi giáo
viên yêu cầu khá ít, khoảng 5,85%. Phần lớn sinh viên truy cập internet dành cho việc học
tập khi làm bài thảo luận, tiểu luận, luận văn. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng mạng Internet
để có thể tham khảo, tìm kiếm các tài liệu, học online… Có thể thấy, sinh viên Đại học
Thương Mại đã có ý thức tự giác rất cao trong việc học và tự học trên Internet.

10 | T r a n g


Đại học Thương Mại

Mức độ sử dụng Internet cho việc tìm tài liệu tham khảo cho các môn học trên lớp
khá cao, chỉ có 5,19% người tham gia khảo sát chọn chưa bao giờ, 48,7% chọn thỉnh thoảng
và 39,61% chọn thường xuyên. Việc trao đổi học tập trên mạng Internet diễn ra thường
xuyên với các diễn đàn, group trao đổi nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí đi lại.
Internet cũng được coi là một thư viện khổng lồ với hàng ngàn hàng vạn tài liệu hữu ích cho
việc phục vụ viết luận văn và thảo luận. Tuy nhiên, đôi khi việc phụ thuộc vào các trang trao
đổi và các tài liệu sẵn có làm cho sinh viên lười suy nghĩ. Mặt khác, các tài liệu mang tính
phản cảm luôn tồn tại song song, chỉ cần phạm một sai lầm nhỏ họ có thể bị cám dỗ, làm sai
lệch về suy nghĩ, nhận thức cũng như đạo đức, lối sống.
4.6 Nhu cầu giải trí trên Internet của sinh viên.
Có thể nhận thấy, so với học tập, thời gian sinh viên dùng cho mục đích giải trí trên
mạng Internet khá nhiều. Có đến 53/154 sinh viên dùng đến hơn 3 giờ đồng hồ cho việc vui
chơi giải trí. Trong khi đó, việc học tập trong hơn 3 giờ chỉ chiếm một phần khiêm tốn:

13/154 sinh viên. Khoảng thời gian giải trí từ 1 – 2 giờ là khá hợp lý với 50/154 sinh viên
khi vừa giải tỏa được căng thẳng vừa không bị mất thời gian sa đà vào các cám dỗ của
Internet. Hình thức giải trí chủ yếu của sinh viên là nghe nhạc, xem phim và trò chuyện trên
các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… Khảo sát cho thấy có 139/154
sinh viên thường xuyên truy cập mạng xã hội Facebook. Số lượng sinh viên chơi game trên
Internet cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các hình thức khác như đọc truyện, viết blog … không
nhiều, chỉ có 15 sinh viên.
4.7 Tác động của Internet đối với sinh viên.
Dựa vào biểu đồ, có thể thấy có 9,09% lượng sinh viên cho rằng Internet tác động rất
tích cực vào việc đời sống của họ như: giảm stress, thêm kiến thức, kết thêm nhiều bạn bè và
kiếm thêm thu nhập. Nhưng trong khi đó có tới 90,9 % sinh viên lại cho rằng việc sử dụng
internet không phải lúc nào cũng có ích. Vậy nguyên nhân của mặt tiêu cực là do đâu?
Khảo sát cho thấy, có đến 125/154 sinh viên cho rằng Internet tốn khá nhiều thời
gian. Việc này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi mà ngày nay trên Internet có quá nhiều cám dỗ
đối với tầng lớp trẻ: mạng xã hội, games, xem phim, đọc truyện … Với khả năng cung cấp
mọi dịch vụ cùng việc tự do truy cập, Internet đã trở thành một địa điểm ảo tiềm ẩn nhiều
nguy hại. Trong khi đó, hầu hết các sinh viên đều xa nhà, ở trọ hoặc kí túc xá, nơi mà rất ít
hoặc hầu như không có người quan tâm và quản lý về vấn đề học tập. Một bộ phận sinh viên
tham gia khảo sát thừa nhận, Internet đã khiến họ bị nghiện game, tiếp cận các trang web
đen, từ đó gây nên nhiều hệ quả như bỏ học, trốn tiết, gia tăng các hành vi phạm tội …
4.8 Kết luận.
Từ kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu này rút ra một vài kết luận sau:
11 | T r a n g


Đại học Thương Mại

Sinh viên trường Đại học Thương Mại tiếp cận Internet khá nhiều xét về thời lượng
truy cập lẫn tần suất truy cập cùng nhiều mục đích khác nhau như học tập, cập nhật tin tức,
liên lạc, … Qua đó có thể thấy, Internet rất cần thiết đối với sinh viên với vai trò hỗ trợ học

tập, giải trí, và sự cần thiết cũng được sinh viên công nhận với tỉ lệ rất cao. Có được như thế
nhờ vào tình hình phát triển công nghệ của ngành viễn thông nói chung và việc phát triển
ứng dụng công nghệ viễn thông ở khu vực trường Đại học Thương Mại nói riêng.
Về tác động của Internet, nghiên cứu này cho thấy Internet mang lại những tác động
tích cực nhiều hơn là tiêu cực khi xét về bình diện chung dựa trên trải nghiệm và nhận thức
của sinh viên. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tính chất của tác động, kết quả nghiên cứu cho thấy
việc truy cập Internet quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho đời sống học tập
và sinh hoạt của sinh viên. Đây là một điều đáng lo ngại và vì thế cần có sự điều chỉnh để
hạn chế mặt tiêu cực này của Internet. Về phía nhà trường, cần sự quan tâm của nhà trường,
ban quản lí kí túc xá trong việc tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm soát (trong phạm vi có thể)
về việc sử dụng Internet hiệu quả cho sinh viên. Về phía sinh viên, cần có sự tự giác điều
chỉnh thích hợp sao cho phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực
của Internet, đặc biệt đối với việc học tập.

Tài liệu tham khảo
12 | T r a n g


Đại học Thương Mại

1. Đinh Văn Sơn, Vũ Mạnh Chiến và các tác giả (2015), Giáo trình
PP nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
2. Trường Đại học Thương Mại, bài giảng môn Phương pháp
nghiên cứu khoa học.
3. Trần Minh Trí, Đỗ Minh Hoàng, Thực trạng sử dụng Internet và
những tác động của Internet đến sinh viên trường đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Tuyết, Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh
viên hiện nay.
5. Tống Thị Thu Hương, Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh

viên trường FPT.
6. Trần Phương Thùy, Nghiên cứu hành vi sử dụng mạng Internet
của thanh thiếu niên Hà Nội.
7. PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà, Hoạt động sử dụng mạng Internet
của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn.

13 | T r a n g


Đại học Thương Mại

Danh sách thành viên nhóm 6
STT
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60

Họ và tên
Trần Ngọc Sang
Nguyễn Tài Thăng
Nông Văn Thắng
Đào Thị Thảo
Ngô Thị Thanh Thảo

Vũ Thanh Thảo
Nguyễn Đức Thịnh
Tống Thị Minh Thư
Phí Thị Thúy
Vương Thị Thúy

Đánh giá
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A

Thư ký

Nhóm trưởng

Ngô Thị Thanh Thảo

Tống Thị Minh Thư


Mẫu khảo sát nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên
A. Thông tin cá nhân.
1. Họ và tên:

2. Giới tính:
Nam
3. Bạn là sinh viên năm:
1
2
B. Thông tin khảo sát.
1. Bạn thường lên mạng ở đâu? (Chọn 1 đáp án)
2.
3.
4.

5.

Nữ
3

4

Tại nhà
Tại quán net
Ở trường
Mọi nơi
Bạn sử dụng phương tiện gì để vào mạng? (Có thể chọn nhiều đáp án)
Máy tính cá nhân
Điện thoại
Quán net
Bạn dành bao nhiêu thời gian để truy cập Internet trong một ngày?
Dưới 1h
1 – 3h
3 – 5h

Trên 5h
Mục đích truy cập Internet của bạn? (Có thể chọn nhiều đáp án)
Học tập
Giải trí
Tìm kiếm việc làm
Khác: .............................................
Bạn dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để sử dụng Internet cho mục đích học

tập?
Dưới 30 phút
30ph – 1h
1 – 2h
2 – 3h
Trên 3h
6. Bạn truy cập mạng để học tập khi (Có thể chọn nhiều đáp án)
Giáo viên yêu cầu.
Cần tài liệu làm luận văn, tiểu luận.
Học nhóm.
Lúc nào cần thì truy cập.
Mục khác: ..........................................................................................................
7. Bạn vào mạng cho các mục đích học tập dưới đây như thế nào? (Đánh dấu X)
Chưa
bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường
xuyên


Chưa
bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường
xuyên

Tìm kiếm tài liệu tham
khảo cho các môn học.
Phục vụ viết luận văn,
tiểu luận.

Trao đổi học tập qua
qua group, email,
mạng xã hội.
Khác: ………….........
……………………

8. Bạn dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để sử dụng Internet cho mục đích giải
trí?
Dưới 30 phút

30ph – 1h

1 – 2h


2 – 3h

Trên 3h


9. Hình thức giải trí mà bạn thường sử dụng? (có thể chọn nhiều đáp án)

Chơi game
Xem phim
Chat
Viết Blog
Nghe nhạc
Đọc báo
Khác: ..................................................................................................................
10. Mạng xã hội mà bạn sử dụng: (Đánh dấu X)
Chưa bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường
xuyên

Facebook
Zalo
Instagram
Twitter
Khác: ……….
11. Theo bạn, Internet đóng vai trò trong cuộc sống của bạn như thế nào?

Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết lắm
Hoàn toàn không cần thiết
12. Bạn đánh giá tác động của Internet đối với đời sống sinh viên như thế nào?
Tích cực
Tiêu cực
Vừa tích cực vừa tiêu cực
13. Việc vào mạng Internet để giải trí có ảnh hưởng tích cực tới bạn như thế nào? (Có thể
chọn nhiều đáp án)
Giảm stress
Thêm kiến thức
Kết thêm bạn bè
Kiếm thêm thu nhập
14. Việc vào mạng Internet để giải trí có ảnh hưởng tiêu cực đến bạn như thế nào? (Có
thể chọn nhiều đáp án).
Tốn nhiều thời gian
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Dễ bị ảnh hưởng bởi các trang web không lành mạnh
Nghiện các trò chơi điện tử trên mạng
Bỏ học, trốn tiết
Mục khác: ..........................................................................................................



×