Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN “Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học tiếng anh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.97 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Thành phố Điện Biên Phủ.
Tên tác giả sáng kiến: Cao Văn Tình.
Ngày sinh: 29/04/1974
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bế Văn Đàn – Thành phố Điện Biên
Phủ.
Chức vụ: Giáo viên.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm tiếng Anh.
I. Đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong
giờ học tiếng Anh”.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn tiếng Anh Tiểu học.
II. Mô tả giải pháp:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ưu điểm: Từ trước đến nay như quan niệm của người Việt Nam nói
chung là muốn đưa học sinh vào khuôn khổ, nền nếp để cho học tập được hiệu
quả cho nên ta luôn có câu “học thì phải ra học, mà chơi thì ra chơi” Ý người nói
ỏ đây là không thể vừa chơi vừa học được, vì làm việc như vậy thì hiệu quả sẽ
không cao, mà vừa học vừa chơi thì kết quả đem lại sẽ thấp. Nhưng theo nghiên
cứu của Maley, A. (1999) cho thấy vai trò quan trọng nhất của trò chơi là góp
phần vào sự phát triển của trẻ, từ tính cách, kiến thức về thế giới đến các mối
quan hệ xung quanh. Thông qua trò chơi trẻ trải nghiệm, khám phá và tương tác
với môi trường. ít nhiều nó đã làm thay đổi những nếp nghĩ mang tính truyền
thống vì trong tính cách của con trẻ vẫn còn ảnh hưởng suy nghĩ học và chơichơi mà học và cũng làm ấm lên không khí của lớp học tiếng Anh, mang lại hào

1


hứng cho người học giảm bớt những căng thẳng của giờ học mà giúp cho học


sinh thoải mái và dễ học hơn
Tồn tại: Trong thực tế nhiều thầy cô giáo vẫn quá coi trọng tính nghiêm
túc trong tiết dạy mà không bố trí các trò chơi đan xen vào các tiết dạy và cho
rằng học tập phải nghiêm túc, lớp học phải trật tự nên các lớp có các hoạt động,
trò chơi thường các lớp đó sẽ ồn ào ảnh hưởng đến công việc học tập của các lớp
khác, giáo viên sẽ khó kiểm soát học sinh hơn, và thời gian dành cho các hoạt
động đó thường kéo dài.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Tìm ra phương pháp : “Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học
tập cho học sinh trong giờ học tiếng Anh”.
Áp dụng vào các hoạt động kiểm tra bài cũ, hoạt động tìm hiểu bài, hoạt động
luyện tập kiến thức mới và mở rộng phạm vi kiến thức cho học sinh. Hơn thế
nữa là một trong những hoạt động mang lại không khí vui tươi cho lớp học và
khơi nguồn cảm hứng cho học sinh trong các giờ học tiếp theo.
Thực hiện sáng kiến này, bản thân có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ
chức một số trò chơi cho học sinh trong giờ học tiếng Anh, nâng cao tính tổ
chức, tự chủ, chủ động trong giờ học từ đó là cơ sở để tôi dạy tốt môn tiếng Anh
góp phần nâng cao chất lượng học sinh
b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
Sáng kiến mang nhiều tính mới cả về nội dung và hình thức. Nó giúp các
em đã có kỹ năng tổ chức, thiết kế các hoạt đông thông qua các nội dung trong
sách giáo khoa, các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, đặc biệt là cách làm việc
đồng đội, theo nhóm để tăng tính cộng đồng trong các hoạt động học, tăng tính
đoàn kết, tính kỷ luật trong quá trình học tập. Các em luôn có sự chuẩn bị trước
khi vào bài học mới, và cảm giác thoải mái nhẹ nhàng sau mỗi tiết học
Các em đã tích cực hơn trong việc học tập, việc chuẩn bị bài, và luôn
hăng hái, tự tin tham gia các hoạt động học tập, chủ động tham gia các yêu cầu

2



của giáo viên đưa ra trong tiết học tiếng Anh và các tình huống giao tiếp đơn
giản trong cuộc sống và ngoài xã hội.
Sáng kiến góp phần giúp giáo viên có được những nhận thức mới bên
cạnh phương pháp dạy học truyền thống và khả năng tổ chức linh hoạt trong mỗi
tiết dạy tiếng Anh trong giờ học tiếng.
c. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp (có nội dung trong phần báo cáo
tóm tắt sáng kiến)
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này áp dụng thiết thực cho học sinh lớp 3, 4 và 5 khi tham gia
các hoạt động có tính luyện tập mở rộng, nâng cao hoặc kiểm tra sau mỗi đơn vị
ngôn ngữ, bài học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu đựơc do áp dụng của
giải pháp
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã vận dụng những phương pháp
đổi mới và đan xen vào đó là một số các hoạt động trò chơi vừa mang tính củng
cố vừa mang tính kiểm tra kiến thức đã học. Kết quả bước đầu cho thấy học sinh
hiểu rõ hơn, và nói được những câu thông dụng, hăng hái học tập không khí lớp
học sôi nổi, học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, trong giờ học hăng hái tham
gia các hoạt động của lớp, tự tin trong học tập và giao tiếp với bạn bè, có tính kỷ
luật cao, khắc phục tình trạng vô kỷ luật trong giờ học, nâng cao tính tự tin trong
giao tiếp và khả năng làm việc theo nhóm. Hơn thế nữa tôi như cảm thấy mình
đã đưa các em đến một niềm đam mê mới, thích học môn tiếng Anh như em Đạt,
Ngọc... ở lớp 5A4 (Không dùng trò chơi trong lớp học sẽ lấy đi của trẻ công cụ
cần thiết để hiểu thế giới - Lời mở đầu của Maley, A. 1999)
Học sinh nắm chắc các kiến thức và vận dụng khi luyện tập. Tạo sự thi
đua lành mạnh trong học tập, Bước đầu làm quen với cách làm việc mang tính
cộng đồng.
Kết hợp hài hòa phương pháp tổ chức nội dung và hoạt động tạo sự ăn khớp

nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh để tạo ra một môi trường học tiếng Anh

3


sôi nổi, đa dạng trong mỗi tiết học tạo cho các em hứng thú trong học tập đồng
thời các em yêu thích học môn tiếng Anh hơn hẳn.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điện Biên, ngày 2 tháng 4 năm 2018
Người nộp đơn

Cao Văn Tình

4


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Điện Biên, ngày 2 tháng 4 năm 2018
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, BẢN CHẤT, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến “Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học
sinh trong giờ học tiếng Anh”.
Tên cá nhân thực hiện: Cao Văn Tình.
Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 5/9/2017 đến ngày
9/4/2018.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Từ những năm tháng đầu đời trẻ em đã quen thuộc với trò chơi và bài hát.
Bố mẹ và người thân luôn tìm cách nói chuyện với trẻ, chơi với trẻ, và sắm cho

trẻ những đồ chơi để chơi những trò chơi đơn giản đầu đời. Nhiều khi những đồ
chơi, trò chơi thời thơ ấu ấy đã in đậm trong tâm trí các em và là những dấu khó
phai mờ, trẻ học từ những hoạt động thân quen đó. Dần đến lứa tuổi tiểu học,
phần lớn thời gian của trẻ vẫn là chơi và nghêu ngao hát. Do đó các phương
pháp dạy trẻ ở giai đoạn này cần có những đặc thù riêng. Việc dạy tiếng Anh
cũng vậy, phát huy tính năng tự nhiên của trò chơi, trong các hoạt động của tiết
dạy ngoại ngữ là cần thiết trong việc đáp ứng yếu tố “chơi để học” là chính
(Nguyễn Quốc Hùng, 2010). Tính tò mò của trẻ được đáp ứng trọn vẹn khi trẻ
tham gia vào các trò chơi. Bên cạnh đó đặc điểm cuốn chiếu trong thiết kế nội
dung của giáo trình được thỏa mãn khi giáo viên dùng bài hát, trò chơi để củng
cố ngôn ngữ đã học. Theo ông Hùng việc sử dụng bài hát, trò chơi là thông minh
vì chỉ có loại hình này giáo viên mới có thể nhắc lại rất nhiều lần và một vài yếu

5


tố mà không nhàm chán nhờ giai điệu của bản nhạc và tính linh hoạt trong mỗi
hoạt động của trò chơi
Lợi ích của mỗi trò chơi và bài hát, cách thiết kế chúng thành những hoạt
động chính của những tiết học, những điểm cần lưu ý để vận dụng thành công
trong các trò chơi và các bài hát là những yếu tố quan trọng mà giáo viên dạy
tiếng Anh ở bậc tiểu học cần được trang bị khi học về giáo học pháp. Như vậy
mỗi hoạt động, hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động trong thời kỳ này là rất
quan trọng, nó phần nào tạo nên tính cách (sáng tạo, kỷ luật, tổ chức hay vô tổ
chức, vô kỷ luật …) hình thành và phát triển kỹ năng, phong cách làm việc
nhóm và năng lực tổ chức cho trẻ và là tiền đề cho các em nâng cao kiến thức,
kỹ năng sống và hứng thú trong việc học ngoại ngữ. Nắm vững kiến thức
chương trình và tạo một nền móng kiến thức tốt cho các cấp học sau này
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Phạm vi nghiên cứu học sinh tiểu học Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

nghiên cứu tập trung ở hai lớp mà bản thân tôi đang dạy đó là: lớp 5A4 và 5A5
Trường tiểu học Bế Văn Đàn (với 82 học sinh)
3. Mô tả sáng kiến:
a. Cơ sở lý luận:
Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên.”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định
số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của

6


học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp
tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Như chúng ta đã biết giá trị sư phạm của trò chơi trong việc dạy ngôn
ngữ đã được nhiều tài liệu đề cập. Theo Maley, A. (1999) vai trò quan trọng nhất
của trò chơi là góp phần vào sự phát triển của trẻ, từ tính cách, kiến thức về thế
giới đến các mối quan hệ xung quanh
Tạo động cơ học tập một cách tự nhiên là lợi ích không thể phủ nhận của

trò chơi trong tiết học tiếng Anh (Phillip, S., 1993; Maley, A., 1999; Bristish
council, 2009). Đối với trẻ em, trò chơi tạo ra sức cuốn hút rất lớn. Trẻ em thích
trò chơi nên việc chú tâm vào trò chơi thực sự giúp chúng học tốt hơn. Trò chơi
đảm bảo người chơi giao tiếp với nhau, và mối giao tiếp này thường thể hiện
bằng ngôn ngữ. Vì vậy mục đích sử dụng tiếng Anh ngay lập tức được trẻ đáp
ứng. Trẻ, thậm chí trẻ thụ động, có lý do dùng tiếng Anh để giao tiếp để tham gia
trò chơi. Ngữ cảnh trò chơi hữu dụngdối với trẻ, mang ngôn ngữ vào cuộc sống
của trẻ (Maley, A., 1999)
Trò chơi tiếng Anh giúp trẻ phát triển khả năng hợp tác và tính cạnh tranh
trong học tập (Phillips, S. 1993; Maley A., 1999). – hai yếu tố rất cần thiết trong
quá trình học tập của trẻ. Khi tham gia vào một trò chơi, trẻ em vừa có thể hợp
tác vừa cạnh tranh quyết liệt. Phần lớn trò chơi đòi hỏi trẻ phải hợp tác với bạn
trong đội để hoàn thành mục tiêu trong thời gian nhanh nhất và kết quả tốt nhất;
vì vậy đây là hoạt động hoàn hảo để rèn luyện tinh thần hợp tác trong học tập từ
nhỏ cho học sinh. Ngoài ra, trong các trò chơi không thể thiếu sự cạnh tranh, có
người thắng, người thua; và trẻ em cũng thể hiện điều này rõ ràng nhất khi chơi
một trò chơi ngôn ngữ. Điểm đặc biệt đối với trò chơi tiếng Anh là tuy có trẻ là
người thua nhưng thực sự những trẻ đó cũng là người chiến thắng – chiến thắng
bản thân; trẻ vận dụng tiếng Anh khi tham gia trò chơi, năng động trong học tập
và hợp tác với đồng đội.

7


Trò chơi là một hoạt động kích thích sự sáng tạo của trẻ em (Maley, A.,
1999); NXB giáo dục, 2008. Để chiến thắng một trò chơi, trẻ phải nhanh và
nhạy trẻ phải thể hiện tính sang tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ vừa mới học.
ngoài ra sự sang tạo trong việc đưa ra luật chơi, phân chia công việc của từng
thành viên, tìm cách giải quyết vấn đề, hoặc đề nghị những cách chơi mới hấp
dẫn hơn,… sẽ được trẻ vận dụng thành thục. Lý do cơ bản là trẻ quen thuộc khi

tham gia trò chơi đó là việc làm mang tính tự nhiên trong chuỗi hoạt động hàng
ngày của trẻ. Ngoài ra trẻ có khả năng tạo ra những trò chơi mới, đóng vai trò
chủ động trong giờ học, dẫn dắt những hoạt động trong lớp học. Đây thực sự là
lợi ích cần phát huy của hoạt động trò chơi trong giờ học.
Trò chơi còn tạo ngữ cảnh lặp lại ngôn ngữ và gắn kết ngôn ngữ ( Maley,
A., 1999). Trò chơi trong tiết học không chỉ đơn thuần là để thư giãn. Nó rất
quan trọng trong vấn đề khắc sâu kiến thức trẻ vừa học được một cách hiệu quả
NXB giáo dục, 2008. Trò chơi tiếng Anh mang lại cho trẻ cơ hội nhắc lại nội
dung đã học, ví dụ như từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, trong bối cảnh có ý nghĩa và
giống với thực tế, giúp trẻ liên kết các kiến thức ngôn ngữ đã tiếp thu hướng đến
mục tiêu cuối cùng của trò chơi. Trò chơi hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò là
hoạt động củng cố cuối tiết học tiếng Anh
- Các loại trò chơi cho trẻ em
Dựa vào đặc thù của các trò chơi ngôn ngữ, (Maley, A., 1999) Đã nhóm
các trò chơi như sau
1. Trò chơi vận động

6. Trò chơi đoán

2. Trò chơi dùng thẻ.

7. Trò chơi đóng vai

3. Trò chơi có bàn cờ

8. Trò chơi với nhạc

4. Trò chơi dùng xúc xắc

9. Trò chơi đồng đội


5. Trò chơi vẽ tranh

10. Trò chơi từ vựng

c. Thiết kế trò chơi ngôn ngữ vào tiết dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học
- Yếu tố tiên quyết của một trò chơi ngôn ngữ là phải vui, lôi cuốn trẻ em tham
gia. Trò chơi trong tiết học tiếng Anh ở bậc tiểu học phải tạo cơ hội cho trẻ tiếp
thu ngôn ngữ một cách tự nhiên, không còn mang nặng tâm lý học mà “chơi là

8


chính”. Vì vậy một trò chơi ngôn ngữ nhàm chán sẽ không đạt được mục tiêu
này.
- Kỹ năng chiến lược thứ hai là mục đích của trò chơi – ngôn ngữ phải là công
cụ để đạt mục tiêu. Trẻ phải ứng dụng kỹ năng ngôn ngữ, tham gia vào trò chơi
(Maley, A., 1999) Do đó giáo viên phải lưu ý, từ vựng và mẫu câu trong trò chơi
phải có trong nội dung bài học và trò chơi là cơ hội để trẻ vận dụng vào tình
huống mới, tự nhiên và có ý nghĩa. Từ đó, trò chơi ngôn ngữ trở thành một thử
thách bổ ích phát triển tư duy cho trẻ.
- Một yêu cầu quan trọng khác khi thiết kế trò chơi ngôn ngữ là trò chơi phải có
tính cạnh tranh – tính chất tự nhiên của một trò chơi. Giáo viên phải nghĩ đến
“phần thưởng” cho người chiến thắng và hình thức “xử phạt” cho người thua
cuộc. Điều này giúp khơi dậy ý muốn chiến thắng ở trẻ; đồng thời nó cũng tạo
động cơ tuyệt vời cho trẻ học ngôn ngữ. Tuy nhiên theo (Maley, A., 1999) tính
cạnh tranh không phải là điều kiện tiên quyết; giáo viên nên phát triển tinh thần
hợp tác của trẻ thông qua các trò chơi đồng đội, cả đội làm việc cùng nhau để
đạt được mục tiêu
- Tính chất không thể thiếu khi giáo viên thiết kế trò chơi vào giờ dạy ngoại ngữ

là khơi gợi sự sáng tạo của trẻ. Phương pháp phổ biến là làm cho trẻ tạo trò chơi
mới, tự quyết định luật chơi, hay tự làm đồ chơi… (Maley, A., 1999) phương
pháp này thực sự mang đến cho trẻ cảm giác thành công vì trẻ được thảo luân,
quyết định, thể hiện kỹ năng và phát huy thế mạnh. Đây là vùng đất màu mỡ để
trẻ luyện tập tiếng Anh.
Việc kết hợp các tính năng trên vào một hoạt động trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi
người giáo viên cần có kiến thức giáo học pháp nhất định, kinh nghiệm giảng
dạy và cả lòng nhiệt tâm trong việc giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh – ngôn ngữ thứ
hai của trẻ.
Qua nghiên cứu chương trình tiếng Anh lớp 3, 4, 5 sách học sinh và các
tài liệu liên quan, tôi xin đưa ra một số trò chơi cụ thể được áp dụng cho học
sinh.
Sau đây là ví dụ

9


1. Trò chơi: "Thing Snatch" (giống như trò chơi “Cướp cờ” ở Việt Nam)
- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ
vựng ở giai đoạn Warm - up và rèn kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học
sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém.
- Thời gian: 3 - 5 phút
- Chuẩn bị đồ dựng: Giáo viên chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật
(tên gọi các đồ vật chính là những từ vựng cần ôn)
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên ghế
hoặc bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát)
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Chọn khoảng 4 - 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học
sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau

+ Giao số cho các học sinh này
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng
Tiếng Anh cũng học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi để
+ Khi giáo viên gọi số nào thì hai học sinh mang số ấy ở hai đội đại
diện cho hai nhóm chạy lên để lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật
mà giáo viên gọi tên thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì nhóm để thắng cuộc
Ví dụ 1:

English 5 Unit 16: What would you like to eat?
Lesson 1: Point and say
- Mục đích: ôn một số từ vựng (banana / chocolate, sweet, apple, sandwich,
biscuits), rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn Warm-up
- Thời gian: 3 - 5 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như trên
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên đặt các đồ vật này lên trên ghế để ở giữa lớp
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Chọn 5 học sinh ở mỗi nhóm tương ứng với 5 đồ vật có tên trên lên
bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau
+ Giao số cho các học sinh này (từ 1 đến 5)
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng
Tiếng Anh cũng học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi để
+ Khi giáo viên gọi số 3 và tên một đồ vật như “banana” thì hai học
sinh mang số 3 ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy vật ở trên ghế. Ai nhanh
chân hơn và lấy đúng đồ vật “banana” thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một
điểm
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc
* Lưu ý: - Giáo viên không nhất thiết phải gọi học sinh theo thứ tự từ 1 đến 5

Ví dụ 2:
English 5 Unit 9: what đi you see at the zoo
Lesson 2: animals in action (charades)

10


- Mục đích: ôn một số từ vựng (monkey, tiger, elephant, ostrich, bear,
lion, snake, mouse, goose,) rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai
đoạn Warm-up.
- Thời gian: 5 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những tranh con vật/ hoặc con vật bằng
nhựa có tên gọi Tiếng Anh như trên
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên đặt các những tranh con vật/ hoặc con vật bằng nhựa như
trên lên trên bàn hoặc ở trong túi (không để cho học sinh nhìn thấy)
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Chọn 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng, yêu cầu số học sinh đại diện
cho hai nhóm này đứng cách xa nhau
+ Giao số cho các học sinh này (từ 1 đến 6)
+ Khi giáo viên đọc số 5 và giáo viên làm hành động miêu tả đặc điểm
của con vật như “elephant” với cái vòi và bước đi chậm chạp và hỏi
A: What did you see at the zoo?
B: I saw the elephants.
A: What did they do there?
B: They walked slowly.
Và học sinh ở cả hai nhóm đoán xem đó là con vật gì mang số 5 thành viên đội
nào đoán nhanh chân hơn thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra ( Lưu
ý: Mỗi em sẽ có hai lần đoán con vật )

+ Giáo viên tổng kết: Đội nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc
2. Trò chơi: Sentence arranging (có thể thay thế cho thủ thuật Jumbled
sentences)
- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở
các tiết Language focus hoặc các tiết ôn tập.
- Thời gian: 5-7 phút
- Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy (có thể sử dụng
bìa cứng hoặc tờ lịch treo tường để làm) hoặc các tấm thẻ bằng plastic (cắt từ
bảng phụ plastic có bán nhiều ở hiệu sách để dựng được nhiều lần), kích thước
to hay nhỏ phụ thuộc nội dung cần kiểm tra / ôn.
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các
câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh để giáo viên có
thể chuẩn bị câu dài hay ngắn, khó hay dễ)
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo viên gọi số học sinh của mỗi
nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh)
+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh
được gọi lên bảng, mỗi em một từ
+ Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 30 giây) những học sinh
này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một
câu hoàn chỉnh

11


+ Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 2 điểm
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc
* Ví dụ:
English 5 Period 14: Talk

- Mục đích: ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp; thì quá khứ sử dụng với
did (như một động từ thường ở thì quá khứ và là trợ động từ ở thể phủ định và
nghi vấn): last; màu sắc, and WH question, kỹ năng làm bài English teacher
trong thi IOE khi có từ in ở đầu câu và các dấu phẩy, dấu chấm câu và dấu hỏi ở
cuối câu
- Thời gian: 7 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 5 câu và viết mỗi từ của những câu
này lên một tấm bìa hoặc thẻ plastic màu trắng, mỏng, có kích thước 20x60cm
. Last night I watched cartoon.
. I have a pink doll.
. What did you do at the party?
. We did our school project.
. I didn’t go to the party?
- Các bước thực hiện:
+ Chia lớp thành 2 nhómvà bước đi chậm chạp
+ Giáo viên sẽ gọi 5 lượt học sinh lên bảng, mỗi lượt có số học sinh
của mỗi nhóm tương ứng với với số từ trong mỗi câu.
+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh
được gọi lên bảng, mỗi em một từ.
. Last night / watched / I / cartoon. /
. have / a pink / I / doll. /
. did / at the party? / What / you do /
. We / our school project. / did
. didn’t / go to / the party. / I /
+ Trong khoảng thời gian 30 giây, những học sinh này phải đưa từ
của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong nhóm để có một câu hoàn chỉnh.
+ Nhóm nào sắp xếp đúng và đúng thời gian được giáo viên cho 2
điểm
+ Giáo viên tổng kết: nhóm nào có số điểm nhiều hơn thì nhóm để
thắng cuộc.

3. Trò chơi: Concentration (Có thể thay thế cho hoạt động học tập
Pelmanism)
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn các từ
vựng, các điểm ngữ pháp,…và được thực hiện ở giai đoạn Warm up ở các tiết
dạy kỹ năng, các tiết dạy Review hoặc các tiết ôn tập
- Thời gian: 6 - 8 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên phải chuẩn bị một bảng như sau để đánh lên
bảng lớp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

12



và một bảng tương tự như trên nhưng để có sẵn nội dung cần kiểm tra để giáo
viên sử dụng
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành hai nhóm hoặc nhiều hơn tùy ý
+ Các nhóm sẽ phải oẳn tù tỳ hoặc bắt thăm để phân định thứ tự
lượt đi
+ Nhóm đến lượt đi sẽ gọi ra 2 số và giáo viên phải viết nội dung
như để chuẩn bị vào 2 ô để và kiểm tra sự phù hợp của chúng
+ Khi hai nội dung phù hợp nhau thì giáo viên cho nhóm để 1
điểm và giáo viên phải gạch hai nội dung để đi nhưng vẫn để chúng trên bảng.
Nhóm này sẽ được đi thêm lượt nữa
+ Nếu như hai nội dung không phù hợp nhau thì giáo viên phải
xóa chúng đi và lượt chơi sẽ dành cho nhóm tiếp theo
+ Giáo viên tổng kết: Nhóm nào có số điểm nhiều hơn sẽ là nhóm
thắng cuộc
Chú ý: Các nhóm có thể thảo luận với nhau về các số và cử người nói các
số để khi đến lượt đi
*Ví dụ:
English 5 Unit 14: What happened in the story?
Lesson 3 (p3-p5)
- Mục đích: Kiểm tra thức quá khứ của một số động từ bất quy tắc, được
thực hiện ở giai đoạn Warm up
- Thời gian: 8 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên phải chuẩn bị một bảng như sau để đánh lên bảng
lớp:
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
và một bảng tương tự như trên nhưng để có sẵn nội dung cần kiểm tra để giáo
viên sử dụng:
1 do
2 say
3 sing
4 eat
5 take
6 go
7 stand
8 come
9 win
10 be
11 took

12 went
13 was/were 14 said
15 did
16 ate
17 came
18 stood
19 won
20 sang
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết rằng từ 1-10 là những động
từ dạng nguyên cũng từ 11-20 là những động từ dạng quá khứ; đến lượt đi học
sinh phải chọn một số ở dòng 1-10 và một số ở dòng 11-20
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
+ 4 nhóm sẽ phải bắt thăm để phân định thứ tự lượt đi
+ Nhóm đến lượt đi sẽ gọi ra 2 số, giáo viên phải viết nội dung như
để chuẩn bị vào 2 ô để và kiểm tra sự phù hợp của chúng
Ví dụ: Nhóm 1 gọi hai số 2 và 14 thì giáo viên viết nội dung vào hai ô này

13


1
6
11

2 say
7
12

3

8
13

4
9
14

16

said

5
10
15

17
18
19
20
+ Khi hai nội dung phù hợp nhau thì giáo viên cho nhóm để 1 điểm
và giáo viên phải gạch hai nội dung để đi nhưng vẫn để chúng trên bảng. Nhóm
này sẽ được đi thêm lượt nữa
Ví dụ: Nhóm 1 để chọn hai từ phù hợp nhau thì giáo viên gạch ngay hai từ
này trong ô và để vậy
+ Nếu như hai nội dung không phù hợp nhau thì giáo viên phải xóa
chúng đi và lượt chơi sẽ dành cho nhóm tiếp theo
+ Giáo viên tổng kết: Nhóm nào có số điểm nhiều hơn sẽ là nhóm
thắng cuộc.
4. Trò chơi: Spelling bee
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ

vựng, điểm ngữ pháp… và được thực hiện ở giai đoạn Warm - up
- Thời gian: 3-5 phút
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và chọn hai dòng học sinh
(hàng ngang hoặc hàng dọc) đại diện cho hai nhóm đứng lên tại chỗ
+ Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi rằng giáo viên sẽ đưa ra
một từ và yêu cầu học sinh nói ra một từ khác cùng chủ đề hoặc cùng từ loại
hoặc có thể kết hợp được với từ của giáo viên...và học sinh phải đánh vần được
từ mà học sinh đưa ra
+ Hai em đứng đầu hai dòng bắt thăm để dành quyền chơi trước.
+ Giáo viên đưa cho em đứng đầu tiên của dòng dành được
quyền chơi trước một từ và em này phải nói ra một từ khác cùng chủ đề hoặc
cùng từ loại hoặc có thể kết hợp được với từ của giáo viên. Giáo viên kiểm tra
sự phù hợp của từ này với từ giáo viên đưa ra
+ Nếu học sinh này đưa ra từ sai hoặc đánh vần không chính xác
thì dòng khác sẽ giành được cơ hội trả lời.
+ Nếu học sinh trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm để được
1 điểm
+ Sau khi trả lời xong, bất kỳ đúng hay sai, em học sinh ấy phải
ngồi xuống để dành lượt chơi cho em kế tiếp
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên để đi hết số từ cần kiểm
tra hoặc cho đến khi thời gian giáo viên ấn định để hết.
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc
*Ví dụ:
English 5
Unit 12: don’t ride your bike too fast
Lesson 5: Language focus
- Mục đích: ôn lại một số trạng từ chỉ thể cách (adverbs of manner)
như: slowly, surely, well, fast, badly, hard, widely và được thực hiện ở giai đoạn
Warm up


14


- Thời gian: 5 phút
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp thành hai nhóm và chọn hai dòng học sinh
(hàng dọc) đại diện đứng dậy (mỗi dòng 6 em)
+ Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi rằng giáo viên sẽ đưa ra
một số tính từ và yêu cầu học sinh nói ra các trạng từ chỉ thể cách cấu tạo từ các
tính từ này và học sinh phải đánh vần được trạng từ mà học sinh đưa ra
+ Hai em đứng đầu hai dòng bắt thăm để dành quyền chơi trước.
+ Giáo viên đưa cho em đứng đầu tiên của hàng dành được quyền
chơi trước tính từ “slow" và em này phải nói ra “slowly".
+ Nếu học sinh này đánh vần không chính xác thì dòng khác sẽ giành được
cơ hội trả lời.
+ Nếu học sinh trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm để được 1 điểm
+ Sau khi trả lời xong, em học sinh ấy phải ngồi xuống để em kế tiếp theo
chơi.
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên để đưa ra hết 6 trạng từ cần kiểm tra
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc
*Đáp án: slow - slowly, good - well, fast - fast, bad - badly, hard – hard, widewidely,
5. Trò chơi: I’m the god
- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng như danh từ,
động từ, tính từ, được thực hiện ở giai đoạn Warm up.
- Thời gian: 5-7 phút
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên chuẩn bị một học sinh làm The God (The god có thể là
giáo viên)
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn một số từ cần kiểm tra như các danh từ,

tính từ, động từ,...( chuẩn bị cho The God)
+ Chia lớp thành hai nhóm và mời đại diện hai nhóm lên bảng (làm
trọng tài). Yêu cầu số học sinh đại diện xếp thành hai hàng dọc đứng ở giữa lớp.
+ Đưa ra yêu cầu cho học sinh để là lần lượt mỗi em sẽ mang một
đồ vật hoặc đồ vật có đặc điểm như The God yêu cầu
+ Học sinh mang nhanh vật dụng mà The God yêu cầu, hai em học
sinh đứng đầu tiên chạy lên đưa cho God các bạn khác chuẩn bị tiếp những đồ
vật mà The God yêu cầu và cứ tiếp tục cho đến hết (số từ mà The God có)
+ Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều hơn trong khoảng thời gian
quy định là nhóm thắng cuộc
*Ví dụ: English 3 Unit 8: This is my pen
Lesson 1: P4, P5, P6
- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ mới tên các đồ dùng
học tập của học sinh. Trò chơi được thực hiện ở giai đoạn Warm-up
- Thời gian: 5-7 phút
- Các bước thực hiện:

15


+ Giáo viên chuẩn bị sẵn một số danh từ chỉ đồ dùng học tập của
học sinh sau và viết những từ này và đưa cho The God
A
School things
Pen
Pencil
Desk
Rubber
Pencilsharpener
Ruler

Book
School bag
Pencil case
Notebook

B
School things
Pen
Pencil
Desk
Rubber
Pencilsharpener
Ruler
Book
School bag
Pencil case

basket

basket

+ Chia lớp thành hai nhóm và mời 10 đại diện từ mỗi nhóm lên bảng. Yêu cầu
số học sinh đại diện xếp thành hai hàng dọc đứng ở giữa lớp
Học sinh mang nhanh vật dụng mà The God yêu cầu, hai em học sinh đứng
đầu tiên chạy lên đưa cho God các bạn khác chuẩn bị tiếp những đồ vật mà The
God yêu cầu và cứ tiếp tục cho đến hết (số từ mà The God có)
+ Giáo viên tổng kết: Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều hơn trong khoảng thời
gian quy định là nhóm thắng cuộc
d. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế trò chơi ngôn ngữ
Giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học không thể phủ nhận vai trò

quan trọng của trò chơi ngôn ngữ trong quá trình giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ thứ
hai. Tuy nhiên, khi thiết kế trò chơi vào bài giảng giáo viên cần có những lưu ý:
- Không nên lạm dụng trò chơi (Bristish council, 2009). Trẻ sẽ chán nếu có quá
nhiều trò chơi trong một tiết học. Trò chơi sẽ mất đi yếu tố tạo động cơ học tập.
- Phải chọn trò chơi phù hợp với chủ điểm bài dạy, trình độ ngôn ngữ, nhận
thức, độ tuổi của trẻ.
- Cân đối thời gian chơi với các hoạt động khác trong tiết dạy.
- Nhớ những thuật ngữ tiếng Anh cơ bản kho đưa ra luật chơi; hạn chế dùng
tiếng Việt
- Chuẩn bị dụng cụ, đồ chơi, thiết bị.... đầy đủ.
Những lưu ý này giúp giáo viên phát huy tối đa những lợi ích của trò chơi trong
giảng dạy ngoại ngữ.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:

16


- Sau gần một năm học thực hiện sang kiến kinh nghiệm trên tôi đã thu được
một số kết quả sau:
- Học sinh hình thành tính kỷ luật, tính tổ chức trong giờ học, có động cơ
trong học tập, có trách nhiệm với công việc được giao.
- Các em có khả năng tổ chức một số trò chơi có sự sáng tạo trong trò chơi và
đưa ra những luật chơi có tính sáng tạo, sử dụng cụm từ và các mẫu câu đơn
giản có trong chương trình học của các em.
- Các em đã hình thành kỹ năng hoạt động, làm việc theo nhóm có tổ chức,
có sự phân công trong công việc, các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào
công việc nhịp nhàng hiệu quả
Qua theo dõi các trò chơi trong tiết học thấy tổng số học sinh được theo dõi
là 82 trong đó đã có 60/82 em là đã có thể tham gia chơi được những trò chơi
dùng thẻ. 70/82 em đã có thể tham gia vào các trò chơi vận động em 30/ 82 em

có thể tham gia các trò chơi từ vựng, 40/82 các em có thể tham gia các trò chơi
đoán, 82/ 82 có thể tham gia các trò chơi đồng đội. Còn một số ít các em chưa
biết vận dụng triệt để trò chơi (lí do là chưa chịu khó luyện tập và làm những gì
giáo viên yêu cầu).
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã vận dụng những phương pháp
đổi mới và những trò chơi, bài hát. Kết quả cho thấy bước đầu học sinh nắm
được bài và tiết học khá sôi nổi, biết phân công tổ chức, hoàn thành nhiệm vụ
mang tính đoàn kết cao, rèn luyện kỹ năng sống thông qua trò chơi cho trẻ.
Đồng thời các em yêu thích học môn tiếng Anh hơn hẳn.
Học sinh nắm được cách chơi cách tổ chức một số trò chơi và đề ra luật
chơi cho một số trò chơi mang tính sáng tạo. Nâng cao năng lực lãnh đạo, tính tổ
chức và làm việc theo nhóm.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến được bạn bè đồng nghiệp hưởng ứng và vận dụng tổ chức trò
chơi cho học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5.
6. Kiến nghị, đề xuất:
a. Đối với nhà trường:
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên rèn kỹ năng viết tiếng Anh cho
học sinh, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.

17


- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để góp phần
nâng cao về chất lượng giảng dạy.
b. Đối với giáo viên:
- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
- Cần chú ý đầu tư cho tiết dạy mang lại hiệu quả cao.
- Cần biết phối hợp một cách linh hoạt các hình thức phương pháp dạy học
nhằm gây hứng thú cho học sinh.

Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Xếp loại sáng kiến:.................................................

Ngày 2 tháng 4 năm 2018
Người báo cáo

Hiệu trưởng

Trần Thị Hường

Cao Văn Tình

18


MINH CHỨNG SÁNG KIẾN
Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến và vận dụng sáng kiến vào thực tế giảng
dạy, kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm và giữa học kì II có sự chuyển biến
tích cực cụ thể như sau:
Tổng số học sinh lớp 5A4, 5A5 có 82 em.

Xếp loại
Đầu năm
Cuối kì I
Cuối kì II

Sĩ số
82
82
82


Đạt yêu cầu
32 = 39 %
60 = 73 %
82 = 100%

19

Môn tiếng Anh
Chưa đạt yêu cầu
50 = 61%
22 = 27%


Mục lục
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
I. Đề nghị xét công nhận sáng kiến
II. Mô tả giải pháp
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, BẢN CHẤT, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
2. Phạm vi triển khai thực hiện
3. Mô tả sáng kiến:
4. Kết quả, hiệu quả mang lại
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
6. Kiến nghị, đề xuất
MINH CHỨNG SÁNG KIẾN

20


Trang
1
1
1

5
6
6
9
10
10
12



×