ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG THỊ THỤY HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON
THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG THỊ THỤY HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON
THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc
THÁI NGUYÊN - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu này là của tôi.
Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Dương Thị Thụy Hương
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và triển khai đề tài "Quản lý hoạt động tự đánh
giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và
tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Ngọc,
người đã tận tâm chỉ dẫn cho tôi về kiến thức và phương pháp luận trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT Thái Nguyên,
Phòng GD& ĐT Phú Bình, Ban Giám hiệu và giáo viên các trường mầm non
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
nghiên cứu khoa học, cung cấp số liệu tham gia giúp đỡ để tôi hoàn thành luận
văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
thiếu sót, kính mong nhận được các ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các
bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Dương Thị Thụy Hương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 4
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ....................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5
9. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH
GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC .................................................................... 7
1.1.
Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 11
1.2.
Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 12
1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo
dục trường mầm non .................................................................................. 12
1.2.2. Đánh giá, tự đánh giá, hoạt động tự đánh giá ............................................ 12
1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn KĐCLGD ...... 13
1.3.
Một số vấn đề lý luận về hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non
theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ......................................... 14
1.3.1. Mục đích của hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 14
iii
1.3.2. Nội dung tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục.................................................................................... 15
1.3.3. Quy trình tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục.................................................................................... 16
1.3.4. Các hình thức để thực hiện tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 20
1.3.5. Các phương pháp thực hiện tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 20
1.4.
Quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non theo tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng giáo dục .................................................................. 23
1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 23
1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn KĐCLGD ........................................................................................ 24
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non theo tiêu
chuẩn KĐCLGD ........................................................................................ 24
1.4.4. Các hình thức quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo
tiêu chuẩn KĐCLGD ................................................................................. 26
1.4.5. Các phương pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non
theo tiêu chuẩn KĐCLGD ......................................................................... 26
1.4.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác tự đánh giá trường mầm non
theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ......................................... 30
1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá trong
trường mầm non......................................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ..... 35
2.1.
Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................... 35
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................... 35
2.1.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 35
iv
2.1.3. Đối tượng kháo sát ..................................................................................... 35
2.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 35
2.1.5. Cách thức xử lý kết quả khảo sát và thang điểm đánh giá ........................ 36
2.2.
Một vài nét về các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên....... 36
2.3.
Thực trạng tự đánh giá ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh
Thái nguyên theo tiêu chuẩn KĐCLGD .................................................... 37
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên mầm non
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên về tự đánh giá trường mầm non
theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng........................................................ 37
2.3.2. Thực trạng nội dung tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn
KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ...................................... 40
2.3.3. Thực trạng thực hiện quy trình tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn KĐCLGD ở huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................ 51
2.3.4. Thực trạng hình thức và phương pháp tự đánh giá trường mầm non
theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............. 52
2.3.5. Thực trạng mức độ thuận lợi và khó khăn trong tự đánh giá trường mầm
non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........... 54
2.4.
Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................ 57
2.4.1. Thực trạng nhận thức về quản lí hoạt động tự đánh giá trường mầm
non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ...... 57
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................ 60
2.5.
Nguyên nhân của thực trạng ...................................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 67
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN...................... 68
3.1.
Hệ thống các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ................................. 68
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý .............................................................. 68
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................................ 69
v
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn ............................................... 69
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .............................................................. 69
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan ........................................................ 69
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................ 70
3.2.
Một số biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .... 70
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện cho
lực lượng tham gia hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục .......................................................... 70
3.2.2. Biện pháp 2: Kết hợp thực hiện công tác tự đánh giá trong kiểm định
chất lượng giáo dục với công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia” ........ 83
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho công tác tự đánh
giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ....... 90
3.2.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá của Hiệu
trưởng đối với công tác tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng giáo dục .................................................................. 92
3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................. 95
3.3.
Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất về quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn KĐCL ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.................................. 96
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................. 96
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm .............................................................................. 96
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm ........................................................................ 96
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 100
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ....... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105
PHỤ LỤC
vi
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nội dung
1
GD&ĐT
Giáo dục - Đào tạo
2
CBQL
Cán bộ quản lý
3
GV
Giáo viên
4
NV
Nhân viên
5
KĐCL
Kiểm định chất lượng
6
KĐCLGD
Kiểm định chất lượng giáo dục
7
TĐG
Tự đánh giá
8
TĐGCLGD
Tự đánh giá chất lượng giáo dục
9
MC
Minh chứng
10
CLGD
Chất lượng giáo dục
11
GDMN
Giáo dục mầm non
12
QTDH
Quá trình dạy học
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên mầm
non về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá trường
mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ........................................... 38
Bảng 2.2.
Thực trạng nhận thức về tác dụng của hoạt động tự đánh giá
trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD của CBQL và
giáo viên mầm non ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên................ 39
Bảng 2.3.
Thực trạng nội dung tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................... 47
B̉ảng 2.4.
Thực trạng thực hiện quy trình tự đánh giá trường mầm
non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................ 51
Bảng 2.5.
Thực trạng hình thức và phương pháp tự đánh giá theo tiêu
chuẩn KĐCLGD ở các trường mầm non huyện phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 53
Bảng 2.6.
Thực trạng mức độ thuận lợi trong tự đánh giá trường mầm
non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................ 54
Bảng 2.7.
Thực trạng mức độ khó khăn trong tự đánh giá trường
mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 56
Bảng 2.8.
Thực trạng nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động tự
đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 58
Bảng 2.9.
Thực trạng nhận thức về quản lý thực hiện hoạt động tự
đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 59
B̉ảng 2.10.
Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá trường
mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 60
v
Bảng 2.11.
Thực trạng hình thức và phương pháp quản lý hoạt động
TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện
phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 62
Bảng 2.12.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động
TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên........................................................ 63
Bảng 3.1.
Bảng liệt kê các tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm
non và tiêu chuẩn công nhận trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia ....................................................................................... 84
Bảng 3.2.
Bảng phân công nội dung tiêu chuẩn thực hiện công tác
TĐG và xây dựng trường chuẩn quốc gia cho các nhóm
công tác........................................................................................ 88
Bảng 3.3.
Tính khả thi của kế hoạch TĐG .................................................. 94
Bảng 3.4.
Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự
đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ................ 97
Bảng 3.5.
Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh
giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ......................... 98
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới xung quanh chúng ta đang vận động và biến đổi không ngừng là
minh chứng cho một xã hội loài người ngày càng phát triển. Để đáp ứng yêu
cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội đòi hỏi sản phẩm giáo dục- đào tạo cũng
phải được chuẩn hóa về “chất” và “lượng” góp phần xây dựng thương hiệu cho
các nhà trường. Trên thực tế ở các nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ,
các nước Bắc Mỹ, các nước Châu Âu, các nước trong khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương đã xây dựng được mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục mang đặc
trưng riêng của từng nước. Đối với nước ta, cho đến nay tự đánh giá chất lượng
giáo dục (TĐGCLGD) nói riêng và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD)
nói chung vẫn còn một vấn đề khá mới trong đó hiệu quả hoạt động tự đánh giá
(TĐG) là chưa cao. Muốn thay đổi về “chất” của hoạt động này, rất cần đến vai
trò của công tác quản lý giáo dục. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị chỉ rõ: “Phát triển hệ thống
kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào
tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo”. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta
đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội năm 2011-2020, trong đó chỉ
rõ: “Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học”.
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đề ra, Đại hội XII của Đảng
cũng đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ của giáo dục- đào tạo là “Đổi
mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD & ĐT một
cách mạnh mẽ, nhằm bảo đảm độ tin cậy, chính xác, tính khách quan, trung
thực về kết quả học tập của học sinh; làm cơ sở cho việc điều chỉnh cách dạy,
cách học”. Từ những nhận định trên cho thấy KĐCLGD thực sự là một mắt
xích trọng yếu, một khâu cần “đột phá” của đổi mới quản lý giáo dục- đào tạo
nói chung và quản lý hoạt động TĐG ở các nhà trường nói riêng trong giai đoạn
hiện nay.
1
Nghiên cứu lịch sử hình thành vấn đề đánh giá và kiểm định chất lượng
đào tạo cho thấy, tư tưởng nói chung của các nhà Giáo dục học và các nhà quản
lý giáo dục cho rằng: Quá trình kiểm tra đánh giá, KĐCLGD luôn gắn liền với
quá trình dạy học (QTDH). Nó góp phần tạo nên động lực thúc đẩy quá trình
giáo dục vận động và phát triển. Ở nước ta, khái niệm kiểm định chất lượng
được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 2005 trong Điều 17 của Luật giáo dục.
Theo Điều 17, Luật giáo dục (2005) khái niệm kiểm định chất lượng được hiểu:
“Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ
thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ
sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ
trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất
lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”. Tiếp đến,
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật giáo dục. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc
tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Nghị định số
31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số
75/2006/NĐ-CP đã cụ thể các nội dung của công tác kiểm định chất lượng giáo
dục cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị định số
07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi
điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm
2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo
dục. Định kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình
đào tạo; công khai kết quả kiểm định”. Năm 2014, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
của cấp học đồng thời để nâng cao hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07
2
tháng 8 năm 2014 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy
trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Tại Điều 2 của
Thông tư 25/2014/TT-BGD ĐT ghi rõ: “Thông tư này thay thế Thông tư số
07/2011/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 02 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường mầm non; Thông tư số 45/2011/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 10 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Quy trình
và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.
Như vậy đến nay, hệ thống văn bản để triển khai thực hiện các khâu của
quy trình KĐCLGD về cơ bản đã hoàn thiện và hoạt động KĐCLGD đang
được triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp học thuộc các loại hình trong hệ
thống giáo dục quốc dân.
Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Thái Nguyên cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú
Bình đã nghiêm túc triển khai và bước đầu thực hiện có hiệu quả hoạt động
KĐCLGD tại các cơ sở giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
trong các nhà trường. Tuy nhiên, đối với bậc học mầm non hoạt động
KĐCLGD là nhiệm vụ mới, thực hiện ở một bậc học còn nhiều khó khăn, công
tác KĐCLGD trường mầm non đang có những lúng túng nhất là việc quản lý
hoạt động TĐG tại các nhà trường chưa phát huy được hiệu quả, nhận thức của
nhà quản lý về tầm quan trọng, tác dụng của hoạt động TĐG chưa sâu sắc dẫn
đến việc chỉ đạo công tác TĐG còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến
nội dung, chưa thường xuyên liên tục, yếu về năng lực tổ chức thực hiện, tốn
kém thời gian, kinh phí của đơn vị.
Trước yêu cầu đổi mới của đất nước và yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XII đòi hỏi tất yếu phải đổi mới công tác KĐCLGD và hoạt động quản lý
cũng phải chuyển mình sang một giai đoạn mới cao hơn, chất lượng hơn. Từ thực
tế trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TĐG theo tiêu
chuẩn KĐCLGD tại các trường mầm non công lập. Trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD
ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng ở các trường mầm non công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD là một nội dung quan trọng
công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Nếu đề xuất được các biện pháp quản
lý hoạt động TĐG một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn các nhà trường thì
hoạt động TĐG sẽ được thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục các trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TĐG trường mầm non
theo tiêu chuẩn KĐCLGD.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG trường mầm non
theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo
tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của các nhà trường.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động TĐG trường
mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên
4
cơ sở đó xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động TĐG nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát trên số lượng khách thể là 20 cán bộ quản lý và 200 giáo
viên của 8 trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu và
các văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động TĐG các trường mầm
non công lập theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để xây dựng cơ sở lý luận
của đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ, trao đổi trực tiếp cán bộ
quản lý, giáo viên để thu thập thông tin thực tiễn về quản lý hoạt động TĐG
trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu
thăm dò ý kiến đối với cán bộ quản lý, giáo viên nhằm khảo sát thực trạng hoạt
động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD.
7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
Đề tài sử dụng phần mềm Exell hỗ trợ phân tích kết quả khảo sát thực
trạng TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
- Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt
động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ thực trạng quản lý hoạt động TĐG
trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng được hệ thống biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường mầm
non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giúp công
5
tác TĐG khắc phục những điểm tồn tại, đưa ra những kế hoạch cải tiến chất
lượng khả thi, hiệu quả.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm
non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non
theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON
THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong một xã hội phát triển đòi
hỏi sản phẩm giáo dục- đào tạo cũng phải được đánh giá và kiểm định như mọi
ngành khoa học khác.
Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động đảm bảo
chất lượng bên ngoài các trường. Kiểm định chất lượng giáo dục có một lịch sử
phát triển lâu dài ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ thu hút
được sự chú ý của nhiều nước từ những năm 90 của thế kỉ trước, khi mà giáo
dục đại học của thế giới đang chuyển dần từ nền giáo dục theo định hướng của
nhà nước sang nền giáo dục theo định hướng thị trường. Kiểm định chất lượng
giáo dục trở thành một công cụ hữu hiệu của các nước trên thế giới nhằm duy
trì các chuẩn mực dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Hoa Kỳ là nơi ra đời một tổ chức kiểm định đầu tiên trên thế giới từ hơn 100
năm nay và liên tục phát triển cho tới ngày nay, thành một hệ thống toàn quốc rất
đa dạng theo địa phương và theo ngành nghề. Mô hình kiểm định chất lượng của
Hoa Kỳ được mở rộng ra một số nước lân cận cũng như ở Châu Âu và có ảnh
hưởng lớn đến việc xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của nhiều
nước trên thế giới.
Năm 1885, ở New England thuộc miền Đông Bắc Hoa Kỳ đã thành lập
một tổ chức phi chính phủ gọi là Hội các trường học và trường cao đẳng của
New England (NE). Đây là một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục địa
phương đầu tiên thuộc phạm vi vùng gồm một số bang với mục đích là “đẩy
mạnh sự nghiệp giáo dục bằng cách thúc đẩy lợi ích chung cho cả hai loại
trường là cao đẳng và trường chuẩn bị vào cao đẳng” Hội này đổi tên thành Hội
các trường Cao đẳng và Trung học của New England năm 1957. “Kiểm định cơ
7
sở đào tạo tại địa phương có phạm vi bao trùm toàn bộ một cơ sở đào tạo với sự
cố gắng giữ được các tiêu chuẩn đối với mọi hoạt động của cơ sở đó mà không
phải chứng minh chất lượng một bộ phận nào của cơ sở đó”. Dù rằng có các
trường hợp ngoại lệ, việc kiểm định kiểu như vậy đã được tiến hành bởi các hội
của cơ sở đào tạo dựa trên cơ sở là thành viên của địa phương cấp vùng và các
tổ chức có trách nhiệm, với việc tiến hành hoạt động này bao giờ cũng bao gồm
đại diện của cơ sở đào tạo đã được kiểm định. Ngoài các tổ chức kiểm định
giáo dục địa phương, Hoa Kỳ còn có các tổ chức kiểm định cấp quốc gia, đáng
chú ý là có 3 tổ chức ở Washington DC, 1 tổ chức ở bang Arkansas ra đời sớm
nhất là năm 1926 và muộn nhất là 1965. Các tổ chức kiểm định cấp quốc gia
làm việc kiểm định cho toàn bộ một cơ sở đào tạo, và cũng có thể cho một lĩnh
vực chuyên môn nào đó trong phạm vi cơ sở đó. Các tổ chức kiểm định này
được Hội đồng Kiểm định Sau trung học (council on Postsecondary
Accreditation, viết tắt là COPA) công nhận và là thành viên của Hội đồng này.
Các tổ chức này cũng được ghi tên như các tổ chức được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ
công nhận ở cấp quốc gia. Hội đồng Kiểm định Sau trung học COPA là một tổ
chức phi chính phủ làm công việc thúc đẩy và tạo điều kiện thực hiện vai trò
của các tổ chức kiểm định trong việc nâng cao và đảm bảo chất lượng và sự đa
dạng của giáo dục sau trung học của Hoa Kỳ. Nói tóm lại, hệ thống kiểm định
giáo dục ở Hoa Kỳ có 5 đặc điểm sau đây:
- Lâu đời nhất trên thế giới
- Rộng lớn nhất
- Đa dạng nhất về các phạm vi địa phương, ngành nghề và cấp/ bậc học.
- Các tổ chức mang nặng tính chất phi chính phủ.
- Phát triển trong lịch sử hơn trăm năm, trước hết từ các tổ chức địa
phương lên thành các tổ chức toàn quốc được Bộ giáo dục công nhận [15].
Đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ những năm 1990, chất lượng
và vấn đề bảo đảm chất lượng trở thành những chủ đề chính trong giáo dục đại
học ở nhiều nước. Hệ thống đánh giá và kiểm định ở các nước rất đa dạng và ở
nhiều mức độ khác nhau. Có nước xây dựng hệ thống này từ những năm 1982
8
như Hàn Quốc với chu trình kiểm định 7 năm/ lần trên toàn quốc. Nhật Bản mới
xây dựng hệ thống này từ tháng 4 năm 2000, kèm theo là chương trình hành
động 2000-2001 với quy trình kiểm định giáo dục đại học 4 bước. Thái Lan đã
ban hành chính sách quốc gia về bảo đảm chất lượng đào tạo đại học từ 1996 và
thử nghiệm đánh giá bên ngoài từ 1997. Đến tháng 6 năm 2000 Thái lan đã hoàn
thành quy trình đánh giá 10 trường và đến 2003 đã bắt đầu triển khai hệ thống
kiểm định chất lượng mới. Đối với Xingapo, hệ thống đánh giá bên ngoài của
các Trường Đại học Quốc gia do các chuyên gia của các trường đại học danh
tiếng trên thế giới đến đánh giá 2 năm 1 lần. Việc đánh giá được thực hiện theo
cơ chế đảm bảo chất lượng truyền thống và hiện đại, phù hợp với xu hướng hiện
đại hóa nền giáo dục đại học. Philipin thực hiện 9 biện pháp cải cách giáo dục cơ
bản để nâng cao chuẩn của chất lượng giáo dục đại học trên toàn quốc như: Mở
rộng hoạt động của các nhóm chuyên gia kỹ thuật, hình thành các chuẩn, xây
dựng hệ thống kiểm định tự nguyện, tổ chức lại việc giám sát và đánh giá, xác
định các trung tâm chất lượng cao, nâng cấp đào tạo hang hải, thực hiện chương
trình đào tạo nâng cấp Mindanao, Nghiên cứu hệ thống giáo dục đại học, hiện
đại hóa hệ thống đào tạo nông-ngư nghiệp quốc gia. Từ năm 1990, Trung Quốc
đã ban hành quy chế tạm thời về đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo đại học.
Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu lý thuyết đánh giá và hệ thống hỗ trợ cho
công tác đánh giá giáo dục đại học. Ấn độ có chính sách quốc gia về giáo dục đại
học từ 1996 và đã thành lập hệ thống đánh giá và kiểm định quốc gia. Hệ thống
này hoạt động với quy trình đánh giá 3 giai đoạn và 7 tiêu chí cụ thể theo định
hướng thống nhất, khách quan và mang tính hệ thống. Đặc biệt, việc đánh giá
các trường được chia thành 5 thang bậc từ A*, A**, A***,A****, A***** tùy
theo số điểm kiểm định của từng trường. Ấn Độ đưa ra hệ số tính điểm để thể
hiện rõ những tiêu chí đánh giá quan trọng. Đối với Ôxtraylia, vấn đề bảo đảm
chất lượng được chú trọng từ những năm 1980 và một số trường đã bước đầu
thành công trong việc tổ chức và đánh giá trường theo định kỳ. Đến nay cơ chế
bảo đảm chất lượng ở Ôxtraylia đã hình thành với nhiều cơ quan, như Cơ quan
chất lượng các đại học Ôxtraylia (AUQA)… Vấn đề bảo đảm chất lượng giáo
9
dục đại học Malaysia theo mô hình của NiuDilân với cơ chế đảm bảo chất
lượng bên trong và bên ngoài. Để một trường đào tạo có thể được phép tổ chức
các khóa học thì các khóa đó phải được đánh giá bằng 2 chuẩn cơ bản được gọi
là chuẩn tối thiểu và chuẩn kiểm định. Theo điều luật LAN năm 1996, kiểm
định có ý nghĩa như là sự công nhận chính thức trên thực tế các chứng chỉ, các
bằng đại học và sau đại học do cơ sở giáo dục và đào tạo đại học cấp là phù
hợp với yêu cầu của tổ chức LAN. Đây là điểm mang ý nghĩa rất quan trọng
đối với các trường đại học Malaysia, mặc dù việc kiểm định hoàn toàn mang
tính tự nguyện [15].
Tại khu vực Đông Nam Á, năm 1995 mạng lưới các trường đại học khối
ASEAN (AUN) đã được thành lập, bao gồm 17 Đại học hàng đầu các nước
thành viên ASEAN. Một trong những hoạt động chính của AUN là xây dựng hệ
thống bảo đảm chất lượng với chính sách 5 điểm sau:
- Các đại học thành viên của AUN sẽ cố gắng liên tục để tăng cường thực
hiện hệ thống bảo đảm chất lượng.
- Các đại học thành viên của AUN sẽ thực hiện việc trao đổi bảo đảm chất
lượng và các chương trình đào tạo trong khuôn khổ thực hiện thỏa thuận giữa
các giám đốc cơ quan bảo đảm chất lượng của các đại học thành viên.
- Các giám đốc các cơ quan bảo đảm chất lượng của các đại học thành
viên AUN sẽ hoạch định kế hoạch hình thành và phát triển hệ thống bảo đảm
chất lượng của mình và được công nhận bởi AUN.
- Các đại học thành viên của AUN hoan nghênh việc thực hiện kiểm toán bên
ngoài lẫn nhau trên cơ sở các thỏa thuận và sử dụng công cụ kiểm toán chung
được thừa nhận trên thế giới và các chuẩn mực của các đại học thành viên.
- Các tiêu chí chất lượng các hoạt động chính sách của các đại học thành
viên AUN (giảng dạy-học tập, nghiên cứu và dịch vụ) sẽ được thể hiện trong
các công cụ kiểm toán do AUN soạn thảo gồm hệ thống 6 tiêu chí bảo đảm chất
lượng (Mỗi tiêu chí có 2 mức) [15].
Như vậy trải qua lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển hệ thống
kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới với sự mở đầu của hệ thống kiểm
10
định chất lượng các trường đại học. Đến nay kiểm định chất lượng giáo dục với
ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường,
đã có sức lan tỏa trên toàn cầu và được áp dụng ở tất cả các bậc học trong hệ
thống giáo dục của mỗi quốc gia từ bậc mầm non đến đại học và bước đầu phát
huy tác dụng trong việc đánh giá hiện trạng các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn
đề ra, tìm các điểm mạnh điểm yếu của cơ sở giáo dục, từ đó phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Kiểm định chất lượng giáo dục là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Có
thể nói, ở cấp hệ thống, nó được bắt đầu từ khi Phòng kiểm định chất lượng
Đào tạo trong vụ Đại học, Bộ giáo dục và đào tạo được thành lập từ tháng
01/2002, sau đó được mở rộng cho các cấp học và trình độ đào tạo khác kể từ
năm 2003.
Tuy nhiên từ khi ra đời cho đến hiện nay, các công trình nghiên cứu về
KĐCLGD còn rất ít. Chủ yếu là các nghiên cứu về KĐCLGD ở bậc phổ thông
và đại học như công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tú (2011),
Nghiên cứu quy trình đánh giá theo tiêu chuẩn KĐCLGD và các biện pháp
giáo dục nâng cao năng lực tự đánh giá cho sinh viên sư phạm, Luận văn thạc
sĩ khoa học giáo dục - Trường ĐH sư phạm Thái Nguyên (Tài liệu tham khảo
số 29); nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Kim Thoa (2013), Quản lý nhà nước
đối với hoạt động KĐCL dạy nghề tại các trường nghề, Luận văn thạc sĩ khoa
học giáo dục - Trường ĐH giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (Tài liệu tham
khảo số 27); nghiên cứu của tác giả Phạm Anh Đức (2014), Quản lý hoạt động
tự đánh giá chất lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS ở Thành
phố Thái Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - Trường Đại học sư phạm
Thái Nguyên (Tài liệu tham khảo số 14); nghiên cứu của tác giả Lê Trường Sơn
(2016), Quản lý hoạt động KĐCLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - Trường Đại học sư phạm Hà Nội
(Tài liệu tham khảo số 26); nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thanh Nguyên
(2017), Quản lý hoạt động tự đánh giá trong KĐCLG tại trường ĐHSP Thành
11