Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Hóa học 9 bài 31: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.84 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 9

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
I. Mục tiêu bài học
Học sinh hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.
Biết cấu tạo bảng tuần hoàn lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
Biết dựa vào vị trí của nguyên tố để suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của
nguyên tố và ngược lại.
II. Chuẩn bị
GV
* Bảng tuàn hoàn lớp 9 phóng to.
* Ô nguyên tố Mg phóng to.
* Chu kì 2, 3 phóng to.
* Nhóm I. VII phóng to.
* Sơ đồ cấu tạo nguyên tử phóng to ủa một số nguyên tố.
HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử lớp 8.
III. Tiến trình bài giảng.
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
? Bài 4 – T95/SGK.
C. Nội dung bài giảng.
Hoạt động của thầy và trò

GV giới thiệu bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học

Nội dung kiến thức và kĩ năng
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn.
Trước kia, các nguyên tố được sắp xếp



GIÁO ÁN HÓA HỌC 9
HS đọc SGK

theo chiều tăng của nguyên tử khối.

? Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong
bảng tuần hoàn trước kia và ngày nay.

Ngày nay, các nguyên tố được sắp xếp
theo chiều tăng dần của điện tích hạt
nhân nguyên tử.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
1. Ô nguyên tố

GV: Mỗi giới hạn nhỏ trong bảng là một ô
nguyên tố  GV viết ô nguyên tố Mg trên
bảng
? Ô nguyên tố Mg cho biết thông tin gì
về nguyên tố hóa học magiê ( KHHH, tên
nguyên tố, NTK, STT.)

a) Ví dụ

12

Số hiệu nguyên tử:

12
Mg


KHHH: Mg

Magiê
Magiê
? Ô nguyên tố cho biết những thông tin gì
về nguyên tố hóa học
? Lấy ví dụ với nguyên tố Na.

24

Tên nguyên tố:
NTK: 24

b) Kết luận
Ô nguyên tố cho biết:
* Số hiệu nguyên tử

GV lưu ý học sinh

* KHHH
* Tên nguyên tố
* NTK

GV giới thiệu chu kì ( chỉ trên bảng tuần
hoàn ).

Chú ý: Số trị của số hiệu nguyên tử bằng
số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số
electron trong nguyên tử bằng số thứ tự

của nguyên tố.

HS nghe, đọc SGK

2. Chu kì

? Chu kì là gì

a) Khái niệm - T96/SGK.


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9
GV đưa cấu tạo nguyên tử các nguyên tố
trong cùng một chu kì

* Dãy các nguyên tố mà nguyên tử có
cùng số lớp electron

? Nhận xét mối liên hệ giữa STT chu kì
với số lớp electron của nguyên tử các
nguyên tố trong một chu kì.

* Số thứ tự của chu kì có số trị bằng số
lớp electron.

? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì, kí
hiệu của các chu kì
? Cho biết số lượng các nguyên tố; số lớp
electron, số đơn vị điện tích hạt nhân của
nguyên tử các nguyên tố trong từng chu kì

1, 2, 3.

GV giới thiệu nhóm nguyên tố trên bảng
tuần hoàn

b) Cấu tạo
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì
* Chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ.
* Chu kì 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn.
Ví dụ:
QS bảng tuần hoàn thấy: chu kì 1, 2, 3 T97/SGK.
3. Nhóm

HS nghe, đọc SGK

a) Khái niệm – T96/SGK.

? Nhóm nguyên tố là gì

* Gồm các nguyên tố mà nguyên tử có
cùng số electron lớp ngoài cùng và có tính
chất tương tự nhau xếp thành cột.

GV giới thiệu cấu tạo nguyên tử của các
nguyên tố trong cùng một nhóm
? Cho biết mối liên hệ giữa số thứ tự của
nhóm với số electron lớp ngoài cùng của
nguyên tử các nguyên tố trong cùng một
nhóm.
? Số lượng các nhóm trong bảng tuần

hoàn, kí hiệu của các nhóm
? Cho biết số electron lớp ngoài cùng,
điện tích hạt nhâncủa nguuuyên tử các
nguyên tố trong từng nhóm I, VII.

* Số thứ tự của nhóm có số trị bằng số
electron lớp ngoài cùng.
VD: Các nguyên tố nhóm I, nguyên tử của
chúng đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
b) Cấu tạo
Bảng tuần hoàn có 8 nhóm: I, II, …, VII,
VIII.
c) Ví dụ:
QD bảng tuần hoàn thấy: nhóm I, VII –
T97/SGK


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9
D. Củng cố
? Bài 3 –T101/SGK.
E. Hướng dẫn về nhà
* Làm bài 1, 2, 4, 7 – T101/SGK; Bài 31. 2 – T35/SBT.
* Đọc trước mục III, IV bài 31/SGK.


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( tiếp ).
I. Mục tiêu bài học ( Như tiết 39 )
II. Chuẩn bị ( Như tiết 39 )

III. Tiến trình bài dạy
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ.
? Bài 4 – T101/SGK.
C. Nội dung bài giảng.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức và kĩ năng
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn.
1. Trong một chu kì.

HS quan sát cấu tạo các nguyên
tử trong cùng một chu kì ( Chu kì
2)

? Nhận xét về sự biến đổi tính
chất của các nguyên tố trong một
chu kì.
? Chứng tỏ sự biến đổi tính chất
ấy với chu kì 2, 3.

* Nhận xét:
Trong một chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì
theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng
dần từ 1 đến 8 electron.
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng
thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

* VD chu kì 2, 3 – T98/SGK.
2. Trong một nhóm
* Nhận xét


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9

HS quan sát sơ đồ cấu tạo
nguyên tử các nguyên tố trong
nhóm I
? Nhận xét sự biến đổi tính chất
của các nguyên tố trong một
nhóm

? Chứng tỏ sự biến đổi tính chất
ấy trong nhóm I, VII.

Trong một nhóm, khi đi từ trên xuốngdưới theo
chiều tăng của điên tích hạt nhân:
- Số lớp electron của nguyên tử tăng dần từ 1 đến
7 lớp.
- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng
thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
* Ví dụ: Nhóm I, VII – T99/SGK.
IV. ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học.
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu
tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
Ví dụ
Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu

kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử,
tính chất của nguyên tố A và so sánh với các
nguyên tố lân cận.
Giải
Theo bài, nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17
nên điện tích hạt nhân của nguyên tử A bằng 17 +,
có 17 electron.
 Nguyên tố A ở ô số 17, chu kì 3, nhóm VII.

? Nguyên tố A ở ô số mấy trong
bảng tuần hoàn
? Nguyên tử A có bao nhiêu
electron, các electron xếp thành
mấy lớp, lớp electron ngoài cùng
có bao nhiêu electron.
? Điện tích hạt nhân nguyên tử

 Nguyên tử của nguyên tố A có 3 lớp electron,
lớp electron ngoài cùng có 7 electron.
 Nguyên tố A ở cuối chu kì 3, nên A là phi kim
hoạt động mạnh, tính phi kim của A( Cl ) mạnh
hơn nguyên tố đứng trước trong cùng một chu kì ,
có số hiệu nguyên tử là 16 ( S ).
 Nguyên tố A đứng gần đầu nhóm VII, tính phi
kim của A yếu hơn nguyên tố đứng trên, số hiệu


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9
nguyên tố A là bao nhiêu
? Nguyên tố A có tính chất như

thế nào so với các nguyên tố lân
cận ( đứng trước trong cùng chu
kì; đứng trên, đứng dưới trong
cùng một nhóm ).

nguyên tử 9 ( Flo ), nhưng mạnh hơn nguyên tố
đứng dưới, số hiệu nguyên tử là 35 ( Br ).
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể
suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.
Ví dụ
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân
16 +, 3 lớp electron , lớp eluctron ngoài cùng có 6
electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần
hoàn và tính chất cơ bản của nó.
Giải
Theo bài, nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt
nhân là 16 +, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6
electron nên:
- X ở ô số 16, chu kì 3, nhóm VI trong bảng tuần
hoàn.
- Nguyên tố X đứng ở gần cuối chu kì 3, gần đầu
nhóm VI nên X là một nguyên tố phi kim.

? Vị trí của X trong bảng tuần
hoàn và tính chất cơ bản của nó.
? Nguyên tố X ở ô số mấy, chu kì
nào, nhóm nào trong bảng tuần
hoàn
? X là nguyên tố phi kim hay
nguyên tố kim loại.


D. Củng cố


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9
? Bài 1 – T101/SGK.
E. Hướngdẫn về nhà
* Làm bài 2, 5, 6, 7 – T101/SGK; Bài 4,5 – T103/SGK.
* Đọc trước bài 32 – T102, 103/SGK.



×