Tải bản đầy đủ (.doc) (362 trang)

Ngân hàng đề thi hình sự Học viện Tư Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 362 trang )

NGÂN HÀNG ĐỀ THI HÌNH SỰ - HỌC VIỆN TƯ PHÁP
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI
1. Chuẩn bị làm bài thi
Để có thể hoàn thành tốt các yêu cầu của đề thi, trước khi làm bài thi học viên cần lưu ý một
số điểm sau đây:
- Hệ thống hoá các kiến thức liên quan đến nội dung môn thi đặc biệt là cách giải quyết các
tình huống thường xảy ra trong giai đoạn tố tụng mà đề thi sẽ đề cập tới.
- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc làm bài thi. Do đề thi chỉ cho phép sử dụng BLHS,
BLTTHS và các pháp lệnh nên trước khi thi học viên cần nghiên cứu, nắm bắt nội dung các văn
bản pháp luật có liên quan như các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu văn bản tố tụng. Các tài
liệu cần được sắp xếp khoa học, có đánh dấu những nội dung liên quan đến phạm vi của đề thi
nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng, trích dẫn tài liệu.
2. Cách thức làm bài thi
a. Xác định yêu cầu của đề bài, thứ tự trả lời các câu hỏi
Trước khi làm bài thi, học viên cần đọc kỹ đề thi nhằm xác định yêu cầu của từng câu hỏi,
các nội dung trong đề thi liên quan đến câu hỏi và các quy định pháp luật có liên quan.
Do các tình tiết bổ sung trong đề thi độc lập với nhau nên học viên trả lời từng câu hỏi trên
cơ sở dữ kiện chung của đề bài kết hợp với phần tình tiết bổ sung ngay trước câu hỏi đó; không
được sử dụng các tình tiết bổ sung của các câu hỏi phía dưới câu hỏi đang trả lời để trả lời cho
câu hỏi đó. Học viên có thể lựa chọn trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà không nhất thiết phải trả lời
tuần tự các câu hỏi của đề thi. Nhìn chung, học viên nên trả lời những câu hỏi mà mình đã có đầy
đủ tài liệu và có phương án giải quyết chắc chắn trước; những câu hỏi khó hơn, cần thời gian suy
nghĩ và tìm tài liệu thì trả lời sau. Tuy nhiên, cần lưu ý phân bố thời gian hợp lý để có thể trả lời
đầy đủ các câu hỏi của đề thi.
b. Cách thức trả lời một số loại câu hỏi
Các câu hỏi trong đề thi khá đa dạng. Vì lẽ đó, không thể đưa ra công thức trả lời chung cho
tất cả các loại câu hỏi. Bản hướng dẫn này chỉ đưa ra phương pháp trả lời một số loại câu hỏi
thường gặp trong các đề thi.
* Câu hỏi về định tội danh và xác định điều khoản BLHS cần áp dụng
Đây là loại câu hỏi rất phổ biến trong các đề thi môn Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự
và cũng là vấn đề mấu chốt khi giải quyết vụ án hình sự trong thực tế. Quá trình định tội danh là


quá trình xác định sự giống nhau giữa các tình tiết cơ bản, điển hình của hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã xảy ra với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong
Bộ luật hình sự. Để giải đáp câu hỏi về định tội danh cần thực hiện tuần tự các bước sau:
+ Tóm tắt và phân tích hành vi của người phạm tội trong vụ án: Học viên cần đọc kỹ đề thi
đặc biệt là phần dữ kiện chung và phần kết quả xét hỏi tại phiên toà (nếu có) để nắm được những
hành vi, những tình tiết có ý nghĩa cho việc định tội danh. Ví dụ: Hành vi dùng vũ lực, giá trị tài
sản bị chiếm đoạt, trạng thái tinh thần của người phạm tội…
+ Xác định các quy định của BLHS cần kiểm tra, đối chiếu, nghiên cứu kỹ các dấu hiệu
thuộc cấu thành tội phạm mà quy định đó đề cập tới.
+ Đối chiếu các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể với các dấu hiệu trong hành vi của
bị can, bị cáo được nêu trong đề bài để tìm ra những điểm tương đồng.
+ Kết luận về tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng đối với bị can, bị cáo.
Tất cả các bước nêu trên sẽ giúp học viên trả lời được câu hỏi hành vi của bị can, bị cáo cấu
thành tội gì, theo điều khoản nào của BLHS. Tuy nhiên, khi trình bày trong bài thi, học viên
không cần trình bày đầy đủ, tuần tự các bước nêu trên mà cần phân tích ngắn gọn những điểm cơ
bản nhất để xác định tội danh của bị can, bị cáo (thường tập trung vào dấu hiệu hành vi, giá trị tài
sản bị chiếm đoạt, tỉ lệ thương tật của người bị hại, trạng thái tinh thần của bị can, bị cáo khi
thực hiện tội phạm). Một số dấu hiệu khác như tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách
nhiệm hình sự được giả thiết là đã thoả mãn, học viên không cần phân tích lại (trừ trường hợp
trong đề thi có nêu những điểm đặc biệt liên quan tới các dấu hiệu nêu trên).
1


* Câu hỏi yêu cầu nhận xét các hoạt động tố tụng
Đối với loại câu hỏi này, học viên cần lưu ý xác định những hoạt động tố tụng cần nhận xét,
các yếu tố liên quan đến từng hoạt động (thẩm quyền, thời hạn, nội dung, căn cứ…), đối chiếu
từng yếu tố đó với các quy định pháp luật có liên quan để xác định hoạt động tố tụng có hợp
pháp và có căn cứ hay không.
Ví dụ: Khi nhận xét về việc khởi tố vụ án, cần chú ý nhận xét cơ sở khởi tố, căn cứ khởi tố,
thẩm quyền khởi tố có đúng với quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay không.

* Câu hỏi yêu cầu giải quyết tình huống
Học viên cần đọc kỹ tình huống được nêu trong đề bài, xác định các quy định pháp luật có
liên quan, vận dụng các quy định đó để giải quyết tình huống. Khi trả lời câu hỏi, cần lưu ý nêu
rõ căn cứ cũng như hướng giải quyết tình huống đó
về mặt nội dung.
Ví dụ: Tại phiên toà, sau khi luật sư trình bày lời bào chữa, bị cáo xin phép HĐXX được bổ
sung ý kiến bào chữa nhưng chủ toạ phiên toà không đồng ý vì cho rằng luật sư đã trình bày đủ
rồi. Với tình huống này, Học viên cần căn cứ vào khoản 2 Điều 217 BLTTHS để đưa ra hướng
giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo: đề nghị HĐXX cho phép bị cáo
trình bày ý kiến bổ sung.
* Câu hỏi yêu cầu soạn thảo văn bản
Đối với câu hỏi yêu cầu chuẩn bị văn bản kiến nghị tới các cơ quan tiến hành tố tụng, các
loại đơn, bản bào chữa … học viên cần trình bày và luận giải được những lý lẽ luật sư đưa ra để
kiến nghị, bào chữa, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật, sự việc xảy ra theo dữ kiện đề bài
và các tình tiết bổ sung (nếu có). Phải đưa ra được các kiến nghị, đề xuất cụ thể để bào chữa, bảo
vệ cho thân chủ.
Trường hợp câu hỏi yêu cầu trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ, học viên cần:
- Viết luận cứ bào chữa, bảo vệ theo cơ cấu đã được học (gồm 3 phần).
- Chú ý viết kỹ phần nội dung và đề xuất (phải nêu được từng điểm chính bào chữa cho bị
cáo, bảo vệ cho thân chủ).
Khi soạn thảo các văn bản tố tụng, học viên lưu ý sử dụng mẫu văn bản (nếu có), ghi nhớ
cách thức soạn thảo các văn bản tố tụng đã được các giáo viên truyền đạt trên lớp, nắm được các
dữ kiện có liên quan trong đề thi để soạn thảo văn bản vừa đúng về hình thức vừa đảm bảo các
yêu cầu về nội dung.
* Câu hỏi trắc nghiệm
Một số đề thi trong Ngân hàng đề thi có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dưới hai hình thức: (i)
yêu cầu lựa chọn phương án đúng hoặc sai và giải thích lý do; (ii) yêu cầu bình luận về từng
phương án được đưa ra. Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ nhất học viên có thể
phân tích về tính hợp lý của đáp án đúng hoặc phân tích để loại trừ các đáp án không đúng từ đó
chỉ ra đáp án đúng theo yêu cầu của đề bài. Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ hai,

học viên cần kết hợp giữa dữ kiện của đề bài với các quy định pháp luật để phân tích, nhận xét
về tính hợp pháp và có căn cứ của từng đáp án được đưa ra. Cuối cùng, cần đưa ra kết luận về
đáp án đúng hoặc nêu đáp án đúng của riêng mình (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng câu hỏi).
3. Một số lưu ý về cách trình bày bài thi
Để bài thi đạt được kết quả tốt nhất, bên cạnh việc đảm bảo về nội dung, học viên cần lưu ý
một số điểm sau:
- Đối với mỗi câu hỏi, học viên cần trả lời ngắn gọn, đủ ý, tránh trình bày dài dòng, lan man;
- Số thứ tự câu hỏi được ghi ra ngoài lề, tách biệt với phần nội dung trả lời để giáo viên
chấm thi không bỏ sót câu trả lời;
- Học viên nên cố gắng trình bày bài thi sạch đẹp, tránh gạch xoá và tuyệt đối không sử dụng
bút xoá khi làm bài.
Trên đây là một số hướng dẫn chung về phương pháp làm bài thi môn Kỹ năng tranh tụng
trong vụ án hình sự. Hy vọng các bạn học viên và những bạn đọc có quan tâm sẽ đạt được kết
quả cao nhất khi giải đáp các đề thi trong cuốn sách này.

2


HỌC PHẦN 1
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ
CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM

3


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1- 01/180
Do tranh chấp đất đai, từ tháng 6/2003 đến tháng 11/2004, Lê Văn Châu (34 tuổi) trú tại số
14, phố Ngô Quyền, thành phố H thường xuyên xích mích với ông Đỗ Văn Chuyên (52 tuổi) trú
tại số nhà 12 bên cạnh. Mặc dù chính quyền phường đã nhiều lần hoà giải, hai bên vẫn không có

thiện chí. Lê Văn Châu cho rằng ông Đỗ Văn Chuyên đã lấn chiếm đất nhà mình với chiều rộng
là 0,35m, chiều dài 13m. Ngày 12/11/2004, hai bên xảy ra xô xát. Ông Đỗ Văn Chuyên cùng con
trai là Đỗ Việt Long đã đánh Châu gây thương tích nhẹ. Vào 8h00, ngày 13/11/2004, sau khi ngủ
dậy, Lê Văn Châu nảy sinh ý định trả thù gia đình ông Chuyên. Biết vợ chồng ông Chuyên hàng
ngày đi làm, chỉ có cháu Lê Huyền Anh (2 tuổi) - cháu ngoại, ở nhà cùng người giúp việc là chị
Đỗ Thị Thơm, Châu đã mua 6 lít xăng tẩm quanh nhà ông Chuyên và đốt. Sau khi châm lửa,
Châu chạy về nhà mình trốn. Do được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên chị Thơm và cháu
Huyền Anh chỉ bị thương tích nhẹ.
Sau khi đám cháy được dập tắt, sợ bị phát hiện, Lê Văn Châu đã bỏ trốn sang nhà chú ruột
tại quận M, Thành phố H.
Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Theo anh (chị), Lê Văn Châu có thể bị truy tố về tội danh nào được
quy định trong BLHS?
Tình tiết bổ sung
Vào hồi 14h30 cùng ngày, Lê Văn Châu bị bắt tại nhà người chú ruột ở quận M, thành phố
H.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo anh (chị), Lê Văn Châu bị bắt theo trường hợp nào thuộc các
trường hợp sau đây? Giải thích tại sao?
a. Bắt người để tạm giam;
b. Bắt khẩn cấp;
c. Bắt người đang có lệnh truy nã.
Tình tiết bổ sung
Ngay sau khi chồng bị bắt, vợ của Châu là chị Nguyễn Thị Mai đến Văn phòng Luật sư
mời anh (chị) bào chữa. Anh (chị) được nghe chị Mai trình bày các tình tiết của vụ án.
Câu hỏi 3 (1.5 điểm): Anh (chị) cần phải hỏi và lưu ý chị Mai những vấn đề gì?
Câu hỏi 4 (1 điểm): : Anh (chị) cần thực hiện các thủ tục gì để được cấp giấy chứng nhận
người bào chữa cho Lê Văn Châu?
Tình tiết bổ sung
Trong quá trình Châu bị tạm giam, chị Mai muốn nhờ Luật sư chuyển tận tay chồng mình
tiền và một số loại thuốc chữa bệnh mỗi khi Luật sư vào trại.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Yêu cầu của chị Châu có thể được thực hiện không? Luật sư cần xử sự

như thế nào trong tình huống này ?
Tình tiết bổ sung
VKSND thành phố H truy tố theo các tội danh Lê Văn Châu mà anh (chị) xác định ở Câu
1.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Theo anh (chị), Lê Văn Châu có thể bị truy tố về những tình tiết tăng
nặng định khung nào của điều luật mà anh (chị) xác định?

4


Tình tiết bổ sung
Gia đình bị cáo yêu cầu anh (chị) với tư cách là Luật sư đến gặp và trao đổi với gia đình bị
hại.
Câu hỏi 7 (1điểm): Đề nghị này có được anh (chị) chấp nhận không? Nếu được chấp nhận
thì những nội dung nào cần trao đổi với gia đình người bị hại?
Tình tiết bổ sung
Vụ án được đưa ra xét xử bình thường theo quy định.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) viết bản bào chữa (dưới dạng đề cương) để bào chữa cho bị
cáo Lê Văn Châu.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

5


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-02/180
Ngày 3/1/2005, Nguyễn Văn, 24 tuổi, trú tại quận Ba Đình và Trần Dũng, 20 tuổi, trú tại
Thịnh Liệt, Hà Nội, rủ nhau đi tìm gái bán hoa ở công viên Thủ Lệ, quận B, thành phố H. Sau
khi tìm được Lê Thị Xinh, sinh năm 1979, quê Nghi Lộc, Nghệ An và thoả thuận giá cả, Xinh
gọi thêm Nguyễn Thị T “đi khách”. Khi đang “vui vẻ”, Hà Anh Hùng, 30 tuổi, trú tại Đội Cấn,

Hà Nội, Vũ An, 32 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội xuất hiện “xin đểu”. Dũng và Văn không cho.
Không xin được, Hùng, An bèn xông vào dùng gạch, đá ném rồi quẳng Dũng, Văn xuống hồ. Vì
không biết bơi nên Văn chết đuổi. Còn Dũng, khi đã bơi sang bên kia hồ, nghĩ bạn đã thoát nên
ung dung đi về nhà. Ngày 6/1/2004, mọi người phát hiện xác Văn nổi lên mặt nước hồ trong
công viên Thủ Lệ. Biết tin Văn chết, Dũng đã cung cấp những chi tiết trên cho công an quận B,
thành phố H.
Ngày 10/1/2005, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận B đã quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can đối với cả Hùng, An, Xinh về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 93 BLHS và
ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Hà Anh Hùng, Vũ An, Lê Thị Xinh.
Câu hỏi 1 (2 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các thủ tục tố tụng mà CQĐT công an
quận Ba Đình đã tiến hành?
Tình tiết bổ sung
Ngày 12/1/2005, mẹ của Hà Anh Hùng đã đến Văn phòng Luật sư nơi anh (chị) làm việc
nhờ đích danh anh (chị) là Luật sư bào chữa cho con bà.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Nếu là Luật sư tập sự của Văn phòng, anh (chị) sẽ:
-

Nhận lời bào chữa cho Hà Anh Hùng?

-

Từ chối bào chữa cho Hà Anh Hùng?

-

Giới thiệu khách hàng với Luật sư Trưởng văn phòng?

Giải thích tại sao lại có quyết định đó?
Câu hỏi 3 (1 điểm): Nếu có đủ thẩm quyền nhận việc, anh (chị) sẽ thực hiện hoạt động gì
để có thể tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án trên?

Tình tiết bổ sung:
Khi anh (chị) đến CQĐT đề nghị được tham gia tố tụng, Điều tra viên đã yêu cầu anh (chị)
xuất trình đơn yêu cầu Luật sư có chữ ký của bị can Hùng hiện đang bị tạm giam và hợp đồng
dịch vụ pháp lý giữa Luật sư và khách hàng.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp nêu trên?
Tình tiết bổ sung:
Mẹ của Hà Anh Hùng đề nghị Luật sư “tác động” đến Cơ quan điều tra để trả tự do cho
con trai mình.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) sẽ “tác động” như thế nào trong trường hợp này?
Tình tiết bổ sung:
Tại CQĐT, Hùng và An đều đổ tội cho nhau, Hùng khai: “Tôi chỉ xin tiền anh Dũng, còn
An xin tiền anh Văn, khi anh Văn không đưa tiền An đã đánh anh Văn, anh Văn sợ nên đã nhảy
xuống hồ”, Xinh cũng khai nhận: “Hùng không đánh ai, khi đã lấy được tiền của anh Dũng,
Hùng bỏ ra khu chuồng nuôi thú và ngồi hút thuốc”, anh Dũng cũng khai: “Người đánh Văn và
tôi, đuổi chúng tôi ra sát mép nước rồi đẩy chúng tôi xuống hồ là người có sẹo trên má trái”.
Hùng không có vết sẹo này.
6


Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) sẽ trao đổi với ai, về vấn đề gì để làm rõ sự thật khách quan
của vụ án và để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 09/6/2005, CQĐT đã hoàn tất hồ sơ, ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố các bị
can Hà Anh Hùng, Vũ An về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Không cứu giúp người khác
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” rồi chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Là Luật sư của Hùng, anh (chị) sẽ thực hiện hoạt động gì để bảo vệ
quyền và lợi ích cho thân chủ?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 07/8/2005, Viện kiểm sát ra cáo trạng truy tố Hà Anh Hùng về tội “Cướp tài sản”
theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 133 và tội “Không cứu giúp người khác đang ở trong tình

trạng nguy hiểm đến tính mạng” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 102 BLHS 1999.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Hãy viết bài bào chữa ngắn gọn để bảo vệ cho thân chủ Hà Anh
Hùng?
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

7


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-03/180
Ngày 14/12/2004, xe khách mang biển số 29 H5… từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh,
đến địa phận huyện H, tỉnh B thì dừng lại nghỉ ăn trưa. Chủ xe đưa tất cả hành khách vào quán
cơm Tùng Thuý do Nguyễn Thị Thuý, sinh năm 1963 là chủ quán. Khi tất cả mọi người vào
quán thì đều bị ép ăn mỗi người một đĩa cơm giá 30.000 đồng. Trấn giữ cổng ra vào quán là Hồ
Văn Quý và Hồ Văn Quán, hai thanh niên có nhiều tiền sự ở địa phương được thuê làm bảo vệ.
Một số hành khách không chịu ăn đã bị Quý và Quán tát và hắt nước canh vào mặt. Ông Lê Văn
Thuận là một hành khách trên xe đã lấy máy ảnh ra chụp cảnh này. Ngay sau khi chụp ảnh, ông
Thuận đã bị Nguyễn Thị Thuý gọi Quý và Quán gọi tới xử lý. Quý giằng lấy máy ảnh còn Quán
lấy mũ cối đập vào đầu và vai ông Thuận. Ông Thuận chống cự: “Có giỏi thì đánh đi, tao là
phóng viên báo B, tao đã gọi 113 đến đây rồi”. Thuý nói: “Đừng doạ, ông anh cứ bình tĩnh và
cho em mượn tạm máy ảnh”. 5 phút sau, một số cảnh sát 113 đến kiểm tra quán Tùng Thuý, tiến
hành lập biên bản về việc giữ người trái pháp luật, xử lý hành chính đối với Nguyễn Thị Thuý về
hành vi kinh doanh trái phép. Sau đó, xe khách trên được phép tiếp tục chạy theo lộ trình.
Ngày 17/1/2004, Nguyễn Thị Thuý đã nhận được Quyết định khởi tố vụ án Bắt giữ người
trái pháp luật và Cố ý gây thương tích, Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thuý cũng
về hai tội danh nói trên của CQĐT công an huyện H trên cơ sở đơn tố cáo của ông Thuận và một
số hành khách trên chuyến xe.
Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có bình luận gì về các quyết định trên của CQĐT công an
huyện H?
Tình tiết bổ sung:

Ngày 19/01/2004, trong khi Nguyễn Thị Thuý được triệu tập đến trụ sở công an huyện H
để lấy cung thì tại quán Tùng Thuý, các Điều tra viên đã tiến hành khám xét và thu giữ chiếc mũ
cối được xác định là dùng để đập vào đầu ông Thuận. Chồng Thuý đã nhờ anh (chị) là Luật sư
bảo vệ cho vợ.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo anh (chị), những hoạt động nào của CQĐT công an huyện Hàm
Thuận đã không được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự?
Câu hỏi 3 (1.5 điểm): Với tư cách là Luật sư của Thuý, anh (chị) sẽ tiến hành những công
việc gì để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ tại thời điểm này?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 27/1/2005, Hồ Văn Quý và Hồ Văn Quán đã bỏ trốn và có nói địa điểm trốn cho
Thuý. Tuy nhiên, Thuý không muốn khai về nơi trốn của Hồ Văn Quý và Hồ Văn Quán vì sợ
rằng, nếu khai, sẽ bị Quý và Quán ứng xử theo luật rừng.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) sẽ hướng cho Nguyễn Thị Thuý nên làm như thế nào trong
tình huống này?
Tình tiết bổ sung:
Thúy bị bắt để tạm giam trên cơ sở lệnh bắt và lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đã
được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) cần thực hiện các hoạt động gì để được gặp Nguyễn Thị
Thúy trong trại tạm giam?
Tình tiết bổ sung:

8


Trong cuộc tiếp xúc giữa anh (chị) với Thuý, Thúy bày tỏ ý định không muốn tiếp tục nhờ
anh (chị) bào chữa nữa vì có người khuyên rằng thà dùng tiền thuê Luật sư để “chạy” công an thì
còn hiệu quả hơn.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào trong tình huống trên?
Tình tiết bổ sung:
Anh (chị) vẫn tiếp tục được Thuý nhờ bào chữa. CQĐT đã có kết luận điều tra đề nghị

VKSND huyện H truy tố Nguyễn Thị Thuý về tội Bắt giữ người trái pháp luật theo khoản 2 điểm
đ Điều 123 BLHS. Ngày 30/3/2005, sau khi có buổi làm việc với CQĐT, VKSND huyện H đã ra
cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Thuý về tội Bắt giữ người trái pháp luật theo khoản 2 điểm d, đ
Điều 123 BLHS và tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản là chiếc máy ảnh theo khoản 1 Điều 137
BLHS.
Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Theo anh (chị), cần có các yêu cầu gì về vấn đề chứng cứ và tố tụng
với cơ quan pháp luật tại thời điểm tố tụng hiện tại?
Tình tiết bổ sung:
Hồ sơ vụ án đã được chuyển sang TAND huyện Hàm Thuận với cáo trạng có nội dung vẫn
như trên.
Câu hỏi 8 (1.5 điểm): Theo anh (chị), Toà án sẽ:
a.

Ra Quyết định yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung vì không đủ chứng cứ

b.

Ra quyết định tách vụ án để xử lý riêng với Quán và Quý

c.

Ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để truy nã Quán và Quý

d.

Trả hồ sơ, yêu cầu Viện Kiểm sát điều tra bổ sung

e.

Phương án khác theo quan điểm của Anh (chị).


Với mỗi phương án, Anh (chị) hãy giải thích sự lựa chọn của mình.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

9


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-04/180
Ngày 27/10/2004, bà Trần Thị Hồng Mai đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng ở Trung
ương và địa phương tố cáo ông Nguyễn Thọ Hành ở huyện K, tỉnh H, là hàng xóm nhà bà Mai,
đã dùng thủ đoạn dụ dỗ, đe doạ và cưỡng dâm bà suốt 6 năm liền với bằng chứng bà Mai đưa ra
rằng do phải bắt buộc quan hệ nhiều lần với ông Hành nên bà Mai đã có thai ngoài tử cung và
ông Hành đã phải đưa bà đi mổ tại bệnh viện Bạch Mai ngày 16/10/2004. Chính ông Hành là
người đã làm thủ tục nhập viện, xuất viện cho bà Mai dưới tên Trần Xuân (anh trai bà Mai). Vì
phải ra viện sớm nên vết mổ của bà Mai bị nhiễm trùng, buộc bà M phải thú nhận với chồng. Vì
vậy, bà Mai nhờ sự can thiệp của gia đình và các cơ quan pháp luật để cứu “thoát khỏi “nanh
vuốt” của ông Hành. Chồng bà Mai là ông Nguyễn Lan Quế cũng có đơn tố cáo tương tự, đồng
thời đưa ra chứng cứ là cuốn băng ghi âm cuộc điện thoại của một đôi nam nữ mà ông Quế cho
rằng: “Băng ghi âm này chứng minh đầy đủ các hành vi của ông Hành”. Trên cơ sở các đơn tố
cáo và chứng cứ mà vợ chồng ông Q, bà M đưa ra, ngày 25/11/2004, CQĐT công an huyện K đã
ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thọ Hành về tội Cưỡng dâm theo quy
định tại khoản 2 Điều 133 BLHS.
Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
của CQĐT đối với Nguyễn Thọ Hành?
Tình tiết bổ sung:
Nguyễn Thọ Hành đã đến Văn phòng Luật sư Trần (nơi anh, chị đang làm việc với tư
cách Luật sư tập sự) đề nghị đích danh anh (chị) bào chữa cho Nguyễn Thọ Hành.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Là Luật sư được Hành nhờ, anh (chị) cần thực hiện những hoạt động
gì để có thể tham gia bào chữa?

Câu hỏi 3 (2 điểm): Anh (chị) hãy xác định những tình tiết quan trọng nhất của vụ án cần
phải được làm rõ để chứng minh hành vi phạm tội của Nguyễn Thọ Hành.
Tình tiết bổ sung:
Ngày 02/12/2004, CQĐT công an huyện K đã tiến hành bắt và khám xét nhà ở của
Nguyễn Thọ Hành. Tại thời điểm đó, anh (chị) đang trao đổi với Hành nên khi CQĐT tiến hành
bắt và khám xét nhà Hành, anh (chị) cũng có mặt. Khi Điều tra viên đọc lệnh bắt Hành để tạm
giam, anh (chị) thấy không đọc Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Là Luật sư của Hành, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong trường
hợp sau:
A, Giả sử lệnh bắt đó không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát;
B, Giả sử lệnh bắt đó đó có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Tình tiết bổ sung:
Ngày 16/3/2005, CQĐT công an huyện K đã có kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ
đến VKSND huyện K. Trên cơ sở kết luận Điều tra, Kiểm sát viên VKSND huyện K đã quyết
định sẽ soạn thảo cáo trạng truy tố Nguyễn Thọ Hành theo các điểm b, đ khoản 2 Điều 113
BLHS và “đánh tiếng” muốn gặp Luật sư của bị can.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) có đến gặp Kiểm sát viên trong trường hợp này không?
Nếu không, tại sao? Nếu có, anh (chị) sẽ có ý kiến gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
thân chủ của mình?
Tình tiết bổ sung:

10


Giả sử Kiểm sát viên vẫn giữ nguyên ý kiến và ra bản cáo trạng truy tố Nguyễn Thọ Hành
theo các điểm b, đ khoản 2 Điều 113 BLHS.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) định hướng bào chữa cho Nguyễn Thọ Hành theo hướng
nào? Giải thích tại sao lại bào chữa theo hướng đó?
Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Trên cơ sở định hướng bào chữa mà anh (chị) đã chọn, hãy nêu nội
dung chính trong bản bào chữa cho bị cáo.

Tình tiết bổ sung:
Khi gặp thân chủ trong trại tạm giam, Nguyễn Thọ Hành kêu đã bị những người giam
chung buồng “trấn” hết các đồ gia đình tiếp tế và “phân công” làm “nô tày” chuyên việc hầu hạ.
Hành yêu cầu Luật sư chuyển ngay tiền cho mình để đưa cho những đối tượng này nhằm cải
thiện địa vị của Hành trong buồng.
Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) sẽ xử sự như thế nào trong trường hợp này?
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

11


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-05/180
Khoảng giữa tháng 6 năm 2005, Nguyễn Văn Nhơn (sinh năm 1983) lấy 18 triệu đồng của
gia đình tại xã Hội An, huyện Phú Tân, tỉnh A. Nhơn đến gia đình bà Nguyễn Thị Bé Hai ngụ ấp
Thượng I, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân ở (do Nhơn quen biết với bà Bé Hai) và đã hùn số
tiền nói trên với bà Hai để mua bán hột vịt. Do việc thu hồi tiền từ bà Hai chậm và kéo dài nên
đến cuối tháng 7/2005 Nhơn mới lấy được 6.700.000đ. Nhơn đã nhiều lần yêu cầu bà Bé Hai
hoàn trả mình số tiền còn lại (11.300.000) nhưng không được.
Vào lúc 22 giờ ngày 28/7/2005, Nhơn rủ Phương (con bà Hai) và Tha (người làm công của
bà Hai) đến chợ Mỹ Lương nhậu. Khi mỗi người uống được khoảng 01 ly thì Nhơn đứng lên đi
về nhà bà Bé Hai lấy chiếc thuyền máy, trị giá khoảng 21 triệu đồng, chạy về đậu tại bến sông
gần nhà mình ở xã Hội An.
Sáng ngày 29/7/2005, bà Bé Hai thấy mất thuyền và không thấy Nhơn nên đã nghi ngờ và
tìm đến nhà Nhơn. Đến nơi, bà Bé Hai phát hiện chiếc thuyền đang đậu tại bến nhà Nhơn. Bà Bé
Hai yêu cầu Nhơn trả lại thuyền nhưng Nhơn yêu cầu bà Hai trả tiền cho Nhơn trước rồi mới trả
lại thuyền. Vì vậy, bà Bé Hai đã tố cáo hành vi của Nhơn đến Công an huyện Phú Tân.
Biết tin mình bị bà Bé Hai tố cáo công an, Nguyễn Văn Nhơn đã đến Văn phòng Luật sư
của anh (chị) để được tư vấn.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) cần làm rõ những vấn đề gì trước khi tư vấn cho Nhơn? Nội

dung tư vấn theo quan điểm của anh (chị)?
Tình tiết bổ sung
Ngày 30/8/2005, CQĐT công an huyện Phú Tân khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
Nguyễn Văn Nhơn về tội Chiếm giữ trái phép tài sản và ra lệnh tạm giam Nguyễn Văn Nhơn
trong thời hạn 2 tháng.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Là Luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Nhơn, khi nghiên cứu hồ sơ vụ
án trên, anh (chị) cần lưu ý những vấn đề gì?
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) cần đề nghị với CQĐT những vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi
cho Nguyễn Văn Nhơn?
Tình tiết bổ sung
Tại CQĐT, Nguyễn Văn Nhơn khai như sau:
“Tôi và bà Bé Hai chung vốn để buôn bán hột vịt. Tôi góp 18.000.000đ. Sau khi kết thúc
việc buôn bản, được lãi 4.000.000đ bà Bé Hai chia cho tôi 2.000.000đ và trả tôi 6.700.000đ tiền
gốc còn 11.300.000đ tôi đã đòi nhiều lần nhưng bà Bé Hai chưa trả. Ngày 28/7/2005, bà Bé Hai
có viết giấy nhận nợ của tôi với nội dung “Tôi có giữ của anh Nguyễn Văn Nhơn 11.300.000đ
(mười một triệu ba trăm ngàn đồng), nay cho anh Nhơn tạm giữ chiếc thuyền máy của gia đình
tôi để làm tin. Khi nào tôi hoàn trả đủ số nợ, anh Nhơn phải trả chiếc thuyền máy cho gia đình
tôi”. Giấy nhận nợ này hiện nay gia đình tôi vẫn giữ. Khoảng 21 giờ ngày 28/7/2005 tôi đến nhà
bà Bé Hai lấy chiếc thuyền máy thì tình cờ gặp Phương và Tha, hai người mời tôi ngồi nhậu
cùng. Tôi cũng nói rõ với Phương và Tha việc đi lấy thuyền máy của bà Bé Hai để làm tin.”
Tại CQĐT, bà Bé Hai cũng thừa nhận do làm ăn khó khăn nên bà chưa hoàn trả cho Nhơn
11.300.000 đồng tiền vốn.
Trong hồ sơ vụ án không thấy lưu giấy nhận nợ mà bà Bé Hai đã viết cho Nhơn.
12


Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo anh (chị), giấy nhận nợ của bà Bé Hai có ý nghĩa như thế nào
đối với việc giải quyết vụ án?
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) cần đề xuất với CQĐT những vấn đề gì?
Tình tiết bổ sung

Ngày 5/10/2005, VKSND huyện Phú Tân ra bản Cáo trạng truy tố Nguyễn Văn Nhơn về
tội “Chiếm giữ trái phép tài sản” theo khoản 1, Điều 141 BLHS.
Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định truy tố của Viện kiểm sát?
Anh (chị) sẽ trao đổi nội dung gì với cơ quan tiến hành tố tụng?
Tình tiết bổ sung
TAND huyện Phú Tân quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 31/10/2000. Những người
được triệu tập tham gia phiên toà gồm Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Thị Bé Hai, Phương, Tha, đại
diện gia đình Nguyễn Văn Nhơn.
Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Khi gặp gỡ Nguyễn Văn Nhơn, anh (chị) cần trao đổi những vấn đề
gì?
Câu hỏi 8 (2 điểm): Hãy chuẩn bị luận cứ bào chữa cho Nguyễn Văn Nhơn.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

13


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-06/180
Lê Văn Sửu và Nguyễn Thị Hạnh kết hôn năm 1990 và sinh được 2 con trai tên là Lê
Văn Tâm (sinh ngày 27/12/1990) và Lê Văn Phúc (sinh ngày 19/8/1995). Vợ chồng Sửu sống
với nhau hạnh phúc cho đến cuối năm 2003, khi Sửu nghi ngờ vợ mình có quan hệ nam nữ bất
chính với Lê Đức Tuý cùng xóm. Đêm 29/3/2004, sau 2 ngày về quê lên, Sửu bắt quả tang vợ
đang quan hệ tình dục với Lê Đức Tuý tại nhà mình trong khi cháu Tâm và Phúc đi chơi. Sửu đã
đánh Hạnh và Tuý chảy máu nhưng vết thương nhẹ. Sau lần bị đánh đó, chị Hạnh và anh Tuý
thỉnh thoảng vẫn lén lút gặp nhau.
Ngày 29/12/2004, biết Tuý đang bị ốm nằm một mình ở nhà, Lê Văn Sửu nảy sinh ý định
mua xăng đốt nhà Tuý. 15h cùng ngày, Sửu đi mua 3 lít xăng, rủ con trai là Lê Văn Tâm cùng
đến nhà anh Tuý. Đến nơi, Sửu dặn Tâm: “Con đứng xem có người không để bố đốt”. Tâm nói:
“Bố không sợ người ta bắt đền à?”. Sửa trả lời “Không sao, nếu có người con ho lên để bố biết”.
Tâm nói: “Vâng” và Sửu hành động. Sửu khoá trái cửa nhà anh Tuý, tẩm xăng xung quanh nhà

và châm lửa. Khi lửa bốc cháy to, bố con Sửu nhảy xuống một cái hồ ngay gần đó bơi trốn thoát.
Căn nhà cấp 4 ba gian của anh Tuý cháy gần hết, Tuý bị chết cháy. Tổng thiệt hại về tài sản là 21
triệu đồng.
Ngay tối 29/12/2004, bố con Lê Văn Sửu bị Công an huyện K bắt.
Lê Văn Sửu và Lê Văn Tâm bị VKSND tỉnh M truy tố về các tội Giết người (Điều 93
BLHS); Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS); riêng Lê Văn Sửu còn bị truy
tố thêm về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội (Điều 252
BLHS).
Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định truy tố của VKSND tỉnh
M? Giải thích tại sao.
Tình tiết bổ sung
Do Nguyễn Thị Hạnh ốm sau khi chồng và con bị bắt nên trong quá trình hỏi cung Tâm,
CQĐT đã triệu tập bố của Tâm là bị can Lê Văn Sửu tham gia tố tụng với tư cách là người giám
hộ cho cháu Tâm.
Câu hỏi 2 (1.5 điểm): Theo anh (chị) việc làm trên của CQĐT đúng hay sai? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Anh (chị) được mời tham gia bào chữa cho cả 2 bị can là Lê Văn Sửu và Lê Văn Tâm.
Nguyễn Thị Hạnh là mẹ của bị can Tâm có nguyện vọng nhờ Luật sư giúp đỡ để Tâm được tại
ngoại.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) có chấp nhận lời mời bào chữa cho cả hai bị can trong
cùng vụ án này không? Tại sao?
Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đề xuất thay đổi
biện pháp ngăn chặn (được tại ngoại) cho bị can Tâm và thể hiện rõ nội dung của giấy tờ đó?
Tình tiết bổ sung
Anh (chị) chính thức nhận lời bào chữa cho bị can Lê Văn Sửu và có kế hoạch vào trại
tạm giam gặp gỡ, trao đổi với bị can.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu những vấn đề cần hỏi khi gặp bị can Lê Văn Sửu?
Tình tiết bổ sung
Anh (chị) có kế hoạch đến làm việc với đại diện gia đình bị hại.
14



Câu hỏi 6 (1 điểm): Những nội dung cần trao đổi với gia đình bị hại?
Tình tiết bổ sung
Cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố sang Viện kiểm sát.
Anh (chị) được đọc hồ sơ vụ án này và phát hiện không có bản ảnh hiện trường, không có báo
cáo khám nghiệm hiện trường. Khi trao đổi với Luật sư cùng văn phòng về phát hiện này, đồng
nghiệp của anh (chị) đã khuyên anh (chị) nên yêu cầu Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ
sung.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) có đồng ý với quan điểm của Luật sư đồng nghiệp không?
Tại sao?
Tình tiết bổ sung
TAND tỉnh M quyết định đưa ra xét xử vụ án đối với Lê Văn Sửu theo các tội danh mà
Viện kiểm sát truy tố.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) viết bản bào chữa (đề cương chi tiết) để bào chữa cho bị
cáo Lê Văn Sửu.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

15


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-07/180
Lê Văn Sự, sinh năm 1948, có vợ mới chết để lại 3 đứa con. Sau đó, năm 2000, Sự đi làm
thuê tại xã N và kết hôn với chị Lê Thị Mi, chung sống tại xã N, huyện M, tỉnh O. Chị Mi cũng
có chồng chết để lại 3 đứa con, trong đó có cháu Lê Thị An sinh ngày 27/10/1988.
Chiều ngày 26/9/2004, cháu Lê Thị An đi học may ở thị trấn về nhà nghỉ, chị Mi đi dạy
học, cháu An theo mẹ ra ngõ và đến nhà ông Thắng hàng xóm ngồi chơi ở gốc cây mít, ở nhà còn
một mình Lê Văn Sự. Sự tìm gọi cháu A về, nói: "Mi sợ tao à? Thích thì mi cứ bỏ đi", cháu A trả
lời: "Con đang rủ người đi hái củi", Sự dọa: "Từ nay trở đi mi mà tránh tao thì tao bảo cho". Sau

đó, Sự ra ngoài vườn, cháu An lên giường đắp chăn ngủ. Khi cháu An đang ngủ thì Sự vào kéo
tung chăn ra, tay Sự cầm một con dao cắt hoa quả, Sự không mặc quần áo. Cháu An tỉnh giấc,
nhìn thấy Sự cháu sợ vùng dậy chạy thoát thân. Ngay lập tức, Sự túm gáy, bóp cổ và bắt cháu An
cởi quần ra và đe dọa "nếu không cởi tao đánh chết". Cháu An hô làng thì bị Sự bóp cổ và bắt
cháu An cởi quần. Sự đạp cháu An ngã ra giường, tát vào đầu cháu An. Sự túm quần cháu A giật
mạnh làm cho quần bị rách và tuột ra khỏi người. Cháu An chống cự quyết liệt dùng chân đạp Sự
ngã ra khỏi giường, rồi vùng dậy chạy thoát ra nhà chị Hoa hàng xóm. Thấy vậy, chị Hoa lấy
quần áo của mình cho An mặc và An đã kể lại sự việc cho chị Hoa nghe. Sau đó, An đến trường
tiểu học báo cho mẹ là chị Mi biết.
Chị Mi khai: sau khi cháu An bị Sự hiếp không thành, tinh thần bị hoảng loạn, sức khỏe
bị suy nhược nên phải đi điều trị ở bệnh viện ít ngày. Hiện nay, tinh thần cháu đã bình thường,
chị Mi có đơn yêu cầu xử lý Sự trước pháp luật nhưng không yêu cầu Sự bồi thường thiệt hại về
vật chất, tinh thần.
Lời khai của cháu Mi như sau: trong khi đe dọa, Lê Văn Sự còn dùng dao nhọn và dọa sẽ
giết cả mẹ lẫn con nếu không cởi quần áo để y hành lạc, đồng thời Sự đã cởi bỏ quần áo và chốt
cửa ra vào từ trước rồi mới hành động.
Ngày 5/10/2004, Công an huyện M đã khởi tố vụ án hình sự và triệu tập Sự, yêu cầu phải
có mặt tại Công an huyện M vào 8h ngày 6/10/2004 để trình bày về việc bị tố cáo hiếp dâm.
Chiều ngày 5/10/2004, Sự đến Văn phòng Luật sư E muốn anh (chị) là Luật sư cùng Sự
có mặt tại Công an huyện M theo giấy triệu tập trên.
Câu hỏi 1 (2 điểm): Anh (chị) cần chọn phương án nào trong số các phương án sau:
a) Từ chối yêu cầu của Sự.
b) Nhận lời tư vấn cho Sự nhưng từ chối đi cùng Sự đến cơ quan Công an và đề nghị Sự
ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý mời Luật sư với hai nội dung: Tư vấn về hình sự và
tham gia bào chữa cho Sự từ khi Sự bị bắt giữ (nếu bị bắt giữ) cho đến khi toà án các
cấp xét xử xong.
c) Nhận lời bào chữa cho Sự và đề nghị Sự ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý mời Luật sư
tham gia từ giai đoạn Công an triệu tập lấy lời khai cho đến khi toà án các cấp xét xử
xong.
Tình tiết bổ sung

Ngày 10/10/2004, CQĐT huyện H ra quyết định khởi tố bị can đối với Sự về hành vi hiếp
dâm cháu Lê Thị An vào chiều ngày 26/9/2003. Đồng thời, CQĐT huyện H ra lệnh tạm giam đối
với Sự trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày 10/10/2004 đến ngày 10/01/2005.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về hoạt động tố tụng trên của CQĐT huyện
M?
Tình tiết bổ sung
16


Chị Mi không yêu cầu giám định thương tích của cháu A. Sau khi được CQĐT giải thích,
chị Mi vẫn không đồng ý đưa cháu An đi giám định thương tích.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Sự, anh (chị) có đề nghị gì với
CQĐT khi biết chị M không đồng ý đưa cháu An đi giám định thương tích.
Tình tiết bổ sung
Qua tiếp xúc với Sự trước đó, anh (chị) được biết: năm 2003, Sự và cháu A vào rừng hái
củi. Sự định cưỡng hiếp nhưng cháu An không đồng ý. Sự có kéo rách quần cháu, nhưng Sự
không làm gì được vì cháu An khóc van xin to quá, Sự không hiếp cháu nữa mà lấy dây rừng
buộc lại những chỗ quần rách cho cháu An. Khi Sự và cháu An về nhà, cháu An đã kể lại chuyện
cho mẹ nghe. Chị Mi đã đuổi Sự ra khỏi nhà, nhưng do Sự đã xin lỗi chị M và cháu An nên chị
Mi đã tha thứ.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Là một Luật sư với trách nhiệm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp
luật, anh (chị) có tố giác sự việc này với Cơ quan điều tra không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
VKSND huyện M lấy lời khai của chị Lê Thị Mi, chị Mi đã khai thêm việc Sự hiếp dâm
cháu M ở trong rừng nhưng không thành từ năm 2002, nhưng chị cũng xin giảm nhẹ hình phạt
cho Sự. Viện kiểm sát cũng lấy lời khai bổ sung của Sự về hành vi này, Sự cũng công nhận lời
khai của chị Mi nhưng xin được tha thứ.
VKSND huyện M nhận định Sự đã có 02 hành vi hiếp dâm cháu Lê Thị An vào năm
2002 và ngày 26/9/2003 nên đã chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tỉnh O để giải quyết theo thẩm
quyền.

VKSND tỉnh O đã ra cáo trạng truy tố Lê Văn Sự về tội "Hiếp dâm trẻ em" theo điểm c,
khoản 3, Điều 112 BLHS.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu những vấn đề cần trao đổi với VKSND tỉnh O?
Tình tiết bổ sung
Ngày anh (chị) vào trại tạm giam gặp Lê Văn Sự, Sự yêu cầu anh (chị) chuyển thư của Sự
viết cho vợ để xin lỗi chị Mi và cháu An, xin chị Mi và cháu An rút yêu cầu khởi tố vụ án trước
khi mở phiên tòa.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình tiết bổ sung
Tòa án nhân dân tỉnh O gửi cho Luật sư D quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với Lê Văn
Sự về "Tội hiếp dâm trẻ em" theo điểm c khoản 3 Điều 112 BLHS.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) lựa chọn phương án nào trong hai phương án sau? Tại
sao?
a) Viết kiến nghị Luật sư đề nghị Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho VKSND tỉnh O
để điều tra bổ sung.
b) Chuẩn bị luận cứ bào chữa cho Lê Văn Sự và kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) hãy soạn thảo một trong hai loại văn bản trên tuỳ theo sự
lựa chọn của bản thân.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

17


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-08/180
Ngày 16/8/2004, do cần tiền để mua ma tuý sử dụng, Phạm Huy Giang, 21 tuổi đã rủ Lê
Đức Sơn (17 tuổi) “làm” vài vụ để kiếm tiền. Lần rủ đầu tiên, Sơn đã từ chối vì sợ bị Công an
bắt. Sau nhiều lần Giang thuyết phục, Sơn đã nhận lời. Biết anh Vũ Trung Kiên và chị Lê Hải
Thu làm nghề kinh doanh kim hoàn, sáng sớm thường mang tiền từ xã H về thị trấn M nên Giang
đã lên kế hoạch chiếm đoạt tiền và hàng của vợ chồng anh Kiên. Giang thống nhất mang dây

thừng loại to, chọn đoạn đường vắng, giăng dây thừng khi nào anh Kiên, chị Thu đi qua thì giật
làm xe đổ, người ngã để chiếm đoạt tiền và hàng.
Theo kế hoạch, khoảng 4h30 sáng ngày 17/8/2004, Giang và Sơn đã có mặt ở khu đồi
Bãi Thung, xã H. Tại đây Giang đã buộc 1 đầu dây thừng vào cây cọc được đóng trước ven
đường và cùng Sơn nấp vào bụi cây bên kia đường, cầm 1 đầu dây thừng. Giang phân công khi
nào có tín hiệu, Sơn giật dây thừng, Giang sẽ nhảy ra giật tài sản rồi cả 2 sẽ cùng lên xe chạy (xe
máy được cất ở bụi rậm ngay gần đó). Khoảng 4h55, anh Kiên đèo vợ đi qua đoạn đường trên.
Xác định đúng là vợ chồng anh Kiên, chị Thu nên khi xe máy chớm dây thừng, Giang đã ra hiệu
cho Sơn giật. Sau khi Sơn giật dây thừng, xe máy đổ, anh Kiên và chị Thu ngã ra đường, Giang
đã nhảy vào giật ngay chiếc túi xách của chị Thu và cả hai cùng chạy trốn. Về đến thị trấn M,
Giang, Sơn mở túi ra thì thấy có 14 triệu đồng Việt Nam; 2,5 cây vàng; 1 bánh hêrôin. Giang cho
Sơn 3 triệu đồng, còn lại Giang đem về nhà. Ngày 18/8/2004, trong lúc Giang đang bán số vàng
chiếm đoạt được cho một cửa hàng vàng bạc thì bị bắt.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định tội danh của Giang và Sơn.
Câu hỏi 2 (1.5 điểm): Việc Phạm Huy Giang bị bắt, có 2 quan điểm:
1. Giang bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang.
2. Giang bị bắt trong trường hợp khẩn cấp.
Theo anh (chị) quan điểm nào đúng? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Tại Cơ quan điều tra, anh Kiên, chị Thu khai không bao giờ dính dáng đến ma túy. Việc
trong số tài sản mà Giang, Sơn giật được của Anh (chị) có 1 bánh hêrôin có thể do Giang, Sơn đổ
vấy cho vợ chồng chị, thậm chí Cơ quan điều tra “nhét” vào.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Việc xác định tính chân thực trong lời khai của anh Kiên, chị Thu
còn phụ thuộc vào kết quả các hoạt động điều tra nào của Cơ quan điều tra?
Tình tiết bổ sung
Sau khi biết Phạm Huy Giang bị bắt, Lê Đức Sơn đã đến Công an huyện T trình bày rõ
sự việc và nộp lại toàn bộ số tiền đã được Giang chia cho. Sau khi Sơn bị khởi tố, gia đình Sơn
đã mời anh (chị) làm Luật sư bào chữa. Anh (chị) đề nghị được gặp bị can và nghiên cứu hồ sơ
nhưng CQĐT không chấp nhận.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Việc làm đó của CQĐT đúng hay sai? Anh (chị) làm gì trước tình

huống này?
Tình tiết bổ sung
Mẹ của bị can Lê Đức Sơn trình bày: Bố của Sơn là liệt sỹ, hiện tại Sơn đang học lớp 1,
lại chưa có tiền án, tiền sự và đề nghị anh (chị) yêu cầu CQĐT để Sơn được miễn TNHS.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh (chị), có căn cứ để chấp nhận đề nghị của mẹ bị can Lê
Đức Sơn không? Giải thích tại sao?
18


Tình tiết bổ sung
Chiếc xe máy mà Giang và Sơn sử dụng trong vụ chiếm đoạt tài sản của vợ chồng anh
Kiên, chị Thu thuộc sở hữu của mẹ Sơn là bà Hoàng Thị Thân. Bà Thân biết Sơn sử dụng xe máy
đi chiếm đoạt tài sản. Xe đang bị CQĐT giữ. Nay bà Thân đề nghị Luật sư sử dụng các biện
pháp luật định để xin lại xe.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Đề nghị của bà Thân có được anh (chị) chấp nhận không? Căn cứ
pháp lý?
Tình tiết bổ sung
Anh (chị) chuẩn bị vào trại tạm giam gặp và trao đổi với bị can Lê Đức Sơn.
Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy nêu các vấn đề cần trao đổi với bị can.
Tình tiết bổ sung
Lê Đức Sơn bị truy tố theo tội danh mà anh (chị) đã nêu ở câu hỏi 1.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những điểm chính trong bản luận bào chữa cho
bị cáo.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

19


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-09/180

Hồi 17h ngày 8/7/2004, Nguyễn Văn Liệt ở ấp Suối Lớn, Dương Tơ, huyện P, tỉnh K đến
nhà ông Nguyễn Văn Bé (anh cùng cha khác mẹ với Liệt) ở cùng ấp. Khi đến nhà ông Bé, Liệt
gặp bà Cao Thị Đẹp (vợ ông Bé), vợ chồng Lê Văn Bây và Nguyễn Thị Loan, riêng ông Bé lúc
này vắng nhà. Nguyễn Văn Liệt ngồi uống trà ở nhà trước. Khoảng 1h sau, Liệt đi ra nhà bếp
thấy bà Loan đang nấu cơm nhưng không nói gì và đi lên nhà trên tiếp tục ngồi uống nước. Lúc
này, Liệt nhớ lại chuyện bà Loan nói mình làm biếng, không chịu lao động nên đã bực tức và đi
xuống nhà bếp lấy một cây dao yếm có cán bằng sắt dài 32cm (kể cả cán), chiều ngang lớn nhất
7cm, có một bề sắt rồi chém nhiều nhát vào lưng bà Loan. Bà Loan vừa đưa tay phải lên đỡ, vừa
kêu cứu. Nghe tiếng kêu của vợ, ông Bây liền chạy xuống bếp thì bị Liệt dùng dao chém nhiều
nhát vào người.
Ngay đêm đó, Nguyễn Văn Liệt bị Đồn biên phòng 750 bắt giữ theo lệnh bắt khẩn cấp
của Công an huyện P. Nguyễn Văn Liệt bị Đồn biên phòng tạm giữ hành chính trong thời hạn 3
ngày từ 24h ngày 8/7 đến 24h ngày 11/7.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động tố tụng mà Đồn biên
phòng và Công an huyện P đã tiến hành?
Tình tiết bổ sung
Ngày 10/7/2004, CQĐT của huyện P đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối
với Nguyễn Văn Liệt về tội Cố ý gây thương tích và ra lệnh tạm giam Liệt với thời hạn 4 tháng
Ngày 11/7/2004, gia đình Nguyễn Văn Liệt đến văn phòng Luật sư Nhân Nghĩa nhờ giúp
đỡ.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Thời hạn tạm giữ 3 ngày từ 8/7 đến 11/7 của Đồn biên phòng 750 có
được trừ vào thời hạn tạm giam (nếu Nguyễn Văn Liệt bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này sau
đó) hay không? Tại sao?
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định những nội dung cần làm rõ khi tiếp xúc với
gia đình bị can Nguyễn Văn Liệt khi đến nhờ anh (chị) bào chữa?
Tình tiết bổ sung
Theo kết quả giám định của Cơ quan giám định tỉnh K thì ông Bây bị mất đốt thứ 3 ngón
thứ tư của bàn tay phải, hạn chế khả năng vận động ngón 5 của bàn tay trái, nhiều vết thương
phần mền, tỷ lệ thương tích là 25%; Bà Loan bị vỡ nhãn cầu trái, đã múc nội nhãn, gãy hai
xương cẳng tay phải, tỷ lệ thương tích là 58%.

Câu hỏi 4 (1.5 điểm): Anh (chị) sẽ trao đổi gì với CQĐT?
Câu hỏi 5 (1 điểm): Khi gặp Liệt trong trại tạm giam, anh (chị) sẽ trao đổi gì với Nguyễn
Văn Liệt?
Tình tiết bổ sung
Khi gặp bị can Liệt trong trại giam, anh (chị) thấy Liệt có biểu hiện suy nhược thần kinh,
nói năng lảm nhảm; sức khỏe bị suy kiệt.
Gặp gia đình Nguyễn Văn Liệt, anh (chị) biết rằng khi xảy ra sự việc ngày 8/7/2004 thì
Liệt đang phải chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh K, tại khoa thần kinh.
Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Với tình tiết trên, anh (chị) sẽ tiến hành các hoạt động gì nhằm bảo
vệ quyền lợi cho Nguyễn Văn Liệt?
Tình tiết bổ sung
20


Ngày 12/8/2004, Công an huyện P đã ra quyết định chuyển vụ án lên CQĐT tỉnh K vì
cho rằng vụ án này thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
CQĐT tỉnh K đã ra kết luận điều tra đề nghị truy tố Nguyễn Văn Liệt tội cố ý gây thương
tích. VKS nhân dân tỉnh K đã truy tố Nguyễn Văn Liệt về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3
Điều 104 BLHS.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định những người cần triệu tập đến phiên toà?
Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những điểm chính để bào chữa cho Nguyễn Văn
Liệt?
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

21


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-10/180
Ngày 02/7/2004, bà Ngô Thị Lâm sinh năm 1956 trú tại ấp Phúc An, xã Phúc Bình,

huyện P tỉnh H đã tới Đội cảnh sát điều tra công an huyện P tố cáo ông Bùi Văn Quốc sinh năm
1952, tổ phó tổ tự quản ấp Phúc An, Phúc Bình, huyện P đã có hành vi hiếp dâm đối với bà.
Trong lúc chống cự quyết liệt, bà Lâm đã cào cấu gây nên những vết xước trên mặt ông Quốc.
CQĐT đã mời ông Quốc đến trụ sở để hỏi về sự việc nêu trên. Tại CQĐT, ông Quốc im lặng và
không khai nhận gì. CQĐT đã lập biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả tang và ra quyết
định tạm giữ đối với ông Quốc.
Ngày 03/7/2004, không thấy chồng từ Công an huyện trở về, bà Vũ Thị Gia (vợ ông
Quốc) đã đến văn phòng Luật sư Nguyễn - Trần, nơi anh (chị) đang làm việc nhờ đích danh anh
(chị) làm Luật sư giúp đỡ cho chồng mình.
Câu hỏi 1 ( 1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động mà CQĐT Công an
huyện P đã tiến hành?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) sẽ thực hiện những hoạt động nào để có thể có mặt khi
CQĐT lấy lời khai người bị tạm giữ Bùi Văn Quốc?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 08/7/2004, theo Quyết định trưng cầu giám định pháp y của CQĐT, Bệnh viện
huyện P đã tiến hành giám định pháp y và đưa ra kết luận: “... Màng trinh của nạn nhân (bà Ngô
Thị Lâm) bị rách, vết rách cũ không có biểu hiện tổn thương, có dấu vết của tinh dịch trên vùng
âm đạo của nạn nhân...”
Trên cơ sở kết luận giám định này, ngày 15/7/2004, CQĐT Công an huyện P ra quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Văn Quốc về tội “Hiếp dâm” theo quy định tại
Điều 111 BLHS 1999
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động liên quan đến việc giám
định trong tình huống này?
Câu hỏi 4 (1 điểm): Là Luật sư của ông Quốc, anh (chị) sẽ tiến hành trao đối với cơ quan
nào, về vấn đề gì để bảo vệ cho thân chủ?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 20/8/2004, CQĐT hoàn tất hồ sơ cùng bản kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đến
Viện kiểm sát. Sau khi được Luật sư động viên, ông Quốc đã thú nhận rằng: Vì bà Lâm goá bụa,
chồng chết sớm nên đã nhiều lần bà Lâm và ông đã có quan hệ với nhau, bà Lâm yêu cầu ông ly
hôn vợ để hai người có thể cùng chung sống. Vì ông Quốc không chịu ly hôn nên lần này bà

quyết định làm cho ông phải bẽ mặt...
Câu hỏi 5 (1 điểm): Là Luật sư bào chữa cho ông Quốc, anh (chị) sẽ thực hiện hoạt động
gì khi biết được tình tiết nêu trên?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 22/9/2004, VKSND huyện P ra bản cáo trạng truy tố Bùi Văn Quốc ra trước Tòa án
nhân dân huyện P về các tội “Hiếp dâm” theo quy định tại khoản 1 Điều 111, và tội “Vi phạm
chế hôn nhân một vợ một chồng” theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999.
Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy định hướng bào chữa cho thân chủ, trên cơ sở định
hướng đó hãy lập kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa.
Tình tiết bổ sung:

22


Tại phiên tòa người bị hại xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và không yêu cầu xử lý
ông Quốc bồi thường vật chất, nhưng yêu cầu Tòa án buộc ông Quốc phải ly hôn để lấy bà.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Là Luật sư bào chữa cho ông Quốc anh (chị) có sử dụng tình tiết này
không? Vì sao?
Câu hỏi 8 (2 điểm): Hãy nêu những nội dung chính để bào chữa cho thân chủ Bùi Văn
Quốc.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

23


MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/HP1-11/180
21 giờ 30 ngày 12/07/2004, cháu Lê Thuỳ Linh, 17 tuổi, trên đường đi học thêm về, qua
khu vực đê sông Hồng thuộc địa phận phường H. quận HM, thành phố H, bị một thanh niên chặn
xe, lôi vào điếm canh đê. Linh chống cự quyết liệt nhưng vẫn bị tên này thực hiện hành vi giao

cấu. Sau đó, Linh ngất đi. Khi tỉnh dậy, Linh tìm xe nhưng không thấy. Linh được đội cảnh sát
113 quận HM đi tuần tra phát hiện và đưa về trụ sở. Tại đây, Linh chỉ khai là bị mất chiếc xe đạp
máy mà mẹ mới mua cho, khi mua giá 4 triệu đồng. Sau đó, Linh được một cán bộ trực ban công
an quận HM tên là Hoa đưa về nhà, lúc này Linh mới nói hết việc bị hiếp dâm và mất xe. Chị
Hoa đã báo cáo thông tin này với cơ quan vào sáng ngày 13/07/2004.
Ngày 14/07/2004, CQĐT công an quận Hoàng Mai đã tiến hành khám nghiệm hiện
trường. Ngày 15/07/2004, công an phường H. đã bắt quả tang một đối tượng đang tiêu thụ chiếc
xe đạp máy có các đặc điểm như chiếc xe mà cháu Linh đã khai báo tại một hiệu cầm đồ trên địa
bàn phường. Đối tượng này đã khai nhận mua của cháu Hà Thanh Tùng, trú tại khu tập thể Toà
án, quận HM.
Qua điều tra, công an quận HM đã làm rõ Hà Thanh Tùng chính là kẻ đã thực hiện hành
vi hiếp dâm và chiếm đoạt xe đạp máy của cháu Linh. Ngày 19/7/ 2004, Thủ trưởng CQĐT công
an quận HM đã ra quyết định khởi tố vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản và khởi tố bị can Hà
Thanh Tùng cũng về tội danh nói trên.
Anh (chị) được mời là luật sư bảo vệ cho cháu Linh.
Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có ý kiến gì về hoạt động tố tụng mà các cơ quan bảo vệ
pháp luật quận HM đã thực hiện?
Câu hỏi 2 (1.5 điểm): Theo anh (chị), CQĐT cần làm sáng tỏ những vấn đề gì trong vụ án
này?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 30/7/2003, chị Hoa đã gọi điện ngỏ ý muốn đến gặp bà Hương là mẹ cháu Linh để
thuyết phục để không yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm cháu Linh vì gia đình Tùng hứa sẽ bồi
thường nhiều tiền, vả lại, họ (gia đình Tùng) rất có thế lực, có thể tác động lớn đến quá trình điều
tra vụ án theo hướng có lợi cho con em họ.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) nên khuyên bà Hương như thế nào khi được hỏi ý kiến về
tình huống này?
Tình tiết bổ sung:
Sau khi hoàn tất điều tra và có bản kết luận điều tra, công an quận HM đã cho phép anh
(chị) đọc hồ sơ vụ án. Trong quá trình đọc hồ sơ, anh (chị) phát hiện CQĐT đã không đưa vào hồ
sơ vụ án các hoá đơn tiền thuốc và viện phí mà gia đình đã phải chi trả để điều trị cho cháu Linh,

cũng như không có giấy khai sinh của Hà Thanh Tùng mà chỉ có bản phôtô chứng minh thư của
Tùng do CA thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 7 năm 2004.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) nên làm như thế nào sau khi phát hiện những vấn đề nói
trên trong hồ sơ vụ án?
Tình tiết bổ sung:
Tùng bị tố cáo là nhiều lần cưỡng đoạt tài sản của học sinh trên địa bàn quận HM., do vậy,
ngày 13/10/ 2004, Viện kiểm sát nhân dân thành phố H đã ra quyết định tách vụ án nói trên thành
2 vụ án: hiếp dâm và cướp tài sản để yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra bổ sung về các hành vi
chiếm đoạt tài sản của Tùng. Việc cháu Linh bị chiếm đoạt xe đạp máy sẽ được xử lý sau và tiếp
tục tạm giữ chiếc xe đạp máy của cháu Linh làm tang vật cho vụ án sau.
24


Câu hỏi 5 (1.5 điểm): Anh (chị) cần tiến hành trao đổi với ai, về vấn đề gì khi nhận được
các quyết định tố tụng nói trên?
Tình tiết bổ sung
Luật sư của Tùng đã đến gặp gia đình chị Hương nói rằng có chứng cứ để khẳng định cháu
Linh không còn trinh khi quan hệ với Tùng và Tùng chỉ phạm tội cưỡng dâm vì Tùng chỉ doạ
nếu không “cho” Tùng, Tùng sẽ nói với tất cả mọi người sự thật này. Bà Hương cũng cho anh
(chị) biết, Linh cũng đã từng bị cha dượng của mình giở trò sàm sỡ.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào đối với những thông tin này?
Tình tiết bổ sung:
TAND thành phố Hà Nội đã có quyết định đưa vụ án Hiếp dâm ra xét xử đối với bị cáo Hà
Thanh Tùng theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) cần quan tâm nghiên cứu những tài liệu gì trong hồ sơ vụ án
này khi được phép nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án trước khi vụ án được đưa ra xét xử.
Câu hỏi 8 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy nên những điểm chính trong bài bảo vệ cho thân chủ
Lê Thuỳ Linh tại phiên toà.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)


25


×