Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp dược tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NHẬT HẢI

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP DƯỢC TẠI VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM BALI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NHẬT HẢI

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP DƯỢC TẠI VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY


TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM BALI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 62720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
TS. Nguyễn Đức Vân

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chưa được công bố trong
bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Nhật Hải

iii


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được luận án này, tơi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình,
tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ
mơn Quản lý và Kinh tế dược, Phịng Sau đại học, các Phòng Ban khác - Trường
Đại học Dược Hà Nội và các cán bộ - nhân viên Công ty TNHH một thành viên

Dược phẩm Bali. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, Trưởng Phòng Sau đại học - Trường
Đại học Dược Hà Nội đã tận tình hỗ trợ tôi về phương pháp luận và trong việc
phát triển và hoàn thiện luận án.
TS. Nguyễn Đức Vân đã tạo điều kiện thuận lợi, chỉ bảo, gợi ý cho tôi
hướng phát triển nghiên cứu và góp ý cho tơi trong q trình hồn thiện luận
án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa,
PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng, GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, và cố PGS.
TS. Lê Viết Hùng. Thầy, Cơ giáo đã khích lệ, động viên, chỉ hướng đi cho tơi
trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các học viên cao học, sinh viên đã
tham gia triển khai một phần luận án này và những người bạn đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và học tập tại trường.
Với tình cảm và lịng biết ơn vơ bờ bến, tơi khơng biết nói gì hơn ngồi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình thân yêu của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Nhật Hải

iv


MỤC LỤC


MỤC LỤC..................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ x

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................... xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 5
1.1.

Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu ................................................5

1.2. Phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .............................6
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ........................9
1.3.1. Các yếu tố môi trường nội bộ ..................................................................9
1.3.2. Các yếu tố môi trường ngành .................................................................11
1.3.3. Các yếu tố môi trường vĩ mô .................................................................15
1.4. Tổng quan về kỹ thuật tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh ..........17
1.4.1. Các kỹ thuật cơ bản trong tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh ......17
1.4.2. Kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian .........................................................19
1.5. Các nghiên cứu liên quan ..........................................................................25
1.5.1. Một số nghiên cứu trong nước ...............................................................25
1.5.2. Một số nghiên cứu ngồi nước...............................................................28
1.6. Giới thiệu về cơng ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali và một số
doanh nghiệp dược khác trong nghiên cứu ....................................................30
1.6.1. Công ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali ....................................30
1.6.2. Công ty cổ phần dược phẩm ANPER Pháp ............................................31
1.6.3. Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu APEC ..............................31
1.6.4. Công ty cổ phần thương mại và thiết bị y tế HP .....................................31

v


1.7. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................31


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................33
2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................34
2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng ...............................................35
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính ..................................................37
2.4. Nhập liệu và làm sạch số liệu ....................................................................38
2.4.1. Nhập liệu và làm sạch số liệu định lượng...............................................38
2.4.2. Nhập liệu và làm sạch số liệu định tính..................................................38
2.5. Biến số nghiên cứu .....................................................................................38
2.6. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................43
2.6.1. Phương pháp mã hóa và xử lý một số biến số ........................................43
2.6.2. Phương pháp phân tích số liệu định lượng .............................................45
2.6.2. Phương pháp phân tích số liệu định tính ................................................49
2.6.2. Phương pháp xây dựng mơ hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh
........................................................................................................................49
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu .........................................................................49

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 50
3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp dược
tại Việt Nam, giai đoạn 2013-2016 ...................................................................50
3.1.1. Mô tả hoạt động kinh doanh ..................................................................50
3.1.2. Khái quát tình hình tài chính..................................................................53
3.1.3. Khái qt khả năng thanh tốn...............................................................56
3.1.4. Phân tích cấu trúc tài sản của cơng ty ....................................................60
3.1.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ................................................68

vi



3.1.6. Phân tích tình hình thanh tốn từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo thời
gian của công ty ..............................................................................................73
3.1.7. Phân tích vịng quay các khoản phải thu và phải trả ...............................76
3.1.8. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh ................................................79
3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty Bali, giai đoạn 2013-2016 ..............................................................81
3.2.1. Mô tả xu hướng thay đổi về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali
theo thời gian ..................................................................................................81
3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nội bộ ........................................89
3.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngành .........................................97
3.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô ....................................... 101
3.3. Xây dựng mô hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty
Bali 110
3.3.1. Cấu trúc mơ hình tiên lượng ................................................................ 110
3.3.2. Tham số đầu vào sử dụng trong mơ hình tiên lượng............................. 113
3.3.3. Một số giả định của mơ hình................................................................ 114
3.3.4. Tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali giai đoạn 20182020 .............................................................................................................. 115

Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................ 118
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty dược phẩm tại Việt
Nam, giai đoạn 2013-2016 .............................................................................. 118
4.2. Mộtsố yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bali, giai đoạn 2013-2016 ............................................................................... 126
4.3. Mơ hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali..... 133
4.4. Một số ưu điểm và hạn chế ...................................................................... 134

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 136
5.1. Kết luận .................................................................................................... 136
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................. 140


vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................ 148
PHỤ LỤC 1: Bảng kiểm thu thập số liệu ................................................ 149
PHỤ LỤC 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu ................................................. 152
PHỤ LỤC 3: Một số kết quả phân tích mơ tả chi tiết ............................ 154
PHỤ LỤC 4: Tóm tắt kết quả phỏng vấn sâu ......................................... 157
PHỤ LỤC 5: Chi tiết một số tham số đầu vào cho mơ hình tiên lượng . 162

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ATC

Mã thuốc theo hệ thống phân loại dựa theo tính chất hóa học, tác
đụng điều trị và bộ phận giải phẫu mà thuốc tác động đến
(Anatomical Therapeutic Chemical Classification)

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

Công ty ANPER


Công ty cổ phần dược phẩm ANPER Pháp

Công ty APEC

Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC

Công ty Bali

Công ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali

Công ty HP

Công ty Cổ phần Thương mại và thiết bị Y tế HP

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CSYT

Cơ sở y tế

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


GSO

Tổng cục thống kê

PVS

Phỏng vấn sâu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPCN

Thực phẩm chức năng

TTB

Trang thiết bị

VAR

Mơ hình vector tự hồi quy

VEC

Mơ hình vector điều chỉnh sai số

VTTH


Vật tư tiêu hao

WHO

Tổ chức y tế thế giới

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu và tiêu chí lựa chọn, loại trừ ......................33
Bảng 2.2. Số hóa đơn và sản phẩm của Cơng ty Bali giai đoạn 2013-2016 ............36
Bảng 2.3. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu .........................................................37
Bảng 2.4. Danh sách biến số, phân loại và nguồn số liệu .......................................38
Bảng 2.5. Các chủ đề sử dụng trong nghiên cứu định tính ......................................43
Bảng 3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty giai đoạn 2013-2016 ......51
Bảng 3.7. Mức độ độc lập về mặt tài chính của các cơng ty giai đoạn 2013-2016 ..54
Bảng 3.8. Khái qt khả năng thanh tốn của các cơng ty giai đoạn 2013-2016 .....57
Bảng 3.9. Cơ cấu tài sản của các công ty giai đoạn 2013-2016...............................61
Bảng 3.10. So sánh cấu trúc tài sản của các công ty giai đoạn 2013 – 2016 ...........63
Bảng 3.11. Cơ cấu nguồn vốn của bốn công ty giai đoạn 2013-2016......................69
Bảng 3.12. So sánh cơ cấu nguồn vốn của bốn công ty giai đoạn 2013-2016 .........70
Bảng 3.13. Tình hình thanh tốn nợ phải thu, nợ phải trả của bốn cơng ty giai đoạn
2013-2016 .............................................................................................................75
Bảng 3.14. Vịng quay các khoản phải thu và phải trả của công ty giai đoạn 20132016.......................................................................................................................77
Bảng 3.15. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2016
..............................................................................................................................80
Bảng 3.16. Tổng doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp sau
điều chỉnh theo lạm phát theo quý từ năm 2013 đến năm 2016 ..............................82

Bảng 3.17. Doanh thu sau điều chỉnh theo lạm phát theo từng nhóm khách hàng theo
quý từ năm 2013 đến năm 2016 .............................................................................83
Bảng 3.18.Doanh thu theo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm theo quý từ năm 2013
đến năm 2016 ........................................................................................................85
Bảng 3.19. Doanh thu của từng nhóm mặt hàng theo quý từ năm 2013 đến năm 2016
..............................................................................................................................87

x


Bảng 3.20.Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa tổng doanh thu hàng năm (đơn
vị tính: đồng) và các biến số độc lập là các yếu tố nội tại .......................................89
Bảng 3.21. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa tổng doanh thu hàng năm (đã
được biến đổi hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố nội tại ...................90
Bảng 3.22. Mơ hình VAR phân tích mối liên quan giữa tổng doanh thu theo quý (biến
đổi theo hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố nội tại............................91
Bảng 3.23. Mơ hình VAR phân tích mối liên quan giữa tổng doanh thu theo quý (chưa
biến đổi hàm logarit) và các biến số độc lập là một số yếu tố nội tại ......................92
Bảng 3.24. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa tổng doanh thu hàng năm (biến
đổi hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố bên ngoài ............................ 101
Bảng 3.25. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa doanh thu TTB hàng năm (biến
đổi hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố bên ngoài ............................ 103
Bảng 3.26. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa doanh thu VTTH hàng năm
(biến đổi hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố bên ngồi ................... 104
Bảng 3.27. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa doanh thu TPCN hàng năm
(biến đổi hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố bên ngồi ................... 104
Bảng 3.28. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa l doanh thu của các nhóm mặt
hàng cụ thể hàng năm (biến đổi theo hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố
bên ngồi ............................................................................................................. 106
Bảng 3.29. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa doanh thu theo nhóm khách

hàng cụ thể hàng năm (biến đổi theo hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố
bên ngoài ............................................................................................................. 109
Bảng 3.30. Các tham số đầu vào sử dụng trong mơ hình tiên lượng ..................... 113
Bảng 3.31. Tiên lượng doanh thu và lợi nhuận trên doanh thu của công ty Bali từ năm
2018 đến 2020 theo các mơ hình tiên lượng khác nhau ........................................ 116
Bảng 3.32. Kết quả tiên lượng doanh thu của công ty Bali từ 2018-2020 theo các
nhóm khách hàng và xuất xứ của hàng hóa .......................................................... 117

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh .........................9
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu....................................................................................35
Hình 2.3. Sơ đồ lựa chọn mơ hình đa biến trong phân tích chuỗi thời gian .............48
Hình 3.4. Doanh thu theo từng nhóm khách hàng theo quý từ năm 2013 đến năm
2016.......................................................................................................................84
Hình 3.5. Doanh thu theo nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng theo quý từ năm 2013
đến năm 2016 ........................................................................................................86
Hình 3.6. Sơ đồ cây quyết định cấu trúc mơ hình tiên lượng ................................ 112

xii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu sử dụng thuốc của người dân Việt Nam ngày càng tăng, ước tính chi
tiền thuốc bình quân trên đầu người tăng từ 13 USD vào năm 2007 lên đến 56 USD
vào năm 2017 [15] đi đôi với nhu cầu tiếp cận thuốc chất lượng cao, đòi hỏi ngành
dược Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng phải khơng ngừng phát
triển về quy mơ và chất lượng để thực hiện được mục tiêu “cung ứng đủ thuốc có chất

lượng với giá cả hợp lý” của chính sách quốc gia về thuốc [41]. Bức tranh về kết quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn
gần đây là đặc biệt quan trọng để đo lường việc thực hiện mục tiêu trên.
Hiện nay, các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc nhóm doanh
nghiệp vừa và nhỏ [17], thơng tin về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp này lại nhiều, do đó nghiên cứu này tập trung vào nhóm các doanh nghiệp vừa
và nhỏ để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được lựa chọn để đưa vào nghiên cứu này
bao gồm Công ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali (gọi tắt là Công ty Bali);
Công ty cổ phần dược phẩm ANPER Pháp (viết tắt là Công ty ANPER); Công ty Cổ
phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC (viết tắt là Công ty APEC); và Công ty Cổ
phần Thương mại và thiết bị Y tế HP (viết tắt là Công ty HP).
Trong số các công ty trên, việc đi sâu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh được thực hiện đối với Công ty Bali. Cơng ty Bali chính
thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2012 có trụ sở và địa bàn hoạt động chính tại
tỉnh Bắc Giang với lĩnh vực kinh doanh đăng ký bao gồm: (1) bán buôn dược phẩm
(tân dược, đơng dược) ngun liệu, hóa chất, phụ liệu để sản xuất thuốc phòng và
chữa bệnh dược phẩm và dụng cụ y tế; (2) sản xuất các mặt hàng: thuốc, nguyên liệu
làm thuốc, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ; và (3) xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty
kinh doanh. Dù mới thành lập trong 5 năm trở lại đây, công ty luôn nỗ lực phát triển
và mở rộng với sứ mạng giúp cho tất cả mọi người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
nói riêng và cả nước nói chung được tiếp cận với dược phẩm và thiết bị y tế có chất
lượng với mức chi phí hợp lý mà khơng gặp phải bất kì rào cản nào; đồng thời góp
phần đẩy mạnh sự phát triển của cơng nghiệp dược trong nước.
Để có thể hồn thiện được sứ mạng nói trên, trong giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2021, công ty Bali chú trọng vào thị trường tỉnh Bắc Giang và dần mở rộng ra
các thị trường khác như Lạng Sơn. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn

1



vừa qua cũng như lý giải được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả này đóng vai trị rất
quan trọng trong việc giúp công ty tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong các giai đoạn
tiếp theo, đặc biệt là các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất thuốc góp phần đẩy mạnh
cơng nghiệp dược trong nước cũng như giúp cho tất cả mọi người dân được tiếp cận
với thuốc cơ bản, có chất lượng. Những phân tích sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cung cấp những bằng chứng quan trọng để cơng
ty có thể khắc phục được các ảnh hưởng bất lợi và tận dụng các yếu tố thuận lợi nhằm
tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Bên cạnh đó đối với nhà quản lý và lãnh đạo công ty, việc tiên lượng được kết
quả hoạt động kinh doanh với sự biến động của rất nhiều yếu tố khác nhau và trong
các bối cảnh kinh doanh khác nhau đóng vai trị quan trọng giúp đưa ra các mục tiêu
phù hợp trong tương lai cũng như thu hút được các nhà đầu tư giúp cho công ty có
thể mở rộng được hoạt động sang các thị trường khác cũng như thúc đẩy hoạt động
sản xuất – là cốt lõi trong việc thúc đẩy công nghiệp dược trong nước. Và quan trọng
hơn, việc tiên lượng được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và đối với mỗi
nhóm khách hàng và mỗi mặt hàng thuốc nói riêng là một trong các yếu tố cốt lõi
giúp cho công ty có thể điều chỉnh hoạt động nhằm hướng tới thực hiện sứ mạng của
mình trong việc cung ứng thuốc có chất lượng cho tất cả mọi người dân.
Nhiều câu hỏi nghiên cứu cần phải được giải quyết nhằm đưa ra được đáp án
cho những nội dung trên như: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty dược
phẩm tại Việt Nam như thế nào trong giai đoạn vừa qua? Trong các cơng ty đó, cơng
ty Bali đã có kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào trong giai đoạn qua? Kết quả
hoạt động kinh doanh đó chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Mơ hình nào có thể
sử dụng để tiên lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty Bali?
Vì lý do đó, đề tài “Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của một số
doanh nghiệp dược tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH
một thành viên dược phẩm Bali” được thực hiện với các mục tiêu chính như sau:
1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp dược tại Việt
Nam, giai đoạn 2013 -2016

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali, giai đoạn 2013 - 2016
3. Xây dựng mơ hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
một thành viên dược phẩm Bali

2


Những đóng góp mới của đề tài
Để hướng tới mục tiêu chính của chính sách thuốc quốc gia: “cung ứng đủ
thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý”, những bằng chứng về kết quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây là đặc
biệt quan trọng để đo lường việc thực hiện mục tiêu này. Trong khi các doanh nghiệp
dược Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ [17], kết quả tổng
quan tài liệu lại cho thấy thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp này lại khơng nhiều. Do đó nghiên cứu tập trung vào nhóm các doanh nghiệp
vừa và nhỏ để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp này là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện tại.
Trong các nghiên cứu mơ tả kết quả hoạt động kinh doanh nói trên, các chỉ
tiêu nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh lại khơng được mơ tả tồn diện mà
chỉ dừng lại ở một số chỉ số cơ bản. Do đó, nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích một
cách có hệ thống tồn bộ các chỉ số kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty
được lựa chọn vào trong nghiên cứu để đưa ra được bức tranh toàn diện về kết qủa
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược vừa và nhỏ.
Khác với các nghiên cứu khác chỉ dừng lại phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, nghiên cứu này tiến hành phân tích sâu kết hợp định
tính và định lượng nhằm tiến đến lý giải được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh. Nghiên cứu này đã tiếp cận với các phương pháp phân tích thống
kê chuyên sâu như phân tích chuỗi thời gian để hỗ trợ cho q trình phân tích. Những
phân tích sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh giúp cung

cấp những bằng chứng quan trọng để công ty có thể khắc phục được các ảnh hưởng
bất lợi và tận dụng các yếu tố thuận lợi nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Bài học từ nghiên cứu trường hợp của công ty Bali có thể là những
đóng góp quan trọng cho cả các doanh nghiệp với quy mơ tương tự khác.
Bên cạnh đó đối với nhà quản lý và lãnh đạo công ty, việc tiên lượng được kết
quả hoạt động kinh doanh với sự biến động của rất nhiều yếu tố khác nhau và trong
các bối cảnh kinh doanh khác nhau đóng vai trị vơ cùng quan trọng giúp cho cơng ty
có thể đưa ra các mục tiêu phù hợp trong tương lai cũng như thu hút được các nhà
đầu tư giúp cho cơng ty có thể mở rộng được hoạt động sang các thị trường khác cũng
như thúc đẩy hoạt động sản xuất – là cốt lõi trong việc thúc đẩy công nghiệp dược
trong nước. Và quan trọng hơn, việc tiên lượng được hiệu quả hoạt động kinh doanh

3


nói chung và đối với mỗi nhóm khách hàng và mỗi mặt hàng thuốc nói riêng là một
trong các yếu tố cốt lõi giúp cho cơng ty có thể điều chỉnh hoạt động nhằm hướng tới
thực hiện sứ mạng của mình trong việc cung ứng thuốc có chất lượng cho tất cả mọi
người dân. Việc thực hiện thành công mô hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh
doanh tại cơng ty Bali sẽ đem đến những bài học kinh nghiệm quý báu khác cho các
doanh nghiệp với quy mô tương tự.
Q trình nghiên cứu trường hợp và xây dựng mơ hình tiên lượng cũng giúp
xác định các điểm yếu về hệ thống số liệu phục vụ cho tính tốn mà công ty cần phải
khắc phục nhằm phục vụ tốt hơn cho việc lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của
công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

4


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu
1.1.1. Thuốc: Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người
nhằm mục đích phịng, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều
chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc hoá dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền, vắc xin và sinh phẩm [38].
1.1.2. Dược chất (hay còn gọi là hoạt chất): là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để
sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phịng bệnh, chẩn
đốn bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ
thể người [38].
1.1.3. Thuốc generic: là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt
dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc [38].
1.1.4. Biệt dược gốc: là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ
dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả [38].
1.1.5. Mã ATC: Từ năm 1981, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng hệ thống
phân loại thuốc theo hệ thống Giải phẫu – Điều trị - Hoá học (Anatomical Therapeutic
Chemical Classification – Gọi tắt là hệ thống phân loại theo mã ATC) cho các thuốc
đã được WHO công nhận và khuyến khích các nước trên thế giới sử dụng. Trong hệ
thống phân loại theo mã ATC, thuốc được phân loại thành 5 bậc [96]:
• Bậc 1: Được biểu thị bằng 1 chữ cái (A-V), thể hiện nhóm cơ quan giải phẫu
mà thuốc tác động;
• Bậc 2: Được biểu thị bằng 2 số, thể hiện nhóm điều trị chính của thuốc;
• Bậc 3: Được biểu thị bằng 1 chữ cái, thể hiện phân nhóm dược lý/điều trị của
thuốc;
• Bậc 4: Được biểu thị bằng 1 chữ cái, thể hiện phân nhóm hố học/điều trị/dược
lý của thuốc;
• Bậc 5: Được biểu thị bằng 2 số, thể hiện chất hoá học của thuốc.
1.1.6. Thực hành tốt phân phối thuốc “GDP”
Thực hành tốt phân phối thuốc –GDP (viết tắt của Good Distribution Practice)
– là một phần của công tác đảm bảo chất lượng tồn diện để đảm bảo chất lượng
thuốc duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình

phân phối thuốc. Những hoạt động cơ bản của phân phối thuốc là điều phối, tồn trữ,
5


vận chuyển, giao nhận, thông tin thuốc[4]. GDP áp dụng cho các cơ sở tham gia vào
quá trình phân phối thuốc tại Việt Nam, bao gồm các cơ sở sản xuất, kể cả cơ sở sản
xuất sản phẩm trung gian, sản xuất thành phẩm thuốc, cơ sở cung cấp, xuất nhập
khẩu, phân phối, bán buôn, các cơ sở vận chuyển, các đại lý giao nhận, các cơ sở đầu
mối bảo quản, phân phối thuốc của các chương trình y tế quốc gia [4].
1.2. Phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kinh doanh là thuật ngữ sử dụng để chỉ q trình nghiên cứu tồn bộ
hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lời [32]. Nói cách khác, phân tích
kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, các hiện tượng, các quá trình và kết quả
kinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh,
đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra bản chất, tính quy luật và xu hướng vận động,
phát triển của hiện tượng, q trình nghiên cứu; tính tốn, truyền đạt và xác định yêu
cầu cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh doanh và hệ thống thơng
tin. Phân tích kinh doanh góp phần giúp hiểu được các vấn đề kinh doanh và cơ hội
kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết và đề xuất các giải pháp
khả thi để đạt được mục đích kinh doanh [24,47].
Hiểu theo chiều sâu:“Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứu,
để đánh giá tồn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm
làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác,
trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh ở doanh nghiệp” [26,27].Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình
nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp
với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem
lại hiệu quả kinh doanh cao hơn [34]. Phân tích hoạt động kinh doanh là hoạt động
được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục theo chu kỳ, nhằm khai thác các
yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng khai thác, từ đó đưa ra định hướng chiến lược cho các

giai đoạn tiếp theo [24]. Muốn việc phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa
thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý để đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc phân tích phải đáp ứng được tính
đầy đủ, tính chính xác và tính kịp thời. Phân tích hoạt động kinh doanh không những
là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà
cịn là cơng cụ để cải tiến công tác quản lý trong kinh doanh. Bất kỳ hoạt động kinh
doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng

6


tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể phát
hiện và khai thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn. Thông qua phân tích mới
thấy rõ nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có những
giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả hơn. Phân tích hoạt
động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. Thơng qua
việc phân tích, các nhà quản lý có nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế
cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó có thể ra quyết định đúng
đắn để đạt được những mục tiêu và chiến lược kinh doanh đã đề ra.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để đề phòng rủi ro
trong kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh
nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Dựa trên các tài liệu có
được và thơng qua việc phân tích, doanh nghiệp có thể dự đốn các điều kiện kinh
doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Số liệu phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ cần thiết cho các nhà quản
lý bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngồi khi họ có
mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua phân tích mới đưa ra được
những quyết định đúng đắn cho việc đầu tư, vay… với doanh nghiệp [27,34].
Trong phạm vi của nghiên cứu này, việc phân tích tập trung vào kết quả hoạt
động kinh doanh (thay vì bao gồm tồn bộ q trình kinh doanh), được thể hiện thơng

qua phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh được quy định
trong Thông tư 113/2016/BTC [2]. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh
có thể kể đến bao gồm:
Doanh thu: Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu
thụ sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng là
tổng giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. Doanh
thu bán hàng thuần được ước tính bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ,
các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong
kỳ báo cáo.
Lợi nhuận: là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, là khoản chênh lệch giữ tổng thu
nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiên hoạt động

7


kinh doanh trong một thời kì nhất định. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có lợi
nhuận gộp, là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi
các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu, trừ giá vốn bán hàng; lợi nhuận thuần phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, được tính tốn dựa trên cơ sở lợi
nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hố, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh có thể phân thành nhóm
chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (bao gồm hệ số khả năng thanh toán tổng quát;
hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; hệ số khả năng thanh toán nhanh; hệ số khả
năng thanh tốn tức thời); nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh (bao gồm tỷ
suất lợi nhuận trên tổng doanh thu; tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn; tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản cố định; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản); nhóm các chỉ tiêu phản
ánh khả năng sinh lời (bao gồm tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA); tỷ

suất lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE); tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu
(ROS)).

8


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 1.1 tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường nội bộ; các yếu tố thuộc về môi
trường ngành và môi trường vĩ mơ. Các nội dung sau tập trung trình bày các nhóm
yếu tố cụ thể này.

Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1. Các yếu tố môi trường nội bộ
1.3.1.1. Yếu tố vốn
Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà khơng có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ
3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ
dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh
nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh
nghiệp tư nhân vốn chủ sở hữu và vốn vay là chủ yếu [45].

9


1.3.1.2. Yếu tố nhân lực
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Hàm
lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên mơn của người lao động
có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là các cán bộ quản

lý. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là
những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của
doanh nghiệp [45].
1.3.1.3. Yếu tố quản lý
Nhân tố này đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh
nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến
động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất
quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp [45]. Điều đó đặc biệt
đúng đối với ngành dược phẩm- một loại hàng hố đặc biệt, có quan hệ trực tiếp đến
sức khoẻ con người nhưng việc sử dụng hàng hố này lại khơng quyết định bởi người
tiêu dùng mà được quyết định chủ yếu bởi cán bộ y tế. Do đó các chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp dược là yếu tố quyết định doanh số và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
1.3.1.4. Yếu tố cơ sở vật chất
Yếu tố cơ sở vật chất được nhắc đến nhiều nhất bao gồm kỹ thuật và công
nghệ. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, doanh
nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trị của kỹ thuật và công nghệ được
các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên
cứu và phát triển [45].
Bên cạnh đó, hệ thống thơng tin cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng
quan trọng. Thơng tin được coi là một hàng hố, là đối tượng kinh doanh và nền kinh
tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thơng tin hố. Để đạt được thành công
khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp cần nhiều thơng tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hố, về cơng nghệ
kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh… Ngồi ra, doanh nghiệp cịn rất

10



cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp
khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong các chính
sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan [45].
1.3.2. Các yếu tố môi trường ngành
Các yếu tố môi trường cạnh tranh liên quan trực tiếp tới ngành nghề và thị
trường kinh doanh của doanh nghiệp (hay cịn gọi là mơi trường ngành) tác động trực
tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố
này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng
ngành cũng bị hạn chế.
Các yếu tố môi trường ngành được nhắc đến nhiều phải kể đến các yếu tố về
quản lý trong môi trường ngành – trong bối cảnh của ngành dược và trong phạm vi
của nghiên cứu này, yếu tố thuộc về chính sách dược phẩm được đi sâu phân tích,
khách hàng, hệ thống cung cứng, nhóm áp lực và các đối thủ cạnh tranh.
1.3.2.1. Yếu tố quản lý ngành
Ngành dược phẩm là một ngành kinh doanh có điều kiện, các chính sách có
ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một
số nhóm chính sách được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng để quản
lý ngành dược phẩm:
Chính sách áp đặt hạn mức chi phí tối đa (Global budget): Đây là nhóm
chính sách áp đặt mức giới hạn tối đa hàng năm cho chi phí dược phẩm và được coi
là chính sách “hứa hẹn” nhất có thể kiểm sốt tốt mức chi tiêu cho dược phẩm của
một quốc gia [55,56]. Bản chất và phạm vi của chính sách ngân sách tối đa khác nhau
giữa các quốc gia trên thế giới. Ví dụ: ở Italia chính sách này hạn chế chi tiêu của
toàn quốc gia, trong khi ở Đức (trước năm 2001) lại chỉ áp dụng cho một số khu vực
cụ thể, cịn ở New Zealand thì lại chỉ áp dụng đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản
phẩm. Hay ở một số quốc gia, chính sách này được áp dụng dưới hình thức ép buộc
(ví dụ như Đức), trong khi ở các nước khác, lại được thương lượng dưới dạng thỏa
thuận về giá cả - số lượng với các doanh nghiệp dược phẩm (ví dụ, tại Hungary, Bồ

Đào Nha, Italia). Mặc dù có sự khác nhau, nói chung, các doanh nghiệp dược phẩm
phải hoàn trả tất cả các khoản thu vượt quá số tiền đã được đàm phán hoặc đã xác
định bởi chính phủ hoặc Bảo hiểm y tế quốc gia, do đó gây ảnh hưởng tới hoạt động

11


kinh doanh của doanh nghiệp [78]. Tại Việt Nam, chính sách Ngân sách tối đa vẫn
chưa được áp dụng.
Chính sách quy định chi phí tối đa cho kê đơn thuốc (Prescribing budgets):
Chính sách này quy định mức phí tối đa hàng năm cho việc kê đơn thuốc của các bác
sỹ với các biện pháp xử phạt về tài chính trong trường hợp vượt quá mức quy định.
Mức chi phí tối đa được xác định thơng qua q trình thương lượng giữa Hiệp hội
các bác sỹ với Bảo hiểm y tế quốc gia theo quy định. Có rất ít các quốc gia trên thế
giới áp dụng chính sách này. Cho đến năm 1997, chỉ có Vương quốc Anh đã áp dụng
và đến năm 1998 có thêm Đức. Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 năm, cả hai nước đã bỏ chính
sách này [78].
Chính sách kiểm sốt lợi nhuận (Profit controls): Các nhà hoạch định chính
sách áp đặt mức tối đa về lợi nhuận hoặc tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của
các cơng ty dược phẩm. Ví dụ, lợi nhuận của các công ty dược phẩm ở Anh không
được phép vượt quá 17-21% cho đến năm 1998 và 29% vào những năm sau đó [22].
Hay cho đến năm 2012, các hãng dược phẩm Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với mức
giới hạn tối đa 15% lợi nhuận ở cấp doanh nghiệp và 20% đối với từng sản phẩm
[78]. Tại Việt Nam, chính sách kiểm sốt lợi nhuận chỉ áp dụng đối với các cơ sở bán
lẻ thuốc trong bệnh viện, được quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BYT của Bộ Y
tế ngày 19/4/2011, quy định về tổ chức và hoạt động bán lẻ của cơ sở bán lẻ thuốc
trong bệnh viện. Theo đó, Bộ Y tế đưa ra thặng số bán lẻ tối đa dựa trên giá mua vào
của thuốc [3].
Chính sách kiểm sốt giá (Drugs price controls): Mặc dù lý thuyết kinh tế
chỉ ra rằng không cần phải can thiệp vào thị trường thuốc thơng qua việc điều

chỉnh/kiểm sốt về giá, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu
đã và đang áp dụng các chính sách kiểm sốt giá dược phẩm thơng qua các hình thức
như: kiểm sốt giá trực tiếp (thơng qua việc quy định giá tối đa, đàm phán giá…) hay
kiểm sốt gián tiếp (thơng qua giá tham khảo chung [58,64,66,81,90]. Khi không
được tự do đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình, hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp bị ảnh hưởng là điều tất yếu.


Chính sách kiểm soát giá trực tiếp, quy định mức giá trần dựa trên giá tham khảo
của các nước khác: là chính sách phổ biến nhất được áp dụng bởi nhiều quốc gia
trên thế giới. Cơ quan quản lý quy định mức tối đa giá thuốc BHYT hoặc giá thuốc
trên thị trường tự do dựa trên giá thuốc tham chiếu ở các quốc gia khác. Ví dụ: kể
từ năm 1996 giá thuốc kê đơn ở Hà Lan được dựa trên giá bán lẻ ở Bỉ, Pháp, Đức

12


và Anh. Còn quốc gia Italia lại sử dụng một tập hợp các nước tham chiếu gồm
Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh đến năm 1998, và sau đó là tất cả các nước Châu
Âu [66,85]. Ngoài ra, các quốc gia khác nhau cũng có sự khác biệt trong cách định
giá trần. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ hàng năm lựa chọn 5 quốc gia Châu Âu và sử dụng
giá của hai quốc gia có giá xuất xưởng thấp nhất làm giá tham chiếu, trong khi tại
Đan Mạch, Hiệp hội Công nghiệp Dược phẩm cam kết rằng giá sẽ không vượt
quá Giá trung bình Châu Âu (European Average Price -EAP) [78]. Tại Việt Nam,
mặc dù Bộ Y tế không đưa ra mức giá tối đa đối với từng thuốc thành phẩm nhưng
đã đưa ra tiêu chí để xác định tính hợp lý của giá thuốc do cơ sở kinh doanh kê
khai/kê khai lại quy định trong Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016
[38] và Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 [39] quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Trong đó, tiêu chí “khơng cao hơn mặt
bằng giá thuốc trên thị trường trong nước của các thuốc tương tự cùng nhóm tiêu

chí kỹ thuật hoặc giá thuốc tại các nước khác trong trường hợp chưa có thuốc
tương tự trên thị trường trong nước” đã thể hiện một phần chính sách kiểm sốt
giá trực tiếp dựa trên giá tham khảo của các nước khác.
• Chính sách kiểm sốt giá trực tiếp thông qua đàm phán giá: Cơ quan quản lý quy
định giá thuốc bằng cách sử dụng các cuộc đàm phán giá và áp đặt mức giá tối đa,
thông qua việc xem xét cơ cấu giá thành hay áp dụng các cơng thức tính giá, khơng
phụ thuộc vào giá các sản phẩm tương tự ở các nước khác (mặc dù đó có thể là
một trong các tiêu chí xem xét). Chẳng hạn, chính phủ Đan Mạch đã đàm phán
với ngành công nghiệp dược để áp đặt mức giá trần đối với các thuốc kê đơn [78].
Việt Nam cũng áp dụng chính sách đàm phán giá đối với các thuốc biệt dược gốc,
được quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và Nghị định
63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
đấu thầu [40].
• Kiểm sốt giá trực tiếp thơng qua giá tham chiếu thuốc generic (GRP): Trong
trường hợp này, cơ quan quản lý quy định giá tham chiếu đối với thuốc generic
và nếu trên mức giá này, BHYT sẽ không chi trả. Mức giá này phụ thuộc vào giá
của các sản phẩm tương tự (có cùng hoạt chất và dạng bào chế) ở trong nước. Ví
dụ, ở Đan Mạch bắt đầu từ năm 1996, chính phủ quy định giá tham chiếu đối với
thuốc generic bằng với mức giá thấp nhất có sẵn trên thị trường. Trong trường
hợp một loại thuốc generic có giá cao hơn giá tham chiếu, người bệnh phải tự
thanh toán phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá tham chiếu [78].

13


×