Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đề tài: An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo ở xã Đức Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.18 KB, 73 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài « An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với hộ
nghèo ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi ».
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của đấu tranh dựng nước và giữ nước. Khi dựng
nước ông cha ta phải chống chọi với thiên nhiên, thiên tai, bão lũ vốn xảy ra thường
xuyên ở một đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Hàng năm phải gánh
chịu từ 9 đến 12 cơn bão, lũ đã xảy ra đã cuốn trôi nhà cửa, tài sản của hàng vạn gia
đình, đẩy nhiều người vào tình trạng đói khổ, bệnh tật. Đất nước ta lại trải qua hai
cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, dân tộc ta đã giành được thắng lợi hết sức to lớn và vẻ vang. Không
biết bao nhiêu sự hy sinh, mất mát của Đảng, của dân tộc hết sức lớn lao. Hàng
triệu người con ưu tú đã hy sinh, hàng triệu người suốt đời bị ốm đau, bệnh tật hoặc
mang thương tật trên mình, hàng vạn người bị nhiễm chất độc hóa học. Sự hy sinh
của họ vô cùng to lớn, những mất mát của họ không gì bù đắp được. Mặc khác do
tác động của nền kinh tế thị trường và quy luật phát triển không đều đã tạo nên bức
tranh xã hội nhiều vẻ, với những hoàn cảnh sống khác nhau giữa các cá nhân, nhóm
xã hội do các yếu tố về điểm xuất phát và vị trí địa lý cư trú. Một bộ phận dân cư
có hoàn cảnh khó khăn yếu thế nay lại càng yếu thế hơn về điều kiện và cơ hội
tham gia nền kinh tế thị trường, khó khăn trong tìm kiếm việc làm và tự lo cho cuộc
sống bản thân. Vấn đề an sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo là
nhiệm vụ cấp bách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm. Việc trợ giúp
hộ nghèo không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc thể hiện « thương người như thể thương thân » của dân tộc ta. Hiện nay đất
nước ta vẫn còn nhiều hộ nghèo sống trong hoàn cảnh khó khăn, cần được sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta. Vì vậy Nhà nước có những chính sách
phù hợp nhằm hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Để thực hiện tốt


SVTT: Phạm Văn Từ

1

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
công tác an sinh xã hội cho người dân, nhiều chính sách xã hội đã và đang được
triển khai thực hiện, chính sách xã hội đối với hộ nghèo luôn được các cấp các
ngành quan tâm thực hiện. Trong những năm qua vấn đề an sinh xã hội ở xã Đức
Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt
trận và các hội đoàn thể luôn quan tâm đúng mức. Hiện nay trên địa bàn huyện Mộ
Đức nói chung, xã Đức Phú nói riêng vẫn còn không ít hộ nghèo chưa được tiếp
cận với các chính sách xã hội của Nhà nước. Nhiều hộ chưa tiếp cận các chính hỗ
trợ hộ nghèo một cách đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó có những hộ gia đình chưa
tìm ra hướng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy công tác giảm
nghèo đòi hỏi nhiều công sức và sự kiên trì theo dõi mới giải quyết được. Muốn
giải quyết được vấn đề này cần vận động mọi tổ chức xã hội, các nguồn lực tham
gia và hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp vào đối tượng nhằm giúp họ vươn lên để thoát
nghèo bền vững.
Đó là lý do em chọn đề tài : « An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với hộ
nghèo ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi » để báo cáo tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Giúp thân chủ từng bước tiếp cận với các chính sách xã hội theo qui định
hiện hành. Giúp thân chủ tự tin sống lạc quan và từng bước vươn lên trong cuộc

sống; Đồng thời, cũng giúp thân chủ nhận thấy được sự quan tâm giúp đỡ của chính
quyền địa phương và toàn xã hội; từ đó giúp họ tin tưởng hơn vào những chủ
trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Cùng với sự hỗ trợ, tác động của sinh viên vào thân chủ, việc thực hiện đề tài
này sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội luyện tập, tiếp xúc, củng cố, áp dụng kiến thức,
kỹ năng đã được truyền đạt trên lớp vào thực tiển. Với việc thực tập này, sinh viên
sẽ có thêm cơ hội hiểu biết về chuyên ngành đang theo học; trải qua những khó

SVTT: Phạm Văn Từ

2

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
khăn và thách thức sẽ giúp cho sinh viên chuẩn bị tâm lý, có những bước chuẩn bị
cơ bản nhất để thực hiện tốt vai trò của người nhân viên Công tác xã hội.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập thông tin để làm rõ thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an
sinh xã hội và các mô hình hỗ trợ đối với người nghèo.
- Phân tích số liệu và xác định vấn đề, nhu cầu lựa chọn một thân chủ để thực
hiện tiếp trình công tác xã hội cá nhân để hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận với việc làm
và hỗ trợ của cộng đồng.
- Từ đó, đưa ra một số giải pháp, đề xuất để hỗ trợ cho người nghèo vươn lên
trong cuộc sống.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu.
An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo ở xã Đức Phú, huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: trong phạm vi đề tài này, em tập trung tìm hiểu về thực
trạng người nghèo, chính sách an sinh xã hội (chính sách y tế, giáo dục, nhà ở, hỗ
trợ tiền điện, vốn vay…) và mô hình hỗ trợ đối với người nghèo tại xã Đức Phú,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Qua đó nhận định được vấn đề lựa chọn thân chủ
để thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo.
- Phạm vi khách thể: Hộ nghèo, người nghèo, Cán bộ Ban chuyên trách
giảm nghèo, Lãnh đạo UBND xã Đức Phú.
- Không gian: Địa bàn thôn Phước Lộc, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: năm 2016

SVTT: Phạm Văn Từ

3

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
+ Thời gian thực tập: Từ ngày 19/8/2017 đến 26/10/2017

4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa lý luận
Vận dụng các kiến thức chuyên ngành đã được học, lý thuyết khoa học xã hội
vào thực tế để để phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân nghèo đói.
Góp phần làm phong phú, trau dồi thêm kiến thức và lý luận khoa học xã hội
về công tác xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, cụ thể là giảm nghèo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu đề tài tìm hiểu quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác
giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay. Giảm nghèo bền vững, ngoài sự hỗ trợ của Đảng,
Nhà nước còn phải có sự tham gia của cả cộng đồng. Trong đó có sự chia sẻ của người
giàu và chính bản thân người nghèo, hộ nghèo phải tự vươn lên.
Địa phương đánh giá được việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với hộ
nghèo của mình đã tác động hiệu quả như thế nào, có những hiệu quả hạn chế còn tồn
tại. Qua đó, phát hiện, kịp thời thực hiện chính sách hoặc tiếp tục triển khai các mô
hình hiệu quả.
Người nghèo được tiếp cận, hiểu đầy đủ các chính sách của Nhà nước, được
quan tâm, hỗ trợ từ cộng đồng, có niềm tin, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
5. Phương pháp thực hiện
5.1. Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu
Để tìm hiểu chính sách của Nhà nước của Trung ương, và địa phương đối với
người nghèo. Kết quả và phương hướng giai đoạn tới. Qua đó tìm hiểu xã Đức Phú đã
triển khai thực hiện các chính sách với người nghèo như thế nào. Thực hiện chính sách
đã đem lại kết quả thiết thực tại địa phương qua các văn bản:
- Báo cáo thực hiện Đề án giảm nghèo của xã Đức Phú
- Báo cáo tổng kết năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của xã
Đức Phú.
SVTT: Phạm Văn Từ

4

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến

5.2. Phương pháp quan sát
Để tìm hiểu đời sống của người dân tại xã Đức Phú, tìm hiểu đời sống kinh tế
của người nghèo. Quan sát về nhà ở, nước sinh hoạt, đồ dùng sinh hoạt, đánh giá các
tiêu chí hộ nghèo. Xã Đức Phú là một xã miền núi tình hình kinh tế có bước phát triển
nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình nghèo, cụ thể như sau:
- Quan sát sơ đồ, tổ chức bộ máy giảm nghèo xã Đức Phú, huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi.
- Khảo sát địa bàn tìm hiểu về vị trí địa lý, dân cư, đi đến các thôn có hộ
nghèo.
5.3. Phương pháp thống kê
Thông qua phương pháp này, thống kê số liệu hộ dân, số khẩu của toàn xã,
phân tích tỷ lệ hộ nghèo trên bảng thống kê để có cái nhìn tổng quát.
5.4. Phương pháp lắng nghe
Tiếp cận với người nghèo, người dân tại địa phương để đặt câu hỏi về mục
đích nghiên cứu. Tìm hiểu về đời sống, sinh hoạt, mô hình kinh tế tại khu vực đó.
5.5. Phương pháp phỏng vấn
Để thu thập thông tin về các chính sách, cán bộ làm thực hiện chính sách, và
tìm hiểu thân chủ, phương pháp lắng nghe được sử dụng thường xuyên:
Lắng nghe người dân tại xã kể về cuộc sống của họ. Lắng nghe người nghèo
nói về lối sống, sinh hoạt, gặp những khó khăn gì, họ được UBND xã hỗ trợ những gì.
Được hưởng các chính sách nào đối với bản thân và gia đình.
5.6. Phương pháp vấn đàm
Sau khi tìm hiểu các hộ nghèo, chọn 01 hộ để tìm hiểu kỹ hơn. Để tìm hiểu

thông tin về thân chủ từ buổi ban đầu, tìm hiểu các thông tin mà thân chủ đưa ra có
chính xác hay không. Bên cạnh đó, để tìm hiểu vấn đề, nguyên nhân xảy ra vấn đề của
thân chủ, hỗ trợ thân chủ tự có hướng giải quyết vấn đề. Nhân thân của thân chủ là
động lực để thân chủ suy nghĩ quyết định, giải quyết vấn đề của bản thân. Cho nên,
SVTT: Phạm Văn Từ

5

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
phương pháp vãng gia rất cần thiết cho việc tìm hiểu nguyên nhân, giải quyết vấn đề
cho thân chủ.
6. Kết cấu báo cáo : Gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của xã Đức Phú, huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách an sinh xã hội và công
tác xã hội cá nhân đối với người nghèo ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi.
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo tại xã Đức Phú,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của xã Đức Phú, huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đức Phú, huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi

1.1. Đặc điểm tự nhiên: Đức Phú là một xã miền núi nằm ở phía Tây huyện
Mộ Đức, cách trung tâm huyện có khoảng 5,3 km, được giới hạn bởi tọa độ địa lý
từ 140 53/ 36// đến 140 57,, 45,, vĩ độ Bắc, 1080 47, 31,, đến 1080 51, 40,, kinh độ
Đông, có các giới hạn:
Phía Đông giáp xã Đức Hòa, phía Tây giáp xã Hành Tín Đông (huyện Nghĩa
Hành), phía Nam giáp xã Đức Lân, phía Bắc giáp xã Hành Thịnh (huyện Nghĩa
Hành).
- Tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn xã là 4.256,93 ha.
- Đất nông nghiệp: 3.822,39 ha
- Đất sản xuất nông nghiệp: 1.506,39 ha
- Đất lâm nghiệp: 2.316 ha
- Đất phi nông nghiệp: 332,65 ha
- Đất chưa sử dụng: 101,98 ha
1.2. Đặc điểm kinh tế
SVTT: Phạm Văn Từ

6

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
- Mức tăng trưởng kinh tế đạt 13,05% năm 2016. Tổng giá trị sản xuất đạt
248,6 tỉ đồng. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp 100,6 tỉ đồng, giảm 2,8%;
giá trị TTCN-XD 59,7 tỉ đồng, tăng 26,4%; giá trị TM&DV 88,3 tỉ đồng, tăng
27,6%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sản xuất nông nghiệp: chiếm 40,6%; Sản

xuất TTCN-XD: chiếm 24,8%; TM&DV: chiếm 34,6%
Mặc dù kinh tế - xã hội của địa phương có bước phát triển nhưng chưa thật
bền vững; Thương mại dịch vụ chậm phát triển; nguồn thu nhập thấp; đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều. Tính đến cuối
năm 2016, toàn xã có 221 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,4%, và 259 hộ cận nghèo,
chiếm 13,6%. Tổng sản lượng lương thực năm 2016 là 6.059 tấn, đạt 90,2% kế
hoạch. Trong đó: sản lượng thóc 5.480 tấn; sản lượng ngô 579 tấn.
1.3. Đặc điểm văn hóa:
Xã Đức Phú là một xã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cơ sở hạ tầng của địa
phương không còn; sau năm 1975 quê hương được giải phóng, Đảng và chính
quyền địa phương và nhân dân khôi phục lại hậu quả do chiến tranh để lại. Đến nay
trên địa bàn xã có 01 trường Mầm non Đức Phú, 01 trường tiểu học Đức Phú và 01
trường THCS Đức Phú. Các trường học đều đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2005 đến
nay. Đường sá giao thông nông thôn được bê tông hóa đi lại thuận tiện. Có 100%
hộ dân sử dụng điện thắp sáng, các tuyến đường thôn, đường xóm đều có điện
đường thắp sáng tạo điều kiện để nhân dân đi lại trong đêm. Trên địa bàn xã có 01
điểm bưu điện xã; có 05 nhà văn hóa thôn được xây dựng kiên cố. Năm 2016 toàn
xã có 1.619 hộ gia đình văn hóa, đạt 89%, có 5/5 thôn đạt và giữ chuẩn danh hiệu
văn hóa, có 23 khu dân cư đạt danh hiệu Khu dân cư tiên tiến từ năm 2014 - 2016.
1.4. Đặc điểm xã hội
Diện tích tự nhiên trên địa bàn xã là 4.256,93 ha, trong đó đất sản xuất nông
nghiệp: 1.506,39 ha. Địa bàn xã được chia thành 05 thôn; Phước Lộc, Phước Hòa,
Phước Thuận, Phước Đức và Phước Vĩnh. Toàn xã có 8.052 nhân khẩu với 1.983
hộ. Có 85% lao động sống bằng nông nghiệp, còn lại 15% số lao động đi vào thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam để làm ăn và buôn bán. Mặc dù xã Đức Phú
SVTT: Phạm Văn Từ

7

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương và sự đóng góp nhiệt tình của nhân dân đã làm cho xã Đức
Phú ngày càng thêm khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện từng bước đi lên để đưa xã Đức Phú về đích nông thôn mới vào năm 2018.
2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giảm nghèo của xã
- Tham mưu giúp UBND xã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện mục
tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo trên địa bàn xã.
- Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, biện pháp giảm nghèo của xã trên cơ
sở kế hoạch giảm nghèo của huyện và chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Khi xây dựng phải căn cứ vào Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân xã.
- Tổ chức ra soát, bình nghị hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và công nhận. Khảo sát xác định nguyên nhân, tình trạng
nghèo, lập danh sách phân loại, theo từng nhóm hộ để quản lý và có giai rphasp hỗ
trợ phù hợp. Lập danh sách đề nghị mua BHYT cho hộ nghèo và cận nghèo. Mở sổ
cái theo dõi, quản lý việc thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo và tham gia
quản lý các chương trình có liên quan đến hoạt động giảm nghèo của địa phương.
- Phối hợp với ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội triển khai thực hiện
chương trình, kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn.
- Tổ chức các tổ, nhóm tương trợ giúp nhau làm, giảm nghèo. Vận động huy
động nguồn lực từ cộng đồng hỗ trợ vào công tác giảm ngheo của địa phương.


SVTT: Phạm Văn Từ

8

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
- Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người nghèo; tư vấn, hướng dẫn

cách làm ăn có hiệu quả vươn lên thoát nghèo. Hướng dẫn tổ chức nhân dân thực
hiện quy chế dân chủ trong hoạt động giảm nghèo ở cơ sở.
- Phân công thành viên quản lý, hỗ trợ theo từng nhóm hộ, từng lĩnh vực cụ
thể. Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả. Tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng
các tổ chức, cá nhân có thành tích tron công tác giảm nghèo.
- Tổ chức thực hiện lồng ghép các hoạt động khác với nhiệm vụ giảm nghèo.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động giảm nghèo và mô hình sản
xuất có hiệu quả.
2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy

TRƯỞNG BAN
PCTUBND xã
PHÓ BAN
(CCVHXH)

Tài

chính
kế toán

Hội
Chữ
thập đỏ

Kế
Công
Quân
An
sự
toán
UBMT
TQVN

SVTT: Phạm Văn Từ

Hội
Nông
dân

Hội
LHPN

Cán bộ
Văn
hóa xã hội

Hội

CCB

9

Đoàn
TN

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động
Đội ngũ cán bộ Ban giảm nghèo của xã có 11 cán bộ, công chức và những

người hoạt động không chuyên trách. Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã và Chủ tịch Công đoàn cơ sở xã làm Phó
trưởng ban; các thành viên của ban giảm nghèo gồm: Kế toán tài chính, chủ tịch
Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội LHPN xã, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn xã, Văn phòng UBND xã, Cán bộ Văn hóa – xã hội xã. Trình độ chuyên môn:
Đại học 06 người, Trung cấp 05 người; trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 08
người, sơ cấp 03 người. Trong năm 2016 được UBND huyện tặng giấy khen cho 01
cán bộ, tặng danh hiệu lao động tiên tiến cho 05 cán bộ.
2.4. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
Cán bộ làm công tác Ban giảm nghèo của xã hàng năm được UBND xã cử đi
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ở huyện, ở tỉnh về công tác chuyên môn nghiệp có
liên quan đến công tác giảm nghèo do Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh,
huyện tổ chức. Ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, UBND xã trích từ ngân sách

của địa phương hỗ trợ tiền xăng xe đi lại cho cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng về
công tác có liên quan đến Ban giảm nghèo. Cử 02 cán bộ trong Ban giảm nghèo
của xã đi học lớp Đại học VLVH Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) tại
Quảng Ngãi.
2.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ của đơn vị thực tập
Công ty TNHHMTV Thành Phát Bia Dung Quất hàng năm tài trợ cho hộ
nghèo ở xã Đức Phú là 10 triệu đồng nhân ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu
dân cư (18/11) nhằm đóng góp công tác giảm nghèo. Nhà máy đường Quảng
Ngãi tặng quà cho hộ nghèo nhân dịp tết Nguyên đán hàng năm.
2.6. Thuận lợi và khó khăn
2.6.1. Thuận lợi

SVTT: Phạm Văn Từ

10

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
Xã Đức Phú là một xã miền núi, hàng năm luôn bị thiên tai xảy ra; đời sống

kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền; sự phối hợp đồng bộ
của Mặt trận và các hội, đoàn thể xã. Nhân dân xã Đức Phú luôn có tính cần cù,
siêng năng trong lao động sản xuất để vươn lên trong cuộc sống; Hàng năm các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đến tặng quà cho hộ nghèo nhân dịp tết Nguyên

đán đến hàng trăm triệu đồng; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Ngoài ra Đoàn
Thanh niên xã kết nối với Hội thiện nguyện tỉnh Quảng Ngãi vận động các nhà
mạnh thường quân hỗ trợ giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học vươn lên trong học tập
bằng hình thức cấp học bổng, tặng xe đạp... Ban giảm nghèo của xã phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã làm tốt công tác vận động quỹ vì người
nghèo hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở, cấp bò giống cho hộ nghèo.
Thành viên Ban giảm nghèo của xã rất nhiệt tình trong công tác và là người của địa
phương rất thuận lợi cho việc hoạt động của Ban giảm nghèo. Hầu hết cán bộ trong
Ban giảm nghèo đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các hộ nghèo có chiều
hướng vươn lên thoát nghèo bền vững.
2.6.2. Khó khăn
Đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn xã còn thấp, chủ yếu sinh sống
bằng nghề nông, hộ buôn bán kinh doanh dịch vụ ít nên số lượng đóng góp từ
người dân còn hạn chế; trên địa xã không có công ty, doanh nghiệp, mạnh thường
quân rất ít nên việc vận động nguồn lực để hỗ trợ cho hộ nghèo còn hạn chế.
Hầu hết cán bộ làm công tác giảm nghèo đều là kiêm nhiêm nên đôi khi vẫn
còn hạn chế về nhiệm vụ được phân công. Kinh phí hoạt động của Ban giảm nghèo
còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu cũng ảnh hưởng phần nào đến công việc chung.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn hạn
chế đó là:

SVTT: Phạm Văn Từ

11

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
- Nhiều hộ nghèo còn ỷ lại, trông chờ sự trợ giúp của Nhà nước và cộng

đồng xã hội không tự vươn lên thoát nghèo.
- Một số hộ chưa biết áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để trồng trọt
và chăn nuôi.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Ban giảm nghèo về các mô hình hỗ trợ cho
hộ nghèo chưa chặt chẽ; một số hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn sử dụng không đúng
mục đích dẫn đến hậu quả tiền gốc không trả, tiền lãi cũng không.
Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách an sinh xã hội và công tác
xã hội cá nhân đối với người nghèo ở xã Đức Phú
2.1. Qui mô, cơ cấu đối tượng nghèo
2.1.1. Qui mô của đối tượng
Xã Đức Phú đã đạt được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế xã hội-an
ninh quốc phòng rất đáng ghi nhận. Dân số có đến thời điểm cuối năm 2016 là
1.983 hộ = 8.052 nhân khẩu, số hộ nghèo 221 hộ chiếm 11,14%, số hộ cận nghèo
259 hộ chiếm 13,6%; hộ khá, giàu tăng, đời sống kinh tế phát triển bền vững, tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định.
Bảng tổng hợp hộ nghèo:
STT

Tổng số hộ trong xã

Tổng số hộ Tổng số người nghèo
nghèo

1

1983


221

899

Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của xã giảm 2,25% so với Nghị quyết
của HĐND xã đề ra 2%.
Nguyên nhân nghèo:
- Thiếu vốn: 70 hộ/221 hộ chiếm 31,67%
- Thiếu lao động: 54 hộ/221 hộ chiếm 24,43%
SVTT: Phạm Văn Từ

12

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
- Có người đau ốm, bệnh tật: 97 hộ/221 hộ, chiếm 43,89%

2.1.2. Cơ cấu đối tượng
Về cơ cấu đối tượng trên địa bàn xã Đức Phú có 5 thôn được phân bố như
sau:
- Thôn Phước Lộc có 354 hộ và 1.440 khẩu
- Thôn Phước Hòa có 542 hộ và 2.192 khẩu
- Thôn Phước Thuận có 440 hộ và 1.784 khẩu
- Thôn Phước Đức có 230 hộ và 944 khẩu

- Thôn Phước Vĩnh có 417 hộ. 1.692 khẩu
Bảng tổng hợp hộ nghèo ở các thôn
ST
T
1
2
3
4
5

Số thôn

Tổng số hộ Số

Phước Lộc
Phước Hòa
Phước Thuận
Phước Đức
Phước Vĩnh
Tổng cộng

nghèo
38
60
50
25
48
221

người Tỷ lệ (%)


nghèo
155
242
204
101
197
899

Ghi chú

1,91
3,02
2,52
1,26
2,43
11,14

Theo đánh giá trong bảng tổng hợp thì thôn Phước Hòa có sự chênh lệch hộ
nghèo cao hơn so với các thôn khác trong xã Đức Phú, do thôn Phước Hòa có hộ
đồng bào dân tộc sinh sống. Một số hộ đồng bào dân tộc ít tham gia sản xuất nông
nghiệp, họ chỉ đi săn bắt động vật hoang dã và làm nương rẫy. Nhiều hộ thiếu vốn
sản xuất và ốm đau, bệnh tật.
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng người
nghèo
Thực hiện Quyết định số 59/2015/TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020; Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND ngày 08/6/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh
SVTT: Phạm Văn Từ

13


Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
Quảng Ngãi về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của huyện giai đoạn
2016-2020; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng
năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
2.2.1. Những qui định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng : Thông tư này hướng dẫn
quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm ở cấp cơ sở, bao gồm các xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), các thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc
(sau đây gọi là thôn) được thực hiện ngoài các cuộc điều tra xác định hộ nghèo, hộ
cận nghèo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm
nghèo và an sinh xã hội, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm
của các địa phương và cả nước.
Đối tượng áp dụng
a) Hộ gia đình trên phạm vi cả nước;
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc liên quan
đến công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm.
Điều 3. Phương pháp, yêu cầu rà soát
1. Phương pháp: thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá,
chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để
ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Chương II và tại Phụ lục số 1a, 1b,
2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 3a, 3b, 3c, 3d, 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ ban hành kèm theo Thông tư

này.
2. Yêu cầu rà soát: bảo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng,
có sự tham gia của người dân.
Điều 4. Thời điểm rà soát

SVTT: Phạm Văn Từ

14

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
1. Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm

được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
2. Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại
thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác nhận của
trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được
bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể tiếp cận được
với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;
b) Trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa
phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
2.2.2. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được
thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát

Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã,
trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa
bàn:
a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng
mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư này) để nhận dạng
nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có từ 02 chỉ tiêu trở
xuống thì đưa vào danh sách các hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục số
2c ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát;
Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn chủ động phát hiện
những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có
khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị đưa vào danh sách các hộ
cần rà soát.
b) Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra
viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo
SVTT: Phạm Văn Từ

15

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
Phụ lục số 2d ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu
phiếu B theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này).
Bước 2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo
Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này), qua rà soát, tổng hợp và phân loại

kết quả như sau:
a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống
hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30
điểm trở lên;
- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở
xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ
30 điểm trở lên;
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến
175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến
150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175
điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1
trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150
điểm;

SVTT: Phạm Văn Từ

16

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên

120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175
điểm;
- Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150
điểm.
Bước 3: Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ
chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi
hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình
được các hộ dân trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp.
Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo
mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành
kèm theo Thông tư này), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các
hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban giảm nghèo cấp xã).
Bước 4: Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát
nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng
đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07
ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức
phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
Bước 5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp thị xã
Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nếu

có khiếu nại của người dân) để Ủy ban nhân dân thị xã tổng hợp, có ý kiến thẩm
SVTT: Phạm Văn Từ

17

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
định trước khi ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công
nhận kết quả rà soát. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu
có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.
Bước 6: Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ
thoát cận nghèo trên địa bàn
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình
qua điều tra, rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp xã để quyết
định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận
nghèo trên địa bàn; thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (sử
dụng mẫu theo Phụ lục số 2e ban hành kèm theo Thông tư này) cho các hộ nghèo,
hộ cận nghèo trên địa bàn theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê
duyệt để phục vụ cho công tác quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ
giảm nghèo của Nhà nước;
b) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều
kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn (sử dụng mẫu phiếu c theo Phụ lục số 3c ban hành kèm theo Thông tư
này) và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bước 7: Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết

quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa
bàn..
Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn tỉnh
* Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tỉnh qua rà soát, bao gồm:
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 191 điểm trở xuống
hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 191 điểm đến 218 điểm và có tổng điểm B2 từ 30
điểm trở lên.

SVTT: Phạm Văn Từ

18

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 169 điểm trở

xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 169 điểm đến 191 điểm và có tổng điểm B2 từ
30 điểm trở lên;
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 191 điểm đến
218 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 169 điểm đến
191 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
* Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo chuẩn tỉnh qua rà soát, bao
gồm:

- Hộ nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo của tỉnh là hộ có tổng điểm B1
trên 218 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo chuẩn tỉnh là hộ có tổng
điểm B1 trên 191 điểm đến 218 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo của tỉnh là hộ có tổng điểm B1
trên 191 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo chuẩn tỉnh là hộ có tổng
điểm B1 trên 169 điểm đến 191 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo chuẩn tỉnh khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1
trên 218 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo chuẩn tỉnh khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1
trên 191 điểm.
c) Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia gồm Thành viên Ban giảm nghèo cấp xã được phân
công phụ trách địa bàn, đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ chuyên
trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi hội
SVTT: Phạm Văn Từ

19

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình được

các hộ dân trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp.
Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo
mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành
kèm theo hướng dẫn này) có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của
các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban giảm nghèo cấp xã).
d) Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo,
hộ thoát cận nghèo tại trụ sở UBND cấp xã, trụ sở thôn, ấp, khu phố và thông báo
trên các đài phát thanh xã trong thời gian 07 ngày làm việc.
Trường hợp người dân có khiếu nại, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc
tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
e) Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của UBND cấp huyện: UBND cấp xã tổng
hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất
quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nếu có khiếu nại của người dân) để
UBND cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi ban hành Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận kết quả rà soát. Việc xin ý kiến thẩm
định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ
khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.
f) Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát
cận nghèo trên địa bàn.
- Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình qua điều tra,
rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của UBND cấp huyện để quyết định công nhận
danh sách HN, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; thực
hiện cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

SVTT: Phạm Văn Từ

20


Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt để phục vụ cho công tác
quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước.
- Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều
kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn (sử dụng mẫu phiếu C theo phụ lục 3c ban hành kèm theo hướng dẫn
này) và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo.
g) UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định công
nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo
2.3.1. Chính sách về y tế với người nghèo
2.3.1.1. Văn bản quy định
Nhằm giúp các đối tượng thuộc hộ nghèo chăm sóc sức khỏe tốt ban đầu, Bảo
hiểm xã hội có vai trò qaun trọng đối với người nghèo. Giúp hộ nghèo thường xuyên
chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh. Ngay đầu năm 2016, thực hiện Quyết định số
139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo; Nghị
định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLTBHYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện bảo
hiểm y tế.
Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 27/02/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi quy định chế độ hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo,
người gặp khó khăn đột xuất mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi. Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh Quảng

Ngãi phê duyệt đối tượng, kinh phí và tổ chức thực hiện BHYT năm 2016 cho đối
tượng Cựu chiến binh và Thanh niên xung phong, người trực tiếp kháng chiến chống
Mỹ, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 06 tuổi và người dân Lý Sơn.
SVTT: Phạm Văn Từ

21

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
UBND xã Đức Phú đã cấp phát đầy đủ, kịp thời thẻ BHYT và hỗ trợ khám chữa bệnh
cho các đối tượng thuộc hộ nghèo.
2.3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách y tế đối với người nghèo
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, là động lực quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội .Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sức khỏe nhân
dân, trước hết bằng hoạt động chăm sóc sức khỏe của ngành Y tế. Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ, trẻ em…”. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định và Thông
tư Liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT. Vấn đề BHYT
là một trong những tiêu chí thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới. Trong năm 2016 Tram y tế xã đã khám và điều trị cho 7.171 lượt
người, trong đó có 612 lượt người nghèo được khám và điều trị miễn phí; trẻ em
trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ đạt 99%, tiêm chủng cho bà mẹ mang thai
đạt 97%. Cấp phát 899 thẻ BHYT cho người nghèo, 350 người thuộc diện hộ cận
nghèo mua thẻ BHYT được Nhà nước hỗ trợ 70%; .

Bảo hiểm y tế đối với toàn dân nói chung, hộ nghèo nói riêng đây là một
chính sách lớn của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo được khám, chữa
bệnh. Đến nay nhiều hộ nghèo đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà
nước được miễn viện phí 100%. Hiện nay Trạm y tế xã cũng được xây dựng kiên
cố, các phương tiện phục vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân ngày càng được tốt
hơn; Trạm y tế xã hiện có 01 Bác sĩ Trưởng trạm là nữ, 01 Y sĩ là nam Phó trưởng
trạm; có 05 nữ hộ sinh, 01 nữ điều dưỡng và 01 dược sĩ là nữ. Nhìn chung, việc
chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao, mức hưởng lợi về
BHYT của người nghèo cũng được chú trọng; đây là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước tạo điều kiện cho hộ nghèo giải quyết một phần nào khó khăn trong
cuộc sống.
SVTT: Phạm Văn Từ

22

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
Hộ nghèo được cấp BHYT của Nhà nước cụ thể như sau:

TT

1
2
3
4

5

Thôn

Phước Lộc
Phước Hòa
Phước Thuận
Phước Đức
Phước Vĩnh
Tổng cộng

Tổng

số Tổng

số Số trẻ em Người cao

người

người được dưới 6 tuổi

nghèo
155
242
204
101
197
899

cấp BHYT

155
242
204
101
197
899

13
21
23
12
17
86

tuổi
22
32
34
26
21
135

Xã Đức Phú là một trong những xã làm tốt công tác BHYT cho người dân
trong xã nói chung; đối tượng người nghèo nói riêng. Trong năm 2016 đã có 899
người nghèo được cấp thẻ BHYT, trong đó trẻ em nghèo dưới 6 tuổi có 86 em,
người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo có 135 người. Nhờ có chính sách BHYT đối
với người nghèo đã giải quyết những khó khăn cho người nghèo khi đau ốm đến
khám và điều trị tại các bệnh viện được cấp thuốc và miễn viện phí. Đây là một
trong những chính sách mà Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho người nghèo để
họ vươn lên trong cuộc sống.

2.3.2. Chính sách về giáo dục với người nghèo
2.3.2.1. Văn bản quy định
Thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và
Thông tư tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 về
cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016
đến năm học 2020 – 2021. Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi quy định mức thu học phí từ năm 2016 – 2017 đến năm 2020 – 2021
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giáo dục đối với người nghèo
SVTT: Phạm Văn Từ

23

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
Chính sách giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm

hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách hỗ trợ cho ngành giáo dục và đào tạo nói chung đối với hộ nghèo nói riêng.
Để tạo điều kiện cho học sinh nghèo được tiếp tục đến trường, chính quyền
địa phương tổ chức rà soát số học sinh thuộc diện hộ nghèo đang học ở các cấp học
để có kế hoạch đề nghị huyện, tỉnh hỗ trợ miễn, giảm học phí cho học sinh đúng
quy định của Nhà nước. Năm học 2015 – 2016 toàn xã có 69 học sinh thuộc diện
con hộ nghèo học ở các cấp học được miễn giảm học phí 100%; có 37 học sinh

thuộc diện hộ cận nghèo được miễn, giảm học phí 50%. Ngoài ra học sinh thuộc
gia đình hộ nghèo học ở các cấp học được hỗ trợ tiền đồ dùng học tập, mỗi tháng
100.000 đồng. Đối với các cháu bậc Mầm non được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng là
120.000 đồng.
Ngoài việc hỗ trợ chính sách của Nhà nước, ở địa phương Hội Khuyến học
xã cùng với Chi hội khuyến học Trường THCS Đức Phú tặng 18 chiếc xe đạp, với
tổng kinh phí 21 triệu cho 18 học sinh nghèo vươn lên trong học tập. Ngoài ra Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam xã phối hợp với Đoàn xã, Hội thiện nguyện Mộ Đức vận
động Nhãn hàng sơn EXPO 4 ORANGER và Trung tâm Đài truyền hình Việt Nam
VTV8 tại Đà Nẵng hỗ trợ 40 triệu đồng từ “Chương trình nâng cánh ước mơ” cho
học sinh Võ Thị Xuân Ngoan học sinh lớp 7, Trường THCS Đức Phú là con của chị
Võ Thị Xuân Hương đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện hộ nghèo, có nhà ở tạm bợ
được hỗ trợ xây dựng 01 ngôi nhà cấp 4. Đây là sự quan tâm của các cấp, các
ngành, các cơ quan, tổ chức luôn quan tâm đến công tác giáo dục nói chung và đối
với hộ nghèo nói riêng.
STT

Mầm Non
Tiểu học

TS
Hộ TS HS Mức độ
nghèo
nghèo miễn
giảm
học phí
06
12
100%
16

19
100%

SVTT: Phạm Văn Từ

Cấp phát
đồ dùng
học
tập/tháng
100.000
100.000
24

Hỗ trợ Tỷ lệ
tiền
ăn/thán
g
120.000

Tổng kinh
phí
23.760.000
17.100.000

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
THCS
THPT

T/Cộng

29
03
54

34
04
69

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ThS. Tào Quang Tiến
100%
100%

100.000
100.000

30.600.000
3.600.000
75.060.000

Nhờ có chính sách hỗ trợ giáo dục của Nhà nước, đối với học sinh thuộc diện
hộ nghèo. Trong năm 2016 toàn xã có 54 hộ nghèo có 69 học sinh đang học ở các
bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí
100%; được cấp tiền để mua đồ dùng học tập. Việc hỗ trợ chính sách giáo dục của
Nhà nước nên các hộ nghèo luôn quan tâm đến việc tập của con em mình. Đây là
động lực để học sinh nghèo có chỗ dựa vươn lên trong học tập.
2.3.3. Chính sách về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
2.3.3.1. Văn bản quy định

Căn cứ Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ người nghèo
xây dựng nhà ở, phòng tránh lũ lụt. Đối tượng áp dụng là hộ nghèo theo chuẩn
nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011 - 2015, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã
quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành và là hộ độc lập có thời
gian tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành tối thiểu 02 năm.
Căn cứ Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ
nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2). Đối tượng: hộ gia đình
được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo quy định của Quyết định này phải là hộ nghèo
theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban
nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành và là hộ
độc lập có thời gian tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành tối thiểu
05 năm. Quyết định số 07/QĐ- UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ( theo chuẩn nghèo
SVTT: Phạm Văn Từ

25

Lớp CTXH khóa 2013-2017 Q. Ngãi


×