Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài thi liên môn đạt giải thành phố năm học 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.82 KB, 17 trang )

Bài thi liên môn đạt giải thành phố năm học 2014-2015
29-05-2015

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: CÔNG

BÀI:

NGHỆ 7

CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

1.Tình huống cần giải quyết là:
Xã An Thắng là một trong những xã đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của
Huyện An lão nói riêng và của Thành phố nói chung. Hiện nay, xã đang trong quá trình hoàn
thành quá trính xây dựng nông thôn mới. Một trong những tiêu chí xã An Thắng đạt được đó là
đảm bảo vệ sinh môi trường- tiêu trí mà không phải khu vực nông thôn nào cũng đạt được. Là
một xã thuần nông, nghề cơ bản của bà con là trồng lúa nước và chăn nuôi. Tại xã có rất nhiều
trang trại lớn nuôi lợn, gà, dê…. mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có nhiều địa phương trên địa bàn
thành phố Hải Phòng đã đến xã An Thắng để học tập mô hình xây dựng nông thôn mới. Em
được cử làm người giới thiệu cho đoàn về mô hình xây dựng chuồng trại và xử lý vệ sinh môi
trường chuồng trại.
2. Mục tiêu:
Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Giới thiệu về vị trí địa lý xã An Thắng.
+ Đặc điểm địa hình .
+ Số lượng các cơ sở trang trại.
+ Hiệu quả kinh tế mang lại.
+ Những phương pháp đã xử lý vệ sinh an toàn.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:


Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Vị trí địa lý của xã An Thắng nói riêng và huyện An Lão nói chung.


- Đặc điểm kinh tế của xã An Thắng và hiệu quả kinh tế của các cơ sở chăn nuôi.
- Tình hình thực tế của việc xử lý môi trường từ các cơ sở chăn nuôi.

4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Môn Địa lý: Vị trí địa lý, địa hình, đặc điểm kinh tế.
- Môn Công nghệ: Chuồng nuôi và vệ sinh chăn nuôi chuồng nuôi.
- Môn Sinh học: Lớp chim, lớp thú.
- Môn Hóa học: Hidrocacbon.
- Môn Giáo dục công dân: Tự hào về truyền thống của cha ông; khơi dậy tình yêu quê
hương đất nước; giáo dục lý tưởng sống cho học sinh trong thời kì mới.
5. Tiến trình giải quyết tình huống:
Tìm hiểu tình hình thực tế -> Nghiên cứu -> Trao đổi -> Viết thành bài giới thiệu.
* Tư liệu sử dụng: Lịch sử Đảng bộ Xã An Thắng, sách Công nghệ 7, Sách Hóa học,
sách Sinh học, sách Địa lý, sách Giáo dục công dân.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: mạng tìm kiếm google.
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài giới thiệu về mô hình xây dựng chuồng trai
và xử lý vệ sinh môi trường chuồng trại.
An Thắng là một vùng quê trù phú, yên bình, giàu truyền thống cách mạng và luôn đi
đầu trong phong trào đổi mới. Đất lành chim đậu, ai đã từng đến thăm một lần sẽ luyến tiếc
chẳng nỡ dời chân đi. Nơi đây có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, trải rộng đến tận chân
trời. Con sông Đa Độ như dải lụa mềm mại ôm trọn làng quê ngày đêm bồi đắp phù sa, mang
nước nuôi cánh đồng lúa bội thu hàng năm. Con đường làng quanh co, uốn khúc, mềm như dải
lụa. Có những cây hoa phượng nở bung từng chùm hoa đỏ như hàng nghìn ngọn lửa hồng tươi.
Xa xa, lũy tre xanh rì rào trong gió, những mái nhà êm đềm giữa vườn cây um tùm, xum xuê hoa
trái trĩu cành. Con người An Thắng chân thật, cần cù, quanh năm hai sương một nắng xây dựng

quê hương ngày càng giàu đẹp.
An Thắng nằm ở trung tâm Huyện An Lão, là vùng đất cổ trong quá trình hình thành
đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, phía Đông giáp với Thị trấn Trường Sơn, phía Tây giáp thị trấn An
Lão và sông Đa Độ, phía Bắc giáp xã An Tiến, Phía Nam giáp xã Tân Dân và sông cầu Chè.


Xã An Thắng được thành lập trên cơ sở xã Duy Tân, năm 1955 được chia thành 2 xã An
Thắng và An Tiến ngày nay. An Thắng có 4 thôn: Thôn Bách Phương, thôn Liễn Luận ngoài,
thôn Liễn Luận trong và thôn Xuân Sơn với tổng diện tích mặt bằng tự nhiên 561,15ha trong đó
diện tích đất nông nghiệp 356,61ha, diện tích thổ cư 26,71ha, đất lâm nghiệp 45,861ha, đất
chuyên dụng 106ha, đất chưa sử dụng 25,94ha, với dân số 7.012 người.
Bản đồ địa chính An Thắng

An Thắng chạy dọc theo Quốc lộ 10 cũ nay là tỉnh lộ 360 với chiều dài 5km, từ dốc
Trường Sơn đến thị trấn An Lão. An Thắng nằm ở vùng đồng bằng lại có đồi núi bao bọc từ
Đông Bắc đến Đông Nam do hai dãy nùi Phướn và đồi 74, từ chùa Tiên Hội đến sông Cầu Chè
Xuân Sơn dài 7km tạo hình bán nguyệt bọc lấy 13 ngọn núi đá xanh là các núi Một, Mâm Bồng,
Cầu Sa, núi Rết, núi Vối, Yên Ngựa, Cửa Ngăn, An Quế, núi Cóc, núi con Công… tạo thành một
quần thể danh lam thắng cảnh. Các núi xưa kia có nhiều hang động, chính là nơi nuôi giấu cán
bộ hoạt động cách mạng trong các năm 1950-1953. Giữ vững các cơ sở kháng chiến và hoạt
động của chi bộ Đảng ở địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Trải qua mấy chục năm khai thác đá xây dựng , hiện nay chỉ còn có ngọn núi Một, còn
một đuôi con Rồng, có tượng ông già ngồi đọc sách. An Thắng không chỉ có núi non bao quanh
mà còn có dòng sông Đa Độ nằm ở phía Tây bao bọc 2 cánh đồng của 2 thôn Bách Phương và
Liễn Luận ngoài. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của dân
nhân. Xã An Thắng là vùng đất bán sơn địa do nguồn phù xa sông Hồng chảy qua sông Đa Độ và
Lạch Tray bồi đắp kiến tạo nên, có nhiều gò đống. Quá trình xây dựng và phát triển xã An Thắng
đã có những thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi theo từng thời kỳ.



Ảnh Núi Một An Thắng


Không chỉ có vậy An Thắng cũng được chọn là địa bàn đón tiếp hầu hết cơ quan Đảng,
Chính quyền, đoàn thể và hàng vạn đồng bào nội thành về đây sơ tán.

Ảnh thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm xã An Thắng

Bên cạnh đó, An Thắng cũng là một vùng đất có bề dày lịch sử trong đấu tranh cách
mạng. Những năm kháng chiến chống Pháp phải đối mặt với không ít trận chiến tàn khốc. Thời
kỳ này, xã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cũng như nhiều địa phương khác, An Thắng là địa phương vững chắc, cung cấp
sức người sức của cho tiền tuyến lớn. Các trận địa tên lửa, pháo phòng không đã bắn rơi nhiều
máy bay Mỹ, góp phần mang lại chiến công hiển hách và góp phần không nhỏ trong cuộc chiến
bảo vệ Hải Phòng.


Ảnh di tích lịch sử đền Bách Phương

Những ngày đầu mới tái lập xã, An Thắng gặp muôn vàn khó khăn, thách thức, xuất phát
điểm thấp, kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu, không đồng bộ, sản xuất lạc hậu, trình độ dân trí
còn hạn chế. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội khá phức tạp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ xã đến cơ sở vừa thiếu
vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Có thể nói An Thắng bắt tay vào xây dựng xã với
điểm xuất phát rất thấp, đó chính là cái "dốc" lớn mà Đảng bộ, quân và dân An Thắng phải vượt
qua. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị, sự nỗ lực cố gắng của các tầng lớp nhân dân trong xã đến
nay xã An Thắng đang trong chặng cuối của quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp:
- Năng suất lúa năm 2010 đạt 117 tạ/ ha đạt 100% kế hoạch, năm 2014 đạt 123 tạ/ ha, đạt 100%

kế hoạch.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha nông nghiệp tăng cao: chuyển đổi một số diện tích cấy lúa năng suất
thấp sang trồng hoa, cây cảnh và rau màu các loại, đạt hiệu quả kinh tế cao từ 40 đến 50 triệu
đồng/ ha. Duy trì 4ha lúa cùng giống.
- Chuyển hơn 5ha diện tích cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản 55ha, sản lượng đạt trên 200 tấn..


- Tập trung chỉ đạo công tác phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm, duy trì đàn lợn từ 2000 đến
2500 con, lợn nái từ 400 đến 700 con. Đàn gia cầm có từ 2000 đến 20.000 con hơn 100 gia trại
nuôi lợn cộng thả cá, nhiều mô hình nuôi dê bò hiệu quả kinh tế cao.


Ảnh kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp,trang trại

Bên cạnh sự phát triển của kinh tế một vấn đề mà Đảng bộ nhân dân xã An Thắng rất quan tâm
đó là vệ sinh môi trường.

Từ lâu con người đã biết rằng những yếu tố khí hậu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thoáng
gió… có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, hoạt động hô hấp, khả năng chống đỡ bệnh của vật
nuôi. Giống vật nuôi càng được cải tiến cho năng suất cao thì yêu cầu đối với những điều kiện
ngoại cảnh như thức ăn, chuồng nuôi ngày càng được quan tâm. Ở các nước tiên tiến, các kiểu
chuồng nuôi cổ truyền hầu như không còn, người ta sử dụng kiểu chuồng nuôi hiện đại theo
hướng công nghiệp hóa từ khâu cung cấp thức ăn, nước uống, điện chiếu sáng, điều hòa không
khí, dọn phân rửa chuồng đều làm bằng máy móc tự động. Các yếu tố khí hậu chuồng nuôi, kiểu
chuồng nuôi có ảnh hưởng trược tiếp đến sức khỏe và năng suất của vật nuôi.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa thức ăn, nước uống, sử dụng và sản sinh
năng lượng. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tần số hô hấp. Thí nghiệm đã chứng minh mức khuếch
tán hơi nước trên da vật vật nuôi ở nhiệt độ 35OC tăng gấp 3 lần so với mức nhiệt 50C.



Độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm có mối quan hệ với nhau. Độ ẩm cao gây trở ngại cho sự
khuếch tán hơi nước trên bề mặt da và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của vật nuôi. Độ ẩm
cao còn làm cho vật nuôi tốn nhiều năng lượng, vật nuôi ăn nhiều thức ăn nhưng sức chống đỡ
với ngoại cảnh lại giảm.
Độ thông gió có tác dụng điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng, độ thông gió còn làm
giảm khí độc như khí NH3, và H2S, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt và hơi nước.
Ánh sáng: Mọi loại vật nuôi đều cần ánh sáng. Ánh sáng còn tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
trên chuồng nuôi. Ánh sáng còn kích thích hoạt động của cơ thể.

* Một số giải pháp kỹ thuật đồng bộ đã được nhân dân xã An Thắng áp dụng nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường:


Chuồng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

- Giải pháp chuồng trại: Đối với chuồng công nghiệp, người dân thường áp dụng 2 hệ thống
chuồng chủ yếu, đó là hệ thống chuồng kín sử dụng quạt hút gió và hệ thống chuồng 4 mái thông
thoáng tự nhiên. Cả 2 kiểu chuồng trại này đều được thiết kế nhằm mục đích cải tạo độ thông
thoáng tối đa, hạn chế độ ẩm và các khí độc trong chuồng, tạo môi trường thuận tiện nhất cho
sinh trưởng, sinh sản và phát triển của từng loại gia súc, gia cầm.
Trong chuồng lợn, các ô, ngăn cho các loại lợn, được tính toán số lượng và thiết kế theo
những công thức nhất định đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về không gian và tối ưu cho chu
chuyển đàn nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng chuồng trại trong 1 năm. Thông thường, lợn
nái chửa, chờ phối, lợn thịt và lợn đực giống được nuôi nhốt trong các ô chuồng khung sắt với
máng ăn bê tông và nền xi măng; lợn nái đẻ, nuôi con và lợn con được nuôi nhốt trên các cũi


bằng sắt, có sàn cao cách mặt đất từ 20-40cm; nước uống được cung cấp qua vòi uống tự động.
Hệ thống làm mát và sưởi ấm được trang bị tương đối đồng bộ.


- Giải pháp thức ăn: Bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi một số chế phẩm sinh học như DeOdorace hoặc Mio-Aid… các chế phẩm này có tác dụng hấp thu NH 3 ngay trong đường tiêu hóa
của chúng, làm giảm đáng kể mùi hôi từ phân và nước tiểu của gia súc, gia cầm


Ảnh thức ăn chăn nuôi

- Xử lý chất thải:
+ Sử dụng hệ thống hầm Biogas. Hầm Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và
các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (quá trình hiếm khí). Vi sinh vật
phân huỷ các chất tổng hợp và khí được sinh ra gồm metan (CH 4), Nitơ (N2), Cácbon điôxít
(CO2) và hiđrô sunphát (H2S) trong đó các khí CH4 có thể cháy được. Hầm Biogas là một hệ
thống tự động khí được sinh ra trong hầm phân huỷ, lượng khí này sẽ đẩy cạn bã vào bể áp lực,
bể áp lực dùng để thu nhận phân và bùn cặn. khi khí được sử dụng, phân và bùn cặn sẽ chảy
ngược vào hầm phân huỷ để đẩy khí ra. Khi lượng phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích của hầm
thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài (sử lý bằng cách rắc vôi bột CaO). Phân dư thừa từ bể áp lực phải
được chảy vào bể chứa hoặc đổ ra các cánh đồng để bón cải tạo cho đất (không để chảy vào
nguồn nước tự nhiên vì nó sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước).
CaO + H2S -> CaS + H2O (Khử mùi)
CaO + CO2 -> CaCO3
+ Ngoài ra còn có hệ thống ủ phân, sử dụng chế phẩm EM, Bokashi. Chế phẩm EM là chế phẩm
sinh học tập hợp hơn 80 chủng vi sinh vật khác nhau. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi
sinh vật kị khí và hiếu khí thuộc các nhóm vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, nấm


mốc, sạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ 2000 loài, được sử dụng phổ biến trong
công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Cách thức sử dụng EM trong chăn nuôi: bổ sung
vào nước uống, bổ sung vào thức ăn, phun chuồng trại để khử mùi hôi cho vào nước thải để xử
lý sinh học, xử lý phân động vật thành phân bón hữu cơ có chất lượng. Chế phẩm Bokashi là
công nghệ hàng đầu trên thế giới áp dụng phân loại xử lý rác thải, hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh,

giảm thiểu ô nhiễm môi trường ...



Ảnh xử lý phân bằng công nghệ BIOGA

- Các biện pháp vệ sinh về môi trường sống của vật nuôi bao gồm các khâu vệ sinh chuồng nuôi
khí hậu, thức ăn, nước dùng cho vật nuôi. Vệ sinh thân thể vật nuôi có tác dụng duy trì sức khỏe
và sức ản xuất của vật nuôi, vừa có tác dụng làm quen, huấn luyện để vật nuôi thuần thục, dễ
chăm sóc, quản lí.
- Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã An Thắng đã tập trung hoàn thiện hệ
thông mương cứng nội đồng cung cấp nước cho nông nghiệp; đồng thời hoàn thành hệ thống
mương cứng thoát nước thải sinh hoạt và chăn nuôi. Đây là một giải pháp đặc biệt quan trọng
trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung.


Ảnh xây dựng hệ thống mương cứng thoát nước

An Thắng đang chuyển mình từng ngày trong công cuộc đổi mới của đất nước. Đâu đâu
người dân cũng tự hào về mảnh đất tươi đẹp, mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cùng với môi
trường trong lành. Yêu quê hương, học sinh An Thắng quyết tâm học tốt, rèn chăm, góp phần
xây dựng quê hương ngày càng phát tiriển.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học vào môn
Công nghệ rất quan trọng, giúp cho bài học bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài học có sức thuyết
phục, có ý nghĩa thực tiễn không phải là những kiến thức lý thuyết chung chung, xa rời thực tế,
không bổ ích đối với học sinh nông thôn. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh
chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức
hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.



7. Khuyến nghị của học sinh.
- Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng .
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, tiếp tục có các biện pháp xử lý môi trường nhằm hạn chế tối đa việc ô
nhiễm môi trường, đặc biệt từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã.
- Có chính sách thu hút các nhà đầu tư để tiếp tục nhân mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp,
chăn nuôi hiện đại cho xã nhà.
- Tiếp tục duy trì, giữ gìn phát huy truyền thống lịch sử thông qua việc quảng bá, giới thiệu về
mô hình xây dựng nông thôn mới của xã.



×