Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN dat giai Thanh pho 08-09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.76 MB, 22 trang )

Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Mục lục
A.Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phơng pháp nghiên cứu 2
5.Thời gian nghiên cứu 2
B.Phần nội dung 3
I. Cơ sở lí luận 3
1.Tâm lí của học sinh Tiểu học 3
2. Quá trình giáo dục học sinh Tiểu học 5
II.Thực trạng học sinh lớp 1G trờng Tiểu học Tả Thanh Oai- Thanh Trì-
Hà Nội
III. Một số biện pháp giải quyết 6
1.Tìm hiểu học sinh 6
2.Xây dựng nề nếp lớp, tăng dần mức độ yêu cầu đối với các em 8
3. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp 9
4. Chăm sóc học sinh 9
5. Nâng cao chất lợng giảng dạy 15
6.Thờng xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu, giáo viên bộ
môn và tổng phụ trách 17
IV. Kết quả 18
C.Phần Kết luận 21
D.Danh mục sách tham khảo 22

Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
1
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài


1.1 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, điều này đã đúng với ngày xa, với
ngày nay và mãi mãi về sau. Vậy để có hiền tài chúng ta cần phải làm gì? Không
có cách nào khác, chúng ta phải đi bằng con đờng giáo dục.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đang là động
lực thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau trên con đờng hội nhập. Để sự hội
nhập có hiệu quả, cần phải tạo nên một lớp công dân mới có đủ phẩm chất và
năng lực để gánh vác những trọng trách của đất nớc. Việc làm ấy cũng không có
cách nào khác là phải thông qua con đờng giáo dục.
1.2 Lớp 1 là đầu giai đoạn của tuổi đến trờng, khởi đầu của việc học. Khác với
lớp mẫu giáo, ở lớp 1, học tập là hoạt động chủ đạo. Với nhiệm vụ học tập mới
mẻ, thêm vào đó là sự phát triển cha đầy đủ các chức năng của hệ thần kinh, học
sinh lớp 1 dễ rơi vào những khủng hoảng tâm lí bất lợi cho cả quá trình học tập
sau này.Vì vậy ngời giáo viên cần phải có những biện pháp giáo dục học sinh
phù hợp dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tạo cho các em niềm ham thích đến tr-
ờng. Tạo cho các em không khí học mà vui, học trong sự hứng thú, yêu thích
môn học.
1.3 Tả Thanh Oai là một xã điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ
dân trí thấp, việc quan tâm đến việc học hành của con em mình ở một bộ phận
cha mẹ học sinh còn kém. Tỉ lệ trẻ vào lớp 1 đã qua mẫu giáo còn thấp. Một số
kĩ năng nh ngồi đúng t thế, cầm bút đúng, biết mặt chữ cái lẽ ra trẻ đã đợc làm
quen ở lớp mẫu giáo nhng nhiều em cha biết một chút gì. Giáo viên dạy lớp 1 ở
nông thôn vất vả hơn nhiều so với giáo viên dạy lớp 1 ở thành phố. Bên cạnh đó,
một bộ phận cha mẹ học sinh không quan tâm đến việc học hành của con cái,
một bộ phận cha mẹ học sinh không nắm vững phơng pháp dạy con dẫn đến tình
trạng cô dạy một đằng, cha mẹ dạy một nẻo gây tâm lí hoang mang cho học
sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để nâng cao
chất lợng giảng dạy, chất lợng giáo dục? Làm thế nào để huy động đợc sự quan
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
2

Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
tâm của cha mẹ học sinh, phối kết hợp có hiệu quả với tổ chức Đoàn Đội và giáo
viên bộ môn ?
Trong quá trình giáo dục học sinh tôi đã linh hoạt áp dụng các biện pháp giáo
dục cho phù hợp đối với từng học sinh, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các
đoàn thể và với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục các em.
Sau đây tôi xin trình bày Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm
lớp thực hiện có hiệu quả của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp phù hợp và có hiệu quả dựa trên đặc điểm tâm lí của
học sinh nhằm nâng cao chất lợng giáo dục.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận các biện pháp chủ nhiệm của giáo viên khối 1.
- Nghiên cứu thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp 1 trờng Tiểu học Tả Thanh
Oai- Thanh Trì- Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả để nâng cao chất lợng công tác
chủ nhiệm lớp.
4. Phơng pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu lí luận
- Đọc tài liệu
- Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp.
b. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình
- Quan sát hành vi của trẻ.
- Nghiên cứu kết quả, sản phẩm học tập của học sinh.
- Trao đổi trực tiếp với học sinh, với phụ huynh học sinh.
5. Thời gian nghiên cứu
- Đầu năm học, tìm hiểu học sinh trong lớp, xây dựng kế hoạch.
-Trong suốt năm học: Vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp.
- Cuối năm học: Tổng kết, đánh giá,rút kinh nghiệm,viết sáng kiến.

Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
3
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
PHần II: Nội dung
I Cơ sở lí luận
1. Tâm lí của học sinh Tiểu học
1.1- Học sinh tiểu học không phải là ngời lớn thu nhỏ. Tình cảm của các em
có thể rất mãnh liệt nhng lại có thể tắt ngay chỉ vì một nguyên cớ nào đó; cái mà
hôm nay các em tha thiết quyến luyến, ngày hôm sau có thể quên khuấy đi. Các
em hiểu sự vật theo cách riêng của mình. Các em cha thể làm đợc những điều mà
ngời lớn coi là quá dễ vì phải qua nhiều năm tháng các em mới có thể làm đợc
nh ngời lớn.
Sự phát triển của các em luôn làm ngời lớn sửng sốt và vui mừng, nó diễn ra
mỗi ngày mỗi khác.
Sự tiến bộ không ngừng của các em là những dấu hiệu đặc trng của của sự
phát triển của học sinh Tiểu học. Sự phát triển của mỗi em có một cách riêng
song bao giờ chúng ta cũng tìm thấy những nét chung những cái thống nhất cho
tất cả các em ở lứa tuổi học sinh Tiểu học. Tất cả các em đều trải qua những giai
đoạn phát triển nhất định.
Sự phát triển tâm lí của học sinhTiểu học là nhờ vào sự tham gia các hoạt
động mà xuất hiện, thay đổi hoàn thiện dần các quá trình và phẩm chất tâm lí nh:
tri giác, chú ý, trí nhớ,tởng tợng, t duy, xúc cảm, ý chírồi hình thành dần nhân
cách của mình. Ngoài ra sự phát triển tâm lí của các em còn chịu sự chi phối bởi
những điều kiện sống, bởi trình độ văn hoá của những ngời xung quanh, bởi mức
độ phong phú của những phơng tiện sống, bởi những biến động của xã hội. Nền
văn hoá xã hội chứa đựng kho tàng tri thức của nhân loại, chứa đựng cả những
chuẩn mực đạo đức, những giá trị thẩm mĩ thông qua những con ngời cụ thể giúp
cho trẻ em phát triển thế giới tinh thần. Mọi trẻ em đều trải qua những giai đoạn
phát triển theo một trình tự nh nhau. Tuy nhiên, mỗi em đều trải qua những con
đờng phát triển của riêng mình với những tốc độ, nhịp độ và khuynh hớng riêng.

Có những em phát triển rất nhanh nhng cũng có những em vợt qua đợc một giai
đoạn không mấy suôn sẻ.Trong một lớp học, có bao nhiêu học sinh thì sẽ có
bấy nhiêu cá tính. Chính vì thế,việc giáo dục học sinh Tiểu học phải có
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
4
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
những biện pháp giáo dục thích hợp đối với từng học sinh bởi vì mỗi học sinh
không phải là bản sao của những học sinh khác mà mỗi em đều có một thế
giới tâm lí riêng.
1.2 Đối với học sinh lớp 1
- Trớc khi vào lớp 1, đa số trẻ đã qua trờng mẫu giáo. ở đó,trẻ đợc vui chơi
là chính; qua vui chơi, rèn luyện, trẻ có những hiểu biết nhất định về cuộc sống.
Quan hệ giữa cô giáo với trẻ nh quan hệ mẹ- con. Cô luôn nói với trẻ bằng những
lời ngọt ngào âu yếm. Trẻ luôn nhận đợc sự cổ vũ, động viên từ cô giáo và bạn
bè, đặc biệt là từ cô giáo. Lớp 1 là sự nối tiếp tự nhiên của mẫu giáo. Vì vậy, khi
vào học lớp 1, học sinh không dễ gì quen đợc ngay với những mệnh lệnh bắt
buộc.
- Vào học lớp 1, trẻ coi đó là sự kiện lớn lao của cuộc đời. Các em thấy bao
điều lạ lẫm nơi trờng học: phải học thuộc bài, làm bài đầy đủ để cô kiểm tra, cho
điểm; phải trật tự, không nói chuyện riêng trong suốt giờ học; phải ngồi đúng vị
trí quy định Sự lạ lẫm tạo nên những xáo trộn tâm lí, ảnh hởng không nhỏ đến
kết quả học tập của các em.
Từ mẫu giáo đến lớp 1 là một sự chuyển đoạn quan trọng, tạo nên sự
căng thẳng tâm lí cho học sinh. Erick sơn( TK XIX) ngời đại diện cho thuyết
tâm lí nhấn mạnh: Các cá nhân có những giai đoạn phát triển khác nhau. Mọi
khủng hoảng tâm lí đều phản ánh sự khác biệt nào đó giữa khả năng phát triển
của con ngời vào đầu giai đoạn với áp lực xã hội đòi hỏi.
Lớp1 là đầu giai đoạn của tuổi đến trờng, khởi đầu cho việc học. Khác với
lớp mẫu giáo, ở lớp 1, hoạt động học tập là chủ đạo. Học sinh phải học các môn
học: Toán, Tiếng việt,Tự nhiên- Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc Với

nhiệm vụ học tập mới mẻ, thêm vào đó là sự phát triển cha đầy đủ các chức
năng của hệ thần kinh, học sinh lớp 1 dễ rơi vào những khủng hoảng tâm lí, bất
lợi cho cả quá trình học tập sau này.
2. Quá trình gíáo dục học sinh tiểu học
Giáo dục học sinh là giúp các em phân biệt đợc cái đúng- cái sai, cái xấu- cái
tốt, cái thiện- cái ác, cái nên làm- cái không nên làm ở tiểu học việc giáo dục
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
5
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
học sinh còn đòi hỏi giáo viên giúp các em biết thừa nhận sự cần thiết, tính tất
yếu của các chuẩn mực để thực hiện hành vi, làm công việc theo sự hiểu biết của
mình cùng với động cơ, tình cảm tích cực.
Trong quá trình giáo dục, các em vừa là đối tợng chịu sự tác động của giáo
viên đồng thời là chủ thể của t duy giáo dục của mình.Thay đổi đợc tính cách
trẻ hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng tự giáo dục của các em.
Trong quá trình giáo dục học sinh Tiểu học, ngời giáo viên phải nắm bắt đ-
ợc cá thể từng em với những phản ứng không giống nhau đối với mỗi tác
động giáo dục bên ngoài; có em thì tiếp thu ở mức độ hời hợt; có em thì cởi
mở, tự nhiên; có em thì kín đáo,dè dặt
K.MarX đã từng nói: Để tác động mang lại một hiệu quả nào đó thì cần
phải biết đợc thứ vật liệu mà ta tác động vào
II. Thực trạng học sinh lớp 1G trờng Tiểu học Tả Thanh
Oai- Thanh Trì- Hà Nội
Vào lớp 1, môi trờng hoàn toàn xa lạ với các em.
Số học sinh trong lớp đợc học qua trờng Mầm non là 21/31 em chiếm
67 %. Những em không qua mẫu giáo đa phần rất nhút nhát, thiếu những kĩ năng
cần đợc rèn từ ở trờng Mầm non. Một số em rất hiếu động, nghịch ngợm luôn
chân luôn tay.
Em Đan Trờng những ngày đầu đi học phải có ngời nhà ngồi cạnh; em H-
ơng Mơ khi không đợc bố mẹ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi là bỏ lớp chạy về nhà khi

bố mẹ vừa đa đến lớp, cô giữ lại thì giãy lên ăn vạ. Em Khải- học sinh khuyết tật
đôi lúc không chịu cố gắng ra ngoài đi vệ sinh mà cứ tự nhiên ở trong lớp. Em
Trung Đức bố mẹ rất chiều, ngày nào cũng đợc mẹ bế lên tận lớp
Đa số phụ huynh học sinh còn trẻ nên rất chiều con.
III. Một số biện pháp giảI quyết
1.Tìm hiểu học sinh
1.1.Nhớ tên học sinh thật nhanh
Trong buổi học đầu tiên, tôi tổ chức trò chơi tự giới thiệu tên mình và tham
gia chơi cùng học sinh. Qua việc làm đó, tôi đã dạy các em bài học đầu tiên đó là
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
6
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
bài học giáo dục tính bạo dạn, tự tin. Tôi là ngời giới thiệu đầu tiên, sau đó là lần
lợt từng học sinh. Để nhớ nhanh tên học sinh tôi thờng nhớ kèm với đặc điểm
nào đó về ngoại hình của các em. Sau khi từng học sinh giới thiệu xong, tôi nhắc
lại tên của từng em. Nếu quên, tôi xin trợ giúp của học sinh khác hoặc của
chính học sinh đó. Với việc làm đó, tôi đọc đợc sự ngỡng mộ trong mắt các em
và tạo đợc bầu không khí tin cậy ngay từ những ngày đầu năm học.
1. 2.Hiểu rõ hoàn cảnh, sở thích của từng học sinh
Để hiểu rõ hoàn cảnh, đặc điểm sinh lí, sở thích của từng học sinh ngay từ đầu
năm học, tôi tìm hiểu qua phiếu điều tra và tranh thủ trong những giờ ra chơi, tôi
trò chuyện với các em để tìm hiểu thêm.
Mẫu phiếu điều tra nh sau:
Phiếu điều tra
1. Thông tin về học sinh
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Chỗ ở (ghi cụ thể):.
- Sở thích cá nhân:



- Tình hình sức khoẻ
. Chiều cao:. Cân nặng:
. Một số thông tin khác:
.

2. Thông tin về gia đình
- Họ và tên bố: Sinh năm:
Nghề nghiệp:
Công việc cụ thể:
- Họ và tên mẹ:. Sinh năm:
Nghề nghiệp:
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
7
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Công việc cụ thể:
3.ý kiến đề nghị của gia đình:



Với cách làm trên, tôi nắm bắt nhanh đợc tính cách của từng học sinh để từ
đó có biện pháp giáo dục thích hợp. Tất cả học sinh trong lớp đều đợc tôi quan
tâm dạy dỗ. Học sinh nhút nhát thì cần sự nâng đỡ về tinh thần; học sinh
khuyết tật thì cần sự tận tuỵ và chăm sóc một cách tế nhị để giúp trẻ tự tin và
hoà nhập; học sinh thông minh, bản lĩnh thì cần sự động viên nhng cũng cần
sự nhắc nhở để không dẫn đến chủ quan, coi thờng bạn trong lớp. Đối với
những trờng hợp học sinh đặc biệt cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân để có biện pháp
giáo dục phù hợp, khéo léo khơi gợi để học sinh tự bộc lộ năng lực, tình cảm của
các em từ đó có biện pháp giúp đỡ, giáo dục kịp thời. Mỗi tiến bộ nhỏ của các em
cũng cần đợc động viên kịp thời.

Qua phiếu điều tra và quan sát học sinh, tôi nhanh chóng hiểu rõ hoàn
cảnh, đặc điểm sinh lí, sở thích của từng học sinh. Em Nguyễn Tiến Khải bị
tật vận động, hay đi vệ sinh tự do trong lớp, hay nghỉ học; em Nguyễn Đan Tr-
ờng, Hơng Mơ đợc bố mẹ chiều nên hay vòi vĩnh; em Ngô Thanh Hà, Nguyễn
Mạnh Hiền rất hiếu động, hay trêu chọc các bạn; em Nguyễn Việt Anh thông
minh nhng ẩu và chủ quan; em Tuyết Mai, Hà Linh có khả năng lãnh đạo và
thích làm cán bộ lớp; .
2.Xây dựng nề nếp lớp, tăng dần mức độ yêu cầu đối với các em
Trong ngày đầu học sinh đến lớp, tôi chỉ nhắc nhở một số yêu cầu mà các
em chỉ cần cố gắng một chút là có thể thực hiện đợc nh : đi học đúng giờ, ngồi
học ngay ngắn, không nói chuyện riêng, trả lời cô to, rõ ràng.
Các quy định khác của trờng, của lớp sẽ đợc các em thực hiện một cách dần
dần tránh gây áp lực cho các em. Xây dựng cho các em các nề nếp nh: nếp tự
quản, giờ nào việc ấy, không nói leo, nói năng phải tha gửi, hăng hái phát biểu
xây dựng bài, giữ vệ sinh cá nhân, không vứt giấy rác bừa bãi, có ý thức, thói
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
8
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
quen nhặt giấy rác vơng vãi để vào nơi quy định Đặc biệt lu ý rèn cho học sinh
ý thức khi tham gia hoạt động: tích cực, nhiệt tình, làm theo đúng lệnh
Tôi đã lập sổ thi đua theo từng tổ. Trong tuần, mỗi học sinh đợc cô tặng cho
10 điểm. Cứ mỗi lần đi học muộn, quên không mặc đồng phục theo quy định,
không soạn sách vở- quên đồ dùng học tập, bị trừ 1 điểm; mỗi lần đ ợc điểm 9;
10 thì đợc thởng 1 điểm, bị điểm dới trung bình cũng bị trừ 1 điểm. Cuối tuần,
bạn nào đợc từ 8 điểm trở lên sẽ đợc xếp loại tốt.
Với tiêu chí thi đua cụ thể nh vậy rất thuận lợi cho việc đánh giá, bình xét thi đua
của từng tổ. Việc thởng điểm cũng đã kích thích đợc sự cố gắng phấn đấu của
các em.
Cuối tuần, tổ trởng tính tổng điểm, xếp loại thi đua của mỗi bạn trong tuần và
báo cáo trớc lớp; các bạn trong tổ, trong lớp góp ý bổ sung cho đánh giá, nhận

xét đó, lớp trởng nhận xét chung từng tổ .Giáo viên chủ nhiệm nhận xét nề nếp
học tập, rèn luyện, vệ sinh, của lớp ; khen ngợi những học sinh xếp loại tốt,
những học sinh có nhiều tiến bộ trong tuần. Tổ chức khen thởng động viên
những học sinh đợc xếp loại tốt, những học sinh có nhiều tiến bộ mỗi tháng một
lần.
3. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp
Việc lựa chọn đợc đội ngũ cán bộ lớp có năng lực có vai trò rất quan trọng.
Tôi nêu những yêu cầu và nhiệm vụ của lớp trởng, quản ca, tổ trởng cho học
sinh biết rồi tổ chức cho học sinh tự giới thiệu về mình và xung phong nhận chức
vụ nào. Căn cứ vào việc xung phong của các em, sự bầu chọn của học sinh trong
lớp và việc tìm hiểu tôi đã lựa chọn đợc đội ngũ cán bộ lớp tích cực, nhiệt tình
và có năng lực.
Tôi đã cùng các em xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua của cá nhân, của tổ; h-
ớng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó tôi còn thờng xuyên
theo dõi, uốn nắn và giúp đỡ, động viên các em kịp thời.
4. Chăm sóc học sinh
4.1.Tôi luôn vui vẻ, niềm nở, công bằng, độ lợng, quan tâm tới tất cả các em
Tôi luôn bớc vào lớp với nụ cời. Khi học trò chào nhìn vào mắt từng em để
hiểu đợc tâm trạng của chúng vui thì chia vui, buồn thì động viên . Vì vậy, các
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
9
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
em thích trò chuyện, hỏi cô những điều em cha biết, cha hiểu. Bên cạnh đó, tôi
luôn khoan dung độ lợng, đối xử công bằng, không thiên vị, luôn quan tâm đến
học sinh và cố gắng biết nhiều về học sinh cuả mình.
Tôi luôn bộc lộ tình cảm của mình với các em và luôn quan tâm tới những
học sinh khuyết tật, học sinh yếu nhng không để học sinh nhận thấy sự u ái của
cô với một vài em đó. Tôi luôn cố gắng nhìn thấy những u điểm ẩn sâu trong mỗi
em, có thể chính các em cũng không biết mình có những u điểm ấy, giúp các em
nhận ra, phát triển chúng thêm.

4.2. Khen thởng kịp thời, phê bình thẳng thắn
Tôi luôn khen ngợi kịp thời, những học sinh có cố gắng vơn lên, những học
sinh có thành tích. Cuối mỗi tuần, tổ chức cho học sinh bình xét thi đua từng cá
nhân trong tổ, từng tổ trong lớp và có phần thởng theo tháng. Bên cạnh đó, tôi
luôn thận trọng khi phê bình học sinh. Không dùng những lời lẽ gay gắt, đay
nghiến, nhiếc móc các em. Lời phê bình chứa đựng sự nghiêm khắc đôi khi cần
có cả sự hài hớc, dí dỏm tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa.
Ví dụ: . Nam không đợc nói leo nh thế. Con bình tĩnh giơ tay xin trả lời đi nào!
. Khi đa cho ngời lớn vật gì con phải đa nh thế nào nhỉ? Con đa lại cho cô
nào! ( Giáo viên không nhận khi học sinh đa cho cô bằng một tay và yêu cầu học
sinh đa lại).
Dùng học sinh để giáo dục học sinh để giáo dục học sinh có tác dụng rất
lớn. Động viên khuyến khích, cổ vũ học sinh một cách kịp thời sẽ tạo cho các em
sự tự tin, các em có thể làm đợc những việc tởng chừng nh vợt quá khả năng của
mình.
4.3. Luôn biết lắng nghe và khuyến khích tính tự lập của học sinh, đa học
sinh vào các hoạt động tập thể để giáo dục
Để cho học sinh nêu ý kiến của mình về việc tổ chức các hoạt động của lớp
tôi lắng nghe và góp ý cho các em.
Ví dụ:+ Để các em tự lựa chọn tiết mục văn nghệ mà các em yêu thích. Khi
các em tập luyện, tôi góp ý và chỉnh sửa cho các em. Nếu tiết mục nào không
phù hợp thì tôi góp ý cho các em.
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
10
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
+ Giúp các em tổ chức tốt các hoạt động tập thể theo chủ đề nh: cho
học sinh làm nhiệm vụ dẫn chơng trình, viết câu hỏi, cắt dán hoa trang trí lớp
học
Tôi luôn chú ý học sinh tự làm lấy những gì các em có thể làm đợc, kịp thời
giúp đỡ khi các em cần. Luôn cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em . Khi đó

chúng sẽ đạt nhiều đỉnh cao trong học tập.
Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ , thể dục thể thao, các hoạt động vui
chơi giải trí lành mạnh sẽ phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của các
em.
Trong những ngày đầu khi các em cha quen trờng, quen bạn, tôi thờng xuyên
động viên để các em bạo dạn tham gia các hoạt động tập thể của trờng. Mỗi
buổi múa hát tập thể, thể dục giữa giờ, tôi xuống sân cùng các em, hớng dẫn các
em tập, chấn chỉnh hàng ngũ nhờ vậy mà các em bắt nhịp rất nhanh với các
anh chị lớp trên.
Đối với các hội thi của trờng, tôi luôn cùng các em chuẩn bị chu đáo nên
lớp thờng đạt đợc kết quả cao. Nhiều phụ huynh học sinh cũng rất tích cực hỗ trợ
giáo viên trong việc chuẩn bị cho các em trong những hội thi của trờng, lớp nh:
dạy con múa, đến trang điểm cho các em trong lớp, làm các bộ áo thời trang
bằng giấy cho con dự thi, ủng hộ tiền để mua phần thởng, liên hoan Nhờ vậy
mà phong trào của lớp luôn dẫn đầu trong khối và đạt thành tích cao trong trờng.
VD: Nhà trờng yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị 01 bộ thời trang sáng tạo dự thi,
lớp tôi đã tham gia dự thi 5 bộ.

Học sinh tập luyện và biểu diễn thời trang sáng tạo ngày 26/3
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
11
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Bên cạnh việc tham gia các hoạt động tập thể của trờng, tôi luôn quan tâm
đến việc tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí trong lớp.
Vui chơi đối với trẻ em là nhu cầu không thể thiếu hàng ngày. Những trò chơi
dân gian ngoài việc đem tới cho các em niềm vui trong trẻo còn góp phần không
nhỏ trong việc giúp các em phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tâm hồn. Tận
dụng những mảnh bìa, tôi khéo léo làm cho các em những chiếc mũ xinh xắn để
chơi các trò chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, dung dăng dung dẻ; nhặt
những viên sỏi nhỏ, tôi mang đến lớp cho các em chơi ô ăn quan; những chiếc

đũa ăn một lần tôi vót nhỏ để cho các em chơi chuyền trong giờ ra chơi, Các
em sôi nổi, hào hứng chơi trò chơi mình thích và rất thích cô giáo chơi với
nhóm mình. Trong tiết học, tiết hoạt động tập thể, tôi cũng thờng xuyên tổ chức
cho các em chơi các trò chơi dân gian, tổ chức thi giữa các tổ; dạy cho các em
các bài đồng dao để hát khi chơi.
Ngày 10/ 10; 20/ 11; 22/ 12, tôi cùng ban chấp hành chi hội phụ huynh học
sinh tổ chức cho các em vui liên hoan, tặng quà cho những học sinh ngoan học
giỏi, học sinh có tiến bộ. Vừa liên hoan, các em đợc vui chơi thể hiện mình nh
thi hát, đọc thơ, thi nhảy, chơi trò chơi Tết Noel tôi mua tặng mỗi em một
chiếc mũ và một ông già Noel, mừng tuổi các em khi xuân về Trong dịp tết
Noel nhiều giáo viên và học sinh trong trờng không khỏi ngạc nhiên khi thấy
đồng loạt học sinh lớp tôi vui vẻ, phân khởi đội mũ ông già Noel và mang quà
tặng về nhà.

Hình ảnh hoạt động trong các buổi lễ kỉ niệm tại lớp
Qua các hoạt động tập thể của trờng, của lớp các em gần gũi, thân thiết với
nhau hơn, có thêm những niềm vui mới mẻ sau mỗi ngày đến lớp, các em
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
12
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
lớn hơn Thông qua các hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi, tôi
dạy cho các em về tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp tácGiáo dục các em biết
yêu thơng ông bà, cha mẹ, thầy cô và các bạn; biết giúp đỡ cha mẹ và những ng-
ời xung quanh; có ý thức giữ vệ sinh môi trờng nh để rác đúng nơi quy định, đi
vệ sinh đúng chỗ, không vặt lá bẻ cành, tổng vệ sinh lớp học vào cuối tuần
Em nào cũng ngoan, có ý thức xây dựng tập thể, biết giúp đỡ bạn bè, nhiều em
xung phong giúp đỡ bạn Khải trong học tập, đa bạn đi vệ sinh, chơi cùng bạn ;
khi tổng vệ sinh lớp học, các bạn trai biết nhờng các bạn gái những việc dễ làm ;
tích cực hơn trong các hoạt động tập thể; các em nói với nhau là cậu, tớ, không
nói tục, chửi bậy; nhiều đôi bạn cùng tiến đợc đăng kí


Em Nguyễn Tiến Khải cùng các bạn chơi trò chơi
Tình yêu đối với Tổ quốc, với đồng bào bắt đầu từ tình yêu ông bà, cha mẹ,
yêu ngôi nhà, yêu con đờng thân quen Tổ chức cho học sinh tham gia tìm
hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phơng giúp cho các em hiểu và
tự hào về truyền thống của quê hơng, của cha anh đi trớc. Qua các tiết Hoạt động
tập thể, tôi giới thiệu cho các em các di tích lịch sử trên mảnh đất quê hơng:
đình Hoa xá, Khu di tích cách mạng Bác Hồ về tát nớc, khu lăng mộ danh nhân
Ngô Thì Nhậm, đình Nhân Hoà, Chùa Linh ứng, Chùa Phúc Lâm, chùa Thợng
Phúc, nghĩa trang liệt sĩ. Tổ chức cho các em tìm hiểu về các di tích lịch sử đó
bằng cách tìm hiểu qua ông bà cha mẹ. Giáo dục các em lòng tự hào về truyền
thống của quê hơng.
Tôi luôn quan tâm động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã
hội nh mua tăm của hội ngời mù, quyên góp ủng hộ bạn nghèo trong trờng, ủng
hộ các bạn khuyết tật của Trung tâm nghệ thuật Tình Thơng, làm kế hoạch nhỏ,
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
13
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
. Đ ợc cô giáo giải thích ý nghĩa của những việc làm đó, các em rất tích cực
tham gia. Các em nh những tờ giấy trắng, tình cảm thân thiện của các em đợc
bồi đắp, nuôi dỡng là do sự giáo dục của gia đình, nhà trờng và xã hội.
4.4 Trang trí lớp học
Trang trí lớp học phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, tạo không
khí gần gũi, ấm áp nh các em đang ở nhà của mình.
Tôi cùng học sinh trang trí ảnh Bác Hồ, bảng thi đua, treo tranh ảnh đồ dùng
dạy học ngay ngắn, gọn gàng.
Bên cạnh đó, tôi còn tiến hành trang trí lớp học theo chủ điểm:
VD: Tháng 9+10 Chủ điểm nhà trờng: cho học sinh treo tranh ảnh các thầy
cô giáo, ảnh về hoạt động của nhà trờng, ảnh về an toàn giao thông
Tháng 5 Chủ điểm Bác Hồ kính yêu: Cho học sinh treo tranh ảnh , các bài

thơ , bài vẽ của các em về Bác
Tôi sử dụng các bức tờng trong lớp nh các góc học tập: trng bày đồ dùng dạy
học ; sản phẩm học tập của học sinh nh: bài thủ công, bài vẽ, bài viết chữ đẹp đạt
kết quả cao.

Góc trng bày bài viết chữ đẹp hàng tháng
4.5. Sự gơng mẫu của giáo viên
Muốn học sinh có ý thức giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trờng, kê bàn ghế
ngay ngắn, biết cảm ơn, mạnh dạn nhận lỗi khi mắc lỗithì trớc hết giáo viên
phải là ngời thực hiện tốt tất cả những vấn đề đó. Bàn ghế của cô phải kê ngay
ngắn, sách vở để gọn gàng; thấy giấy rác rơi, cô nhặt và để vào nơi quy định; vui
vẻ xin lỗi học sinh nếu có gì nhầm lẫn Tất cả những điều nhỏ nhặt đó có giá
trị gấp nhiều lần những lời cô khuyên các em.
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
14
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Tôi có thói quen nhắc nhở học sinh chỉnh bàn ghế cho ngay ngắn, kiểm tra
vệ sinh lớp học trớc khi bắt đầu tiết dạy; nhắc nhở học sinh t thế ngồi, quan tâm
đến ánh sáng lớp học tạo tâm thế cho học sinh trớc khi bớc vào tiết học đầu
tiên trong ngày.
Nhắc học sinh phải mặc đồng phục đúng ngày quy định thì bản thân cô cũng
phải mặc để làm gơng cho các em.
5. Nâng cao chất lợng giảng dạy
5.1. Trên lớp trẻ em cần cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới
làm các em tập trung chú ý đợc. Tôi luôn tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái
trong giờ học bằng những trò chơi vận động, bằng những câu chuyện vui hay
những lời nhận xét dí dỏm.
Mềm hoá các lệnh của câu hỏi, bài tập trong giờ học nhằm giúp học sinh
hứng thú hơn trong học tập tạo không khí học mà vui, học trong sự hứng thú.
Sử dụng yếu tố khích lệ, yếu tố giảm nhẹ mức độ ra lệnh bằng cách đi kèm

theo câu hỏi là các từ giúp, nhờ, cho
Ví dụ:. Tìm cho cô các tiếng.
. Con giúp cô tìm các tiếng trong bài có vần
Chuyển đổi mệnh lệnh thành các dạng hoạt động hấp dẫn: thi, đố, trò
chơi Mỗi Lệnh tôi đa ra đều dứt khoát, rõ ràng.
5.2 Điểm kém ảnh hởng không tốt tới việc hình thành nhân cách của học trò.
Tôi luôn cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém và nếu phải
cân nhắc giữa 2 điểm số khi cho điểm học sinh thì tôi chọn điểm cao hơn. Mỗi
thầy cô giáo hãy chắp cho trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. Mỗi sự cố
gắng, tiến bộ của các em đều đợc cô giáo biểu dơng kịp thời.
5.3 Bản thân tôi luôn tích cực tự học, tự bồi dỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn. Vận dụng phơng pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ động,
tích cực của học sinh, rèn kĩ năng t duy sáng tạo, năng lực tự học.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi đã xây dựng giáo
án điện tử ở các môn học nh Toán, Tiếng Việt, Hoạt động tập thể, Tự nhiên xã
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
15
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
hội, Đạo đức; thờng xuyên sử dụng các phơng tiện hiện đại trong tiết học , khai
thác thông tin trên mạng để tiết dạy phong phú, hấp dẫn.
5.4. Quan tâm đến mọi đối tợng học sinh trong lớp, tôi chuẩn bị hệ thống
bài tập dành cho học sinh khá giỏi, tích cực dạy phân hoá đối tợng. Đối với học
sinh yếu, tôi thờng xuyên trao đổi với cha mẹ các em để cùng phối hợp giáo dục,
xây dựng các đôi bạn cùng tiến, phát động thi đua giữa các đôi bạn, giữa các tổ
với nhau.
Đối với trờng hợp học sinh khuyết tật( em Nguyễn Tiến Khải nói ngọng,
chân tay run đi lại khó khăn, hay đái dầm, ) tôi luôn động viên em. Bài nào
thấy em làm đợc, tôi gọi em trả lời, cố gắng nghe và luận câu trả lời của em;
khen ngợi trớc mỗi sự cố gắng của em. Tôi luôn nhắc nhở học sinh trong lớp
quan tâm, giúp đỡ em. Em rất phấn khởi, thích đi học, ngoan hơn, có ý thức hơn

trong việc làm chủ vấn đề vệ sinh cá nhân của mình.
5.5. Không chỉ chú trọng hai môn Toán và Tiếng Việt, tôi quan tâm đầu t
tất ở cả các môn học, không cắt xén chơng trình. Các tiết Hoạt động tập thể, tôi
luôn tổ chức với các hình thức phong phú làm cho các em rất hứng thú.
6.Thờng xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu, giáo viên
bộ môn và tổng phụ trách
Việc trao đổi thờng xuyên với cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu, giáo viên bộ
môn và tổng phụ trách sẽ giúp giáo viên nắm bắt đầy đủ hơn về tình hình của
lớp, của từng học sinh qua đó điều chỉnh và có biện pháp giáo dục phù hợp.
6.1 Đối với cha mẹ học sinh
Ngoài sổ liên lạc, tôi lập sổ trao đổi và nhận xét mỗi tháng một lần. Bên
cạnh đó, tôi cũng thờng xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh qua điện thoại.
Phối hợp với chi hội phụ huynh học sinh tổ chức tốt lễ sơ kết, tổng kết và
các lễ kỉ niệm lớn trong năm.
Để phụ huynh học sinh thật sự tin tởng vào cô giáo, tín nhiệm cô giáo và
tích cực phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục học sinh, tôi luôn chú ý:
Tạo hình ảnh đẹp trong mắt phụ huynh học sinh ngay từ những lần tiếp xúc
đầu bằng việc ăn mặc đẹp, lịch sự, nói năng mạch lạc, rõ ràng, dễ gầnVà quan
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
16
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
trọng nhất là xây dựng đợc uy tín trớc phụ huynh học sinh bằng kết quả giảng
dạy của mình đó là chất lợng thật sự của học sinh chứ không phải bằng điểm số.
Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh tôi sức tế nhị, tránh để họ bị tổn thơng
đó là không phê bình, chê trách con em của họ trớc mặt nhiều ngời. Đối với
những trờng hợp học sinh đặc biệt, cuối buổi họp mời cha mẹ các em ở lại để
trao đổi thêm.
Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi
cuộc họp phụ huynh là dịp để cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí,
s phạm, về quá trình học tập của con em họ Làm sao để gạt bỏ suy nghĩ trong

một bộ phận cha mẹ học sinh là: cô giáo mời đến gặp, mời đi họp chỉ để thu tiền,
để kêu ca, phàn nàn về con cái của mình. Bởi vậy, giáo viên cần bổ sung thêm
vào nội dung cuộc họp những trao đổi, toạ đàm các vấn đề nh: giúp trẻ vợt khó
trong học tập, 10 quy tắc vàng trong việc dạy con, những bài học cơ bản dành
cho trẻ, giúp trẻ học giỏi, chăm chỉ ngay từ khi vào lớp 1, rèn kĩ năng sống cho
trẻ
Ngày đầu tiên trẻ vào lớp 1, dù bận mấy cha mẹ các em cũng đa các em tới
trờng. Tôi tranh thủ thời điểm này để trao đổi, hớng dẫn họ cần chuẩn bị những
gì để giúp con học tốt; thông báo giờ giấc ra vào lớp; đồ dùng học tập, sách vở
cần có của mỗi em và hớng dẫn cha mẹ học sinh mua loại nào cho phù hợp; hớng
dẫn cha mẹ học sinh cách quan sát để nhận biết điểm đặt bút, dừng bút, chiều
cao, độ rộng của từng con chữ trong bộ chữ mẫu in ở bìa quyển vở. Nêu yêu cầu
về t thế ngồi viết, cách cầm bút để cha mẹ học sinh đợc biết; hớng dẫn họ cách
kiểm tra bài vở của con, hớng dẫn con chuẩn bị bài ở nhà
Làm nh vậy, tôi thấy đỡ vất vả hơn khi có đợc sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh,
tạo đợc sự thống nhất trong cách dạy học giữa gia đình và nhà trờng.
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức khen thởng cho học sinh
hàng tháng. Những học sinh đợc khen thởng sẽ do học sinh trong lớp và cô giáo
bình chọn, đó là những em học sinh giỏi, học sinh có tiến bộ.
6.2.Đối với Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách
Tôi thờng xuyên với Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách về
tình hình học sinh trong lớp. Qua đó, tôi nắm bắt đầy đủ hơn về tình hình của
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
17
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
lớp, của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp đồng thời cũng học hỏi
đợc nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục học sinh.
IV.Kết quả
Với việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào công tác giảng dạy và giáo
dục học sinh tôi đã thu đợc những kết quả đáng mừng sau:

*Bản thân tôi đã đúc rút đợc nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục
học sinh. Nề nếp lớp có nhiều chuyển biến, chất lợng giáo dục nâng cao. Tôi
cũng đỡ vất vả hơn khi có đợc sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và các ban
ngành đoàn thể trong nhà trờng.
* Đối với học sinh: Các em ngoan ngoãn, chăm học, bạo dạn, tự tin, tích cực
tham gia các hoạt động tập thể, ham thích đến trờng và có ấn tợng tốt về thầy cô
của mình.
* Đối với phụ huynh học sinh: Thực sự tin tởng vào cô giáo, tín nhiệm cô
giáo, tích cực phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học
sinh.
* Đối với Ban giám hiệu: Đánh giá cao về công tác chủ nhiệm và kết quả
giảng dạy của tôi trong năm học 2008- 2009.
Kết quả cụ thể:
1.Chất lợng kiểm tra định kì:
Môn Đợt
KT
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Toán
GKI 12 38.8 9 29 9 29 1 3.2
CKI 21 64 6 20 5 16 0 0
GKII 26 84 5 16 0 0 0 0
TV
GKI 10 32.3 13 41.5 7 23 1 3.2
CKI 14 45 12 39 5 16 0 0
GKII 17 54.3 11 36 3 9.7 0 0
2.Chất lợng giáo dục
Đức dục: 100% học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ.
Trí dục:
Giỏi Tiên tiến Đạt yêu cầu Cha đạt

yêu cầu
SL % SL % SL % SL %
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
18
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Học kì I 14 45 12 39 5 16 0 0
Học kì II
3. Danh hiệu thi đua của tập thể
- Lớp tiên tiến xuất sắc
- Lớp vở sạch chữ đẹp( 94% vở xếp loại A)
Em Nguyễn Tuyết Mai, Đặng Hà Linh đạt giải nhì viết chữ đẹp cấp
Huyện.
- Lớp chất lợng cao
4. Kết quả tham gia các phong trào
- Kế hoạch nhỏ: 74,5 ki lô gam giấy vụn
- Quyên góp ủng hộ
+ Quỹ bạn nghèo: 285 000 đồng
+ ủng hộ th viện: 217 000 đồng
+ ủng hộ Chiến sĩ nhỏ Điện Biên: 98 000dồng
+ ủng hộ Trung tâm nghệ thuật Tình Thơng: 204 500 đồng
+ ủng hộ sách cũ: 62 quyển
+ áo ấm tặng bạn vùng cao: 57 bộ
- Mua tăm ủng hộ ngời mù: 100 gói
- Đội văn nghệ của lớp tham gia biểu diễn trong các buổi chào cờ, lễ kỉ niệm,
tham gia thi văn nghệ trong dịp 20/11
- Tham gia biểu diễn thời trang đạt giải nhì.


Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
19

Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1

C. Kết luận
Giáo dục trẻ bằng tình thơng, bằng trách nhiệm, bằng sự cảm thông, hiểu
biết luôn gặt hái đợc nhiều thành công.
Những biện pháp đơn giản, cụ thể, dễ thực hiện sẽ giúp cho giáo viên rất
nhiều trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên không cần đao to
búa lớn mà vẫn khiến trẻ tâm phục khẩu phục tạo đợc niềm tin của cha mẹ
học sinh, sự đồng thuận trong giáo dục giữa gia đình và nhà trờng.
Để làm tốt nhiệm vụ trồng ngời của mình, mỗi thầy cô giáo phải có lòng yêu
nghề mến trẻ, tinh thần hăng say và không ngừng rèn luyện nâng cao tay nghề.
Chăm lo giáo dục, phát triển mọi tiềm năng trí tuệ, thể lực nhân cách của
thiếu nhi hôm nay là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế và xã hội của đất n-
ớc trong tơng lai.
Tôi cảm thấy vinh dự và tự hào khi đợc đóng góp một phần công sức nhỏ bé
của mình trong việc rèn đức, luyện tài cho thế hệ tơng lai của đất nớc.
Chắc rằng kinh nghiệm trên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong đợc
sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo.
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
20
Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 28 / 4/ 2007
Ngời viết
Đào Thị Thuý
D.Danh mục các tài liệu tham khảo

1. Giáo trình: Tâm lí học Tiểu học
Bùi Văn Huệ- NXB Giáo dục.
2. Giáo trình: Giáo dục Tiểu học.

Đặng Vũ Hoạt- Nguyễn Hữu Hợp- NXB Giáo dục.
3. Các tạp chí: Tạp chí giáo dục, Giáo dục Thủ đô, Thế giới trong ta, Gia
đình và trẻ em, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục thời đại
Đào Thị Thuý Trờng Tiểu học Tả Thanh Oai
21
Mét sè kinh nghiÖm vÒ c«ng t¸c chñ nhiÖm líp 1


§µo ThÞ Thuý Trêng TiÓu häc T¶ Thanh Oai
22

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×