CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP HOÀNG HOA THÁM
(1846 - 1913)
I. Tinh hình chính trị và quân sự ở Việt Nam trước khi bùng nổ phong trào Hoàng
Hoa Thám
Chính là năm 1858, diễn ra cuộc xâm lược quân sự đầu tiên của Pháp chống lại đế chế An Nam
sau này gọi là Việt Nam. Chiến sự bắt đầu ngày 31 tháng 8, một hạm đội gồm 13 tầu Pháp và một thông báo
hạm Tây Ban Nha tiến công Tourane (ngày nay gọi là Đà Nẵng).
Dĩ nhiên, đây không phải là cuộc tiếp xúc Pháp - Việt đầu tiên. Nhưng mối quan hệ sơ khởi đã có từ năm
1624 khi Đức cha Dòng Tên là Alexandre de Rhodes 1 ban dầu vì những lý do tôn giáo. Sau ba năm truyền đạo
Cơ Đốc tại Nam Kỳ (Cochinchine) , Cha de Rhodes bắt đầu sự nghiệp tại Bắc Kỳ (Tonkin) từ 1627 đến 1645.
Trong 18 năm ấy ngoài việc lôi kéo một số đông người dân Bắc Kỳ tin theo giáo lý, cha de Rhodes đã để lại
một công trình văn hoá có giá trị, mà lúc ấy có lẽ chưa thấy hết ý nghĩa quan trọng của nó: ông chữ quốc ngữ
để phiên âm tiếng Việt theo ký tự La Tinh; thay thế cách viết của người Việt lúc đó là thể hiện bằng các ký tự
tượng hình. Chữ quốc ngữ đã tự đề ra cho mình một tương lai sáng sủa vì ngày nay đó là chữ viết chính thức
duy nhất của tiếng Việt. Nhờ chữ viết theo mẫu tự La Tinh này mà tư duy ngôn ngữ của người Việt dễ truyền
bá, chuyển tải, giữa các thành viên trong cộng đồng giữa các thế hệ nối tiếp và tạo thuận lợi cho giao lưu quốc
tế với các ngôn ngữ của các dân tộc khác cùng có cách viết theo mẫu tự La Tinh.
Nhiệt tình truyền đạo của cha Alexandre de Rhodes và những người kế tục được những từng lớp nghèo khổ
trong xã hội An Nam lúc đó hoan nghênh. Đó là những lớp người nhạy cảm với những biểu hiện từ thiện cơ
đốc nhưng phần lớn những người có lòng khoan dung về mặt văn hóa và phi giáo điều lại tỏ thái độ dửng
dưng. Tuy nhiên, cho đến năm 1658 con số những người theo cơ đốc giáo đã đông đến mức có thể tổ chức
thành một giáo hội Việt Nam trong đó, bộ khung của nó đã có thể bao gồm nhũng phần tử bản địa. Năm 1681,
cha Lefèbre được Vua Pháp Louis XIV phái đến Bắc Kỳ chuyển đến Quốc vương An Nam một bức thông điệp
đề nghị ủng hộ việc truyền giáo. Cuộc vận động không thành, đó là tín hiệu đầu tiên của sự đối lập giữa giáo
lý Cơ đốc và những giá trị văn hóa truyền thống bản địa.
Đúng là toàn bộ hệ thống xã hội và chính trị của đế chế An Nam dựa trên ba trụ cột ý thức hệ: Khổng giáo,
Lão giáo và Phật giáo, tất cả đều là sự pha trộn giữa thuyết vật linh (mọi vật đều có linh hồn) va đạo saman
dùng phép phù thủy để chữa bệnh). Chúng ta hãy nhớ lại một cách vắn tắt rằng, Khổng giáo là nhân tố tử cấu
trúc chủ yếu của các xã hội gọi một cách chính xác là xã hội theo đạo Khổng là một hệ thống quy ước về các
giá trị đạo đức và xã hội, đưa việc thờ cúng tổ tiên lên tuyệt đỉnh và tôn trọng quyền tuyệt đối của nhà vua được mệnh danh là "con của Trời" tức Thiên tử, được Trời ủy quyền cai trị thần dân trên trái đất theo mô hình
trật tự xã hội giống như trên Trời - Thiên đình vậy. Tiện đây cũng lưu ý rằng, nếu Vua - con Trời ấy không
thực hiện hoặc thực hiên kém cỏi sứ mệnh của Trời giao phó thì việc phế truất để người khác lên làm tròn sứ
mệnh Trời trao thì đó cũng là lẽ thường tình được coi là chính đáng... Đạo Lão (Lão giáo) siêu hình học đưa ra
cách giải thích về nguồn gốc thế giới, và các quy luật chi phối tự nhiên kể cả bản chất con người cũng là do tác
động của các mặt đối lập bổ sung cho nhau gọi là quy luật âm - dương, Phật giáo thực chất là một hệ thống
triết học đưa ra một cách sống sao cho giảm bớt thậm chí xóa bỏ hẳn những nỗi khổ đau được xem như cái cối
yếu của cuộc sống nhân gian - cuộc sống là khổ đau, là chịu nạn, Phật giáo là liều thuốc cứu khổ, cứu nạn cho
con người - Cũng cần nhấn mạnh rằng cả ba hệ thống tư duy ấy, không một hệ thống nào mang tính giáo điều,
dù là nhỏ nhất và khái niệm về một vị thần siêu việt nào là hoàn toàn xa lạ - Phật tại tâm - ai cũng có thể tu
1
. Lúc đó không gọi là de Rhodes mà gọi là d’Avignon. Rhodes là tên một xứ đạo ở Pháp.
hành đắc đạo miễn là theo đúng giáo lý nhà Phật đến mức trong ngôn ngữ Trung Hoa và các ngôn ngữ có
nguồn gốc Trung Hoa hoặc thấm nhuần ý thức hệ Trung Quốc, không có từ ngữ Thượng Đế theo cách hiểu của
ba tôn giáo đơn thần nói trên.
Rõ ràng trong bối cảnh văn hóa nói trên, một tôn giáo mạo xưng là được phát hiện, vừa đơn thần vừa giáo
điều lại có kỳ vọng mang tính phổ biến toàn thế giới chỉ có thể xung đột về mặt trí tuệ với một hệ thống tư duy
hoàn toàn trái ngược. Nhưng sự xung đột giữa Cơ đốc giáo và văn hóa bản địa không phải chỉ trên địa hạt văn
hóa: bằng cách chủ trương xóa bỏ hệ thống tín ngưỡng địa phương để thay vào đó đức tin riêng của mình giáo
hội Cơ đốc thực tế đã tấn công vào nền tảng chính trị và xã hội của đế chế An Nam và biến đế chế này thành
một đối thủ không đội trời chung. Ngoài ra các giáo sĩ thừa sai không che giấu ý đồ của họ là phải phá hủy tận
gốc tư duy Khổng giáo, xem đó là điều kiện cần thiết cho công cuộc truyền bá Phúc âm. Chính vì vậy mà
nhưng cộng đồng cơ đốc giáo đầu tiên (họ ủng hộ sự có mặt của người Pháp) nhanh chóng được người dân
bản địa coi là dân cư xa lạ vói người dân Việt, coi như "những g tay trong của Pháp", nói một cách khác là
những kẻ phản bội đất nước, chống lại dân tộc, "chống lại người Nam". Điều đó cắt nghĩa tình trạng cô lập của
những người theo đạo Cơ Đốc đối với phần còn lại của xã hội. Tình trạng cô lập rõ ràng về mặt vật chất đến
mức chop tới giữa thế kỷ XX, trong nhiều làng người ta trông thấy "một bức tường xây, một hàng rào cây tách
biệt các xóm đạo với cư dân xung quanh"1 "nhưng cô lập nhất là về mặt tinh thần: khi tin theo Công giáo,
người Việt Nam cắt đứt với gốc rễ của họ, với việc thờ cúng tổ tiên, và do đó cắt đứt với mọi cấu trúc gia tộc,
với việc thờ thần là trung tâm cố kết dân làng , với đạo đức khổng giáo đã dạy họ trên hết là vâng mệnh Vua.
Người công giáo bây giờ nằm trong một thứ bậc tôn ti khác, có một nhân sinhh quan khác. Người công giáo
sống trong một cộng đồng khác, những giáo xứ hình thành nên những thế giới khép kín, dưới quyền các cố
đạo"2, đúng là nhiệt tình truyền giáo của các giáo sĩ thừa sai nhiều khi còn tự cho phép mình dùng những
phương pháp cơ bắp để lôi kéo giáo dân.
Sự đối địch về tinh thần và xã hội chuyển sang đàn áp về thể xác đối với những phân số theo đạo của xã
hội an nam đã nhanh chóng trở thành điều không thể tránh được. " Người ta đi đến một nghịch lý rằng trong
nền văn minh dựa trên sự hỗn hợp đức tin - thuyết tam giáo đồng quy - ở đó mọi chiến tranh tôn giáo đều hoàn
toàn xa lạ với người dân bản địa thì khẩu hiệu đầu tiên của các sĩ phu lại trở thành: "sát tả" có nghĩa là "hãy
giết hết những người theo đạo"1. Chính vì vậy mà từ đầu thế kỷ XVIII đã nối tiếp nhau các thời kỳ ngược đãi
Cơ đốc giáo (1706-1737, 1765-1773) xen kẽ với các thời kỳ lắng dịu. Năm 1785, chúa Nguyễn ánh bị nghĩa
quân Tây Sơn, xuất thân từ các cư dân miền núi phía Tây nổi loạn, đánh đuổi khỏi Thành Gia Định (tức Sài
Gòn) Năm 1787, ông cầu cứu nước Pháp, và đặc biệt là Đức cha Pigneau de Béhaine giám mục vùng Adran
(Bá Đa Lộc), lúc đó là Khâm mạng Tòa thánh tại Nam Kỳ giúp ông chống lại phe đối lập.. Năm 1804, chúa
Nguyễn ánh đánh thắng nghĩa quân Tây Sơn, tự xưng là Hoàng Đế An Nam, đạt niên hiệu là Gia Long, lập
nên triều đại Nhà Nguyễn trị vì đất nước. Để tỏ lòng biết ơn Đức cha giám mục Pigneau de Béhaine và các
giáo sĩ thừa sai, Gia Long ban Dụ khoan dung đối với đạo Cơ Đốc…
1
. Võ Đức Hạnh: La place du catholicisme dans la relation entre la France et le Việt Nam de 1851 à
1870 (Địa vị của Công giáo trong quan hệ giữa Pháp và Việt Nám từ 1851 đến 1870) luận án tiến sĩ bảo
vệ năm 1969 tại Strasbourg, được in với sự giúp đỡ của CNRS - Tung tâm quốc gia về rung tâm ngiên cúu
khoa học.
2
. Charles Fourniau: Annam-Tonkin 1885-1896
Lettrés et paysans vietnamiens face à la conquête
coloniale (Trung-Bắc Kỳ 1885-1896. Sĩ phu và nông dân Việt Nam đôi mặt với sự chinh phục thuộc địa),
Nhà xuất bản L’Harmattan. Paris, 1989, tr. 50. (Nhưng cũng nhận xét thêm là người Việt Nam không có
tinh thần cực đoan trong tín ngưỡng, quả là ơ một ssố nơi trong những thời điểm và hản cảnh nhẩt định có
sự tị hiềm giữa người đi đạo và không đi đạo hoặc theo một tôn giáo khác nhưng không hề có chiến tranh
tôn giáo. Và khi xảy ra nhưng sự kiện quan hệ đến sự sông còn của làng xóm hay cao hơn nũa là của cả
dân tộc như thiên tai, lụt lội, cháy nhà, chống ngoại xâm đều có sự thông cảm và đoàn kết giữa các tín đồ
của nhiều tôn giáo khác nhau - Người dịch chú ).
1
. Charles Fourniau: sách đã dẫn, tr. 51
Nhưng chính sách khoan dung ấy chỉ kéo dài dưới triều Gia Long. Sau khi ông mất, thái tử kế vị lên làm
vua lập ra triều Minh Mạng (1820-1840) thì chính sach ngược đãi công giáo lại tiếp tục cho đến triều vua kế vị
là triều Tự Đức (1847-1883). Trước tinh hình đó, những người công giáo An Nam, nhất là từ năm 1852 đã cầu
cứu ngày càng khẩn thiết nước Pháp và có sự trung gian của Hoàng hậu Eugénie, người bảo trợ Hội Thừa sai,
mà Vua Pháp Napoléon III đã quyết định cử binh sang can thiệp "để trừng phạt Triều đình An Nam" về tội
ngược đãi Công giáo".
Ngay cả khi người ta tìm được cái cớ là "để trừng phạt" một chính phủ hợp pháp của một nhà nước có chủ
quyền đã thi hành quyền lực trên chính lãnh thổ của mình, là đôi chút nguỵ biện và dối trá, thì cũng phải nhận
rằng không có một lý do nào khác bào chữa cho việc đổ bộ quân Pháp (khoảng hai nghìn người) lên Tourane
ngày 31 tháng 8 năm 1858.
Tháng 2 năm 1859, trước tình hình không thể tiến xa hơn nữa, đi sâu vào nội địa , đô đốc Rigault de
Genouilly, đã lợi dụng gió mùa gọi là gió bấc mùa đông, thổi ngược từ bắc vào nam) rút toàn bộ quân tướng
và hạm đội khỏi Tourane và đi thẳng về phương Nam, nhờ đó xứ Bắc Kỳ đã thoát khỏi cuộc binh đao chinh
phục của Pháp ít nhất một thời gian. Hạm đội Pháp ngược sông Sài Gòn đánh chiếm thành Gia Đinh (tức Sài
Gòn sau này) ngày 17 tháng 2 năm 1859. ít lâu sau, đô đốc dóc Page thay thế ông rồi đến tháng 2, 1959, đô
đốc Charner lại thay Page bắt đầu một thời kỳ các đô đốc cai trị xớ Nam Kỳ - gọi là "chính quyền các đô đốc"
- kéo dài cho đến năm 1879.
Cũng vào thời kỳ này, xứ Bắc Kỳ là nơi giặc hoành hoành, từ nhiều năm rồi như một bệnh dịch kinh niên.
Như Charles Fourniau đã viết1. Những "đám phỉ" và "giặc giã" thường xuyên được nói đến trong các Biên
niên sử của Triều đình đến mức có một tự vựng cho các loại khác nhau: như giặc khách (tức người Trung Hoa)
ở miền thượng du, rừng núi rậm rạp, không thể lọt vào được, giáp giứo các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của
Trung Quốc, khiến cho các toán vũ trang đột nhập dễ dàng và rút lui cũng dễ dàng mỗi khi các đội quân của
Triều đình phái đến đánh dẹp; nạn cướp bóc tràn lan của người Hoa lẫn người Việt ở các tỉnh trung du. Núi
non không hiểm trở bằng nhưng cũng có nhiều rừng cây bao phủ, như gần Phủ Lạng Thương (ngày nay là Bắc
Giang) và Hà Nội, nơi các nhà buôn khách trú (tức Hoa Kiều) đảm nhận việc tiêu thụ qua biên giới nhưng thứ
cướp được.
Năm 1984, những toán giặc khách dưới quyền chỉ huy của Ngô Côn, tràn ngập khắp vùng Yên Thế qua
Đèo ỉnh, Đèo Cát và Mỏ Xạt. Quan võ Ông ích Khiêm được Triều đình cử lên đánh dẹp. Chúng phải rút về
bên kia biên giới nhưng năm sau chúng quay lại và cũng là lần đầu tiên một viên quan An Nam là Quản Tương
đã đi theo giặc khách Ngô Côn. Khắp vùng Yên Thế, nơi nơi máu lửa ngút ngàn. Năm 1873, Triều đình An
Nam cho xây thành kiểu Vauban ở Tỉnh Đạo để án ngữ con đường qua lại Yên Thế, nhưng không có tác dụng
gì. Đám giặc khách gọi là Quân Cờ Đen dưới quyền chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc và bọn "Cờ Trắng" do Hoàng
Sùng Anh chỉ huy, chúng liên kết với các đản cướp người Việt hình thành mặt trận chung đối phó với quan
quân Triều đình cử lên đánh dẹp, nhưng không bao giờ dẹp hết chúng.
Chính trong bối cảnh đó, năm 1971, một kẻ phiêu liêu kiêm lái súng người Pháp tên là Jean Dupuis đến
làm ăn tại Hà Nội hy vọng tìm ra một con đường dễ dàng hơn đi vào tỉnh Vân Nam của Trung Quốc bằng cách
ngước sông Hồng. Tên này không do sư treo cờ Pháp tên các pháo thuyền của hắn, gây nên sự phẫn nộ và
phản đối kịch liệt của Triều đình Huế đối với chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ, cho đó là một hành vi xâm
phạm chủ quyền của An Nam.
Để trấn an dư luận đô đô Dupré tổng thống đốc Nam Kỳ - mà các văn kiện của Triều đình Huế gọi là Soái
phủ Nam Kỳ - phái đại uý hải quân Francis Garnier ra Hà Nội với một sứ mạng ngoại giao, với mục đích
chính thức là giải quyết với đại diện Triều đìng tại Hà Nội sự việc ngang ngược của Jean Dupuis, bắt tên này
1
. Charles Fourniau: Vietnam - Domination coloniale et résistance nationale 1858-1914 (Việt Nam - nền
thống trị thuộc địa và kháng chiến toàn quốc 1858-1914), nhà xuất bản Indes savantes.Paris,2002, tr. 232.
phải rời khỏi Hà Nội đổi lấy việc mở đường thông thương lên Vân Nam bằng con đường sông Hồng... Thực tế
lại là Francis Garnier đồng lõa với Jean Dupuis gia tăng gấp bội các vụ khiêu khích tại Hà Nội, rồi đến ngày
20 tháng 11, với một trăm tám mươi tay súng Francis Garnier hạ thành Hà Nội do bảy trăm binhh sĩ Triều đình
canh giữ. Những phát đại bác đầu tiên của tàu Pháp đò dọc sông Hồng, bắn thẳng vào cổng thành phía bắc.
Thành vỡ, quan quân chạy tan tác. Người chỉ huy giữ thành là lão tướng Nguyễn Tri Phương bị thương và bị
bắt đã nhịn ăn mà chết. ỷ vào chiến thắng quá dễ dàng, cũng từng ấy quân, Francis Garnier hạ thành Nam
Định, nhân đà đó, chiếm luôn toàn thể miền châu thổ sông Hồng.. Nhưng ngày 21 tháng 12 năm 1973, ông bị
chặn lại tại cửa ngõ Hà Nội trong lúc dẫn quân dánh đuổi quân Cờ Đen, và chết ngay tại mặt trận.. Quan quân
Triều đình hợp sức với dân chúng vũ trang, và liên kết với quân Cờ Đen nổi lên chống lại sự có mặt của quân
Pháp. Kết quả là toán quân liều lĩnh của Francis Garnier buộc phải rút khỏi Bắc kỳ, trả lại cho Triều đình
thành Hà Nội và các nơi đã chiếm được, để đổi lại hiệp ước mới ký giữa Triều đình Huế và đại diện Pháp hiệp
ước ngày 15 tháng 3 năm 1874 gọi là hiệp ước Philastre mang tên một quan văn Pháp, thông thạo tiếng Việt và
chữ Hán là đại diện cho Pháp ký hiệp ước, theo đó Triều đình Huế thừa nhận mất Nam Kỳ vào tay Pháp, ,
Pháp công nhận "chủ quyền của Vua An Nam cùng nền độc lập của xứ này đối với mọi cường quốc nước
ngoài (ý muốn nói thoát ly quan hệ cống nạp và xin phong vương với Triều đình Trung Hoa ( Người dịch chú
thích). Ngược lại, Triều đình thừa nhận nên bảo hộ của Pháp, mở sông Hồng cho thương mại Pháp và thương
nhân Pháp được tự do đến buôn bán, mở thương điếm tại Hà Nội, Quy Nhơn và Hải Phòng
Hiệp ước năm 1874 được gọi là hiệp ước Giáp Tuất, còn người Pháp hội là hiệp ước Philastre - ký rồi
nhưng tình hình Trung Kỳ và Bắc Kỳ vẫn không yên. Giặc giã nổi lên khắp nơi, quan quân Triều đình không
dẹp nổi, nay là có thêm lực lượng kháng chiến của nhân dân chống lại hiệp ước, phản đối sự có mặt của quân
Pháp trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả xứ Nam Kỳ mà Triều đình đã nhận mất về tay Pháp đến mức ít nhiều bí
mật yêu cầu sự giúp đỡ của quân Cờ Đen chống lại kẻ thù chung. Tất cả trên một cái nền chung là cuộc khủng
hoảng kinh tế đã gây nên những rối loạn xã hội và những cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại Triều đình
Huế, một kiểu nội chiến âm ỷ kéo dài từ nhiều năm bắt nguồn từ sự bất lực của chính quyền trung ương không
giải quyết nổi những nguyên nhân gây nên tình trạng khốn cùng.
Tình trạng bất ổn nói trên không ngừng tăng lên đến mức trở thành một vấn đề chính trị đối với chính phủ
Pháp. Tại Paris, bộ trưởng hải quân, đô đốc Jauréguiberry , quyết định gây sức ép với vua Tự Đức buộc Triều
đình phải có những biện pháp hữu hiệu để diệt trừ các mầm gây rối loạn gây rối loạn gây trở ngại cho việc
thực hiện "hiệp ước Philastre Pháp còn tỏ ý định sẽ trực tiếp can thiệp để cùng Triều đình đánh dẹp các đám
giặc khách và giặc cỏ, điều này có thể xem như chính phủ Pháp sẽ gửi An Nam một đội quân viễn chính. Sau
vài lần do dự chính phủ Freycinet của Pháp đã chấp thuận việc gửi quân viễn chinh để chiếm đóng vùng bắc
châu thổ sông Hồng một cách vững chắc. Cuộc viễn chinh quân sự đã được giao cho người đứng đầu chính
quyền dân sự đầu tiên ở Nam Kỳ là Thống đốc Le Myre de Vilers thực hiện và đại tá hải quân Henri Rivière
đã được chọn là người chỉ huy quân viễn chinh ở Bắc Kỳ. Cũng như Francis Garnier 9 năm trước, chỉ sau ít
ngày điều tra tình hình, Henri Rivière đánh chiếm thành Hà Nội ngày Nội ngày 25 tháng 4 năm 1882. Tổng
đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn để khỏi bị bắt. Lặp lại bước đi của Francis Garnier trước đây,
sau khi chiếm thành Hà Nội, Henri Rivière hạ thành Nam Định tháng 3 năm 1883 và cũng không tránh khỏi số
phận của Francis Garnier, Henri Rivière đã bị quân Cờ Đen giết chết ngay trước cửa ngõ Hà Nội ngày 19
tháng 5 năm 1883. Ngày 16 tháng 12 cùng năm đó, đại uý hải quân de Jonquières kéo quân lên hạ thành Sơn
Tây do quân Cờ Đen liên minh với quân Triều đình chiếm giữ. Cũng trong tháng 5 năm 1883, tại Paris, chính
phủ Jules Ferry quyết tâm mở rộng xung đột ra lệnh đánh chiếm toàn bộ xứ Bắc Kỳ.
Cuộc chiến lan rộng toàn xứ Bắc. Nạn giặc giã của các đám quan ô hợp từ Trung Quốc tràn sang (giặc
khách) - chưa dẹp xong, nhiều nơi nông dân nổi lên chống lại chính sách hà khắc của chính quuyền phong
kiến và trên tất cả là cuộc hành binh của quân đội viễn chinh mở rộng vùng chiếm đóng, xóa bỏ quyền lực của
nhà Vua, đàn áp các phong trào kháng chiến của nhận tự phát chống lại sự có mặt của người Pháp, cuộc kháng
cự của các quan lại văn võ liên kết với các sĩ phu chống lại sự thoả hiệp của Triều Đình Huế, tiếp tục cầm
quân chống lại cuộc chinh phục của người Pháp. Năm 1884, Đức Giám mục Puginier ghi nhận: "Có lẽ đến
phân nửa các làng đã bị thiêu cháy, bị cướp phá hay bị ăn hiếp để lấy tiền chuộc". Năm 1885, một viên trung
tá quân đội viễn chinh đã ra lệnh: Những làng dân bỏ đi không ai ở sẽ bị đốt sạch, quan Pháp đến dân bỏ
chạy sẽ làm bia đỡ đạn cho lính Pháp. Công việc điều tra trinh sát sẽ được bổ sung bằng nguyên tắc đốt sạch
các làng không có dân ở, chặt đốn tận gốc các cây," "dưới quyền tướng Négrier việc tàn sát bằng lưỡi lê là
chuyện thường tình. Một người lính kể lại: "Khi đi qua các làng, chúng tôi được quyền đốt sạch, giết hết
nhưng người dân không chịu hàng phục . Vì vậy chúg tôi không hề thiếu gà, thiếu lợn để giết thịt trong lúc
hành quân.. Ban đêm vào khoảng mười hay mươi nột giờ, chúng tôi xông vào làng chọp bắt những người dân
còn đang ngủ trên giường. Chúng tôi giết sạch: đàn ông, đàn bà, trẻ con đều bị giết chết bằng báng súng và
lưỡi lê, đó là một cuộc tàn sát thật sự 1 "Thêm vào đó là nạn bắt đi phu , "chọc tiết đàn gia súc làm thức ăn
cho binh lính, trưng thu thuyền bè của người dân để chở binh lính hành quân, nạn cướp phá liên miên, các
hành vi xúc phạm làm ô uế đền chùa, phát triển đĩ điếm, đảo lộn trật tự xã hội 2.
Trên đây có thể là tóm tắt tinh hình chính trị và quân sự ở Bắc Kỳ vào thời thanh niên của Đề Thám.
II
Nguồn gốc và tuổi trẻ của Đề Thám
Một trong những yếu tố làm nên tính huyền thoại của nhân vật Đề Thám là ở nguồn gốc xuất
thân của ông còn tương đối bí ẩn.. Theo các tài liệu của nhà cầm quyền Pháp trước đây và một tài liệu của Việt
Nam, có năm cách giải thích khác nhau về nguồn gốc Đề Thám:
Cách giải thích thứ nhất là dựa vào tài liệu nhan dề "Ghi chép tóm tắt về tiểu sử Đề Thám" 1 của một quan
chức cai trị tên là Lacombe đưa ra năm 1908 như sau:" Cha đẻ của Đề Thám, theo người ta nói là con quan án
(đứng đầu ngành tư pháp một tỉnh) tỉnh Quảng Yên, là người dân làng Trũng thuộc huyện Yên Thế. Bị bắt và
bị kết án là đi ăn cướp, ông ta có lẽ chết trong lao tù, để lại một người con trai tên là Giai Thiêm (có tài liệu
viết là Giai Tiên), 15 tuổi. Giải Thiêm sau này trở thành Đề Thám , lúc nhỏ tuổi đi ở chăn trâu cho một nhà
giàu ở làng Ngọc Cục, gần làng Trũng. Lớn lên, Giai Thiêm tức Đề Thám sau này - cưới vợ có một con trai
tên là Cả Trọng.
Cách giải thích thứ hai là do tự Đề Thám đưa ra: Trong một thư đề ngày 5 tháng 11 năm 1908 gởi cho Chủ
sự Văn phòng toà Thống sứ Bắc Kỳ, Thám giải thích ông nội a Thám là một người dân thường, điều kiện sống
rất khiêm tốn - có nghĩa là không giàu có nhưng cũng không phải quá đói nghèo gốc gác "nước ngoài" (có
nghĩa là người Hoa). Đến ngụ cư ở Ninh Giang (thuộc tỉnh Hải Dương), cưới vợ là người Sơn Tây nhưng
người vợ này có mang ba tháng thì ông ta chết. Người đàn bà góa quay về Sơn Tây và sau đó tái giá với một
người đàn ông quê ở Yên Thế. Nhưng người chồng thứ hai này đến tuổi nào đó không thể xác định cùng cậu
bé con người chồng đầu này trở về quê sinh sống tại làng Ngọc Cục (thuộc huyện Yên Thế (là quê quán của
1
. Charles Fourniau, sách đã dẫn, 1989, trg 23. Một trong những lý đo đưa đến những hành vi ứng xử
như trên chắc chắn là ở chỗ trong quân đội viễn chinh có thành phân lê dương gồm những lính của những
tiểu đoàn gồm những người phạm tôi, phải đăng lính để chuộc tội hoặc thi hành án kỷ luật, nên họ sống rất
vô kỷ luật, luyện tập và giáo dục kém, sức khoẻ không tốt do thiếu vệ sinh tối thiểu và lạm dụng đủ thứ.
Chính tướng de Courrcy cũng thú nhận là loại quận hạng hai đó là "cặn bã của quân đội".
2
. Charles Fourniau, 1989, tr. 24.
1
. Hồ sơ lưu triữ của CHETOM (Trung tâm lịch sử và nghiên cứu của các đội quân hải ngoại) cặp 15H98.
người chồng thứ hai). Chính tại nơi đây, cậu bé con người chồng thứ nhất lớn lên, lấy vợ là con gái làng Ngọc
Cục và sinh ra Đề Thám. Người ta sẽ chú ý rằng mặc dù cách giải thích thứ hai này do chính Thám đưa ra
nhưng lại có nhược điểm là không nêu rõ tên người cha và người ông tên là gì và năm sinh Thám là năm nào.
Sau này, một tài liệu "Ghi chép về tình báo" viết năm 1908 của công sứ Bắc Giang gửi Thống sứ Bắc Kỳ,
cũng đưa ra hai cách giải thích sau:
- Đề Thám có thể là con trai của Trương Văn Trinh, một người Việt lai Hoa quê ở Ngọc Cục đã bị bắt về
tội ăn cắp và có lẽ đã chết trong tù.
- Đề Thám là con trai một người đàn ông nào đó có tên là Quát (làm nghề may vá thuê nên quen gọi là phó
Quát, quê ở Sơn Tây, vì đói nghèo phải tha phương cầu thực đến đi ở cho một nhà giàu ở làng Ngọc Cục.
Rõ ràng là cả hai cách giải thích trên mâu thuẫn nhau về tên của cha Đề Thám cúng như về quê quán. Cũng
không rõ lắm có phải Đề Thám đã dựa vào các yếu tố chính trong hai giả thuyết trên đây để tô vẽ thêm nguồn
gốc xuất thân (cha là người Việt lai Hoa, quê gốc ở Sơn Tây, sinh ra ở Ngọc Cục:.
Sau này, Alfred Bouchet là đại lý Nhã Nam của công sứ Bắc Giang trong bốn năm có dịp tiếp xúc nhiều
với Đề Thám trong thời kỳ giảng hoà, đến mức nhiều lần chụp ảnh chung) đã đưa lại câu chuyện kể về nguồn
gốc Đề Thám do một người tên là Hoan, bạn chơi thân với Đề Thám từ lúc còn nhỏ1 như sau:
- Vậy là trong cái xóm nhỏ ấy có tên là Làng Trũng 1, có một người đàn ông từ xa đến ngụ cư, ông ta làm
nghề may vá thuê.
- Từ đâu đến?
- Thấy nói từ Sơn Tây đến ông già Hoan vốn chơi thân với Thám từ bé đã trả lời tôi như vậy.
- Tên người đàn ông đó là gì?
- Tên là Quát, Vì anh ta làm nghề may vá thuê, nên người làng hay gọi là Phó Quát; phó = phó may. Anh
ta nghèo lắm, đi giúp việc cho ông cựu cai tổng lên là Cai Ngui. Anh ta lấy một người con gái làng Ngọc Cục
làm vợ. Cô này cũng luống tuổi rồi, muộn chồng vì không đẹp gái gì. Hai vợ chồng lấy nhau ít lâu thì sinh
ramột đứa con trai đặt tên là Thiêm. Vì là con trai, nên dân làng gọi là Giai Thiêm (Giai = con trai, cũng có
tài liệu viết là Giai Thêm, có nghĩa là con trai đẻ thêm, Chỗ này Alfred Bouchet thêm ở cuối trang đoạn sau
đây: Việc này có lẽ xảy ra năm 1858, nếu người ta gắn với những nguồn tin khác nêu ra trong bản cáo ở phần
sau.
- Cậu bé Thiêm lớn lên lại gặp chuyện rủi ro khác, giáng trên đầu cậu bé là bà mẹ không may bị hổ vồ và
ăn thịt ở ngay rìa làng.
- Chuyện đó xảy ra có xa đây không?
- Không xa. ở đó có bà mẹ của Thông Luận là người đứng đầu cuộc bạo loạn năm 1882. Thống Luận cũng
biết rõ Đề Thám. Chỗ hồ vồ ấy gọi là "Mõm chó". Sau đó thi thể người đàn bà xấu số cũng chôn ở đấy.
- Thế còn cha của anh ta?
- Thấy nói người cha chết ở trong nhà lao vì bị kết án về tôi ăn cắp Đề Thám Câu chuyện được Alfred
Bouchet kể lại trên đây đã được in ở trang 123 và những trang sau trong cuốn sách của ông, là nằm trong một
bài văn thề của các thủ hạ Đề Thám xưng tụng ông.
Câu văn tán dương này đã được chính tay người thư ký riêng của Đề Thám, tên là Điển Ân 1 thảo ra đọc
cho Thám nghe (vì ông này không biết chữ) này 26 tháng 2 năm 1908. trong lễ tuyên thệ bày tỏ lòng trung
1
. Al. Bouchet: Au Tonkin, la vie aventureuse de Hoàng Hoa Thám, chef pirate (pages vécues) - Cuộc
đòi phiêu lưu của Đề Thám, tướng cướp - Những trang nhật ký). Nhà xuất bản Les livres nouveaux Paris,
Envỉon 1934, tr.24.
1
. Gần Bgọc Cục.
thành với Đề Thám. Trong bài văn thề này có câu: "Nhân dịp mừng thọ 50 của cụ, chúng con xin bày tỏ tấm
lòng…." Vậy là ngày 26 tháng 2 năm 1908, Đề Thám đã tổ chức khao thọ ngũ tuần theo tập quán người Việt
Truyền thống đó là xác định tuổi một người là tính cách 9 tháng trong bụng mẹ, tức là tính từ ngày bắt đầu
thụ thai chứ không phải tính từ ngày lọt lòng. Căn cứ vào cách tính này có thể xác định ngày sinh của Đề
Thám vào những tháng cuối năm 1858.
Tổng hợp các dữ liệu trên có thể có cơ sở để nghĩ rằng Đề Thám sinh cuối năm 1858 tại huyện Yên Thế,
trước đây gọi là phủ Yên Thế, thôn Trũng, gần làng Ngọc Cục, mẹ người cùng thôn, cha người Việt lai Hoa từ
Sơn Tây đến ngụ cư ở làng Trũng được gọi là phó Quát, nhà rất nghèo, cha bị tù vì phạm tội công cộng và đã
chết trong tù, lúc con trai tròn 15 tuổi.
Nhưng những thông tin trích từ Văn khố lưu trữ quốc gia hay các nguồn tiểu sử nói trên tiếc thay lại không
ăn khớp với những dữ liệu chúng tôi sưu tầm được khi điều tra trên thực địa - những nơi Đề Thám đã hoạt
động hoặc do những hậu duệ của ông cung cấp.
Trong quá trình nghiên cứu trên thực địa, chúng tôi được biết đến những dữ liệu ở dạng vật chất sau đây:
1) ở làng Trũng hiện còn một tấm bia (xem ảnh) ghi rõ nơi Đề Thám đã sống thời niên thiếu chứ thôn
Trũng không phải là sinh quán của Đề Thám.
Tại làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên phía đông nam Hà Nội, có một ngôi đền trong đó dân làng
thường định kỳ nhắc nhở cho mọi người biết nơi đây là cái nôi của gia đình Đề Thám.
Nghiên cứu cuốn Địa chí Bắc Giang xuất bản năm 2001, hay cuốn sách Khởi nghĩa Yên Thế của Khổng
Đức Thiên và Nguyễn Xuân Cẩn ấn hành năm 1997, chỉ trích ra đây những ý chính, chúng ta được biết:
- Cha của Đề Thám là Trương Văn Thân nổi lên chống Triều đình đã rời khỏi Dị Chế cùng với vợ là Lương
Thị Minh đến ẩn náu tại Sơn Tây, một tỉnh cách Hà Nội 40km về phía Tây, khoảng trước năm 1840.
- Chính Sơn Tây là nơi sinh của Đề Thám vào năm 1846 1. Thời gian sau, để tránh cho con trai mình là
Trương Văn Nghĩa thoát khỏi các vụ truy lùng của Triều đình, Trương Văn Thân cùng vợ con sang nương náu
tại làng Trũng, xã Ngọc Nham, tổng Ngọc Cục, huyện Yên Dũng (huyện này về sau sáp nhập vào phủ Yên
Thế).
- Sang đến Yên Thế, Trương Văn Nghĩa đổi tên là Giai Thiêm, ngụ tại làng Trũng ở với chú là phó Quát.
- Trước khi rời Dị Chế sang Sơn Tây, vợ chồng Trương Văn Thân và Lương Thị
Minh sống về nghề thủ công nhưng cũng có thể giữ phẩm tước gì đó của cha để lại (do là người gốc Hoa).
Người ta thấy rõ hơn đôi chút mâu thuẫn trong những dữ liệu của các quan chức Pháp đưa ra mặc dù cũng
có những chi tiết phù hợp với sự thật, cũng như trong thư đề ngày 5 tháng 11 năm 1908 gửi Đại ký Nhã Nam
có những điểm Đề Thám viết không đúng với sự thật. Người ta cũng có thể hiểu ông già Hoan đã nói dối
Alfred Bouchet, bày đặt câu chuyện về gốc gác Đề Thám nhằm che giấu nguồn gốc thật sự của Đề Thám.
Theo tất cả những chứng cứ chúng ta được biết thì cậu bé Trương Văn Nghĩa Thiêm sau khi đổi tên là
Hiêm, đã đi chăn trâu cho một nhà giàu ở Ngọc Cục. Theo Alfred Bouchet cuộc sống của cậu bé mang hình
ảnh một kẻ cùng khổ (paria) vì dân "ngụ cư" ở nơi khác đến không được có đầy đủ quyền lợi như những người
chính gốc trong làng, nghĩa là người sống ở làng, lao động như mọi người suốt đời không có tên trong sổ đinh
của làng không phải là lao dịch những cũng không được tham gia việc làng không được chia ruộng công.
1
. Điển Ân, sau trận Pháp tấn công Chợ Gồ ngày 29 tháng 1 năm 1909, đã ra đầu thú ngày 2 tháng 2-
1909, tự nguyện xin làm do thám cho Pháp (trích Danh sách nghĩa quân Yên thế ra dầu thú của Toà đại lý
Nhã Nam - Dẫn theo Phong trào nông dân Yên Thế của Nguyễn Văn Kiệm, nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội, 2001) (Người dịch chú).
1
. Theo phả hệ của Đề Thám công bố trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 38 năm 1962.
Nghĩa là một trai tráng khoẻ mạnh, nhưng tính tình lầm lì, ít nói, ít giao du với mọi người, những người nhà
giàu trong làng nói anh này khoẻ bằng ba con trâu và làm việc bằng bốn người cộng lại.
Thực tế, trong số điền chủ lớn trong làng có Bá Phức, làm chánh tổng đã nhận làm con nuôi, được ông che
chở lấy vợ cho. Người vợ cũng là một cô gái có duyên, chăm chỉ, thật thà, có tên là Thị Tảo. Hai người chung
sống với nhau, sinh hạ được một người con trai tức là Cả Trọng.
Nhưng Bá Phức, chánh tổng Ngọc Cục cũng một toán cướp. Những lần đi ăn cướp là vào năm 1882. Một
hôm vào năm 1884. người ta báo cho Bá Phức biết cướp vào đốt nhà ở làng Nhã Nam. Phức cho là do tên
tướng cướp Lãnh Tú cầm đầu. Phúc tập hợp thủ hạ trong đó có Giai Thiêm đi đuổi bắt tên cầm đầu. Kết quả là
Bá Phức đánh thắng được toán cướp của Lãnh Tú và trở thành người hùng cả vùng Yên Thế mà Giai Thiêm là
trợ thủ đắc lực.
Thời gian này Pháp đã chiếm thành Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 1882 và Nam Định (tháng 3 năm 1883),
Sơn Tây (16 tháng 12 năm 1883) và hoàn thành cuộc chinh phục toàn thể Bắc Kỳ. Ngày 17 tháng 7 năm 1883,
vua Tự Đức băng hà và người Pháp nhân cơ hội tiến công Huế1. Triều đình Huế, trong hoàn cảnh rối ren
không tìm được người kế vị ngai vàng xứng đáng để ổn định tình hình, phải buộc lòng ký hiệp ước Harmand
(hiệp ước Quý Mùi 1883) ngày 25 tháng 8 năm 1883 2, sau đó được thay bằng Hiệp ước Patenôtre (hiệp ước
Giáp Thân 1884), ngày 6 tháng 6 năm 1884 chấm dứt nền độc lập của đế chế Annam vốn đã bị giới hạn từ sau
các hiệp ước 1862 và 1873, chính thức thành lập nền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Như một sự trùng hợp, chiến công đầu tiên của Giai Thiêm là trong cuộc đụng độ với quân Pháp tháng 9
năm Hàm Nghi thứ nhất, tức năm 1885 lúc Giai Thiêm 39 tuổi. Thiêm phá thủng tường trại lính Dục Lâm và
lọt vào bên trong doanh trại lấy ra được ba khẩu súng.
ít lâu sau Thiêm còn luồn qua luỹ tre bao quanh làng Sào và lấy về hai khẩu nữa. Tại đây, Thiêm đứng ra
lập đội quân cho riêng mình. Theo Alfred Bouchet, Thiêm lấy tên hiệu là Dương và là người cầm đầu nên tự
phong là Đề Dương. Từ đó, Giai Thiêm tức Đề Dương, và sau này là Đề Thám, trở thành "kẻ thù dai dẳng nhất
đối với người Pháp kể từ khi bắt đầu cuộc hính phục tới nay"1.
Trước hết, dưới quyền lãnh binh tỉnh Bắc Ninh là Trần Quang Soạn, sau đó dưới quyền của Thương Phúc
cũng là đứng đầu một đội quân chống Pháp, Đề Dương đánh Pháp cho đến khi sang đầu quân dưới trướng của
Cai Kinh tức Hoàng Đình Kinh2. Cai Kinh sớm nhận ra ngay tài năng quân sự của Đề Dương, ban cho chức
Đốc binh (chỉ huy quân đội) nhận Dương là con nuôi, ban cho tên họ mình từ đó Đề Dương lấy họ Hoàng, tên
1
. Cái chết của chỉ huy quân viễn chinh Pháp Henri Rivière đã có tiếng vang lớn ở nước Pháp và sau khi Tự
Đức chết, quyền hành về thay các quan phụ chính còn chống Pháp quyết liệt hơn. Ngày 18 tháng 8 năm 1883
một hạm đội Pháp do đô đốc Courbet chỉ huy bắn pháo và các pháo đài ở cửa biển Thuận An. Ngày 25 tháng 8,
Triều đình Annam chấp nhận nền bảo hộ của Pháp. Chúng tôi hiện có một bản tường thuật chi tiết về trận bắn
phá này do một người tên là Julien Viaud, dưới bút danh Pierre Loti kể lại.
2. Vì lý do chính trị Hiệp ước Harmand không được chính phủ Pháp thông qua. Đến tháng 9 Harmand bị
triệu hồi. Tháng 6 năm 1884, Hiệp ước Patenôtre nhắc lại các điều khoản trong Hiệp ước Harmand và bổ
sung thêm một diều khoản chấm dứt quan hệ chư hầu của Annam đối với Trung Hoa và chỉ công nhận về
mặt danh nghĩa Triều đình Huế. ít lâu sau chiến thắng của hạm đội Courbet đánh tan hạm đội Trung Quốc
tại cửa biển Phúc Châu ngày 23 tháng 8 năm 1884, Trung Hoa phải ký với Pháp hiệp ước Thiên Tân ngày 9
tháng 6 năm 1885 thừa nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Annam.
2
1
. Général Geil, Rapport sur les opérations au Yên Thế du 29 Janvier au 28 Mars (Báo cáo về các cuộc
hành quân tại Yên Thế từ 28 tháng 1 đến 28 tháng 3), ngày 27 tháng 4 năm 1909 gửi Bộ Chiến tranh và Bộ
Thuộc địa (Lưu trữ CHETOM).
2
. Sau khi Cai Kinh chết, tên của ông được đặt cho một trong những rặng núi cao ở vùng Yên Thế, trước
kia có tên là núi Đồng Nai. Núi Cai Kinh cũng là một trong những nơi ẩn náu bất khả xâm phạm của các
chiến sĩ Việt Minh sau này.
đệm là Hoa. Tên Hoàng Hoa Thám xuất hiện từ đó. Các bạn bè thân thiết gọi ông là ông Hoàng, kẻ thù của
ông gọi là thằng Thám. Cái tên Đề Dương cũng không còn ai nhắc đến nữa. Đó là năm 1886. Thời gian, sau
với 5, 6 thủ hạ thân tín, Hoàng Hoa Thám sang đầu quân cho Bá Phúc và trở thành một trong những người
cộng tác thân tín của Phúc. Cai Kinh đã chết năm 1888, Bá Phúc phong cho Thám chức Đề đốc có nghĩa là
bậc tướng. Cái tên đề đốc Hoàng Hoa Thám, rút gọn là Đề Thám có từ đây.
Cho tới năm 1890, năm những đơn vị quân Pháp đầu tiên tiến vào càn quét vùng Yên Thế, Đề Thám xuất
hiện xung quanh trục Bắc Ninh - Phủ Lạng Thương, tổ chức các cuộc phục kích và tiến công vào các nơi đóng
quân của Pháp. Lần nào cũng vậy, hễ quân Pháp kéo đến đông thì Đề Thám khéo léo chọc thủng vòng vây trở
về căn cứ riêng của mình là vùng Thượng Yên Thế.
Chú thích ảnh và hinh vẽ trong chương II
- Trang 26 bên tráu:. Bản đồ vùng Yên Thế do Alfred Bouchet vẽ.
Bên phải: Đề Thám và Alfred Bouchet chụp ảnh chung vơi con gái Hoàng Thị Thế.
- Trang 27: Bia di tích Hoàng Hoa Thám ở làng Dị Chế, huiyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
III
Yên Thế - Đất thánh và chiến trường
Khi nói về nạn giặc dã những năm cuối thời phong kiến và và sau đó là thời kỳ chinh phục thuộc
địa ở Bắc Kỳ, gần như không thể không nói đến vùng Yên Thế và cần nói rõ hơn địa hình hiểm trở, và thảm
thực vật dày đặc khiến cho nơi này bao giờ cũng là nơi nương náu của những toán vũ trang chống lại nhà cầm
quyền dù đó là chống lại Triều Đình, hay chống lại nhà nước bảo hộ cuối thế kỷ XIX hay sau này là các chiến
sĩ Việt Minh chống Nhật, Pháp ở giữa thế kỷ XX.
Năm 1884, đại tá Joseph Galliéni, sau này sẽ là Thống chế Pháp, đã viết: "Vùng Yên Thế, một vùng rừng
rậm không thể lọt vào được và hoàn cảnh địa lý trung gian giữa miền đồng bằng phì nhiêu của vùng châu thổ
sông Hồng và vùng rừng núi của Thế Kinh và Bảo Đà bao giờ cũng là sào huyệt chủ yếu cho các đám giặc dã
An - Nam ở Bắc Kỳ1.
Nhưng đến thời kỳ phong trào Hoàng Hoa Thám, vùng Yên Thế ngoài những đặc điểm về địa lý mà chúng
tôi đã nói đến ở trên còn có thêm vị trí chiến lược gắn với tổ chức phân vùng lãnh thổ của nhà cầm quyền
Pháp.
Trong một bức thư gửi về Pháp cho chị gái2 đề ngày 30 tháng 9 năm 1895 thiếu tá Hubert Lyautey , sau
này cũng sẽ là Thống chế Pháp đã miêu tả cảnh quan Yên Thế như sau" Đây là một vùng rừng cây chằng chịt
với các thung lũng sâu và hẹp, nơi đây viên tướng giặc huyền thoại Đề Thám chiếm làm sào huyệt. Y thống trị
một vùng dân cư có hoàn cảnh địa lý thuận lợi nhưng lại sát nách một lãnh thổ quân sự (trong sách sử cũ
thường gọi là đạo quan binh), đã giữ thế quân bình giũa hai vùng. Từ mười năm nay, tôi không biết bao nhiêu
đạo quân với nhều tướng lĩnh đã bị hao mòn ở đây".
Trong một bức thư khác gửi về cho chị gái 1, đề ngày 15 tháng 10 năm 1895 Lyautey nhắc lại và bổ sung
thêm: "Yên Thế là một vùng cây cối um tùm, rậm rạp, xen lẫn những thung lũng sâu và hẹp khó đột nhập. Đó
là vùng nằm dưới quyền cai quản của tướng giặc Đề Thám mà quan quân dứt khoát không thể đánh dẹp được.
Từ khi bắt đầu công cuộc chiếm đóng của chúng ta ở xứ này, đã có nhiều cuộc hành binh tiến vào đây nhưng
đều dồn lại không tiến vào được […]. Vùng này đã sớm chuyển sang chế độ cai trị dân sự mà người đứng đầu
đạt mức kỷ lục về sự vụng về kém cỏi.
Nguy cơ do tình hình này đem lại là ở chỗ Yên Thế chỉ cách Hà Nội khoảng sáu chục cây số , gần kề
những vùng phì nhiêu nhất của châu thổ sông Hồng, chỉ cách đường sát từ Phủ Lạng Thương đi Lạng Sơn hai
mươi cây số gây nên sự de dọa thường xuyên đối với con đường sắt này và như chiếm một góc của quân khu
do Galliéni chỉ huy và bình định.
Sau nhiều sự việc rắc rối được giải quyết một cách vụng về mà tôi xin miễn không kể lại chi tiết, những
người của Đề Thám ngày 15 tháng 9 đã vây hãm vùng ngoại vi Phủ Lạng Thương, đốt phá làng mạc và mùa
màng, tàn sát dân chúng và tiến sát đến con đường sắt.
1
. Philippe Héduy: Histoire de l’Indochine 1624-1954 (Lịch sử Đông Dương 1624-1954) , Nhà xuất bản
SPL, Paris, 1983, trg.178.
2
. Lyautey: Lettre du Tonkin et du Madagascar -1894-1899 (Những bức thư từ Bắc Kỳ và Madagatxca
(1894-1899) Nhà xuất bản Armand Colin, Paris, 1946, tr. 240.
1
. Lyautey, sách đã dẫn, tr. 249-250.
Từ đó các sự việc xảy ra ngày càng nhiều, tình hình dần dần trở nên bất an, nhiều tên đứng đầu các đám
giặc khác đến hợp sức với Đề Thám và tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng" .
Trong "Báo cáo về các cuộc hành quân tại Yên Thế từ ngày 29 tháng 1 đến hết 28 tháng 3 [1909] đã nêu
trên1, trung tướng Geil tổng chỉ huy quân đội Đông Dương kể lại những khó khăn trong các cuộc hành quân đó
như sau: "Trước hết phải kể đến những khó khăn do thiên nhiên đem tới đó là tình hình hình núi non hiểm trở,
rừng cây rậm rạp dây leo, cỏ cao lút đầu người khiến người ta muốn tiến vào phải dùng rìu và dao rựa vừa đi
vừa hạ cây, đốn cành, phát cỏ mới có lối mà vào. Giữa các ngọn đồi, trừ một vài vạt đất đã được vỡ hoang
trồng trọt , người ta chỉ thấy toàn rừng là rừng, tầm mắt bị che chắn bởi các lùm cây, những lũng sâu ngập
nước, đường đi lối lại chỉ là những con đường mòn mà riêng chỉ những người dân địa phương mới biết
phương hướng.
Đây là miền đất được Đề Thám sử dụng hết sức thuận lợi cho lối đánh bất ngờ của đám giặc cuớp xưa kia
vẫn áp dụng để chống lại quân đội chúng ta. Chúng dụ quân ta đến những nơi dựng sẵn các chướng ngại vật
không bao giờ được phát quang rồi đợi cho đến khi quân ta tiến gần dến sào huyệt thì chúng kéo ra vây hãm
quân ta bắn thẳng vào quân ta bằng một lưới lửa dày đặc khủng khiếp rồi sau khi đụng độ với quân ta chỉ một
thoáng chúng đã nhanh chóng mất hút như có phép lạ, không để lại dấu vết".
Cuối cùng là nhà văn Paul Chack, trong một cuốn sách viết riêng về Đề Thám 1, đã mô tả vùng Yên Thế
thời đó một cách chi tiết hơn."Yên thế cách Hà Nội khoảng năm chục kilômét về phía tây - bắc, nằm giữa một
bên là dãy núi Cai Kinh và một bên là thượng lưu sông Cầu và sông Thương. Phía bắc là Thượng Yên Thế
như một mê cung gồm các ngọn đồi cao từ 100 đến 150 mét còn ở phía nam là Hạ Yên Thế nhiều ruộng và
làng xóm đông vui, giữa một miền đồng bằng cỏ cao lút đầu và những lùm cây trên những ngọn đồi thấp chỉ
20 đến 50 mét, khiến cho phong cảnh ở đây bớt đi cái đơn điệu buồn tẻ ở miền hạ du Bắc Kỳ, được hình thành
từ những lớp bùn phù sa gồm cát và đất sét khá màu mỡ của những con sông lớn kiên nhẫn chảy ra biển cả.
Các ngọn đồi vùng Thượng Yên Thế được bao phủ bằng một thảm thực vật phong phú: Cây cao, thân lớn
cành lá xum xuê, có nhiều dây leo to, những loại tre, nứa, mai, bương vầu khổng lồ, vỏ cứng, thân rỗng ken
nhau như những mái tóc người ốm. Kiên nhẫn và ác độc, mạnh mẽ hơn nước và lửa, bất chấp gió bão nhờ
những bộ rễ khổng lồ, và bộ cành chồng chéo nhau, cây rừng ngày lan rộng xóa sạch dấu vết của những thôn
xóm bỏ hoang, những con đường xưa cũ. Người ta phải dùng la bàn để dò đường, dạo phát cây luôn tay để
vạch lối đi. Chẳng những thế, sương mù từ các chòm lá xanh bốc chặn hết tầm nhìn. Khi đang đi lên bỗng
thấy bước chân đi xuống, ta mới hiểu là đã vượt qua đỉnh đồi. Các thung lũng chìm đắm trong sương mù tĩnh
lặng chỉ là những thung sâu đươc che giấu kỹ nhằm lừa gạt chúng ta. Những con lạch chảy lặng lẽ qua những
vòm cây kết lá kín mít như đi qua những con đường hầm xẻ qua núi. Tám tháng trong một năm, đất đai cây cỏ
bão hoà độ ẩm. Trong cái địa ngục thực vật này, sương mù, nước ao tù, đất đai ẩm ướt gần như quanh năm
reo rắc những mầm gây sốt ác tính được hằng hà đa số những đàn muỗi đem đi truyền bá.. Người ta lội qua
những vũng nước bùn thối và hơi ấm, trong đó nhung nhúc rắn rết, đỉa, ẩu trùng, kiến lửa, đom đóm sâu bọ
đủ loại và nhiều vô kể... Người ta cắt đường đi qua những cánh rừng hay trảng cỏ tranh trong đó những con
hổ đang nằm, những con báo, con linh miêu, những con mèo rừng - mèo già quá hóa hổ - nhũng con cáo đỏ,
những con cầy, chồn, hay nằm nghỉ dưới các bụi nứa, mai còn có loại bò rừng gọi là con minh (gaur) gốc ấn
Độ hay Mã Lai gì đó, lông đen, đầu xám bộ dạng dữ rằn, da đầy sẹo những vết móng của những loài da thú
1
. Tướng Geil, sách đã dẫn
1
. Paul Chack; Hoang Tham pirate (Tướng cướp Hoang hoa Thám), nhà xuất bản France - Paris, 1933
trang 2 vàg những trang tiếp theo. Trong những phần tiếp theo, chúng tôi còn trích dẫn nhiều lần cuốn
sách này trong đó nhưng sự việc tác giả kể lại là có thật mặc dù được trình bày như một cuốn tiểu thuyết,
kèm theo những nhận xét có định hướng về mặt ý thức hệ. Paul Chack, được Claude Farrière giúp sức,
thực ra chỉ dựa vào những tư liệu của Viện nghiên cứu lịch sử hải quân. Đối với chúng tôi, khi dẫn lại
những tư liệu được Paul Chack khai thác trước đây, chúng tôi đã kiểm chứng tính chân thực của chúng.
khác tuy to lớn hơn nhưng rất khiếp sợ loại bò này khi chúng giơ đôi sừng xông đến tiến công.. Mới đây luôn
luôn sống trong lo sợ là những chú nai hiền lành thịt ăn rất ngon, cho cặp sừng non cung cấp nhiều chất bổ
dương cho người Trung Quốc lạc hậu.
Vùng Thượng Yên Thế là vùng đất đem lại điều bất hạnh... Từ nhiều thế hệ, người dân nơi đây sống trong
cảnh khiếp sợ triền miên, từ trong máu sẵn sàng phản bội kẻ yếu để đi theo kẻ mạnh hơn, sẵn sàng đi ăn cướp
của những ai không biết giữ, sẵn sàng tiếp đón một cách nhún nhường những toán cướp thất cơ lỡ vận đến
đây tìm chỗ nương thân, luôn che giấu trong lòng tính đa nghi của người An Nam. Người dân Yên Thế thấy
nên đối xử hiền lành và lễ độ với những ai có cử chỉ thô bạo sẵn sàng bóp cổ nêu lộ ra cử chỉ đáng ngờ đầu
tiên. Cần tỏ ra khúm núm và tươi cười trước những người Pháp mới đến đây, theo họ nói, là để đem lại tự do
nhưng thuế má đã tăng rồi mà còn phải bổ sung những khoản đóng góp bằng tiền hay lương thực coi như là
tiền thưởng sau mỗi vụ cướp bóc. […].
Đối với bọn cướp nhà nghề cũng như những kẻ bất lương đột xuất, vùng Thượng Yên Thế là sào huyệt lý
tưởng. Rừng rậm là bức màn che hữu hiệu. Cây cối rậm rạp không có lối vào, những thôn xóm hoang phế
không có người ở đó là những vỏ bọc hữu hiệu [..]. Nếu những cây cối không đủ rậm rạp để che giấu họ thì
những con đường mòn được đào rỗng thành những hầm hào bảo vệ chúng. Chúng tìm thấy nơi ẩn náu chắc
chắn sau những ngôi nhà hoang phế ít ai chú ý. Dưới những bộ rễ quấn quanh những căn lán trại - "những
cai-nha"1- đổ nát, chúng đào các con đường hầm làm đường rút lui, những con hào bên ngoài không nhìn
thấy để khi gặp một kẻ thù mạnh hơn, chúng dễ dàng mất hút như bị rừng cây nuốt chửng họ.
Nhưng nghĩa quân không chỉ giới hạn vào việc khai thác triệt để những lợi thế tự nhiên và hành chính của
Yên Thế. Bắt đầu từ năm 1889, họ quyết định xây dựng ở đây một hệ thống đồn lũy bằng đất. Ba Phức cho
xây đồn Cao Thượng. Đề Thám xây đồn Hố Chuối - mà sau này người Pháp gọi trại đi là Hữu Nhuế - cần dến
20.000 ngày công lao dịch. Họ giữ nguyên cây cối không phát quang ngoài rìa các công sự để không lộ mục
tiêu cho pháo binh Pháp khi tấn công vào Yên Thế.
Trong một chuyên khảo nhan đề Monographie d’un chef de pirate au Tonkin (Chuyên khảo về một tướng
cướp ở Bắc Kỳ) thiếu tá Veraux đã khẳng định rằng:"Yên Thế là tổ quốc của Đề Thám 1 nhưng chúng tôi thì
nói đó là đất thánh của Đề Thám.
Chú thích hình vẽ trong chương III:
- Trang 37 (trong bản gốc tiếng Pháp): Bản đồ công sự của nghĩa quân Yên Thế giữa những năm 1890 và
1895 (Văn khố lưu trữ của Bộ binh thuộc địa).
1
. Cái nhà = tiếng Việt được người Pháp dùng để chỉ những căn lều, lán hoang sơ.
1
. Trong tạp chí à travers le monde (Nhìn quanh thế giới), ra ngày 16 tháng 7 năm 1898.
IV
Đốt phá Kinh thành
và phong trào Cần Vương
Vua Tự Đức băng hà ngày 17 tháng 7 năm 1883 đánh dấu bước đầu cuộc khủng hoảng trong
triều trong việc tìm người kế vị. Vì nhưng lý do thật sự về chính trị và những cớ viện ra về mặt đạo lý đôi khi
có cơ sở, Triều đình Huế là nơi diễn ra thường xuyên các cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối
địch nhau trong triều làm vương triều nhà Nguyễn ngày càng suy yếu trong lúc sự có mặt về quân sự của Pháp
càng bộc lộ rõ ý đồ xâm lăng của họ. Thực tế, quyền hành lúc này nằm trong tay các quan phụ chính đại thần.
Tuy không trực tiếp nhúng tay vào việc triều chính, nhưng các nhà cầm quyền Pháp gây áp lực ngoại giao để
đưa lên ngôi một vị hoàng đế mà họ có thể kiểm soát được theo ý họ.
Năm 1884, với việc Rheinart được cử làm tổng trú sứ - sau này sẽ đươc gọi là Khâm sứ Trung Kỳ - quan
hệ với Triều Đình Huế chuyển thành một vở bi hài - kịch thông tục. Ngày 2 tháng 8, các quan phụ chính đưa
hoàng tử Ung Lịch lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Hàm Nghi mà không hỏi ý kiến trước của tổng trú sứ
Pháp. Vị hoàng đế mới là một đứa trẻ 13 tuổi - ở tuổi vị thành niên - việc triều chính nằm trong tay một hội
đồng phụ chính. Để thể hiện sự bất bình của mình Rhẹinart yêu cầu tăng lực lượng Pháp ở Huế lên thêm một
tiểu đoàn nữa, đưa quân số lên tới 1.700 người để biểu dương sức mạnh. Nhưng lúc bấy giờ quân đội Pháp còn
đang đi quá sâu vào các cuộc hành binh ở Bắc Kỳ không gây được mối quan ngại của Triều Đình Huế, nên
việc biểu dương lực lượng chỉ mới nằm trong dự án.
Tuy nhiên Hội đồng phụ chính, cuối cùng đã tránh một sự đụng độ về chính trị , quyết định ngay sau khi
làm lễ đăng quang vua mới, đã đến xin ý kiến Tổng trú sứ Pháp, vì vậy mà Hàm Nghi làm lễ đăng quang lần
thứ hai ngày 17 tháng 8 với sự có mặt của Rheinart và các sĩ quan Pháp. Dù Hội đồng phụ chính đã nhún
nhường đến như thế mà các nhà cầm quyền Pháp cờn muốn làm bẽ mặt bằng cách trong các văn thư chính
thức không gọi Hàm Nghi là Hoàng đế An Nam mà chỉ gọi là Vua - quốc vương1.
Bắt đầu từ năm 1885, trong nội bộ nhà cầm quyền Pháp diễn ra cuộc đối địch giữa hai phe trong chủ
trương đối với Trung - Bắc Kỳ tức là lãnh thổ Annam lúc bấy giờ vì Nam Kỳ - Cochinchine đã Triều Đình
thừa nhận là "thuộc địa" Pháp. Không những đối lập nhau về chủ trương mà cả trong việc đề ra những mục
tiêu cần đạt được, các biện pháp cần tiến hành tương tự như ngày nay người ta gọi là "phái diều hâu" và phái
"bồ câu".
Trong "phái diều hâu", còn gọi là phái Hà Nội bao gồm các giáo sĩ thừa sai do Đức cha Puginier cầm đầu,
chủ trương phải làm cho Triều đình Huế ở vào thế cực kỳ, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn Nhà nước Khổng giáo trở ngại của công cuộc truyền bá Cơ đốc giáo đồng thời hoàn toàn khuất phục nền thống trị Pháp. Trong phe
này còn có một số quan chức trong Bộ Hải quân, như tướng Brière de l’Isle, hay trong Bộ Thuộc địa như
Sylvestre, vụ trưởng vị Dân sự và Chính trị. Phái diều hâu bố trí một nhân vật tên là Pernot hàm đại tá hoàn
toàn trung thành với đường lối cứng rắn, được mệnh danh là "một quân nhân dũng cảm, thật thà, ngu ngốc
nhưng tàn bạo1 túc trực tại Huế để tìm mọi cách gây sức ép với Triều Đình tạo thuận lời cho ý đồ của chúng.
1
. Charles Founiau , sách đã dẫn, 2002, tr. 368.
1
. Charles Fourniau, sách đã dẫn, 1989, tr. 29.
Phái bồ câu, ít người hơn, do tống trú sứ Lemaire tại Huế cầm đầu. Ông này là một nhà đông phương học
thông minh, có học thức rộng, mong muốn áp dụng hiệp ước bảo hộ phù hợp với đường lối của Bộ ngoại giao,
hơn thế nữa còn muốn duy trì những quan hệ tốt nhất với một Triều đình chỉ muốn thương lượng.
Như vậy là hai đường lối đối lập nhau hoàn toàn, kết quả là sự bế tắc trong hành động chính trị cũng như
quân sự của một cường quốc thuộc địa.
Các hiệp ước Harmand (1883) và Patenôtre (1884) giành được trong bối cảnh đó, ngoài việc thiết lập một
toà Tổng trú sứ Pháp tại Huế, có việc thiết lập một đồn binh Pháp tại một góc phía bắc thành Huế gọi là đồn
Mang Cá. "Phái Hà Nội" giành được giải giáp thành Huế, một điều kiện thuận lợi phải có trước khi nổ ra cuộc
đánh úp kinh thành vào năm sau.
Tiếp theo đó là một loạt các những vụ khiêu khích đủ loại của quân đội Pháp đối với chính quyền nhà vua
nhằm "biện minh" cho việc đổ bộ vào Huế, ngày 2 tháng 7 năm 1885 đơn vị hải quân của tướng de Courcy
"một tên ngu ngốc cũng có thể trở thành một chiến binh" theo đánh giá của Bernard Lavergne, một người thân
cận của Tổng thống Pháp lúc đó là Jules Grévy1.
Để tiến hành một cú đảo chính tại Huế, ngay sau hôm de Courcy đến Huế, tức là ngày 3 tháng 7, hắn đã
tiến hành một vụ khiêu khích mới: đòi Viện Cơ mật, người nắm quyền thực sự tại Huế, phải tiến hành cuộc
họp với hắn ngay tại trong triều, những cuộc họp liên tịch như vậy đáng lẽ ra, theo truyền thống lâu đời của
chính quyền nhà vua An Nam phải phải họp tại Phái đoàn đại diện tức trụ sở Tổng trú sứ - sau này gọi là Toà
Khâm sứ ở bên kia bờ sông Hương. Tuy nhiên, Triều đình buộc phải nghe lệnh của de Courcy triệu tập cuộc
họp trong Thành nội, nhưng cho phía Pháp biết các quan thượng thư bộ Binh Tôn Thất Thuyết và bộ Lễ,
Nguyễn Văn Tường, hai nhận vật chủ chốt trong Viện cơ mật - cũng là người kiến quyết chống Pháp nhất - gọi
là phe chủ chiến - lúc bấy giờ, sẽ không đến họp. De Courcy không chấp nhận điều kiện đó vì như thế sẽ
không thực hiện được âm mưu của hắn là bắt sống quan phụ chính..
Biết rằng de Courcy muốn nắn gân để áp dụng chính sách dùng vũ lực. Bằng mọi cách, Tôn Thất Thuyết
quyết định ra tay trước, ngay trong đêm sau tức 4 rạng ngày 5 tháng 7 quân đội Triều Đình tuy biết rõ hoả lực
của mình yếu hơn quân Pháp, đã tiến công đồn Mang Cá và Toà Tổng trú sứ bên kia sông. Cuộc tiến công
phòng ngừa này mà sau này người Pháp gọi là "cuộc đánh úp Huế" hay "trận mai phục Huế" do tính xảo quyết
của các quan An Nam gây ra.. Cuộc giao tranh chỉ là phía Pháp chết 11 người, còn phía An Nam chết 1500
người, dân thường đã bị hoả lực Pháp tàn sát không thương t iếc.
Sáng sớm hôm sau, nhận thấy cuộc tiến công quân Pháp không đem lại kết quả, toàn bộ Triều Đình "tam
cung lục viện - các quan phụ chính đại thần và nhà Vua, lúc dó mới 14 tuổi, rời khỏi Tử cấm thành đi đến ẩn
náu tại một cắn cứ dã chiến đã được chuẩn bị sẵn trên núi gọi là Tân Sở thuộc tỉnh Quảng Trị. Từ ngày 7 tháng
7, trong lúc một bộ phận triều đình quay về Huế với hi vọng thương lượng với người Pháp, Tôn Thất Thuyết
với danh nghĩa Nhà Vua, phát đi lời kêu gọi kháng chiến và nổi dậy trong cả nước: "Trong toàn quốc, mọi
người phải nghĩ đến sự nghiệp của Vua. Chúng ta hãy tin vào ý Trời chỉ muốn đem lại hạnh phúc cho muôn
dân. Chúng ta hãy hết sức nỗ lực tiêu diệt quân thù, khôi phục lại giang sơn"1.
Trong lúc nhà Vua và những bầy tôi trung thành khởi sừ một phong trào phò Vua giúp nước, được gọi là
Cần Vương, kéo dài trong ba năm, người Pháp ra tay phá phách kinh thành. Chúng ta hãy đọc lại Fourniau:
Người ta cảm thấy xấu hổ, như sau này Rheinart tường thuật lại quang cảnh lúc đó: một con voi chế bằng
vàng rất công phu, bị chặt làm đôi chia cho hai kẻ tranh giành nhau, mỗi đứa một phần nguyên liệu vàng, một
sĩ quan cấp tướng đã không ngần ngại lấy đi những đồ đạc có giá trị lớn và không ai tìm cách làm thức tỉnh
lương tâm mình đang ngủ quên. Chính bản thân de Courcy cũng lấy một thanh kiếm của hoàng gia để làm quà
1
. P. Brocheux và D. Héméry, sách đã dẫn , tr. 55.
1
. Charles Fourniau, sách đã dẫn, 2002, tr. 375.
tặng ngài Bộ trưởng chiến tranh là tướng Campenon, ông này điềm nhiên nhận quà biếu, không chút băn
khoăn. Mọi người, ở mọi cấp bậc, xông vào kho báu của Triều Đình nhà Nguyễn để cướp đi các đồ quý giá, ai
lấy được cái gì thì lấy mặc sức…Vàng nén, bạc thỏi được đem ra chia nhau, ai cũng có phần đến mức lính
tráng qua đò ngang sông Hương hay mua con gà, con vịt ngoài chợ cũng móc hầu bao tiền vàng ra trả. Trong
lúc say sưa phá hoại, người ta đốt cả văn khố lưu trữ của phần lớn các Bộ và cả Thư viện hoàng gia phá huỷ
những sách quí vô giá. .
Một cuộc cướp phá bóc lạnh lùng như thế kéo dài đến hai tháng vượt rất xa cuộc cướp phá cung mùa hè ở
Bắc Kinh. Tuy nhiên tội ác này gần như không được những người đương thời biết đến, cũng chưa được các
nhà viết sử để ý đến. Năm sau, năm 1886, một nhà báo tên là Pène-Siefert tố cáo chuyện này trong báo
Gironde et l’Estafette (Người lính trạm xứ Gironde) vì những lý do không có gì là đạo đức. Anh ta chỉ muốn
trừng phạt các quân nhân. Viên Tổng trú sứ Rheinart chỉ nhắc qua đến chuyện này trong những lá thư chính
thức không vượt qua giới hạn của các cơ quan Nhà nước.
Sự im lặng lại khép lại ngay sau đó và kéo dài cho đến tận ngày nay1.
Trong lúc quân Pháp cướp phá một cách hệ thống Kinh thành Huế, thì ngày 13 tháng 7, từ căn cứ Tân Sở,
Tôn Thất Thuyết nhân danh Vua Hàm Nghi, hạ Chiếu Cần Vương
" […] Trẫm đức mỏn , gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xa giá phải dời,
tội ở một mình Trẫm cả, thật là xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau bách quan khanh
sĩ, không kể lớn nhỏ tất không bỏ Trẫm; kẻ sĩ hiến mưu, người dũng hiến sức, giàu có bỏ của ra giúp quân
nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, như thế là phải. Cứu nguy chống đổ, mở chố truân chuyên,
giúp nơi khiển bác, đều không tiếc gì tâm lực , ngõ hầu lòng người giúp thuận chuyển loạn thành trị, chuyển
nguy thành an, thu lại bờ cõi. ấy cái cơ hội này, phúc của tôn xã , tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau
thì càng nghĩ với nhau, há chẳng tốt lắm ư? Bằng cái tâm sợ chết nặng hơn lòng thương vua, nghĩ lo cho nhà
hơn là lo cho mướn, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn lẩn, người dân không biết trọng
nghĩa cứu cấp việc công, kẻ sĩ cam bỏ sáng, ví không phải sống thừa ở trên đời thì áo mũ mà làm ngựa trâu,
ai nỡ làm thế? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng , triều đình sẽ có điển hình hẳn hoi, chớ để sau này phải
hối!! Phải nghiêm sợ mà tuân theo. Khâm thử!
Hàm Nghi, nguyên niên tháng Sáu ngày mồng hai
Bằng Chiếu Cần Vương, Vua Hàm Nghi báo cho thần dân biết Người đứng ra lãnh đạo phong trào nổi dậy
toàn quốc và ra lệnh các thần dân giúp đỡ phong trào này. Đó là tín hiệu của một phong trào nổi dậy rộng lớn
trên toàn cõi An Nam.. "Đó là nhân danh lòng yêu nước mà toàn xứ Trung Kỳ đã ứng lên sau ngày 5 tháng 7
cũng như Bắc Kỳ đã hưởng ứng phong trào trước đó" như sau này Toàn quyền Jean-Louis de Lanessan 1 sẽ
phân tích còn đại tá F. Bernard nhận xét: "Vua Hàm Nghi ẩn náu trong tỉnh Quảng Bình, dưới con mắt của
nhân dân, là đại diện cho Tổ quốc đang đấu tranh chống ngoại xâm"2.
Nhà cầm quyền Pháp lúng túng vì thiếu "quyền lực chân chính" đứng đầu Nhà nước An Nam - nói một
cách khác thiếu một người đối thoại có giá trị" nên ngày 19 tháng 9 năm 1885, đã đưa hoàng tử Chánh Mông,
anh cả của Hàm Nghi lên ngôi để thay thế nhà vua xuất bôn (theo nghĩa đen là đi xa khỏi kinh thành), lập nên
triều Đồng Khánh đóng vai một ông vua bù nhìn trong tay kẻ chiếm đóng. Trong lễ đăng quang Đồng Khánh
đã nhẫn nhục đi kiệu sang trình diện Phái doàn đại diện Pháp bên kia sông Hương. Đây là lần đầu tiên trong
1
. Charles Fiurniau, sách đã dẫn, 1989, tr. 34-35
1
. Jean-Louis de Lanessan L’Indochine fran#aise (Xứ Đông Dương thuộc Pháp), Paris, 1889..
2
. Đại tá F. Bernard L’Indochine, erreurs et dangers (Đông Dương - Sai lầm và nguy ), Paris, 1901.
suốt lịch sử nước An Nam một vị hoàng đế buộc phải sang trình diện với quan chức nước ngoài để thực hiện
một thân phân chư hầu. Sau đó, người trao trả lại cho nhà Vua cung điện bị tàn phá tan hoang.
Tất cả các đạo quân Pháp được tung ra để đuổi theo Hàm Nghi trong ba năm tiếp theo đã không sao bắt
được nhân thân nhà Vua. Được sự giúp đỡ của người Mường, một cư dân miền núi phía tây tỉnh Quảng Bình,
nhà Vua đã nương náu tại đây được ba năm và chỉ đến ngày 2 tháng 11, nhà Vua mới sa vào tay giặc do có sự
phản bội của một quan lang Mường (đứng đầu bộ lạc) tên là Trương Quang Ngọc. Khi bị bắt nhà Vua tỏ sự
khinh bỉ đối với những kẻ phản bội mình và giữ thái độ hoàn toàn im lặng không nói gì trong tay giặc.
Ngày 16 tháng 11, chính phủ Pháp quyết định truất phế ngôi vua của Hàm Nghi, trở lại với tên hoàng tử
Ưng Lịch, 18 tuổi, và bắt đi biệt xứ tại Alger, với một khoản phụ cấp là 25.000 quan mỗi năm do chính phủ An
Nam chi trả. Ngày 12 tháng 12, ông vua bị phế truất xuống tàu đi Algérie, cùng đi theo có một phiên dịch, một
đầy tớ và một đầu bếp và cặp bến Alger ngày 13 tháng 1 năm 1889. Tháng 11 năm 1904 Hàm Nghi cưới một
một cô gái Pháp 19 tuổi, tên là Marcelle Lalo# làm vợ. Cô là con gái viên chánh án Alger, sau này ông có ba
người con và không chịu để các con ông học tiếng Việt. Bản thân ông cũng không bao giờ quay về Việt Nam.
Sau năm 1906, ông ở tại một lâu đài trên núi gần El Biar và mất ngày 14 tháng 1 năm 1944, thọ 73 tuổi. và sau
55 năm biệt xứ, vào lúc tướng de Gaulle nghĩ đến việc lập lại chế độ quân chủ tại Việt Nam 1. Ban đầu thi hài
ông được chôn tại nghĩa trang El Biar, sau đó vào năm 1965 được chuyển về Pháp và an nghỉ tại nghĩa trang
Thonac, ở Dordogne.
Chú thích ảnh trong chương IV:
- Trang 45 (trong bản gốc tiếng Pháp): Bên trái: Hoàng đế Hàm Nghi.
Bên phải: Cửa Ngọ môn kinh thành Huế (chụp
năm 1919)
- Trang 46 ảnh trên, bên trái:Đám cưới Hàm Nghi tại Alger (4 tháng 11 năm 1904)
bên phải:Hàm Nghi lúc về già.
ảnh giữa và hàng cuối: Mộ Hàm Nghi tại Thonac (Dordogne)
1
. ý tưởng của tướng de Gaulle là tái lập lại vương triều Nguyễn tai Việt Nam dể đối phó lại với phong
trào cộng sản của Hồ Chí Minh. Việc vua Hàm Nghi chết quá sớm đã dẫn đến một dự định tương tự với một
cựu hoàng khác của Việt Nam là Duy Tân lên ngôi năm 1907 lúc mới 7 tuổi và sau đó cũng bị phế truất rồi
bị chính quyền Pháp đày đi Réunion lúc 16 tuổi. Không may cho dự định của tướng de Gaulle, Duy Tân lại
chết vì một tai nan máy bay không rõ nguyên nhân ngày 26 tháng 12 năm 1945 gần M’Baiki tai Oubangui.
V
Hành động của Đề Thám
Như chúng ta đã thấy ở phần trên, Đề Thám bắt đầu được người ta nói đến kể "từ tháng 9 năm
thứ nhất triều vua Hàm Nghi" Điều đó có nghĩa là không phải ông cũng như không phải đồng bào xứ Bắc Kỳ
của ông đi trước ông nhiều năm trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ chiếm đóng Pháp đã không chờ đợi Chiếu
Cần Vương mới bắt đầu hành động.
Điều này có khác với Trung Kỳ, nơi phong trào kháng Pháp đã được phát động sau khi Hàm Nghi xuống
Chiếu cần Vương, tại đây các sĩ phu Khổng học đông hơn Bắc Kỳ và bắt đầu bằng những đám rước cờ, có kèn
trống đi theo. Nhưng thể thức như thế khi bắt đầu đi vào cuộc đấu tranh khiến ta nhớ lại thái độ của binh sĩ
Pháp lên đường ra trận năm 1914, hoa cắm đầu súng trừ việc trong trường hợp này súng đều trong tay quân
đội thuộc địa và thực tế vắng mặt trong các đội quân của người dân cày nổi dậy.
Tại Bắc Kỳ, sáng kiến chống lại kẻ chiếm đóng xuất hiện sớm hơn, tiến bộ hơn, bình dân hơn và cũng vô
chính phủ hơn. Việc tuyển mộ nghĩa quân đã được tiến hành dần dần cùng với các hành động trấn áp thuần túy
quân sự của các nhà cầm quyền chiếm đóng, nhưng cũng cùng một nhịp với những đám cháy đang lan rộng
trong các làng mạc, các cuộc đâm chém bằng "lưỡi lê" và các cuộc tàn sát dân lành do các đạo quân Pháp tiến
hành, những cuộc bắt phu theo ý muốn của các đội quân này, tất cả trong khuôn khổ chính sách khủng bố và đàn
áp tàn khốc. Cũng từ đó, ngay từ đầu cuộc kháng chiến đã phải tiến hành trong bí mật tính bí mật của phong trào
kháng chiến ở Bắc Kỳ mở đầu trong điều kiện bí mật khác với phong trào kháng chiến ở Trung Kỳ hưởng ứng
Chiếu Cần Vương của Hàm Nghi bao hàm tính công khai rộng rãi. Chúng ta thấy lại trong điều kiện mở đầu
cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ toàn bộ các tình huống và thể thức tham gia của Đề Thám trong phong trào đấu
tranh chống Pháp năm 1884.
Bắt đầu từ năm 1885, Chiếu Cần Vương đã gây nên một cuộc nổi dậy ngay lập tức và không được chuẩn bị
trước ở Trung Kỳ thì tại Bắc Kỳ hiệu quả kép của việc thúc đẩy phong trào đi đôi với việc tạo ra một tầm vóc
hợp pháp, ít nhất cũng là theo nhãn quan của những người trong đó có Đề Thám luôn luôn coi Hàm Nghi như
là Hoàng Đế duy nhất chân chính. Chiếu Cần Vương cũng có tác dụng kết hợp và cấu trúc phong trào kháng
chiến nhất là phong trào dưới sự lãnh đạo của hai đại sĩ phu yêu nước là các quan Tán Thuật (tên thật là
Nguyễn Thiện Thuật) và Nguyễn Quang Bình, hai vị này thể hiện uy quyền của ông vua yêu nước kháng Pháp
Hàm Nghi.
Chính là trong bối cảnh mới đó mà từ năm 1885 đến 1888, người ta thấy Đề Thám có mặt tại làng Trũng,
làng Cao, ở bản doanh Yên Rung, ở Nhâm Kiều, Hưng Lâm, ở làng Boi Bo (trên đường Hà Nội đi Phủ Lạng
Thương, nơi ông tịch thu hàng lấy tiền chuộc ở Trạm Tranh, và tại đây ông bị xua đuổi và bị thiệt hại nhẹ ở
Quảng Phúc, …
Vai trò lúc giao thời từ tháng 4 đến tháng 11 năm 1886 của Tổng trú sứ Paul Bert - sau này được gọi là
quan Toàn quyền vì ông được Cộng hòa Pháp giao cho toàn bộ quyền hành ở Đông Dương, trên cả tổ chỉ huy
lục quân, hải quân và pháo thuyền và mọi nha sở của chính quyền Bảo hộ. Ông quyết tâm thi hành có hiệu quả
chế độ bảo hộ được ghi trong các hiệp ước Harmand năm 1883 và hiệp ước Patenôtre năm 1884 mà chưa bao
giờ được thi hành. Tuy nhiên trên phương diện kinh tế, Paul Bert cũng chưa làm được gì để thay đổi tình hình.
Tháng 1 năm 1887, Đức cha Puginier viết: "Khắp nơi đâu đâu cũng kêu thiếu ăn, nạn đói ngày càng lan rộng.
Trong nhiều giáo xứ, tôi được báo cho biết hai phần ba dân cư phải ăn rau, lá cây, và củ rừng thay gạo1".
Tháng 9 năm 1889, trong lúc nhưng người đi theo Đề Thám ngày càng đông, có một cuộcc họp lớn giữa
các thủ lĩnh nghĩa quân, ở trung tâm Yên Thế, trong khuôn viên chùa Dĩnh Thép, gần Nhã Nam 1, có tới 1000
người tham dự trọng đó ít nhất là 500 tay súng. Mọi người họp bàn biểu thị quyết tâm chống Pháp và các thân
binh người bản xứ đến cùng. Những làng nào không đi theo nghĩa quân và có những biện pháp kiên quyết đối
với những làng không đi theo nghĩa quân chống Pháp. Để tránh nhưng cuộc xung đột nội bộ, các thủ lĩnh phân
chia nhau khu vực cai quản. Đề Thám đóng bản danh ở Chông vàng trong phủ Lạng Giang.. Các hành động
của nghĩa quân ngày càng gia tăng, ngày càng gắt gao, các đơn vị du kích được trang bị súng hiện đại như
súng lục Mauser, súng carbine Winchester có hộp đạn, trong khi quân đội Pháp chỉ có súng Gras bắn nạp đạn
từng phát một2.
Năm 1890 cũng là năm đầu tiên cuộc sống biệt xứ của Hàm Nghi ở Alger. Một sự trùng hợp đơn giản nay
là một nhân tố phát động phong trào? Dù sao đó cũng là năm phong trào Yên Thế nở rộ, cùng với sự xuất hiện
hệ thống đồn trại với công sự phòng thủ, hầm hào vững chắc trong đó có đồn Hố Chuối. Tại đây, các đội quân
của Pháp bị đánh tan tác vào tháng 12 năm 1890.
Sau cuộc họp các thủ lĩnh nghĩa quân ở Dĩnh Thép tháng 9 năm 1889, phong trào kháng chiến lên cao, dẫn
đến các cuộc hành quân đàn áp cũng tăng lên. Đội Văn, thủ lĩnh phong trào kháng chiến ở đồng bằng Chúng ta
được biết qua ghi chép của Rheinart1 rằng: "Đội Văn có 500 tay súng. Ông ta giúp đỡ các làng, bồi thường
cho họ sau khi chúng ta tiến hành những biện pháp trừng phạt. Ông ta ra những tuyên bố nhân danh Hàm
Nghi" Tuy nhiên, tháng 3 năm 1890, Đội Văn quyết định ra đầu thú với quan Khâm sai (được nhà vua ủy
nhiệm nhiều quyền hành tại Bắc Kỳ) Hoàng Cao Khải 2 và đội thân binh: Đội văn nộp dưới chân vị thượng
quan 113 khẩu súng, trên 20.000 viên đạn, 15 lá cờ hiệu và một đống vũ khí bạch binh (gồm dao, kiếm v.v..)
để đổi lấy sự bảo đảm tự do cho bản thân và những người của ông. Nhưng đến tháng 9 năm đó Đội Văn lại
quay lại phong trào kháng chiến mang theo 500 người hưởng ứng hịch Cần Vương gia nhập nghĩa quân Yên
Thế. Ngày 31 tháng 10, Đội Văn, kiệt sức và ốm đầu hàng vô điều kiện quân lính đang truy đuổi ông. Ngày 7
tháng 11, ông bị chém đầu trước đám đông đứng xem tại vườn hoa Paul Bert ở Hà Nội trong nhưng điều kiện
tàn bạo được Louise Michel, một phụ nữ thuộc phái vô chính phủ 1 miêu tả trong một buổi thuyết trình Tivoli
năm 1890. Theo truyền thống Annam, thủ cấp của Đội Văn được cho vào rọ tre treo trên cành cây một thời
gian để uy hiếp tinh thần dân chúng trong khi xác đem quẳng xuống sông Hồng.
Cùng thời gian này, một đạo quan dưới quyền chỉ huy của tướng Godin và đại tá Godard theo hướng Yên
Thế tiến lên truy đuổi Bá Phức và người phó thân tín của ông là Đề Thám. Cuộc hành binh kéo dài từ 4 đến 21
tháng 11. Godin được giao trách nhiệm đánh quân Đề Thám đang cố thủ trong làng Cao Thượng, hoang tàn ẩn
nấp sau những mảng tường bằng đất sét trộn với rơm, mà ba phần tư được cỏ cây phủ kín, nghĩa quân chống
trả không lùi bước trước hoả lực của hai khẩu pháo và những loạt đạn của hai đại đội quân Pháp. Nghĩa quân
chỉ nổ súng khi quân Pháp tưởng nghĩa quân đã rút khỏi các vị trí cố thủ xáp lại để chiếm lĩnh .Các đơn vị
xung phong buộc phải lùi lại sau khi bị thiệt hại nặng (3 chết và 12 bị thương), và khi quân Pháp xóc lại đội
ngũ lại tiến vào thì nghĩa quân và Đề Thám đã rút khỏi vị trí, quân Pháp đã không thể tiếp cận được với nghĩa
quân.
1
. Trong Vie de Mgr Puginier (Cuộc đời Đức cha Puginier), của Louis Eugène Louvet, Paris, 1885.
1
. Xem ở cuối sách, bản đồ Yên Thế năm 1909 do Paul Chack vẽ.
2
. Súng trường kiểu Lebel năm 1890 mới đưa sang Bắc Kỳ.
1
. Nhật ký, ngày 19 tháng 12 năm 1888, trg 187.
2
. Hoàng Cao Khải sau đó trở thành một trong những viên quan cộng tác chặt chẽ với chính quyền Bảo
hộ, nhờ đó trở nên rất giàu có và có nhiều phẩn tước cao (Charles Fourniau, sách đã dẫn, 1989 , tr. 169.
1
. Thuyết trình tại Tivoli, 1890.
Thực ra, sau khi Pháp "chiếm" được làng Cao Thượng hoang tàn, Đề Thám và một số thủ lĩnh nghĩa quan đã
lui về đồn Hố Chuối - được gọi là đồn Hữu Nhuế - đã được nghĩa quân xây dựng tại một trong những vùng âm
u rậm rạp nhất Thượng Yên Thế. Sau trận này quân Pháp lập đồn binh quan trọng ở Nhã Nam để án ngữ.
Đầu tháng 12 năm 1890, hai đạo quân Pháp dưới quyền đại úy Pl và thiếu tá Tane tiến vào vùng này. Ngày 9,
sau khi thận trọng tiến gần dến đồn Hố Chuối, hai loạt đạn bắn ra, từ mấy nghĩa quân ẩn kín sau đám cỏ tranh
cao, sau khi bắn loạt đạn thứ hai, họ lui vào trong đồn. Ngoài những lính Pháp chết ngay tại chỗ, hai, ba người
khác dán mình xuống đất để tránh đạn đều bị trọng thương vì sa xuống hố chông tẩm thuốc độc. Sau khi vượt
qua hàng rào chắn thứ nhất, lính Pháp lại gặp những cự mã chằng dây thép gai khiến họ phải phân tán và lộ mục
tiêu. Lại một loạt đạn mới của nghĩa quân nấp sau công sự bằng đất sét được ngụy trang kỹ bằng Dằng sau công
sự đó là là một hào sâu bọc quanh đồn, trên bờ hào là những công sự bằng đất sét trộn bùn, lá cây. Vách công sự
lỗ chỗ châu mai, ụ súng, đường hào ăn thẳng vào phía trong, tất cả đều được cây cỏ che kín. Việc sử dụng trọng
pháo chứng tỏ không có hiệu quả vì không nhìn rõ mục tiêu. Tuy nhiên các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn cho đến
hết ngày 12 .Mặc dù có 120 tay súng và đại bác, quân Pháp buộc phải rút lui, để lại ba xác chết và khiêng về 4 bị
thương.
Mấy ngày sau, ngày 22 tháng 12 đại tá Winckel -Mayer dân 600 quân và 4 khẩu pháo đánh vào Hố Chuối
một lần nữa, nhưng không có kết quả. Phía Pháp chết 12 trong đó có trung úy Blaize , và 31 bị thương.
Mặc dù hai lần thất trận, bộ chỉ huy Pháp vẫn ra tay thanh toán bằng được nghĩa quân Yên Thế. Tháng 1
năm 1891, đại tá Frey dẫn 1.300 quân đến đánh vào căn cứ nghĩa quân lần thứ ba, bị tử trận một số trong đó có
đại úy Guigné. Ngày 11 sau 10 ngày bao vây, lính Pháp xung phong tiến vào, lần này thì chiến được đồn
nhưng đồn rỗng tuếch, Đề Thám và thủ hạ tan biến trong rừng rậm.
Sau này đại tá Galliéni1 kể lại: Tiếp theo các cuộc hành binh đó, đã có một thời kỳ yên tĩnh kéo dài nhiều
tháng và đáng lẽ có thể kéo dài sau khi đánh chiếm được các đồn trại của địch, có những biện pháp hữu hiệu
được áp dụng như có quân thường trực ở lại để canh giữ các đồn trại, thiết lập nhiều đồn can , chỉ định và sử
dụng chính quyền bản xứ có phẩm chất và nghị lực duy trì những tình cảm thù nghịch với bọn cướp (chỉ nghĩa
quân - người dịch chú) , mở mang đường xá […] Công cuộc bình định ngày càng tiến bộ, bọn cướp phải phân
tán thành những toán nhỏ, vài người một, bị dồn vào thế khốn cùng và bất lực. Rồi đây cuối cùng chúng sẽ phải
đi đến tan rã hoàn toàn trước ý định dứt khoát của chúng ta là truy đuổi chúng không thương tiếc cho đến khi
chúng hoàn toàn tan rã . Không may là chúng ta đã chuyển giao quá sớm cho chính quyền dân sự quản lý vùng
này, quân ta đã rút bỏ nhiều đồn bốt và rút quân lên vùng biên giới , và nhất là mở các cuộc đàm phán với mấy
tên cầm đầu bọn cướp đã xóa bỏ những kết quả đạt được" Về điểm sau cùng, người ta có thể hiểu rõ những ý
kiến của Galliéni nói về thủ lĩnh Lương Văn Năm và những thủ hạ thân tín như Đề Xuân, Đề Kỵ, Đề Tước, Đề
Giáo, lãnh Nam, Đề Huỳnh đã ra quy thuận chính quyền Bảo hộ. Còn các thủ lĩnh Bá Phức, Thống Chu, Thống
Luận, Đề Vi, Đề Công dời bỏ căn cứ Yên Thế và chuyển sang xây dựng căn cứ mới trên các vùng cao trong tỉnh
Thái Nguyên. Riêng Đề Thám không ra đầu thú cũng không đi khỏi địa bàn Yên Thế.
Thực tế, trong ba tháng 10, 11 và 12 năm 1891 chỉ có cuộc hành quân nhỏ có tính cách thăm dò, trinh sát
với vài cuộc đụng độ nhỏ nhưng phong trào kháng Pháp ở vùng Thượng Yên Thế vẫn chưa được giải quyết.
Bộ chỉ huy Pháp thấy rõ họ phải đối mặt với một kẻ địch táo bạo, được trang bị tốt và "hiểu biết chiến tranh ở
một mức nào đấy". Một cách tế nhị hơn, Toàn quyền Lanessan cho rằng những đám giặc cướp mà quân đội
Pháp đang phải truy lùng đã không hành động như những tên cướp thông tục mà là những phần tử nổi loạn có
vũ trang vì một nguyên do dân tộc"1.
1
. Trong một báo cáo đề ngày 31 tháng 12 năm 1895 (CAOM-RSTNF- Văn khố lưu trữ lãnh thổ hải ngoại
- Fông mới về Phủ Thống sứ Bắc Kỳ).
1
. Charles Fourniau, sách đã dẫn, 1989, trg. 200.
Năm 1892, các cuộc hành binh lại tiếp tục. Đề Thám và những người đi theo ông đã có một khu căn cứ
cố thủ không xa Hố Chuối, bao gồm bảy đồn trại. Tháng 3, một đạo quân dưới quyền Voyron đãc mở cuộc tấn
công vào khu căn cứ Đề Thám. Ngày 25 tháng 3 cánh quân của Henry đã vô tình đụng phải đồn chính của Đề
Thám ở sâu trong rừng. Chỉ sau mấy phút giao chiến, quân Pháp mất 13 người chết, 21 người bị thương và 9
mất tích.. Sáng ngày 28, sau ba ngày giao chiến ác liệt, thiếu tá Courot không mất một phát đạn đã làm chủ
đồn chính nhưng nghĩa quân đã rút đi hết từ đêm hôm trước không để lại một dấu vết nào. Phía Pháp có 16
người chết trong đó có các trung úy Holstein, Vigneron và Becquet, cùng với 43 người bị thương trong đó có
đại úy Bouvier và trung úy Leclère. Tháng 11, người ta phát hiện thấy quân Đề Thám đang xây dựng đồn trại
ở Bằng Cục. Có lẽ lúc này Đề Thám cần có thời gian để tập hợp lại lực lượng để bù lại những thiệt hại. Để làm
việc này ông đề nghị một cuộc giảng hòa. Các phái viên của Pháp cử đến bàn bạc các điều kiện được ông đón
tiếp niềm nở nhưng thời gian bắt đầu hưu chiến cứ lần lữa mãi, lúc đầu hai bên thoả thuận ngày 19 sau đó lại
lùi đến ngày 29. Dĩ nhiên trong thời gian đó Đề Thám vẫn tiếp tục củng cố đội ngũ, bổ sung trang bị, vũ khí..
Ngày 29 đã qua, Đề Thám không gặp lại phái viên Pháp như đã hẹn, Pháp liền mở cuộc hành quân mới, đem
370 lính bao vây làng Bằng Cục, nghi là tổng hành dinh của Đề Thám suốt đêm 29 rạng 30 tháng 11. Sáng
hôm sau quân Pháp hùng hổ kéo vào thì lại cũngnhư nhiều làn trước, đốn trại bỏ không, dân làng nhau vào
rừng, không còn một ai ở lại. Rừng Yên Thế quá rậm rạp, lối vào đã khó, lối ra lại có nhiều bất trắc, quân Pháp
không dám tiến sâu thêm nữa, đành hậm hực trở về không.
Trong năm 1893, tình hình vùng Yên Thế tiếp tục bất an: Đêm mồng 7 rạng mồng 8 tháng 2, Đề Thám
chiếm đóng căn cứ của Đề Sặt, một thủ lĩnh nghĩa quân đã về đầu thú với quân Pháp. Ngày 10 một làng sát
đồn Nhã Nam bị đốt phá. Tháng 6, quân do thám báo 30 nghĩa quân Đề Thám được trang bị súng liên thanh
xuất hiện tại làng Nhâm Nam. Tháng 7, lại có tin quân Đề Thám xây dựng đốn trại gần Nhã Nam.. Tại nhiều
làng, dân đào hào, đắp lũy, ken nhiều hàng rào tre dày đặc, ụ súng khắp nơi, quan trên về hỏi, họ được giải
thích là để ngăn chặn giặc cướp vào làng phá phách, nhưng ai mà biết được đêm đêm và không loại trừ cả ban
ngày nghĩa quan đi đi về, được dân làng che chắn bịt kín tin tức, vô hiệu hoa những hoạt động do thám của
địch.
Ngày 31 tháng 12, có tin nghĩa quân bắt nhiều người - có thể là không ủng hộ họ, nhưng hầu hết là những
nhà có máu mặt hoặc có quan hệ nhiều, ít với quan Tây trên đồn, bị tống tiền, hoặc bắt làm con tin để lấy tiền
chuộc. Trong suốt năm 1893, nghĩa quân phục hồi lực lượng gia tăng các hoạt động gây rối làm quân Pháp
luôn luôn trong trạng thái bất ổn, đồng thời lại có một số hành động làm lợi cho dân khiến uy tín của nghĩa
quân dân dần khôi phục và tăng lên nhiều so với trước..
Bắt đầu từ đầu năm 1894, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ lực lượng Đề Thám được tăng cường hơn trước,
quân số được phục hồi, trang bị nhiều thêm nhờ việc tự chế tạo các vũ khí thô sơ, mua lậu qua biên giới và thu
phục tàn quân và trang bị vũ khí của những toán nghĩa quân của các thủ lĩnh đã tử trận (Hoàng Thái Ngân bị
Pháp đánh thua ở Lũng Lạt ngày 20 tháng 1 năm 1889) hoặc không theo thủ lĩnh của họ ra quy thuận nhà cầm
quyền, mà quay về gia nhập nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám .
Năm 1894 sẽ đánh dấu bước ngoặt có tính quyết định trong hành động của Đề Thám.
Chú thích các ảnh chụp và hình vẽ trong chương V:
- Trang 50: ảnh trên:Chân dung Hoàng Cao Khảim Khâm sai đại thần, Kinh lược Bắc Kỳ
ảnh dưới: Đội Văn và thủ hạ thân tín.
- Trang 53::Sơ đồ đồn lũy của nghĩa quân Yên Thế.
(Trích báo à travers le monde (Nhìn quanh thế giới) :
VI
Cuộc giảng hoà của Đề Thám1
Nhà cầm quyền Pháp bắt đầu mỏi mệt.. Bất chấp những cuộc hành binh đánh dẹp với quy mô ngày càng
lớn, với quân số đông hơn chủ yếu là quân chính quy người Pháp, với vũ khí trang bị hiện đại gấp nhiều lần,
người chỉ huy nhiều trận là cấp tướng, trong những cuộc tiến công dài ngày, lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng
phong trào Yên Thế vẫn không bị dập tắt, thủ lĩnh nghĩa quân là Đề Thám vẫn không thể chộp bắt được
(insaisissable): ông ta luôn luôn thoát khỏi các cuộc tiến công bao vây một cách thắng lợi, hoặc ông chủ động
rút khỏi thế bao vây, thoắt ẩn, thoắt hiện, khiến quân Pháp chạy theo ông như đèn cù, còn ông thì điệu quân
Pháp chạy đi chạy lại để đuổi theo ông như người điều khiển con rối giữa các ngón tay. Người ta bắt đầu nói
chiến thuật tác chiến đối với ông không đúng, không đem lại hiệu quả mong muốn. Vả lại, ngoài Đề Thám và
phong trào Yên Thế, Pháp còn phải đối phó với các nhóm kháng chiến khác ở nhiều nơi khác mà người Pháp
gọi chúng là băng cướp là những đám giặc, v.v… Bộ chỉ huy Pháp phải huy động hàng ngàn quân, dưới quyền
trực tiếp của tướng Galliéni, Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương mở những cuộc hành quân dài ngày,
tiến công quyết liệt mà họ gọi là đánh những đòn chí tử, những cú điếng (coupsp de boutoirs) dùng cả đại bác,
mà vẫn không giành được chiến thắng mà còn chết và bị thương nhiều lính và cả sĩ quan. Đánh lâu, đánh
nhiều, hao binh tổn tướng không ít mà không dẹp nổi phong trào Đề Thám, điều xao xuyến trong giới quan
chức và trong dư luận của thường dân Pháp.
Lần đầu tiên, người ta đã quyết định không phải đối phó với nghĩa quân bằng một hành động quân sự
thuần túy với lực lượng chính quy mà bằng một cuộc hành quân cảnh sát kết hợp đánh dẹp với dụ hàng do một
viên quan to của được Triều Đình giao phó. Đó là Tổng đốc (thủ hiến, quan đầu tỉnh) tỉnh Hưng Hóa, tên là Lê
Hoan, con nuôi của quan Kinh Lược, Khâm Sai đại thần Hoàng Cao Khải, thụ Bắc đẩu bội tinh một con người
giàu có và người hùng ở Bắc Kỳ. Tổng Đốc Lê Hoan có 80 tuấn mã luôn thường trực trong chuồng để chạy và
là kẻ thù không đội trời chung của Đề Thám. Alfred Bouchet miêu tả quan Tổng Đốc như sau: " Đó là một viên
quan ở tuổi sung sức, rất tế nhị, khéo léo.. Đối với ông, người ta vừa quý yêu tha thiết lại vừa ghét cay ghét
đắng. Ông có những người bênh vực ông một cách tận tâm, lại có cả những kẻ gièm pha quyết liệt. Ông là con
người cương quyết cứng rắn, nhưng cũng là con người tính tình hoạt bát, năng động. Ông có bàn tay sắt
nhưng lại đi đôi "găng" không phải lúc nào ũng bằng nhung.. Đlà con người thông minh, có nhiều tham vọng
và do tham vọng mà nên người" . Thực tế, Lê Hoan và đạo thân binh đầy uy nghiêm của ông được trang bị
hàng trăm khẩu súng và hàng vạn viên đạn, cuộc hành quân cảnh sát sẽ chuyển sang nhiệm vụ ngoại giao " Tự
hào vì được được chính phủ Annam tin cậy, sau khi được chính phủ Bảo hộ đồng lòng, Lê Hoan sẽ hành động.
[…]. Sẽ không có giao chiến, không có xung phong, không có phục kích. Chiến thuật sẽ áp dụng sẽ là gậm
nhấm, lấn dần. Sẽ gửi nhiều phái viên đi khắp nơi, vừa dò la 1 tình hình do thám quân sự và không quên tác
1
. Sách báo của Pháp thường gọi những hành động của các phong trào chống Pháp, các nhóm nghĩa quan
về trình diện nộp súng, dời khỏi căn cứ nhưng thủ lĩnh và nghĩa quân không bị trừng phạt, được trở về sống
như dân thường, một số được sử dụng làm tay sai, là đầu thú, là quy thuận, quy hàng đầu hàng (soumision)
nhưng là đầu hàng có điều kiện, không phải là tù binh hay đầu hàng trong lúc giao chiến (đầu hàng vô điều
kiện). Đối với Đề Thám, cũng vậy. Trong cuốn sách này tác giả Claude Gendre cũng dùng chữ soumision trong
ngoặc kép. Có chỗ tác giả dùng chữ hưu chiến (trêve). Đúng là sự "quy thuân" của Đề Thám khác hẳn các
trường hợp quy thuận khác. Đề Thám không trở về với cuộc sống dân thường mà được là chủ một vùng, vẫn
giữ vũ khí, tuy có nộp một số tượng trưng (trang tiếp theo).
1
. Alfred Bouchet,sách đã dẫn, trg 54-55
động tinh thần, dụ hàng nữa. Quan Tổng Đốc sẽ làm đám giặc ương ngạnh này sẽ mất tinh thần tự tan rã…
Nhưng phái viên sẽ đem theo nhiều quà tặng, thư dụ hàng, nhân danh Thiên tử với nhiều hứa hẹn".
Chính sách khôn khéo của Lê Hoan không phải là không đem lại kết quả bước đầu: Đã có nhiều thủ lĩnh
nghĩa quân xin quy thuận quan Khâm Sai. Trong số này có một người Việt lai Hoa tên là Phu Dang Phu tức Ba
Kỳ2 đồng bọn với Lương Tam Kỳ, một thủ lĩnh một đám giặc khách đã quy thuận chính phủ Bảo hộ vào tháng
7 năm 1890 để đổi lấy một vùng "hùng cứ một phương" là vùng Chợ Chu - Chợ Mới, trong đó quân Pháp
không được phép đột nhập, và Kỳ phải nộp thuế mỗi năm 42.0000 đồng bạc Đông Dương.
Ngày 15 tháng 2 năm, một trong những thủ lĩnh một nhóm nghĩa quân Yên Thế là Bá Phức đã già, tuổi đời
67 nhưng đã có 40 năm trận mạc, mệt mỏi và tỉnh mộng giang hồ, bỏ mặc cho thủ hạ sai khiến, cuối cùng
cũng ra trình diện nhà càm quyền Pháp ở Nhã Nam xin quy thuận.. Nhờ một bức thư của công sứ Bắc Ninh là
M. Muselier đề ngày 12 tháng 4 năm 1894, đệ trình quan Toàn quyền Đông Dương, chúng ta biết được những
điều kiện quy thuận của Bá Phức. Theo nội dung thư, Bá Phức đã đem nộp 76 khẩu súng, 5 lá cờ hiệu và hứa
sẽ nộp thêm 30 khẩu súng nữa trong vòng hai tháng. Bá Phức yêu cầu giữa lại 200 nghĩa quân làm lực lượng
bảo vệ, và xin đươc cấp lương cho 200 người này, Phức lại hứa sẽ nộp 65 nghĩa quân làm tù binh, và tiền để
mua dất ở Cao Thượng, được hưởng một ngôi nhà ở Bắc Ninh và yêu cầu được miễn thuế. Bá Phức cho rằng
việc qui thuận của Phức sẽ bao hàm luôn cả việc quy thuân của người phó của Phức đồng thời là con nuôi là
Đề Thám. Công sứ Muselier đánh giá rằng Bá Phức qua thái độ và hành động tỏ rõ tinh thần thù nghịch với
Pháp không hề giảm bớt cho nên ông ta chỉ tin có một nửa hành động quy thuận của Lương Tam Kỳ.
Sự dè dặt của Muselier chứng tỏ phù hợp với thực tế vì Đề Thám, trái ngược với thủ lĩnh của ông cho rằng
sau khi Bá Phức qui thuận Pháp thì Thám không còn bị ràng buộc gì. Rất nhiều người dưới trướng của Bá
Phức và cả của Ba Kỳ đều tán thành ý kiến của Đề Thám và gia nhập nghĩa quân dưới trướng của Đề Thám
được Đề Thám thu nạp để bổ sung quân số cho lực lượng nghĩa quân Yên Thế. Từ nay Đề Thám trở thành
người chỉ huy hùng mạnh của phong trào Yên Thế, phất cao ngọn cờ yêu nước chống Pháp, hưởng ứng hịch
Cần Vương của Hàm Nghi. Từ nay, những người yêu nước đều tôn Hàm Nghi là vị Hoàng đế duy nhất chân
chính, hai vua kế nghiệp ngai vàng là Đông Khánh (1885-1889) và Thành Thái (1889-1907) là nhưng vua bù
nhìn. Bắt đầu từ thời điểm này, Bá Phức nuôi dưỡng lòng căm thù không thể chuộc được, nhưng bên ngoài vẫn
được che giấu kỹ, với Đề Thám, người con nuôi của ông, mối căm thù này sẽ sớm được thể hiện một cách cụ
thể.
Như thế là Đề Thám đã hai lần bác bỏ sự dụ hàng của Lê Hoan.Bá Phức liền đề nghị gặp lại con nuôi để
thảo luận các điều kiện mới về dụ hàng có thể thích hợp với Đề Tham. Đề Thám nhận lời và cuộc gặp sẽ diễn
ra tại chính nhà mình ở Luộc Hạ cách căn cứ chính của Đề Thám 10 km Lúc hai cha con đang nói chuyện bàn
bạc với nhau thì một người đầy tớ mang khay nước vào trên đó để hai tách trà Bá Phức nâng một tách chè mời
Đề Thám, nhưng Đề Thám, vốn tính đa nghi, đưa tách trà cho viên thư ký của Bá Phức ngồi bên cạnh. Anh
này uống xong tách trà, lăn cổ ra chết. Tất cả mọi người có mặt dều làm ra vẻ thương tiếc người quá cố và rất
làm tiếc trước sự việc xảy ra không ai giải thích được 1. Đương nhiên cuộc thảo lụân ngày hôm đó về những
điều kiên cho việc Đề Thám về quy thuận nhà cầm quyền Pháp đã không đi đến kết quả. Ngày 18 tháng 3 Ba
Phức đến gặp Đề Thám một lần nữa để tiếp tục thuyết phục ông quy thuận. Nhưng lần này không phải do sáng
kiến của Khâm sai Hoàng Cao Khải mà Muselier 2. Nhưng cuộc nói chuyện trong ngày giữa Bá Phức và Đề
Thám đã không đi đến kết quả gì hơn những cuộ gặp gỡ trước. Đêm đến hai người ngủ trong cùng một căn lều
2
. Ba Kỳ trước có tham gia phong trào Thái Bình thiên quốc tại Trung Hoa, từ 1850 đeesn 1864, lôi kéo
hàng vạn người Trung Quốc và là cuộc chiến tranh nông dan qui mô lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa. Có
tinh thần dan tộc chống Mã Thanh), có tư tưởng cấp tiến , phong trào này đã lập được ở miền Nam Trung
Quốc một nhà nước ly khai đóng đô ở Nam Kinh.
1
. Giai thoại này nhìều năm sau Alfred Bouchet mới được nghe nhờ Điển Ân, thư ký riêng kiêm thầy
pháp của Đề Thám kể lại (Alfred Bouchet, sách đã dẫn, tr. 58.
dã chiến3. Khoảng gần 2 giờ sáng, Bá Phức luồn dưới gầm chiếc giường Đề Thám đang nằm một hộp mìn có
sức nổ bằng 150 viên đạn súng trường, gài ngòi nổ Bickford. Sau khi châm dây mồi cháy chậm, Bá Phức lặng
lẽ rút ra ngoài và rảo bước đi xa khỏi trại càng nhanh càng tốt. Khoảng 2 giờ sang một tiếng nổ vang lên. Căn
lều bốc cháy rụi nhưng trái bom chế tác kém nên Đề Thám chỉ bị hất khỏi giường và chạy thoát.
Mừng vì vô sự nhưng không nén nổi căm giận kẻ phản phúc , tuy trước là cha nuôi vừa là người dìu dắt,
che chở mình lúc còn trẻ, Đề Thám đã ra lệnh chém đầu hai tên đầy tớ của Bá Phức còn ở lại trong đồn không
kịp trốn theo chủ. Sau đó ông lập mưu tổ chức một đám ma giả để tương kế tựu kế với địch. Ông nằm trong
quan tài, vợ con và gia nhân khóc lóc đưa tiễn vào rừng. Đêm đến, ông tự mở nắp quan tài chui ra, nhưng cũng
có thể ngay từ đầu, trong đám ma giả này, thủ hạ đã khiêng và rừng và chôn một chiếc quan tài rỗng và hầu
hết mọi người kể cả thủ hạ, gia nhân, trừ mấy người rất gần gũi, cũng không thể biết.
Trở lại chuyện đêm hôm đó, lúc 3 giờ sáng ba phát pháo hiệu, hai đỏ một vàng, bắn lên báo hiệu vụ mưu
sát đã thành công. Sang hôm sau công sứ Muselier phái 200 lính khố xanh và 200 thân binh nữa dưới quyền
của giám binh Lambert tiến vào căn cứ chính của Đề Thám ở Hố Chuối. Cẩn thận hơn Pháp còn bố trí ở Nhã
Nam 50 lính thuỷ đánh bộ Pháp và lính khố đỏ 1, có cả đại bác yểm trợ tất cả do đại uý Toquence của Trung
đoàn 0 thuỷ quân lục chiến tiếp ứng theo sau. Nhưng cũng như những lần trước, sau khi dân quân bao vây,
binh lính Pháp tiến vào thì Hố Chuối chỉ là đồn trại bỏ trống.ư
Một cuộc tiến quân rầm rộ như vậy nhưng đã thất bại hoàn toàn, không phải đã đi vào chỗ không người mà
những trận đụng độ lẻ tẻ khi tiến cũng như khi lui quân đã khiến chánh quản Trouvé chỉ huy thân binh tử trân.
Công sứ Muselier và giám binh Lambert đều bị thương cùng với 2 lính khố xanh chết và 13 bị thương. Cánh
quân tiếp ứng từ Nhã Nam cũng mất 12 người bị thương nặng.
Cuộc hành binh hoàn toàn thất bại , hết thảy các viên chỉ huy chủ chốt đều thương vong, 1 chết, 2 bị
thương, nhưng việc phát hiện có đám ma trước đó mấy tiếng đồng hò cộng thêm với quang cảnh căn lều bị
cháy và sụp đổ, thêm vào đó trong các cuộc đụng độ, không ai nghe thấy tiếng chỉ huy của Đề thâm, điều này
càng làm cho công sứ Muselier tin rằng Đề Thám đúng là đã chết vì trái mìn của Bá Phức đêm hôm trước. Sau
sự việc này không ai nói đến Bá Phức nữa. Bảy năm sau, vào tháng 4 năm 1901, người ta được tin hắn chết tại
làng Dương Huy, nơi ở của hắn sau khi quy thuận và cam tâm làm tay sai trung thành cho địch, hai lần tổ chức
mưu sát Đề Thám 62. Cũng không mất nhiều thời gian để Muselier biết mình bị lừa. Để tránh né một cuộc tiến
công mới, Đề Thám dời binh sang Thái Nguyên xây dựng căn cứ bí mật ở các xã Cục Dương, Bình Giã, Lam
thượng, Lam hạ, Ban Long. Cuối tháng 8, người ta thấy ông ở làng Van Man phía nam dãy núi Cai Kinh. Đầu
2
. Chính công sứ Muselier ngày 24 tháng 2 năm 1904 đã báo cáo cho Thống sứ Bắc Kỳ rằng phải "sử
dụng" Bá Phúc vì không một thủ hạ thân tín nào của Phúc nhận tham gia vào việc thanh toán Đề Thám.
(CAOM-RSTNF).
3
. Một số tác giả trong đó có Paul Chack kể rằng tối hôm ấy hai người đã hút thuốc phiện với nhau.
Alfred Bouchet khẳng định rằng chi tiết đó hoàn toàn sai (nguyên văn "không có gì hơn thế!") vì theo sự
hiểu biết của ông, Đề Thám không những rất sợ thuốc phiện mà còn kinh miệt những người nghiện thuốc
phiện.
1
Những người bản sứ được tuyển mộ vào quân đội Pháp ở Đông Dương lúc đó chia làm ba loại:
1) Lính khố đỏ Bắc Kỳ Tirailleurs Tonkinois theo sqức lệnh ngày 13 tháng 5 năm 1884 thuộc nhà được
cục quân sự
2) Lính khố xanh (Garde Indigènie) dịch nguyên văn là Cảnh vệ bản xứ xuất thân từ lực lượng dân vệ
được tổ chức từ thời Tổng trú sứ Paul Bert bằng nghị định ngày 19 tháng 7 năm 1888 là một lực lượng
cảnh sát võ trang trực thuộc chính quyền dân sự tức là các công sứ Pháp ở các tỉnh
3) Thân binh: quân không chính quy, gọi là khố vàng do các quan lại cấp cao cộng tác với Pháp như
Hoàng Cao Khải hay Lê Hoan tổ chức để làm những nhiệm vụ được xác định rõ cho từng vụ việc. Ví dụ đàn
áp một toán giặc cỏ vũ trang hay một phong trào kháng Pháp nào đó, ví dụ phong trào Yên Thế.
6
1. RST (Hồ sơ Thống sứ Bắc Kỳ, tập số 9).
tháng 9 ông thu phục được Đốc Kế tức Bang Kinh, một điền chủ vừa bị Pháp tịch biên gia sản vì có những
quan hệ đáng ngờ với "giặc Đề Thám". Bang Kinh đem theo 50 thủ hạ về nhập với nghĩa quân Yên Thế từ nay
nổi lên là người chỉ huy của phong trào. Trong khi những thủ lĩnh khác có người về đầu hàng rồi làm tay sai
địch như Bá Phức hay một số khác nộp súng quay trở về làm dân thường, sống dưới sự che chở của Pháp.
Dưới trướng của Đề Thám bây giờ có khoảng 200 tay súng bao gồm cả một số là người Thổ 1 do các thủ hạ
thân tín chỉ huy như Bang Kinh, Đốc Khế và Đề Huỳnh.
Ngày 17 tháng 9, một chiếc xe goòng đẩy chạy trên đường sắt trên đó có 2 người Âu đội mũ cứng kiểu
thuộc địa. Đến giữa suối Ghềnh và Bắc Lệ chiếc xe goòng bị phục kích. Khoảng hai chục nghĩa quân do Bang
Kinh chỉ huy xông ra. Cố chạy nhưng không thoát hai người Âu bị bắt và đưa về nộp cho Đề Thám ở đồn Lam
thượng.. Bắt con tin và giải đi xong, nghĩa quân còn chất những bao cát trên đường sắt và chặn đoàn tàu từ
Lạng Sơn về. Một cuộc chạm sunmgs ngắn ngủi nhưng cũng làm chết 6 người, trong đó có thợ cơ khí phụ lái
tài và khoảng 40 người bị thương. Thợ lái chính bình tĩnh cho tàu chạy lùi về ga Bắc Lệ phía Lạng Sơn, các
toa xe lỗ chỗ vết đạn. Hai người Âu bị bắt đều là người Pháp tên là Logiou và Chesnay, đều là chủ đồn điền
khai hoang ở Trại Thông gần Phủ Lạng Thương. Tuy không phải là quan chức nhưng ảnh hưởng trong dư luận
người Âu là rất lớn, nhất là tuy chỉ là chủ trang trại nhưng Chesnay lại là chủ báo Avenir du Tonkin (tương lai
xứ Bắc Kỳ) một tờ báo của giới doanh nhân Pháp rất có ảnh hưởng đối với chính giới. Còn Logiou là nhân
viên làm công cho Chesnay. Chesnay còn là bạn thân của công sứ Bắc Giang là Quennec. Trong khi bị bắt
nhưng được phép viết thư cho Quennec. Cũng có thể là mưu kế của Đề Thám vừa phát huy thanh thế nghĩa
quân, có nguồn tài chính bổ sung lại chuẩn bị cho cuộc giảng hoà sau này khi có điều kiện. Một trong nhưng
thư của Chesnay đề ngày 23 tháng 9 gửi cho Quennec báo cho biết Đề Thám sẵn sàng thương lượng để thả hai
người Pháp. Đề Thám không biết rằng 5 năm trước đó, nhà cầm quyền Pháp đã phải bỏ ra 50.000 đồng bạc
Đông Dương để chuộc hia anh em Rogue đều là thường dân Pháp buôn bán ở Hải Phòng bị giặc khách Lưu
Kỷ bắt cóc và năm sau đó nhà thầu Vezin bị bắt cũng phải bỏ ra 25.000 đồng để được thả về.
Ngày 30 tháng 9 nhờ cha Velasco, giám mục giáo sư Bắc Ninh làm trung gian, Đề Thám và chính quyền
Bảo hộ đã có cuộc thương lượng. Hai bên nhanh chóng đi đến thoả thuận. Nhưng Lê Hoan đã làm một việc
ngu ngốc là chém đầu hai phái viên của Đề Thám. Hai bên họp lại. Chắc hẳn điều kiện của Đề Thám khe khắt
hơn trước. Phía Pháp phải cử quyền Toàn quyền là Chavassieux tham gia thương lương. Kết quả là ba tuần
sau, ngày 23 tháng 10 năm 1894, hai con tin người Pháp đã được nghĩa quân trao trả ở đồn Nã Nam với các
điều kiện được Đề Tham chấp nhận như sau:
- Đề Thám được cai quản 4 tổng: Thượng Yên Thế gồm Nhã Nam, Hữu Thượng Yên Lễ và Mục Sơn bao
gồm 22 làng với 2600 cư dân được thống kê, thực tế có thể nhiều gấp 3, 4 lần vì thời bấy giờ chỉ con trai 18
tuổi trở lên mới được ghi vào sổ sinh, còn đàn bà, trẻ con, ông già không được chính thức ghi tên vào sổ nên
con số 2600 dân có thể chỉ căn cứ vào sổ sinh, bao gồm những người đến tuổi lao động và hết thảy là nam
giới. Như vậy có thể nói nhà cầm quyền bảo hộ thừa nhận quyền lực của Đề Thám trên toàn thể 4 tổng vùng
Thượng Yên Thế. Nếu so với các thủ lình nghĩa quân sau khi quy thuận được chính quyền bảo hộ cấp đất làm
đồn điền thì rộng lớn hơn nhiều. Đề thám được phong chức: Phong phủ đồn điền (đứng đầu một đồn điền có
tính cách quân sự).
- Miễn thuế điền thổ 3 năm , Đề Thám không phải nộp một khoản đóng góp nào, nhưng tự do thu thuế về
tiền và ngày công đối với dân 4 tổng. Chính quyền Bảo hộ không can thiệp và Đề Thám cũng không phải báo
cáo với chính quyền về các khoản thu chi liên quan đến tiền thuế của dân 4 tổng nói trên.
- Trả tiền chuộc hai con tin là 15.000 đồng bạc Đông Dương nhưng để gỡ thể diện cho Pháp, khoản này
được ghi là quỹ tặng của chính phủ Bảo hộ để giúp nghĩa quân bồi hoàn cho hai tên đứng đầu đám giặc khách
1
. Người Thổ, một dân tộc thiểu số sống ở miền Đông bắc Bắc Kỳ.
là Lương Tam Kỳ vàg Ba Kỳ , vì 4 tổng giao cho Đề Tham là nằm trong khu vực đồn điền trước đây chính phủ
Bảo hộ đã trao cho hai ông cai quản trả giá cho việc quy thuận.
- Quân đội Pháp rút đồn Yên Thế không được đóng quân và qua lại trong phạm vi 4 tổng, nhưng được đồn
trú ở Nhã Nam. Thay vào đó Pháp được lập đồn trại ở Nhã Nam.
- Đề Thám nộp danh sách nghĩa quan và cấm mọi hành động cướp bócc các lành quanh đấy. Nhưng không
có khoản nào phải nộp súng.
- Cam kết xây dựng đường bộ nối Nhã Nam đi Phồn Xương hiện là căn cứ chính của Đề Thám
Trong một báo cáo đầu tháng 11 năm 1894 gửi Bộ trưởng chiến tranh tại Paris, Tổng chỉ huy quân đội
Pháp tại Đông Dương là tương Duchemin tỏ ý:
…lo ngại rằng trong bối cảnh đó, chính quyền dân sự ở quá xa (căn cứ nghĩa quân ở Thượng Yên ThếND). Các trường hợp trước đây của Lương Tam Kỳ và Ba Kỳ đã chứng minh nguy cơ về sự tồn tại trong lòng
xứ Bắc Kỳ những vùng đất cấp cho các thủ lĩnh nghĩa quân đã quy thuận độc chiếm ít nhiều độc lập với chính
quyền Bảo hộ. Nhưng vùng đất này đối với các đám giặc nào còn hoả động tích cực thì chẳng khác nào những
sào huyệt bất khả xâm phạm tiếp tế cho họ tàng trữ các của cải cướp được và làm nơi ẩn nấp khi bị ép mạnh.
Cơ nghiệp mà người ta vừa toạ ;ập cho Đề Thám còn nguy hiểm hơn vì nó tiếp giáp với đường xe lửa mà các
băng cướp đủ loại đã nghĩ đến việc khai thác nó1.
Theo yêu cầu của đại tá Galliéni người được giao giải quyết vụ Yên Thế và nhất là canh gác đoạn đường
xe lửa Phủ Lạng Thương - Robinson, từ nay sẽ không còn thuộc trách nhiệm của quân đội thường trực nữa mà
tao lại cho các đơn vị khố xanh ở địa phương theo nghị định ngày 2 tháng 12 năm 1894. Các đồn Bố Hạ, Mỏ
Trạng, Mỏ Na Lương, Diễm A và Kép đều giao lại cho lực lượng cảnh vệ dân sự đảm nhiệm. Ngược lại người
ta lập lại đồn Chợ Phỏng và Chợ Trạng để án ngữ con đường đi từ Yên Thế ra đường sắt. Ngày 10 tháng 12
năm 1894 Đề Thám đưa cả gia đình vợ con, gia nhân đầy tớ về lập dinh cơ ở Phồn Xương. Ông giữ quan hệ
láng giềng tốt với viên đại lý đầu tiên ở Nhã Nam là ông Labbez rồi với người kế nhiệm là ông Maire. Ngược
lại khi Armand Rousseau sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương ngày 25 tháng 3 năm 1895 thay thế JeanLouis Lanessan từ 1891, Đề Thám khước từ lời mới về Hà Nội viện cớ chưa hết hạn 3 năm để ông yên tâm ổn
định cơ ngơi ở Phồn Xương rồi mới làm lễ quy thuận với nhà cầm quyền cao cấp của Nhà nước Bảo hộ. Điều
đó có nghĩa là trong ý nghĩ của Đề Thám, thoả ước ngày 23 tháng 10 năm 1894 đơn giản chỉ là một cuộc
ngưng chiến. Thực tế, chính là để thúc nhà cầm quyền Pháp phải thương lượng vào lúc ông ta biết sẽ có một
hành động quân sự quy mô lớn để chống lại ông nên ông mới cho bắt hai người Pháp làm con tin.
Một thời kỳ yên tĩnh được thiết lập trong vùng Yên Thế. Tuy nhiên lợi dụng cơ hội này, Đề Thám đã tập
hợp thêm lực lượng, mộ thêm quân, mua thêm súng qua biên giới do vùng Yên Thê không xa biên giới với
Trung Quốc. Thời gian này Đề Thám có tới 2000 tay súng, Yên Thế trở nên một nơi bảo đảm an toàn cho
những cuộc tiếp xúc với các lực lượng chống Pháp ở các nơi muốn tìm nơi nương náu. Chính tại Yên Thế, Đề
Thám cũng đã tiếp những phái viên của một số người đứng đầu trong phong trào Cần Vương đang trốn tránh ở
Trung Quốc vẫn tiếp tục liên hệ với phong trào đấu tránh vũ trang chống Pháp ở trong nước. Đó là trường hợp
Tôn Thất Thuyết, quan phụ chính hàng đầu dưới triều Hàm Nghi, người soạn thảo phong trào Cần Vương, lúc
này đang đến Quảng Châu để cầu viện. Từ Yên Thế, Đề Thám đã quan hệ chặt chẽ với Tôn Thất Thuyết. Đề
Thám đã gửi nhiều mật thư cho Tôn Thát Thuyết. "Không có gì thay đổi trong huyện Thiên Đức, ngay cả khi
mọi việc tưởng như đã biến đổi". Có thể hiểu câu này như sau: mặc dù có nhiều cuộc quy thuận nhưng cuộc
đấu tranh vẫn tiếp tục1.
1
. Histoire militaire de l’Indochine de 1864 à 1922. Lịch sử quân sự Đông Dương từ 1864 đến 1922.
Công trình tập thể, Tướng Puyréroux làm chủ biên. Hanoi - Nhà in Viễn Đông IDEO, 1922, tr. 263.
1
. Paul Chack, sách đã dẫn, tr.117.