Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

quy hoạch hệ thống điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.08 KB, 26 trang )

Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGÀNH: THIẾT BỊ MẠNG VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN


TIỂU LUẬN QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN
TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
GVGD:
HV:
MSHV:

TS. Trần Hoàng Lĩnh
Đặng Ngọc Ẩn
12214282

TP HCM, Tháng 12 Năm 2013

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 1


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh



Phục lục
TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
Chương I. Tổng Quan Tình Hình Năng Lượng Hạt Nhân Thế Giới................................................3
Chương II. Tình Hình Quy hoạch Và Phát Triển Năng Lượng Hạt Nhân Việt Nam.......................7
1. Giới thiệu.......................................................................................................................................7
2. Các điều kiện ảnh hưởng đến kế hoạch và quy hoạch nhà máy điện nguyên tử ở Việt
Nam....................................................................................................................................................7
3. Tìm hiểu công nghệ, đối tác và an toàn hạt nhân trong quy hoạch phát triển hạt nhân ở
nước ta...............................................................................................................................................9
Chương III. Tìm Hiểu Các Dự Án Quy Hoạch Và Phát Triển Năng Lượng Hạt Nhân Ở Việt Nam
12
1.Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.............................................................................................12
2. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, Ninh Thuận II........................................................14
3. Các dự án quy hoạch khác........................................................................................................18
4. Các trường các cơ sở đào tạo ngành vật lý hạt nhân và Kỹ thuật hạt nhân ở Việt Nam....19
Chương IV. Mục Tiêu, Định Hướng Sau Khi Quy Hoạch Và Phát Triển Năng Lượng Hạt Nhân Ở
Việt Nam.........................................................................................................................................20
1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................................................20
2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................................20
3. Định hướng phát triển các nhà máy điện hạt nhân................................................................23
Chương V. Quan Điểm Cá Nhân Về Quy Hoạch Và Phát Triển Năng Lượng Hạt Nhân Ở Việt
Nam................................................................................................................................................25
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................25

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 2



Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

Chương I. Tổng Quan Tình Hình Năng Lượng Hạt Nhân Thế Giới

- Hiện nay với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng trên
thế giới ngày càng cao. Theo các tính toán của Hội đồng thế giới về năng lượng (WEC),
nhu cầu năng lượng thế giới, do dân số và quá trình đô thị hóa gia tăng, đặc biệt tại các
nước đang phát triển, sẽ tăng từ 27 đến 61% từ nay đến năm 2050 - khi dân số toàn cầu
ước tính sẽ lên tới 9 tỉ người. Các chính phủ và các ngành công nghiệp hiện cùng lúc đứng
trước 3 áp lực hết sức nhạy cảm, đó là: vừa phải bảo đảm được nguồn năng lượng trong
bối cảnh dân cư thế giới tiếp tục gia tăng mạnh; vừa phải bảo đảm giá cả năng lượng thấp
ở mức chấp nhận được và đồng thời gia tăng năng lượng nhưng lại không được làm
nghiêm trọng hơn quá trình nhiệt độ trái đất đang nóng dần lên. Việc đầu tư nghiên cứu &
phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là nhu cầu tất yếu để giải quyết các vấn đề đó.
- Năng lượng hạt nhân không chỉ là nguồn thay thế lý tưởng cho các nguồn nhiên liệu hóa
thạch (dầu, than đá, khí đốt...) mà còn là nguồn năng lượng sạch có công suất lớn, chi phí
rẻ hơn và có khả năng vận chuyển, bảo quản dễ hơn, dưới đây là bảng so sánh các nguồn
nhiên liệu cần thiết cho 1 nhà máy điện có công suất 1000MW vận hành trong 1 năm:
Nhiên liệu
Than đá
Dầu
Khí nhiên
liệu
Uranium

Khối lượng
2200000 tấn

1400000 tấn
1100000 tấn

Phương tiện vận chuyển
Tàu trọng tải 20000 tấn
Thùng chứa 20000 tấn
Thùng chứa 20000 tấn

30 tấn

Xe tải 10 tấn

Số lượng
11 tàu
7 thùng
6 thùng
3 xe

- Lịch sử phát triển điện hạt nhân trên thế giới đã trải qua 3 giai đoạn đáng chú ý sau:
 Giai đoạn thập niên 50-60 là giai đoạn khởi đầu khi công nghệ chưa được thương
mại hóa, phát triển điện hạt nhân nhằm mục tiêu phát triển khoa học công nghệ và xây
dựng tiềm lực hạt nhân đảm bảo an ninh quốc gia. Vì vậy chỉ có các cường quốc mới phát
triển điện hạt nhân trên cơ sở chuyển đổi từ mục tiêu quân sự sang phát điện.
 Giai đoạn thập niên 70-80 khi công nghệ hạt nhân đã được thương mại hóa cao và
do khủng hoảng dầu mỏ nên nhiều quốc gia đã phát triển điện hạt nhân và đẩy nhanh tốc

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 3



Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đưa tỷ trọng điện hạt nhân toàn thế giới tăng gấp 2
lần, từ 9% lên 17%.
 Giai đoạn thập niên 80-90, điện hạt nhân vẫn tiếp tục phát triển với tốc đọ khoảng
10% năm, nhưng đã vấp phải những thử thách chưa từng thấy. Sau sự cố Three Mile
Island ở Mỹ năm 1979 và đặc biệt sau thảm họa Chernobyl tại Liên Xô cũ năm 1986,
niềm tin của dân chúng vào đọ an toàn của điện hạt nhân bị giảm sút đã làm cho tốc độ
xây dựng điện hạt nhân giảm mạnh ở Châu Âu và Bắc Mỹ, một số nước còn tuyên bố chủ
trương loại bỏ hạt nhân như Đức, Thụy Điển.
- Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước đã và đang sử dụng các lò phản ứng hạt nhân để
đáp ứng nhu cầu năng lượng, ví dụ như Mỹ, Nhật, Pháp, Trung Quốc...Tính đến 10-2013,
trên thế giới hiện nay đang có 434 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động ở 30 nước với
tổng công suất là 370667MWe

Hình.1 Biểu đồ về sự phân bố các nhà máy hạt nhân ở các khu vực trên thế giới.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 4


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

SLOVENIA 1

NETHERLANDS 1
IRAN 1
ARMENIA 1
SOUTH AFRICA

2

ROMANIA

2

MEXICO

2

BULGARIA

2

BRAZIL 2
ARGENTINA

2

PAKISTAN

3

SLOVAKIA


4

HUNGARY

4

FINLAND

4

SWITZERLAND

5

TAIWAN

6

CZECH

6

BELGIUM

7

SPAIN

8


GERMANY

9

SWEDEN

10

UKRAINE

15

ENGLAND

16

CHINA

18

CANADA

19

INDIA

20

KOREA
RUSSIA

JAPAN
FRANCE
USA

23
33
50
58
100

Hình.2 Biểu đồ về số lượng các lò phản ứng hạt nhân ở các nước.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 5


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

IRAN 0.6
CHINA

2

JAPAN

2.1


BRAZIL

3.1

INDIA

3.6

NETHERLANDS

4.4

MEXICO

4.7

ARGENTINA

4.7

SOUTH AFRICA

5.1

PAKISTAN

5.3

CANADA


15.3

GERMANY

16.1

RUSSIA

17.8

ENGLAND

18.1

TAIWAN

18.4

USA
ROMANIA
SPAIN
ARMENIA
KOREA
BULGARIA
FINLAND

19
19.4
20.5
26.6

30.4
31.6
32.6

CZECH

35.3

SWITZERLAND

35.9

SLOVENIA
SWEDEN

36
38.1

HUNGARY

45.9

UKRAINE

46.2

BELGIUM
SLOVAKIA
FRANCE


51
53.8
74.8

Hình.3 Biểu đồ về tỷ trọng điện hạt nhân so với các nguồn điện khác ở các nước.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 6


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

Chương II. Tình Hình Quy hoạch Và Phát Triển Năng Lượng Hạt Nhân Việt Nam
1. Giới thiệu.
- Đối với nước ta, tuy tiềm năng năng lượng sơ cấp đa dạng nhưng với tốc độ phát tiển
kinh tế nhanh, trung bình điện năng đầu người còn thấp như hiện nay thì khả năng đáp ứng
nhu cầu điện năng tăng nhanh trong tương lai là một nhiệm vụ khó khăn. Thêm vào đó để
đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các
yêu cầu về chỉ tiêu phát triển, về đa dạng hóa nguồn năng lượng, đảm bảo cung cấp năng
lượng an toàn, bền vững, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường là những nhiệm vụ hết
sức quan trọng.
- Ở Việt Nam, chính phủ đang khai triển kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở
Ninh Thuận với tổng công suất thiết kế 4000MW, gồm 2 nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh
Thuận 2 và Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
2. Các điều kiện ảnh hưởng đến kế hoạch và quy hoạch nhà máy điện nguyên tử ở Việt
Nam.
a.Các yếu tố để ảnh hưởng vị trí quy hoạch nhà máy điện nguyên tử.

- Đặc điểm thiết kế lò phản ứng:
 Công suất thiết kế tối đa và chất thải phóng xạ của nhà máy
 Tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho thiết kế của lò phản ứng;
 Khả năng chống lại được các ảnh hưởng của thiên tai, động đất…
- Mật độ dân số và lối sống của người dân ở vùng ven quy hoạc:
 Khu vực cấm: khu vực xung quanh lò phản ứng.
 Khu vực dân cư thấp: khu vực quanh khu vực loại cấm
 Khoảng cách đến khu vực đông dân cư là khoảng cách từ các lò phản ứng đến ranh
giới gần nhất trung tâm dân cư (≥ 25.000 dân).
- Đặc tính vật lý tại vị trí xây dựng: địa chấn, khí tượng, địa chất và thủy văn
 Tiêu chuẩn địa chấn và địa chất tại nơi xây dựng nhà máy cần phải đảm bảo. Mức
độ rung hay đứt gãy bề mặt đất đủ nhỏ để không làm hư hại đến nhà máy.
 Điều kiện khí tượng tại nhà máy và khu vực xung quanh.
 Đặc điểm địa chất, thủy văn ở vị trí đề xuất đặt nhà máy có thể tránh được sự lây
lan chất phóng xạ. Nếu một lò phản ứng đặt tại một địa điểm mà phóng xạ thải có thể vô
tình chảy vào sông hoặc suối gần đó thì cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
b. Một số tiêu chuẩn lựa chọn vị trí đặt nhà máy điện nguyên tử.
- Những điểm để đánh giá khi lựa chọn vị trí đặt cho một nhà máy điện nguyên tử:
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 7


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

(1) Nguồn nước sẵn có: Nước là cần thiết cho mục đích làm mát và tải nhiệt, do đó
nhà máy phải được đặt nơi có nguồn nước nhiều. Có thể lấy nước biển làm chất tải nhiệt,
thuận lợi cho công tác xây dựng và vận chuyển.

(2) Không có thiên tai: như động đất, núi lửa
(3) Đảm bảo đường lánh nạn khi có sự có
(4) Nền móng đảm bảo
(5) Phương tiện Giao thông vận tải: Vị trí đặt nhà máy điện nguyên tử phải có đầy
đủ thiết bị để vận chuyển các thiết bị nặng trong quá trình lắp đặt và tạo thuận lợi cho sự di
chuyển của công nhân trong nhà máy.
(6) Gần đường tải điện
(7) Góp phần phát triển địa phương
Từ các yếu tố nêu trên, sự lựa chọn lý tưởng cho một nhà máy điện hạt nhân là nơi
gần biển hoặc sông và xa khu vực dân cư dày đặc.
c. Khảo sát môi trường, địa điểm xây dựng
- Công tác khảo sát môi trường được tiến hành theo các hạng mục:
 Mặt đất: khảo sát về địa hình, địa chất
 Đại dương: khảo sát các vấn đề về dòng hải lưu, sự lên xuống của thủy triều, nhiêu
độ nước biển, địa hình và địa chất của đáy biển. Căn cứ theo những tài liệu thu được có
thể tính được độ khuếch tán của nước thải nhiệt từ nhà máy và bảo toàn được môi trường
biển. Ngoài ra còn sử dụng để thiết kế các công trình chắn song, bãi tập kết vận chuyển
đường biển…
 Khí quyển: thu thập các số liệu về tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ, phân bố nhiệt độ
theo độ cao. Các số liệu thu được được sử dụng để tính toán sự khuếch tán của gió khi xảy
ra tai nạn.
d. Thời gian xây dựng xong một nhà máy điện.
- Sau khi lựa chọn địa điểm cần khảo sát và đánh giá (mất khoảng 3 năm). Khi khảo sát
xong sẽ tiến hành thiết kế và thẩm định an toàn (mất khoảng 4 năm), chỉ có thể xây dựng
sau khi hoàn thành công tác thẩm định an toàn.
- Thời gian xây dựng nhà máy điện nguyên tử thường là 5 năm. Vì vậy từ khi quyết định
địa điểm xây dựng cho đến khi bắt đầu vận hành nhà máy điện hạt nhân mất ít nhất là 12
năm.
e. Nguồn nhân lực.


Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 8


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

- Khi xây dựng nhà máy điện nguyên tử cần có các nguồn nhân lực để xây dựng mới, vận
hành và ngừng hoạt động một lò phản ứng hạt nhân.
 Nguồn nhân lực để xây dựng: Ước tính để xây dựng mỗi lò phản ứng hạt nhân cần
3000 công nhân trong thời gian xây dựng là 5 năm.
 Nguồn nhân lực để vận hành và bảo trì: trung bình một nhà máy điện hạt nhân
1.1GW cần 677 nhân viên để vận hành và bảo trì.
 Nguồn nhân lực để ngừng hoạt động lò phản ứng.
3. Tìm hiểu công nghệ, đối tác và an toàn hạt nhân trong quy hoạch phát triển hạt
nhân ở nước ta.
a. Công nghệ và đối tác.
- Trải qua quá trình phát triển hơn 50 năm, hiện nay trên thế giới có trên 10 loại lò phản
ứng hạt nhân đang hoạt động , thực chất chỉ mới có ba loại được công nhận là những công
nghệ đã được kiểm chứng và được phát triển nhiều nhất, đó là PWR, BWR và PHWR. Tỷ
phần số lượng lò của các loại công nghệ như sau: Lò phản ứng nước áp lực: 60%
(Pressurired Water Reactor – PWR+VVER), kế theo đó là Lò phản ứng nước sôi: 21%
(Boiling Water Reactor – BWR), và cuối cùng là Lò nước năng kiểu CANDU: 7%
(Pressurired Heavy Water Reactor – PHWR), phần còn lại là các loại lò khác. (Nguồn:
Nuclear Engineering International Handbook 2005).
- Lò hạt nhân có thể được phân loại theo phản ứng hạt nhân, theo môi trường trung hòa,
theo nguồn lạnh, hoặc theo thế hệ...Nó cũng có thể được phân loại thế kích cỡ cũng như
công nghệ sử dụng, như loại lò PWR, BWR, PHWR, hay LMFBR.


Hình 4. Quá trình phát triển các công nghệ hạt nhân
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 9


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

- Ở Việt Nam: Tháng 5 năm 2010, Nga được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho
nhà máy điện hạt nhân I, với cam kết lâu dài sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và
xử lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng một chương trình quốc gia về vấn đề
này. Nga đưa ra mức giá ở nhà máy mức công suất 2.000 MWh là gần 8 tỷ USD và đồng ý
cho Việt Nam vay tín dụng xuất khẩu để triển khai dự án. Nhà máy được dự tính xây dựng
với hệ số an toàn cao trên cơ sở các lò phản ứng nước nhẹ hiện đại, sử dụng công
nghệ nước áp lực (VVER) theo thiết kế của nhà máy điện thế hệ 3 với mức độ an toàn hơn
hẳn thế hệ 2 (như nhà máy Fukushima I). Các chương trình hệ thống nhà máy điện hạt
nhân đảm bảo an toàn chủ động và thụ động. Theo công nghệ mới, khu vực đảm bảo an
toàn trong trường hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800 m. Đại sứ Đặc mệnh toàn
quyền Liên bang Nga tại Việt Nam khẳng định phía Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự
an toàn của Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I.
- Chính phủ Việt Nam đã ký các thoả thuận hợp tác xây dựng máy điện hạt nhân Ninh
Thuận II với Nhật Bản với công nghệ lò nước nhẹ cải tiến. Tháng 9 năm 2011, Nhật Bản
cho tàu khảo sát địa chất đến Việt Nam khảo sát địa chất biển phục vụ dự án xây dựng nhà
máy II. Các chuyên gia Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC) đưa ra công nghệ và
các đặc tính an toàn của các thế hệ lò phản ứng tiên tiến của Nhật có khả năng chống động
đất và sóng thần cùng hướng khắc phục sau sự cố nhà máy điện Fukushima I.
c. Quy hoạch về nhiên liệu, quản lý chất phóng xạ, địa chất và an toàn hạt nhân

- Cung cấp nhiên liệu hạt nhân: đến năm 2030, nhiên liệu của các nhà máy điện hạt nhân của Việt
Nam sẽ được nhập khẩu.
- Quản lý chất thải phóng xạ: Các chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình sinh ra từ các nhà
máy điện hạt nhân được lưu trữ tạm thời tại kho chứa của nhà máy để sau này được chuyển đến
lưu trữ lâu dài tại bãi chứa chất thải quốc gia.Chất thải phóng xạ hoạt độ cao, chủ yếu là nhiên liệu
đã cháy, được lưu trữ tạm thời tại nhà máy điện hạt nhân, dưới hình thức lưu trữ ướt tại các bể
ngâm trong nhà máy điện hạt nhân.

- Ninh Thuận được các nhà địa chất xác định là vùng động đất cấp 5 hoặc 6. Về mặt khoa
học, trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ Richter xảy ra ngoài biển có khả năng gây
ra sóng thần. Tại vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận (giáp Ninh Thuận, thuộc tuyến đứt
gãy 109 – 110 độ) hàng năm đều có động đất, cường độ từ 4,7 đến 5,2 độ Richter. Đây là
hoạt động kiến tạo bình thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu động đất trên 8 độ
Richter, ước tính sau 15-30 phút, sóng thần sẽ đến đất liền và ảnh hưởng trực tiếp lên khu
vực nhà máy. Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cho rằng, với mức độ động đất vốn
có, nếu núi lửa hoạt động có thể gây ra sóng thần nhưng mức độ cũng không mạnh. Theo
cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, khu vực xây dựng nhà máy tương đối ổn định
và những trận động đất thông thường sẽ không ảnh hưởng đến khu vực nhà máy.
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 10


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

- Tháng 3 năm 2011, đại diện Ban chuẩn bị đầu tư dự án cho biết: "Hai nhà máy điện hạt
nhân tại Ninh Thuận sẽ được thiết kế ở mức dự phòng cao hơn từ 15 đến 30% so với mức
độ động đất cao nhất đã từng xảy ra ở Việt Nam (6,8 độ Richter)". Ngoài ra 2 nhà máy còn

được thiết kế hệ thống đê chắn sóng cao 15m, mặc dù mức sóng cao nhất ghi nhận được
tại Ninh Thuận là 8m.
- Từ 26 đến 28 tháng 7 năm 2011 đã diễn ra hội thảo quốc tế về "Các vấn đề liên quan đến
động đất và sóng thần trong việc phê duyệt địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận"
với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia đến từ Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Armenia và Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Mục tiêu của hội thảo là đưa ra phương án xây dựng
tối ưu nhất, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả vận hành của nhà máy.
- Tháng 8 năm 2011, tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 9,
các chuyên gia khảo sát cho biết có một số đứt gãy đang hoạt động bị bỏ sót trong các
nghiên cứu, khảo sát trước đây. Các đứt gãy này được cho là có vai trò quan trọng đối với
sự ổn định công trình trong khu vực. Các chuyên gia kiến nghị khảo sát bổ sung.
- Ngày 3 tháng 2 năm 2012, công tác khảo sát địa chất đã bắt đầu tiến hành.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 11


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

Chương III. Tìm Hiểu Các Dự Án Quy Hoạch Và Phát Triển Năng Lượng
Hạt Nhân Ở Việt Nam
1.Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
- Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được xây dựng tại một khu vực có diện tích 21 ha ở số 4
đường Nguyên Tử Lực. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 4-1961 và được
hoàn thành vào tháng 12-1962.Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là loại lò phản ứng nghiên
cứu TRIGA - MARK II của hãng General Atomic thuộc công ty General Dynamics, có
công suất danh định là 250 kW, sử dụng nhiên liệu Uranium 235 được kích hoạt bằng

nguồn nơtron chậm để tạo phản ứng nhiệt hạch dây chuyền và chất phóng xạ.
- Sau một thời gian lắp đặt và thử nghiệm, lò hạt nhân DLR - I (Dalat Reactor - I) là lò hạt
nhân đầu tiên ở Đông Nam Á đã đạt trạng thái “tới hạn” vào lúc 12 giờ 40 phút ngày 26-21963 và chính thức đi vào hoạt động theo công suất danh định từ ngày 3-3-1963.Các bộ
phận nghiên cứu khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt từ khi được thành
lập đến trước ngày đất nước được giải phóng (30-4-1975) gồm có: Phòng Vật lý lò, Phòng
Kiểm soát Phóng xạ, Phòng Điện tử, Phòng Vật lý hạt nhân, Phòng Hoá học Phóng xạ,
Phòng Sinh học Phóng xạ và một thư viện với hơn 3.000 đầu sách, hàng trăm tạp chí khoa
học và hơn 30.000 báo cáo khoa học để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc tham khảo.
- Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt triển khai 3 chương trình chính:
 Chương trình khai thác lò phản ứng: Lò phản ứng hạt nhân có khả năng sản xuất
nhiều loại đồng vị phóng xạ khác nhau, không những để bảo đảm cho các hoạt động của
Trung tâm mà còn cung ứng cho các cơ quan khảo cứu khoa học hay ứng dụng kỹ thuật
hạt nhân khác.
 Chương trình huấn luyện, đào tạo về kỹ thuật: Tổ chức các lớp huấn luyện ở trình
độ đại học để đào tạo những chuyên viên kỹ thuật nguyên tử ứng dụng vào các mục tiêu
hòa bình nhằm phục vụ cho các ngành của nền kinh tế - xã hội.
 Chương trình nghiên cứu khoa học: Xúc tiến khảo cứu khoa học và thực hiện một
số ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật hạt nhân trong đời sống.
- Trong giai đoạn 1968 - 1975, Trung tâm hoạt động cầm chừng và không có những kết
quả nổi bật. Trước thời điểm Đà Lạt được giải phóng, Mỹ đã tiến hành thu hồi các thanh
nhiên liệu của lò phản ứng và mang về Mỹ. Sau ngày miền Nam được giải phóng, Viện
Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt được thành lập trên cơ sở tiếp quản Trung tâm Nghiên cứu
Nguyên tử và được sử dụng thêm toàn bộ cơ sở vật chất tại số 13 đường Đinh Tiên Hoàng,
thành phố Đà Lạt. Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai nước Liên Xô và Việt Nam vào năm
1979, thiết kế kỹ thuật khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được các
chuyên gia Liên Xô thực hiện và được phê duyệt. Công trình khôi phục và nâng công suất
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 12



Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

lò phản ứng được tiến hành trong hai năm 1982 - 1983. Đến ngày 20-3-1984 lò phản ứng
hạt nhân Đà Lạt chính thức đưa vào hoạt động với công suất danh định 500 kW.
- Hiện nay, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt được giao những nhiệm vụ cơ bản như sau:
 Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật hạt
nhân và năng lượng nguyên tử trên nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nhân lực cho sự phát triển của Viện
Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và ngành khoa học hạt nhân của nước ta.
 Quản lý vận hành an toàn và khai thác sử dụng có hiệu quả hoạt động của lò phản
ứng. Ngoài công tác bảo đảm an toàn lò phản ứng, Viện còn hỗ trợ kỹ thuật trong việc
quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ cho các
đơn vị sử dụng kỹ thuật hạt nhân hay những thiết bị có phóng xạ như máy chiếu X
Quang, tham gia nghiên cứu quan trắc và bảo vệ môi trường.
 Mở rộng hợp tác trong nước và nước ngoài để trao đổi khoa học, các sản phẩm
dịch vụ và chuyển giao quy trình công nghệ hạt nhân.
- Kể từ khi lò phản ứng hạt nhân được khôi phục và nâng cấp, Viện Nghiên cứu Hạt nhân
Đà Lạt đã tiến hành nghiên cứu và phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ có hiệu
quả cho các mục tiêu hòa bình để phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong nhiều lĩnh vực
khác nhau:
 Điều chế và sản xuất các đồng vị phóng xạ và các dược chất đánh dấu phục vụ cho
nhu cầu chẩn đoán và chữa trị bệnh của ngành y tế.
 Sử dụng nguồn nơtron của lò phản ứng để ứng dụng vào kỹ thuật phân tích kích
hoạt nhằm phân tích thành phần, hàm lượng các nguyên tố trong các mẫu vật khác nhau
với độ chính xác cao.
 Sử dụng nguồn Coban 60 (Co-60) với hoạt độ ban đầu là 16,5 kCi được lắp đặt tại

Lò phản ứng Hạt nhân Đà Lạt vào năm 1981 để ứng dụng công nghệ bức xạ phục vụ các
mục tiêu kinh tế - xã hội: Bảo quản nông sản, thực phẩm, cải tạo sinh khối, bảo đảm chất
lượng sản phẩm hàng hóa bằng phương pháp chiếu xạ khử trùng. Nghiên cứu ảnh hưởng
của bức xạ lên các hệ sinh vật, gây đột biến các giống cây trồng, để tăng độ nẩy mầm, tạo
ra các giống có năng suất cao hoặc thích hợp với điều kiện canh tác ở địa phương. Khử
trùng các thiết bị y tế bằng phương pháp bức xạ hạt nhân.
 Tiến hành nghiên cứu cơ bản về vật lý hạt nhân, vật lý nơtron; sử dụng các kênh
ngang của lò phản ứng để giúp cho công tác vận hành và khai thác lò phản ứng được an
toàn và có hiệu quả hơn.
 Trong lĩnh vực điện tử hạt nhân, Viện nghiên cứu chế tạo các khối điện tử và các hệ
thống điện tử hạt nhân chuyên dùng phục vụ cho yêu cầu của ngành y tế, công nghiệp và
nghiên cứu khoa học.
 Đào tạo chuyên viên kỹ thuật cho các ngành điện nguyên tử, kỹ thuật hạt nhân.
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 13


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

- Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã bảo đảm vận hành an toàn lò phản ứng, hỗ trợ
giúp đỡ bảo đảm an toàn và có hiệu quả cao cho các ngành ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và
đồng vị phóng xạ, đã góp phần phục vụ thiết thực cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với
những kết quả đạt được trong thời gian qua, hiện nay Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
được Chính phủ giao nhiệm vụ tham gia cùng các ngành hữu quan “Nghiên cứu xây
dựng các nhà máy điện nguyên tử của nước ta trong chiến lược quy hoạch dài hạn về
năng lượng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”.
- Đánh giá hoạt động của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, vào năm 1991, ông Hans Blix,

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã có ý kiến "là lò phản
ứng được khai thác có hiệu quả nhất trong các nước đang phát triển".
- Ngày nay kỹ thuật hạt nhân và đổng vị phóng xạ được ứng dụng có hiệu quả vào lĩnh vực
khác của đời sống xã hội. Các hướng ứng dụng tiêu biểu của kỹ thuật hạt nhân có thể kể
đến là: sản xuất đồng vị và điều chế dược chất phóng xạ phục vụ chuẩn đoán và điều trị
bệnh; sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xây dựng các hệ đo đạc hạt nhân như đo mức chất
lỏng, đo độ dày, độ ẩm của vật liệu,… trong các dây chuyền tự động hóa của các nhà máy
công nghiệp; phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân để tham gia vào các chương trình
thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản và nghiên cứu, bảo vệ môi trường; sử dụng các
đồng vị tự nhiên và nhân tạo để đánh giá một số quá trình trong tự nhiên như hiện tượng
bồi lấp, xói mòn; sử dụng các nguồn bức xạ cường độ cao để khử trùng các dụng cụ, chế
phẩm và bảo quản thực phẩm, dược phẩm; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp
và sinh học,v.v…
2. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, Ninh Thuận II.
a. Vị trí và thông tin cụ thể về Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, Ninh Thuận II.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1: Mặt bằng lựa chọn cho nhà máy Ninh Thuận 1 có
vị trí nằm ven biển, tại xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện
tích kỹ thuật toàn nhà máy là 161 ha. Khu vực cách ly an toàn nhà máy có bán kính 1 km,
từ hàng rào có diện tích trên đất liền là: 379 ha. Như vậy, tổng diện tích chiếm đất trên đất
liền là 540 ha, cộng thêm 310 ha diện tích mặt nước ngoài biển. Các tổ máy của nhà máy
điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được vận hành thương mại lần lượt vào các năm 2020 và
2021.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có vị trí
nằm ven biển, tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan
Rang khoảng 20 km về phía Nam, các thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Tổng diện tích
chiếm đất khoảng 556 ha trên đất liền, bao gồm diện tích xây dựng 155 ha và khu vực
cách ly an toàn 401 ha (bán kính 1 km từ hàng rào). Hai tổ máy sẽ được vận hành thương
mại lần lượt vào các năm 2021 và 2022.
Đặng Ngọc Ản - 12214282


Page 14


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

- Dự án ĐHN Ninh Thuận do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, bao
gồm hai nhà máy đều có vị trí nằm ven biển. Hai nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 và nhà máy
điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Hai nhà máy ĐHN đầu tiên ở Việt Nam có tổng công suất
4.000 MW, Các tổ máy của nhà máy điện hạt nhân dự kiến áp dụng các công nghệ tiên
tiến, được áp dụng phổ biến trên thế giới, đảm bảo an toàn tuyệt đối và không phát xạ ảnh
hưởng đến môi trường. Ở mỗi địa điểm dự kiến xây dựng (Phước Dinh và Vĩnh Hải), sẽ có
2 tổ máy, công suất 2x1000 MW và có thể phát triển lên đến 4000 MW (tại mỗi địa điểm)
trong tương lai. Cả hai nhà máy điện hạt nhân đều sử dụng công nghệ làm mát bình ngưng
bằng nước biển. Nước ngọt cung cấp cho các nhà máy sẽ được lấy từ đập Nha Trinh, dẫn
về bằng đường ống (dài khoảng 45 km). Công suất từ hai nhà máy sẽ được dẫn về khu vực
phụ tải phía thành phố Hồ Chí Minh qua các đường dây mạch kép cấp điện áp 500 kV
hoặc 765 kV.Bã thải phóng xạ và nhiên liệu đã cháy sẽ được lưu trữ trong bể chứa và kho
bên trong nhà máy, xử lý và chôn cất tại các bãi lưu trữ được quy hoạch gần khu vực nhà
máy. Việc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường
sinh thái, hệ động thực vật ở các địa điểm được đánh giá là nghèo đến trung bình. Riêng
khu vực Vĩnh Hải gần Vườn Quốc gia Núi Chúa và khu vực bảo tồn rùa biển. Xung quanh
cả hai địa điểm đều không có di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng.
- Dự kiến dân cư bị ảnh hưởng sẽ được di dời và tái định cư gần địa điểm cũ, tạo điều kiện
tiếp tục sinh sống bằng nghề cũ (làm nông nghiệp và đánh bắt hải sản).
b. Quá trình thực hiện dự án:
- Dự án nghiên cứu tiền khả thi được bắt đầu triển khai từ tháng 3/2002 từ khi hợp đồng
được ký kết giữa Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La với Viện Năng lượng về
việc khảo sát, thiết kế lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy điện

hạt nhân ở Việt Nam. Tổ công tác chỉ đạo được thành lập theo QĐ số 185/QĐ-TTg ngày
05/2002 của Thủ tướng chính phủ, để chỉ đạo việc nghiên cứu lập dự án phát triểnđiện hạt
nhân ở Việt Nam. Trong quá trình lập báo cáo đã triển khai các nhiệm vụ cụ thể, tiến hành
khảo sát nghiên cứu 3 địa điểm, khảo sát năng lực công nghiệp và soạn thảo, thực hiện nội
dung theo đề cương dự án.
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam
được Viện Năng lượng thực hiện với sự hợp tác giúp đỡ của công ty nghiên cứu Nhật Bản
JCI. Bên cạnh đó, các chuyên gia Việt Nam đã có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với các
chuyên gia làm việc lâu năm trong lĩnh vực điện hạt nhân của Hàn Quốc, Pháp, Nga và
Canada.
- Tháng 11/2003 bản thảo báo cáo lần đầu tiên được hoàn thành và sau đó được trình bày
trước thành viên tổ công tác cũng như Bộ Công nghiệp. Đầu năm 2004 Viện Năng lượng
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 15


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

nộp báo cáo cho tổ công tác để xin ý kiến đóng góp, và việc thu thập ý kiến được kéo dài
đến tháng 6/2004.
- Trong năm 2004, đã tiến hành chỉnh sửa báo cáo, nhiều lần trình bày nội dung báo cáo
hoặc từng chủ đề riêng của báo cáo trước tổ công tác, Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam (EVN), cán bộ lão thành ngành điện và phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
(tháng 8/2004). Trình bày báo cáo chỉnh sửa, giãy trình ý kiến của thành viên tổ công tác
được thực hiện cuối tháng 4/2005.
- Tháng 11/2004, EVN đã tiến hành hội thảo và hoàn thành phản biện lần một báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi. Phản biện lần hai, cấp Bộ Công nghiệp được tiến hành từ tháng

2/2005 và hoàn thành tháng 5/2005.
- Báo cáo được Tổ công tác trình Chính phủ vào ngày 10/08/2005.
- Để có chủ trương phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, ngày 25/02/2008 Bộ Chính trị đã
có kết luận về đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó đã đồng ý chủ
trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam với một số điểm chính như
sau:
- Tích cực, khẩn trương triển khai xây dựng nhà máy để đưa tổ máy đầu tiên phát điện
truớc năm 2020.
- Đồng ý địa diểm nhà máy đặt ở Phước Dinh và Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận với 4 tổ máy
có tổng công suất 4.000 MW.
- Theo các chỉ đạo tiếp theo của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Viện
Năng lượng đã cập nhật, bổ sung số liệu và điều chỉnh nội dung hồ sơ dự án báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi thành báo cáo đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1
(2*1.000 MW) cho phù hợp với tình hình phát triển điện lực theo Tổng sơ đồ VI và đã
hoàn thành vào tháng 4/2008.
c. Lộ trình dự án
- Cho đến nay, một số công việc phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân
Ninh Thuận 1 & 2 đã được hoàn thành, bao gồm:
- Báo cáo quy hoạch tổng thể nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 & 2, EVN, Báo cáo
đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đã trình lên Bộ Công Thương.
- Tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư và quản
lý dự án, tổ chức các triển lãm, hội thảo điện hạt nhân, có sự tham gia của các nước phát
triển hạt nhân trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,v.v… ở Hà Nội và Ninh Thuận
(riêng trong năm 2008 đã có ba triển lãm lớn), tổ chức cho lãnh đạo Bộ Ngành, lãnh đạo
tỉnh Ninh Thuận tham quan các nước phát triển hạt nhân như Pháp, Mỹ, Nhật Bản …
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 16



Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

- Báo cáo đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các báo cáo chuyên ngành như báo
cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo bổ sung về địa chất khu vực dự kiến xây dựng
hai máy, Báo cáo đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 kèm theo các báo cáo
chuyên ngành vào 5/2009.

Hình 5. Vị trí nhà mày điện hạt nhân Ninh Thuận 1

3. Các dự án quy hoạch khác

Danh mục, quy mô công suất và tiến độ các tổ máy điện hạt nhân
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 17


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

STT

Nhà máy

TS. Trần Hoàng Lĩnh
Công suất
(MW)

Năm

vận
hành

1

Điện hạt nhân Phước Dinh tổ máy 1

1000

2020

2

Điện hạt nhân Phước Dinh tổ máy 2

1000

2021

3

Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 1

1000

2021

4

Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 2


1000

2022

5

Điện hạt nhân Phước Dinh 3

1000

2023

6

Điện hạt nhân Phước Dinh 4

1000

2024

7

Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 3

1000

2024

8


Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 4

1000

2025

9

Điện hạt nhân khu vực miền Trung 1 và 2

2 x 1000

2026

10

Điện hạt nhân khu vực miền Trung 3

1.300 - 1.500

2027

11

Điện hạt nhân khu vực miền Trung 4

1.300 - 1.500

2028


12

Điện hạt nhân khu vực miền Trung 5

1.300 - 1.500

2029

13

Điện hạt nhân khu vực miền Trung 6

1.300 - 1.500

2030

Tổng công suất

15.000 - 16.000

- Định hướng quy hoạch địa điểm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân: Để đáp ứng
chương trình phát triển các nhà máy điện hạt nhân nêu trên, định hướng quy hoạch 8 địa
điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 đến 6 tổ
máy điện hạt nhân:







Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Thôn Lộ Liêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Vũng La, thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

 Bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.
 Thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
 Thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 18


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

4. Các trường các cơ sở đào tạo ngành vật lý hạt nhân và Kỹ thuật hạt nhân ở Việt
Nam.
- Để đáp ứng quá trình quy hoạch và phát triển thì phải đào tạo nguồn nhân lực và kết
hợp với các chuyên gia nước ngoài, hiện nay ở Việt Nam một số trường Đại Học và Viện
đào tạo nguồn nhân lực phát triển năng lượng hạt nhân:


Trường đại học Khoa học Tự nhiên - đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh




Trường đại học Bách khoa Hà Nội



Trường đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội



Đại học Đà Lạt



Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân.



Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.



Viện Nghiên cứu Hạt nhân (Đà Lạt).

Chương IV. Mục Tiêu, Định Hướng Sau Khi Quy Hoạch Và Phát Triển
Năng Lượng Hạt Nhân Ở Việt Nam

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 19



Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

1. Mục tiêu tổng quát.
- Từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam bảo đảm
quản lý an toàn và khai thác hiệu quả các nhà máy điện hạt nhân, từng bước tăng dần tỷ lệ
tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện các dự án xây dựng
nhà máy điện hạt nhân, tiến đến tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, vận hành và
bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân.
2. Mục tiêu cụ thể.
- Đến năm 2015:
 Thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên: hoàn thành phê duyệt
dự án đầu tư, phê duyệt địa điểm, tổ chức lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị đủ đội ngũ cán bộ
quản lý dự án và các chuyên gia kỹ thuật nòng cốt cho chủ đầu tư, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ khởi công xây dựng nhà máy.


Công nghệ điện hạt nhân: xây dựng được đội ngũ chuyên gia điện hạt nhân.

 Tham gia của các ngành công nghiệp trong nước: quy hoạch, xây dựng các cơ chế,
chính sách thúc đẩy và chuẩn bị năng lực cho các ngành công nghiệp trong nước tham gia
cung cấp vật tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt, quản lý dự án, giám sát và kiểm tra chất lượng
nhà máy điện hạt nhân.
 Địa điểm xây dựng: hoàn tất việc chuẩn bị địa điểm cho khởi công xây dựng nhà
máy điện hạt nhân đầu tiên.
 Đảm bảo an ninh cung cấp nhiên liệu hạt nhân: nghiên cứu các cơ chế, chính sách
và giải pháp đảm bảo an ninh cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân. Tổ chức
điều tra, thăm dò nguồn tài nguyên urani, xây dựng cơ chế, chính sách về khai thác, sử

dụng thương mại tài nguyên urani.
 Quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: hoàn thành quy
hoạch địa điểm lưu giữ chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình của quốc gia. Nghiên
cứu xây dựng các chính sách về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua
sử dụng. Xây dựng năng lực nghiên cứu triển khai về xử lý chất thải phóng xạ.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 20


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

 Đảm bảo an toàn hạt nhân: ban hành đủ các văn bản quy phạm, các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật và quy trình, thủ tục phục vụ phê duyệt địa điểm, thiết kế và cấp phép xây
dựng nhà máy điện hạt nhân. Xây dựng đủ năng lực cho cơ quan quản lý an toàn hạt nhân
để thực hiện các hoạt động cấp giấy phép liên quan đến đảm bảo an toàn hạt nhân cho giai
đoạn đến khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
 Tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật: xây dựng cơ quan hỗ trợ kỹ thuật độc lập có
đủ năng lực để thực hiện phân tích, thẩm định, đánh giá an toàn hạt nhân cho giai đoạn
phê duyệt địa điểm, thiết kế và cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân; điều hành hoạt
động của mạng lưới quan trắc cảnh báo phóng xạ môi trường; thực hiện việc kiểm định và
hiệu chuẩn các thiết bị liên quan trong dự án; có năng lực kỹ thuật bước đầu trong ứng phó
và xử lý các sự cố bức xạ và hạt nhân. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở chữa bệnh do
phóng xạ của quốc gia.
 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực hạt nhân: quy hoạch, tuyển dụng và đào tạo đủ
cán bộ quản lý dự án, chuyên gia kỹ thuật cho chủ đầu tư, cán bộ chuyên môn cho các cơ
quan nghiên cứu triển khai về công nghệ điện hạt nhân, cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và cơ quan

quản lý an toàn hạt nhân. Đồng thời quy hoạch các cơ sở đào tạo đại học, trên đại học
chuyên ngành điện hạt nhân. Xây dựng các chính sách về đào tạo và sử dụng nhân lực điện
hạt nhân.
 Đầu tư và thu xếp tài chính: nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư
và thu xếp tài chính cho việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
- Đến năm 2020:
 Thực hiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhân đầu tiên: hoàn thành việc xây dựng
và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện
thương mại năm 2020, tổ máy 2 vào vận hành năm 2021.
 Công nghệ điện hạt nhân: thực hiện được một số hoạt động chuyển giao công nghệ
điện hạt nhân với đối tác nước ngoài, tập trung cho công nghệ thiết kế nhà máy điện hạt
nhân.
 Tham gia của các ngành công nghiệp trong nước: tổ chức để các ngành công nghiệp
trong nước tham gia cung cấp vật tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt, vận chuyển thiết bị siêu
trường, siêu trọng với giá trị hợp đồng từ 20% đến 30% tổng giá trị xây lắp công trình.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 21


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

 Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt
nhân Ninh Thuận 2; tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy
điện hạt nhân tiếp theo.
 Đảm bảo an ninh cung cấp nhiên liệu hạt nhân: ban hành chính sách về đảm bảo an
ninh cung cấp nhiên liệu hạt nhân, trong đó có việc thành lập quỹ đảm bảo an ninh nhiên

liệu. Xây dựng lộ trình về nội địa hoá sản xuất nhiên liệu từ urani giàu nhập khẩu. Xây
dựng cơ chế, chính sách về khai thác và sử dụng tài nguyên urani. Có năng lực để tiếp thu
công nghệ chế tạo nhiên liệu hạt nhân và hệ thống phòng thí nghiệm về công nghệ urani
hiện đại.
 Quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: ban hành đồng
bộ các chính sách về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, có
hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại về công nghệ xử lý chất thải phóng xạ.
 Đảm bảo an toàn hạt nhân: ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình, thủ tục phục vụ cho việc cấp phép vận hành, bảo
dưỡng nhà máy điện hạt nhân, đồng thời đảm bảo đủ năng lực cho cơ quan quản lý an toàn
hạt nhân để thực hiện nhiệm vụ cấp phép.
 Tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật: có cơ quan hỗ trợ kỹ thuật độc lập hoàn chỉnh,
đủ năng lực thực hiện phân tích, thẩm định, đánh giá an toàn hạt nhân, quan trắc phóng xạ
môi trường, kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đảm
bảo phục vụ hiệu quả cho việc đưa nhà máy điện hạt nhân vào vận hành an toàn. Xây dựng
xong cơ sở chẩn đoán và điều trị bệnh phóng xạ tại bệnh viện Ninh Thuận và Trung tâm chẩn
đoán và điều trị bệnh phóng xạ của quốc gia tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực hạt nhân: đảm bảo đủ nhân lực cho vận hành và
bảo dưỡng tổ máy số 1 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, cơ quan an toàn hạt nhân,
các cơ quan nghiên cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu nhiệm vụ của các cơ
quan này tại thời điểm năm 2020. Vận hành ổn định các cơ sở đào tạo đại học, trên đại học
chuyên ngành điện hạt nhân.
 Đầu tư và thu xếp tài chính: đảm bảo thu xếp tài chính cho nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên và chuẩn bị phương án thu xếp tài chính cho các nhà máy tiếp theo. Xây dựng cơ
chế tài chính cho quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ nhà máy khi hết hạn sử dụng.
- Đến năm 2030:

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 22



Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

 Thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân: triển khai xây dựng các nhà máy
điện hạt nhân tiếp theo, đưa điện hạt nhân thành một trong những nguồn năng lượng chủ
lực của đất nước, chiếm tỷ lệ thích hợp trong cơ cấu nguồn điện của quốc gia.
 Công nghệ điện hạt nhân: làm chủ được công nghệ thiết kế nhà máy điện hạt nhân
và có khả năng tham gia thiết kế cùng với đối tác nước ngoài.
 Tham gia của các ngành công nghiệp trong nước: các ngành công nghiệp trong
nước tham gia vào các công trình nhà máy điện hạt nhân với giá trị hợp đồng chiếm từ
30% đến 40% tổng giá trị xây lắp công trình.
 Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: hoàn thành việc chuẩn bị địa điểm và
khởi công xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
 Đảm bảo an ninh cung cấp nhiên liệu hạt nhân: làm chủ công nghệ sản xuất nhiên
liệu hạt nhân, xây dựng dự án đầu tư cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước từ
urani giàu nhập khẩu. Bắt đầu tổ chức khai thác thương mại tài nguyên urani trong nước.
 Quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: bắt đầu triển
khai nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ hoạt độ thấp
và trung bình của quốc gia; có hệ thống các phòng thí nghiệm đồng bộ và hiện đại về xử lý
chất thải phóng xạ.
 Đảm bảo an toàn hạt nhân: hoàn thiện, cập nhật, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy
phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với tình hình thực
tế, đảm bảo năng lực của cơ quan quản lý an toàn hạt nhân phù hợp với sự phát triển của
chương trình điện hạt nhân tại thời điểm năm 2030.
 Tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật: tăng cường, bổ sung tiềm lực cho cơ quan hỗ
trợ kỹ thuật độc lập và cho các cơ sở chẩn đoán và điều trị bệnh phóng xạ phù hợp với nhu
cầu phát triển của chương trình điện hạt nhân tại thời điểm năm 2030.

 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân: đảm bảo đủ nhân lực cho chủ đầu
tư, cơ quan an toàn hạt nhân, các cơ quan nghiên cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật theo yêu
cầu nhiệm vụ của các cơ quan này ở thời điểm năm 2030. Vận hành ổn định các cơ sở đào
tạo đại học, trên đại học chuyên ngành điện hạt nhân.
 Đầu tư và thu xếp tài chính: đảm bảo thu xếp tài chính cho nhà máy điện hạt nhân
tiếp theo. Tổ chức vận hành cơ chế thu xếp tài chính cho quản lý chất thải phóng xạ và
tháo dỡ nhà máy khi hết hạn sử dụng.
Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 23


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện

TS. Trần Hoàng Lĩnh

3. Định hướng phát triển các nhà máy điện hạt nhân
- Năm 2020: tổ máy điện hạt nhân đầu tiên, công suất khoảng 1000 MW vào vận hành.
- Năm 2025: tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW, chiếm khoảng 7%
tổng công suất nguồn điện.
- Năm 2030: tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 15.000 MW, chiếm khoảng
10% tổng công suất nguồn điện.

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 24


Tiểu luận Quy Hoạch và Phát Triển Hệ Thống Điện


TS. Trần Hoàng Lĩnh

Chương V. Quan Điểm Cá Nhân Về Quy Hoạch Và Phát Triển Năng
Lượng Hạt Nhân Ở Việt Nam
- Nhà máy điện hạt nhân có thể ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và bảo vệ
môi trường. Cụ thể, năng lượng nguyên tử có thể dùng để kiểm tra chất lượng công trình,
ứng dụng trong việc điều khiển tự động ở các nhà máy, tạo ra các giống cây mới... Đặc
biệt, người ta có thể sử dụng nguồn năng lượng nguyên tử để phát ra điện. Nhưng Điện
Hạt Nhân đe dọa thường trực về phóng xạ có thể gây chết người, gây bệnh hoạn suốt đời,
không phù hợp với cuộc cách mạng năng lượng thế giới đang diễn ra (smartgrid, Năng
lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng...). Nếu rủi ro, trong chớp nhoáng, nước ta
có thể bị điêu tàn, kinh tế sụp đổ, ngành du lịch, xuất khẩu tê liệt. Chỉ thuần về kinh tế, đã
có những sự so sánh và khẳng định là giá thành của 1 kWh năng lượng của nhà máy điện
hạt nhân đắt gấp đôi giá thành của năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, gas…
và đắt gần gấp ba giá năng lượng từ những cánh quạt gió.
- Với những thảm họa Hạt Nhân trên thế giới đã diễn ra như: Thảm họa Chernobyl

(Ukraine), Sự cố Three Mile Island (Pennsylvania, Mỹ), Sự cố Fukushima
(Nhật Bản) mà hậu quả của nó đã kéo dài đến ngày hôm nay và những gì đã phân tích ở
tên thì không hoàn toàn ủng hộ quy hoạch và phát triển năng lượng hạt nhân ở Việt Nam
Tài liệu tham khảo

Đặng Ngọc Ản - 12214282

Page 25


×