Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập lớn môn Luật đất đai 8đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.52 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................1
1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất........................................................................1
2.Những bất cập trong công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.....................2
3. Nguyên nhân của những bất cập trong hoạt động QH, KH SDĐ.......................3
4. Những điểm mới của Luật đất đai 2013 nhằm thay đổi những bất cập trong
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..............................................................4
KẾT LUẬN................................................................................................................6

1


MỞ ĐẦU
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đóng vai trò quan trọng, góp phần
bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai; phân bổ hợp lý, sử
dụng hiệu quả tài nguyên, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển
kinh tế - xã hội... Nhưng, trên thực tế công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu sót gây lãng phí đất, gây thiệt hại cho Nhà nước và
nhân dân, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Nhằm khắc phục tình trạng này, Luật
đất đai 2013 ra đời đã có những điều luật mới để điều chỉnh. Tìm hiểu thêm về nội
dung này em xin lựa chọn đề bài 03: “Hãy chỉ ra những tồn tại bất cập trong
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay. Luật đất đai 2013 ra đời
có những thay đổi nào để khắc phục tình trạng nêu trên?”

NỘI DUNG
1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo khoản 1 điều 3 Luật đất đai 2013, “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và
khanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ
sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng


vùng kinh tế- xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”
Theo khoản 3 điều 3 Luật đất đai 2013, “Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia
quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng
đất”
Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hóa đất đai. Bởi vì kế hoạch
hóa đất đai chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy
1


hoạch, do vậy, trong một số trường hợp, quy hoạch hóa đất đai đã bao hàm cả kế
hoạch hóa đất đai. Quy hoạch và kế hoạch hóa một cách nghiêm túc, cẩn trọng
đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai. Vì vậy, việc quy
hoạch và kế hoạch hóa đất đai phải được thực hiện một cách cẩn trọng, nghiêm túc,
giảm thiểu tối đa việc quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai một cách tùy tiện, bừa bãi.
Tuy nhiên, trên thực tế, còn quá nhiều thiếu sót, bất cập trong công tác quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất ở nước ta trong thời gian qua.
2.Những bất cập trong công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
-Quy hoạch ngành ở địa phương với quy hoạch ngành của Trung ương còn một số
điểm chưa đồng bộ khi triển khai thực hiện đã dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu trọng
điểm, mang tính dàn trải, trùng lặp. Điển hình như Dự án Quản lộ Phụng Hiệp đi
qua địa bàn tỉnh nhưng không xây dựng các đoạn kết nối với các tuyến đường của
tỉnh. Do thiếu vốn thực hiện nên việc triển khai quy hoạch không đúng tiến độ, quy
hoạch dàn đều, quy hoạch treo làm ảnh hưởng đến các công trình dân sinh, làm trì
trệ việc phát triển của địa phương. Tại Hà Nội, việc quy hoạch nhà cao tầng tràn
lan, chất lượng kém. Hàng loạt hệ quả đó là việc giao thông càng thêm tắc nghẽn,
môi trường ô nhiễm, chất lượng đời sống người dân trong khu vực giảm sút,….
-Quy hoạch “treo”. Tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tràn lan, đã thu hồi
đất, đã đền bù giải phóng mặt bằng nhưng dự án mãi vẫn chưa khởi động, người
dân lại vào canh tác, lấn chiếm gây mất an ninh trật tự do tranh chấp, giải phóng
mặt bằng nhiều lần gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước, bức xúc trong dư

luận.Tình trạng này còn làm lãng phí đất trong khi nhu cầu của người dân và nền
kinh tế xã hội chưa được đáp ứng.
-Việc không có sự phân định rõ ràng về nguồn vốn triển khai thực hiện các dự án
đã phê duyệt; tiến độ lập quy hoạch diễn ra chậm, năng lực một số đơn vị tư vấn
còn yếu, tính dự báo chưa cao; khâu thẩm định và trình duyệt cũng mất khá nhiều
thời gian; chủ đầu tư không có khả năng tài chính dẫn đến không thể thực hiện dự
2


án đúng tiến độ. Việc nhiều dự án chấm tiến độ hoặc trở thành dự án “chết” xảy ra
ở hầu hết các tỉnh trên cả nước.
-Thể hiện rõ nhất là hiện tượng đầu cơ đất đai, lãng phí đất đai. Nhiều tỉnh, thành
quỹ đất để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng chưa được tính toán khoa học,
chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường bất động
sản, dẫn đến tình trạng vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất. Việc lập quy hoạch sử dụng đất
theo đơn vị hành chính không đảm bảo tính kết nối liên vùng, không phát huy được
thế mạnh của từng vùng, có tình trạng mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ đã đề xuất
quy hoạch thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, mặc dù luật đã qui định các trường hợp
được phép điều chỉnh QH, KH tương đối cụ thể nhưng tình trạng tùy tiện thay đổi,
điều chỉnh QH, KH để tư lợi, tham ô tham nhũng vấn xảy ra rất nhiều. Điều này đã
tạo nên tình trạng lập QH, KH tán loạn và cuối cùng người chịu thiệt thòi nhất
chính là những người đang sử dụng đất
3. Nguyên nhân của những bất cập trong hoạt động QH, KH SDĐ.
-Thứ nhất, các quy định pháp luật còn thiếu tính đ ồng bộ gi ữa QH, KH SDĐ
với QH phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề phát tri ển không gian đô th ị cho
phù hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n ước ch ưa th ực s ự đ ược chú
trọng trong nội dung của QH, KH SDĐ.
-Thứ hai, công tác quản lí QH, KH trên thực tế vẫn còn rất yếu kém d ẫn đ ến
nhiều sai phạm trong công tác QH, KH sử dụng đất.
-Thứ ba, mặc dù đã có lồng ghép vấn đề môi tr ường trong các qui đ ịnh nh ư

điều 21 Luật đất đai 2003 nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Các qui đ ịnh v ề
QH, KH SDĐ để xây dựng các cơ sở hạ tầng môi trường vẫn còn thiếu. V ấn đề
3


bảo vệ môi trường trong QH, KH đất xây dựng các làng nghề vẫn ch ưa có qui
đinh cụ thể.
-Thứ tư, nguyên nhân gây nên tình trạng QH “treo” là do sự y ếu kém c ủa c ơ
quan có thẩm quyền trong công tác lập QH, KH SDĐ; do s ự xung đ ột l ợi ích
giữa nhà nước và người dân, sự lỏng lẻo trong công tác quản lí QH SDĐ,…
4. Những điểm mới của Luật đất đai 2013 nhằm thay đổi những bất cập trong
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
-Tại điều 35 Luật đất đai 2013 đã nêu một cách toàn diện 8 nguyên tắc cơ bản trong
việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.Theo đó, điều này đã bổ sung những
quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như:
quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các
vùng kinh tế - xã hội; xử lý tốt mối quan hệ giữa quy hoach, kế hoạch sử dụng đất
với quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của địa phương; khắc phục một
cách cơ bản những bất cập trong mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành trong pháp luật về đất đai hiện
hành
-Nếu như trước đây Luật đất đai 2003 chỉ đề cập nội dung của quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất là việc khoanh định các loại đất khác nhau để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thì hiện nay, từ điều 38 đến 41 Luật đất đai
2013 tiến một bước mơí trong việc xác lập nội dung của quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất. Theo đó, căn cứ vào hệ thống quy hoạch vào hệ thống quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của từng cấp, nội dung của quy hoạch và kế hoạch đất được xác
định một cách cụ thể. Các nội dung của kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước
tiên gắn với việc điều tra xây dựng cơ bản, các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội,
tình hình sử dụng đất hiện tại ở từng địa phương và của cả nước xác định tiềm năng

đất đai phục vụ cho quá trình phát triển.
4


-Bảo đảm cho quy hoạch, kế hoạch hóa đất đai được thống nhất trên cả nước, Luật
đất đai 2013 quy định một cơ chế mới về việc lập, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
theo theo hướng xác định rõ nhiệm vụ của từng cấp lập quy hoạch, không giao việc
lập quy hoạch cho chính quyền phường, thị trấn cũng như đối với những xã thuộc
khu vực phát triển đô thị. Nhằm gắn việc quản lý, sử dụng với việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đất
đai đồng thời có tính đến đặc thù của đất quốc phòng và an ninh, điều 42 Luật đất
đai 2013 xác định cụ thể là:
+Chính phủ tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước
trình Quốc hội quyết định
+UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trong địa phương mình trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
+UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp của mình.
Như vậy, Luật đất đai 2013 không cho phép UBND các phường, thị trấn được phép
lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai mà tập trung thẩm quyền này cho cơ
quan hành chính cấp trên để quy về một mối trong việc lập quy hoạch và nâng cao
tính khả thi của các quy hoạch trừ trường hợp đối với các xã thuộc khu vực không
phát triển đô thị.
-Điều 45 Luật đất đai quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, Quốc hội quyết định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia do Chính phủ trình, Chính phủ phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm,
kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hàng năm của tỉnh đồng thời phê duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh.


5


-Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch, kế hoạch hóa
đất đai tránh việc tùy tiện trong xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Khoản 1 điều 48 Luật đất đai khẳng định: các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dù
ở cấp nào thì sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt,
điều chỉnh phê duyệt thì phải công bố công khai và xác định luôn trách nhiệm của
từng cấp, của Bộ Tài nguyên và môi trường trong việc công khai hóa các quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điểm a khoản 3 điều 48 Luật đất đai 2013 quy định
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, kể từ khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất- UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
-Quy định phải lấy ý kiến của nhân dân, trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của
nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với tất cả các cấp
nhằm tăng cường hơn tính dân chủ tại điều 35

KẾT LUẬN
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng song trên thực
tế những sai phạm xảy ra ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn cho Ngân sách nhà
nước và nhân dân. Luật đất đai 2013 ra đời có những điểm mới đã khắc phục được
phần nào những bất cập đó, tuy nhiên thiết thấy vẫn cần những quy định cụ thể hơn
và những chế tài mạnh hơn để giảm thiểu những bất cập trong công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb. CAND, Hà Nội, 2016.
2. Viện đại học mở Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008.
3. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb. Đại học quốc
gia Hà Nội.
4. Luật đất đai năm 2013, Nxb. Lao động, Hà Nội – 2015.
5. />6. />
7


8



×