Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

KIỂM TRA sự PHÙ hợp mô HÌNH QUÁ TRÌNH và NHẬT ký sự KIỆN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 61 trang )

Mục Lục
Mở đầu
.............................................................................................................................1
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
..................................................................................3
1.1. Giới thiệu khái quát về khai phá quá
trình.........................................................3
1.1.1.

Tổng quan về khai phá quá trình .................................................................3

1.1.2. Ba bài toán chính trong lĩnh vực khai phá quá trình
...................................6
1.2. Giới thiệu bài toán kiểm tra sự phù hợp của mô hình quá trình và nhật ký sự
kiện
…………………………………………………………………
………………8
1.2.1. Giới thiệu về bài toán kiểm tra sự phù hợp
.................................................8
1.2.2. Tổng quan một số nghiên cứu về bài toán kiểm tra sự phù hợp
.................9
1.3. Một số khái niệm cơ bản về nhật ký sự kiện và mô hình quá trình
.................10
1.3.1.

Nhật ký sự kiện .........................................................................................10

1.3.2.

Mô hình quá trình ......................................................................................11


1.3.3. Mô hình quá trình được biểu diễn bởi lưới
Petri.......................................14
1.3.4. Ánh xạ mô hình quá trình và nhật ký sự kiện
...........................................16
1.4. Quan hệ giữa kiểm tra sự phù hợp với phù hợp kinh doanh và kiểm toán
......18
1.5. Một số ứng dụng khác của kiểm tra sự phù hợp
..............................................19
1.6. Tóm tắt chương một
.........................................................................................19
Chương 2: HƯỚNG TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN
.......................................20
2.1. Độ đo đánh giá sự phù hợp của mô hình quá trình và nhật ký sự
kiện............20
2.2. Hướng tiếp cận dựa trên phương pháp phát lại trong bài toán kiểm tra sự
phù hợp của mô hình quá trình và nhật ký sự kiện.
..........................................................23
2.2.1.

Fitness........................................................................................................24


2.2.2.

Precision ....................................................................................................29

2.2.3.

Structure ....................................................................................................31


2.3. Tóm tắt chương hai
..........................................................................................33
Chương 3: MÔ HÌNH GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN........................................................34
3.1. Giải thuật phát lại
.............................................................................................34
3.2.

Phát biểu bài toán .............................................................................................41

3.3.

Mô hình giải quyết bài toán .............................................................................42


3.4. Tóm tắt chương ba
...........................................................................................44
Chương 4: THỰC NGHIỆM
.........................................................................................45
4.1. Dữ liệu thực nghiệm
........................................................................................46
4.1.1. Dữ liệu sử dụng trong bước một của quá trình thực nghiệm (DL1)
.........46
4.1.2. Dữ liệu sử dụng trong bước hai của quá trình thực nghiệm (DL2)
..........48
4.2.

Thực nghiệm ....................................................................................................48

4.3. Kết quả thực nghiệm
........................................................................................49

4.3.1. Kết quả thực nghiệm Bước 1
....................................................................49
4.3.2. Kết quả thực nghiệm Bước 2
....................................................................50
4.4. Đánh giá
...........................................................................................................51
Kết luận và định hướng nghiên cứu tiếp theo
...............................................................52
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................53


Danh sách hình vẽ
Hình 1.1: Vòng đời BPM
................................................................................................6
Hình 1.2. Ngữ cảnh khai phá quá trình ...........................................................................6
Hình 1.3: Ba bài toán trong khai phá quá trình ...............................................................8
Hình 1.4: Ý tưởng của bài toán kiểm tra sự phù hợp
......................................................8
Hình 1.5: Ví dụ nhật ký sự kiện
....................................................................................10
Hình 1.6: Ví dụ quá trình của một công ty A
................................................................11
Hình 1.7: Mô hình quá trình trực quan của quy trình trong công ty A .........................12
Hình 1.8: Mô hình quá trình trực quan ..........................................................................13
Hình 1.9: Ví dụ mô hình lưới
Petri................................................................................15
Hình 1.10: Minh họa không gian ánh xạ của mô hình và nhật ký sự kiện
....................17
Hình 2.1: Ví dụ mô hình lưới Petri mô tả quá trình bồi thường của một công ty
.........20

Hình 2.2: Những nhật ký sự kiện của quá trình bồi thường
..........................................21
Hình 2.3: Ví dụ về mô hình quá chính xác và quá chung
chung...................................21
Hình 2.4: Những góc độ đánh giá sự phù
hợp...............................................................22
Hình 2.5: Ý tưởng phương pháp phát lại
.......................................................................23
Hình 2.6: Quá trình phát lại của dấu vết ABDEA
.........................................................25
Hình 2.7: Quá trình phát lại dấu vết
ACHDFA.............................................................27
Hình 2.8: Minh họa quá trình xây dựng tập quan
hệ.....................................................30
Hình 2.9: Ví dụ mô hình lưới Petri có chứa các cấu trúc lặp, ẩn.
.................................32
Hình 3.1: Mô hình giải quyết bài toán...........................................................................42
Hình 4.1: Nhật ký sự kiện L1 của DL1
.........................................................................46
Hình 4.2: Mô hình quá trình N1 của DL1 .....................................................................47
Hình 4.3: Mô hình quá trình N2 của DL1 .....................................................................47
Hình 4.4: Mô hình quá trình N3 của DL1 .....................................................................47
Hình 4.5: Mô hình quá trình N4 của DL1 .....................................................................47
Hình 4.6: Đồ thị tổng hợp kết quả thực nghiệm Bước 1


...............................................49
Hình 4.7: Đồ thị tổng hợp kết quả thực nghiệm Bước 2
...............................................50



Danh sách bảng biểu
Bảng 3.1: Ví dụ ánh xạ mô hình quá trình và nhật ký sự kiện
......................................43
Bảng 4.1: Cấu hình hệ thống thử nghiệm
......................................................................45
Bảng 4.2: Các phần mềm sử dụng
.................................................................................45
Bảng 4.3: Kết quả thực nghiệm Bước 1, với giải thuật phát lại chưa thay đổi
.............49
Bảng 4.4: Kết quả thực nghiệm Bước 1, với giải thuật phát lại thay đổi
......................49
Bảng 4.5: Kết quả thực nghiệm Bước 2, với giải thuật phát lại chưa thay đổi
.............50
Bảng 4.6: Kết quả thực nghiệm Bước 2, với giải thuật phát lại thay đổi
......................50


Danh sách các từ viết tắt
BPI

Business Process Intelligence

BPM

Business Process Management

PPM

Process Performance Manager


WF

Work Flow

WFM

Work Flow Management


Mở đầu
Ngày nay, hầu hết các tổ chức đều tài liệu hóa quá trình sản xuất kinh doanh
theo một số mẫu (mô hình), nhằm trợ giúp hoạt động quản lý doanh nghiệp, đồng
thời điều chỉnh, cải tiến hoạt động kinh doanh. Trong khi một số tổ chức chỉ trình
bày mô hình quá trình trên giấy, thì nhiều tổ chức đã đầu tư khá lớn vào công nghệ
mô hình hóa quá trình, và giờ đây, kho dữ liệu của các tổ chức này có thể có tới
hàng trăm mô hình quá trình. Ngoài ra những dữ liệu sự kiện được ghi nhận lại
trong hệ thống thông tin của những tổ chức đó cũng ngày một tăng lên, và
phản ánh tốt hơn thực tiễn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của những tổ
chức đó. Thực tiễn trên đặt ra một đòi hỏi mới, dẫn tới hình thành và phát triển
hướng nghiên cứu khai phá quá trình (process mining), một nội dung tích hợp khai
phá dữ liệu với quản lý quá trình kinh doanh (business process management: BPM)
nhằm phát hiện những tri thức mới về quá trình kinh doanh, từ những dữ liệu ghi
nhận quá trình kinh doanh trong các nhật ký sự kiện (event logs). Kiểm tra sự phù
hợp của mô hình quá trình và nhật ký sự kiện là một bài toán cơ bản trong lĩnh
vực khai phá quá trình.
Lý do cần phải đặt ra bài toán kiểm tra sự phù hợp là do: trong thực tiễn sản
xuất, kinh doanh của một tổ chức nào đó, những quy trình thực tế khó có thể luôn
luôn giữ nguyên, không bao giờ thay đổi, mà trái lại, nó cần phải được cập nhật
thường xuyên theo những yêu cầu mới, tức là chúng cần được thay đổi cho một

mục tiêu kinh doanh cụ thể. Trong trường hợp đó, các mô hình trong kho dữ liệu
của tổ chức đó không còn có thể đảm bảo phản ánh đúng thực tế sản xuất kinh
doanh nữa. Thậm chí ngay cả các hệ thống WFM (Work Flow Management: quản lý
dòng công việc), trong đó mô hình quá trình được sử dụng trực tiếp để thiết lập,
cấu hình những thi hành quá trình được phép, độ sai lệch vẫn có thể xảy ra. Vì
vậy, đặt ra một vấn đề rất quan trọng là tự động kiểm tra tính thống nhất của mô
hình quá trình hệ thống với quá trình thực tế được phản ánh trong các nhật ký sự
kiện.
Theo W.M.P. van der Aalst, 2011 [1], kiểm tra sự phù hợp có thể giúp kiểm
chứng tính thống nhất của mô hình quá trình và nhật ký sự kiện tương ứng. Bài
toán trả lời câu hỏi về sự phù hợp phát sinh khi cả hai yếu tố: nhật ký sự kiện và
mô hình quá trình đều đã sẵn có (hành vi được quan sát và hành vi được mô
hình hóa phù hợp tốt với nhau như thế nào?). Nếu mô hình là mô hình mô tả hay
mô hình quy tắc thì kiểm tra sự phù hợp cung cấp một giải pháp để đo lượng, và
xác định vị trí sai lệch. Nếu mô hình được tạo ra thông qua bài toán phát hiện
quá trình, thì kiểm tra sự phù

1


hợp trở nên quan trọng để thẩm định và đánh giá chất lượng của mô hình
được phát hiện [6].
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng phương pháp phát lại nhật ký sự kiện
trên mô hình quá trình, dựa theo một số nghiên cứu của A. Rozinat và W.M.P. van
der Aalst [6, 13, 14], để đo lượng cũng như đánh giá sự phù hợp giữa mô hình quá
trình và nhật ký sự kiện đã cho. Theo đó, mỗi dấu vết (một phiên làm việc
của người dùng trong hệ thống) trong nhật ký sự kiện được phát lại tuần tự trên
mô hình quá trình, với mỗi lần phát lại, những tham số để tính toán độ phù hợp,
độ chính xác của những dấu vết đó so với mô hình được lưu lại. Cuối cùng dựa
vào những công thức của từng độ đo để tính toán mức độ phù hợp chung cho cả

nhật ký sự kiện với mô hình quá trình. Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất một ý
tưởng thay đổi trong việc xác định không gian trạng thái trong phương thức phát
lại để có thể thu được những kết quả phân tích đầy đủ và chính xác hơn.
Nội dung của khóa luận được chia thành các chương như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về lĩnh vực khai phá quá trình và bài toán
kiểm tra sự phù hợp của mô hình quá trình và nhật ký sự kiện (một trong ba bài
toán chính trong lĩnh vực khai phá quá trình). Ngoài ra chương này cũng
trình bày về một số khái niệm cơ bản trong bài toán kiểm tra sự phù hợp, về
quan hệ giữa kiểm tra sự phù hợp với phù hợp kinh doanh và hoạt động kiểm toán
kinh doanh của doanh nghiệp. cũng như một số ứng dụng của bài toán kiểm tra sự
phù hợp.
Chƣơng 2: Trình bày về những độ đo cơ sở để đánh giá sự phù hợp của
mô hình quá trình và nhật ký sự kiện. Đồng thời, cũng trình bày về hướng tiếp
cận giải quyết bài toán dựa trên phương pháp phát lại áp dụng để tính toán những
độ đo đó.
Chƣơng 3: Chương này trình bày về giải thuật phát lại, đưa ra ý tưởng
thay đổi trong giải thuật phát lại đó, và xây dựng mô hình giải quyết bài toán.
Chƣơng 4: Trình bày giải pháp thực nghiệm đánh giá sự phù hợp của mô
hình quá trình và nhật ký sự kiện, cũng như đánh giá ý tưởng thay đổi với thực
nghiệm dựa trên việc thay đổi phương thức phát lại của plugin Conformance
Checker trong bộ công cụ mã nguồn mở ProM 5.2.
Phần kết luận: Tóm lược kết quả đạt được của khóa luận và định
hướng phát triển tương lai.

2


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.


Giới thiệu khái quát về khai phá quá trình

1.1.1. Tổng quan về khai phá quá trình
Khai phá quá trình (process mining) là một chuyên ngành nghiên cứu mới, phát
triển mạnh mẽ trong thập kỷ gần đây. Theo WMP Van der Aalst, 2011 [1], khai
phá quá trình là một lĩnh vực nghiên cứu đặt giữa học máy và khai phá dữ liệu ở
một bên và mô hình hóa và phân tích quá trình ở bên kia, nhằm chiết xuất thông
tin có giá trị, liên quan đến quá trình từ các nhật ký sự kiện, bổ sung các
phương pháp tiếp cận hiện có tới quản lý quá trình kinh doanh (Business
Process Management: BPM). Khai phá quá trình đóng một vai trò quan trọng là cầu
nối giữa khai phá dữ liệu và mô hình hóa quá trình, một thành phần của quản lý quá
trình kinh doanh.
Theo Michael Hammer, 2010 [5], quản lý quá trình kinh doanh được thể
hiện cả ở mặt quản lý lẫn ở mặt công nghệ. Về mặt quản lý, quản lý quá trình
kinh doanh là cách tiếp cận có hệ thống nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiêu
chuẩn hóa và tối ưu hóa các quy trình hoạt động với mục đích giảm chi phí,
tăng chất lượng hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu cần thiết. Về mặt công
nghệ, quản lý quá trình kinh doanh là bộ công cụ trợ giúp tổ chức, doanh nghiệp
thiết kế, mô hình hóa, triển khai, giám sát, vận hành và cải tiến các quy trình kinh
doanh linh hoạt. Có thể coi quản lý quá trình kinh doanh là công nghệ thúc đẩy
hợp tác giữa công nghệ thông tin và người dùng nhằm xây dựng các ứng dụng
có khả năng tích hợp con người, quy trình và thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp
Có hai yếu tố chính khiến lĩnh vực khai phá quá trình ngày càng nhận được
nhiều sự quan tâm. Một mặt, ngày càng có nhiều dữ liệu sự kiện được ghi nhân lại
trong các hệ thống thông tin, giúp cung cấp tốt hơn những thông tin chi tiết về quy
trình thực tế, và mặt khác, đó là do yêu cầu đặt ra cần phải hỗ trợ và cải tiến
những quy trình kinh doanh trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và có nhiều
thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Cũng theo WMP Van der Aalst, 2011 [1], dưới không gian chung của lĩnh
vực kinh doanh thông minh (Business Intelligence – BI), có nhiều thuật ngữ thông

dụng đề cập đến những kỹ thuật được sử dụng trong việc phân tích, hỗ trợ và cải
tiến quy trình kinh doanh như: Theo dõi hoạt động kinh doanh (Business
Activity Monitoring – BAM) đề cập đến kỹ thuật cho phép theo dõi quy trình thời
gian thực, Xử lý sự kiện

3


phức tạp (Complex Event Processing – CEP) đề cập đến kỹ thuật xử lý với một
lượng sự kiện lớn, sử dụng chúng để theo dõi, chỉ đạo, và tối ưu hóa kinh
doanh, Quản lý hiệu suất công ty (Corporate Performance Management – CPM)
đề cập đến cách đo lượng hiệu suất của một quy trình hay tổ chức. Ngoài ra
cũng có những thuật ngữ khác liên quan đến hướng quản lý quá trình kinh
doanh như: Cải tiến quá trình liên tục (Continuous Process Improvement – CPI),
Cải tiến quá trình kinh doanh (Business Process Improvement – BPI), Quản lý chất
lượng toàn diện (Total Quanlity Management – TQM), và Six Sigma – một triết lý
quản lý, quản trị dựa theo quá trình hơn là theo chức năng, và đưa ra quyết
định dựa theo những sự kiện thực tế chứ không phải cố hữu. Những phương pháp
trên đều có điểm chung là các quá trình luôn là đối tượng được xem xét để tìm
ra những cải tiến có thể. Khai phá quá trình là một kỹ thuật thúc đẩy CMP, BPI,
TQM, Six Signa và những phương pháp tương tự.
Trong thập kỷ gần đây, dữ liệu sự kiện đã trở nên sẵn có, và những kỹ
thuật khai phá quá trình đã phát triển nhanh chóng. Hơn nữa như đã đề cập,
những xu hướng quản lý liên quan đến cải tiến quy trình (như Six Sigma,
TQM, CPI, và CPM) và tuân thủ (BAM) có thể được hưởng lợi từ khai phá
quá trình. Do đó, không ít thuật toán khai phá quá trình đã được thực thi trong
nhiều hệ thống thương mại hay phi thương mại khác nhau nhằm trợ giúp cho
những xu hướng quản lý kinh doanh. Hiện nay, một nhóm tích cực những nhà
nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực khai phá quá trình (IEEE-TfoPM: xin xem
dưới đây) và nó đã trở thành một trong những chủ đề nóng trong nghiên cứu

Quản lý quy trình kinh doanh (Business Process Management - BPM).
Hơn nữa, cũng có một sự quan tâm rất lớn từ ngành công nghiệp đến lĩnh
vực khai phá quá trình. Và càng ngày càng có nhiều nhà cung cấp phần mềm bổ
xung thêm chức năng khai phá quá trình vào công cụ của họ. Ví dụ
như ARIS Process Performance Manager (Software AG), Process Discovery
Focus (Iontas/Verint),
Comprehend (Open Connect), Flow (Fourspark), Interstage Automated Process
Discovery (Fujitsu), OKT Process Mining suite (Exeura), ProcessAnalyzer (QPR),
ProM (TU/e), Reflect|one (Pallas Athena), Rbminer/Dbminer (UPC).
Sự quan tâm tăng lên trong phân tích quá trình đã thúc đẩy việc thành
lập Đội đặc nhiệm IEEE về khai phá quá trình (IEEE Task Force on Process
Mining: IEEE- TFoPM). Kể từ khi IEEE-TFoPM được thành lập năm 2009 bởi Ủy
ban kỹ thuật khai phá dữ liệu (Data Mining Technical Committee – DMTC) trong
Hiệp hội CIS – Computational Intelligence Society của Viện IEEE – Institute
of Electrical and

4


Electronic Engineers, IEEE-TFoPM hiện tại đã thu hút được sự tham gia của
nhiều nhà cung cấp phần mềm (ví dụ, Pallas Athena, Software AG, Futura Process
Intelligence, HP, IBM, Infosys, Fluxicon, Businesscape, Iontas/Verint, Fujitsu, Fujitsu
Laboratories, Business Process Mining, Stereologic) những công ty tư vấn (ví
dụ: ProcessGold, Business Process Trends, Gartner, Deloitte, Process Sphere, Siav
SpA, BPM Chile, BWI Systeme GmbH, Excellentia BPM, Rabobank) và những
trường-viện nghiên cứu (ví dụ, TU/e, University of Padua, Universitat Politècnica de
Catalunya, New Mexico State University, IST - Technical University of Lisbon,
University of
Calabria, Penn State University, University of Bari, HumboldtUniversität zu Berlin,
Queensland University of Technology, Vienna University of Economics and Business,

Stevens Institute of Technology, University of Haifa, University of Bologna, Ulsan
National Institute of Science and Technology, Cranfield University, K.U. Leuven,
Tsinghua University, University of Innsbruck, University of Tartu).
Đã có rất nhiều những hoạt động khác được tổ chức liên quan đến chủ đề
trên. Ví dụ như đã có một số hội thảo được IEEE-TFoPM tổ chức hay đồng tổ
chức. Ví dụ như những hội thảo về quy trình kinh doanh thông minh (Business
Process Intelligence – BPI: BPI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013) và những hội nghị
chính của IEEE như CIDM 2011. Ngoài những hội thảo và hội nghị, kiến thức
về khai phá quá trình cũng được phổ biến thông qua những hướng dẫn
(WCCI 2010 và PMPM 2009), những trường hè (ESSCaSS 2009, ACPN 2010,
CICH 2010), những video qua trang web www.processmining.org, và một số ấn
phẩm gần đây về khai phá quá trình trên Springer. IEEE-TFoPM còn tổ chức và
đồng tổ chức những cuộc thi Business Process Intelligence Challenge (BPIC 2011,
2012, 2013) nhằm yêu cầu những đội tham gia phải trích xuất được những thông
tin hữu ích từ lượng lớn những nhật ký sự kiện phức tạp. Trong năm 2010,
IEEE-TFoPM còn chuẩn hóa XES (www.xesstandard.org), một chuẩn định dạng
nhật ký sự kiện và được hỗ trợ bởi thư viện OpenXES
(www.openxes.org) và những công cụ như ProM, XESame, Nitro, vv. Những
thông tin thêm về những hoạt động của IEEE-TFoPM có thể tham khảo tại
trang web
www.win.tue.nl/ieeetfpm/.

5


1.1.2. Ba bài toán chính trong lĩnh vực khai phá quá trình
Trước khi đề cập tới các bài toán chính trong lĩnh vực khai phá quá trình,
chúng ta xem xét mô hình quá trình có ảnh hưởng như thế nào trong quy trình
quản lý kinh doanh [1].


Hình 1.1: Vòng đời BPM
Hình 1.1 cho thấy vòng đời BPM mô tả các giai đoạn khác nhau của việc
quản lý quá trình kinh doanh. Trong đó, mô hình quá trình đóng vai trò chủ
đạo trong các giai đoạn thiết kế (lại) và cấu hình/thực hiện, trong khi dữ liệu đóng
một vai trò chủ đạo trong các giai đoạn ban hành/ giám sát và chẩn đoán/ yêu
cầu. Theo WMP Van der Aalst [1], cho đến gần đây mới có một vài liên kết giữa
dữ liệu được sinh ra khi thực hiện quá trình với quá trình được thiết kế thực tế.
Thực tế trong hầu hết tổ chức thì giai đoạn chẩn đoán/ yêu cầu không được hỗ trợ
một cách có hệ thống và liên tục. Do đó khai phá quá trình cần phải cung cấp
khả năng để thực sự “làm đóng kín” vòng đời BPM. Dữ liệu được các hệ
thống thông tin ghi lại có thể được sử dụng để cung cấp một cái nhìn tốt hơn
lên các quá trình thực tế, tức là những sai lệch có thể được phân tích và chất
lượng của các mô hình có thể được cải thiện.

Hình 1.2. Ngữ cảnh khai phá quá trình

6


Hình 1.2 cho thấy khai phá quá trình thiết lập các liên kết giữa các quá trình
thực tế và dữ liệu ở một bên và các mô hình quá trình ở bên kia. Hệ thống thông
tin ngày nay phải đối mặt với sự gia tăng không ngừng cả về mặt số hóa và vật
lý (công nghệ vật liệu). Nhất là về mặt số hóa, hệ thống thông tin ngày nay ghi
lại nhật ký với số lượng rất lớn các sự kiện. Các hệ thống WFM cổ điển (chẳng
hạn, Staffware và Cosa), các hệ thống BPM (chẳng hạn, BPM|One của
Pallas Athena, SmartBPM của Pegasystems, FileNet, Global 360 và TeamWork
của Lombardi Software), hệ thống ERP (chẳng hạn, SAP Business Suite,
Oracle E -Business Suite, và Microsoft Dynamics NAV)…cung cấp một lượng
thông tin chi tiết rất lớn về các hoạt động đã được thực hiện trong quy
trình sản xuất kinh doanh. Và với lượng thông tin vô tận chứa nhiều tri

thức hữu ích đó, yêu cầu đặt ra là làm sao chúng ta có thể sử dụng
chúng để thu nhận được những thông tin cần thiết và hỗ trợ, cải tiến thực
tiễn quá sản xuất kinh doanh. Từ đó theo WMP Van der Aalst [1], khai phá quá
trình bao gồm ba
bài toán chinh:
Bài toán thứ nhất là bài toán “phát hiện quá trình”. Đây là một kĩ thuật
phát hiện quá trình từ nhật ký sự kiện và tạo ra một mô hình quá trình mà không
sử dụng bất cứ một thông tin tiền nghiệm nào. Đối với các doanh nghiệp, đây là
điều khá bất ngờ vì việc có thể phát hiện những quá trình thực chỉ đơn thuần dựa
trên những ví dụ hành vi được lưu trữ trong những nhật ký sự kiện.
Bài toán thứ hai là bài toán “kiểm tra sự phù hợp”. Ở bài toán này một mô
hình quá trình hiện có được so sánh với một nhật ký sự kiện tương ứng với nó.
Quá trình kiểm tra sự phù hợp có thể được dùng để kiểm tra xem quá trình thực tế
- được ghi lại trong một nhật ký và mô hình quá trình được mô hình hóa, có thống
nhất với nhau hay không và có thể đưa ra những điểm sai lệch để hỗ trợ việc cải
tiến quá trình. Khóa luận "Kiểm tra sự phù hợp mô hình quá trình và nhật ký sự
kiện bằng phương pháp phát lại" tiến hành nghiên cứu, phân tích giải pháp giải
quyết bài toán thứ hai. Nội dung bài toán thứ hai sẽ được giới thiệu chi tiết hơn ở
mục tiếp theo.
Bài toán thứ ba là bài toán “tăng cƣờng mô hình”. Bài toán này hướng tới
việc cải tiến hay mở rộng mô hình trước đó. Ví dụ như, bằng cách sử dụng
các mốc thời gian trong những nhật ký sự kiện, ta có thể mở rộng mô hình để có
thể cho thấy những phần tắc nghẽn, mức độ phục vụ và thời gian thực hiện giữa
chúng.

7


Hình 1.3: Ba bài toán trong khai phá quá trình


1.2. Giới thiệu bài toán kiểm tra sự phù hợp của mô hình quá trình
và nhật ký sự kiện
1.2.1. Giới thiệu về bài toán kiểm tra sự phù hợp
Bài toán “kiểm tra sự phù hợp” là một trong ba bài toán chính của lĩnh vực
khai phá quá trình. Trong bài toán này, một mô hình quá trình hiện có được so sánh
với một nhật ký sự kiện tương ứng với nó. Quá trình kiểm tra sự phù hợp có thể
được dùng để kiểm tra xem quá trình thực tế - được ghi lại trong một nhật ký và
mô hình quá trình được mô hình hóa, có thống nhất với nhau hay không và có thể
đưa ra những điểm sai lệch để hỗ trợ việc cải tiến quá trình.

Hình 1.4: Ý tưởng của bài toán kiểm tra sự phù hợp
Với ý tưởng so sánh mô hình quá trình được mô hình hóa và nhật ký sự
kiện
tương ứng để kiểm tra tính thống nhất giữa chúng, những hành vi của mô hình
quá
8


trình và hành vi được ghi lại trong nhật ký sự kiện được so sánh để tìm ra
điểm tương đồng và khác biệt. Sự thể hiện của không phù hợp phụ thuộc vào
mục đích của mô hình. Nếu mô hình được định hướng để mô tả, thì những
khác nhau giữa mô hình và nhật ký sự kiện thể hiện rằng mô hình cần được cải
thiện để đạt được tính thực tế cao hơn. Nếu mô hình mang tính tiêu chuẩn, thì
những khác biệt có thể được giải thích theo 2 hướng. Một số khác biệt được tìm
thấy có thể thể hiện những chênh lệch không mong muốn, tức là kiểm tra sự phù
hợp cho thấy nên cải tiến quy trình để có thể điều khiển quy trình tốt hơn.
Những khác biệt khác có thể thể hiện những chênh lệch mong muốn. Ví dụ như
người lao động có thể sai lệch để phục vụ khách hàng tốt hơn, hay xử lý những
tình huống không lường trước được trong mô hình quá trình. Trong thực tế tính
linh hoạt và không phù hợp thường tương quan tích cực lẫn nhau.

Khi kiểm tra sự phù hợp, điều quan trọng là xem xét độ lệch từ hai góc
độ: (a) mô hình sai và không phản ánh đúng thực tế (làm thế nào để cải tiến mô
hình?) và (b) những trường hợp đi lệch khỏi mô hình và những hành động khắc
phục cần thiết. (làm sao để cải tiến sự điều khiển để thực thi sự phù hợp tốt
hơn?), kĩ thuật kiểm tra sự phù hợp nên hỗ trợ cả 2 quan điểm này.
1.2.2. Tổng quan một số nghiên cứu về bài toán kiểm tra sự phù
hợp
Kiểm tra sự phù hợp khởi đầu từ nghiên cứu của Cook và cộng sự [7], người
đã giới thiệu các khái niệm về thẩm định quá trình. Họ đề xuất một kỹ thuật so
sánh luồng sự kiện trong mô hình quá trình với luồng sự kiện trong nhật ký thực thi
dựa trên đánh giá sự khác biệt giữa hai chuỗi. Những khái niệm về sự phù hợp
cũng được thảo luận trong bối cảnh bảo mật và an ninh [8], điều chỉnh kinh
doanh [10] và khai phá di truyền [9, 3]. Nhiều nghiên cứu gần đây về khai phá di
truyền cũng đề cập đến vấn đề mô hình quá trình tạo ra quá nhiều hành vi và thí
nghiệm với việc giới thiệu (và đánh giá) của những hành vi trùng lặp trong những
hành vi quan sát được đó [17]. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu: dựa trên
hướng tiếp cận khai phá mờ (Fuzzy mining [18].
Khai phá quá trình và kiểm tra sự phù hợp có thể được thấy trong bối cảnh
rộng hơn của quản lý doanh nghiệp, quá trình kinh doanh thông minh, được đề
cập trong hội nghị BPI 2010 [2], và giám sát hoạt động kinh doanh. Ngoài ra
cũng có một số công cụ BPI, thiết lập dựa trên quy trình quản lý của công ty HP
được thực thi [11]. Bộ công cụ BPI bao gồm một công nghệ được gọi là “BPI
Process Mining Engine”. Zur Muehlen cũng mô tả bộ công cụ PISA, có thể
được sử dụng để trích xuất giá trị hiệu xuất từ những nhật ký luồng công việc
[12]. Phát hiện tương tự được đưa ra bởi

9


ARIS Process Performance Manager (PPM). Công cụ này sau đó mang tính

thương mại và có một phiên bản tùy biến của PPM là Stafware Process
1

Monitor (SPM), được thiết kế theo hướng Staffware . Những công cụ này hỗ trợ
kiểm tra sự phù hợp nhưng thường là đo lường hiệu năng chứ không chú trọng
đến giám sát những hành vi mong muốn hay không mong muốn.

1.3. Một số khái niệm cơ bản về nhật ký sự kiện và mô hình quá
trình
1.3.1.
kiện

Nhật ký sự

Như đã trình bày, dữ liệu đầu vào cho khai phá quá trình là nhật ký sự kiện,
chứa đựng dữ liệu sự kiện về quá trình theo cấu trúc quy định nào đó. Cụ
thể, dữ liệu sự kiện được lưu trữ trong nhật ký sự kiện có cấu trúc như sau:

Hình 1.5: Ví dụ nhật ký sự kiện
1

/>10


Từ cấu trúc nhật ký sự kiện trong Hình 1.5, có thể đưa ra giả định rằng một
quá trình (process) có thể bao gồm nhiều trường hợp (cases) hay cũng có thể gọi là
dấu vết, chúng thể hiện một phiên làm việc của người dùng trong hệ thống. Một
trường hợp có thể chứa nhiều sự kiện (events) được sắp xếp theo trình tự, mỗi sự
kiện chứa một số thuộc tính (attributes). Chẳng hạn như ở ví dụ trên, các thuộc
tính điển hình thường thấy là tên hoạt động (activity), thời gian (time), chi phí

(cost)…. Tuy nhiên không phải lúc nào tất cả các sự kiện đều chứa cùng một tập
thuộc tính. Các sự kiện liên quan đến cùng một hoạt động thì có cùng tập các thuộc
tính.
Theo WMP Van der Aalst [1], có thể tổng quát hóa nhật ký sự kiện trên về
dạng nhật ký sự kiện đơn giản được định nghĩa một cách toán học như sau:
• Cho A là một tập những hành động trong nhật ký sự kiện, một dấu vết
σ là một chuỗi những hành động, tức là σ ϵ A*. Một nhật ký sự kiện
đơn giản L là một đa tập (multi-set) trên tập A tức là L ϵ B (A*).
Trong đó khái niệm đa tập trên tập A có thể hiểu như là nhật ký sự kiện
đơn giản L là một tập hợp của những dấu vết σ, trong đó mỗi dấu vết σ được
thể hiện kèm chỉ số số lần dấu vết đó được thực thi trong nhật ký sự kiện.
Ví dụ: A = { a,b,c,d,e}, có ba dấu vết σ1 = (a,b,c,d) xảy ra 3 lần, σ2 =
(a,c,b,d)
xảy ra 2 lần, và σ3 = (a,e,d) xảy ra 1 lần, khi đó L được biểu diễn như sau:
3

2

L=[ (a,b,c,d) , (a,c,b,d) , (a,e,d)]
1.3.2. Mô hình quá trình
Để tường minh hơn khái niệm mô hình quá trình, xem xét một ví dụ minh
họa sau về quy trình hệ thống phục vụ khách hàng của một công ty A. Khi khách
hàng có vấn đề với sản phẩm, họ liên hệ với trung tâm tiếp nhận cuộc gọi của công
ty này.

Hình 1.6: Ví dụ quá trình của một công ty A
11


Như mô tả trên Hình 1.6, công ty đó có một bộ phận “Front office” có kiến

thức chung và có thể đối phó với hầu hết các trường hợp chung và đơn giản.
Nếu một vấn đề không thể giải quyết được bởi “Front office”, khách hàng sẽ
được giới thiệu đến một “Back office” chuyên môn. Với mỗi cuộc gọi đến,
chúng có một mã số yêu cầu dịch vụ duy nhất, mà có thể được dùng trong những
lần gọi sau của khách hàng để lưu lại trong quy trình phục vụ hoàn chỉnh. Nếu
một sản phẩm thực sự cần sửa chữa và vẫn còn bảo hành, khách hàng sẽ nhận
được một mã số sửa chữa duy nhất và sản phẩm đó được gửi đến cửa hàng sửa
chữa. Ở đó, các sản phẩm đầu vào được sửa chữa nếu có thể, nếu sửa chữa
thành công, nó cần phải được kiểm tra trước khi sản phẩm được chuyển lại cho
khách hàng. Theo nguyên tắc chất lượng, kiểm tra này không được thực hiện bởi
người cùng tham gia sửa chữa. Nếu không thể sửa chữa, thì khách hàng sẽ nhận
được một sản phẩm mới để thay thế.
Mô hình quá trình mô tả quy trình hoạt động trên của công ty A:

Hình 1.7: Mô hình quá trình trực quan của quy trình trong công ty A
Để đơn giản mô hình này được mô tả bởi môt số kí hiệu và cấu trúc không
chính quy. Trong thực tế, có nhiều ngôn ngữ mô hình hóa khác nhau, như
Business Process Modeling Notation (BPMN), Event-driven Process Chains
(EPCs), Unified Modeling Language (UML) Activity diagrams, Petri Nets, Yet
Another Workflow Language
(YAWL).
12


Trước khi xem xét một mô hình quá trình từ một ngôn ngữ mô hình hóa cụ
thể, chúng ta xem xét mô hình quá trình ở mức tổng quan và xem xét một số cấu
trúc chung, xuất hiện khi ánh xạ mô hình quá trình với nhật ký sự kiện. Trong khai
phá quá trình, có một tình huống thường gặp là mô hình quá trình và nhật ký sự
kiện liên quan đến cùng một quá trình tương tự, do đó cần thiết lập một ánh xạ
tương ứng giữa chúng. Đó là một trường hợp, ví dụ, khi một mô hình quá trình

được phát hiện từ nhật ký sự kiện, hay khi một mô hình trước đó cần được so
sánh với nhật ký sự kiện được quan sát của mô hình quá trình.
Để thiết lập một quan hệ giữa những mô hình quá trình và nhật ký sự kiện,
một số khái niệm cơ bản được giới thiệu. Trong một mô hình quá trình trực quan,
những tác vụ thể hiện những hành động trong quá trình thực tế được quan sát, và
những tác vụ này được gán với một nhãn, đại diện cho những hành vi quan
sát được kích hoạt khi những tác vụ này được thực thi.
Định nghĩa 1.1 (Mô hình quá trình trực quan): Một mô hình quá trình trực
quan là một bộ ba (T, L, l ) trong đó:
 T là tập hữu hạn các tác vụ.
 L là tập hữu hạn các nhãn
 l() là một hàm ánh xạ từ tập tác vụ đến tập nhãn.

Hình 1.8: Mô hình quá trình trực quan
Xem xét các mô hình quá trình trực quan được mô tả trong Hình 1.8, mô
hình bao gồm 6 tác vụ, tức là T = {t1, t2, t3, t4, t5, t6}, có liên quan đến hoạt
động của “Front office” và “Back office”. Trong thủ tục được mô tả, một cuộc
gọi được chuyển

13


từ “Front office” sang “Back office” chỉ sau khi nhận được ý kiến của chuyên
gia tư vấn. Hầu hết những tác vụ trong mô hình quá trình được gán cho môt
nhãn, mô tả ở góc bên phải. Các nhãn này thể hiện cho mã hành động được
ghi lại bởi hệ thống thông tin trong trung tâm tiếp nhận cuộc gọi nếu các hoạt
động tương ứng được thực thi. Ví dụ, nhãn được gán với tác vụ „Redirect to
Back Ofice‟ là R, tức là l(t4) = R. tổng cộng, có ba nhãn khác nhau được gán
cho những tác vụ trong mô hình {F, P, R}
⊆ L.

Bởi vì l() là một hàm thành phần, có thể có những tác vụ trong mô hình không
được gán nhãn. Và do đó không thể được quan sát trong nhật ký sự kiện. Các
tác vụ không nằm trong tập những tác vụ được gán nhãn bởi ánh xạ l(), được gọi là
tác vụ ẩn, ngược lại những tá vụ được gán nhãn được gọi là tác vụ hiện.
Trong ví dụ trên, chỉ có t2 là tác vụ ẩn, các tác vụ khác là tác vụ hiện.
Hơn nữa, có thể có nhiều tác vụ trong mô hình quá trình có cùng nhãn,
chúng được gọi là những tác vụ trùng lặp và sự xuất hiện của chúng không thể
được phân biệt trong nhật ký sự kiện. chú ý rằng, tác vụ trùng lặp chỉ xuất hiện từ
quá trình gán nhãn, kể từ khi tác vụ của mô hình quá trình tự phân biệt được (có
thể không bằng tên, nhưng bằn định danh của chúng hay vi trí duy nhất trong đồ
thị).
Trong ví dụ trên, t1 và t5, t3 và t6 là những tác vụ trùng lặp, chú ý rằng
những tác vụ trùng lặp luôn là tác vụ hiện.
1.3.3. Mô hình quá trình đƣợc biểu diễn bởi lƣới
Petri
Lưới Petri [15] được coi là một mô hình quá trình bao gồm một tập thanh
chuyển, một tập vị trí và một tập cung có hướng nối các thanh chuyển và các vị trí
với nhau. Trong đó, thanh chuyển là một thành phần trong mô hình, liên quan đến
một tác vụ hay hành động nào đó có thể được thực thi trong quá trình và được
biểu diễn bởi hình chữ nhật. Vị trí được thể hiện bởi vòng tròn và có thể giữ một
hay nhiều thẻ (thẻ được biểu diễn bởi một chấm đen), sự phân phối của các thẻ
trên các vị trí của mô hình thể hiện trạng thái của mô hình đó.
Thanh chuyển được kích hoạt khi tất cả các vị trí vào của nó (những vị trí
có cung vào thanh chuyển đó) đều chứa ít nhất một thẻ. Và nếu thanh chuyển
được kích hoạt, nó có thể cháy. Quá trình cháy thanh chuyển là quá trình tiêu thụ
một thẻ ở mỗi vị trí vào, và sinh ra một thẻ ở mỗi vị trí ra của thanh chuyển đó
(những vị trí mà thanh chuyển đó có cung ra).

14



Bằng cách này, quá trình cháy thanh chuyển có thể làm thay đổi các đánh
dấu trong lưới Petri (tức là thay đổi sự phân bố các thẻ trên các vị trí trong mô
hình), và do đó trạng thái của quá trình cũng được thay đổi. Điều này làm cho
mô hình lưới Petri có tính động, khi nó có thể thay đổi trạng thái sau mỗi quá
trình cháy thanh chuyển khác nhau.

Hình 1.9: Ví dụ mô hình lưới Petri
Hình 1.9 mô tả một mô hình lưới Petri của quá trình phục vụ khách hàng
đang được xét. Tại trạng thái khởi đầu, có thể thấy một thẻ trong vị trí đầu tiên
của mô hình.

15


Khi thanh chuyển với ký hiệu A cháy, thẻ này sẽ được tiêu thụ và một thẻ khác
sẽ được sinh ra và đặt tại vị trí ra của thanh chuyển A. Sau đó có một sự lựa
chọn giữa B và C, bởi chỉ có một trong hai thanh chuyển này có thể cháy. Bằng
cách này, lưới Petri có thể mô hình hóa cấu trúc lựa chọn. Tương tự như vậy,
nhiều nhánh có thể được kích hoạt trong cùng một thời điểm được minh họa
trong phần được bôi sáng với nhãn “parallel split”. Khi thanh chuyển cháy, hai thẻ
sẽ được sinh ra (mỗi thẻ cho một vị trí ra), cho phép kích hoạt những hành động
độc lập trong hai nhánh đó. Trạng thái của mô hình quá trình chỉ được thể
hiện qua sự phân phối của các thẻ trên những vị trí trong mô hình. Mặc dù lưới
Petri được thể hiện bằng đồ họa như trên hình vẽ, tuy nhiên, chúng cũng
có những định nghĩa toán học chính xác trong ngữ cảnh thực thi của nó, và do đó
nó cũng có thể hoàn toàn được sử dụng mà không cần thể hiện đồ họa.
Lưới Petri là một hình thức mô hình hóa thú vị, nó cung cấp một cân bằng
tốt giữa mô hình hóa và khả năng phân tích [1]. Để phục vụ bài toán kiểm tra sự
phù hợp, định nghĩa của lưới Petri được gán nhãn được đưa ra. Một biến thể

của lưới Petri cổ điển, mô tả tốt hơn những hành động tổng quát của những hệ
thống đồng thời.
Định nghĩa 1.2 (Lưới Petri được gán nhãn): Lưới Petri được gán nhãn là một
bộ năm PN = (P, T, F, L, l) trong đó






P là tập hữu hạn những vị trí.
T là tập hữu hạn những thanh chuyển P∩T = Ø.
F là tập hữu hạn các cung F ⊆ (P×T)∪ (T×P).
L là tập các nhãn.
l là một hàm gán nhãn cụ thể.

1.3.4. Ánh xạ mô hình quá trình và nhật ký sự
kiện
Phần trên đề cập đến mô hình quá trình trực quan, trong đó những hành vi
trực quan được liên kết với những tác vụ trong mô hình bởi những hàm gán nhãn
thành phần l(). Hơn nữa, một nhật ký sự kiện đơn giản đã được xác định,
trong đó mỗi sự kiện trong nhật ký đã được dự kiến nhãn hành động của nó.
Tiếp theo đó, sử dụng những khái niệm trên để liên kết mô hình quá trình và
nhật ký sự kiện bởi giả định rằng tập những nhãn hành động trong nhật ký sự
kiện (A) và tập nhãn trong mô hình quá trình trực quan (L) được so sánh với nhau,
tức là giả định A = L.
Để hình thức quá trình gán nhãn, khái niệm tập nhãn mô hình và tập nhãn
chuỗi cần được định nghĩa.

16



Định nghĩa 1.3 (Nhãn mô hình): Cho một mô hình quá trình trực quan
(T,L,l), tập nhãn mô hình
được
định nghĩa như sau:
;
trong
đó dom (l) là miền giá trị của l ().
Định nghĩa 1.4 (Nhãn chuỗi): Cho một nhật ký sự kiện E, tập nhãn chuỗi
được định nghĩa ∪
trong đó set() là hàm chuyển chuỗi thành tập
hợp thành phần.
Như vậy tập nhãn mô hình là tập con của tập nhãn L được gán cho những
tác vụ trong mô hình trực quan, tức là
⊆ . tương tự ⊆
.

Hình 1.10: Minh họa không gian ánh xạ của mô hình và nhật ký sự kiện
Có thể thấy, không phải nhất thiết mọi nhãn mô hình
phải thực sự được
quan sát. Ví dụ, nó có thể xảy ra như là một hành động thay thế nào đó trong
mô hình quá trình trực quan, nhưng đã không được ghi nhận bởi một nhật ký
sự kiện. Trong hình trên (a) là tập những nhãn không được quan sát (nhưng thực
tế là có thể xảy ra) của mô hình quá trình trực quan
. (b) Những nhãn
được quan sát liên kết với mô hình quá trình trực quan ∩ . (c)
có thể là
những trường hợp mà những sự kiện trong nhật ký mà những nhãn hành động của
nó trong

không được liên kết với bất kì tác vụ nào được quan sát
trong mô hình quá trình trực quan. Những lý do dẫn đến điều này có thể là những
hành động trong quá trình kinh doanh thực tế thường được ghi lại ở một mức độ
cụ thể hơn là chúng được thể hiện trong mô hình quá trình. Nhật ký sự kiện có
thể bao gồm một số loại sự kiện mang tính giai đoạn của một hành động như
lập lịch, bắt đầu, hay hoàn thành,… trong khi đó, trong mô hình quá trình
những hành động tương ứng chỉ được thể hiện bởi một tác vụ đơn duy nhất mà
không chia ra những giai đoạn cụ thể. Hơn nữa, có thể có các sự kiện ở mức độ
thấp liên quan đến những mã lỗi và thông điệp hệ thống. Vì vậy, nhật ký sự
kiện nằm ngoài phạm vi của mô hình, ví dụ như tập (c) thường bi loại bỏ, điều
này được thực thi hoặc trong bước lọc trước khi áp dụng thuật toán phát hiện
quá trình, hoặc trong bước ánh xạ một mô hình quá trình và nhật ký sự kiện đã
có. Trong quá trình ánh xạ, ta chỉ xem xét những ánh xạ tới miền giá trị của
, những nhãn hành động ngoài bị loại bỏ.

17


1.4.
Quan hệ giữa kiểm tra sự phù hợp với phù hợp kinh doanh và
kiểm toán
Khai phá quá trình kết nối khai phá dữ liệu với mô hình hóa quá trình kinh
doanh, do đó tồn tại quan hệ giữa kiểm tra sự phù hợp với phù hợp kinh doanh và
kiểm toán.
Mục đích của phù hợp kinh doanh là đảm bảo rằng hệ thống thông tin và
quá
trình kinh doanh thực tế là phù hợp tốt. Con người nên được hỗ trợ bởi hệ thống
thông tin hơn là làm việc sau lưng nó để thu được những thứ đã được thực
hiện rồi. Không may là thường có những chênh lệch giữa hệ thống thông tin ở
một bên và những quy trình thực tế và nhu cầu của người lao động và quản lý ở

một bên. Có nhiều lý do như. Thứ nhất hầu hết các tổ chức sử dụng phần mềm
sản phẩm, tức là những phầm mềm chung không được phát triển cho một tổ chức
cụ thể. Mặc dù những hệ thống này đã được cấu hình nhưng những nhu cầu
cụ thể của mỗi một tổ chức là khác nhau so với những gì đã được hình dung bởi
những nhà phát triển phần mềm. Thứ hai, những quy trình có thể thay đổi nhanh
hơn hệ thống thông tin, do ảnh hưởng từ bên ngoài. Cuối cùng có thể có những
bên liên quan khác nhau trong tổ chức, có những yêu cầu mâu thuẫn, tức là nhà
quản lý thì muốn thực thi một thủ tục công việc cố định trong khi một người làm
việc có kinh nghiệm thì lại muốn có một thủ tục mềm dẻo hơn để phục vụ khách
hàng tốt hơn.
Kiểm tra sự phù hợp có thể hỗ trợ trong việc cải thiện sự liên kết giữa hệ
thống thông tin, quá trình kinh doanh và tổ chức. Bằng việc phân tích quy trình thực
tế và dự đoán những khác biệt, những hiểu biết mới có thể thu được cho thấy làm
thế nào để cải tiến sự hỗ trợ bởi hệ thống thông tin.
Thuật ngữ kiểm toán chỉ việc đánh giá cách thức tổ chức và những quy trình
hoạt động trong một doanh nghiệp. Nó được thực hiện để kiểm tra xem những
quy trình kinh doanh có được thực hiện trong một phạm vi nhất định được thiết
lập bởi nhà quản lý, chính quyền hay những bên liên quan hay không. Sự vi phạm
những quy tắc này có thể chỉ ra gian lận, sơ suất, rủi ro và thiếu hiệu quả. Theo
truyền thống thì kiểm toán viên chỉ có thể đảm bảo rằng quy trình kinh doanh
được thực thi trong phạm vi xác định được thiết lập. Tuy nhiên ngày nay những
thông tin chi tiết về quy trình đang được ghi lại trong những hình thức nhật ký
sự kiện, cơ sở dữ liệu, các bản ghi giao dịch, kho dữ liệu,… do đó hình thức
kiểm tra các mẫu nhỏ ngoại tuyến không còn phù hợp nữa, thay vào đó, tất cả
các sự kiện trong quy trình kinh doanh có thể được đánh giá và công việc này có
thể được thực thi trong khi quy trình vẫn đang vận hành. Tính

18



×