Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI DỰ THI KIẾN THỨC LIÊN môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 20 trang )

BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”
1. Tên hồ sơ.
Tích hợp liên môn vào bài 17 tiết 20 “Vùng trung du miền núi Bắc Bộ”.
sgk địa lí 9.

2. Mục tiêu dạy học :
- Hưởng ứng cuộc thi do Phòng giáo dục tổ chức: học sinh sẽ học theo
phương pháp tích hợp. Đây là xu hướng dạy học hiện đại mà nhiều quốc gia
trên thế giới tiến hành thành công.
- Khoa học Địa Lí có nội dung rất rộng nhưng dễ tìm kiếm để phục vụ cho
dạy học tích hợp ( qua internet để khai thác các nguồn học liệu từ website
giáo dục violet, tailieu.com.vn, giaoan.com.vn...; từ các phần mềm World
Atlats, Encarta... ; từ các niên giám thống kê và nhất là sự giao thoa kiến
thức với tất cả các môn học ở trường trung học cơ sở.
→ Phải nói rằng là rất thuận lợi để dạy học tích hợp liên môn, xuyên môn
vừa tránh chồng chéo, vừa đảm bảo tính toàn diện và hiện đại của kiến thức
Địa Lí.
- Hiện nay, học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp
cho các em phát huy được năng lực tư duy, khuyến khích sự sáng tạo. Việc
học tập như thế này sẽ có những tác dụng:
a. Tạo ra sự hứng thú trong học tập, tiết học, buổi học, bớt khô cứng, căng
thẳng.
b. Học sinh nào cũng có những quan điểm, cái nhìn riêng về một vấn đề.
c. Trao đổi được quan điểm, kiến thức, thế mạnh của nhau.
d. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, tự
nghiên cứu.
e. Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, đặt biệt là kỹ năng sống.
- Đối với giáo viên: dạy học tích hợp hoàn toàn khả thi vì nó đảm bảo cho
giáo viên thực hiện tốt 4 nguyên tắc cơ bản của giáo dục:
+ Tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh
+ Tính hệ thống và liên hệ thực tế


+ Tính giáo dục
+ Tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh
- Đối với thực tiễn đời sống xã hội :
+ Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích
hợp.( Cùng một hiện tượng nhưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong mỗi nguyên nhân lại cùng chịu tác động đồng thời từ hàng loạt

1


các yếu tố khác nữa. ) Vậy, dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh
thích nghi tốt trong đời sống và sản xuất hiện đại.
3. Đối tượng dạy học :
Khối 9 trường THCS Minh Hà.
4 Thiết bị dạy học, học liệu :
a. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về các dân tộc.
- Máy vi tính, máy chiếu... là phương tiện hiện đại để dạy học Địa Lí vì có
khả năng cung cấp thông tin khá đa dạng, phong phú ( chữ, hình ảnh tĩnh và
động, âm thanh ) → rất hấp dẫn sự theo dõi của người học.
- Video nhạc.
b. Học liệu:
- Sách giáo khoa địa lí, công dân, sinh học, ….
- Atlat Việt Nam.
5. Hoạt động dạy học và các tiến trình dạy học :
5a. Các hình thức tích hợp cơ bản :
- Có 3 hình thức tích hợp cơ bản là : liên môn, xuyên môn và nội môn. Bài
dự thi chủ yếu chú trọng tích hợp liên môn:

Tích hợp liên môn :
Là hình thức tích hợp được chú trọng nhất. Đây là hướng tích hợp mở rộng
ra tất cả các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội:
* Môn giáo dục công dân
- Giáo dục công dân lớp 7 bài 14 “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên”.
+ HS hiểu vai trò và ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và phát
triển của con người, xã hội.
+ Hậu quả của ô nhiễm môi trường.
* Môn địa lý
- Địa lý 8 bài 42 “ miền bắc và đông bắc bắc bộ”. Bài 43 “miền tây bắc
và bắc trung bộ”
+ HS ôn lại vị trí của khu vực Tây Bắc và Đông bắc.
+ Hậu quả của suy giảm tài nguyên thiên nhiên của vùng.
* Môn sinh học
- Sinh học lớp 9 bài 53” Tác động của con người đối với môi trường”, bài
54,55” Ô nhiễm môi trường”, bài 56” Thực hành tìm hiểu môi trường địa
phương”.
+ Hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
2


+ Hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, từ đó đề xuất các
biện pháp khắc phục, nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác
chống ô nhiễm môi trường.
- Ngoài ra, còn tích hợp môn Ngữ văn, lịch sử và âm nhạc.
5b. Cách tổ chức dạy học và phương pháp dạy học :
- Để có 1 tiết dạy học tích hợp của môn Địa Lí trên lớp, tôi xác định có 4

bước chuẩn bị cơ bản :
- Xác định giáo cụ trực quan và mức độ tích hợp cho bài học
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp
- Xác định hình thức tích hợp và hướng khai thác giáo cụ trực quan
- Xác định hệ thống câu hỏi mang tính sát thực với nội dung, có liên hệ thực
tế và tính phân hóa được dẫn dắt từ dễ đến khó
_ Tạo môi trường tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học
với người học, giữa người dạy với người dạy.
→ Giúp cho học sinh và giáo viên tự tin bày tỏ ý kiến cá nhân, tạo điều kiện
học tập và giảng dạy với tính tự lập và liên kết nhóm, tính sáng tạo ngày
càng được phát huy.
6. Thuyết trình tiến trình thực hiện phương pháp dạy học tích hợp :
( thông qua ý tưởng thiết kế cho tiến trình 1 tiết dạy Địa Lí bình thường )

3


SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Bài 17 : VÙNG NÚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với
việc phát triển kinh tế - xã hội .
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và
những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .
- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối
với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí , giới hạn của vùng.,
- Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên,

phân bố một số khoáng sản của vùng.
- Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của
vùng .
3. Thái độ:
- Ý thức được việc phát triển kinh tế , nâng cao đời sống các dân tộc trong
vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .
II. Chuẩn bị giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa . Atlat địa lí Việt Nam
- Tài liệu sưu tầm về vấn đề ô nhiễm ở địa phương.
- Sưu tầm những bài hát, bà thơ, bài văn viết về chủ đề vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ :
- Trả bài kiểm tra .
2. Bài mới :

4


Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
tích hợp
Tích hợp
liên
Giới thiệu bài mới:
môn: âm Gv mở đoạn video gồm nhạc và các hình

nhạc
ảnh về Trung du miền núi Bắc Bộ.
Nơi đây nổi tiếng với những điệu múa
khèn đặc trưng của dân tộc Mông, dân tộc
Thái với 32 điệu xòe nổi tiếng...Nhiều nhạc
sĩ đã lấy cảm xúc từ vùng đất này để sáng
tác nên nhiều bà hát rất hay như "Hà
Giang quê hương tôi", "chiếc khăn Piêu",
"chuyện tình hoa Ban" ...... Vậy thì ngày
hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu những
nét chung nhất về tự nhiên, dân cư xã hội
cũng như lịch sử của vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ này.
+ Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn
lãnh thổ.( cả lớp )(8 - 10 phút )
Gv: Treo bản đồ tự nhiên vùng:
? Dựa vào H 17.1 và bản đồ: Xác định vị
trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng?
Hs: Lên bảng xác định.

Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ

Ghi bảng
I Vị trí địa lí và
giới hạn lãnh thổ
1. Vị trí

- Là vùng lãnh thổ
phía Bắc đất nước:

+ Phía Bắc giáp:
Trung Quốc.
+ Phía Tây: giáp
Lào.
+ Phía Đông Nam:
giáp biển.
+ Phía Nam: giáp
Đồng bằng sông
Hồng và Bắc Trung
Bộ.

5


Tích hợp Gv: Bảng diện tích và dân số của các vùng
liên
kinh tế trung du miền núi và cả nước: năm
môn:
2012
toán học Nội dung
Vùng
Cả nước
trung du
miền núi
Bắc bộ
Diện tích
101.000
332.000
2
(km )

Dân số
12
89
(triệu
người)
Gv: Dựa vào bảng số liệu trên hãy tính
diện tích và dân số của vùng so với cả
nước?
Hs: tính và trả lời (diện tích: 30,4 % cả
nước. Dân số: 13,5 %)
Gv: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa như
thế nào đối với tự nhiên kinh tế xã hội và
an ninh quốc phòng ?
Hs: Có điều kiện giao lưu kinh tế xã hội
với Đb. Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, các
tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.
Tích hợp Có vị chí chiến lược về an ninh quốc
liên
phòng.
môn;
Gv mở rộng:
Lịch sử
Vùng Đông Bắc có vai trò xung yếu trong
an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt
Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc
xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước
tiên. Nơi đây có các con đường được các
nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm
lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn, đường
bộ ven biển ở Quảng Ninh, và đường biển

trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng
Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa
quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm
ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này
trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi

2. Lãnh thổ: chiếm
1/3 diện tích lãnh
thổ, có đường bờ
biển dài.

 Ý nghĩa: dễ giao
lưu với trong và
ngoài nước, lãnh
thổ giàu tiềm năng.

6


Lăng, trận Như Nguyệt, các trận Bạch
Đằng, v.v... Thời kỳ kháng chiến chống
Pháp cũng có các trận đánh lớn như chiến
dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới
thu đông (1949), v.v... Cuối thập niên 1970
và trong thập niên 1980, quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc đã tấn công dữ dội
Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên
giới ở vùng Đông Bắc.
Hoạt động 2 :Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( Cả lớp, nhóm )
( 15 – 20 phút )

Nội
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
dung
tích
hợp
GV: Dựa vào H 17.1 và kiến thức đã học cho II Điều kiện tự
biết: Đặc điểm chung của điều kiện tự nhiên nhiên

tài
vùng?
nguyên thiên nhiên
Hs: Dựa vào sgk trả lời
Gv: Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi bắc
bộ và châu thổ sông Hồng có tên là gì? 1. Đặc điểm: địa
Thuận lợi để phát triển ngành kinh tế nào?
hình cao, cắt xe
Hs: Vùng trung du Bắc Bộ dạng đồi bát úp, mạnh, khí hậu có
có giá trị kinh tế lớn.
mùa đông lạnh,
Đồi chè – Phú Thọ
nhiều loại khoáng
sản, trữ lượng thuy
điện dồi dào.

7


Tích
hợp

liên
môn:
Ngữ
văn

Vẻ đẹp đất nước được Tố Hữu nhìn qua
không gian vùng trung du Bắc Bộ:
Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.
Nắng cháy sông Lô hò ơ tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca.
(" Ta đi tới"- Tố Hữu)
Đến với nơi đây ta không chỉ chiêm ngưỡng
vẻ đẹp nên thơ, hữu tình của cảnh sắc thiên
nhiên mà còn được thưởng thức bát nước
chè xanh dịu mát có tuổi đời cả trăm năm và
giữa đồi chè xanh ngút ngàn ấy là những
thân cọ cao vút, tán lá xòe rộng, phớt phơ
trong gió.
? Xác định vị trí của hai tiểu vùng ở vùng
trung du miền núi Bắc Bộ?
Hs: Lên bảng xác định
THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian: 3 phút
Nội dung:
Nhóm 1 và 2: Nêu sự khác biệt về điều kiện
tự nhiên giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông
Bắc:
Nhóm 3 và 4: Nêu sự khác biệt về thế mạnh
kinh tế giữa hai tiểu vùng?

Hs: Thảo luận và trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
? Qua phần thảo luận, hãy nêu những thế
mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng?
Hs:
- Tài nguyên khoáng sản, thủy điện phong
phú đa dạng.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa
đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp
cận nhiệt và ôn đới.
- Phát triển kinh tế biển.
- Du lịch sinh thái

2. Thuận lợi: Tài
nguyên thiên nhiên
phong phú tạo điều
kiện phát triển kinh
tế đa ngành.

8


Vịnh Hạ Long

Tích
hợp
liên
môn
(giáo
dục

công
dân,
sinh
học)

Gv: Dựa vào H17.1 và bản đồ tự nhiên xác
định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit và
các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy
điện: s.Đà, s.Lô, s.Chảy, s. Gâm.
Hs: Lên bảng xác định.
Gv: Nêu những khó khăn về tự nhiên của
vùng trung du miền núi Bắc Bộ?
Hs: Trả lời
Gv: cho hs làm bài tập trắc nghiệm: trong
các giải pháp dưới đây, những giải pháp nào
có thể áp dụng nhằm góp phần bảo vệ tài
nguyên môi trường ở vùng trung du miền
núi Bắc Bộ:
a. Trồng và bảo vệ rừng.
b. Xây dựng các hồ chứa nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
c. Khai thác và sử dụng hợp lí các tài
nguyên.
d. Thực hiện tốt chính sách định canh
định cư, chấm dứt tình trạng đốt rừng
làm nương rẫy.
Hs: Trả lời
Gv: Dựa vào tài liệu đã sưu tầm hãy cho biết
vấn nạn ô nhiễm làng nghề ở Thạch Thất?
Hs: Dựa vào tài liệu sưu tầm trả lời.

Gv mở rộng:
Thạch Thất là huyện có nhiều làng nghề
truyền thống đang có tốc độ phát triển

3. Khó khăn:
- Địa hình bị chia
cắt.
-Thời tiết diễn biến
thất thường.
-Xói mòn, sạt lở
đất, lũ quét…

9


nhanh, nhiều cụm công nghiệp. Các làng
nghề ngày càng mở rộng và có quy mô sản
xuất lớn hơn trước. Máy móc đã thay thế
nhiều công đoạn làm thủ công nhưng cũng
kèm theo đó là vấn nạn ô nhiễm đang ngày
càng gia tăng: Ô nhiễm môi trường làng
nghề ở Thạch Thất chủ yếu là ô nhiễm
không khí do bụi chà gỗ, bụi sơn, hơi dung
môi pha sơn và ô nhiễm nước do mạ kim
loại, cùng với đó là ô nhiễm tiếng ồn và ô
nhiễm rác thải trong quá trình sản xuất.
Báo Hà Nôị mới số ra ngày 21-10-2013
đăng bài "Xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất:
Rác thải ngập đường liên xã", phản ánh tình
trạng toàn bộ lượng rác thải được 11 tổ thu

gom rác ở 11 thôn của xã Canh Nậu vận
chuyển ra đổ bừa bãi tại đồng Mâu (xã
Canh Nậu).

Gv: Nếu là 1 lãnh đạo tài nguyên môi trường
theo em cần có những giải pháp nào để góp
phần bảo vệ môi trường địa phương ?
Hs : Liên hệ
- Tuyên truyên, giáo dục ý thức cho người
dân.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lí cơ sở
gây ô nhiễm môi trường.
- Đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường

10


Hoạt động 3 : Đặc điểm dân cư xã hội . Cặp, cá nhân ( 8 - 10 phút )
Nội
dung
tích
hợp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

? Dựa vào sgk, kể tên các tỉnh thuộc Trung
du miền núi Bắc Bộ?
Hs: Đông Bắc: 11. Tây Bắc: 4.

? Trung du miền núi Bắc Bộ có các dân tộc
nào? Đặc điểm sản xuất của họ là gì?
Hs: Trả lời

III Đặc điểm dân
cư, xã hội
1 Đặc điểm:
- Là địa bàn cư trú
của nhiều dân tộc ít
người
(Thái,
Mường,
Dao,
Mông). Người Việt
(Kinh) cư trú hầu
hết các địa phương.

Dân tộc Thái

Tích
hợp
môn
toán

Dân tộc Dao
? Quan sát bảng 17.2, hãy phân tích dân cư
xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây
Bắc? Nhận xét?
Hs: Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư
xã hội cao hơn Tây Bắc.


- Giữa Đông Bắc
và Tây Bắc có sự
chênh lệch lớn về
trình độ phát triển
11


Gv: So sánh, nhận xét về sự phát triển dân
cư xã hội ở trung du miền núi Bắc Bộ so với
cả nước? Biện pháp giải quyết?
Hs: So sánh, nhận xét theo bảng số liệu.
toàn vùng thấp hơn mức trung bình của cả
nước.
Thảo luận cặp, bàn:
Những điều kiện dân cư và xã hội trên có ảnh
hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế
xã hội của vùng?
Hs: Thảo luận, trình bày, nhận xét.
Gv: Chuẩn kiến thức
Gv mở rộng về kinh nghiệm canh tác trên đất
dốc:

dân cư, xã hội.
- Đời sống đồng
bào các dân tộc
bước đầu được cải
thiện nhờ công
cuộc đổi mới.


2 Thuận lợi:
+ Đồng bào dân tộc
có kinh nghiệm sản
xuất (canh tác trên
đất dốc, trồng cây
công nghiệp, dược
liệu, rau quả cận
nhiệt và ôn đới…).

Ruộng bậc thang
Canh tác trên ruộng bậc thang: Chủ động
tưới tiêu, chống xói mòn, tận dụng đất trồng
cây lương thực….
Ngoài canh tác trên ruộng bậc thang , đồng
bào dân tộc còn biết dẫn nước bằng hệ thống
"mương, phai, lái, lin" và ''guồng nước'' - nét
đặc trưng của dân tộc Thái nổi tiếng từ ngàn
đời nay:

12


Hệ thống Lin

+ Đa dạng về văn
hóa.Phát triển du
lịch.
Guồng nước

Điệu múa xòe Việt Bắc


Hang Pác Pó (Cao Bằng)

13


3. Khó khăn:
+ Trình độ văn hóa,
kĩ thuật của người
lao động còn hạn
chế.
+ Đời sống người
dân con nhiều khó
khăn

Lớp học vùng cao
Gv: Đảng và Nhà nước hiện nay có những
biện pháp nào nhằm khắc phục các khó khăn
trên?
Hs: Dựa vào sgk trả lời.
3 Củng cố
A Hoàn thành bảng sau:
Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ:
Tiểu vùng Điều kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế
Đông bắc
Địa hình: núi trung bình và - …………………………
núi thấp.
- …………………………
Khí hậu: nhiệt đới ẩm có mùa -………………………….

đông lạnh nhất nước ta.
- ………………………
Tây bắc
Địa hình: núi cao, chia cắt -…………………………..
sâu.
-…………………………..
Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa -…………………………
đông ít lạnh hơn.
B Dựa vào tài liệu đã sưu tầm hãy kể tên những bài hát, những bài thơ, bài
văn hoặc ca dao lấy chủ đề vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Qua đó, em hãy
nêu những suy nghĩ của em về vùng đất này?
Gợi ý:
Những bài hát:
1. Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác. Tác giả: Hoàng Long - Hoàng Lân
2. Cô giáo về bản - Tác giả: Trung Hùng Cường
3. Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi. Tác giả: Văn Kí

14


4. Người Mèo ơn Đảng. Tác giả: Thanh Phúc.
5. Xuân về bản Mông. Tác giả: Tiến Vượng
......
Những bài thơ, bài văn, ca dao:
1. Lặng lẽ Sapa
2. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
3.
4.
5.
.....

--> Cảm nghĩ:
4 Dặn dò
a. Học bài. Trả lời câu hỏi sgk65.
b. Chuẩn bị bài sau:
 Tìm hiểu đặc điểm kinh tế vùng Trung du miền núi Bắc bộ:
- Xác định trên H 18.1: các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung
tâm công nghiệp luyện kim cơ khí, hóa chất?
- Cho biết các cây lương thực chính ở vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ? Phân bố chủ yếu ở đâu?
- Căn cứ vào H18.1: Xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu
năm chè, hồi? Tại soa cây chè lại trồng nhiều ở vùng này.
 Sưu tầm tư liệu về thuy điện Hòa Bình.

15


7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên
môn được sử dụng trong bài.
- Cách thức đánh giá: Làm sơ đồ tư duy theo cá nhân: nội dung bài 17:
vùng trung du miền núi Bắc Bộ:
Nội dung chấm:
+ Đúng nội dung kiến thức: 4 điểm
+ Đảm bảo tính thẩm mĩ: 3 điểm
+ Sáng tạo: 3 điểm
Hình thức làm bài: về nhà hôm sau nộp
- Một số sản phẩm của các em:

16



17


18


Canh nậu, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện:
1. Kiều Thị Lưu
2.Bùi Thị Lanh

19


20



×