Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

chủ đề trong an dương vương mị châu trọng thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.14 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

BÁO CÁO HỘI THẢO KHOA HỌC
BÀN VỀ CHỦ ĐỀ CỦA TRUYỀN THUYẾT AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ
MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY

Sinh viên: Trần Thị Hường
Lớp

: K40B

Người hướng dẫn: TS. La Nguyệt Anh

Xuân Hòa, 4/2015
1


Tóm tắt
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một truyền thuyết đa chủ đề. Về
chủ đề của truyền thuyết này từng có nhiều ý kiến khác nhau. Việc xác định cách
hiểu đúng chủ đề của truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy sẽ
giúp người tiếp nhận có thêm cơ sở cho những nghiên cứu sau này. Ý thức được
điều đó, ở bài viết này, tác giả báo cáo tập trung bàn luận xung quanh một số ý kiến
về chủ đề truyện.
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy [3, 39-44] là một truyền thuyết đa
chủ đề. Về chủ đề của truyền thuyết này từng có nhiều ý kiến khác nhau. Việc xác
định cách hiểu đúng chủ đề của truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu –
Trọng Thủy sẽ giúp người tiếp nhận có thêm cơ sở cho những nghiên cứu sau này. Ý
thức được điều đó, ở bài viết này, tác giả báo cáo tập trung bàn luận xung quanh một


số ý kiến về chủ đề truyện.
2.NỘI DUNG
2.1.Khái niệm về chủ đề
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương tiện chính yếu của đề tài hình
thành và được biểu hiện trên cơ sở đề tài. Nếu khái niệm đề tài giúp ta xác định: tác
phẩm viết về cái? Thì khái niệm chủ đề lại giải đáp câu hỏi: Vấn đề cơ bản của tác
phẩm là gì? Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi ,
tô đậm , nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất [2, 52].
2.2. Khảo sát các ý kiến bàn về chủ đề chủ đề truyền thuyết An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thủy
Những năm 1960 và 1961, nhân dịp vở cải lương Công chúa Mỵ Châu do Song
Bân biên soạn được trình diễn, trên tạp chí Nghiên cứu văn học đã có một cuộc tranh
luận gồm nhiều bài viết về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Theo Hoàng Tiến Tựu, cuộc tranh luận xoay quanh mấy điểm chính sau:
- Xác định chủ đề của truyện Mị Châu – Trọng Thủy
- Đánh giá các nhân vật, chủ yếu là nhân vật Trọng Thủy
- Xác định dị bản của truyện
Về chủ đề của truyện, có ba ý kiến chính:
- Thứ nhất, coi “vấn đề cảnh giác chính trị” là chủ đề của tác phẩm.
- Thứ hai, cho rằng truyện nhằm nêu lên “tấn bi kịch về tình yêu”.
- Thứ ba, cho rằng truyện nhằm “thanh minh cho An Dương Vương” và “minh
oan cho Mị Châu” [4, 59].
2


Đến nay ý kiến bàn về chủ đề của truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy chưa hẳn đã thống nhất. Nhưng có 2 ý kiến là được nhiều người chấp
nhận hơn cả, đó là :
- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy với chủ đề về quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy với chủ đề về thế
sự và tình yêu.
2.3. Phân tích và đánh giá các quan điểm về chủ đề của truyền thuyết An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
2.3.1. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy với chủ
đề về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
Trong buổi đầu xây dựng đất nước , An Dương Vương đã rất có công với dân
tộc. Ông cho xây dựng thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh
phúc . Việc xây dựng thành Cổ Loa gặp phải rất nhiều khó khăn may nhờ có sự giúp
đỡ của Rùa Vàng mà chỉ nửa tháng sau thành đã được xây xong . Sự thành công của
An Dương Vương không đơn giản là nhờ lực lượng thần thánh đứng về phía An
Dương Vương mà nó là kết quả của sự kết hợp sức mạnh , tài trí của con người và
sự giúp đỡ của thần linh. Việc đánh bại thế lực ma quỷ để xây thành có sự kết hợp
giữa lòng dũng cảm của An Dương Vương và sức mạnh của Rùa Vàng ; chế nỏ thần
ngoài sự giúp đỡ của thần cũng có sự góp công của Cao Lỗ.
Như vậy ta thấy quá trình xây dựng thành hay chính là quá trình xây dựng đất
nước là điều vô cùng khó khăn nhưng nhờ tài trí , sự đoàn kết hợp lực của nhân dân
và sự giúp đỡ của thần linh mà con người đã thành công và kết quả là đã xây dựng
xong thành Cổ Loa.
Chính vì việc xây dựng được thành Cổ Loa lại thêm có sự giúp đỡ của Nỏ thần
mà An Dương Vương đã sinh ra tự mãn. Ông đã mơ hồ về bản chất ngoan cố của
bọn xâm lược nên mở đường cho con trai kẻ thù vào làm nội gián . Sự thất bại của
An Dương Vương cũng không phải hoàn toàn là do đánh mất vật thần mà Rùa
Vàng ban tặng , nó đã nhem nhóm ngay khi An Dương Vương mất cảnh giác làm
thân với Triệu Đà giao cho Mị châu trông nom nỏ thần , chủ quan khi quân địch kéo
đến…Nguyên nhân chính là sự chủ quan khinh địch , phó thác hoàn toàn vào sức
mạnh thần thánh của nỏ thần . Sự chiêu tuyết của Mị Châu cuối truyện đã nói rõ
điều đó…
Nếu như kì tích xây thành Cổ Loa là một chiến thắng vẻ vang mang tính huyền
thoại thì sự thất bại lần này của An Dương Vương mang tính hiện thực sâu sắc. Lỗi

làm mất nước một phần là do tình yêu mù quáng của Mị Châu nhưng cũng một phần
là do sự chủ quan của An Dương Vương. Những hình ảnh tiếp theo là An Dương
3


Vương tự tay chém con gái mình , đây là cách nhân dân chuộc lỗi cho An Dương
Vương đồng thời vừa là cái giá đau đớn nhất mà An Dương Vương phải trả cho lỗi
lầm này. Nhưng nhân dân ta luôn rất rộng lượng với những người anh hùng bởi “
cảm hứng chủ đạo của tác giả dân gian trong truyện vẫn ngợi ca , khẳng
định”[1,76] .Chính vì vậy cũng như bao người anh hùng trong truyền thuyết khác
An Dương Vương và Mị Châu cũng đi vào cõi bất tử với chi tiết hóa thân ở cuối
truyện. An Dương Vương được Rùa Vàng đưa về thủy cung , Mị Châu sau khi bị
vua cha giết thì xác biến thành đá , máu biến thành ngọc trai (trong bản 1 có chi tiết
Mị Nương được thiên đồng ngọc nữ đón về thiên cung , nhân vật được bất tử hóa ).
Trong tâm thức của nhân dân , An Dương Vương sống mãi trong niềm tự hào về
một vị vua đã có công tạo dựng một thời đại huy hoàng trong lịch sử , Mị Châu thì
in dấu bởi tấm lòng trinh trắng , thủy chung . Cả hai đã trở thành những thánh mẫu
trong lòng nhân dân.
Qua đây ta thấy được rằng xây dựng được đất nước đã khó nhưng để đất nước
được hòa bình , ổn định và phát triển thì còn khó hơn , nó đòi hỏi mỗi con người
chúng ta phải luôn có cái nhìn đúng với bản chất kẻ thù của mình không được chủ
quan khinh địch , đề cao cảnh giác .
2.3.2. Có ý kiến khác lại cho rằng chủ đề của truyền thuyết An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là chủ đề về thế sự và tình yêu .
Ngoài chủ đề về dựng nước và giữ nước thì truyền thuyết An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thủy còn xoay quanh câu truyện về mối tình của Mị Châu Và
Trọng Thủy .
Nếu xét dưới góc độ của một người con gái bình thường đang yêu một cách
cuồng nhiệt thì quả thật Mị Châu đã làm tròn trách nhiệm với con tim mình . Tình
yêu của nàng thật đẹp đẽ , trong sáng , nàng yêu hết mình và hiến dâng tất cả cho

người mình yêu vì vậy nàng đã vô tình trở thành thủ phạm dẫn đến bi kịch mất
nước . Văn hào Pháp Balzac từng viết một câu nghe đau xót và thấm thía vô cùng :
“Mọi sai lầm của đàn bà đều do lòng tin mà ra : tin ở chữ Chân chữ Thiện”
Còn Trọng Thủy ngay từ đầu khi bước chân vào thành Cổ Loa hắn đã lộ
nguyên hình là tên nội giám thâm độc , hắn luôn đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng
đầu . Bì ổi hơn hắn lợi dụng luôn cả người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế , hắn
quả là một kẻ tham lam và gian trá . Chính vì lẽ đó Trọng Thủy đã làm tròn cả chữ
Trung lẫn chữ Hiếu nhưng tiếc thay hắn lỡ đánh rơi mất chữ Tình . Trái với Mị
Châu Trọng Thủy để cái đầu lạnh để nguội trái tim mình . Nhưng hành động đầy
toan tính của hắn đã giúp hắn tạo nên cái bẫy để đưa cha con Mị Châu vào bi kịch
4


mất nước nhưng từ thủ phạm hắn biến thành nạn nhân của chính mình trong tấn bi
kịch tình yêu.
Và Mị Châu đến cuối cùng thì nàng đã nhận ra được lỗi lầm của mình ; nhưng
nàng vẫn phải nhận một sự trả giá rất đắt đó là cái chết không toàn thây do chính
bàn tay của cha đẻ mình . Còn Trọng Thủy cũng phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn
chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất , bản thân hắn cũng lao đầu xuống
giếng để tự kết liễu cuộc đời mình . Chính bi kịch mất nước đã tạo nên bi kịch tình
yêu và bi kịch tình yêu đã mở đường cho bi kịch mất nước . Qua câu chuyện tình
yêu giữa Trọng Thủy và Mị Châu nhân dân ta đã gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc:
Cuộc đời này hiện chưa có chỗ cho sự tin yêu vô điều kiện , bởi vậy muốn cuộc
sống của mình an toàn và tốt đẹp con người không thể chỉ có tình cảm và đạo đức ,
mà nhất thiết còn phải có một lý trí sáng suốt và tỉnh táo và chỉ có tình yêu chân
thành mới được đền đáp xứng đáng , tình yêu không bao giờ đồng hành với những
âm mưu , toan tính thấp hèn , với tham vọng cướp nước.
Chi tiết đem ngọc trai Mị Châu rửa ở giếng nước Trọng Thủy thì ngọc sáng
ngời lên là chi tiết nhân dân thể hiện sự cảm thông cho số phận tình yêu của họ .
Nhân dân là những người có cái nhìn khách quan công bằng về những nhân vật lịch

sử . Trọng Thủy làm tròn chữ hiếu nên phá vỡ chữ tình . Một người như Trọng
Thủy không thể hóa thân thành thánh mẫu như Mị Châu hay An Dương Vương .
Hình ảnh giếng nước Trọng Thủy là sự nhắn nhủ về mối tình không vẹn toàn , thể
hiện sự thương cảm của nhân dân đối với tình yêu trong cơn loạn li. Đúng như nhận
định của nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại “nhân dân tỏ ra rất thông rộng , thấu hiểu
hoàn cảnh từng người , cảm thông sâu sắc với tấn bi kịch , nhân dân đã tha thứ cho
cả Mị Châu , cho cả Trọng Thủy nữa ” .
Như vậy theo ý kiến trên thì truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy có chủ đề về thế sự và tình yêu .
2.3.3. Đánh giá chung về chủ đề của truyền thuyết An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thủy
Về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có thể thấy, chủ
đề chính, cũng như tư tưởng chủ đạo của truyện là bài học cảnh giác chính trị, bài
học về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như báo cáo đã trình bày ở
phần 2.3.1 (Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy với chủ đề về
quá trình dựng nước và giữ nước). Câu chuyện tình yêu giữa Mị Châu và Trọng
Thủy chỉ là tuyến phụ nó khiến cho câu chuyện thêm lôi cuốn hấp dẫn. Có thể lý
giải bằng các lý do sau:
Thứ nhất, phần lớn dung lượng truyện đều miêu tả quá trình xây dựng thành và
việc giữ nước, câu chuyện tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thủy chỉ được nhân dân
5


ta thêm vào để lý giải nguyên nhân mất nước từ đó giảm bớt nhưng đau thương mất
mát về việc mất nước và giảm bớt tội cho An Dương Vương.
Thứ hai, là thuở Âu Lạc, nước ta chưa có chữ viết mà chỉ có các kí hiệu tượng
hình các tác phẩm văn học dân gian thường được lưu truyền bằng phương thức
truyền miệng . Nước ta chỉ bắt đầu có chữ viết khi phiến quân phía Bắc tràn xuống
xâm lược cùng với đó tư tưởng Nho giáo cũng vào nước ta. Như vậy có thể truyền
thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được chép lại sau khi quân của

Triệu Đà vào xâm lược nước ta , người chép lại truyền thuyết này đã chịu sự ảnh
hưởng của Nho giáo thời đó vì vậy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy ít nhiều đã ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo . Mà theo Nho giáo thì
quan hệ xã hội được quan hệ với nhau bởi tư tưởng “tam cương” theo tư tưởng
“tam cương” thì quan hệ giữa vua tôi và quan hệ giữa cha con là đứng hàng đầu sau
đó mới đến quan hệ vợ chồng.
Thứ ba là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được sáng
tác vào lúc xã hội nước ta vừa mới thoát khỏi chế độ quần hôn , sống bầy đàn . Vì
vậy vấn đề tình yêu là vấn đề mới mẻ với xã hội lúc đó chỉ có vấn đề xây dựng đất
nước để có cuộc sống no ấm là điều mà mọi người cùng quan tâm.
Vì vậy nên truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được
viết với chủ đề về là quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta trong buổi
đầu của đất nước.
3.KẾT LUẬN
Như vậy, bàn về chủ của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy có nhiều ý kiến khác nhau , mỗi nhà nghiên cứu đều có những cơ sở và lý luận
của riêng mình. Nhưng dù cho chủ đề truyện là gì thì truyền thuyết An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy cũng để lại nhiều bài học sâu sắc về cả vấn đề
dựng nước giữ nước và vấn đề tình yêu để lại cho các thế hệ sau nhiều điều đáng
phải suy ngẫm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (2001), Lĩnh Nam chích quái, Đinh Gia Khánh Nguyễn Ngọc San dịch, Nxb Văn học.
2. Lê Bá Hán chủ biên (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
6


3. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2006), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục.
4. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục.


7



×