Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Noi dung co ban cua phep bien chung duy vat. Y nghia va phuong phap luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.96 KB, 3 trang )

Câu 1: Nội dung cơ bản của phép duy vật biện chứng
1.1 Hai nguyên lí cơ bản của phép duy vật biện chứng
a) Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ là sự phụ thuộc, sự qui định lẫn nhau và sự tác động qua
lại lẫn nhau, góp phần qui định sự tồn tại và phát triển của nhau, chuyển hóa nhau của các
sự vật, hiện tượng hay giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng.
- Nội dung Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng
phong phú nhưng không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, tách rời khỏi những sự vật,
hiện tượng khác mà đều nằm trong mối liên hệ với nhau.
- Những tính chất cơ bản của các mối liên hệ:
+ Tính khách quan: Các mối liên hệ tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức con
người.
+ Tính phổ biến: Sự vật nào, hiện tượng nào cũng có mối liên hệ; ở đâu cũng có mối liên hệ,
lúc nào cũng có mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Không những sự vật, hiện tượng có
mối liên hệ mà các yếu tối cấu thành sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ với nhau. Mối
liên hệ bao quát và thể hiện trong mọi lĩnh vực của thế giới.
+ Tính đa dạng, phong phú (hay còn gọi là tính riêng biệt): Sự vật khác nhau, hiện tượng
khác nhau thì các mối liên hệ khác nhau; không gian, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ
khác nhau. Mối liên hệ bên trong-bên ngoài, tất nhiên-ngẫu nhiên, bản chất-không bản chất.
- Ý nghĩa, phương pháp luận:
+ Nếu các mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến và đặc biệt các mối liên hệ góp phần
qui định sự tồn tại và phát triển của đối tượng, của sự vật hiện tượng khác thì trong cuộc
sống, còn người phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện, nghĩa là, khi con người muốn nhận
thức, nhận định, đánh giá đối tượng nào đó, con người không được phép dừng lại ở đối
tượng đó mà phải tìm hiểu tất cả các mối liên hệ mà nó có. Càng hiểu nhiều mối liên hệ bao
nhiêu thì sai lầm càng ít bấy nhiêu. Để thực hiện nguyên tắc toàn diện, cần chống lại tư
tưởng phiến diện.
+ Nếu mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú thì con người phải tôn trọng nguyên tắc lịch
sự cụ thể trong nhận thức, nhận định, đánh giá, kết luận. Nguyên tắc lịch sự cụ thể đòi hỏi
khi nhận thức, nhận định, đánh giá, kết luận một đối tượng nào đó, con người phải đặt nó
đúng không gian, thời gian, mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó.


b) Nguyên lí về sự phát triển:
- Nội dung: Mọi sự vật hiện tượng đều ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là
phát triển.
- Vận động: chỉ sự biến đổi. Đây là sự biến đổi chưa xác định chiều hướng.
- Phát triển: là quá trình vận động theo hướng từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Tính chất của sự phát triển:
+ Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng
đó. Đó là quá trình giải quyết liên tục các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình vận động và
phát triển của sự vật. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan.
+ Tính phổ biến: Quá trình phát triển diễn ra ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào và ở mọi lĩnh
vực trong thế giới khách quan.


+ Tính đa dạng, phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng.
Tuy nhiên, mỗi sự vật hiện tượng khác nhau có quá trình phát triển không giống nhau vì tồn
tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau. Ngoài ra, tính đa dạng, phong phú của sự
phát triển còn được qui định bởi tính đa dạng và phong phú của các mối liên hệ.
- Ý nghĩa và phương pháp luận: Nguyên tắc về sự phát triển đòi hỏi con người khi nhận thức,
đánh giá, kết luận một sự vật hiện tượng nào đó, con người phải tôn trọng nguyên tắc phát
triển, nghĩa là, phải đặt sự vật hiện tượng trong trạng thái động, nằm trong khuynh hướng
chung là phát triển. Chống lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
1.2 Những qui luật cơ bản của phép duy vật biện chứng
Qui luật: Không tồn tại dưới dạng vật lí. Qui luật là những mối liên hệ, tuy nhiên không phải mối liên
hệ nào cũng là qui luật. Mối liên hệ là qui luật nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau: nó phải thể hiện
bản chất của sự vật, hiện tượng; nó phải tất nhiên; phải tương đối ổn định và phải lặp đi lặp lại.
a) Qui luật thứ nhất (Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập).
- Những mặt đối lập: là những mặt có khuynh hướng, thuộc tính biến đổi, phát triển trái
ngược nhau trong cùng một sự vật hiện tượng hay trong một hệ thống các sự vật hiện
tượng.

- Mâu thuẫn (biện chứng) là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật
hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng.
- Tính chất của mâu thuẫn:
+ Tính khách quan: Sự hình thành mâu thuẫn không bắt nguồn từ ý thức chủ quan của con
người mà do tính tất yếu khách quan của quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng tạo
nên.
+ Tính phổ biến: Mâu thuẩn tồn tại trong mọi lĩnh vực của thế giới tự nhiên; trong mọi sự vật
hiện tượng; trong mọi giai đoạn phát triển của sự vật hiện tượng từ khi sinh ra đến khi kết
thúc.
+ Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ khác nhau,
trong những điều kiện, lịch sự cụ thể khác nhau vì vậy có nhiều loại mâu thuẫn khác nhau,
với vai trò, vị trí khác nhau.
- Sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là tính qui định lẫn nhau giữa hai mặt đối lập, trong đó,
sự tồn tại của mặt đối lập này là điều kiện cho sự tồn tại của mặt đối lập kia.
- Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập là khuynh hướng baif trừ, phủ định nhau và phát triển
theo khuynh hướng ngược nhau giữa hai mặt đối lập.
- Sự chuyển hóa của mâu thuẫn: Quá trình vận động của mâu thuẫn biểu hiện trong sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra phức tạp,
đa dạng, phong phú tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Sự chuyển hóa của mâu
thuẫn là một quá trình. Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện sự khác biệt và phát triển
thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt thì sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu
thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới ra đời và sự chuyển hóa giữa
các mặt đối lập lại tiếp tục diễn ra. Vì vậy, quá trình chuyển hóa để giải quyết mâu thuẫn
giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
- Ý nghĩa, phương pháp luận:
+ Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến nên cần khẳng định rằng mâu thuẫn là tất yếu
trong thế giới tự nhiên.


+ Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên cần phân biệt vi trí các loại mâu thuẫn để có

phương pháp giải quyết phù hợp.
+ Không được điều hòa mâu thuẫn mà phải giải quyết mâu thuẫn vì điều hòa mâu thuẫn là
kiềm hãm sự phát triển, còn giải quyết mâu thuẫn là động lực, nguồn gốc của sự phát triển.
b) Qui luật thứ hai (Qui luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại).
- Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính qui định của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ
của các thuộc tính cấu thành nên sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng
khác. Chất là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, nhưng chỉ có các thuộc tính cơ bản
mới tạo nên chất của sự vật hiện tượng. Mỗi sự vật hiện tượng tồn tại nhiều chất khác nhau.
- Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính qui định khách quan của sự vật hiện tượng về qui mô,
trình độ phát triển, biểu hiện bằng con số các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó.
Sự phân biệt giữa lượng và chất có tính tương đối.
- Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
+ Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Trong điều kiện bình thường, sự vật,
hiện tượng thống nhất ở một độ nhất định.
Độ là mối liên hệ biện chứng, là tính qui định lẫn nhau giữa chất và lượng mà trong mối liên
hệ đó, sự vật hiện tượng vẫn còn là nó chứ chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Lượng và chất tạo thành mâu thuẫn biện chứng trong mỗi sự vật, hiện tượng. Khi lượng
phát triển đến giới hạn điểm nút thì sự vật hiện tượng thực hiện bước nhảy để chuyển hóa
về chất.
+ Sự tác động của chất đối với lượng: Khi chất mới ra đời, chất mới tác động đến lượng mới,
làm cho sự vật, hiện tượng thay đổi về kết cấu, tính chất, qui mô, tốc độ, trình độ của quá
trình vận động và phát triển.
- Ý nghĩa và phương pháp luận:
c) Qui luật thứ ba (Qui luật phủ định của phủ định).
1.3 Các cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng
Phạm trù là khái niệm cơ bản, không thể thiếu được trong ngành khoa học nào đó. Nó phản ánh
những đặc trưng chung nhất, cơ bản nhất của nhóm đối tượng.
Khái niệm: đề cặp đến một hình thức của tư duy. Nó phản ánh những đặc trưng chung nhất, cơ bản
nhất của 1 nhóm đối tượng.
Khái niệm cơ bản: là khái niệm không thể thiếu trong một ngành khoa học nào đó.




×