Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.27 KB, 16 trang )

NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT
(4 tiết )
I. HAI NGUYÊN LÝ TỔNG QUÁT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
1. Mối liên hệ phổ biến.
* Các quan niệm về mối liên hệ phổ biến:
- Các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thừa nhận có mối liên hệ phổ biến,
nhưng họ lại cho nguồn gốc của nó là từ thần linh thượng đế, “ ý niệm tuyệt đối”
sinh ra.
- Các nhà triết học siêu hình lại không thừa nhận mối liên hệ phổ biến. Họ
cho rằng sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một cách cô lập, tách rời. Cái nào riêng ra
cái đó, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự liên hệ, ràng buộc với
nhau.
- Triết học Mác - Lênin cho rằng: Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng
nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở tính vật chất, nên tất yếu giữa chúng phải có
mối liên hệ chằng chịt với nhau.
* Mối liên hệ có nhiều thuộc tính:
+ Mối liên hệ có tính khách quan: Vì mối liên hệ là cái vốn có của sự vật,
hiện tượng. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, hay thần
linh, thượng đế. Chỉ có liên hệ với nhau sự vật, hiện tượng mới vận động, tồn tại,
phát triển.
+ Mối liên hệ có tính phổ biến: Vì không phải chỉ có các sự vật, hiện tượng
liên hệ với nhau, mà các yếu tố, bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng cũng liên hệ
với nhau.
Không phải chỉ các thời kỳ trong một giai đoạn, các giai đoạn trong một quá
trình liên hệ với nhau, mà giữa các quá trình cũng liên hệ với nhau, trong sự vận
động phát triển của thế giới.
Không chỉ trong tự nhiên mà cả trong xã hội, lẫn trong tư duy, các sự vật,
hiện tượng cũng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
+ Mối liên hệ còn có tính đa dạng, muôn vẻ: vì sự vật, hiện tượng có vô vàn
mối liên hệ, mỗi mối liên hệ lại có vai trò, vị trí khác nhau trong sự tồn tại, phát


triển của chúng. Tính đa dạng, phong phú biểu hiện ở nhiều loại liên hệ:
Mối liên hệ bên trong - Mối liên hệ bên ngoài.
Mối liên hệ chung - Mối liên hệ riêng biệt từng lĩnh vực.
Mối liên hệ trực tiếp - Mối liên hệ gián tiếp.
Mối liên hệ tất nhiên - Mối liên hệ ngẫu nhiên.
Mối liên hệ cơ bản - Mối liên hệ không cơ bản.
* Ý nghĩa phương pháp luận: nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa
quan trọng trong nhận thức, thực tiễn. Nó là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện,
nguyên tắc này đòi hỏi:
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét các mặt, các mối liện hệ của
nó, nhưng cũng phải biết được đâu là mối liên hệ cơ bản, chủ yếu có như vậy mới
nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng.
+ Ở đây, cần chống quan điểm phiến diện: chỉ xem xét qua loa một vài mối
liên hệ đã vội đánh giá sự vật một cách chủ quan. Chống quan điểm triết chung: san
bằng các mối liên hệ, xem chúng có vị trí, ý nghĩa như nhau. Chống quan điểm
nguỵ biện: bám vào một vài mối liên hệ không cơ bản, không chủ yếu để biện minh
cho một khuynh hướng, tư tưởng nào đó. Như vậy sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận
thức, thực tiễn.
Vận dụng mối liên hệ phổ biến vào thực tiễn quan hệ đối ngoại, chúng ta chủ
động thực hiện: “ Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các
quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.
2. Sự phát triển.
* Các quan niệm về sự phát triển:
- Các nhà triết học siêu hình cho rằng: phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là
sự tăng, giảm đơn thuần về lượng.
- Triết học Mác - Lênin cho rằng: Các sự vật, hiện tượng không chỉ có mối
liên hệ phổ biến, mà còn luôn vận động, phát triển không ngừng. Phát triển là
khuynh hướng chung của thế giới.
* Phát triển và vận động không đồng nghĩa với nhau. Vận động diễn ra theo

nhiều khuynh hướng khác nhau ... còn phát triển chỉ phản ánh một khuynh hướng
vận động. Vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
* Tính chất của sự phát triển: phát triển là khuynh hướng chung, có tính
phổ biến, biểu hiện như sau:
+ Trong tự nhiên vô sinh: từ quá trình phân giải và hoá hợp các chất vô cơ
đã hình thành nên những sự vật giản đơn đến sự vật phức tạp, rồi hình thành nên
các hành tinh, trái đất và thế giới tự nhiên nói chung.
+ Trong tự nhiên hữu sinh: từ sự sống đơn bào, đa bào đến các giống loài
động, thực vật rồi bậc thấp, bậc cao. Đặc biệt đến con người với tư cách là loài
động vật cao nhất của sự tiến hoá giới tự nhiên. Quá trình đó diễn ra hàng triệu
triệu năm.
+ Trong xã hội: Cho đến nay lịch sử xã hội loài người đã trải qua một 5 hình
thái kinh tế xã hội, hình thái kinh tế xã hội sau bao giờ cũng cao hơn, tiến bộ hơn
xã hội trước về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá ... Đó là quá trình vận động phát
triển, vận động đi lên của lịch sử xã hội loài người.
+ Trong tư duy: con người ngày càng đi sâu vào thế giới vi mô, thế giới vĩ
mô, khám phá ra những điều bí ẩn của nó. Từng bước biến “vật tự nó” thành “vật
cho ta”. Chứng tỏ nhận thức của từmg người, cũng như các thế hệ, giai đoạn sau
bao giờ cũng cao hơn giai đoạn trước.
↔ Như vậy, phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, có tính phổ biến,
được thể hiện trên mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy.
Nguyên nhân của sự phát triển là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các
mặt, các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng chứ không phải do bên ngoài áp
đặt, do ý muốn chủ quan của con người.
* Ý nghĩa phương pháp luận: nguyên lý phát triển là khuynh hướng chung
của thế giới có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, nhận thức. Nó là cơ sở lý luận
trực tiếp của nguyên tắc phương pháp luận “ phát triển”. Nguyên tắc này đòi hỏi:
Phải xem xét sự vật, hiện tượng theo hướng vận động, đi lên phát triển.
Trong hoạt động nhận thức, thực tiễn không được thành kiến, định kiến khi xem xét
đánh giá con người và phong trào.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai cách
mạng, mặc dù trong thực tế có những thăng trầm, thậm chí thụt lùi, nhưng tất yếu
cách mạng đi lên, chiến thắng.
Đối với sinh viên, quán triệt quan điểm phát triển có ý nghĩa quan trọng vì
sinh viên là giai đoạn hình thành nhân cách, tri thức, giai đoạn có điều kiện thuận
lợi nhất để học tập, nâng cao trình độ tri thức và nhân cách. Vì vậy, cần phải tranh
thủ thời gian học tập, tích luỹ tri thức, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để phát triển
và hoàn thiện nhân cách, tạo cơ sở vững chắc cho công tác và cuộc sống sau này.
II. THẾ GIỚI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN THEO QUY LUẬT
1. Phạm trù quy luật
Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, phổ biến và
được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng hay
giữa các sự vật, hiện tượng cùng loại.
Có rất nhiều quy luật tác động trong thế giới khách quan. Có những quy luật
chung, phổ biến tác động trong mọi lĩnh vực của thế giới. Lại có những quy luật
riêng, chỉ tác động trong một lĩnh vực nào đó v.v... Mỗi loại quy luật có một ngành
khoa học chuyên nghiên cứu.
2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội
Mỗi quy luật dù là quy luật tự nhiên hayưax hội đều là quy luật khách quan,
vốn có của thế giới vật chất. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng nó trong
đời sống, thực tiễn.
Quy luật xã hội và tự nhiên có những đặc điểm khác nhau:
+ Quy luật tự nhiên: diễn ra một cách tự động - tự phát, thông qua sự tác
động của các lực lượng tự nhiên, không cần có sự tham gia của con người. Còn quy
luật xã hội: được hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người có ý
thức, nhưng vẫn khách quan.
+ Quy luật xã hội thường biểu hiện ra như một xu hướng, có tính định hướng
chứ không biểu hiện ra như một quan hệ trực tiếp có tính xác định đối với từng
việc, từng người. Các sự kiện trong đời sống xã hội nếu xảy ra trong thời gian càng
dài, không gian càng rộng thì tính quy luật của nó biểu hiện càng rõ.

Chẳng hạn: những quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực về sự phát triển xã
hội như: sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội;
Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Kết quả tác động của quy luật xã hội như thế nào, phụ thuộc vào sự vận dụng
và nhận thức của con người. Bởi lẽ, con người là chủ thể của xã hội. Không có con
người thì không có xã hội và do vậy cũng không có quy luật của xã hội.
Quy luật của xã hội và hoạt động của con người có ý thức là không tách rời
nhau. Hoạt động của con người phải xuất phát từ quy luật khách quan của xã hội,
còn quy luật của xã hội chỉ được biểu hiện ra thông qua hoạt động của con người.
3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người
Nói đến quy luật là nói đến tính khách quan vốn có, vì đó là những mối liên
hệ, bản chất, tất nhiên, bên trong của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Không
một ai, giai cấp, đảng phái nào có thể sáng tạo hay xoá bỏ quy luật nào đó theo ý
muốn chủ quan của mình. Quy luật có tính khách quan. Song, con người có thể chủ
động phát hiện ra quy luật, nhận thức và vận dụng nó, nhằm phục vụ nhu cầu, lợi
ích của mình.
Trên cơ sở nhu cầu, lợi ích con người có thể tạo ra những điều kiện để phát
huy tác dụng của quy luật này, hạn chế tác hại của quy luật khác. Đó là giới hạn vai
trò của con người trước quy luật.
Thực tế cho thấy, khi con người chưa nhận thức được quy luật, hoặc hành
động tuỳ tiện, bất chấp quy luật thì sẽ bị quy luật “trừng trị”. Khi đó con người trở
thành “nô lê” của tính tất yếu. Nhưng ngược lại, khi đã nhận thức được quy luật
khách quan một cách tích cực, sáng tạo thì con người trở thành tự do.
III. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
( Quy luật mâu thuẫn)
a, Mâu thuẫn biện chứng
Triết học Mac - Lênin cho rằng: sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống
nhất của các mặt đối lập.
* mặt đối lập là những mặt trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một sự vật,

hiện tượng. Từ mặt đối lập mà hình thành nên mâu thuẫn biện chứng
* Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập.
b, Những nội dung cơ bản của quy luật.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
- Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.
Mỗi sự vật đều là thể thống nhất của các mặt đối lập. Đó là thống nhất của
những mâu thuẫn. Như vậy mọi sự vật đều có mâu thuẫn từ chính bản thân nó.
Chẳng hạn: nguyên tử là thể thống nhất của hai mặt đối lập: hạt nhân mang
điện tích dương và điện tử mang điện tích âm. Các sinh vật là thể thống nhất của
hai mặt đối lập: đồng hoá và dị hoá. Xã hội là thể thống nhất của hai mặt đối lập:
giai thống trị - giai cấp bị trị v.v...
Các mặt đối lập này nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Không có mặt đối lập này thì cũng không có mặt đối lập kia và ngược lại. Không
có sự thống nhất của các mặt đối lập thì không tạo thành sự vật.
- Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất, lại vừa đấu tranh với
nhau
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ phủ định
nhau. Sự vật khác nhau thì phương thức đấu tranh cũng khác nhau. Sự đấu tranh
của các mặt đối lập đưa đến sự chuyển hoá các mặt đối lập.
Nó diễn ra dưới các dạng sau: có thể làm thay đổi các yếu tố, các bộ phận
của mỗi mặt đối lập; có thể làm cho cả hai mặt đối lập chuyển lên một trình độ cao
hơn; cũng có thể làm cho cả hai mặt đối lập cũ mất đi, hình thành hai mặt đối lập
mới. Chuyển hoá các mặt đối lập nhất thiết phải thông qua đấu tranh giữa các mặt
đối lập.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá, thể thống
nhất mới được xác lập, sự vật phát triển.
Trong tự nhiên đấu tranh của các mặt đối lập: âm - dương, hút - đẩy, đồng

hoá - dị hoá v.v... làm cho sự vật vận độg phát triển không ngừng. Trong xã hội,
đấu tranh giữa LLSX và QHSX là nguồn gốc, động lực phát triên của xã hội. Trong

×