Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập học kỳ Những nguyên lý cở bản chủ nghĩa MácLenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.15 KB, 14 trang )

MỤC L ỤC
A.MỞ ĐẦU...................................................................................................1
B.NỘI DUNG................................................................................................1
Chương I: Quy luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX)…………………………....1
1. Khái niệm và kết cấu của LLSX.......................................................1
2. Khái niệm và kết cấu của QHSX......................................................2
3. Nôi dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX.....................................................................................................3
Chương II. Sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX ở Việt Nam...............................................................................4
1. Sự vận dụng sai lầm trước năm 1986................................................4
2. Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam từ 1986 đến nay....................5
3. Kết luận về sự vận dụng quy luật này...............................................8
4. Một số phương hướng để tiếp tục vận dụng quy luật này.................8
C.KẾT LUẬN.............................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................11
PHỤ LỤC....................................................................................................12

0


A. MỞ ĐẦU
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch
sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công
xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ
tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của
các hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là phổ biến nhất. Để
thấy rõ quy luật và sự áp dụng quy luật ở Việt Nam em xin chọn đề tài:


“Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam”.

B.NỘI DUNG
Chương I: Quy luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX).
1. Khái niệm và kết cấu của LLSX.
a. Định nghĩa: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, biểu hiện trình
độ chinh phục tự nhiên của con người
- Lực lượng sản xuất là thước đo quan trọng nhất của sự tiến bộ xã
hội
b. Kết cấu của LLSX
- LLSX là sự thống nhất của hai yếu tố là người lao động và tư liệu
sản
xuất.
1


+ Người lao động (sức lao động): toàn bộ năng lực và trí tuệ của con
người thông qua tư liệu lao động được kết tinh vào sản phẩm phụ
thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kết hợp
với các yếu tố đạo đức, tâm lý, khoa học ... biết sử dụng TLSX để tạo
ra của cải vật chất. Lênin nói "LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại
là công nhân, là người lao động"
+ Tư liệu sản xuất: là toàn bộ điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành
sản xuất. Nó bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động
Đối tượng lao động: không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ là
một bộ phận của giới tự nhiên được con người sử dụng để sản xuất ra
của cải vật chất. Đối tượng lao động gồm 2 dạng: dạng tự nhiên sẵn

có và dạng nhân tạo
Tư liệu lao động: là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt
dưới mình với đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm 2 bộ phận:
công cụ lao động và phương tiện lao động
2. Khái niệm và kết cấu của QHSX
a.Khái niệm: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong
quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất về lĩnh vực đời sống vật chất xã hội do đó nó mang
tính khách quan
Mỗi loại QHSX đặc trưng cho một hình thái kinh tế - xã hội
b.Kết cấu quan hệ sản xuất:
Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu về tư liệu sản xuất.
Quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý.
Quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm lao
động.
=> 3 mặt của QHSX có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau,
trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX là quan trọng nhất. Nó quyết
định và chi phối tới tất cả các quan hệ khác. Mác nói "Trong mối
2


quan hệ này thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất nhưng QH sở hữu
này không phải đơn giản mà có được"
3. Nôi dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức
sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau
một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản
nhất của sự vận động, phát triển xã hộị. Trình độ sản xuất gắn liền với

tính chất của lực lượng sản xuất. Sự vận động, phát triển của LLSX
quyết định và làm thay đổi QHSX phù hợp với nó. Khi 1 phương thức
sản xuất mới ra đời nó có một LLSX ở một trình độ phát triển nhất định
và phù hợp với trình độ của LLSX, trong xã hội tất yếu có một QHSX
tương ứng, khi đó QHSX phù hợp với trình độ của LLSX. Xong sự
phát triển của LLSX tới một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ
phù hợp, trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX. Yêu cầu
khách quan của sự phát triển LLSX tất yếu sẽ dẫn đến thay thế QHSX
cũ bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc
đẩy LLSX tiếp tục phát triển
LLSX quyết định QHSX, nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương
đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX. QHSX quy định mục
đích của sản xuất, tác động đến thái độ con người trong lao động sản
xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến sự phát triển và ứng
dụng khoa học công nghệ… QHSX phù hợp với với trình độ phát triển
của LLSX thì là thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại QHSX lỗi thời
thì kìm hãm sự phát triển của LLSX. Khi QHSX cũ kìm hãm sự phát
triển của LLSX thì theo quy luật sẽ được thay thế bằng QHSX mới phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX phát triển .

3


Quy luật QHSX phù hợp với LLSX là một quy luật phổ biến, tác động
trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại
Chương II. Sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX ở Việt Nam
1. Sự vận dụng sai lầm trước năm 1986

Nước ta vốn là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, lại phải chịu

hậu quả nặng nề do hai cuộc chiến tranh chống thực ân Pháp và đế
quốc Mỹ. Nên trước thời kỳ đổi mới, nước ta là một nước nông
nghiệp nghèo nàn lạc hậu, trình độ quản lý thấp cùng với nền sản
xuất tự cung tự cấp, them vào đó là sự cấm vận về mọi mặt của Mỹ
làm cho LLSX nước ta vốn nghèo nàn lại càng khó có thể phát triển.
- Thực trạng của LLSX trước 1986: Đảng và nhà nước lại chủ trương
xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, , điều này thể hiện rõ trong điều 18 Hiến
pháp 1980. Các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân dựa trên chế độ tư
hữu đều không được nhà nước thừa nhận.

dfffdfdsfdfdđfdfdfd

- Thực trạng của việc xây dựng QHSX trước 1986: Trước yêu cầu
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước ta đã bỏ hết các yếu tố tư bản chủ
nghĩa với quan niệm tư bản chủ nghĩa là xấu , không áp dụng nó ở
Việt Nam “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ một xã hội
mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa…” (Điều 15 Hiến
pháp năm 1980”. Với một nước đang trong tình trạng đói nghèo, lạc
hậu thì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là quá cao, không phù hợp
với tình hình thực tế của nền kinh tế đất nước.
Sự tồn tại độc quyền của nhà nước trong gần 1/3 thế kỉ đã làm
cho nền kinh tế bị lạc hậu trì trệ và kém phát triển các cơ sở sản xuất
không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh ko cần có sự cạnh tranh
4


mà dựa vaò sự bao cấp của nhà nước đã làm cho nề kinh tế bị khủng
hoảng trì trệ

2. Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam từ 1986 đến nay
a. Thực trạng LLSX ở Việt Nam hiện nay
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem
con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi
dưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa đẩt nước và nước ta đã thu được những thành tựu đáng
kể.
Về số lượng, nước ta hiện có 53,7triệu lao động (năm 2014) và vẫn tiếp
tục tăng nhanh. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa
nam (82,5%) và nữ (73,3%) và không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực
thành thị tới 11,3 điểm phần trăm. Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh
lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới (13,2 điểm phần trăm) lớn
hơn của nam giới (8,9 điểm phần trăm). . Như vậy, đến nay có thể nói rằng
Việt Nam là một trong những nước có nguồn lao động dồi dào.Và theo dự
báo đến năm 2020 nước ta có 62.2 triệu lao động đến lúc đó nước ta chắc
chắn sẽ có nguồn lao động dồi dào để đáp cho phát triển kinh tê.
Về chất lượng: Trình độ học vấn của lao động Việt Nam, kể cả lao động
ở khu vực nông nghiệp nông thôn được chuyên gia quốc tế đánh giá vào
loại khá so với nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên chất lượng lao động vẫn
còn nhiều điểm hạn chế về trình độ cũng như năng suất.
Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước ta cũng chủ trương đầu tư phát triển khoa
học kĩ thuật trong nước để theo kịp đà phát triển của các nước phát triển
khác
Trong công nghiệp, cả nước có 2821 xí nghiệp trung ương và địa
phương, 590.246 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh – (tính đến hết năm

5



1998). Một số ngành công nghiệp khai thác (than, dầu khí), công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, giấy v.v…), xi măng.
Mạng lưới giao thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc đến Nam, từ
đồng bằng lên trung du và miền núi. Dọc vùng duyên hải là hệ thống cảng
biển, trong đó đáng kể nhất là các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Có
được những thành công như vậy là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
và nhà nước.
>> LLSX ở Việt Nam ngày càng phát triển nhưng không đều giữa các
vung miền, đặc biệt có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, đáng
chú ý nhất là sự chênh lệch của lao động đã qua đào tạo Tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (39,0%) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông
Cửu Long (10,4%). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên
khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội
(21,2%) và Thành phố Hồ Chí Minh (18,8%). Ngược lại, Đồng bằng sông
CửuLong - vựa lúa lớn nhất cả nước, lại là vùng có tỷ trọng lực lượng lao
động có trình độ từ đại học trở lên thấp nhất (4,5%) ( theo báo cáo điều tra
lao động việc làm năm 2014)…
b, Thực trạng các QHSX ở Việt Nam hiện nay
-Về quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất: Ở nước ta hiện nay có thể nói là đã
và đang từng bước hoàn thiện theo hướng tiến bộ và phù hợp. Nhưng đó là
một quá trình gay go phức tạp… Đã có lúc chúng ta chỉ thừa nhận hai hình
thức sở hữu cơ bản (tập thể và nhà nước) thì nay chúng ta đã thừa nhận có
nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại. Trong đó, sở hữu nhà nước giữ vị trí
chủ đạo và then chốt. Điều này phù hợp với lực lượng sản xuất hiện có của
đất nước. Các thành phần sở hữu ở nước ta, toàn dân (nhà nước), tập thể, tư
bản tư nhân (tư bản nhà nước, và cá nhân) đã và đang phát huy tác dụng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước đã tạo sự tăng trưởng
mạnh mẽ về kinh tế và giữ được sự ổn định về chính trị gắn với công bằng
tiến bộ xã hội…. Và điều đáng nói là các quan hệ sản xuất về sở hữu hiện
6



nay đang dần được luật hóa thông qua các bộ luật khác nhau để thể hiện
sức sống tốt đẹp của nó phát huy sức mạnh của nó trong cuộc sống và thể
hiện vai trò quan trọng của Đảng và nhà nước.
-Quan hệ điều hành và quản lý sản xuất: thời gian qua, chúng ta xác lập và
đã được thực tế sinh động chứng minh là nó đang được hoàn thiện và đúng
hướng tiến bộ và phù hợp. Nếu trước kia chúng ta chỉ chấp nhận quan hệ
sản xuất theo hướng tập trung quan liêu bao cấp và thực hiện kế hoạch hóa
theo hướng áp đặt thì ngày nay chúng ta chấp nhận nhiều cách quản lý điều
hành sản xuất theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thực tế
cho thấy, với cách điều hành quản lý sản xuất hiện nay ở nước ta thì tình
trạng áp bức bóc lột, quan hệ bất bình đẳng tuy vẫn còn tồn tại nhưng đã
được hạn chế rất nhiều, chúng ta chấp nhận nó và công khai thừa nhận
quyết tâm xóa bỏ nó. Quan hệ điều hành quản lý sản xuất hiện nay trong
các thành phần kinh tế được luật pháp bảo vệ và theo hướng bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Đặc biệt, với chủ trương cạnh tranh
lành mạnh trong sản xuất - kinh doanh giữa các thành phần kinh tế cũng
như thực hiện thi đua yêu nước trong hoạt động kinh tế đã làm cho tính ưu
việt của chế độ ta trong lĩnh vực kinh tế xã hội hiện nay ngày một phát huy
hiệu quả.
- Quan hệ về phân phối và trao đổi sản phẩm trong quan hệ sản xuất ở nước
ta cũng đang được hình thành và phát triển theo hướng tiến bộ và phù hợp.
Chúng ta đã nhanh chóng chuyển hướng từ cơ chế bao cấp sang cơ chế
phân phối sản phẩm theo lao động và kết hợp các cách phân phối khác
cũng như thực hiện trao đổi sản phẩm ngang bằng theo cơ chế cung cầu của
nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu như trước kia
cơ chế bao cấp chúng ta thực hiện “ngăn sông cấm chợ” thì nay chúng ta đã
mở rộng và thực hiện trao đổi thông thoáng có sự tác động phù hợp của nhà
nước. Cách làm đó, một mặt, kích thích sản xuất phát triển, mặt khác hạn

chế tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường đem lại như phân hóa giàu nghèo,
7


bất công xã hội. Trong trao đổi sản phẩm đã xuất hiện một cơ chế khách
quan và vận hành trơn chu, tạo cho sản xuất phát triển, đời sống nhân dân
lao động ngày một ổn định, nâng cao.
Tuy nhiên, trong phân phối sản phẩm của quá trình lao động vẫn có
những biểu hiện chưa hợp lý dẫn đến sự chênh lệch lợi ích của dân cư trong
guồng máy sản xuất cũng như về địa lý... Ở việc trao đổi sản phẩm đôi khi
vẫn còn sự bất bình đẳng, đặc biệt là giữa nước ta và các nước có quan hệ
làm ăn khi có nhiều lợi thế hơn, chúng ta phải nhập hàng hóa với giá đắt
đỏ, và bán ra với giá thấp, sức lao động của chúng ta quá rẻ mạt trong hợp
tác làm ăn với họ. Ở trong nước sản phẩm làm ra khi đến tay người tiêu
dùng giá cả quá chênh lệch, tầng lớp trung gian hưởng lợi lớn…..
3. Kết luận về sự vận dụng quy luật này
Từ đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước
ta lựa chọn con đường phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã
hội chủ nghĩa . Điều này là hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , từng bước
vận dụng đúng quy luật này vào trong hiện thực nước ta.
4. Một số phương hướng để tiếp tục vận dụng quy luật này
a. Phương hướng phát triển LLSX
- Để phát triển lực lượng sản xuất Đảng và nhà nước phải có những
đường lối chính sách để xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực
lượng sản xuất. Với tư cách là một hình thái xã hội, quan hệ sản
xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nó có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nếu như quan hệ
sản xuất phù hợp, nó cũng có thể kìm hãm nếu như quan hệ sản
xuất không phù hợp. Phải có những chính sách thích hợp để nâng

cao nguồn nhân lực phù hợp với tình hình của nước ta hiện nay đáp
8


ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế . Tăng năng suất lao động của
người lao động nước ta….
b. Phương hướng hoàn thiện các QHSX
Trước hết cần khẳng định: quan hệ sản xuất chúng ta thiết lập và
xây dựng là quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường và theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính xác hơn là quan hệ sản xuất
theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì chúng ta chưa thực sự có chủ
nghĩa xã hội mà mới đang trên đường xây dựng nó. Sở dĩ phải nói
nó tiến bộ là vì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản
xuất có bản chất tiến bộ trong lịch sử, nó hơn hẳn quan hệ sản xuất
phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (với bản chất là
bóc lột). Nói cách khác, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là sẽ dần
xóa bỏ áp bức bóc lột và đưa mọi thành viên trong bộ máy sản xuất
và cả xã hội đến ấm no hạnh phúc. Đó là quan hệ sản xuất mà cả
nhân loại phải đã và đang phấn đấu để đạt được. Tuy nhiên, để đạt
được điều này còn phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn phức
tạp.Vấn đề tiếp tục là làm sao để xây dựng và hoàn thiện quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất. Nghĩa là phải xác
định rõ lực lượng sản xuất cụ thể sau đó mới có thể nói đến có quan
hệ sản xuất phù hợp với nó. Điều này cho thấy chúng ta phải nhanh
chóng phát triển lực lượng sản xuất với nền cơ giới hóa, tự động
hóa hay tin học hóa ngang tầm thời đại (trong khu vực và trên thế
giới), cùng với đó là con người được đào tạo đáp ứng ngang tầm
khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại. ……..
.


Tóm lại trong tình hình đất nước và thế giới đang diễn biến

phức tạp và rất nhanh chóng hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đã lãnh
đạo nhân dân ta đã và đang thiết lập được quan hệ sản xuất mới
theo hướng tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản
xuất đã góp phần đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn và đạt
9


nhiều thành tựu to lớn từ đó đem lại niềm tin cho nhân dân vào
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và tương lai của đất nước
C.KẾT LUẬN
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là quy luật hết sức phổ biến. Do vậy, phải nắm bắt tốt quy luật để
chúng ta có thể áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn là quy luật
phổ biến trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại

.

Với những thành

tựu mà nước ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay
ta thấy hiệu quả của việc Đảng và Nhà nước ta vận dụng quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ của lưc lượng sản xuất.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (nhà
xuất bản chính trị Quốc gia)
 Giáo trình triết học Mác-Leenin (nhà xuất bản chính trị Quốc gia)
 Hỏi đáp môn triết học Mác-Lênin
 Luận văn về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất
 Báo cáo lao động việc làm năm 2014 ( tổng cục thống kê bộ kế
hoạch và đầu tư)
 />Tham khảo một số luận văn, bài viết trên internet và mạng xã hội

11


PHỤ LỤC
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM
Năm 2014(BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)

12


13



×