Câu1: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
a. Vai trò của vật chất đối với ý thức:
+Trong mối quan hệ với ý thức: vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức, vật chất quyết định ý thức còn ý thức là sự phản
ánh lại vật chất.
+Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh
thế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành
nguồn gốc tự nhiên
+ Vật chất là tồn tại khách quan , độc lập với ý thức của con người. Đó
là toàn bộ thế giới tồn tại quyết định nội dung khách quan của ý thức.
+Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự tác động
của thế giới khách quan vào bộ não con người.
+Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng, trong
đó vật chất quyết định ý thức,ý thức tác động trở lại các quan hệ vật chất
Vật chất quyết định ý thức:
Vật chất là tính thứ nhất , quyết định sự tồn tại của ý thức tinh thần.
Nếu không có thế giới vật chất thì sẽ không tồn tại ý thức tinh thần.
Nội dung cảu thế giới vật chất quyết định ndung của ý thức tinh
thần. Vì vậy mọi nội dung phản ánh trong ý thức tinh thần đều xuất
phát từ trong thế giới vật chất do vật chất quyết định.
Sự biểu hiện của quan hệ vật chất quyết định ý thức trong đời sống
Xh,là tồn tại Xh quyết điịnh ý thức Xh.
Mọi quan hệ vật chất thay đổi thì nó quyết định sự thay đổi của ý
thức tinh thần trong lịch sử Xh loài người.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất
Ý thức định hướng về mục tiêu, mục đích hoạt động của con người
trong quá trình hoạt động thực tiễn làm thay đổi các quan hệ vật
chất.
Thông qua ý thức(khoa học,nghệ thuật,văn hóa,tinh thần, )để tác
động trở lại các quan hệ vật chất thúc đẩy sự phát triển của các quan
hệ vật chất.
Ý thức tác động trở lại các quan hệ vật chất phải thông qua hoạt
động tự giác, sáng tạo,có mục đích để cải tiến thế giới tựu nhiên và
Xh.
+ Nói về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Mác viết : “ Vũ khí
phê phán không thể thay thế đc sự phê phán bằng vũ khí,lực lượng vc chỉ có
thể bị đánh đổ bởi lực lượng vc. Nhưng lý luận cũng trở thành sức mạnh vc
khi nó thâm nhập vào quần chúng.”
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải thấy vai trò vc quyết
định,khắc phục chủ nghĩa duy tâm,chủ quan duy ý chí.
Tuy nhiên, cần thấy vai trò tác dộng trở lại của ý thức tinh thần,để phát triển
các gái trị văn hóa,khoa học, công nghệ, thúc đẩy phát triển Xh.
* * *
Câu 2: Nguyên lý mối quan hệ phổ biến?
a. khái niệm:
- Trong phép biện chứng duy vật mối liên hệ phổ biến là một khái niệm để chỉ sự
qui định, sự tác động và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay
giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng.
- Trong phép biện chứng mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là
mối liên hệ tồn tại mọi sự vật hiện tượng của thế giới.
b. Tính chất của các mối liên hệ:
Tính phổ biến: ko phải chỉ tồn tại trong 1 sự vật, hiện tượng nào tồn
tại tuyệt đối biệt lập với sựu vật hiện tượng khác,các sựu vạt hiện tượng bao
giờ cũng là 1 cấu trúc hệ thống, tuyệt đối biệt lập.
Tính khách quan: mối liên hệ là cái vốn có của sựu vật hiện tượng tồn
tại độc lập ko phụ thuộc vào ý chí của con người mà con người chỉ nhận thức
và vận dụng nó.
- Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Mối liên hệ tồn tại bên ngoài ý thức con người
Tính đa dạng phức tạp: các sựu vật hiện tượng có những mối liên hệ
cụ thể và vai trò khác nhau: liên hệ bên trong – bên ngoài,bản chất hiện tượng
: trực tiếp – gián tiếp, chủ yếu – thứ -yếu.
* Liên hệ trong không gian ( cùng 1 thời điểm diễn ra nhiều sự kiện)
* Liên hệ trong thời gian ( là sự liên hệ kế tiếp nhau của các sự kiện )
* Liên hệ bên trong ( là mối liên hệ xảy ra bên trong sự vật hiện tượng.)
* Liên hệ bên ngoài (là mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác)
Như vậy mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ biện chứng cơ bản.
c. Ý nghĩa PP luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện xem xét
sự vật trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau có như vậy
mới nhận thức đúng về sự vật.
Phải có quan điểm lịch sử cụ thể, xđịnh rõ vị trí vai trò khác nhau của từng
mối liên hệ cụ thể từ đó có giải pháp đúng đắn, hiệu quả.
* * *
Câu 3: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lặp?
a. Khái niệm mâu thuẩn:
+Vị trí quy luật : quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật
ví nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự
vật hiện tượng.
Khái niệm :
Mâu thuẫn: chỉ có 2 mặt đối lập nhau, tồn tại trong 1 sự vật, hiện
tượng vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
Mâu thuẫn có 2 tính chất cơ bản:
Tính khách quan: mâu thuẫn bắt nguồn từ trong thế giới khách
quan, do thế giới khách quan quy định, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người.
Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong mọi lĩnh vực,
mọi sự vật, hiện tượng,mọi quá trình phát triển của mọi sự vật
hiện tượng.
Mặt đối lập : cơ sở để tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập, đó là 2
mặt vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau trong mỗi sự
vật hiện tượng.
Thống nhất giữa 2 mặt đối lập: sự liên hệ ,quy định lẫn nhau
giữa 2 mặt đối lập, sự tồn tại của mặt đối lập này là điều kiện
cho sự tồn tại của mặt đối lập kia.
Đấu tranh giữa 2 mặt đối lập: sự bài trừ, phủ định nhau giữa 2
mặ đối lập là khuynh hướng phát triển ngược nhau giữa 2 mặt
đối lập.
Sự chuyển hóa mâu thuẫn
Là 1 quá trình với nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều loại mâu thuẫn
khác nhau.Vì tính đa dạng phong phú cảu mâu thuẫn.
Có thể khái quát các giai đoạn mâu thuẫn.
Giai đoạn đồng nhất ( thống nhất): 2 mặt đối lập thống nhất với
nhau.
Giai đoạn chuyển hóa từ thống nhất sang đấu tranh giữa 2 mặt
đối lập
Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn: 2 mặt đối lập chuyển hóa lẫn
nhau thành 2 mặt đối lập mới. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn
mới ra đời. Vì vậy giải quyết mâu thuẫn giữa 2 mặt đối lập là
nguồn gốc,động lực của sự phát triển.
Quá trình chuyển hóa mấu thuẫn thể hiện trong nhiều loại mâu
thuẫn khác nhau:
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn ko cơ bản
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn ko đối kháng.
Ý nghĩa pp luận : 3 pp
Cần khẳng định tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn , ko
có bất kỳ sự vật hiện tượng nào ko tồn tại mâu thuẫn.
Cần phân biệt vị trí các loại mâu thuẫn khác nhau, để có pp giải
quyết mâu thuẫn phù hợp
Vì giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực cảu sự vận động
phát triển cho nên ko đc điều hòa mâu thuẫn mà phải tìm cách để
giải quyết mâu thuẫn.
* * *
Câu 4: Thực tiễn và nhận thức, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn:
- Khái niệm: Thực tiễn
Là toàn bộ hoạt động vc mang tính chất lịch sử xh của con người nhằm
làm cải tiến thế giới tự nhiên và xh
_Có 3 hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+Hoạt động lđ sx ra của cải vc: hình thức cơ bản của hoạt động thực
tiễn.
+Hoạt động đấu tranh chính trị xh: hình thức cao nhất của hoạt động
thực tiễn
+Hoạt động thực nghiệm khoa học: hình thức đặc thù của hoạt động
thực tiễn
_K/n Nhận thức
+Là ý thức của con người phản ánh thế giới khách quan, được thể hiện
trong quá trình hoạt động thực tiễn con người.
Cần khẳng định: thế giới khách quan là nguồn gốc duy nhất của quá trình
nhận thức. Đồng thời con người có thể nhận thức đc thế giới khách quan
đó.Là 1 quá trình từ thấp đến cao.
Nhận thức chia làm 2 giai đoạn:
Nhận thức cảm tính: có tính chất kinh nghiệm, chưa phản ánh đc bản
chất của thế giới khách quan.
Nhận thức lý tính: là nhận thức ở giai đoạn cao, thể hiện trong mọi lĩnh
vực tri thức khoa học,phản ánh đc bản chất của thế giới khách quan.
Vai trò thực tiễn đối với nhận thức , có 3 vai trò
+Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, thông qua hoạt động thực
tiễn mà thúc đẩy hoạt động nhận thức phát triển
+Thực tiễn là mục đích của nhận thức, vì chỉ có thông qua hoạt động
thực tiễn thì mới cải tạo đc thế giới tự nhiên và xã hội, phục vụ cho cuộc sống
con người.
+Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức, thông qua thực tiễn mà hoạt
động nhận thức đc chứng minh tính chân lý của nó.
b. Nhận thức và trình độ nhận thức:
- Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực tự giác sáng tạo thế giới khách
quan vào trong bộ óc con người, trên cơ sở thực tiễn nhằm mục đích sáng tạo ra
những tri thức về thế giới khách quan đó. Điều này xuất phát từ 4 quy tắc:
+ Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan.
+ Thừa nhận co người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan.
+ Khẳng định sự phản ánh là một quá trình biện chứng tích cực, tự giác và
sáng tạo.
+ Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu của nhận thức, là tiêu chuẩn kiểm tra chân
lý.
- Các trình độ của nhận thức:
+ Nhận thức kinh nghiệm.
+ Nhận thức lý luận.
c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Đối với nhận thức thì thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, là động lực, là tiêu chuẩn
chân lý.
- Thực tiễn là cơ sở là động lực là mục đích của nhận thức vì nhờ có hoạt động
thực tiễn mà các giác quan của con người được phát triển.
- Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình
nhận thức.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là phải quán triệt quan điểm của thực
tiễn.
* * *
Câu 5: Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
?
a. Khái niệm:
- LLSX: chỉ có mối quan hệ giữa con người với tụ nhiên trong quá trình SX,
trình độ phát triển của LLSX , biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con
người.
Gồm có 2 yếu tố:
+TLSX: gồm tư liệu lao động và đối tượng lđ, biểu hiện trong công cụ
sx, phương tiện kỹ thuật,đất đai, tài nguyên thiên nhiên
+Con người lđ : là yếu tố quyết định của llsx
- Trong các nhân tố tạo thành LLSX thì nhân tố người lao động giữ vai trò quyết
định.
- QHSX: là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sx. Nó
là mặt xh của quá trình sx,gồm 3 yếu tố
Quan hệ sở hữu về TLSX
Quan hệ tổ chức quản lý SX
Quan hệ phân phân phối sản phẩm lao động làm ra
Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX
Trong sx thì llsx bao giờ cũng là yếu tố phát triển đi trước, thúc đẩy qhsx phát
triển.
Sự phát triển của llsx ngày càng cao dẫn tới mâu thuẫn với QHSX.Mâu thuẫn
đó ngày càng tăng lên đòi hỏi qhsx phải thay đổi cho phù hợp.
Khi xuất hiện mâu thuẫn và yêu cầu giải quyết mâu thuẫn thì llsx phá vỡ qhsx
cũ để xác lập qhsx mới, qhsx cũ mất đi ,qhsx mới ra đời tạo nên quá trình
phát triển ngày càng cao của lịch sử xh loài người.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong
đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.
- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả
năng chuyển hoá thành các mặt đối lặp và phát sinh mâu thuẩn.
* * *
Câu 6: Con người và bản chất của con người?
a. Khái niện:
- Con người là một chủ thể thông nhất giũa tự nhiên và xã hội mang bản chất xã
hội là sp của lịch sủ xã hội và đồng thời là chủ thể của lịch sử SH đó . có tư duy
ngôn ngữ sáng tạo trong lao động .
-Là cá nhân là cá thể riêng biệt, độc lặp hiện hữu đang tồn tại trong khoảng không
gian và thời gian xác định, với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể cá nhân
với tư cách là chủ thể XH luôn nắm giữ những vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự
phát triển XH.
b. Bản chất:
+Bản Chất Tự nhiên
+Con người là một thực thể chịu sự tác động của tự nhiên
+Quy luật sinh học hình thành và phát triển trong lịch sủ con người
+Quy luật hình thành tâm lý và ý thức : tư tương , tỉnh cảm và ý thức
con người .
+Quy luật tồn tại của chính bản thân con người : tái sản xuất con
người trong quá trình hình thành và phát triển XH
+ Con người là một thực thể sinh học chịu sự tác động của các quy
luật tự nhiên
+ Bản chất XH
+Con người mang đặc tính xã hội bởi trong mối quan hệ của các
cộng đồng Xh thì con người mang đặc tính là “ Người “
+Con người mang bản chất xh yếu tốt quyết định mang bản chất của
con người , cho nên con người là một thực thể thống nhất giữa cấc mặt sinh
học và Xh . Trong đó mặt Xh có vai trò quyết định .
+Mác nó : trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổn hóa
các mối quan hệ xh.
+Con người là sp của các mối quan hệ thống nhất : kinh tế , chính trị
, van hóa ,Xh , cá nhân , gia đình , tập thể Xh , Quá khứ ,hiện tại và tương
lại …
+Kết Luận
Con người là một thực thể thống nhất giữa các yếu tốt sinh học và
các yến tố XH là tổng hóa của tất cả các mối quan hệ XH .
Xây dựng con người là quốc sách hàng đầu , vì con người là chủ thể
chân chính của lịch sử và XH .
Tất cả mọi quá khứ của công cuộc xây dưng Xh mới đều do con
người & vì hạnh phúc con người cho nên phát triển Xh toàn diện : Kinh tế , chính
trị , văn hóa XH đều vì mục đích xây dựng và phá triển con người .
* * *
Câu 7: Hàng hoá là gì? Hai thuộc tính của hàng hoá?
a. Bản chất của hàng hoá:
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động nó có thể thoả mãn nhu cầu nhất định nào đó
của con người thông qua trao đổi mua bán trên thị trường.
+ 3 đặc điểm của HH
+ Hàng hoá là hình thái biểu hiện phổ biến của của cải trong XHTB.
+ HH là hình thái đại diện cho của cải trong Xh , Xh tự thể hiện ở sx và
trao đôi HH
+ Phân tích hàng hoá nghĩa là phân tích giá trị của HH đó, phân tích cơ sở
của tất cả các phạm trù chính trị học, nếu không có sự phân tích này thì không
phân tích được giá trị hàng hoá đặc biệt là giá trị thặng dư, đây là một phạm trù cơ
bản của phương thức sản xuất TBCN.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá:
- Giá trị sử dụng của HH để phục vụ cái gì trong đời sống con người giá trị sử
dụng là thuộc tính tự nhiên của HH , nó là 1 phạm trù vĩnh viễn
- Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của vật thể
hàng hóa quyết định, giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu
dùng và con người ở bất kỳ một chế độ XH nào cũng luôn cần đến những giá trị
sử dụng khác nhau để thoả mãn nhu cầu của mình và như vậy một vật đã là hàng
hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị
sử dụng cũng là hàng hoá.
* Giá trị hàng hóa:
+Giá trị két tinh sức lao động của con người trong sp hang hóa nó là thể
hiện sự lao phí sức lao động của con người trong sp hàng hóa , nó là cơ sở của giá
cả , hoa phí sức lao động trung bình trong XH .
+Giá trị là thuộc tinhsXh của HH là một phạm trù lịch sử
+ Hai hàng hóa Khác nhau có thẻ trao dổi được với nhau vì chúng có một
cái j đó chung , cái chung đó là sp của lao động là sự hao phí sức lao động cảu con
người .
+ Thuộc tính tự nhiên của hàng hó là giá trị sử dụng , thuộc tính xa hội của
hang hóa là giá trị sức lao động kết tinh trong nó. Bất cứ vật vào muốn trở thành
HH đều phải đủ 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng nếu thiếu một trong 2 thuộc
tính thì không phải là HH .
c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính hàng hóa:
- Một vật phẩm đã là hàng hoá thì phải có hai thuộc tính giá trị hàng hóa và giá trị,
hai thuộc tính này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nhưng đây là sự thống nhất
của hai mặt đối lặp. Tính đối lặp và mâu thuẩn giá trị sử dụng và giá trị được thể
hiện trong nền sản xuất, người đem hàng hóa bán quan tâm giá trị, nếu có chú ý
giá trị sử dụng thì cũng nhằm mục đích đạt giá trị cao hơn, ngược lại người mua
hàng hóa chỉ quan tâm giá trị sử dụng và muốn như vậy thì họ phải trả giá trị cho
người bán.
+ Liên hệ : thông nhất giá trị và giá trị sử dụng 2 mặt đều tôn tại trong 1 sp
hàng hóa .
+ Mâu thuẫn :
*Người sx hàng hóa chỉ nhằm đến mục đính , gái trị
* Người tiêu dung nhắm đến giá trị sử dụng
*thông qua HH mà thể hiện mọi vấn để của sự bóc lột giá trị thặng
dư trong XH TBCN
+ SX hàng hóa ra đời trong điều kiện XH đã có sự phân chía giai cấp , xuất
hiện chế độ sở hưu tư nhân về tư liệu sx và sự phân công lao động trong XH . phát
triển mạnh mẽ trong XH TBCN . vì vậy sự ra đời của sx hang hóa cũng chin là
bước phát triển trong XH loài người .
Câu 8: Hàng hoá sức lao động?
a. Khái niệm:
-HHSLĐ là loại hang hóa đặc biệt là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được
sử dụng trong quá trình sx hang hóa . HHSLĐ mang yếu tố tình thần và lịch sử ,
điều đó có nghĩa ngoài những nhu cầu về vật chất người công nhân còn có nhu
cầu về tinh thần và văn hóa .
- Vậy sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi hội đủ 2 điều kiện:
+ Người có sức lao động phải được hoàn toàn tự do về cơ thể, họ có quyền
đem bán sức lao động của mình như một thứ hàng hoá khác để duy trì cuộc sống.
+ Người có sức lao động bị tước đoạt hết TLSX trở thành vô sản và muốn
tồn tại để duy trì cuộc sống thì họ phải bán sức lao động cho nhà TB, trở thành
người làm thuê bị áp bức bóc lột giá trị thặng dư.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
+ Giá trị : nó được đo bằng giá trị của các sp hàng hóa mà người lao động
tiêu dung trong quá trình sx hàng hóa . Cụ thể giá trị của HHSLĐ thể hiện qua 3
yế tô
Giá trị của sp hàng hóa tiêu dung đẻ nuôi sống bản than người lao
động
Giá trị để đào tạo người lao động , người công nhân .
Giá trị của các sp hàng hóa đẻ nuôi sống gia đình người lao động
+Giá Trị Sử dụng : biểu hiện trong quá trình lao động sx , người lao động
tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị cảu bản thân nó đó là nguồn gốc của giá trị
thặng dư trong nền kinh tế TBCN . Chính bản thân giá trị thặng du (m) đã khăng
định lao động cảu người CN là nguồn gốc để nàh tư bản bóc lột giá trị thặng dư
trong XH .
Câu 9 : Giá trị thặng dư , tỷ xuất giá trị thặng dư , lợi nhuận , tỷ xuất lợi
nhuận :
+ Giá Trị thặng dư ký hiêu : m
+ Là giá trị dư ra của sức lao động bị nhà tư bản chiếm không giá trị thặng
dư được tạo ra trong quá trình người lao đọng sx hang hóa
+ Tỷ xuất giá trị thựng dư công thức :
M’=
M’ : tỷ xuất giá trị thặng dư
M “ giá trị thặng dư
V : tư bản khả biến ( tiền đầu tư vào đẻ mua nguyên vật liệu , tra lương lao
động )
M’ =
T’ :thời gian lao động thặng dư
T : thời gian lao động tất yếu
+ tỷ xuất giá trị thặng dư rút ra tuwd 2 công thức trên là tỷ lệ tính theo phần
trăm giữa giá trị thặng dư (m ) và tư bản khả biến (v) với 100% hoạc tỷ lệ tính
theo phần trăm giữa thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động tất yến
nhấn với 100%
Lợi nhuận ký hiệu : P
+Công thức tính lợi nhuận bắt đàu từ :
W= e + c + m = k + m
P : lợi nhuận
W: giá trị của hang hóa
E : tư bản bất biến ( tiền đầu tư vào máy móc )
V : tư bản khả biến ( tiền đầu tư vào nguyên vật liệu , trả lương lao động )
M : giá trị thặng dư
+lợi nhuận chính là giá trị thực chất thu được từ sản phẩm hàng hóa sau khi trừ
hết mọi khảon chi phí , như tư bản bất biến , tư bản khả biến . Lợi nhuận có thể
bằng , cao hơn , hoặc thấp hơn giá trị thặng dư .
+Tỷ xuất lợi nhuận : P’
P’=
P’=
P : lợi nhuận hằng năm
K : tổng số chi phí ứng trước hằng năm
+ Tỷ suất lợi nhuận biểu hiện khả năng thu lời của nhà nước tư bản trong sx , trao
đổi hang hóa . Để từ đó mở rộng hay thu hẹp quy mô sx , định hướng đầu tư vào
ngành sx nào cho phù hợp .
Câu 10: GCCN và sứ mệnh lịch sử của GCCN?
a. Khái niệm:
+ GCCN là giai cấp vô sản , giai cấp vo sản hiện đại , giai cấp công nhân
đại công nghiệp ….vì vậy ta có thẻ nêu khái niệm về giai cấp Cn như saiu :
+ Hiện nay khái niệm GCCN là giai cấp kiếm sống bằng sức lao đọng của
mình là những người lao độnh sản xuất ra của cải vật chất trong một nền sản xuất
có trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sản phẩm thặng dư của họ là
nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có sự vững mạnh của một quốc gia.
+được thể hiện ở hai đặc trưng cơ bản:
+ Về phương tiện lao động phương tiện sản xuất thì GCCN là những tập
đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp, vận hành những công cụ sản suất có
tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại có trình độ hoá quốc tế cao, Giai cấp CN
luôn tòn tại và phát triển cùng với nền đại công nghiệp
+ Về vị trí của GCCN trong quan hệ sản xuất TBCN thì họ là người không
có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà TB Hiện nay với sự phát triển
của LLSX của khoa học và công nghệ trong các nước TBCN thì GCCN vẫn là
người bị áp bức bóc lột, còn trong các nước XHCN thì GCCN là người đã từ địa
vị nô lệ làm thuê trở thành người làm chủ XH, là người có quyền tham gia vào các
công việc quản lý XH quản lý nhà nước.
b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN?
- GCCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản tiến hành cuộc đấu tranh CM để xóa
bỏ chế độ tư nhân tư hữu TBCN xây dựng mới Xh – XHCN và cộng sản chủ
nghĩa
- Sứ mệnh lịch sử của GCCN trải qua hai giai đoạn:
+ GCCN Giành chính quyền nhà nước về tay mình, đập tan bộ máy nhà
nước TB, biến tư liệu sx tư nhân thành tư liệu sản xuất nhà nước
+ Lãnh đạo nhân dân lao động xóa bỏ áp bức giai cấp và xây dựng một xa
hội mới trên tất cả mọi lĩnh vựa : chính trj , văn hóa , xã hội …
+ Những ĐK khách quan quy định sưa quy dịnh sưa mệnh lịh sử của GCCN
+ Địa vị kt , xh của GCCN trong xã hội TBCN , GCCN là là người bị bõ
lột và đồng thời là lực lượng sx chủ yếu đại diện cho phương thức sx đại công
nghiệp , lợi ích của họ thông nhất với lợi ích toàn dân tộc , đoàn kết các giai cấp
khác để xây dựng Xh mới
+Đặc điểm chính trị Xh của giai cấp CN
GCCN là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu cho phương thức sx
tiên tiến , phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
GCCN có tinh thần cách mạng triệt để nhất vì họ là người bị bóc lột , có lợi
ích thông nhất với các giai cấp khác , quiets tâm làm CM đến cùng để xây dựng
XH mới
+ GCNN là gia cấp có ý thức tổ chức kỹ luật cao , chặt chẽ vì họ đại diện
cho lực lương công nghiệp hiên đại .
Câu 11: XH XHCN, đăc trưng của XH XHCN?
a. Khái Niệm xã hội:
+ Là giai đoạn phát triển cao trong lịch sử Xh loài người , là giai đoạn thấp
của XH cộng sản chủ nghĩa trong đó giai cấp công nhận lãnh đạo thông qua chính
đảng cộng sảo , trên cơ sở lien minh công nông & đại diện cho lợi ích toàn dân tộc
.
b. Những đặc trưng cơ bản của XH XHCN :(6 cái)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền đại công nghiệp do vậy khi dã hoàn
thành cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH phải cao hơn nhiều so với CNTB, đối với
những nước bỏ qua chế độ TBCN để xây dựng CNXH, muốn có cơ sở vật chất kỹ
thuật nhất thiết phải công nghiệp hoá, tự động hoá hiện đại hoá.
- CNXH đã xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất.
- XH XHCN là chế độ XH đã tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao
động mới, lao động tự giác sáng tạo, có kỷ luật, có kỷ thuật, có năng suất cao.
- XH XHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đây là nguyên tắc cơ
bản nhất để thực hiện công bằng và tiến bộ XH.
- XH XHCN là một XH mà nhà nước mang bản chất của GCCN, mang tính nhân
văn rộng rãi và dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
- XH XHCN là một XH thực hiện sự giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột,
thực hiện bình đẳng XH, tạo mọi điều kiện cho con người được phát triển một
cách toàn diện. Tất cả những đặc trưng trên đây từng bước được hình thành và
hoàn thiện trong qua trình xây dựng CNXH.
Câu 12: Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của CN Mac Lenin
trong việc giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc?
a. Khái niệm dân tộc:
- Khi nghiên cứu quan điểm đường lối chính sách của ĐCS về vấn đề dân tộc thì
phải nhận thức được dân tộc là một cộng đồng người có tính chất ổn định được
hình thành trong lịch sử và là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài trong lịch
sử phát triển của XH., trước khi dân tộc xuất hiện thì con người đã trãi qua các
hình thức cộng đồng từ thấp tới cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc.
- Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, ở phương Tây dân tộc ra đời cùng với
sự ra đời của phương thức sản suất TBCN, còn ở phương Đông do điều kiện hoàn
cảnh lich sử của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc được hình
thành trước khi CNTB thâm nhập.
- Khi nghiên cứu dân tộc cần chú ý hai nghĩa:
+ Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cụ thể có những mối
liên hệ chặt chẽ bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, ngôn ngữ chung và trong
sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác.
+ Theo nghĩa rộng dân tộc là một cộng đồng người ổn định bền vững hợp
thành nhân dân của một quốc gia có lãnh thổ chung có nền kinh tế thống nhất, có
quốc ngữ chung, có truyền thống đấu tranh chung trong quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước.
B. Những nguyên tắc cơ bản của CN Mac Lenin trong việc giả quyết vấn đề
dân tộc:
- Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề chung của CM XHCN giải quyết vấn
đề dân tộc phải gắn liền với CM vô sản trên cơ sở của CM XHCN, đồng thời phải
gắn liền và đứng vững trên lặp trường của GCCN, thực chất đó là xác lập mối
quan hệ cộng đồng bình dẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia và giữa các
quốc gia dân tộc trên các mặt: kinh tế, văn hoá, chính trị, ngôn ngữ.
- Theo quan điểm của CN Mac Lenin giải quyết vấn đề dân tộc là phải theo cương
lĩnh dân tộc của ĐCS là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, tự quyết và liên hiệp
công nhân các dân tộc, gồm 3 nội dung:
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: đây là quyền thiên liên của các dân tộc,
không phân biệt dân tộc đó đông hay ít, trình độ cao hay thấp, không phân biệt
ngôn ngữ, các dân tộ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, không có một dân tộc
nào được giữ đặc quyền đặc lợi về chính trị, kinh tế, văn hoá ngôn ngữ. Các dân
tộc được bình đẳng và được biểu hiện trong một quốc gia có nhiều dân tộc thì
quyền này phải được pháp luật bảo vệ,
+ các dân tộc được quyền tự quyết, quyền làm chủ của mỗi dân tộc là quyền
tự quyết định con đường phat triển kinh tế chính trị XH của dân tộc mình, vì vậy
khi xem xét và giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập
trường của GCCN, đấu tranh chống lại mọi âm mưu lợi dụng quyền dân tộc tư
quyết để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
+ Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc đây là tư tưởng nội dung cơ
bản trong cương lĩnh ĐCS, tư tưởng này thể hiện bản chất quốc tế của GCCN, nó
phản ánh tính thống nhất, giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp.