Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP Môn học: Kết cấu bê tông cốt thép Hệ Chính quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.77 KB, 2 trang )

Bộ môn Kết cấu
Tháng 03/2007

CÂU HỎI ÔN TẬP
Môn học: Kết cấu bê tông cốt thép
Hệ Chính quy
Phần I: Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05
1. Phân tích thực chất của BTCT. Nêu các nhân tố đảm bảo sự làm việc chung giữa cốt
thép và bê tông.
2. Phân tích thực chất của bê tông dự ứng lực. Trình bày nội dung cơ bản của các phương
pháp tạo dự ứng lực.
3. Trình bày các thuộc tính ngắn hạn của bê tông: cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo,
mô đun đàn hồi (khái niệm, cách xác định, quan hệ giữa các đại lượng).
4. Trình bày khái niệm và đặc điểm từ biến của bê tông. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến
từ biến và ảnh hưởng của từ biến đến sự làm việc của các cấu kiện BTCT. Nêu cách
tính toán biến dạng từ biến.
5. Trình bày khái niệm, đặc điểm co ngót của bê tông. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến co
ngót, tác hại của co ngót và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Nêu cách tính
toán biến dạng co ngót.
6. Trình bày phương trình tổng quát của các trạng thái giới hạn, giải thích các đại lượng
trong công thức. Nêu yêu cầu tính toán đối với các TTGH.
7. Trình bày cách tính toán kiểm soát nứt trong dầm BTCT.
8. Trình bày các nội dung tính toán và kiểm toán độ võng trong dầm BTCT.
9. Trình bày các giả thiết cơ bản, sơ đồ biến dạng, sơ đồ ứng suất và cách xác định ứng
suất trong bê tông và cốt thép ở trạng thái giới hạn sử dụng của mặt cắt chữ nhật, mặt
cắt chữ T (cả hai trường hợp chưa nứt và đã nứt)
10. Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dầm BTCT.
11. Trình bày ứng xử của dầm BTCT: phân tích quan hệ mô mô men - độ cong, các giai
đoạn trạng thái ứng suất - biến dạng trên mặt cắt thẳng góc của dầm chịu uốn thuần tuý
(có hình vẽ).
12. Trình bày các giả thiết cơ bản khi tính toán cấu kiện chịu uốn theo TTGH cường độ.


13. Trình bày sơ đồ ứng suất, sơ đồ biến dạng, các biểu thức và cách tính toán dầm:


Mặt cắt chữ nhật, cốt thép đơn, BTCT thường;
1




Mặt cắt chữ nhật, cốt thép kép, BTCT thường;



Mặt cắt chữ T, cốt thép đơn, BTCT thường;



Mặt cắt chữ T, cốt thép kép, BTCT thường;



Mặt cắt chữ T, bê tông dự ứng lực có cốt thép dính bám.



Mặt cắt chữ T, bê tông dự ứng lực có cốt thép không dính bám.

14. Phân tích các giới hạn cốt thép: tính dẻo và hàm lượng cốt thép tối đa, cơ sở xác định
hàm lượng cốt thép tối thiểu.
15. Nêu khái niệm và cách phân loại các mất mát ứng suất trong các cấu kiện bê tông dự

ứng lực.
16. Nêu vai trò của cốt thép đai trong dầm BTCT. Trình bày các yêu cầu cấu tạo đối với
cốt thép đai, ý nghĩa của các quy định về lượng cốt đai tối thiểu và khoảng cách lớn
nhất cho phép.
17. Trình bày cách tính toán thiết kế cốt thép đai trong dầm BTCT.
18. Nêu các cách phân loại cấu kiện BTCT chịu nén. Trình bày đặc điểm cấu tạo của các
loại cột BTCT. Giải thích các giới hạn cốt thép.
19. Trình bày các giả thiết, biểu thức cơ bản và cách tính toán thiết kế cột BTCT chịu nén
đúng tâm.
20. Trình bày các giả thiết, sơ đồ biến dạng, sơ đồ ứng suất, các phương trình cơ bản và
cách tính duyệt cột ngắn chịu nén lệch tâm.
------------------------------------------------

2



×