Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.34 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG
CÂY TRỒNG MIỀN NAM

TRẦN THỊ THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM” do Trần Thị Thi, sinh viên khóa 31, ngành Kinh
Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________

THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến Cha, Mẹ và những người
thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ con trong suốt thời gian học tập tại trường và
trưởng thành cho đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm – Thành
Phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là Thầy Cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt những kiến thức
quý báo giúp tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Thái Anh Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các phòng ban trong Công Ty Cổ

Phần Giống Cây Trồng Miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực tập.
Xin cảm ơn Anh Tài, Anh Phong và các anh chị phòng kinh doanh đã tận tình
giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức thực tế cho em trong quá trình thực tập tại công
ty.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến các bạn bè thân hữu của tôi đã đóng
góp ý kiến thực tế vào đề tài của tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ THI. Tháng 07 năm 2009. “Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ
Thống Phân Phối Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền
Nam”.
TRẦN THỊ THI. July 2009. “Some Methods To Improve The Distribution
Sytem Of The Southern Seed Joint – Stock Company”.
Khoá luận nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty thông qua việc sử dụng
phương pháp thu thập số liệu từ các phòng ban tại trụ sở công ty, thông tin từ sách,
báo, internet… và điều tra 85 khách hàng tại hội nghị khách hàng của công ty, tiến
hành xử lý và phân tích số liệu, thông tin, dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp tư
duy suy luận, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Thương hiệu của công ty được nông dân và đại lý đánh giá cao trên thị trường.
Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty khá rộng phân bổ khắp 64 tỉnh thành trong
cả nước. Hệ thống sản phẩm của công ty tương đối đa dạng gần 150 loại hạt giống,
chất lượng tốt được quản lý theo hệ thống ISO 9001:2000 giúp các đại lý có thể lựa
chọn và an tâm hơn phân phối hàng hóa. Các chương trình, chính sách hỗ trợ bán hàng
của công ty tương đối phong phú với nhiều chương trình khác nhau giúp cho các đại lý
an tâm về mặt lợi nhuận khi bán hàng cho công ty. Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn
tồn tại một số khó khăn như: Một số sản phẩm không cung ứng đủ kịp thời cũng làm

mất đi cơ hội cho các đại lý trong kênh bán hàng cho công ty để kiếm lợi nhuận, hoạt
động marketing hỗ trợ cho đại lý trong hệ thống phân phối chưa được tốt lắm. Hệ
thống phân phối của công ty đang phát triển một cách tự phát chưa có những quyết
định hay văn bản quy định nào về kênh phân phối cho phù hợp tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty.
Từ những kết quả nghiên cứu được cũng như việc điều tra khách hàng, một số
giải pháp đã được đưa ra nhằm hoàn hiện hệ thống phân phối giúp nâng cao khả năng
tiêu thụ sản phẩm của công ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

U

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Pham vi nội dung

2

1.3.2. Phạm vi không gian


2

1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam

5

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

5

2.2.2. Vị trí địa lý

7


2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

7

2.2.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

8

2.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

13

2.2.6. Doanh thu của công ty từ năm 2003 – 2008

14

2.2.7. Chiến lược kinh doanh của công ty

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1. Cơ sở lý luận

18
18

3.1.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống phân phối sản phẩm


18

3.1.2. Chức năng của kênh phân phối

18
v


3.1.3. Cấu trúc kênh phân phối

19

3.1.4. Các loại trung gian trong kênh phân phối

21

3.1.5. Tầm quan trọng của trung gian trong phân phối

22

3.1.6. Lựa chọn kênh phân phối

22

3.1.7. Các kiểu phân phối

24

3.1.8. Quản lý kênh phân phối


25

3.1.9. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân phối

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

27

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Hệ thống phân phối công ty đang áp dụng

29

4.2. Hệ thống đại lý

31


4.2.1. Số lượng đại lý theo từng vùng thị trường

31

4.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đại lý

32

4.2.3. Đánh giá đại lý

32

4.3. Thị trường của công ty

33

4.4. Xử lý đơn đặt hàng

34

4.5. Lưu kho

34

4.6. Vận chuyển hàng hóa

35

4.7. Các chính sách liên quan đến hoạt động phân phối


36

4.7.1. Chính sách thanh toán

36

4.7.2. Chính sách tín dụng

37

4.8. Chiến lược marketing mix hỗ trợ cho kênh phân phối

37

4.8.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường

37

4.8.2. Chiến lược sản phẩm

38

4.8.3. Chiến lược giá

42

4.8.4. Chiến lược chiêu thị cổ động

44


4.9. Các chương trình hỗ trợ cho các đại lý

46

4.9.1. Chiết khấu thanh toán

46

4.9.2. Chiết khấu hoa hồng

47
vi


4.9.3. Hỗ trợ vận chuyển và chuyển tiền

49

4.10. Sự can thiệp đối với đại lý

50

4.11. Nhận xét và đánh giá hệ thống phân phối hiện tại

51

4.11.1. Khó khăn và thuận lợi

51


4.11.2. Những ưu điểm của hệ thống phân phối hiện tại

52

4.11.3. Những mặt hạn chế của HTPP hiện tại

53

4.12. Một số giải pháp hoàn thiện HTPP của công ty
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55
61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

PHỤ LỤC

64


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APSA

Hiệp Hội Giống Cây Trồng Châu Á – Thái Bình Dương

AFTA

Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á
(Asean Free Trade Area)

AVRDC

Viện nghiên cứu rau quả Châu Á

BNN& PTNT

Bộ Nông Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn

BVQI

Tổ Chức Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Quốc Tế Vương Quốc
Anh (Bureau Veritas Quality International)

CTCP GCTMN, SSC

Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam


DT

Doanh thu

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐBALHQ

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTPP

Hệ thống phân phối

ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
(International Origanization for Standardization)

IRRI

Viện lúa quốc tế

QL & BH


Quản lý và bán hàng

R&D

Nghiên cứu và phát triển

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TTTH

Tính toán tổng hợp

VSA

Hiệp hội giống cây trồng Việt Nam

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
(World Trade Orinization)

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của SSC từ Năm 2007 – 2008

13

Bảng 2.2. Cơ Cấu Doanh Thu của Công Ty Năm 2007 – 2008

16

Bảng 4.1. Số Lượng Đại Lý của Công Ty Theo Từng Vùng Thị Trường

31

Bảng 4.2. Doanh Thu Trên Từng Vùng Thị Trường ở Phía Nam

33

Bảng 4.3. Đánh Giá của Khách Hàng về Vận Chuyển Giao Nhận Hàng Hóa

36

Bảng 4.4. Bảng Xếp Hạng Sự Lựa Chọn Khi Mua Hàng của Đại Lý

38

Bảng 4.5. Đánh Giá của Khách Hàng về Mẫu Mã Bao Bì Sản Phẩm Hạt Giống

39


Bảng 4.6. Đánh Giá của Khách Hàng về Mẫu Mã Bao Bì Hạt Giống Rau của Các
Công Ty

40

Bảng 4.7. Đánh Giá Chất Lượng Hạt Giống của Công Ty

41

Bảng 4.8. Bảng Giá Giống Bắp của Công Ty và Các Đối Thủ Cạnh Tranh

43

Bảng 4.9. Chi Phí Cho Hoạt Động Chiêu Thị Qua 2 Năm

45

Bảng 4.10. Bảng Chiết Khấu Thanh Toán

46

Bảng 4.11. Bảng Chiết Khấu Hoa Hồng Hạt Giống Khổ Qua Lai, Dưa Leo Lai các
Loại

47

Bảng 4.12. Chiết Khấu Hoa Hồng Hạt Giống Khổ Qua của Công Ty TNHH Chánh
Nông

48


Bảng 4.13. Ý Kiến của Đại Lý về Thời Điểm Xét Chiết Khấu Tốt Nhất Nên Tiến Hành
49
Bảng 4.14. Bảng Hỗ Trợ Chi Phí Vận Chuyển

49

Bảng 4.15. Đánh Giá về Chính Sách Bán Hàng 2008 của Công Ty

50

Bảng 4.16. Cơ Cấu Đại Lý và Doanh Thu Trên Từng Vùng Thị Trường ở Phía Nam 52
Bảng 4.17. Mức Độ Hài Lòng về Chiết Khấu Hoa Hồng Năm 2008

54

Bảng 4.18. Đánh Giá của Đại Lý về Dịch Vụ Sau Bán Hàng của Công Ty

54

Bảng 4.19. Bảng Cơ Cấu Doanh Thu và Số Đại Lý Năm 2008

58

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty


9

Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Tổng Doanh Thu của SSC từ Năm 2000 – 2008

15

Hình 3.1. Cấu Trúc Kênh Phân Phối với Số Cấp Khác Nhau

20

Hình 4.1. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Công Ty

29

Hình 4.2. Quy Trình Xử Lý Đơn Đặt Hàng và Giao Nhận

34

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng

64

Phụ lục 2. Chiết Khấu Thương Mại Đối với Hạt Giống Rau các Loại

68


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại thành công và phát triển, doanh nghiệp
ngoài có những định hướng, chiến lược đúng đắn thì cũng phải có các hoạt động
marketing hiệu quả. Việc cạnh tranh luôn diễn ra một cách gay gắt trên thị trường, để
đạt được những lợi thế nhất định trong cạnh tranh trên thị trường ngày càng khó khăn,
thẩm chí đạt được nhưng vẫn không lâu bền, các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi,
giảm giá… chỉ tạo được những lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác
cũng nhanh chóng làm theo. Từ thực tế đó, các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm đến
lợi thế cạnh tranh dài hạn và bền vững hơn trên thị trường. HTPP nổi lên như một
công cụ marketing quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh
tranh bền vững trên thị trường.
Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam là công ty cung ứng hạt giống
bắp, lúa hàng đầu hiện nay trên thị trường nông nghiệp Việt Nam. Công ty có thị
trường tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước, HTPP này giúp
công ty đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng kịp thời nhất, rộng khắp nhất và mang
lại những thuận lợi cho công ty trong thời gian qua. Xuất phát từ những yếu tố quan
trọng đó của HTPP đồng thời làm rõ hơn những điểm còn hạn chế, những bất lợi của
HTPP hiện tại, để công ty hoàn thiện hơn HTPP của mình nhằm tạo được lợi thế cạnh
tranh trên thị trường một cách bền vững hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tiễn
của Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam (Southern Seed Joint – Stock
Company), được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng
Miền Nam và sự hướng dẫn tận tình của Thầy Thái Anh Hòa tôi tiến hành thực hiện đề



tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm tại Công Ty Cổ
Phần Giống Cây Trồng Miền Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tập trung phân tích thực trạng HTPP sản phẩm của CTCP GCTMN. Từ thực
trạng đó tìm ra được những điểm còn hạn chế, những bất lợi, từ đó đưa ra những giải
pháp khắc phục để hoàn thiện hơn HTPP của công ty cho hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích HTPP, hệ thống đại lý, thị trường của công ty.
- Tìm hiểu cách xử lý đơn hàng, lưu kho và vận chuyển hàng hóa cho khách
hàng của công ty.
- Phân tích các chính sách liên quan đến hoạt động phân phối và các chương
trình hỗ trợ cho đại lý.
- Phân tích các chiến lược marketing mix của công ty để hỗ trợ cho kênh phân
phối.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Pham vi nội dung
CTCP GCTMN là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các
hạt giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, có HTPP sản phẩm trên khắp cả nước và
một số quốc gia như Lào, Campuchia. Tuy nhiên trong giới hạn đề tài sẽ đi sâu nghiên
cứu HTPP sản phẩm hạt giống bắp, lúa, rau tại CTCP GCTMN trong phạm vi các tỉnh
phía Nam từ Đà Nẵng trở vào đến Cà Mau.
1.3.2. Phạm vi không gian
Những số liệu thứ cấp cũng như những thông tin về công ty có trong luận văn
được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam, địa chỉ 282 Lê Văn
Sỹ, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 03/2009 – 07/2009,
với các hoạt động chính là tiến hành nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu và viết luận

văn.

2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương với nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Mở đầu. Giới thiệu khái quát về tầm quan trọng của các yếu tố liên
quan đến đề tài, lý do chọn đề tài, phạm vi của đề tài.
Chương 2: Tổng quan. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu, giới thiệu sơ lược về
lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của CTCP GCTMN.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Bao gồm các khái niệm, vai
trò, chức năng, ý nghĩa, những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến HTPP. Giới
thiệu sơ lược về một số phương pháp nghiên cứu mà khóa luận đã sử dụng.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Tổng hợp, phân tích, đánh giá HTPP hiện tại
và những chiến lược khác hỗ trợ cho HTPP. Từ đó rút ra những nhận xét về những
điểm mạnh, cũng như những tồn tại, hạn chế của HTPP của công ty. Đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hiệu quả hoạt động của HTPP của công ty trong thời
gian tới.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Khẳng định lại một lần nữa những kết quả
đạt được của công ty và nêu những kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Các tài liệu mà khoá luận có sử dụng để tham khảo chủ yếu là một số tài liệu
sau:
- Bài giảng “Thị trường nông lâm sản” của giáo viên Nguyễn Thị Bích Phương,
tháng 03 năm 2008, trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Bài giảng
gồm 120 trang, có 5 chương, trình bày về các nội dung tổng quan về thị trường nông
sản, cung cầu giá nông sản, marketing nông sản, phân tích cơ hội thị trường và chiến
lược marketing, tiếp cận thị trường quốc tế. Nội dung được tham khảo nhiều nhất
thuộc chương III và IV của bài giảng.
- Sách “Marketing căn bản” của nhóm biên soạn Th.S Quách Thị Bửu Châu,
Th.S Đinh Tiến Minh, Th.S Nguyễn Công Dũng, Th.S Đào Hoài Nam, GV. Nguyễn
Văn Trung, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, năm 2004. Sách gồm 240 trang, có 10
chương, trình bày về các nội dung Marketing. Nội dung được tham khảo nhiều nhất
thuộc chương VIII của sách, đó là chương “Chiến lược phân phối”, chương này phân
tích kỹ các vấn đề liên quan đến việc phân phối sản phẩm.
- Sách “Quản trị kênh phân phối” của TS. Trần Thị Ngọc Trang và Th.S Trần
Văn Thi, nhà xuất bản thống kê quý IV năm 2008. Sách gồm 175 trang, có 8 chương,
trình bày những vấn đề khái quát về kênh phân phối, môi trường kênh phân phối, môi
trường bên trong kênh phân phối, cấu trúc kênh phân phối, chiến lược kênh phân phối,
thiết kế kênh phân phối, quản trị kênh phân phối.
- Bản cáo bạch của Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam, xuất bản
năm 2002, lúc cổ phiếu của SSC được chính thức niêm yết trên thị trường chứng
khoán. Bản cáo bạch gồm 7 phần, trong đó, phần III được tham khảo nhiều nhất, trình
bày những đặc điểm chính của công ty khi tham gia thị trường.


- Tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008, xuất bản tháng 04 năm
2009. Tài liệu gồm 8 phần, trong đó phần I, II, III được tham khảo nhiều nhất. Phần I
trình bày lịch sử hoạt động, tình hình hoạt động, định hướng phát triển của công ty.
Phần II là báo cáo của hội đồng quản trị về những nét nổi bật của kết quả hoạt động
trong năm, tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận năm 2008. Phần III là

báo cáo của ban giám đốc tình hình tài chính năm 2008, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh năm 2008, những tiến bộ công ty đã đạt được, và kế hoạch phát triển
trong tương lai.
2.2. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam
Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam
Tên giao dịch quốc tế: Southern Seed Join - Stock Company
Tên viết tắt: SSC
Trụ sở Công ty: 282 Lê Văn Sỹ – Phường 1 – Quận Tân Bình – Thành phố Hồ
Chí Minh
Điện thoại: (0848) 38444633 – 38442414; Fax: (848) 38442387
Email: – web: www.ssc.com.vn
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
CTCP GCTMN là doanh nghiệp trực thuộc BNN& PTNT, chuyên sản xuất,
kinh doanh, xuất nhập khẩu hạt giống cây trồng và vật tư nông nghiệp chuyên ngành,
thử nghiệm các loại giống cây trồng trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 14 tháng 05 năm 1976 công ty được thành lập với tên gọi “Công Ty
Giống Cây Trồng Phía Nam”, trụ sở tại 282 Lê Văn Sỹ – Quận Tân Bình – Thành phố
Hồ Chí Minh, trực thuộc Tổng Cục Nông Nghiệp, với nhiệm vụ là cung ứng giống cây
trồng cho phía Nam từ Đà Nẵng trở vào.
Năm 1978 công ty được hợp nhất và trở thành chi nhánh I của Công Ty Giống
Cây Trồng Trung Ương trực thuộc Bộ Nông Nghiệp.
Năm 1981 công ty đổi tên chi nhánh I thành Xí Nghiệp Giống Cây Trồng I.
Năm 1989 chuyển đổi thành Công Ty Giống Cây Trồng Trung Ương II, trực
thuộc BNN& PTNT.
Ngày 08/01/1993, theo quyết định số 43/BNN, công ty đổi tên thành Công Ty
Giống Cây Trồng Miền Nam. Tên giao dịch là Southern Seed Company (viết tắt là
5


SSC). Đây là thời điểm đánh dấu bước ngoặc lớn trong quá trình hình thành và phát

triển của công ty.
Ngày 25/03/2002, theo quyết định số 213/QĐ–TT của Thủ Tướng Chính Phủ,
cho phép công ty được cổ phần hóa và đổi tên thành “Công Ty Cổ Phần Giống Cây
Trồng Miền Nam”. Ngày 01/07/2002 công ty chính thức hoạt động theo hình thức cổ
phần, trở thành doanh nghiệp ngành giống cây trồng cổ phần hóa đầu tiên trên cả nước
và cũng là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất là 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp có sự đổi
mới như sau:
Ngành nghề hoạt động chính:
- Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng.
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp.
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị chế biến
hạt giống và nông sản các loại.
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
Công ty hiện là thành viên chính thức của hiệp hội Giống Cây Trồng Việt Nam
(VSA) và Hiệp Hội Giống Cây Trồng Châu Á Thái Bình Dương (APSA). Ngoài ra
công ty có quan hệ hợp tác thường xuyên với các tổ chức quốc tế như: Viện Lúa Quốc
Tế IRRI, viện nghiên cứu rau quả Châu Á AVRDC, Trung Tâm Nghiên Cứu Bắp Mì
Quốc Tế CIMMIT…
Ngày 09/01/2001 công ty vinh dự đón nhận huân chương Lao Động Hạng Nhất
do Chủ Tịch Nước trao tặng.
Tháng 04/2003 tổ chức BVQI (Anh Quốc) cấp chứng nhận ISO 9001:2000 cho
hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
Ngày 01/03/2005 được sự chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, cổ
phiếu của công ty (mã chứng khoán SSC) chính thức được niêm yết tại Trung Tâm
Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 09/2005 công ty được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao
Động thời kỳ đổi mới. Đây là minh chứng đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của
công ty trong thời gian qua.
Sản phẩm về giống cây trồng của công ty đã đạt giải thưởng “Bông Lúa Vàng”
từ năm 1996 – 2003. Nhãn hiệu mầm xanh đã được bảo hộ và là biểu tượng quen

6


thuộc của người nông dân trên cả nước. Do đó liên tục nhiều năm liền 2004 đến nay
thương hiệu của công ty đã được nông dân cả nước bình chọn “Thương Hiệu Bạn Nhà
Nông Việt Nam”. Được tặng cúp vàng “Thương Hiệu Chứng Khoán Uy Tín & Công
Ty Cổ Phần hàng đầu Việt Nam” năm 2008. Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt
Nam – Lào – Campuchia” năm 2008 do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ công
nhận.
2.2.2. Vị trí địa lý
CTCP GCTMN có trụ sở chính đặt tại 282 – Lê Văn Sỹ – Phường 1 – Quận
Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí gần sân bay, gần ga xe lửa và gần bến
xe nên rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và gần vùng nguyên liệu nên rất
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
Tổ chức sản xuất, chế biến, liên kết với các địa phương, các ngành kinh tế kỹ
thuật khác để sản xuất hạt giống, hom giống, củ giống các loại cây công nghiệp, cây
lương thực (lúa, bắp…), các giống cây thực phẩm (rau, quả…), các giống hoa… Đáp
ứng tốt nhu cầu sử dụng của nông dân trong cả nước.
Kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp chuyên dùng như phân bón, thuốc
trừ sâu, các loại thiết bị sản xuất và bảo quản giống cây trồng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu các giống cây trồng như: lúa thuần, lúa lai, bắp lai
các loại, bắp nếp lai, rau đậu các loại, hoa, vật tư nông nghiệp. Các loại máy móc thiết
bị phục vụ sản xuất, chế biến bảo quản hạt giống và nông sản.
Liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hạt giống, vật tư nông
nghiệp và nông sản sản xuất khác.
b) Nhiệm vụ
CTCP GCTMN là một đơn vị nhà nước cổ phần hóa có chế độ hạch toán độc
lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn

của công ty.
Tổ chức phân công điều phối sản xuất sao cho phù hợp với công nghệ và khai
thác tối đa tiềm năng, năng lực của công ty.

7


Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, không ngừng phát triển nâng cao chất
lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Thông tin về thị trường giá cả, ứng dụng khoa học công nghệ, bồi dưỡng và đào
tạo cán bộ công nhân viên.
Tổ chức HTPP lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm theo từng loại hàng xuất và nhập khẩu.
Thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại như tổ chức xuất nhập khẩu, ký kết
hợp đồng, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư cho các dự án
phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
a) Hệ thống chi nhánh, trạm và trại của công ty
- Chi nhánh Hà Nội, đặt tại số 14 ngõ 498 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên,
Thành phố Hà Nội.
- Trạm giống cây trồng Tây Nguyên, đặt tại Xã Eatu, Thành phố Buôn Mê
Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
- Nhà máy chế biến giống cây trồng Củ Chi, đặt tại Xã Phước Thạnh, Huyện Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trại giống cây trồng Cờ Đỏ, đặt tại Xã Thạnh Phú, Huyện Vĩnh Thạnh, Tỉnh
Cần Thơ.
- Trạm giống cây trồng Cai Lậy, đặt tại Xã Nhị Mỹ, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền
Giang.
- Trại giống cây trồng Tân Hiệp, đặt tại xã Tân Hiệp, Huyện Phú Giáo, Tỉnh
Bình Dương.

- Trại giống cây trồng Lâm Hà, đặt tại Xã Đạ Đờn, Huyện Lâm Hà,Tỉnh Lâm
Đồng.
- Tháng 9 năm 2007, công ty đã mở Văn phòng đại diện tại số nhà 63 A – Street
261 – Sangkak Teak Lo-ok3, Khan Toul Kork, Phnom Penh, Cambodia.
c) Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

8


Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG TRỒNG MIỀN NAM
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

P. TỔNG GIÁM ĐỐC

P.TỔNG GIÁM ĐỐC

TÀI CHÍNH

SẢN XUẤT

XƯỞNG
CƠ KHÍ

NHÂN SỰ


TÀI CHÍNH

HÀNH CHÍNH

KẾ TOÁN

KINH
DOANH

NGHIÊN CỨU

SẢN

PHÁT TRIỂN

XUẤT

THỬ
NGHIỆM
NN (KCS)

CHẾ BIẾN
BẢO QUẢN

NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN
CHI NHÁNH
HÀ NỘI


TRẠI GIỐNG

TRẠI GIỐNG

TRẠM GIỐNG

TRẠI GIỐNG

HẠT

CÂY TRỒNG

CÂY TRỒNG

CÂY TRỒNG

CÂY TRỒNG

GIỐNG CỦ

LÂM HÀ

TÂN HIỆP

CAI LẬY

CỜ ĐỎ

CHI


Nguồn tin: Phòng Hành Chính – Nhân Sự

9


™ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công
ty theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ
trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định
cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
™ Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để ra quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc về
ĐHĐCĐ quyết định.
Định hướng chính sách tồn tại và phát triển thông qua hoạch định chính sách, ra
quyết định hành động cho từng thời điểm thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty.
™ Ban kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh,
quản trị và điều hành của công ty.
d) Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
™ Tổng giám đốc
Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của
công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau:
- Tổ chức nhân sự hành chánh.
- Nghiên cứu phát triển.
- Chỉ đạo hoạt động kinh doanh bao gồm chi nhánh Hà Nội.
™ Phó tổng giám đốc sản xuất: Phụ trách các lĩnh vực sau:
- Công tác sản xuất tại công ty và các trạm, trại.

- Chế biến bảo quản, kiểm tra, kiểm nghiệm hạt giống.
- Đại diện lãnh đạo trong triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của công ty.
™ Phó tổng giám đốc tài chính: Phụ trách các lĩnh vực như sau:
- Công tác kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Công tác quản trị tài chính.
10


- Tham vấn cho tổng giám đốc về chính sách sử dụng vốn và chi tiêu của công
ty.
- Các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản.
- Sản xuất kinh doanh cơ khí nông nghiệp.
- Ứng dụng tin học trong quản lý.
™ Phòng nhân sự - hành chánh
- Quản trị nguồn nhân lực, công tác định mức lao động.
- Tiền lương và các chế độ, chính sách cho người lao động.
- Quản trị hành chính văn phòng, công tác phòng cháy chữa cháy.
- Bảo vệ, giao tế, xây dựng cơ bản.
™ Phòng tài chính kế toán
- Thực hiện mọi vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, đảm bảo cung cấp số
liệu chính xác, kịp thời để các nhà quản trị đưa ra những chính sách kinh doanh tối ưu.
- Hướng dẫn, giám sát thực hiện, lập sổ ghi chép thu chi và giao dịch với ngân
hàng.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, theo dõi cơ cấu vốn của công ty.
- Quản lý hệ thống lưu chuyển chứng từ và lưu trữ các báo cáo tài chính.
™ Phòng kinh doanh
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển thị trường.
- Tổ chức và quản lý HTPP sản phẩm.
- Công tác tiếp thị, quảng cáo, hội thảo.

- Chính sách bán hàng và dịch vụ bán hàng.
™ Phòng sản xuất và chế biến bảo quản
- Quản lý, sử dụng khai thác phương tiện vật tư máy móc được giao.
- Xây dựng quy trình sản xuất, kỹ thuật, quy định khoán.
- Thống kê và xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong trồng trọt.
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất hạt giống và tổ chức sản xuất.
™ Phòng R & D
- Xây dựng kế hoạch, dự án nghiên cứu sản phẩm.
- Hoạch định chiến lược, phân tích và dự báo hiệu quả cho hoạt động nghiên
cứu phát triển.
11


- Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước về công tác nghiên cứu sản xuất
hạt giống.
™ Phòng thử nghiệm nông nghiệp:
- Kiểm định, kiểm nghiệm.
- Kiểm tra chất lượng hạt giống.
- Tổng hợp, đánh giá, phân tích công tác kiểm nghiệm hạt giống.
™ Xưởng cơ khí:
- Thiết kế, lắp ráp, chế tạo máy móc, các loại thiết bị cơ khí trong nông nghiệp.
- Xem xét đánh giá, bảo trì, duy tu hệ thống cơ khí sấy, chế biến hạt giống và
sản xuất của toàn công ty.
™ Chi nhánh Hà Nội
- Tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng, khai thác và
phát triển thị trường các tỉnh phía Bắc.
- Tổ chức quảng cáo, tiếp thị và các chương trình marketing hỗ trợ bán hàng
trong khu vực.
- Thực hiện hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho nông dân, xây
dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến Hưng Yên.

™ Trạm Tây Nguyên
- Tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng, khai thác và
phát triển thị trường các tỉnh Tây Nguyên.
- Tổ chức quảng cáo, tiếp thị và các chương trình marketing hỗ trợ bán hàng
trong khu vực.
- Thực hiện hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho nông dân, xây
dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy của trạm.
™ Các trạm giống, trại giống
- Tổ chức sản xuất các loại giống cây trồng.
- Tiếp nhận và thực hiện đúng các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật sản
xuất giống khi được các phòng ban chức năng hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện công
việc.

12


2.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì thu được sau mỗi quá trình
sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là mục tiêu mà công ty mong muốn đạt được
trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Do vậy nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc đo lường thành quả đạt được của công ty qua mỗi giai đoạn kinh doanh.
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của SSC từ Năm 2007 – 2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Giá vốn hàng bán


104,53

Chi phí QL & BH

Chênh lệch
±Δ

%

134,50

29,97

28,67

26,36

35,34

8,98

34,07

Doanh thu thuần

155,86

202,10


46,24

29,67

Lợi nhuận trước thuế

24,45

33,73

9,28

37,96

Lợi nhuận sau thuế

22,01

30,32

8,31

37,76

Nguồn tin: Phòng kế toán
Bằng phương pháp so sánh kết quả SXKD qua hai năm của công ty, ta thấy lợi
nhuận sau thuế tăng qua hai năm. Cụ thể năm 2008 là 30,32 tỷ đồng tăng 8,31 tỷ tương
ứng 37,76% so với năm 2007. Lợi nhuận tăng thể hiện hiệu quả hoạt động SXKD ngày
càng cao.
Doanh thu thuần năm 2008 là 202,10 tỷ đồng tăng 46,24 tỷ tương ứng 29,67%

so với năm 2007. Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty là sản phẩm hạt giống chiếm
87,94% trong tổng doanh thu năm 2008, nhất là sản phẩm hạt giống bắp chiếm tới
43,14% đây là sản phẩm chủ lực của công ty được tiêu thụ nhiều nhất.
Chi phí quản lý và bán hàng năm 2008 là 35,34 tỷ đồng tăng 8,98 tỷ tương ứng
tỷ lệ 34,07% so với năm 2007. Trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6,412 tỷ và
chi phí chi phí bán hàng tăng 1,325 tỷ đồng.
- Chi phí quản lý tăng là do chi phí nhân viên bộ phận quản lý tăng lên 2,568 tỷ
đồng. Chi phí vật liệu tăng 212 triệu đồng, chi phí đồ dùng văn phòng giảm 53 triệu,
thuế, phí và lệ phí giảm 179 triệu. Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 979 triệu do
đầu tư thêm nhà xưởng, và máy móc thiết bị khác cho các đơn vị. Chi phí dự phòng

13


tăng 359 triệu, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại tăng so với cùng
kỳ 759 triệu và các chi phi khác tăng 1,758 tỷ.
Chi phí bán hàng tăng là do chi phí nhân viên bộ phận bán hàng tăng 1,325 tỷ,
chi phí dụng cụ bao bì tăng 56 triệu, chi phí vật liệu giảm 88 triệu. Chi phí quảng cáo,
hội thảo – trình diễn so với năm 2007 đã tăng 317 triệu tương ứng 40,13% do tăng
cường hoạt động quảng cáo tiếp thị thông qua các kênh phương tiện đại chúng và công
tác hội thảo trình diễn sản phẩm của công ty. Chi phí giao dịch tiếp khách so với cùng
kỳ tăng 119 triệu phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Chi phí khấu hao tài sản cố định
giảm 1,144 tỷ và các chi phí khác tăng 622 triệu so với năm 2007.
Giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, năm 2008 giá
vốn hàng bán là 134,50 tỷ tăng 29,97 tỷ tương ứng với mức 28,67% so với năm 2007.
Một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá vốn hàng bán là do năm 2008 thời
tiết biến động, nhu cầu hạt giống trong nước tăng dẫn đến công ty đã tăng giá bán mặc
dù giá thành sản phẩm cũng tăng do vật tư nông nghiệp, xăng dầu tăng vào đầu năm đã
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thu mua nguyên liệu.
Năm 2009 được các nhà kinh tế dự báo là năm đen tối nhất của nền kinh tế thế

giới kể từ thế chiến thứ II. Điều này cũng là bài toán khó cho rất nhiều doanh nghiệp
trong việc đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, với lợi thế là
ngành cung ứng loại vật tư thiết yếu cho sản xuất và đời sống, với tiềm năng rộng lớn
của thị trường và nhà nước đang tập trung giải quyết vấn đề “tam nông”, ngành giống
cây trồng nói chung và CTCP GCTMN nói riêng vẫn có những thuận lợi cơ bản để có
thể tiếp tục duy trì mức tăng trưởng.
2.2.6. Doanh thu của công ty từ năm 2003 – 2008
Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh hạt giống nông nghiệp, tiếp
thu công nghệ tiên tiến trong việc chế biến bảo quản hạt giống cùng với việc tuyển
dụng cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có trình độ, liên tục từ năm 2003 đến 2008 doanh
thu của công ty luôn tăng và đứng đầu so với các công ty trong cùng lĩnh vực kinh
doanh tại Việt Nam.

14


×