Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ CÂY TRỒNG VẬT NUÔI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EA HU HUYỆN CƯ KUIN TỈNH ĐĂKLĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.37 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EA HU HUYỆN CƯ KUIN TỈNH
ĐĂKLĂK

TRƯƠNG THỊ KIM ĐỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM HIỂU THỰC
TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ CÂY
TRỒNG VẬT NUÔI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EA HU HUYỆN CƯ KUIN
TỈNH ĐĂKLĂK” do Trương Thị Kim Đức, sinh viên khóa 31, ngành PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày--------------

Th.s Nguyễn Văn Năm
Người hướng dẫn,

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con muốn gửi tới Ông Bà, Cha Mẹ và người thân trong gia đình
những người con vô cùng yêu quí đã cùng nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và học
thành tài như ngày hôm nay.
Em trân trọng kính gởi lòng biết ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô giáo
trong trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
cùng những kinh nghiệm sống và làm việc quý báu của mình cho em trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Năm đã tận tình chỉ

bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, cô chú, anh chị ở xã Ea Hu đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại địa
phương.
Cùng tất cả bà con nông dân ở xã Ea Hu đã hết lòng cung cấp cho tôi những
thông tin quý giá giúp tôi hoàn thành được đề tài này.
Và cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè đã quan tâm
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày … tháng … năm 2009.
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Kim Đức


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG THỊ KIM ĐỨC, Tháng 6 năm 2009. “Tìm Hiểu Thực Trạng Sản Xuất
Nông Nghiệp Và Hiệu Quả kinh tế Một Số Cây Trồng Vật Nuôi Chính Trên Địa Bàn Xã
Ea Hu, Huyện Cư Kuin, Tỉnh ĐăkLăk”.
TRUONG THI KIM DUC, june 2009. “Research Real Situation Agricutulral
Production and

Economic Efficiency some Plant, Livestock in Ea Hu Commune, Cu

Kuin District, Daklak Province”.
Khóa luận tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế một số cây
trồng vật nuôi chính trên địa bàn xã Ea Hu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăklăk, thông qua phân tích
các nhân tố có liên quan như đất đai, thổ nhưỡng, nguồn lao động, tình hình sản xuất nông
nghiệp của địa phương, … bằng phương pháp so sánh, phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp
nhằm thấy được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của địa phương,

đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây trồng vật nuôi chính từ đó đề ra giải pháp nhằm phát
triển ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Trên cơ sở đó khóa luận đưa ra các kết luận và kiến nghị để người nông dân và địa
phương sử dụng tốt các nguồn lực của mình góp phần nâng cao cuộc sống và thu nhập cho
mỗi nông hộ.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi 

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 


Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu tổng quát



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.4 Nội dung nghiên cứu



1.5 Cấu trúc đề tài



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên




2.1.1. Vị trí địa lý



2.1.2. Địa hình, địa mạo



2.1.3. Khí hậu, thời tiết



2.1.4. Nguồn nước thủy văn



2.1.5 Đất đai, thổ nhưỡng



2.1.6 Các nguồn tài nguyên khác



2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội


10 

2.2.1. Điều kiện xã hội

10 

2.2.2. Điều kiện kinh tế

12 

2.3. Đánh giá tổng quan

17 

2.3.1. Thuận lợi

17 

2.3.2. Khó khăn

18 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận.
3.1.1. Các đặc trưng của vùng nông thôn

19 
19 
19 



3.1.2. Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

20 

3.1.3 Những vấn đề cơ bản trong phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp.

23 

3.1.4. Các chỉ tiêu phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp.

24 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

25 

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

25 

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

25 


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lịch thời vụ

26 
26 

4.1.1. thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

26 

4.1.2. Lịch thời vụ một số cây trồng trên địa bàn xã

27 

4.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

28 

4.2.1. Trồng trọt

28 

4.2.2 Chăn nuôi

37 

4.3. Thông tin tổng quát về các hộ điều tra

38 


4.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực

38 

4.3.2. Cơ cấu lao động

41 

4.3.3 Quy mô sản xuất của các hộ

42 

4.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2008

43 

4.4.1. Kết quả sản xuất

43 

4.4.2. Kết quả - hiệu quả các loại cây trồng chính năm 2008

44 

4.4.3 Tổng hợp kết quả - hiệu quả các loại cây trồng chính

50 

4.4.4 Kết quả hiệu quả các loại vật nuôi


51 

4.5 Thị trường tiêu thụ nông sản

53 

4.6. Những trở ngại khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, giải pháp khắc phục

56 

4.6.1. Các trở ngại

56 

4.6.2 Giải pháp phát triển nông nghiệp tại địa phương

57 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58 

5.1 Kết luận

58 

5.2. Kiến nghị

59 


5.2.1. Đối với người nông dân

59 

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương, và các cấp.

60 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62 
vi


Phụ Lục

63 

Phụ lục 1 Danh sách các hộ điều tra

63 

Phụ lục 2

64 

Phụ lục 3 Giải pháp thâm canh cho cây Cà phê

71 


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ

Chi phí lao động

CPSX

Chi phí sản xuất

ĐVT

Đơn vị tính

GTSL


Giá trị sản lượng

HSĐV

Hiệu suất đồng vốn

LN

Lợi nhuận

Tổng CP

Tổng chi phí

THCS

Trung học cơ sở

TN

Thu nhập

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

TSTN

Tỷ suất thu nhập


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2. 1. Phân Loại Đất Của Xã Ea Hu Năm 2008

7

Bảng 2. 2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2008

8

Bảng 2. 3. Diễn Biến Diện Tích Các Loại Cây Trồng Qua Các Năm

14

Bảng 4. 1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Của Xã Ea Hu Năm 2008

26

Bảng 4. 2. Cơ Cấu Diện Tích Gieo Trồng Các Loại Cây Nông Nghiệp Qua 3 Năm 29
Bảng 4. 3. Diễn Biến Diện Tích, Sản Lượng Các Loại Cây Trồng Qua 3 Năm

30

Bảng 4. 4. Diện Tích Năng Suất Sản Lượng Lúa Đông Xuân Qua Các Năm

32


Bảng 4. 5. Diện Tích Năng Suất Sản Lượng Lúa Hè Thu Qua Các Năm

33

Bảng 4. 6. Diện Tích Năng Suất Sản Lượng Ngô Qua Các Năm.

34

Bảng 4. 7. Diện Tích Năng Suất, Sản Lượng Cà Phê Qua Các Năm

35

Bảng 4. 8. Diện Tích Sản Lượng Tiêu Qua Các Năm

36

Bảng 4. 9. Diện Tích Sản Lượng Điều Qua Các Năm

36

Bảng 4. 10. Số Lượng Gia Súc Gia Cầm Qua Các Năm

37

Bảng 4. 11. Trình độ học vấn của chủ hộ

38

Bảng 4. 12. Kinh Nghiệm Làm Nông Của Chủ Hộ Năm 2008


39

Bảng 4. 13. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuến Nông Của Các Hộ Điều Tra

39

Bảng 4. 14. Tình Hình Tín Dụng Năm 2008

40

Bảng 4. 15. Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Điều Tra

41

Bảng 4. 16. Quy Mô Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nông Hộ

42

Bảng 4. 17. Thực Trạng Sử Dụng Đất Của Các Hộ Qua Điều Tra Năm 2008

43

Bảng 4. 18. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng, GTSL Các Loại Cây Trồng Năm 2008
43
Bảng 4. 19. Kết Quả - Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Lúa Năm 2008

45

Bảng 4. 20. Kết Quả - Hiệu Quả Canh Tác Một Ha Ngô Năm 2008


46

Bảng 4. 21. Kết Quả - Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Cà Phê Kinh Doanh Năm 2008

47

Bảng 4. 22. Kết Quả - Hiệu Quả Canh Tác Một Ha Tiêu Năm 2008

48

Bảng 4. 23. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Canh Tác 1 Ha Điều Năm 2008

49

ix


Bảng 4. 24. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Canh Tác 1 Ha Các Loại Cây Trồng Chính50
Bảng 4. 25. Kết Quả Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Trâu, Bò năm 2008

51

Bảng 4. 26. Kết quả - hiệu quả kinh tế nuôi 1 lứa (đợt) heo thịt Năm 2008

52

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Biểu Đồ Cơ Cấu Các Loại Đất

8

Hình 2. 2. Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Đất Năm 2008

9

Hình 4. 1. Biểu Đồ Sản Lượng Các Loại Cây Trồng

31

Hình 4. 2. Biểu Đồ Diện Tích Lúa Đông Xuân Qua Các Năm

32

Hình 4. 3. Biểu Đồ Diện Tích Lúa Hè Thu Qua Các Năm

33

Hình 4. 4. Biểu Đồ Biến Động Diện Tích Ngô Qua Các Năm

34

Hình 4. 5. Biểu Đồ Sản Lượng Ngô Qua Các Năm

35

Hình 4. 6. Biểu Đồ Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ


38

Hình 4. 7. Biểu Đồ Cơ Cấu Vay Vốn Của Các Hộ

40

Hình 4. 8. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động

41

Hình 4. 9. Biểu Đồ Giá Trị Sản Lượng Các Loại Cây Trồng

44

Hình 4. 10. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Lương Thực

54

Hình 4. 11. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sảm Phẩm Cây Lâu Năm (2008)

55

Hình 4. 12. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm Chăn Nuôi Năm 2008

55

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh sách các hộ điều tra
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ
Phụ lục 3 Giải pháp thâm canh cho cây cà phê

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp
trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Hội nhập quốc tế là cơ hội cho phát triển kinh tế, đồng thời là một thách thức lớn đặt
ra cho tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, với xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, nền nông nghiệp nước ta đang
đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn khi Việt Nam gia nhập WTO. Hai năm
qua, nước ta phải từng bước mở cửa thị trường nông sản trong điều kiện không ít mặt
hàng không có sức cạnh tranh. Thường chi phí sản xuất cao đang là một trở ngại lớn
đối với người nông dân. Kinh tế nông thôn phần lớn đang phát triển theo hướng tự
phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm, thiếu nguyên liệu và sử
dụng công nghệ lạc hậu. Đánh giá một cách tổng quát, đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn trong thời gian qua vừa quá nhỏ, vừa chắp vá, phân tán. Hệ quả, nông thôn vẫn
nghèo nàn về cơ sở vật chất, chất lượng cuộc sống thấp, môi trường ô nhiễm nặng,
khoảng cách giàu – nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày một nới rộng.
Ở nước ta, nông nghiệp vẫn là nền tảng phát triển kinh tế, đây là lĩnh vực còn
nhiều tiềm năng tạo sự phồn vinh cho đất nước nhưng đang gặp khó khăn, chịu nhiều
thách thức, bị bỏ cách xa nhiều thế hệ công nghệ sản xuất nông nghiệp so với các nước
trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, việc định vị cây trồng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp

hợp lý, đầu tư lớn để tăng vọt năng suất và chất lượng của những loại cây trồng, vật
nuôi có thế mạnh, mạnh dạn loại bỏ những loại cây trồng, vật nuôi không có triển
vọng, mở rộng những mặt hàng có thế mạnh và còn tiềm năng, phát triển mạnh công
nghiệp chế biến... là những bài toán đang đặt ra cho ngành nông nghiệp cần sớm tìm ra
lời giải đáp để tạo thế đứng cho nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập.


Xã Eahu là một xã nông nghiệp thuần túy, hòa chung với sự phát triển kinh tế
của cả nước, sản xuất nông nghiệp của xã cũng chịu những khó khăn thách thức lớn
của thời kỳ hội nhập. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã, từ
đó chỉ ra những loại cây trồng, vật nuôi, mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế tôi chọn
đề tài “Tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế một số cây trồng
vật nuôi chính ở xã Ea Hu huyện Cư Kuin tỉnh Đăk lăk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã nhằm tìm ra những cây trồng
vật nuôi cũng như mô hình sản xuất có hiệu quả và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp của xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã.
Phân tích cơ cấu phát triển ngành sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây trồng vật nuôi và các mô hình canh tác
chính ở địa phương.
Phân tích so sánh nhằm lựa chọn loại cây trồng vật nuôi và mô hình canh tác có
hiệu quả cho địa phương.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp ở
địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã Ea Hu, huyện Cư kuin, tỉnh Dăk lăk.

- Phạm vi thời gian: từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi để tìm ra những thuận
lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của xã.
1.5 Cấu trúc đề tài
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích và phạm vi nghiên cứu của khóa
luận.
2


Chương 2 : Tổng quan
Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Eahu,
đánh giá tổng quát về thuận lợi khó khăn của xã.
Chương 3 : Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài, nêu lên phương pháp
nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và phân tích, thảo
luận các kết quả đó.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị.
Từ những kết quả phân tích rút ra kết luận, đề xuất những kiến nghị, biện pháp
nhằm nâng cao sản lượng nông sản, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ea Hu nằm phía Đông của huyện Cư Kuin, cách trung tâm huyện khoảng 10
km về hướng Đông, có diện tích tự nhiên là 2162 ha, bao gồm 8 thôn. Vị trí địa lý tiếp
giáp với các xã như sau:
Phía Bắc giáp xã Ea Ning và xã Cư Ewi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăklăk.
Phía Nam giáp xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăklăk.
Phía Đông giáp xã Hòa Thành, huyện Krông Bông, tỉnh Đăklăk.
Phía Tây giáp xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk lăk.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, mức độ chia cắt nhẹ, với độ cao trung bình 300
- 400 m so với mực nước biển, khu vực có độ cao nhất là 550 m so với mực nước biển.
Địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây, có độ dốc trung bình từ 3 – 8o.
2.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu là một trong những điều kiện để hình thành nên các vùng sinh thái
nông nghiệp khác nhau đa dạng và phong phú, đồng thời cũng là yếu tố cấu thành
năng suất và chất lượng nông sản.
Theo số liệu của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đăk lăk, xã Ea Hu
nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Tây nam và vùng khí hậu trung
tâm tỉnh. Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ thống khí đoàn.
- Khí đoàn Tây – Nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng
năm đến tháng mười.
- Khí đoàn Đông – Bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến
tháng tư năm sau.


Nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, đầu mùa nhiều gió và hơi lạnh, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm giảm, thời tiết khô
hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm kèm theo
gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là 7,8,9 lượng mư chiếm 80
– 90 % lượng mưa năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến sản

xuất, sinh hoạt và giao thông.
+Lượng mưa: Là một trong các tiểu vùng có lượng mưa trung bình năm khá của
tỉnh phân bố mưa theo thời gian. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 84 % lượng mưa
năm, trong mùa khô chiếm 16 % lượng mưa năm.
Lượng mưa còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng cơn bão ở duyên hải trung bộ, các
tháng mưa tập trung thường gây lũ lụt, trong các tháng mùa mưa đôi khi xảy ra tiểu
hạn từ 15 đến 20 ngày gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa trung bình
của khu vực 1793.8 mm.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm 79 %. Tháng có độ ẩm
cao nhất là tháng 9 trung bình 85 %, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 65
%.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí bình quân trong năm 24,7 o c.
- Nhiệt độ tối cao 37,3o c.
- Nhiệt độ tối thấp 11,5oc.
- Tháng nóng nhất là: tháng 4.
+ Chế độ nắng: Số giờ nắng cả năm 2442.
- Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (262 giờ).
- Tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 9 (152 giờ).
+ Chế độ gió: Có hai hướng gió chính theo hai mùa, mùa mưa gió Tây Nam
thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành
thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7.
Tóm lại khí hậu ở đây vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa
chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Tuy nhiên, do chế độ thời tiết có hai mùa rõ rệt mùa khô thiếu nước cho sản xuất và
sinh hoạt, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ lụt, lượng mưa lớn cũng gây xói

5


mòn và rửa trôi đất đai ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất, lượng mưa nhiều cũng gây

khó khăn cho việc thu hoạch và chế biến nông sản.
2.1.4. Nguồn nước thủy văn
Ngoài nguồn nước mưa, nước được cung cấp từ các con suối nhỏ và hồ. Xã có
hồ Ea Hu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giữa nguồn nước. Ngoài ra trên
địa bàn xã có các con suối chảy qua như: suối Ea Puôr, suối Ea Enun và các hồ nhân
tạo góp phần không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống sinh hoạt
nhân dân trong xã. Chế độ nước ở đây không ổn định do địa bàn nằm ở hạ nguồn của
các con suối vào mùa mưa lượng nước đổ về lớn thường gây ngập lụt nặng (nhất là
ngập lụt vào giai đoạn lúa hè thu trổ bông), mùa khô thì lại thiếu nước do các nông
trường cà phê ở thượng nguồn thường chắn các đập nước sớm để phục vụ cho việc
tưới cà phê làm cho vùng hạ nguồn không có nước nên vụ Đông Xuân thường khô
hạn.
-Nước mặt: Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn,nguồn nước mặt tập trung
ở hai con suối Ea puor, Ea Enun và hồ Ea Hu, chủ yếu sử dụng vào mục đích nông
nghiệp. Về mùa khô một số vùng trong xã vẫn bị thiếu nước.
- Nước ngầm: Tập trung chủ yếu trong các thành tạo BaZan & Trầm tích
Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng:Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Hiện chưa
có số liệu thăm dò mực nước ngầm về trữ lượng cũng như khả năng cung cấp của
nguồn nước này, nhưng qua các giếng đào cho thấy ở các vùng thấp từ 8- 10 m, vùng
cao 15 – 20m có xuất hiện mạch nước ngầm có chất lượng tốt phần lớn phục vụ cho
sinh hoạt và tưới cho cây trồng vào mùa khô hạn. Chất lượng nước thuộc loại nước
siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là
Bicacbonat Clorua - Magie, Can xi hay Natri.
2.1.5 Đất đai, thổ nhưỡng
Tài nguyên đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên quý giá nhất đối với sản xuất
nông nghiệp, nhưng đất không phải là tài nguyên vô hạn mà nó có giới hạn về không
gian và thời gian.Vì vậy, chúng ta phải có kế hoạch khai thác hợp lý và hiệu quả.Tổng
diện tích tự nhiên của xã là 2612 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2282,02 ha
chiếm 87,37% diện tích tự nhiên.
Trên địa bàn xã Ea Hu gồm các loại đất sau:

6


Bảng 2. 1. Phân Loại Đất Của Xã Ea Hu Năm 2008
Loại đất

Kí hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất nâu đỏ trên đá bazan

Fk

625

23.94

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

Fs

1632

62.45

Đất nâu vàng trên đá bazan


Fu

107

4.11

Đất dốc tụ thung lũng

D

193

7.41

Đất sông, suối, ao hồ

H0

55

2.10

2612

100

Tổng cộng

Nguồn: phòng địa chính xã Ea Hu
Qua bảng 2.1 cho thấy:

-Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): diện tích 625.0 ha, chiếm 23.94% tổng diện
tích tự nhiên. Thích hợp trồng cà phê, tiêu, cây ăn quả …
-Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): diện tích 1632.0 ha, chiếm 62.45% tổng
diện tích tự nhiên. Thích hợp để trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp lâu
năm,cây ăn quả
-Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): diện tích 107.0 ha, chiếm 4.11% tổng diện
tích tự nhiên.
Nhìn chung nhóm đất đỏ trên đá bazan có diện tích lớn nhất với 2364 ha, chiếm
90.5% tổng diện tích tự nhiên. Đất đỏ bazan có tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng
(tỷ lệ sét trên 40%), kết cấu viên cục, độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước
và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh
tế như cà phê, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác.
-Đất dốc tụ thung lũng (D): diện tích 193.0 ha, chiếm 7.41% tổng diện tích tự
nhiên. Thích hợp trồng cây ăn quả, cây lương thực (ngô, khoai…)
-Đất sông, suối, ao hồ (Ho): diện tích 55 ha, chiếm 2.10% tổng diện tích tự
nhiên.

7


Hình 2. 1. Biểu Đồ Cơ Cấu Các Loại Đất

Nguồn: Phòng địa chính xã
Bảng 2. 2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2008
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)


Tổng diện tích tự nhiên

2612,00

100

1 Đất nông nghiệp

2282,02

87,37

2 Đất phi nông nghiệp

307,89

11,79

- Đất ở

76,74

2,94

- Đất chuyên dùng

183,12

7,01


- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,98

0,04

- Đất nghĩa địa

9,43

0,31

- Đất sông suối, mặt nước

37,62

1,44

22,09

0,85

+ Đất bằng chưa sử dụng

19,29

0,74

+ Đất đồi núi chưa sử dụng


2,08

0,11

3 Đất chưa sử dụng

Nguồn: Phòng địa chính xã ea hu
Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích đất nông nghiệp là 2282,02 ha. Đất phi nông
nghiệp có diện tích là 307,89 ha, chiếm 11,79 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất
chuyên dùng là 183,12 ha, điều này cho thấy diện tích đất giành cho các công trình cơ
sở hạ tầng phúc lợi ở địa phương còn khá thấp cần được quan tâm mở rộng phát triển
8


hơn nữa. Diện tích đất ở, đất chuyên dùng được hình thành và phát triển tại khu trung
tâm xã, trung tâm các thôn và dọc theo các tuyến đường chính thuận lợi cho việc thu
hút và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, văn hóa góp phần quan trọng
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.
Diện tích đất chưa sử dụng là 22,09 ha ở đây chủ yếu là đất khó đưa vào sử
dụng, khả năng khai thác quỹ đất này cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, địa
phương nên có kế hoạch chuyển diện tích này vào mục đích trồng rừng và đất phi
nông nghiệp.
Hình 2. 2. Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Đất Năm 2008

Nguồn: Phòng địa chính xã
Qua hình 2.2 chỉ rõ phần lớn đất đai trên địa bàn xã là đất nông nghiệp chiếm
87,37 % , đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của xã. Diện tích đất phi
nông nghiệp chiếm 11,79 %, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 0,85 %.

2.1.6 Các nguồn tài nguyên khác

Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã Ea Hu, tài nguyên khoáng sản chủ yếu là các nguyên vật liệu
xây dựng như đá xanh phân bố nhiều ở thôn 5, thôn 6.
Tài nguyên rừng
Hiện nay trên toàn xã tổng diện tích rừng là 5.0 ha, chiếm 5.22% diện tích tự
nhiên của xã. Đây chủ yếu là diện tích rừng trồng. So với các xã lân cận, thảm thực vật
9


trên địa bàn xã có độ che phủ thấp. Do đó trong những năm sắp tới cần tiến hành trồng
rừng ở những đồi cao, ở bờ lô bờ thửa, để tăng độ che phủ và cân bằng sinh thái.
Tài nguyên nhân văn
Là xã có nhiều dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc với phong tục tập quán
riêng của mình đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng phong phú, có nhiều nét độc đáo
và giàu bản sắc nhân văn. Hiện nay toàn xã có 7 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm 6.03% tổng số dân, chủ yếu là dân tộc San Chí, Tày và Nùng,
các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, còn lại chủ yếu là dân tộc Kinh.
Tài nguyên môi trường
Môi trường trong những năm gần đây ngày càng giảm sút. Một mặt do sự thay
đổi của các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, hạn hán, bão lụt và đồng thời cũng còn có
nguyên nhân hết sức quan trọng đó là sự tác động một cách tùy tiện của con người
như: sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh; tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, phân
bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp; việc phát triển cơ sở hạ tầng đã có những tác
động không tốt đối với vấn đề môi trường như gây ô nhiễm bụi bặm, ồn ào, rác thải,
nước thải, khí thải … gây ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe con người.
Từ các đặc điểm trên phản ánh điều kiện tự nhiên trên địa bàn xã Ea Hu phù
hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhất là các cây công nghiệp như cà phê, tiêu,
điều… và các cây hàng năm như lúa, bắp.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện xã hội

a)Đặc điểm dân số, lao động
Theo số liệu thống kê dân số trên địa bàn toàn xã năm 2008 có 1917 hộ, với
10147 người, trong đó khoảng 47 % số người trong độ tuổi lao động, 53% số người
dưới và trên độ tuổi lao động. mật độ dân số trung bình 388 người/km2.
Trình độ dân trí vẫn chưa đồng đều, do các điều kiện và phong tục khác nhau
được hội tụ từ khắp đất nước. Giống như tỉnh Đắk Lắk, xã tập hợp dân từ nhiều tỉnh
thành từ nơi khác đến.
Lực lượng lao động của xã chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình
độ người lao động vẫn còn thấp.
Thành phần dân tộc,tôn giáo:
10


Là một xã nhiều dân tộc nhưng có rất ít sự hiện diện của người dân tộc bản địa
như Ê đê, M’nông. Trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Tày,
Nùng, Mường, Sán Chay, Sán Dìu. Các dân tộc đều đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát
triển kinh tế.
- Xã EaHu hiện có 02 tôn giáo là Phật giáo và Thiên chúa giáo đang hoạt động
với tổng số tín đồ 1.981 tín đồ: Trong đó: Phật giáo 1.563 tín đồ; Công chúa giáo 418
tín đồ.
- Tên tổ chức Phật giáo tại xã là Niệm Phật đường Từ Quang thành lập từ năm
1990 và đã được Nhà nước công nhận là Niệm phật đường Từ Quang.
- Tên tổ chức Thiên chúa giáo có 01 nhà nguyện thành lập từ năm 1988, nhưng
chưa được Nhà nước công nhận.
b)Giáo dục
Hiện nay toàn xã có 04 trường học với 55 phòng.
- Trong đó:
+ Phòng kiên cố: 26 phòng.
+ Phòng bán kiên cố (cấp 4) : 23 phòng.
+ Phòng tạm, ghép: 06 phòng.

Tổng số học sinh đầu năm học 2008 – 2009 là 1.972 học sinh, trong đó học
sinh THCS có 892 em, học sinh Tiểu học là 911 em, học sinh Mẫu giáo là 169 học
sinh. Bên cạnh đó có 103 giáo viên giảng dạy. Sự nghiệp giáo dục của xã đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt, cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng giảng dạy được đảm bảo tốt, đội
ngũ giáo viên nhiệt tình với công việc, tận tụy với học sinh, không ngừng học tập nâng
cao năng lực, trình độ chuyên môn giảng dạy.
c)Y tế
Xã có một trạm y tế nằm ở khu vực trung tâm, diện tích 0,24 ha. Trong những
năm qua cơ sở vật chất của trạm y tế luôn được nâng cấp, sửa chữa để đảm bảo phục
vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài ra, trạm y tế xã còn tổ chức làm tốt các
chương trình khác như kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình phòng chống
sốt rét … góp phần ổn định , nâng cao sức khỏe cho nhân dân địa phương.
d)Cơ sở hạ tầng
11


Các cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư và phát triển như hệ thống đường giao
thông nông thôn, các công trình thủy lợi, trường học, trạm xá, trụ sở làm việc, hệ
thống điện lưới, bưu điện …
+ Giao thông
Đường giao thông trên địa bàn xã chủ yếu là đường đất thô sơ, đường trải nhựa
vẫn chưa vào đến xã. Con đường giao thông huyết mạch nối trung tâm xã đến quốc lộ
27 và trung tâm huyện dài gần 12 km thường rất trở ngại trong mùa mưa bão. Năm
2005, được sự quan tâm của Nhà nước đoạn đường từ Ea Bhôk đi quốc lộ 27 đã được
đổ nhựa. Hiện nay còn khoảng 5 km từ Ea Bhôk đi Cư Ewi chạy qua trung tâm xã
vẫn đang xuống cấp nghiêm trọng, các tuyến đường vào vùng nguyên liệu mía trước
đây và các tuyến đường liên thôn đều đã bị hư hỏng, hàng năm nhân dân trong xã tự
đóng góp để tu sửa lại.
+ Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã trong những năm gần đây đã được quan tâm

đầu tư xây dựng khá tốt. Hiện nay trên toàn xã có 2 đập thủy lợi lớn là đập 24 (Diện
tích lòng hồ: 30 ha. Diện tích tưới: 80 ha lúa nước.) và đập Thắng Lợi, ngoài ra còn
một số đập thủy lợi nhỏ như đập Cầu Voi, đập ruộng Cán Bộ, đập Ông Bé, đập Cỏ
Ngủ, đập 13, đập Đầu Mối, đập Thái Bình và có khoảng 6 km kênh mương tự đắp, 1,5
km kênh mương được bê tông hóa, phục vụ cho việc tưới tiêu cho các cánh đồng lúa 2
vụ ( nhất là lúa vụ đông xuân).
+ Điện
Hệ thống điện lưới trên địa bàn khá phát triển, hầu như các khu dân cư đều đã
có đường dây điện kéo tới, chủ yếu phục vụ cho việc sinh hoạt và thắp sáng của nhân
dân. Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn khá nhiều hộ sống rải rác ở xa khu trung tâm,
khu dân cư nên rất khó khăn cho việc phát triển hệ thống điện năng.
2.2.2. Điều kiện kinh tế
Xã Ea Hu nằm ở phía Đông của huyện Cư Kuin và cơ cấu phát triển kinh tế
được xác định theo hướng nông nghiệp kết hợp với thương mại và dịch vụ.Trong
những năm qua nền kinh tế xã có được những bước phát triển ổn định, đời sống vật
chất và nhu cầu sinh hoạt của người dân được nâng lên.

12


Tuy nhiên, nền kinh tế của xã vẫn còn phát triển chậm, đặc biệt trong những
năm vừa qua do giá cả các mặt hàng nông sản trên thị trường giảm sút, sự tăng giá quá
cao của phân bón vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và do sự tác động chung của
nền kinh tế trong khu vực, trong khi đó nguồn thu nhập của người dân chủ yếu từ các
sản phẩm nông nghiệp nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn.
a) Về sản xuất nông nghiệp
Trên địa bàn hiện có 1875,17 ha đất sản xuất Nông nghiệp với sản lượng lương
thực bình quân đạt 2062.2 tấn/ năm. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, nên những năm gần đây năng suất cây lúa nước được nâng lên rõ rệt. Những

chân ruộng đảm bảo công tác tưới tiêu, chăm sóc đầy đủ năng suất tăng đạt 8 – 10 tấn/
ha.
Cây lúa nước
- Vụ Đông Xuân : gieo cấy 217ha do thời tiết rét lạnh kéo dài làm thiệt hại
70ha, diện tích còn lại 174ha, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha, sản lượng 995,5 tấn.
- Vụ Hè Thu : Gieo cấy 298ha, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha, sản lượng đạt
1788 tấn.
Cây ngô
- Vụ Hè Thu : Gieo trỉa 300ha, năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha, sản lượng
1.200 tấn.
- Vụ Thu Đông : Gieo trỉa 32ha, năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha, sản lượng 75
tấn.
Tổng diện tích gieo trồng toàn xã : 332 ha., năng suất đạt 50 ta/ha, sản lượng
đạt : 1.660 tấn.
Cây điều
Diện tích điều cho sản phẩm 360ha, do thời tiết khắc nghiệt nên năng suất điều
năm 2008 đạt thấp, bình quân 5 tạ/ha, sản lượng đạt 180 tấn.
Cây cà phê
Diện tích toàn Xã có 529,7 ha cà phê kinh doanh. Do thời tiết không thuận lợi, 2
cơn mưa đầu mùa xảy ra vào thời điểm cà phê đang trổ hoa nên làm ảnh hưởng đến

13


×