Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.76 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM TĂNG NGUỒN
VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN
NHÀ TP.HCM

VÕ THỊ HỒNG LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một Số Giải Pháp
Marketing Nhằm Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM, do Võ Thị Hồng Linh, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thương

Mại,

đã

bảo

vệ


thành

công

trước

hội

đồng

vào

ngày

__________________________ .

Giáo Viên Hướng Dẫn
Nguyễn Viết Sản
(Ký, họ tên)

Ngày….tháng….năm 2009
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo ......... Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

(Chữ ký, họ tên)

Ngày…tháng…năm 2009

Ngày…tháng…năm 20



LỜI CẢM TẠ
Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên khăn gói hành trang lên đường rời xa quê nhà
vào thành phố để tiếp tục sự nghiệp học hành, mang theo bao nỗi buồn vui bỡ ngỡ của
một cô nữ sinh vừa rời ghế phổ thông, nhớ nhà nhớ ba mẹ cùng với tâm trạng bồi hồi
rạo rực chào đón thành phố mới. Thế mà cũng đã bốn năm rồi! Nhìn lại thấy thời gian
trôi qua thật nhanh! Giờ đây, giây phút sắp chia tay giảng đường, bạn bè và thầy cô tôi
thực sự nuối tiếc và xúc động. Không biết nói gì hơn, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả
mọi người.
Đầu tiên, con xin bày tỏ tấm lòng biết ơn Ba Mẹ, những người đã sinh thành
giáo dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có được ngày hôm nay.
Em xin cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh với sự dạy bảo tận tình và truyền đạt những kiến thức quý
báu, đặc biệt là thầy Nguyễn Viết Sản đã hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận này.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô trong khoa.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc Ngân hàng TMCP Phát Triển
Nhà TP.HCM cùng các anh chị trong phòng Marketing. Đặc biệt là anh Nguyễn Phúc
Quốc đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian
thực tập tại Ngân hàng.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn cùng học tập, những người luôn
kề vai sát cánh cảm thông và động viên em trong những lúc khó khăn nhất!
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt.
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng các anh, chị trong Ngân hàng luôn luôn gặt hái nhiều
thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Hồng Linh
1



NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ HỒNG LINH. Tháng 7 năm 2009. “Một Số Giải Pháp về Marketing
Nhằm Tăng Nguồn Vốn Huy Động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát
Triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh”.
VO THI HONG LINH. July 2009. “Some Solutions of Marketing are to
Increase The Capital at Housing Development Bank”.
Khóa luận đã tìm hiểu về thực trạng ứng dụng Marketing trong lĩnh vực huy
động vốn. Trên cơ sở khái quát tình hình hoạt động, nghiên cứu, đánh giá những chính
sách chiến lược của Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM trong giai đoạn năm
2006 đến năm 2008. Và phát hiện được những tồn tại và nguyên nhân cơ bản mà hoạt
động Marketing trong lĩnh vực hoạt động vốn nói riêng và Marketing của Ngân hàng
nói chung đang gặp phải. Có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân
khách quan là ngân hàng thương mại vẫn còn chịu nhiều sự quản lý, chỉ đạo của
NHNN. Tuy Marketing ngày nay không còn mới mẻ đối với Ngân Hàng Thương Mại
Việt Nam, nhưng chi phí cho hoạt động này không nhỏ. Bên cạnh đó, còn có nguyên
nhân chủ quan từ phía ngân hàng đó là công tác Marketing của Ngân hàng chưa được
chú trọng và quan tâm, chiến lược quảng cáo còn hạn chế, sản phẩm huy động vốn của
Ngân hàng chưa đa dạng, Ngân hàng vẫn chưa nắm bắt kịp thời được công nghệ hiện
đại của ngân hàng …
Khóa luận đã đưa ra một số giải pháp về Marketing nhằm tăng nguồn vốn huy
động cụ thể là: Ngân hàng cần phải chú trọng và có cái nhìn đúng mức đối với hoạt
động Marketing. Qua đó phải đổi mới trong hoạch định chiến lược và trong cả chính
sách Marketing của Ngân hàng. Tiếp tục giữ chân những khách hàng truyền thống và
hướng tới thị trường mục tiêu-thị trường khách hàng doanh nghiệp, thị trường mà
trước đây Ngân hàng ít chú tâm đến, thu hút khách hàng bằng cách đa dạng hóa các
sản phẩm huy động, nghiên cứu thị trường đưa ra giá cả hợp lý, quảng bá hình ảnh
ngân hàng, hướng tới sự phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo.
2



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

U

1.2. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu.

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

1.5. Nội dung nghiên cứu

3

CHƯƠNG 2

5

TỔNG QUAN

5

2.1. Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, quá trình thành lập và phát triển của Ngânhàng TMCP
Phát Triển Nhà TP.HCM

5

2.1.1. Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân


5

2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của HDBank

5

2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

6

2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

6

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu quản lý của HDBank

8

2.3. Lĩnh vực hoạt động và Mạng lưới chi nhánh

10

2.3.1. Lĩnh vực hoạt động

10

2.3.2. Mạng lưới chi nhánh

11


2.4. Tình hình lao động

12

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

14

CHƯƠNG 3

18

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1. Cơ sở lý luận

18
18

3.1.1. Marketing và marketing trong ngân hàng

18

3.1.2. Nguồn vốn huy động

20

3.1.3. Các công cụ Marketing trên thị trường huy động vốn


25

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

33

CHƯƠNG 4

35

KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU
U

4.1. Thực trạng ứng dụng Marketing trong huy động vốn tại HDBank

35
35

4.1.1. Phân tích nguồn vốn huy động

35

4.1.2. Thực trạng ứng dụng Marketing trong huy động vốn ở HDBank

43


4.1.3. Một số tồn tại của hoạt động Marketing trong huy động vốn

54

4.1.4. Nguyên nhân

55

4.1.5. Phân tích SWOT

57

4.2. Một số giải pháp về marketing nhằm tăng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Phát
Triển Nhà TP. HCM

59

4.2.1. Hoạch định chiến lược

59

4.2.2. Chính sách Marketing hỗn hợp trong hoạt động huy động vốn

63

CHƯƠNG 5

71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


71

5.1. Kết luận

71

5.2. Một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AFTA

Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN

ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên




Cao Đẳng

CSVC

Cơ Sở Vật Chất

CN

Chi Nhánh

ĐH

Đại Học

HĐLĐ

Hợp Đồng Lao Động

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

NHTW


Ngân Hàng Trung Ương

PGD

Phòng Giao Dịch

PTCS

Phổ Thông Cơ Sở

PTTH

Phổ Thông Trung Học

TMCP

Thương Mại Cổ Phần

VNĐ

Việt Nam Đồng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân Tích Nguồn Nhân Lực của HDBank


13

Bảng 2.2. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Đạt Được Cuối Năm 2008

16

Bảng 2.3. Kết Quả Tổng Quan về HDBank Đến 31/12/2008

17

Bảng 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn của HDBank Giai Đoạn 2005 – 2008

36

Bảng 4.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn theo Loại Tiền

37

Bảng 4.3 Cơ Cấu Nguồn Vốn theo Kỳ Hạn Huy Động

39

Bảng 4.4. Cơ Cấu Nguồn Vốn theo Thành Phần Kinh Tế Qua các Năm

42

Bảng 4.5. So Sánh Lãi Suất Huy Động Cho Loại Tiền Gửi VND, Lĩnh Lãi vào Cuối
Kỳ

50


Bảng 4.6. Ma Trận SWOT

59

Bảng 4.7. Mức Độ Hấp Dẫn của các Công Cụ Yểm Trợ đối với Khách Hàng

61

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM-Chi Nhánh Phú Nhuận

6

Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức

7

Hình 4.1. Biểu Đồ Tăng Trưởng Vốn Huy Động Qua các Năm

36

Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn theo Loại Tiền

38


Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn theo Kỳ Hạn Huy Động

40

Hình 4.4. Biểu Đồ Kết Cấu Nguồn Vốn Huy Động theo Thành Phần Kinh Tế

43

Hình 4.1. Hình Ảnh Brochure Tiết Kiệm Siêu lãi Suất

47

Hình 4.2. Cứu Trợ Đồng Bào Tỉnh Bình Định Bị Lũ Lụt

54

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.2. Đặt vấn đề
Sau khi chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới
(WTO) (tháng 11/2006) Việt Nam đã từng bước chuyển mình nhằm thực hiện dần dần
từng bước những cam kết mà chúng ta đã đàm phán khi gia nhập vào tổ chức này.
Cánh cửa hội nhập cùng nền kinh tế thế giới mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và
không ít khó khăn, thách thức phải vượt qua để từng bước khẳng định mình trên
trường quốc tế.
Và dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi

“vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Đến năm 2010, thực
hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng, loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp
cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng (qui
mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép…) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài,
thực hiện đối xử công bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước
ngoài; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử tối
huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong Thoả thuận GATS/WTO và
các thoả thuận quốc tế khác không mâu thuẫn với thoả thuận GATS/WTO”. Trong
những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc.
Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi, các loại hình kinh
doanh đa dạng và phong phú hơn theo sự nới lỏng và chính sách phát triển đa dạng các
thành phần kinh tế của Nhà nước. Từ đó, việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, trong thời điểm suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm
trọng hơn cả suy thoái toàn cầu và chờ đợi sự khôi phục trở lại như hiện nay. Chúng ta
1


nên chuẩn bị trước những phương án kinh doanh phù hợp và chớp lấy cơ hội
khi thời cơ đến.
Sự khát vốn của các doanh nghiệp sau khủng hoảng toàn cầu là động lực cho
các ngân hàng tiến hành các nỗ lực để tranh giành thị phần vốn huy động, phục vụ nhu
cầu đầu tư của nền kinh tế. Trong đó, hoạt động mang lại nhiều tác động tích cực cho
các Ngân hàng thương mại Việt Nam là vận dụng Marketing một cách linh hoạt và
hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần trên thị trường tài chính.
Với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhỏ về việc ứng dụng Marketing của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần
Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh nói riêng, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp về
Marketing nhằm tăng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.
Hồ Chí Minh”.

1.2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Marketing trong lĩnh vực huy động vốn của
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM để thấy được những mặt tích cực cũng
như hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
huy động vốn cho Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM và hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: khóa luận được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phát Triển
Nhà TP.HCM.
Phạm vi thời gian: thực tập và thu thập số liệu từ ngày 16/02 đến ngày
20/05/2009.
Giới hạn khóa luận: Do tác giả không chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng,
thời gian nghiên cứu ngắn cộng với chưa có trải nghiệm thực tế nên có thể đưa ra nhận
định chủ quan. Bên cạnh đó, do những hạn chế khách quan, ngân hàng là một trong
những lĩnh vực khá nhạy cảm nên việc nghiên cứu gặp một số hạn chế nhất định. Tuy
nhiên, tác giả đã rất cố gắng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp trên nhiều tài liệu
khoa học và thực tế tại Ngân hàng, tham khảo ý kiến của nhiều người có kinh nghiệm.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận được trình bày thành 5 chương
2


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trước tình hình nền kinh tế hiện nay, với mong
muốn đóng góp một số ý kiến nhỏ về việc ứng dụng Marketing của các NHTM Việt
Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM nói riêng nên em đã
chọn đề tài này. Chương này nêu lên sự cần thiết của khóa luận, mục tiêu nghiên cứu
cũng như phạm vi nghiên cứu.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN: Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về Ngân
hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM: Sự ra đời và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức và lao động tại Ngân hàng.

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Chương nêu
lên một số lý thuyết, khái niệm về Marketing ngân hàng, nghiên cứu cơ sở lý luận về
Marketing trong lĩnh vực huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại với việc sử
dụng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh số liệu thứ cấp tại các phòng
ban thuộc Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM. Những cơ sở này giúp người
đọc hiểu rõ hơn những vấn đề được trình bày trong khóa luận.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: Đây là chương
quan trọng nhất của khóa luận. Chương này vẽ lên bước tranh toàn cảnh về công tác
Marketing trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM. Đồng thời đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế
trong công tác ứng dụng hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Chương sẽ tổng quát toàn bộ kết
quả nghiên cứu. Thực tế chứng minh Marketing đã rất quan trọng và cần thiết đối với
ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, các Ngân hàng rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và
NHNN để các ngân hàng có thể hoạt động trong môi trường pháp lý thuận lợi và an
toàn.
1.5. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về Marketing trong lĩnh vực huy động vốn
Nêu tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng
Thực trạng ứng dụng Marketing của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn
Những tồn tại chủ yếu của hoạt động Marketing trong lĩnh vực huy động vốn
3


Nguyên nhân của những tồn tại
Một số giải pháp đề xuất về Marketing nhằm tăng nguồn vốn huy động tại
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, quá trình thành lập và phát triển của
Ngânhàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM
2.1.1. Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân
Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM
Tên giao dịch: HDBank
Tên tiếng anh: HOUSING DEVELOPMENT BANK
Logo:

Email:
Website: www.hdbank.com.vn
Hội sở chính: 58 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM
Vốn điều lệ: 1.550.000.000.000 đồng
2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của HDBank
Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM (HDBank) được
thành lập. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ
ban đầu là 3 tỷ đồng, HDBank đã mang lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang
đô thị, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh hiện đại”.
Lấy sứ mệnh làm mục tiêu hoạt động và phát triển, HDBank có chức năng thực
hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng
thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn
và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà và chỉnh trang
đô thị; tư vấn cho Uỷ ban nhân dân TP.HCM về chương trình, kế hoạch phát triển nhà
5



và chỉnh trang đô thị. Trở thành một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của
TP.HCM trong lĩnh vực nhà ở.
Hình 2.1. Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM - Chi Nhánh Phú Nhuận

Mặc dù là một ngân hàng TMCP có qui mô còn nhỏ, nhưng nếu xét về “tỷ suất
lợi nhuận đạt được/vốn điều lệ” HDBank có thể sánh ngang với các ngân hàng TMCP
hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng
đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Ở đây, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng là một mô hình
tổng hợp với sự kết hợp 3 loại hình tổ chức: trực tuyến, chức năng và tham mưu. Đó là
sự sắp xếp các bộ phận phòng ban trong một tổ chức thành một thể thống nhất với
những mối quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng tạo nên một môi trường thuận
lợi, cân đối và phù hợp cho sự làm việc của CBCNV, bộ phận… hướng tới hoàn thành
mục tiêu chung của HDBank.
6


Ngân hàng tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức theo những tiêu chí sau:
- Nhằm cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, HDBank xây dựng cơ cấu tổ
chức trực tuyến thống nhất quyền hành chỉ huy. Mỗi thành viên trong tổ chức chịu
trách nhiệm báo cáo và thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ huy của cấp quản lý trực tiếp
của mình. Phân chia các bộ phận hoạt động thành các phòng ban chức năng nhiệm vụ
nhằm phát triển sự chuyên môn hóa trong công việc, góp phần dễ tuyển dụng và đào
tạo nhân sự.
- Bên cạnh đó, còn có sự tham mưu cố vấn của các hội đồng khác mang tính linh
hoạt để hỗ trợ, đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài
Ngân hàng.

Bộ máy tổ chức của HDBank được thể hiện chi tiết bằng sơ đồ sau:
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức

7


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu quản lý của HDBank
a) Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng và tất
cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông đều có quyền tham dự.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của ngân hàng, có toàn quyền nhân danh
Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng
trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát
việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm tóan nội bộ
của ngân hàng.
b) Tổng giám đốc
Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp
luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng.
c) Các phòng ban trụ sở chính
- Phòng Kinh Doanh: Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng:
Cho vay ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn, các nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ chiết
khấu, tái chiết khấu chứng từ có,... Là trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống.
Phòng kinh doanh tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng
Giám đốc. Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế
qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.
- Phòng Tài Chính & Kế Toán: Có chức năng tổ chức, hướng dẫn thực hiện
công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống. Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài
chính, tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều
hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. Lưu

trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
- Phòng Thanh Toán & Ngân Quỹ: Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt
động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền
giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với
các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Phòng Kế Hoạch & Phát Triển: Tham mưu cho Ban điều hành trong việc:
Xây dựng và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh trong
8


từng giai đoạn cụ thể; Phát triển mạng lưới hoạt động; nâng cao sức mạnh tài chính và
năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Ngân hàng. Làm đầu mối trong
việc phối kết hợp giữa các phòng, ban, chi nhánh để triển khai thực hiện một chính
sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Phòng Thanh Toán Quốc Tế: Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện
các dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền quốc tế.
- Phòng Kiểm Tra Kiểm Toán Nội Bộ: Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc
chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng. Kiểm tra nghiệp
vụ ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà
nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
- Phòng Dịch vụ Địa ốc: Tham mưu cho Ban điều hành định giá bất động sản.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ địa ốc phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như đáp
ứng các nhu cầu của khách hàng. Tư vấn, hỗ trợ các chi nhánh về nghiệp vụ địa ốc khi
có yêu cầu. Tiếp xúc và làm việc với các đối tác để tiến đến ký các hợp đồng môi giới,
dịch vụ đồng thời triển khai các hợp đồng này trong toàn hệ thống để thực hiện.
- Phòng Tin Học: Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin. Phụ trách hệ thống tin học
trong toàn hệ thống, tư vấn cho Tổng Giám Đốc và triển khai việc sử dụng các hệ
thống phần mềm mới.
- Phòng Nhân Sự & Quản Trị Hành Chính: Tham mưu cho Ban điều hành
trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý

nguồn nhân lực toàn hệ thống. Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị
phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.
Ngoài ra còn có một số phòng ban khác như: Ban tư vấn tín dụng, Ban pháp
chế, Ban quản lý dự án, Phòng thẻ….
- Phòng Marketing: Nghiên cứu, tiếp cận và tìm kiếm thị trường, tổ chức thực
hiện các hoạt động Marketing như phân phối, PR, quảng cáo, chăm sóc khách hàng.
Hoạch định chiến lược Marketing cho ngân hàng.
Mỗi phòng ban có những công việc riêng biệt ứng với từng chức năng nhiệm vụ
của mình. Và mỗi công việc đều dưới sự giám sát và hỗ trợ của ban lãnh đạo các cấp.
Nhờ đó các phòng ban làm việc được hiệu quả hơn dẫn đến việc kinh doanh của
HDBank ngày càng phát triển.
9


2.3. Lĩnh vực hoạt động và Mạng lưới chi nhánh
2.3.1. Lĩnh vực hoạt động
Các hoạt động chủ yếu của HDBank là:
a) Nghiệp vụ huy động vốn
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn
của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
- Và các hình thức huy động khác theo quy định của NHNN.
b) Hoạt động tín dụng
HDBank cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết
khấu, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Các sản phẩm tín
dụng bao gồm: cho vay mua nhà, nền nhà, mua nhà tại các dự án quy hoạch khu dân
cư, khu tương mại; cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản; cho vay tiêu dùng; tín

dụng du học; cho vay sản xuất kinh doanh, dich vụ và đời sống; cho vay cầm cố chứng
từ có giá; chiết khấu thẻ tiết kiệm, chứng từ có giá; cho vay thực hiện dự án nhà đất,
khu dân cư, ….
c) Hoạt động dịch vụ
- Dịch vụ chuyển tiền: cho việc học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng
ở nước ngoài; trả các loại phí cho nước ngoài; trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài;
chuyển tiền cho người thừa kế ở nước ngoài;....
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung cấp các phương tiện thanh toán, thực
hiện dịch vụ chi trả định kỳ, chi trả lương, thu chi hộ, ….
- Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn trong nước và nước ngoài; bảo lãnh thanh
toán, dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm,
bảo hành...
- Thanh toán quốc tế: Chuyển tiền cho các tổ chức kinh tế xã hội, chuyển tiền
thanh toán bằng điện (T/T); nhờ thu kèm chứng từ (D/P); nhờ thu trơn (D/A); phát
hành và thanh toán bằng tín dụng thư (L/C); ....
10


- Các dịch vụ khác: Kinh doanh vàng, mua bán ngoại tệ, bất động sản, ....
d) Hoạt động đầu tư
HDBank dùng vốn điều lệ và các quỹ để góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp, thành lập các công ty con trực thuộc, …
2.3.2. Mạng lưới chi nhánh
Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là một trong những tiêu chí phát
triển quan trọng của HDBank. Hiện nay, HDBank đã xây dựng và thực hiện được một
phần kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Cụ thể, tính cho đến
tháng 06 năm 2008 đã mở rộng thêm 13 điểm giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch
toàn hệ thống lên 33 điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần hoạt động
trong cả nước.
a) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


- HDBank – Hội sở: 58 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, TP.HCM
- HDBank – Chi Nhánh Phú Nhuận
- HDBank- Phòng Giao Dịch Công Lý
- HDBank – Phòng Giao Dịch Bạch Đằng
- HDBank - Phòng Giao Dịch Duy Tân
- HDBank – Chi Nhánh Lãnh Binh Thăng
- HDBank - Phòng Giao Dịch Hòa Bình
- HDBank – Chi Nhánh Nguyễn Trãi
- HDBank - Phòng Giao Dịch Long Hậu
- HDBank - Phòng Giao Dịch Ngô Gia Tự
- HDBank - Phòng Giao Dịch Phú Mỹ Hưng
- HDBank – Chi Nhánh An Lạc
- HDBank - Phòng Giao Dịch An Lạc
- HDBank – Chi Nhánh Cộng Hòa
- HDBank - Phòng Giao Dịch Nguyễn Oanh
- HDBank – Chi Nhánh Hiệp Phú
- HDBank - Phòng Giao Dịch Bình Thọ
- HDBank – Chi Nhánh Phú Thọ
- HDBank - Phòng Giao Dịch Lạc Long Quân
11


b) THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- HDBank – Chi Nhánh Hà Nội
- HDBank – Chi Nhánh Cầu Giấy
- HDBank – Chi Nhánh Hoàn Kiếm
- HDBank - Phòng Giao Dịch Đống Đa
- HDBank - Phòng Giao Dịch Thái Thịnh
- HDBank - Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng

- HDBank - Phòng Giao Dịch Tây Đô
- HDBank - Phòng Giao Dịch Hà Đông
- HDBank - Phòng Giao Dịch Hồng Hà
- HDBank - Phòng Giao Dịch Trung Hòa
c) TỈNH BÌNH DƯƠNG: HDBank – Chi Nhánh Bình Dương
d) THÀNH PHỐ CẦN THƠ: HDBank – Chi Nhánh Cần Thơ
đ) THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG:
- HDBank – Chi Nhánh Đà Nẵng
- HDBank - Phòng Giao Dịch Lê Duẩn
e) PHÒNG BAN TRỰC THUỘC HỘI SỞ
- HDBank – Phòng Kinh Doanh
- HDBank – Phòng Thanh Toán & Ngân Quỹ
- HDBank – Phòng Thanh Toán Quốc Tế
- HDBank – Phòng Kế Hoạch & Phát Triển
- HDBank – Phòng Kế Toán Tài Chính
- HDBank – Phòng Kiểm Tra Kiểm Toán Nội Bộ
- HDBank – Phòng Nhân Sự - Quản Trị Hành Chính
- HDBank – Phòng Tin Học
2.4. Tình hình lao động
Số lượng cán bộ nhân viên của HDBank qua mỗi năm đều tăng, cụ thể năm 2007
đã tăng lên 275 người so với năm 2006 và năm 2008 tăng lên 385 người. Nguyên nhân
tăng thêm số lượng là do trong 2 năm qua HDBank đã tiến hành mở rộng hệ thống
mạng lưới của mình bằng cách mở nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trong địa bàn
12


thành phố cũng như các tỉnh thành khác nên nhu cầu lao động ngày càng cần thiết để
đáp ứng nhu cầu công việc.
a) Phân theo trình độ học vấn
Ta thấy, nguồn nhân lực của HDBank có trình độ học vấn cao với số lượng nhân

viên ở trình độ đại học cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, HDBank cũng có không ít
nhân viên có trình độ trên đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ). Năm 2006 tổng số lao động của
công ty là 398 người trong đó trình độ trên ĐH chiếm 1.8%, ĐH chiếm đến 60.6%, CĐ
chiếm 5.3%, Trung cấp chiếm 7.0%, PTTH chiếm 18.1%, PTCS chiếm 7.3%. Tuy
nhiên đến năm 2008 thì tổng số lao động đã tăng lên 783 người trong đó có 7 nhân
viên có trình độ trên ĐH, ĐH có 446 nhân viên, CĐ có 55 nhân viên, Trung cấp có 71
nhân viên, PTTH có 146 nhân viên, PTCS có 53 nhân viên. Chứng tỏ yêu cầu về trình
độ của HDBank ngày càng cao.
Bảng 2.1. Phân Tích Nguồn Nhân Lực của HDBank
Stt

Phân loại

Tổng số

Số lượng

Tỷ lệ

(người)

(%)
783

100

a. Phân chia theo giới tính
1.

Lao động nam


374

47,8

2.

Lao động nữ

409

52,2

12

1,5

446

57,0

b. Phân chia theo trình độ học vấn
1.

Trên đại học

2.

Đại học


3.

Cao đẳng

55

7,0

4.

Trung cấp

71

9,1

5.

PTTH

146

18,6

6.

PTCS

53


6,8

505

64,5

c. Phân chia theo loại hợp đồng
1.

HĐLĐ không xác
13


định thời hạn
2.

HĐLĐ xác định
thời hạn

3.

265

33,8

13

1,7

Cộng tác viên, thử

việc (thời vụ)

Nguồn: Phòng Nhân Sự HDBank

b) Phân theo giới tính
Ta thấy số lượng nam và nữ của HDBank tương đương nhau cũng có chênh
lệch nữ nhiều hơn nam nhưng không đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa, HDBank chú
trọng đến thực lực làm việc chứ không phân biệt giới tính.
c) Phân theo loại hợp đồng
Theo bảng phân tích thì tỷ lệ HĐLĐ không xác định thời hạn ngày càng tăng
năm 2008 chiếm 64.5%, HĐLĐ xác định lại có xu hướng giảm năm 2008 giảm 8% so
với năm 2007, đồng thời tỷ lệ cộng tác viên, thử việc có nhiều biến động. Chứng tỏ
HDBank có một nguồn nhân lực hết sức ưu tú và gắn bó lâu bền với ngân hàng.
Dù không phân tích theo độ tuổi nhưng tính trung bình thì nhân viên HDBank
có tuổi từ 28-32 chứng tỏ HDBank có nguồn nhân lực trẻ và đầy lòng nhiệt huyết.
Ngoài ra, HDBank khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên tự bồi
dưỡng, tham dự các khóa học ngoài giờ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để đáp
ứng yêu cầu công việc, phục vụ cho sự phát triển chung của ngân hàng.
HDBank có các chính sách hỗ trợ như sau:
- Kết quả học tập đạt loại xuất sắc: được hỗ trợ 100% học phí
- Kết quả học tập đạt loại giỏi: được hỗ trợ 70% học phí
- Kết quả học tập đạt loại khá: được hỗ trợ 50% học phí
Tóm lại, trong những năm qua với việc triển khai và áp dụng công nghệ Corebanking đã giúp HDBank nâng cao tính chuyên nghiệp xử lý và cũng do nhu cầu công
việc ngày càng cao, trình độ ngày càng phát triển nên HDBank đã có những thay đổi
về nguồn nhân lực nhằm mục đích đưa HDBank vươn tới tầm cao mới.
2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

14



Trong năm 2007, Việt Nam bước đầu gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội đầu tư
phát triển. Tình hình thị trường ngân hàng cũng nhờ đó có được những điều kiện thuận
lợi để phát triển. Cũng như các ngân hàng khác, doanh thu và lợi nhuận của HDBank
thuần trong năm này tăng cao, được thể hiện trong bảng 2.2. Doanh thu đạt 269.515
triệu đồng tăng vượt bậc (25.70%) so với năm 2006, lợi nhuận sau thuế là 120.969
triệu đồng cũng tăng 76.83% so với cùng kỳ năm trước.
Đến năm 2008, cùng với xu hướng của thế giới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chậm lại. Với
doanh thu đạt được là 214.403 triệu đồng giảm 20% và lợi nhuận thuần đạt được
59.944 triệu đồng giảm 50% so với năm 2007.

15


Bảng 2.2. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Đạt Được Cuối Năm 2008
Đvt: triệu đồng
Năm 2008
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập khác

Năm 2007

Năm 2006

1.084.874

697.349

269.949

-970.679


-486.748

-143.546

114.195

210.601

126.403

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

80.024

55.535

6.468

Chi phí hoạt động dịch vụ

-7.178

-2.904

-1.737

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

72.846


52.631

4.731

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

15.723

5.606

9.878

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

-5.679

-5.400

156

Lãi thuần từ mua bán đầu tư dài hạn khác

7.375

-

-

Thu nhập từ hoạt động khác


1.024

2.556

-

-165

-42

859

2.514

8.821

9.084

3.563

312

Tổng thu nhập hoạt động

214.403

269.515

150.301


Chi phí tiền lương

-68.380

-48.041

-30.308

-7.141

-4.095

-2.130

Chi phí hoạt động khác

-56.474

-30.946

-16.083

Tổng chi phí hoạt động

-131.995

-83.082

-48.521


82.408

186.433

101.780

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

-2.133

-18.878

-7.626

Tổng lợi nhuận trước thuế

80.275

167.555

94.154

-20.741

-46.586

-26.276

410


-

-

-20.331

-46.583

-26.276

59.944

120.969

-

594

2.419

2.242

Chi phí lãi và các chi phí tương tự
Thu nhập lãi thuần

Chi phí hoạt động khác
Lãi thuần từ hoạt động khác
Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần


Chi phí khấu hao và khấu trừ

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ)

Nguồn: Bản cáo bạch HDBank 2008
16


×