Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.67 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM

VÕ THỊ HỒNG PHÚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Thực Trạng và Một Số Giải
Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đại
Nam” do Võ Thị Hồng Phúc, sinh viên khoá 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương
Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ……………….

Thầy Mai Hoàng Giang
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Với những kiến thức từ sách vở được giảng dạy trên ghế nhà trường, tôi đã
không khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ khi thực tập tại Công Ty Cổ Phần Đại Nam. Quãng thời
gian thực tập đã tạo điều kiện cho tôi học tập, rèn luyện và tích luỹ cho bản thân những
kinh nghiệm quí báu từ thực tế, đồng thời củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn
của bản thân.
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của
bản thân, tôi xin cảm ơn ba mẹ và gia đình tôi; họ là những nguồn động lực to lớn luôn
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã
tận tình truyền đạt những kiến thức nền tảng về chuyên môn để hoàn thành đề tài này
một cách thuận lợi.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Mai Hoàng Giang, người
đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
tất khóa luận.
Cuối cùng tôi cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến Ban giám đốc, chú Võ
Kim Thanh, các chị Dương, chị Hân, chị Nhung, chị Dung ở phòng nhân sự thuộc
Công ty Cổ phần Đại Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội làm quen
thực tế, học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như việc thu thập số liệu và hoàn thành tốt
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Võ Thị Hồng Phúc


NỘI DUNG TÓM TẮT
Võ Thị Hồng Phúc, tháng 06 năm 2009 “Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp
Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đại
Nam”.
Vo Thi Hong Phuc, June 2009 “The Reality of Recruitment and Some
Solutions Encompasses It at Dai Nam Joint Stock Corporation”.
Khoá luận tìm hiểu về quá trình tuyển dụng nhân lực tại Công Ty Cổ Phần Đại
Nam, dựa trên cơ sở số liệu tổng hợp về tình hình nhân lực của công ty qua các năm
2007-2008-2009, số liệu hoạt động của công ty và các nguồn số liệu, tài liệu khác.
Đồng thời khoá luận còn kết hợp với việc thu thập số liệu thông qua việc điều tra thu
thập số liệu, sử dụng các công cụ phân tích và đánh giá kết quả thu thập được nhằm đề
xuất những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực; góp
phần nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực nói riêng và hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty nói chung.



MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


4

2.1. Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Đại Nam

4

2.2. Quá trình hình thành và phát triển

4

2.3. Lĩnh Vực Kinh Doanh

6

2.4. Tầm nhìn, sứ mệnh

7

2.5. Định hướng phát triển

7

2.6. Cơ cấu tổ chức

7

2.6.1. Sơ đồ tổ chức

7


2.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban

9

2.7. Sản phẩm dịch vụ

11

2.7.1. Sản phẩm

11

2.7.2. Dịch vụ

11
v


2.8. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua

13

2.8.1. Đặc điểm tình hình môi trường hoạt động

13

2.8.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

15


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

17

17

3.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực

17

3.1.2. Tuyển dụng nguồn nhân lực

20

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định và tuyển dụng NNL23
3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

24

3.3. Một số chỉ tiêu trong hoạch định và tuyển dụng NNL

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực Công Ty Cổ Phần Đại Nam

25
27

27

4.1.1. Tình hình lao động

27

4.1.2. Trình độ chuyên môn

29

4.1.3. Tình hình lao động theo độ tuổi

30

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định tuyển dụng NNL

31

4.2.1. Mục tiêu của công ty

31

4.2.2. Bối cảnh của nền kinh tế


31

4.2.3. Thị trường lao động

32

4.2.4. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống văn
bản pháp luật hiện hành

33

4.2.5. Đối thủ cạnh tranh

34

4.3. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ Phần Đại Nam

35

4.3.1. Thuận lợi và thách thức

35

4.3.2. Quy trình tuyển dụng hiện nay của công ty

37

4.3.3. Một số tiêu chuẩn quy định tuyển chọn:

42


4.3.4. Kết quả tuyển dụng

43

4.3.5. Tỷ lệ hồ sơ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng

46

vi


4.3.6. Tình hình nghỉ việc của nhân viên mới

47

4.3.7. Chi phí tuyển dụng

48

4.3.8. Các nguồn tuyển dụng của công ty

49

4.3.9. Vị trí công việc và chuyên môn được đào tạo

51

4.3.10. Thuyên chuyển nhân viên


52

4.3.11. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về công việc tại công ty
52
4.3.12. Những khó khăn trong công việc

53

4.4. Đánh giá hoạt động tuyển dụng của Công ty Cổ Phần Đại Nam

54

4.4.1. Đánh giá về kế hoạch và chính sách tuyển dụng

54

4.4.2. Đánh giá về bảng mô tả công việc

55

4.4.3. Đánh giá về kênh tuyển dụng

55

4.4.4. Đánh giá về việc đăng thông báo tuyển dụng

56

4.4.5. Công tác tiếp nhận và xét lọc hồ sơ của công ty


56

4.4.6. Công tác phỏng vấn

57

4.4.7. Thử việc và quyết định tuyển dụng

58

4.4.8. Chính sách thu hút nhân tài

58

4.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ Phần
59

Đại Nam
4.5.1. Dự báo nguồn cung ứng nhân viên

59

4.5.2. Lập kế hoạch và xác định nhu cầu tuyển dụng

59

4.5.3. Tiến hành phân tích công việc

61


4.5.4. Kênh tuyển dụng

62

4.5.5. Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ

63

4.5.6. Thông báo tuyển dụng

64

4.5.7. Công tác phỏng vấn

64

4.5.8. Đánh giá quá trình thử việc

67

4.5.9. Quá trình hội nhập với công ty

67

4.5.10. Về chính sách động viên khuyến khích nhân viên

68

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
vii


70


5.1. Kết Luận

70

5.2. Kiến nghị

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

74

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV

Cán bộ nhân viên

CNV


Công nhân viên

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

ĐH&CĐ

Đại học và Cao đẳng

ĐVT

Đơn vị tính

KCN

Khu công nghiệp

KDBĐS

Kinh doanh bất động sản

KDL

Khu du lịch


LN

Lợi nhuận

NNL

Nguồn nhân lực

PTNT

Phát Triển Nông Thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC&THCN

Trung cấp và Trung học chuyên nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2007 – 2008

15

Bảng 4.1. Tổng Hợp Tình Hình Lao Động Tháng 05/2009

27

Bảng 4.2. Tổng Hợp Trình Độ Chuyên Môn Qua Ba Năm 2007 – 2009

29

Bảng 4.3. Tổng Hợp Tình Hình Lao Động Theo Độ Tuổi Ba Năm 2007 - 2009

30

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm

32

Bảng 4.5. Số Lượng Và Tốc Độ Phát Triển Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp

32

Bảng 4.6. Cấp Độ Phỏng Vấn và Quyết Định Tuyển Chọn.

38


Bảng 4.7. Yêu Cầu Chung Đối Với Một Số Vị Trí Tuyển Dụng

43

Bảng 4.8. Tình Hình Tuyển Dụng Năm 2008

44

Bảng 4.9. Tình Hình Tuyển Dụng Nhân Viên Mới Năm 2007-2008

45

Bảng 4.10. Tỷ Lệ Hồ Sơ Đáp Ứng Yêu Cầu Tuyển Dụng

46

Bảng 4.11. Tình Hình Nghỉ Việc Của Nhân Viên Mới 2007-2008

47

Bảng 4.12. Chi Phí Cho Hoạt Động Tuyển Dụng Năm 2008

48

Bảng 4.13. Chi Phí Tuyển Dụng Nhân Viên

49

Bảng 4.14. Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên Về Công Việc Tại Công ty


52

Bảng 4.15. Tỷ Lệ Nhân Viên Gặp Khó Khăn Trong Quá Trình Làm Việc

53

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công ty Cổ Phần Đại Nam.

8

Hình 2.2. Một số công trình, dự án của Công ty Cổ Phần Đại Nam

12

Hình 3.1. Quá Trình Hoạch Định Nguồn Nhân Lực

20

Hình 3.2. Quá Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực

21

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Chức Năng Qua Các Năm 2007– 2009 28
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình tuyển dụng


38

Hình 4.2. Nguồn Tuyển Dụng Của Công ty

50

Hình 4.3. Tỷ Lệ Bố Trí Nhân Sự Tại Công Ty

51

Hình 4.4. Tỷ Lệ Thuyên Chuyển Nhân Viên

52

Hình 4.5. Những Khó Khăn Trong Công Việc Của Nhân Viên

53

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến Nhân Viên
Phụ lục 2. Câu Hỏi Phỏng Vấn R-03
Phụ lục 3. Phiếu Đề Xuất Nhân Sự R-01
Phụ lục 4. Thư Mời Phỏng Vấn R-02
Phụ lục 5. Phiếu Đánh Giá Sau Phỏng Vấn R-04
Phụ lục 6. Danh Sách Trúng Tuyển R-05
Phụ lục 7. Phiếu Đánh Giá Nhân Viên Thử Việc R-06

Phụ lục 8. Ngành Nghề Hoạt Động Của Công Ty Cổ Phần Đại Nam

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải dựa vào một trong những nguồn
lực quan trọng nhất của mình – nguồn nhân lực. Con người là nhân tố tạo ra năng suất
lao động và hiệu quả làm việc khiến cho chất lượng hoạt động của doanh nghiệp được
nâng cao. Theo giáo sư tiến sĩ Letter C. Thurow – nhà kinh tế và là nhà quản trị học
thuộc viện công nghệ kỹ thuật Matsachuset (MIT) thì: “Điều quyết định cho sự tồn tại
và phát triển của công ty là những con người mà công ty đang có. Đó phải là những
con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hóa và biết cách làm
việc có hiệu quả”.
“Làm thế nào để tuyển được đúng người?” luôn là câu hỏi lớn đối với nhiều
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bí quyết dụng nhân được đúc
kết từ ngàn đời là “Dụng nhân như dụng mộc”, nghĩa là không có người kém năng lực,
vấn đề là phải sử dụng đúng chỗ. “Dụng nhân” đúng phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng,
doanh nghiệp cần thu hút đúng người. Đó là những người có năng lực, phẩm chất và
sở thích phù hợp với doanh nghiệp và với công việc mà họ sẽ làm.
Trong trò chơi ghép hình, để ghép một ô trống, người chơi cần phải xác định
hình dáng, kích thước, màu sắc của ô trống và hình dung những mảnh ghép nào có thể
khớp với ô trống đó. Việc tuyển dụng nhân viên cũng tương tự như vậy, để tuyển được
đúng người cho một vị trí công việc, người sử dụng lao động cần xác định rõ mục đích
của công việc, nó có vị trí như thế nào trong doanh nghiệp và những người như thế nào
thì sẽ làm việc đó tốt nhất. Sau đó người sử dụng lao động cần tìm kiếm, đánh giá và
lựa chọn để tuyển được người phù hợp. Quy trình tuyển dụng chỉ kết thúc khi người

mới được tuyển đã sẵn sàng để bắt đầu công việc. Việc tuyển dụng được coi là thành


công nếu người được tuyển yêu thích công việc và trở thành thành viên tích cực và
hiệu quả của doanh nghiệp.
Ngày nay, trong sự cạnh tranh ngày một gay gắt của thương trường, nhân tài
chính là một thứ tài sản quý giá của doanh nghiệp và việc săn tìm, giữ chân người tài
vẫn mãi là cuộc chiến dai dẳng giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế
giới, việc thực hiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức, công ty. Nắm bắt được xu
thế đó, nên mọi đường lối, chính sách phát triển của Công ty Cổ Phần Đại Nam đưa ra
luôn lấy người lao động làm hạt nhân, luôn hướng tới lợi ích của người lao động, chăm
lo, giúp đỡ nhau cùng phát triển, tạo được niềm tin vững chắc cho những người lao
động đang làm việc tại công ty. Đây chính là nền tảng không thể thiếu để đạt được
những thành quả to lớn hơn trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của Công ty Cổ
Phần Đại Nam và với sự đồng ý của thầy hướng dẫn nên tôi quyết định chọn đề tài
“Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng
Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đại Nam”. Khóa luận được thực hiện nhằm mục
đích nghiên cứu thực trạng hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ Phần Đại
Nam. Trên cơ sở đó, khóa luận còn đề xuất, đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm
hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực một cách có hiệu quả, từ đó có thể tuyển
dụng nhân viên có chất lượng và trình độ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ Phần Đại
Nam từ tháng 05/2007-05/2009, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn
thiện công tác tuyển dụng nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công ty.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm đạt được mục tiêu trên, khoá luận cần đạt được những mục tiêu cụ thể
sau :
2


- Mô tả tình hình nhân lực tại công ty.
- Phân tích quá trình tuyển dụng, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình, đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình tuyển dụng nhân lực tại
Công ty Cổ Phần Đại Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khâu tuyển dụng và các nhân viên của Công ty Cổ Phần Đại Nam.
1.3.2. Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Đại Nam, Số 1765A Đại lộ Bình
Dương, xã Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Từ ngày 15/03/2009 – 07/06/2009
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1 : Đề cập đến sự cần thiết của việc tuyển dụng nhân lực trong môi
trường hiện nay, đồng thời cho biết nguyên nhân của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu và phạm vi thực hiện của khoá luận.
Chương 2 : Chương này giới thiệu những thông tin cụ thể hơn về Công ty Cổ
Phần Đại Nam, nơi thực hiện đợt thực tập, mà mới chỉ được đề cập sơ bộ ở chương 1.
Chương 3: Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên
cứu và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà khóa luận sử
dụng trong quá trình phân tích.
Chương 4 : Trình bày, giải thích những kết quả thu được thông qua việc sử
dụng các phương pháp được đề cập ở chương 3, bên cạnh đó còn cho biết mối liên

quan giữa các kết quả với mục tiêu của khoá luận đã được đề ra ở chương 1.
Chương 5: Trình bày những kết quả chính và ý nghĩa sâu xa mà khoá luận đã
đạt được ở chương 4, ngoài ra chương này còn nêu ra những hạn chế và đề xuất những
kiến nghị để hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Đại Nam.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Đại Nam
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM
( Tên cũ: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
SÓNG THẦN).
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: DAI NAM JOINT STOCK
CORPORATION.
Tên Công ty viết tắt: ĐẠI NAM CORP.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 27 Đại Lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần II, huyện Dĩ
An, tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: 0650.3829605

Fax: 0650.821734

Email:

Website: dainamgroup.com.vn

Mã số thuế: 3700147268
Giấy phép kinh doanh số: 4063000012 do sở Kế Hoạch & Đầu tư tỉnh Bình

Dương cấp ngày 27/03/1996.
Vốn điều lệ: 162.000.000.000 đồng (một trăm sáu mươi hai tỷ đồng)
Tài khoản nội tệ: 421101000287 tại Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Việt
Nam, Bình Dương.
Tài khoản ngoại tệ: 42210137000052 tại Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT
Việt Nam, Bình Dương.
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: HUỲNH UY DŨNG
2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Đại Nam (tên cũ Công ty Cổ Phần Phát Triển KCN Sóng
4


Thần) được thành lập từ năm 1996 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ Phần Thanh Lễ
với vốn điều lệ 9 tỷ đồng, chức năng chính của công ty lúc bấy giờ là: Kinh doanh cơ
sở hạ tầng KCN, Khu dân cư.
Năm 2001 công ty đổi tên thành Công ty Cổ Phần Phát Triển KCN Sóng Thần
– là thành viên sáng lập của Hiệp Hội Đầu Tư và Phát Triển các Doanh nghiệp tỉnh
Bình Dương.
Công ty Cổ Phần Phát Triển KCN Sóng Thần là đơn vị tiên phong cho sự
nghiệp công nghiệp hoá tại tỉnh Bình Dương qua việc đầu tư thành công ở KCN Sóng
Thần II, quy mô 313 hecta, đã cho thuê 97,8% diện tích.
Ngoài ra, công ty còn là chủ đầu tư của nhiều dự án Khu dân cư, đáng kể nhất
là dự án Khu dân cư đô thị trung tâm hành chánh huyện Dĩ An, quy mô 77 hecta, cơ sở
hạ tầng hoàn chỉnh đã đưa vào kinh doanh.
Qua thời gian hoạt động, công ty đã phát triển bền vững nhờ sự quan tâm, hỗ
trợ của các cấp chính quyền, nhân dân và các đối tác trong, ngoài nước. Phát huy thế
mạnh trên, công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý, đào tạo xây dựng nguồn
nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh. Hiện công ty là
chủ đầu tư của nhiều dự án có quy mô lớn tại Bình Dương như: KCN Sóng Thần III
(533 hecta) nằm trong Khu Liên Hợp Công Nghiệp Dịch Vụ Đô Thị, KDL Văn Hoá

Lịch Sử Đại Nam, một địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng được thiết kế độc đáo với diện
tích 450 hecta.
Bên cạnh việc kinh doanh có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đảm
bảo đời sống cho cán bộ nhân viên trong công ty và góp phần vào việc tăng trưởng
kinh tế của đất nước, công ty không quên đạo lý của người Việt Nam: “Uống nước
nhớ nguồn”. Từ năm 1997 đến nay công ty đã tích cực hỗ trợ cho công tác xã hội như:
Xây nhà tình nghĩa, tình thương, giúp đỡ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em khuyết tật,
đồng bào thiên tai lũ lụt…với số tiền khoảng 30 tỷ đồng.
Bước vào hội nhập kinh tế thế giới, với phương châm: Đổi mới – Phát triển –
Hội nhập và để thực hiện lĩnh vực hoạt động đa dạng của mình, ngày 11/04/2007,
công ty đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đại Nam.
Công ty Cổ Phần Đại Nam sở hữu các đơn vị và các dự án:
5


- Công ty TNHH Hoàng Gia Cát Tường thành lập năm 2000 có vốn điều lệ 60
tỷ.
- Công ty Cổ Phần Phi Long thành lập năm 2004, đổi tên thành Công ty Cổ
Phần tư vấn Xây Dựng Đại Nam vào năm 2007 có vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
- Công ty TNHH Thế Giới Văn Hoá Lịch Sử Đại Nam.
- Dự án Khu công nghiệp Sóng Thần II năm 1996 với quy mô được điều
chỉnh năm 2008 là 279,27 hecta và có tổng số vốn đầu tư 450 tỷ.
- Dự án Khu dân cư Dĩ An vào năm 1999 với diện tích 77 hecta và vốn đầu tư
là 143 tỷ đồng.
- Dự án Khu Du Lịch Đại Nam: được đăng ký năm 2003 với quy mô của giai
đoạn một là 215 hecta với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng và giai đoạn hai được bắt đầu
năm 2008 với diện tích 261 hecta và tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
- Dự án Khu công nghiệp Sóng Thần III được đầu tư xây dựng năm 2006 với
vốn đầu tư 937 tỷ đồng trên diện tích 533 hecta và điều chỉnh số vốn đầu tư thành
1.400 tỷ đồng trong năm 2008.

- Dự án Nông trại Đại Nam năm 2007 với quy mô 120 hecta và với ngành
nghề kinh doanh là chăn nuôi và trồng cao su với vốn đầu tư cho dự án này là 28 tỷ
đồng.
- Công trình nạo vét, khai thác cát và cải tạo cảnh quan Sông Thị Tính vào
năm 2004 có vốn đầu tư 53 tỷ đồng.
2.3. Lĩnh Vực Kinh Doanh
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhu cầu xã hội ngày càng có những yêu cầu đa
dạng cần được thoả mãn. Các công ty đã có thương hiệu luôn có định hướng phát triển
thành các tập đoàn kinh tế trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Công ty Cổ Phần Đại Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát
triển đó. Do vậy công ty đã không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá hoạt động
kinh doanh với các lĩnh vực kinh doanh chính như sau:
- Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, Khu đô thị, Dân cư.
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Kinh doanh sản xuất, chế biến, gia công.
6


- Xây dựng dân dụng, công nghiệp…
- Kinh doanh hoạt động: Khu du lịch, trò chơi giải trí.
- Nuôi, trồng: gia súc, gia cầm, cây công nghiệp, cây lương thực, trồng rừng và
chăm sóc rừng…
2.4. Tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn: Luôn đổi mới để phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh, góp
phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
trong hội nhập, khơi dậy và chứng minh một khát vọng Đại Nam.
Sứ mệnh: Phát triển bền vững thành một tập đoàn kinh tế mạnh, có uy tín và
hiệu quả trong các lĩnh vực đang kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng, đối
tác, cộng đồng và nhân viên của mình.
2.5. Định hướng phát triển

Xây dựng phát triển thương hiệu Đại Nam: Tất cả các thành viên trong Công ty
phải có trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Đại Nam.
Sự thành công của Đại Nam phụ thuộc chủ yếu vào Khách hàng: Luôn lấy sự
hài lòng, tin tưởng của Khách hàng làm phương châm cho mọi hoạt động.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác với tất cả Đối tác trên tinh thần bình đẳng, hai
bên cùng có lợi. “Sự thành công của Đối tác sẽ là sự thành công của Đại Nam”.
Một trong những tài sản quan trọng, quyết định đến sự thành công của công ty
là Nhân viên: Công ty sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng làm việc và cơ hội thăng
tiến nghề nghiệp cho Nhân viên bằng môi trường làm việc có tính cạnh tranh với
những cơ hội đào tạo cùng sự phát triển của công ty.
Lấy Hiệu quả làm thước đo mọi hoạt động.
Góp phần xây dựng Cộng đồng: Đóng góp để xây dựng một môi trường cộng
đồng tốt đẹp và góp phần phát triển sự nghiệp chung của đất nước.
Luôn đổi mới, phát triển mang tính Chuyên nghiệp trong tất cả các hoạt động
để hội nhập vào kinh tế thế giới.
2.6. Cơ cấu tổ chức
2.6.1. Sơ đồ tổ chức

7


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ
(Huỳnh Uy Dũng)

Văn phòng TGĐ
(Ban cố vấn các chuyên gia,
chuyên viên, trợ lý, thư ký)

Phó TGĐ

Phụ trách các đơn vị
sản xuất

Trưởng phòng
IT

Ban kiểm soát nội bộ
(Kiểm toán tài chính, kiểm
soát các hoạt động của DN)

Phó TGĐ
Phụ trách các đơn vị
KDBĐS

Phó TGĐ
Phụ trách các đơn vị
thuộc khu du lịch

Trưởng phòng
nhân sự

Trưởng phòng
KDBĐS

Phó TGĐ
Phụ trách khách sạn

Giám đốc KS

Trưởng phòng

hành chánh

Giám Đốc điều
hành siêu thị

Trưởng phòng
TC - KT

GĐ điều hành
biển

GĐ điều
hành khu trò chơi

GĐ điều hành vườn
bách thú

Nguồn: phòng nhân sự
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công ty Cổ Phần Đại Nam.

8


2.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban
a) Ban giám đốc
Tổng giám đốc
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thay mặt Hội đồng quản trị điều hành công ty,
đại diện công ty theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó Tổng giám đốc

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được
Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
kết quả quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
Giám đốc siêu thị
Điều hành mọi hoạt động của siêu thị, có trách nhiệm thông tin và điều hành
thực hiện mọi chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc đề ra.
Giám đốc khách sạn
- Điều hành, đôn đốc nhân viên thi hành tốt công việc được giao, lắng nghe và
giải quyết những thắc mắc tâm tư nguyện vọng của nhân viên.
- Tham gia những buổi huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên.
- Điều hành công việc liên quan đến phòng, khách lưu trú tại khách sạn. Bảo
đảm vệ sinh sạch đẹp an toàn và thoải mái đến cho khách.
Giám đốc biển (Giám đốc vườn bách thú/ Giám đốc khu trò chơi)
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc, điều hành mọi hoạt động của
Khu biển (Khu vườn thú/ Khu trò chơi).
b) Các phòng ban chức năng
Ban kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc
theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận
9


và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của
việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác
của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

của công ty.
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh - bất động sản
- Lập dự án, xin giấy đăng ký kinh doanh cho khách hàng thuê đất khu công
nghiệp, thuê mặt bằng kinh doanh của khu du lịch.
- Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các công ty
thuộc Đại Nam.
- Lập dự án cho các dự án đầu tư của công ty, các công ty thuộc Đại Nam.
- Soạn thảo hợp đồng cho khách hàng thuê đất, thuê mặt bằng, hợp đồng góp
vốn tại khu ở Sóng Thần III.
- Kiểm tra tình hình kinh doanh của các nhà hàng, kiôt, quầy bán hàng ăn theo
phiếu tại khu du lịch.
- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng trò chơi, phương tiện vận
chuyển tại khu du lịch.
Phòng dịch vụ du lịch
- Lên kế hoạch kinh doanh và phương án hành động trong từng giai đoạn ngắn
hạn, trung hạn và các phương án, đề án phát triển các dịch vụ nhằm phục vụ khách
hàng đạt hiệu quả cao nhất.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng và các vấn đề
liên quan đến khách hàng.
- Giải thích, theo dõi, chăm sóc, xử lý các thông tin khách hàng, thu thập ý kiến
và thực hiện mọi yêu cầu thay đổi của khách hàng.
- Theo dõi, phối hợp các bộ phận liên quan trong công ty tổ chức phục vụ tốt
các đoàn đã ký hợp đồng.

10


Phòng IT

- Quản lý, triển khai hệ thống mạng nội bộ, phần cứng, phần mềm của công ty.
- Quản lý tổng đài điện thoại, lập bảng báo cáo chi phí điện thoại hàng tuần,
tháng.
Phòng Tài chính - Kế toán
Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý và tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực
kế toán và tài chính trong toàn Công ty.
Phòng Hành Chánh - Nhân Sự
Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý và tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực
lao động, tiền lương, đào tạo, chế độ chính sách đối với người lao động, hành chính
văn thư, quản lý tài sản văn phòng, hệ thống thông tin liên lạc và tổ chức dịch vụ đưa
rước.
2.7. Sản phẩm dịch vụ
2.7.1. Sản phẩm
Cung cấp panel 3D các loại, sản phẩm mốp xốp, cung ứng lưới thép hàn cường
độ cao.
Cung cấp cát xây dựng : đổ bê tông, xây, tô, san lấp nền…
Các sản phẩm từ gỗ: sản phẩm ngoài trời, sản phẩm trong nhà, nội thất khách
sạn, nội thất văn phòng…
2.7.2. Dịch vụ
Dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công các công trình
-

Khu công nghiệp

-

Nhà ở - biệt thự

-


Chung cư cao tầng

-

Công trình công cộng

-

Các công trình nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng.

-

Thiết kế nội ngoại thất

-

Quy hoạch chi tiết khu đô thị, khu dân cư.
11


Dịch vụ cho thuê kho
-

Tư vấn khách hàng: đưa ra các giải pháp hàng gửi kho.

-

Tư vấn vận tải

-


Tư vấn thiết lập hệ thống trong kho.

-

Tư vấn các thủ tục hải quan.

-

Quản lý hàng tồn kho

-

Phân phối, đóng gói, phân loại, dán nhãn hiệu hàng hóa.

-

Lắp ráp sản phẩm

-

Quản lý hàng hoá trả về.

-

Dịch vụ tăng giá trị hàng hoá.

Dịch vụ bảo vệ
-


Bảo vệ tài sản ( bảo vệ mục tiêu, giám sát, tuần tra 24/ 24)

-

Hội chợ, triển lãm, các sự kiện…

-

Bảo vệ cá nhân, yếu nhân (VIP).

-

Bảo vệ vận chuyển (dịch vụ vận chuyển tiền, hàng hoá, vật tư…)

Dịch vụ tiếp nhận dự án đầu tư trong mọi lĩnh vưc: sản xuất, gia công, chế
biến…
Hình 2.2. Một số công trình, dự án của Công ty Cổ Phần Đại Nam

Khu đô thị trung tâm hành chánh huyện Dĩ An – Bình Dương
12


Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến

KCN Sóng Thần III
2.8. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua
2.8.1. Đặc điểm tình hình môi trường hoạt động
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986.
13



×