Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mê Công trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

Khampheo KHAMCHALUEN

SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

Khampheo KHAMCHALUEN

SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Ngành: Địa lý học
Mã số: 8 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ NHƯ VÂN


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình của các tác giả nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Khampheo KHAMCHALUEN

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy - TS. Vũ Như Vân, đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa
Địa lí, các thầy cô giáo giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn.
Chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân,
đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, góp ý và tiếp thêm động lực để tôi hoàn
thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản
thân còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo
của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Khampheo KHAMCHALUEN

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. v
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................. 2
6. Khái lược lịch sử nghiên cứu .................................................................. 4
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 6
8. Từ khóa: Sử dụng bền vững nước sông Mê Công trên đất Lào ............... 6
NỘI DUNG ................................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC ................................................................................ 7

1.1. Nhận thức chung về tài nguyên nước và phát triển bền vững............... 7

1.1.1. Nội hàm khái niệm Tài nguyên nước ................................................ 7
1.1.2. Chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới
trong một thế giới biến đổi.............................................................. 13
1.2. Hợp tác quốc tế trong sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông
quốc tế ............................................................................................ 18
1.2.1. Nhận thức chung về nội hàm Hợp tác quốc tế ................................ 18
1.2.2. Hợp tác quốc tế sử dụng nước các lưu vực sông ............................. 20
1.3. Các văn bản quan trọng về sử dụng nguồn tài nguyên nước .............. 21

iii


1.3.1. Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia ............... 21
1.3.2. Khuyến nghị của IUCN về nguyên tắc chia sẻ công bằng trong
quản lí nước xuyên biên giới .......................................................... 22
1.4. Sông Mê Công - lợi ích quốc gia - dân tộc Lào, mối quan tâm
chung của các nước trong khu vực .................................................. 25
1.4.1. Tầm quan trọng của sông Mê Công đối với 6 quốc gia trong lưu vực .. 25
1.4.2. Lợi ích quốc - dân tộc của CHDCND Lào ...................................... 27
1.4.3. Sự quan tâm chung của các quốc gia GMS ..................................... 28
1.4.4. Mối quan tâm chung giữa của các định chế quốc tế, các tổ chức
quốc tế và các quốc gia ngoài vùng................................................. 31
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 36
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC SÔNG MÊ KÔNG CỦA CHDCND LÀO ...................... 37

2.1. Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội CHDCND Lào...... 37
2.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên và môi trương tự nhiên .................. 37
2.1.2. Cư dân, văn hóa, xã hội .................................................................. 41
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................. 43

2.2.1. Đánh giá chung .............................................................................. 43
2.2.2. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ........................................... 45
2.3. Tình hình sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công............................ 52
2.3.1. Sự dung nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản ........ 52
2.3.1. Sự dụng nguồn nước trong hoạt động giao thông, du lịch ............... 53
2.4. Sự phát triển phát triển thủy điện của CHDCND Lào - Mô hình
khát vọng Cô-oet xuất khẩu thủy điện............................................. 56
2.4.1. Tiềm năng phát triển thủy điện ....................................................... 56
2.3.2. Những dự án thủy điện đang hoạt động .......................................... 57
2.4.3. Những dự án đang hoạt động: Dự án Nậm Ngừm ........................... 59
2.4.4. Một số dự án đang triển khai .......................................................... 61

iv


Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 64
Chương 3: NHỮNG DỰ ÁN SỬ DỤNG NƯỚC MÊ CÔNG TRÊN
LÃNH THỔ CHDCND LÀO VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÔNG
BẰNG NGUỒN NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG ............................................... 66

3.1. Xây dựng thủy điện ........................................................................... 66
3.1.1. Dự án Xayyabury ........................................................................... 66
3.1.2. Dự án Pak Beng.............................................................................. 68
3.2. Dự án Khai thông giao thông trên sông Mê Công .............................. 70
3.3. Những dư luận trái chiều về các dự án khai thác nước sông Mê
Công trên đất Lào ............................................................................. 72
3.4. Chiến lược sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công ................. 77
3.4.1. Hội nghị sử dụng bền vững nguồn nước GMS nhìn từ thể từ
ĐBSCL Việt Nam ............................................................................. 77
3.4.2. Những khuyến nghị của các nhà khoa học thế giới về sử dụng

bền vững nguồn nước sông Mê Công ............................................... 81
3.5. Quan hệ Việt - Lào / Lào Việt trong sử dụng bền vững nguồn
nước sông Mê Kông ......................................................................... 83
3.5.1. Quân hệ đặc biệt Việt - Lào / Lào - Việt ......................................... 83
3.5.2. Tăng cường hợp tác kế nối trong sử dụng công bằng và bền
vững tài nguyên nước sông Mê Công ............................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 93
PHỤ LỤC .....................................................................................................

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

ASEAN


Hiệp hội các nước Đông Nam Á

3

CHDCND Lào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

4

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu Long

5

ĐNA

Đông Nam Á

6

ETA

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

7

EWEC

Hành lang kinh tế Đông- Tây


8

GAP

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp

9

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

10

GMS

Tiểu vùng Mê Công mở rộng

11

LMI

Sáng kiến hạ nguồn sông Mê Công

12

MRC

Ủy hội Mê Công


13

NSEC

Hành lang kinh tế Bắc - Nam

14

Nxb GD

Nhà xuất bản Gáo Dục

15

Nxb KHXH

Nhà xuất bản Khoa học xã hội

16

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

17

SDG

Các mục tiêu phát triển bền vững


18

SEA

Báo cáo đánh giá môi trường của Ủy hội sông Mê Công

19

SEC

Hành lang kinh tế phía Nam

20

SEZs

Khu kinh tế đặc biệt

21

TCH

Toàn cầu hóa

22

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các bậc thang thuỷ điện trên sông Lan Thương (Trung Quốc) ..... 31
Bảng 1.2. Tỉ lệ diện tích lưu vực và lưu lượng nước sông Mê Công ............. 33
Bảng 2.2. Các DA đập chính trên sông Mê Công trên lãnh thổ Lào .............. 62

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ lưu vực sông Mê Công ....................................................... 39
Hình 2. 2. Sơ đồ dòng chảy sông Mê Công - Lan Thương ............................. 40
Hình 2.3. Sơ đồ các DA thủy điện Mê Công thuộc Lào ................................. 59

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sông Mê Công trong tiếng Thái nghĩa là “Dòng sông mẹ”, bắt nguồn từ
cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan,
Campuchia và đổ ra biển Đông. Cũng như bao dòng sông khác mang trong
mình những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng về thuỷ sinh vật,
nguồn thuỷ sản dồi dào, bồi tụ phù sa màu mỡ cho các đồng bằng, đảm bảo an
ninh lương thực cho các quốc gia trong khu vực. Đồng thời đây cũng là tài sản
văn hoá - xã hội - kinh tế vô giá của các quốc gia ven sông cùng chia sẻ.
Trong khuôn khổ hợp tác các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Công
mở rộng (GMS) việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước có tầm quan trọng
chiến lược đối với từng quốc gia và các quốc gia có lợi ích chung, trong đó,

nước CHDCND Lào có vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội
(KTXH) bền vững cũng như tác động trực tiếp tới ĐBSCL của Việt Nam
(ĐBSCL). Tại Hội nghị GMS6 các quốc gia trong khu vực khẳng định tên gọi
“Mê Công”, mang ý nghĩa là “mẹ của nước”, dòng sông Mê Công hùng vĩ đã
gắn kết chặt chẽ và là không gian sinh tồn chung của chúng ta
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước Mê Công đang đặt ra không ít
thách thức trong phát triển KTXH và môi trường sinh thái đối với các quốc
gia Đông Nam Á (ĐNA) bán đảo, nhất là vấn đề xây dựng đập thuỷ điện trên
dòng sông này. Câu hỏi này đặt ra cho các quốc gia cùng sử dụng chung
nguồn nước sông Mê Công sau khi mà Chính phủ Lào dự kiến sẽ xây dựng
đập thuỷ điện lớn đầu tiên trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công - Thuỷ điện
Xayyaburi. Việc xây dựng thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công sẽ tác
động như thế nào đối với hạ lưu các quốc gia trong khu vực ĐNA và các quốc
gia vùng hạ lưu cần hợp tác như thế nào trong việc sử dụng, khai thác hợp lí
các nguồn lợi đặc biệt nguồn nước mà sông Mê Công mang lại.
Nhận thức được tính thời sự và cấp thiết nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
"SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG TRÊN LÃNH
THỔ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO".
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Nguyên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng bền vững,
đánh giá tiềm năng và thực trạng sử dụng nguồn nước sông Mê Công, đặc biệt
là các DA thủy điện và DA khai phá dòng chảy trên sông Mê Công, trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên nước
sông Mê Công trên lãnh thổ nước Lào có tính tới lợi ích của các nước láng
giềng, đặc biệt là Việt Nam
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quát cơ sơ lý luận và thực tiễn về sử dụng bền vững tài nguyên

nước sông trong khuôn khổ hợp tác và kết nối thuộc GMS..
- Phân tích tiềm năng và thực trạng sử dụng tài nguyên nước sông Mê
Công trên lãnh thổ nước Lào, tập trung chủ yếu và các DA khai thác thủy điện.
- Nguyên cứu các dự án, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn
nước đặc biệt là các DA thủy điện và DA khai phá dòng chảy trên sông Mê
Công thuộc lãnh thổ Lào.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về lí luận: nhận thức cơ bản về vai trò của tài nguyên nước đối với phát
triển bền vững; về thực tiễn đánh giá việc sử dụng bền vững nguồn nước
sông Mê Công có liên quan đến các DA thủy điện và DA khai phá dòng chảy
Mê Công trên lãnh thổ Lào.
Về Thời gian: Những sự kiện, thông tin tư liệu trong những năm đầu
thế kỉ XXI.
Về không gian lãnh thổ: Chủ yếu là lãnh thổ nước CHDCND Lào, có
tính tới sự iên quan tới các nước thuộc SMS: Lào, Mianma, Thái Lan,
Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Vận dụng trong nghiên cứu sự vận động
phát triển theo thời gian của sự vật hiện tượng, giúp người nghiên cứu hiểu rõ
hơn xu hướng vận động của nó trong tương lai.
2


Quan điểm hệ thống: trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý kinh
tế - xã hội nói riêng thì việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa rất quan
trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên nước hạ nguồn sông Mê Công: vì
mục tiêu hợp tác phát triển cùng có lợi phải xét trên nhiều yếu tố: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường.
Quan điểm lãnh thổ: Thực chất là quan điểm không gian trong Địa lý

học. Tất cả nghiên cứu về vấn đề Địa lí nhưng không thể tách rời khỏi không
gian Địa lí tương ứng.
Quan điểm địa - kinh tế/địa - chính trị: Là cơ sở cho mọi định hướng
phát triển kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn cho các quốc gia. Các vấn đề
kinh tế có liên quan tới cả vấn đề chính trị, nó là hai mặt có quan hệ với nhau,
tác động hỗ trợ lẫn nhau.
Quan điểm hợp tác cùng có lợi:
Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và sự ổn định của nền
kinh tế. Về chính trị- xã hội: Giữ vững môi trường hoà bình, hợp tác trong
khuôn khổ Hiến chương ASEAN hướng tới Cộng đồng hoà bình, ổn định và
thịnh vượng. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc xoá đói giảm
nghèo, bình đẳng giữa các quốc gia, cộng đồng dân tộc trong khu vực hạ
nguồn. Về môi trường: Giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập nguồn tài liệu của cơ quan lưu
trữ, tài liệu xuất bản, tạp chí Đông Nam Á, tài liệu chuyên ngành và tài liệu
trên Internet. Những tài liệu và số liệu thống kê là cơ sở đánh giá vấn đề
khách quan. Phương pháp thống kê: Trên cơ sở những số liệu tài liệu đã thu
thập cần phải sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống các số liệu phục vụ
cho nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Điều cần thiết và
quan trọng trong nghiên cứu là người nghiên cứu phải đưa ra nhận định đánh

3


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×