Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Một số biện pháp dạy học hiệu quả các khái niệm Giải tích ở trường THPT (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.29 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo ThS. Lê Thị
Bạch Liên, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận này, đồng thời đã bổ sung nhiều kiến thức chuyên môn và kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Trường Đại học
Quảng Bình, đặc biệt là quý Thầy Cô trong khoa Khoa học tự nhiên đã giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và tạo mọi điều kiện để
giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô cũng như học sinh trường Trung
học phổ thông Đào Duy Từ đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm để thực hiện khóa luận.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp
Đại học Sư phạm Toán Khóa 56 đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành tốt khóa luận này.
Trân trọng cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018.
Tác giả

Phạm Thị Sen Giang

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận này
là hoàn toàn trung thực. Đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Cô giáo ThS. Lê Thị Bạch Liên.
Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công
trình này.


Quảng Bình, tháng 5 năm 2018.
Tác giả

Phạm Thị Sen Giang

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Chu trình kiến tạo tri thức mới
Hình 2. Sơ đồ phát triển của các khái niệm trong môn Giải tích
Hình 3. Sơ đồ mô tả phương pháp tương đồng
Hình 4. Sơ đồ mô tả phương pháp cộng biến
Hình 5a. Sơ đồ mô tả phương pháp loại trừ
Hình 5b. Sơ đồ mô tả phương pháp loại trừ
Hình 6. Mô hình quan sát – tìm kiếm
Hình 7. Sơ đồ kiến tạo khái niệm với mô hình quan sát – tìm kiếm
Hình 8. Mô hình quan sát – tìm đoán cho dạy học khái niệm
Hình 9. Sơ đồ kiến tạo khái niệm với mô hình quan sát – tìm đoán
Hình 10. Mô hình cộng biến cho dạy học khái niệm
Hình 11. Sơ đồ kiến tạo khái niệm theo mô hình cộng biến
Hình 12. Đồ thị hàm số y  f ( x) 

x2  1
.
x 1

Hình 13. Đồ thị hàm số (2)
Hình 14. Đồ thị hàm số (3)
Hình 15. Phiếu học tập

Hình 16. So sánh kết quả làm bài 1 của hai lớp
Hình 17. So sánh kết quả làm bài 2 của hai lớp

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. So sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Bảng 2. Thang đánh giá năng lực học sinh ở câu 1
Bảng 3. Thang đánh giá năng lực học sinh ở câu 2
Bảng 4. Câu trả lời câu 1 của nhóm lớp thực nghiệm
Bảng 5. Câu trả lời câu 1 của nhóm lớp đối chứng
Bảng 6. Câu trả lời câu 2 của nhóm lớp thực nghiệm
Bảng 7. Câu trả lời câu 2 của nhóm lớp đối chứng

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông
PP:

Phương pháp

PPDH: Phương pháp dạy học
GV:

Giáo viên

HS:


Học sinh

SGK:

Sách giáo khoa

TTC:

Tính tích cực

CNTT: Công nghệ thông tin

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1
3.Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2
4.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
5.Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2
6.Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 2
7.Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 2

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 3
1.1.Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
1.1.1. Phương pháp dạy học ............................................................................... 3
1.1.1.1.Khái niệm phương pháp dạy học ........................................................... 3
1.1.1.2.Một số phương pháp dạy học ................................................................. 3
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học............................................................... 11
1.1.2.1.Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ............................................... 11
1.1.2.2.Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ..................................... 12
1.1.3. Dạy học hiệu quả.................................................................................... 14
1.2.Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 15
1.2.1. Các khái niệm Giải tích trong chương trình toán THPT ....................... 15
1.2.2. Một số thuận lợi, khó khăn trong việc dạy và học khái niệm Giải tích
của học sinh hiện nay ....................................................................................... 16
CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ CÁC KHÁI
NIỆM GIẢI TÍCH Ở TRƯỜNG THPT ........................................................... 18
2.1.Dạy học khái niệm Giải tích với các mối liên hệ ....................................... 18
2.1.1. Sự cần thiết của việc dạy học khái niệm Giải tích với các mối liên hệ . 18
2.1.2. Áp dụng vào xét các mối liên hệ của môn Giải tích .............................. 19
vi


2.1.3. Vận dụng vào việc dạy học: khái niệm đạo hàm với các mối liên hệ. .. 20
2.2.Dạy học khái niệm Giải tích với các mô hình quy nạp .............................. 23
2.2.1. Sự cần thiết phát triển các mô hình hình thành khái niệm toán học theo
con đường quy nạp ........................................................................................... 23
2.2.2. Quy nạp khoa học .................................................................................. 23
2.2.3. Các mô hình hình thành khái niệm theo con đường quy nạp ................ 26
2.2.3.1.Mô hình quan sát – tìm kiếm ............................................................... 26
2.2.3.2.Mô hình quan sát – tìm đoán ................................................................ 26
2.2.3.3.Mô hình cộng biến ............................................................................... 28

2.2.4. Vận dụng các mô hình hình thành khái niệm theo con đường quy nạp
vào dạy học một số khái niệm giải tích trong chương trình môn Toán lớp 11
THPT ................................................................................................................ 29
2.2.4.1.Dạy học khái niệm cấp số cộng ........................................................... 29
2.2.4.2.Dạy học khái niệm hàm số liên tục ...................................................... 32
2.2.4.3.Dạy học khái niệm đạo hàm ................................................................. 33
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM DẠY HỌCKHÁI NIỆM
ĐẠO HÀM ....................................................................................................... 37
3.1.Ngữ cảnh .................................................................................................... 37
3.2.Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 37
3.3.Công cụ nghiên cứu.................................................................................... 37
3.3.1. Giáo án bài “Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm” bằng phương pháp
quy nạp theo mô hình quan sát - tìm kiếm ....................................................... 37
3.3.2. Phiếu học tập .......................................................................................... 42
3.3.3. Thang đánh giá năng lực ........................................................................ 43
3.4.Phân tích kết quả nghiên cứu ..................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong việc dạy học môn Toán, cũng như việc dạy học bất cứ một khoa
học nào, điều quan trọng nhất là hình thành một cách vững chắc cho học sinh
một hệ thống khái niệm. Đó là cơ sở toàn bộ kiến thức Toán học của học sinh,
là tiền đề quan trọng để xây dựng cho họ khả năng vận dụng những kiến thức
đã học. Quá trình hình thành các khái niệm có tác dụng lớn đến việc phát triển
trí tuệ, đồng thời cũng góp phần giáo dục thế giới quan cho học sinh (qua việc

nhận thức đúng đắn quá trình phát sinh và phát triển của các khái niệm Toán
học. Vậy làm thế nào để dạy học khái niệm đạt được những yêu cầu trên?
Một nhà toán học kể lại chuyện một em bé học giỏi, một hôm bị điểm
thấp vì không trả lời được câu hỏi: “Phân số là gì?”, và em đó thắc mắc: “Em
biết làm tính nhân và chia phân số, nhưng em không hiểu định nghĩa phân số
được dùng ở đâu?”. Nhà toán học phải thừa nhận rằng em đó có lí.
Và đó là một câu chuyện mà chúng ta thường gặp trong quá trình học và
giải toán. Có những em học sinh rất giỏi trong việc giải toán nhưng khi hỏi
đến khái niệm, lý thuyết của kiến thức đó lại không biết trả lời ra sao. Hơn
nữa, các khái niệm trong môn Giải tích lại rất mới mẻ với học sinh lớp 11 khi
từ trước đến nay các em chỉ quen thuộc với khái niệm đại số. Đồng thời, các
khái niệm trong môn Giải tích ở trường phổ thông được xây dựng trên các
khái niệm cơ sở: hàm số, dãy số, giới hạn, liên tục. Các khái niệm của môn
này có mối “liên hệ liên hoàn” với nhau, khái niệm này là cơ sở để hình thành
khái niệm kia. Do đó, việc hình thành vững chắc cho học sinh một cách hệ
thống khái niệm này là một điều hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính liên
hoàn của các khái niệm. Xuất phát từ thực tế trên mà tôi đã tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài “Một số biện pháp dạy học hiệu quả các khái niệm Giải tích ở
trường THPT”nhằm giúp cho giáo viên và học sinh đạt được kết quả tốt hơn
trong việc dạy và học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy
và học khái niệm Giải tích cho giáo viên và học sinh bậc THPT.
1


- Giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm Giải tích từ đó có thể
vận dụng vào giải các bài toán khó, cũng như vận dụng vào các môn học có
liên quan và các bài toán trong thực tế cuộc sống.
- Xây dựng được một số bài giảng dạy học khái niệm Giải tích nhằm

phát triển tư duy sáng tạo của HS THPT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng dạy và học khái niệm Giải tích ở trường THPT như thế nào?
- Làm thế nào để phát triển tư duy sáng tạo cho HS một cách tốt nhất
trong việc dạy và học khái niệm?
4. Phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu về các khái niệm Giải tích trong chương trình toán THPT.
- Nghiên cứu thực trạng dạy và học khái niệm Giải tích ở trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu về Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy
học môn Toán và các tài liệu về Giáo dục có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu SGK Đại số & Giải tích 10, 11, 12.
- Tham khảo tài liệu sách báo, tạp chí, internet…
- Dự giờ, quan sát phương pháp giảng dạy của GV trong quá trình dạy
học.
- Quan sát quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của HS.
- Qua phiếu điều tra ý kiến của GV và HS về thực trạng dạy học khái
niệm Giải tích.
- Dạy thực nghiệm các lớp ở trường THPT ….
6. Thời gian nghiên cứu
- Từ 10/2017 đến 5/2018.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn
trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Một số biện pháp dạy học hiệu quả các khái niệm Giải tích ở
trường THPT
Chương 3. Nghiên cứu thực nghiệm dạy học khái niệm “Đạo hàm”.
2



CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Phương pháp dạy học
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp (PP) thường được hiểu là con đường, là cách thức để đạt
được những mục tiêu nhất định.
“Phương pháp dạy học (PPDH) là những hình thức, cách thức hoạt động
của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt
được mục đích dạy học” [5].
* Một số đặc điểm của phương pháp dạy học:
 Thực hiện mục tiêu dạy học.
 Là sự thống nhất của PP dạy và PP học.
 Thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và chức năng giáo dục.
 Là sự thống nhất của logic nội dung dạy học và logic tâm lý nhận thức.
 Là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.
 Chịu sự chi phối của nội dung dạy học và mục đích dạy học.
 Hiệu quả phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.
 Ngày càng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao
của quá trình dạy học.
1.1.1.2. Một số phương pháp dạy học
a) Phương pháp dạy học truyền thống.
* Phương pháp dạy học truyền thống là gì?
Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen
thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ như
thuyết trình, vấn đáp, trực quan, củng cố, luyện tập, kiểm tra…Về cơ bản,
PPDH này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội
học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là "hệ thống
ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò.
3



Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full
















×