Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.78 KB, 50 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍNH MINH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
*****

*****

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NAM
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: Đặng Mỹ Hồng Lam

Đà Nẵng, 8/2017


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍNH MINH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
*****

*****

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NAM
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người thực hiện:
Đặng Mỹ Hồng Lam
Phan Thị Kim Anh
Đào Thị Mỷ Diểm
Nguyễn Thị Phương Linh
Trần Minh Sang
Người hướng dẫn:
TS.BSCK2. Nguyễn Khắc Minh
BS. Trần Đình Trung

Đà Nẵng, 8/2017


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSGT

Cảnh sát giao thông

DALY

Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật

ĐH

Đại học


ĐHSP TPHCM

Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh

NGK

Nước giải khát

SAVY

Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

TC YTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới



5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rượu, bia hay loại đồ uống có cồn đã có từ lâu đời và tồn tại trong nhiều
nền văn hóa. Sử dụng rượu bia gắn liền với văn hóa truyền thống của nhiều
Quốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của
ngành rượu, bia và đồ uống có cồn, Việt Nam là một trong số ít các Quốc gia

đang có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ rượu, bia và đồ uống có cồn
bình quân đầu người trong khi mức tiêu thụ của toàn Thế giới trong thập kỷ
qua hầu như không thay đổi [1].
Đáng chú ý, tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở vị thành niên, thanh niên và
nam giới Việt Nam đang tăng nhanh và hiện ở mức rất cao: Trong điều tra
Quốc gia Việt Nam về sức khỏe Vị thành niên và thanh niên lần thứ 3 năm
2015, cho thấy, tỷ lệ thanh niên từng say rượu bia trong độ tuổi từ 16-19 tuổi
là 41,7%, độ tuổi từ 20-24 tuổi là 58,1%. Độ tuổi trung bình lần đầu tiên say
rượu bia của thanh niên trong nhóm 16-24 tuổi là 17 [7].
Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia tại đây khá
cao chiếm 59,8% và hậu quả ước tính mỗi năm, sinh viên trong độ tuổi 18-24
có 1.825 sinh viên tử vong do bị chấn thương khi sử dụng phương tiện giao
thông trong lúc say rượu. Có 696.000 sinh viên trong độ tuổi 18-24 bị giết chết
do bị tấn công bởi những người say rượu bia, có đến 48,0% xơ gan do sử
dụng bia rượu, 20,0% sinh viên có kết quả học tập yếu kém do sử dụng bia
rượu kéo dài làm suy giảm trí tuệ, không tập trung học tập [18]. Một nghiên
cứu khác của Đại học Bzazil, đã nhấn mạnh những ảnh hưởng bất lợi tiềm
tàng của việc tiêu thụ rượu bia và mối quan hệ của nó với việc lái xe khi say
rượu. Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 7037 sinh viên, cho thấy số
lượng sinh viên sử dụng phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia rất cao,
Và gây tai nạn giao thông cao gấp 4 lần so với các sinh viên sử dụng phương
tiện giao thông sau khi sử dụng ma túy [5].
Trong một nghiên cứu mới nhất của Điều tra Quốc gia yếu tố nguy cơ
bệnh không lây nhiễm vào năm 2015, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới
và 11% nữ giới hiện tại đang sử dụng rượu bia (tức là uống trong vòng 30


6

ngày qua). Có 44,2% số nam giới và 1,2% nữ giới uống ở mức nguy hại (trong

30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 6 đơn bị cồn trở lên); 45% số người sử
dụng rượu bia điều khiển các phương tiện cơ giới sau khi uống...[8]. Tại Việt
Nam, tai nạn giao thông đường bộ trung bình mỗi năm làm hơn 9.000 người
chết và gần 30.000 người bị thương. Riêng ở Đà Nẵng trung bình mỗi năm
xảy ra 270 vụ, làm chết 120 người và làm bị thương 195 người. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, trong đó say rượu bia và
điều khiển phương tiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong. Rượu, bia là các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử
dụng và có nguy cơ gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Sử dụng rượu, bia
không đúng cách, thường xuyên còn có nguy cơ lạm dụng rượu, bia gây nên
các vấn đề nghiêm trọng với sức khoẻ như bệnh tật, tử vong và các vấn đề
kinh tế - xã hội khác [1].
Thanh thiếu niên, trong đó có sinh viên là lực lượng xã hội to lớn, là
nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ
tương lai của đất nước. Tuy nhiên với mức độ sử dụng của thanh thiếu niên
ngày càng cao, nếu họ không nhận thức được tác hại của bia, ruợu nói riêng và
các chất kích thích nói chung thì hành vi lạm dụng rượu bia sẽ có ảnh huởng
tiêu cực đến bản thân và cộng đồng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về thực
trạng sử dụng rượu bia của sinh viên nam các trường đại học trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. Với mong muốn đưa ra được
cái nhìn chung nhất về tỷ lệ sử dụng rượu, bia và tìm hiểu các yếu tố liên quan
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu, bia ở nam sinh viên trường các trường
đại học tại Đà Nẵng, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan của sinh viên nam ở các trường
đại học tại thành phố Đà Nẵng” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại
học tai thành phố Đà Nẵng.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia của sinh viên
nam ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.



7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về rượu bia
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia là các loại đồ uống có chứa cồn,
được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và đường có trong nhiều
loại hoa quả,ngũ cốc [10].
1.1.2. Phân loại rượu bia
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu bia. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới thường phân loại theo nồng độ cồn và chia thành 03 loại [10]:
- Bia: thường có độ cồn 5%
- Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%
- Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40%
1.1.3. Đơn vị rượu/ cốc/ chén chuẩn
“Đơn vị rượu” là một đơn vị đo dùng để quy đổi các loại rượu bia với
nồng độ khác nhau. Theo TCYTTG, một đơn vị rượu/ cốc/ chén chuẩn tương
dương với 10 grams Etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống là khoảng
2/3 chai bia 500ml hoặc 01 lon bia 330ml 5%, 1 cốc bia hơi 330ml, 1 ly nhỏ
100ml ruợu vang 13,5%, 1 chén 30ml rượu mạnh 40%-43% [10].
1.1.4. Sử dụng rượu bia
Mức độ
Số gam cồn
uống
uống/ ngày
rượu bia
Uống ít
0,1-9,9g (nghĩa là

ít hơn 1 đơn vị
rượu)
Uống vừa 10-29,9 (1-3 đơn
phải
vị rượu)
Uống
nhiều

Rượu
Rượu vang Bia 4 – 5 độ
mạnh 40 độ
12 độ cồn
cồn
cồn
<1 ly 25ml
<1 ly 88ml
<1 ly 220ml
1-3 ly 25ml
(25-75ml)

1-3 ly 88ml
(88-260ml)

>30g (nhiều hơn >3 ly 25ml
3 đơn vị rượu)
(> 75ml)

>3 ly 88ml
(> 260ml)


1.1.5. Lạm dụng rượu bia

1-3 ly 220ml
(2/3-2
lon/
chai
bia
330ml)
>3 ly 220ml
(>2 lon/ chai
bia 330ml)


8

Lạm dụng rượu bia là tình trạng sử dụng đồ uống có cồn vượt quá lượng
khuyến cáo. Cụ thể là: Uống nhiều là uống hơn 14 ly mỗi tuần hoặc mỗi lần
uống 4 ly trở lên, uống quá nhiều là uống trên 5 hay 6 ly mỗi ngày.
Trong đó, một ly khoảng bằng một lon bia 330 ml, 1 ly rượu vang 12 ml
hoặc 44 ml rượu mạnh trên 40° [12].
1.1.6. Sinh viên
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở
đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho
công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt
được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy,
tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học [12].
1.2. Các nghiên cứu trên Thế giới
Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia khá cao
chiếm 59,8% và hậu quả ước tính mỗi năm, sinh viên trong độ tuổi 18-24 có
1.825 sinh viên tử vong do bị chấn thương khi sử dụng phương tiện giao thông

trong lúc say rượu. Có 696.000 sinh viên trong độ tuổi 18-24 bị giết chết do bị
tấn công bởi những người say rượu bia, có đến 48% xơ gan do sử dụng bia
rượu, 20% sinh viên có kết quả học tập yếu kém do sử dụng bia rượu kéo dài
làm suy giảm trí tuệ, không tập trung học tập [10].
Theo một nghiên cứu tại Thái Lan trên 81.151 sinh viên trên toàn quốc
gia, . Những người tham gia được phân loại là không bao giờ say rượu với n =
22.527, như những người uống thỉnh thoảng uống nhiều lần nhưng nặng nề là
4 ly / lần - thỉnh thoảng uống rượu nặng, n = 24.152 hoặc uống không nhiều và
ít hơn là <4 ly / lần - thỉnh thoảng uống rượu nhẹ, n = 26.861. Những người
uống rượu thường xuyên được chia thành những người uống nhiều rượu là 4 ly
mỗi lần - những người uống rượu thường xuyên, n = 3.675 hoặc những người
uống ít hơn là <4 ly / lần uống rượu nhẹ, n = 490. Kết quả cho thấy, hầu hết
sinh viên nữ không bao giờ uống rượu với 40% ở nữ giới hoặc thỉnh thoảng
uống rượu nhẹ là 39%, ngược lại với nam giới là 11% và 22% sử dụng rượu


9

bia ở mức cao, và gây nên nhiều bệnh ở sinh viên nam như cholesterol cao,
cao huyết áp, đặc biệt là bệnh viêm gan. Và nguy cơ một số bệnh ngoài da
cũng đang tăng lên do mức sử dụng rượu bia ở nam sinh viên ngày càng tăng
[11].
Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho thấy rằng mức độ sử dụng
rượu bia là một yếu tố nguy cơ gây tai nạn xe cơ giới ở người trẻ tuổi. Các tai
nạn liên quan đến việc sử dụng rượu bia thường có mức độ nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu đã khảo sát trên 478 sinh viên của đại học Tây Ban Nha từ 17-26
tuổi. Kết quả cho thấy rượu là chất gây nghiện nhiều nhất có liên quan đến lái
xe và đã bị tai nạn giao thông nhiều hơn với p<0,01, nghiên cứu khẳng định
rằng việc sử dụng rượu và lái xe dưới ảnh hưởng của rượu cồn rất phổ biến ở
những người trẻ tuổi người Tây Ban Nha [19].

1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Trong điều tra Quốc gia Việt Nam về sức khỏe Vị thành niên và thanh
niên lần thứ 3 năm 2015 cho thấy tỷ lệ thanh niên từng say rượu bia trong độ
tuổi từ 16-19 tuổi là 41,7%, độ tuổi từ 20-24 tuổi là 58,1% [15].
Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Hải Phòng tìm hiểu về kiến thức,
thái độ và hành vi uống rượu, bia của 388 sinh viên chuyên ngành bác sĩ đa
khoa hệ dài hạn năm 2015. Kết quả cho thấy 72,2% sinh viên được giáo dục
về rượu bia, tỷ lệ sinh viên không biết về bản chất của rượu, cho rằng rượu là
chất bổ, không gây hại tương đối thấp. Tỷ lệ sinh viên lạm dụng rượu là 18,4%
và lạm dụng bia là 9,5%. 62,4% nam sinh viên đã từng say rượu bia, với nữ là
36,4%. Tỷ lệ sinh viên cho rằng uống rượu bia, say rượu bia là điều bình
thường và tỷ lệ đã uống rượu bia, say rượu bia là tương đối cao với 79,6% và
61% [9].
Theo nghiên cứu của Trường Đại hoc Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
với đề tài “ Mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ
tuổi tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, nghiên cứu được khảo sát trên 470 khách
thể nam, trong đó có 291 SV chiếm 61,9% và 179 người đi làm chiếm


10

38,1%. Các khách thể khảo sát là sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ 03
trường: Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia TP HCM, Đại học Mở TP HCM; và những người lao động
tại các công ty, cơ quan ở TP HCM bằng cách khảo sát qua mạng internet
và đưa ra các tình huống giả định . Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ sử dụng
rượu bia ở sinh viên chiến đạt tỉ lệ cao nhất với 37,9% [2].
Theo Thống kê của Cục Y tế Dự phòng năm 2015, tỷ lệ thanh thiếu niên
Việt Nam sử dụng đồ uống có cồn tiếp tục tăng cao. Khoảng 79,9% nam và
36,5% nữ thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-25 có sử dụng đồ uống có cồn năm

2008, tăng 10% với nam và 8% với nữ sau 5 năm. Trong đó, 60,5% nam và
22% nữ đã từng uống say. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nhóm 14-17 tuổi tăng từ
34,9% lên 47,5% và ở nhóm tuổi 18-21 tăng từ 55,9% lên 67% [16].
1.4. Các yếu tố liên quan
1.4.1. Gánh nặng bệnh tật.
Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của
các bệnh không lây nhiễm. Năm 2012 cả nước ghi nhận 520.000 trường hợp tử
vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm
chiếm tới 73%. Tử vong do bệnh tim mạch đứng hàng đầu với 33%, tiếp theo
là ung thư 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 7% và đái tháo đường là 3%.
Rượu bia là một trong bốn yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh không lây nhiễm
nói trên [5].
Năm 2008, các rối loạn do lạm dụng rượu

bia nằm trong 10 nguyên nhân

hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong ở nam giới, chiếm 5% tổng
DALY. Năm 2012, với 8,3% số trường hợp tử vong cả nước có liên quan đến
việc sử dụng rượu bia. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu, rượu bia
là yếu tố nguy cơ xếp thứ năm trong 15 nguy cơ sức khỏe hàng đầu tại Việt
Nam, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương, tai nạn giao thông, rối loạn
tâm thần và hành vi, xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư, một số bệnh truyền


11

nhiễm [16].
Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, rượu bia còn là căn nguyên của
nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo lực, mất trật tự an toàn xã
hội, tội phạm, phân hóa xã hội [17].

1.4.2. Bạo lực, tội phạm
Bạo lực do rượu bia chiếm 47,0% số vụ bạo lực ở Anh và 63,0% ở
Scotland, 33,0% và 51,0% số vụ bạo lực gia đình ở Ấn Độ và Nigeria [20]
Với 19,0% các vụ tội phạm và 11,0% các hành vi chống đối xã hội ở Bắc
Ireland có liên quan đến sử dụng rượu bia [21].
1.4.3. Tai nạn giao thông
Rượu bia là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao
thông ở nam giới độ tuổi 15-49 tại Việt Nam.
Theo báo cáo của WHO (2014), tai nạn giao thông liên quan đến rượu
bia ở nước này ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới [20].
Nghiên cứu của WHO trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhập
viện cho thấy nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (> 50 mg/dl) ở
người đi xe máy là 36%, ở người lái xe ô tô (> 0 mg/dl) là 66,8% [13].
1.4.4.Mối liên quan giữa tần suất sử dụng rượu,bia với việc hiện đang đi
làm thêm có thu nhập riêng:
Việc đi làm có thu nhập không chỉ là yếu tố tạo điều kiện cho thanh thiếu
niên có thể dễ dàng tiếp cận với rượu, bia mà còn làm tăng khả năng duy trì
hành vi sử dụng rượu, bia ở nhóm thanh thiếu niên. Theo kết quả nghiên cứu,
với tần suất tiếp cận rượu, bia từ 1-2 ngày thì không cho thấy có sự khác biệt
giữa nhóm thanh thiếu niên hiện đang đi làm và nhóm thanh thiếu niên hiện
không đi làm. Nhưng, khi xét ở mức từ 3-5 ngày và từ 6 ngày trở lên thì có sự
khác biệt rõ rệt, với mức sử dụng rượu, bia từ 3-5 ngày thì tỷ lệ những thanh
thiếu niên hiện đang đi làm cao hơn 4,3% so với những thanh thiếu niên hiện
không đi làm. Và tỷ lệ thanh thiếu niên với đặc trưng hiện đang đi làm có thu
nhập, sử dụng rượu, bia từ 6 ngày trở lên trong tháng cao gấp 02 lần so với


12

nhóm thanh thiếu niên hiện không đi làm. Nhóm thanh thiếu niên hiện đang đi

làm có thu nhập phải giao lưu bạn bè và do có nhiều mối quan hệ hơn nên tần
suất sử dụng rượu, bia cao hơn nhóm hiện không đi làm [14].
1.4.5. Ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội đến thói quen sử dụng
rượu bia:
Theo kết quả thống kê, có 63,3% sinh viên với 18,6% rất đồng ý +
44,7% đồng ý, khẳng định rằng mục đích sử dụng rượu bia của họ là để tạo
tiền đề thuận lợi cho các mối quan hệ giao tiếp. Có thể nói mục đích sử dụng
rượu, bia này của sinh viên bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thói quen của xã hội
ngày nay, khi mà các hợp đồng làm ăn, các mối quan hệ giao dịch hầu như đều
diễn ra bên bàn nhậu, đòi hỏi người ta phải biết và sử dụng rượu bia thường
xuyên. 33,1% sinh viên với 7,5% rất đồng ý + 25,6% đồng ý cho biết họ sử
dụng rượu bia như một phương pháp giảm căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực
trong cuộc sống của mình. Chúng ta biết rằng, rượu bia có chứa cồn là một
chất hóa học tác động trực tiếp lên hệ thần kinh gây ức chế và làm chậm quá
trình truyền tải thông tin từ não bộ đến cơ thể khiến cho người uống có cảm
giác sảng khoái hưng phấn ban đầu nên không chỉ sinh viên mà nhiều người
thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, giới tính và công việc đã tìm đến rượu bia
như một cách để trốn tránh vấn đề thực tại [14].
1.4.6. Môi trường học tập ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của
nam sinh viên:
Đối với thanh thiếu niên thì môi trường học tập trong nhà trường vừa là
yếu tố bảo vệ nhưng đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ. Kết quả cho thấy trong
6.363 thanh thiếu niên được hỏi có 111 trường hợp cho rằng trường học của họ
là môi trường không tích cực thì có 58,6% đã từng sử dụng rượu bia, với 903
trường hợp cho rằng môi trường học tập của họ là bình thường không tích cực
mà cũng không tiêu cực, có 56,2% đã từng sử dụng rượu, bia. Đối với 5.322
trường hợp còn lại cho rằng trường học của họ là môi trường tích cực thì có
47,5% thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu bia. Mối tương quan giữa việc



13

đã từng sử dụng rượu, bia với lực học và bị ghi học bạ vì hành vi ứng xử kém
trong suốt quá trình học tập Nhóm thanh thiếu niên có học lực giỏi, có 35,8%
đã từng sử dụng rượu, bia, nhóm nam thanh thiếu niên có học lực khá thì tỷ lệ
thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia 45,5% và nhóm thanh thiếu niên có
học lực trung bình thì tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia là 57,1% [3].
1.4.7. Việc sử dụng rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh
viên:
Lạm dụng rượu, bia làm cho người sử dụng bị biến đổi về nhân cách và
trí tuệ. Những người lạm dụng rượu, bia lâu ngày thường có ngôn ngữ giao
tiếp cộc lốc, đa ngôn, thậm chí ngoa ngôn, lãnh đạm với người thân… Trong
báo cáo đánh giá 69 chương trình mục tiêu của Bộ Y tế cho thấy, năm 20022003 điều tra trên 67.380 người có 14,9% có biểu hiện tâm thần, trong đó
5,3% do rượu, 0,3% do ma túy. Trong năm 2004, trong tổng số 2.248 bệnh
nhân của bệnh viện Tâm thần trung ương thì có tới 7,03% bệnh nhân tâm thần
do rượu. Và theo một nghiên cứu của Phạm Quang Lịch, rối loạn trí nhớ ở
bệnh nhân nghiện rượu mãn tính là 71,6%. Qua điều tra hộ gia đình cũng có
khoảng 11% số người lạm dụng rượu, bia từng bị đau đầu, thay đổi trạng thái
thần kinh, rối loạn hành vi một lần. Số người bị hai lần chiếm tỷ lệ 3,9% và bị
ba lần chiếm 2,7%. Như vậy rượu là nguyên nhân đứng hàng đầu gây ra bệnh
tâm thần [19].


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên theo học hệ đại học chính quy ở các trường đại học tại thành

phố Đà Nẵng.
- Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Nam sinh viên đang theo học các ngành đại học chính quy ở các
trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.
+ Có khả năng trả lời phỏng vấn và có mặt tại thời điểm nghiên cứu.
+ Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Sinh viên đang học liên thông ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng
+ Sinh viên không thể tiếp xúc phỏng vấn.
+ Sinh viên từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2017- tháng 9/2017.
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức sau cho tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả
nhằm ước tính một tỷ lệ trong quẩn thể.


15

n = Z(21- a /2)

p ( 1- p)
d2

Trong đó:


n: là cỡ mẫu tối thiểu cho phép.
: là chỉ số giới hạn của khoảng tin cậy 95%, α = 0,05 nên z = 1,96;
p: là tỷ lệ quần thể sinh viên nam có trong nghiên cứu, ước tính p = 0,5;
c: mức sai lệch mong muốn cho phép sự khác biệt tỷ lệ p trên mẫu so
với p quần thể (d < 0,01; d ≤ 0,05), chọn d = 0,05;
Thay vào các trị số ta có: n = 384
Để giảm sai số chọn mẫu, nhân với hệ số thiết kế C= 1,5 và cỡ mẫu cần
nghiên cứu là n = 576 sinh viên nam. Thực tế, đã tiến hành khảo sát trên 768
sinh viên nam.
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1
- Bốc thăm ngẫu nhiên, 03 trường Đại học trong tổng 09 trường đại học
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thu được kết quả là: Đại học Kỹ thuật Y –
Dược Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân.
- Các trường được lựa chọn có đặc điểm chung là các trường đại học trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Giai đoạn 2
- Lập danh sách các sinh viên nam tại ba trường đại học Đại học Kỹ
thuật Y – Dược Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học
Duy Tân.
- Chọn ngẫu nhiên 256 sinh viên tại mỗi trường. Lập danh sách tất cả các
sinh viên nam tại các trường và chọn ngẫu nhiên đến khi đủ số lượng cỡ mẫu
nghiên cứu.


16

2.5. Biến số nghiên cứu
ST

T

Biến số

A1

Họ và tên

A2

Năm sinh

A3

Dân tộc

A4

Tôn giáo

A5

Trường

A6

Ngành học

A7
A8


Sinh viên
năm
Kết
quả
học tập

A9

Khu vực

A10

Nơi ở hiện
tại

A11 Học vấn bố
A12

Nghề
nghiệp bố

A13

Học
mẹ

A14

Nghề

nghiệp mẹ

vấn

Định nghĩa biến số

Phân loại

Phần A: Thông Tin Chung
Định tính
Họ và tên của đối tượng
(Định
phỏng vấn
danh)
Phỏng vấn dựa theo Định lượng
CMND
(Liên tục)
Định tính
Dân tộc của đối tượng
(Định
phỏng vấn
danh)
Định tính
Tôn giáo của đối tượng
(Định
phỏng vấn
danh)
Định tính
Trường học của đối
(Định

tượng đang theo học
danh)
Định tính
Ngành học của đối
(Định
tượng phỏng vấn
danh)
Đối tượng phỏng vấn Định tính
(Thứ bậc)
đang học năm mấy
Kết quả học tập của đối Định lượng
(Liên tục)
tượng phỏng vấn
Khu vực sống của đối Định tính
(Thứ bậc)
tượng phỏng vấn
Định tính
Nơi ở hiện tại của đối (Định
tượng phỏng vấn
danh)
Trình độ học vấn của bố Định tính
của đối tượng phỏng vấn (Thứ bậc)
Định tính
Nghề nghiệp của bố của (Định
đối tượng phỏng vấn
danh)
Trình độ học vấn của bố Định tính
(Thứ bậc)
đối tượng phỏng vấn
Định tính

Nghề nghiệp của mẹ đối
(Định
tượng phỏng vấn
danh)

Phương pháp
thu thập
thông tin
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn


17

Bố
uống
rượu/ bia
Mức

độ
A16 uống rượu/
bia của bố
Mẹ uống
A17
rượu/ bia
Mức
độ
A18 uống rượu/
bia của mẹ
A15

Bố uống rượu/ bia của
đối tượng phỏng vấn
Mức độ uống rượu/ bia
của bố đối tượng phỏng
vấn
Mẹ uống rượu/ bia của
đối tượng phỏng vấn
Mức độ uống rượu/ bia
của mẹ đối tượng phỏng
vấn
Người yêu của đối
tượng phỏng vấn
Kinh phí được chu cấp
của đối tượng phỏng vấn
Việc làm thêm của đối
tượng phỏng vấn

Định tính

(Nhị phân)

Phỏng vấn

Định tính
(Thứ bậc)

Phỏng vấn

Định tính
(Nhị phân)

Phỏng vấn

Định tính
(Thứ bậc)

Phỏng vấn

Định tính
(Nhị phân)
Định lượng
A20 Chu cấp
(Rời rạc)
Định tính
A21 Làm thêm
(Nhị phân)
Định lượng
Công việc Công việc làm them của
A22

(Định
làm thêm
đối tượng phỏng vấn
danh)
Phần B: Thực Trạng Sử Dụng Rượu Bia
Việc sử dụng rượu bia Định tính
Sử
dụng
B1
liên tục của đối tượng (Định
rượu/ bia
phỏng vấn
danh)
Lý do sử
Định tính
Lý do sử dụng rượu/ bia
B2 dụng rượu/
(Định
của đối tượng phỏng vấn
bia
danh)
Tuổi
bắt
Tuổi bắt đầu uống rượu/ Định lượng
B3 đầu uống
bia
(Rời rạc )
rượu/ bia
Số lần sử
Số lần sử dụng rượu bia Định lượng

B4 dụng rượu/
của đối tượng phỏng vấn (Liên tục)
bia
Rượu/ bia
Số rượu/ bia uống được Định lượng
B5 được
sử
của đối tượng phỏng vấn (Rời rạc)
dụng
Tần suất sử dụng rượu/
Định tính
B6 Tần suất
bia của đối tượng phỏng
(Thứ bậc)
vấn
Thái độ về Thái độ việc uống rượu/
Định tính
B7 việc uống bia của đối tượng phỏng
(Thứ bậc)
rượu/ bia
vấn
Câu
hỏi Tình huống mà đối Định tính
tình huống tượng phỏng vấn có thể (Định
A19 Người yêu

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn


Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn


18

C1

Tác hại

C2

Biểu hiện

C3
C4
C5

gặp
danh)
Phần C: Các Yếu Tố Liên Quan
Định tính
Tác hại của rượu/ bia

(Thứ bậc)
Biểu hiện sau khi dung Định tính
rượu/ bia của đối tượng (Định
phỏng vấn
danh)

Điều khiển
Điều khiển phương tiện
phương
giao thông của đối
tiện
giao
tượng phỏng vấn
thông
Gây tai nạn sau khi dùng
Gây TNGT
rượu/ bia
Tiếp tục sử Tiếp tục sử dụng rượu/
dụng rượu/ bia của đối tượng phỏng
bia
vấn

Định tính
(Thứ bậc)
Định tính
(Nhị phân)
Định tính
(Định
danh)


Phỏng vấn
Phỏng vấn

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn

2.6. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn, kết hợp với 04 câu hỏi tình
huống là công cụ tự đánh giá biểu hiện hành vi nghiện rượu bia của sinh viên
các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh [2]. Công cụ đã được thử
nghiệm trước khi điều tra chính thức.
Đối với phiếu điều tra thì các câu hỏi với các lựa chọn cho câu trả lời
sẵn. Đồng thời cũng có một số câu hỏi giúp các bạn sinh viên tự nói lên câu trả
lời của mình, hay gọi là câu hỏi mở.
Quy trình thu thập thông tin: nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ phát 768
phiếu điều tra cho nam sinh viên trong các trường theo phương pháp chọn mẫu
đã nêu ở trên. Nhóm nghiên cứu thực hiện phát trong giờ ra chơi giữa giờ sau
đó thu lại.
Bộ câu hỏi được thiết kế riêng thuận tiện cho việc nhập và xử lý số liệu,
tất cả thông tin đều rõ ràng, bộ câu hỏi dễ sử dụng và bố trí hợp lý.Tiếp đó
nhóm nghiên cứu lập bảng câu trả lời cho từng câu hỏi, tính phần trăm mỗi
phương án trả lời cho mỗi câu hỏi, cuối cùng là đưa ra nhận xét và bàn luận.
2.7. Phân tích số liệu


19

Các phiếu phỏng vấn đã được điền thông tin sẽ được kiểm tra tính hợp lệ
và được chỉnh sửa, bổ sung những thông tin thiếu, sai ngay tại các trường

được điều tra. Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập số liệu và phần mềm
SPSS 18.0 để phân tích số liệu.
Dựa vào bộ công cụ phân loại mức độ sử dụng rượu bia năm 2013 theo
AUDIT để đánh giá mức độ lạm dụng rượu bia và nghiện rượu bia ở sinh viên
[4].
Thống kê mô tả trong nghiên cứu bao gồm tần số và tỷ lệ phần trăm.
Kiểm định Chi bình phương để xác định các yếu tố liên quan đến hành vi sử
dụng rượu bia với ngưỡng ý nghĩa thống kê là p<0,05.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
Để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, tất cả người tham gia nghiên
cứu đều được thông báo, giải thích mục đích, nội dung của nghiên cứu và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Mọi thông tin được mã hóa, nhập vào phần mềm máy tính và được giữ bí
mật hoàn toàn.


20

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 768 sinh viên nam ở 03 trường Đại học tại Thành phố
Đà Nẵng chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng
Bảng 3.1: Đặc điểm thông tin chung của sinh viên nam (n=768)
Đặc điểm
Trường học

Năm học

Kết quả học tập


Nơi ở hiện tại

Bố uống rượu/bia
Mẹ uống rượu/bia
Có người yêu

ĐH Bách khoa Đà
Nẵng
ĐH Duy Tân
ĐH Kỹ thuật Y-Dược
Đà Nẵng
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Xuất sắc
Giỏi
Khá
Trung bình
Khác
Nhà bố mẹ
Nhà trọ
Ký túc xá
Khác

Không

Không


Không

Tần suất (n)
278

Tỷ lệ
(%)
36,2

278
212

36,2
27,6

132
192
192
192
60
68
160
411
118
11
207
449
92
20

474
294
50
718
237
531

17,2
25
25
25
7,8
8,9
20,8
53,5
15,4
1,4
27,0
58,5
12,0
2,6
61,7
38,3
6,5
93,5
30,9
69,1


21


Chu cấp hàng tháng

Làm thêm

< 1.000.000
1.000.000-2.000.000
2.000.000-3.000.000
3.000.000-4.000.000
4.000.000-5.000.000
≥ 5.000.000
Không chu cấp

Không
Tổng

178
346
186
24
23
3
8
279
489
768

23,2
45,1
24,2

3,1
3,0
0,4
1,0
36,3
63,7
100%

Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 36,2% là sinh viên nam trường đại học
Bách Khoa Đà Nẵng; 36,2% sinh viên nam trườn đại học Duy Tân và 27,6%
là sinh viên trường đại học Kỹ Thuật Y-Dược Đà Nẵng. Trong đó, tỷ lệ sinh
viên năm 01 chiếm 17,2%, năm 02 chiếm 25% tương đương với tỷ lệ năm 03
và 04, tỷ lệ sinh viên nam năm 05 là 7,8%. Mức học lực khá chiếm tỷ lệ cao
nhất với 53,5%, giỏi 20,8% và trung bình là 15,4%. Đa số các sinh viên nam
tham gia nghiên cứu có chỗ ở hiện tại là nhà trọ với tỷ lệ 58,5%.
Gia đình cũng có phần ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng rượu bia của
sinh viên nam như có đến 61,7% sinh viên cho rằng bố mình có sử dụng rượu
bia và ngược lại, chỉ 6,5% cho rằng mẹ mình có sử dụng rượu bia.
Mức thu nhập hàng tháng trung bình mỗi sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất
là khoảng từ một triệu đến hai triệu là 45,1%. Ngoài ra, có 63,7% sinh viên
nam đi làm thêm tại thời điểm nghiên cứu và 69,1% sinh viên nam hiện tại
chứ có người yêu.


22

3.2. Tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học
tại thành phố Đà Nẵng.


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mức độ sử dụng rượu bia (n=768)
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên nam có sử dụng rượu bia
thường chiếm 49,0% và tỷ lệ sinh viên không sử dụng rượu bia thường xuyên
chiếm 51,0%.
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa đặc điểm thông tin chung và mức độ sử
dụng rượu bia của nam sinh viên (n=768)
Đặc điểm
Phật giáo
Thiên chúa giáo
Tôn giáo

Không
Khác
Đại học Bách
Khoa Đà Nẵng

Trường

Đại Học Duy Tân
Đại học kỹ thuật Y
- Dược Đà Nẵng
Xuất sắc
Giỏi

Kết quả
học tập

Khá
Trung bình

Khác

Nơi ở
hiện tại

Nhà bố mẹ
Nhà trọ
Ký túc xá

Uống rượu/ bia

Không
Tổng
n
%
n
%
n
%
13, 10 13,
53 14,1 54
8
7
9
12 3,2 17 4,3 29 3,8
30
31 80, 62 80,
81,4
6
4

1
0
7
5
1,3
7
1,8 12 1,6
14
13 34, 27 36,
38,3
4
4
2
8
2
13
14 35, 27
36,
36,7
8
0
7 8
2
30, 21 27,
94
25 118
1
2
6
38 10,1 30 7,7 68 8,9

21, 16 20,
76 20,2 84
4
0
8
18
22 56, 411 53,
50
8
3
9
5
12, 118 15,
70 18,6 48
2
4
4
1,1
7
1,8 11 1,4
29, 20 27,
91 24,2 116
6
7
0
24
20 52, 44 58,
64,9
4
5

3
9
5
35 9,3 57 14, 92 12,
5
0

P

p>0,0
5

p<0,0
5

p>0,0
5

p<0,0
5


23

Trình độ
học vấn
của bố

Khác
Mù chữ, tiểu học


6
13

1,6
3,5

14
10

THCS

72

19,1

73

Trên THPT

117 31,1

Rất thường xuyên

32

8,5

13
7

17
2
10
10
6
13
6
14
0
14

Thường xuyên

91

24,2

85

Thỉnh thoảng

19
3

51,3

20
2

Hiếm khi


32

8,5

46

Không bao giờ
Khác
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng

27
1
5
1
20
14
2
20
7
1
13
2
24
4
15
1
22

5
37
6

7,2
0,3
1,3
0,3
5,3

39
6
0
3
21
13
1
23
7
0
10
5
28
7
12
8
26
4
39
2


THPT
Trên THPT
Mù chữ, tiểu học

Trình độ
học vấn
của mẹ

Tần suất
sử dụng
rượu/ bia
của bố

Tần suất
sử dụng
rượu/ bia
của mẹ

THCS
THPT

Hiếm khi
Không bao giờ
Khác

Người
yêu
Đi làm
thêm



Không

Không
Tổng

12
0
17
1
16
10
3
14
0

31,9
45,5
4,3
27,4
37,2

37,8
55,1
0,3
35,1
64,9
40,2
59,8

100

3,6
2,6
18,
6
34,
9
43,
9
2,6
27
34,
7
35,
7
3,6
21,
7
51,
5
11,
7
9,9
1,5
0
0,8
5,4
33,
4

60,
5
0
26,
8
73,
2
32,
7
67,
3
100

20
23
14
5
25
7
34
3
26
20
9
27
6
25
7
46
17

6
39
5
78
66
7
5
4
41
27
3
44
4
1
23
7
53
1
27
9
48
9
76
8

2,6
3,0
18,
9
33,

5
44,
7
3,4
27,
3
35,
9
33,
5
6,0
22,
9
51,
1
10,
2
8,6
0,9
0,7
0,5
5,3
35,
5
57,
8
0,1
30,
9
69,

1
36,
3
63,
7
100

p>0,0
5

p>0,0
5

p<0,0
5

p>0,0
5

p<0,0
5
p<0,0
5


24

Nhận xét:
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh
viên nam theo trường mà sinh viên đang học, nơi ở hiện tại, tần suất sử dụng

rượu/ bia của bố, có người yêu, số tiền chu cấp trung bình hàng tháng và đi
làm thêm với p<0,05.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thực trạng sử dụng rượu
bia của sinh viên nam theo kết quả học tập và tần suất sử dụng rượu/ bia của
mẹ với p>0,05.

Biểu đồ 3.2: Mối liên quan giữa năm học của sinh viên với mức độ sử
dụng rượu bia (n=768)
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên nam năm 1 có sử
dụng rượu/ bia là thấp nhất (32,6%). Sinh viên nam năm 3 có tỷ lệ sử dụng
rượu/ bia cao nhất (65,1%).
Biểu đồ 3.3: Lý do sử dụng rượu bia của sinh viên nam (n=768)
Nhận xét: Lý do sử dụng rượu bia ở nhóm tạo điều kiện cho việc giao
tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (57,7%) và có sử dụng rượu bia ở nhóm sinh viên
nam thèm cảm giác khi uống rượu bia là thấp nhất với 5,9%.
Bảng 3.3: Xu hướng sử dụng rượu/ bia (n=768)
Xu hướng sử dụng (lon-ly/lần)
Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Không uống
85
11,1
Sử dụng rượu/ bia bình thường
377
49,1
Có xu hướng lạm dụng
306
39,8
Tổng
768
100

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên nam có xu hướng sử dụng rượu bia bình
thường là 49,1% và có đến 39,8% sinh viên đang có xu hướng lạm dụng rượu/
bia trong 03 tháng qua.
Bảng 3.4: Tần suất sử dụng rượu/ bia (n=768)
Tần suất sử dụng
Không bao giờ
Hiếm khi

Tần suất (n)

Tỷ lệ (%)

63
215

8,2
28,0


25

Thỉnh thoảng
389
50,7
Thường xuyên
79
10,3
Rất thường xuyên
14
1,8

Khác
8
1,0
Tổng
768
100
Nhận xét: Trong 03 tháng qua, tỷ lệ sinh viên nam sử dụng rượu bia ở
mức độ thinh thoảng chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,7%.
Biểu hiện hành vi nghiện rượu bia của sinh viên nam qua một số
tình huống giả định
Tình huống 1: “Bạn đang ngồi học nhưng bạn thèm rượu bia, bạn
mang rượu bia ra uống thì ngay lập tức bạn bị người khác nhắc nhở, thì bạn
làm như thế nào?”
Bảng 3.5: Biểu hiện hành vi nghiện rượu bia thông qua tình huống giả
định 1 (n=768)
Xử lý tình huống
Cất đi và không uống nữa
Cố gắng uống 1 ly rồi cất ngay
Vào một góc nào đó uống, bắt đầu
tiếp tục công việc
Bỏ buổi học để đi uống rượu/ bia
Khác
Tổng

Tần suất (n)

Tỷ lệ (%)

603
51


78,5
6,6

15

2,0

27
72
768

3,5
9,4
100

Nhận xét: Tần số lựa chọn của đối tượng giảm dần theo mức độ tiêu cực
của phương án trả lời. Phương án lựa chọn cao nhất là “Cất đi và không uống
nữa” với tần suất là 603 đối tượng chiếm tới 78,5%. Và có 9,4% đối tượng có
phương án xử lý tình huống 1 với nhiều cách khác.
Tình huống 2: “Bạn đang chuẩn bị xem lại bài thuyết trình cho ngày
mai, bỗng dưng bạn bè đến rủ rê uống rượu bia, bạn sẽ xử lý như thế nào?”


×