Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hình thành và củng cố quy trình dạy học giải một số dạng toán điển hình ở các lớp cuối bậc Tiểu học theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.39 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường,
khoa sư phạm Tiểu học – Mầm non và toàn thể quý thầy cô giáo trường Đại học
Quảng Bình, đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học tập và
rèn luyện tại trường, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
Ths.GVC. Nguyễn Kế Tam, người đã quan tâm giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn
tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất song do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy, cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, thầy cô đã luôn
luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi cả về vật chất và tinh thần.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ và
động viên quý báu đó. Tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo sức khỏe và công tác
tốt.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phan Thị Hoài Lan

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa được
công bố trong các công trình khác. Những tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ
ràng.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018


Sinh viên

Phan Thị Hoài Lan

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
BẢNG VIẾT TẮT .............................................................................................. vi
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 3
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
5.1. Khách thể nghiên cứu..................................................................................... 3
5.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.................................................................... 3
7.2. Phương pháp điều tra ..................................................................................... 4
7.3. Phương pháp quan sát .................................................................................... 4
7.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 4
7.5. Phương pháp thống kê-phân loại-so sánh ...................................................... 4
8. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 4
8.1. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 4
8.2. Các vấn đề đưa ra bảo vệ ............................................................................... 5
9. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5

B. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................... 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 6
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cuối bậc Tiểu học liên quan đến việc
dạy học giải toán ................................................................................................... 6
1.1.2. Cơ sở Triết học duy vật biện chứng trong hoạt động nhận thức Toán học 6
1.1.2.1. Quy luật chung của hoạt động nhận thức ................................................. 6
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động nhận thức Toán học ở trường phổ thông .............. 7
iii


1.1.3. Cơ sở khoa học sư phạm về dạy học theo quy trình ................................... 8
1.1.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng quy trình dạy học theo xu hướng tích cực
hóa hoạt động nhận thức ....................................................................................... 8
1.1.3.2. Quy trình dạy học theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức ...... 8
1.1.4. Phương pháp tích cực trong dạy học ........................................................... 9
1.1.4.1. Khái niệm về phương pháp tích cực trong dạy học ................................. 9
1.1.4.2. Một số nguyên tắc dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học
sinh ........................................................................................................................ 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 10
1.2.1.Tình hình thực tế việc dạy học giải toán hiện nay ở trường Tiểu học ....... 10
1.2.1.1. Về phía giáo viên ................................................................................... 10
1.2.1.2. Về phía học sinh ..................................................................................... 10
1.2.2. Những định hướng đổi mới phương pháp theo xu hướng tích cực........... 11
1.2.3. Vị trí, mục đích, yêu cầu của việc dạy học giải toán ở bậc Tiểu học ....... 12
1.2.4. Một số dạng toán điển hình trong sách giáo khoa Toán lớp 4-5............... 12
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ QUY
TRÌNH DẠY HỌC GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐIỂN HÌNH Ở CÁC
LỚP CUỐI BẬC TIỂU HỌC THEO XU HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC .......................................................................... 14

2.1. Giai đoạn dạy học chuẩn bị cho việc xây dựng quy trình dạy học giải các
dạng toán điển hình ............................................................................................. 14
2.1.1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................. 14
2.1.2. Giai đoạn dạy học chuẩn bị cho việc xây dựng quy trình dạy học giải các
dạng toán điển hình ............................................................................................. 14
2.2. Hình thành quy trình dạy học giải một số dạng toán điển hình ở các lớp cuối
bậc Tiểu học theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức ......................... 14
2.2.1. Quy trình dạy học và vai trò của chúng trong quá trình dạy học .............. 14
2.2.2. Các quan điểm chỉ đạo .............................................................................. 15
2.2.3. Các nguyên tắc định hướng việc hình thành quy trình dạy học giải một số
dạng toán điển hình theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức .............. 15

iv


2.2.4. Hình thành quy trình dạy học giải một số dạng toán điển hình ở các lớp
cuối bậc Tiểu học theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức.................. 15
2.3. Hình thức tổ chức dạy học giải bài tập của một số dạng toán điển hình để
củng cố quy trình dạy học. .................................................................................. 19
2.3.1. Ý nghĩa của việc luyện tập giải toán ......................................................... 19
2.3.2. Hình thức tổ chức dạy học giải bài tập của một số dạng toán điển hình để
củng cố quy trình dạy học ................................................................................... 19
2.3.3. Các bước cần tiến hành khi giải một số dạng toán điển hình ................... 20
2.3.4. Luyện tập giải toán về tìm số trung bình cộng.......................................... 21
2.3.5. Luyện tập giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ...... 25
2.3.6. Luyện tập giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ...... 30
2.3.7.Luyện tập giải toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ....... 35
2.3.8.Luyện tập giải toán về tương quan tỉ lệ...................................................... 38
2.3.9. Luyện tập giải toán chuyển động thẳng đều ............................................. 42
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................. 49

3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ................................................................... 49
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................... 49
3.3. Kế hoạch thực nghiệm.................................................................................. 49
3.3.1. Tiến trình thực nghiệm .............................................................................. 49
3.3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 49
3.4. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 50
3.5. Thời gian thực nghiệm ................................................................................. 50
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................................... 50
3.6.1. Về nội dung ............................................................................................... 50
3.6.2. Về phương pháp ........................................................................................ 50
3.6.3.Kết quả kiểm tra ......................................................................................... 50
3.6.4. Kết luận thực nghiệm ................................................................................ 51
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 52
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63

v


BẢNG VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

HDH

Hướng dẫn học

PPDH

Phương pháp dạy học

vi


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu hướng phát triển của thời đại, giáo dục ngày càng được quan
tâm và phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua, bậc Tiểu học đã không
ngừng thực hiện những thay đổi trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu
của đất nước cũng như hội nhập vào sự phát triển toàn cầu. Trong đó, Toán,
Tiếng Việt và Anh văn là những môn học được đầu tư đáng kể. Toán học là môn
học chủ yếu hỗ trợ phát triển tư duy logic và môn Toán ở Tiểu học góp phần rất
quan trọng trong rèn luyện phương pháp nghĩ, phương pháp suy luận, phương
pháp giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo; góp phần vào việc hình
thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.
Trong môn Toán, việc giải thành thạo các bài toán điển hình ở các lớp cuối
bậc Tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó giúp học sinh nắm vững các kiến thức
số học, các đại lượng cơ bản, các yếu tố đại số, yếu tố hình học và rèn luyện kĩ
năng thực hành giải toán, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào việc giải
quyết những vấn đề thực tiễn gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, học
sinh biết làm việc có kế hoạch, có căn cứ, phát triển được tư duy tích cực, độc

lập, sáng tạo. Muốn vậy, việc giáo viên nắm vững được quy trình dạy học giải
toán là điều rất cần thiết để giúp học sinh thực hiện hoạt động giải toán có hiệu
quả.
Qua thực tế sư phạm cho thấy, việc dạy học giải toán điển hình ở các lớp
cuối bậc Tiểu học còn rập khuôn, máy móc, chưa tuân thủ theo một quy trình
khoa học, chưa huy động đúng kiến thức và khả năng tham gia hoạt động của
học sinh. Dẫn đến việc học sinh nắm cách giải toán một cách mơ hồ, máy móc
theo kiểu bắt chước, rập khuôn , chưa nhận thức rõ ràng dạng toán và chưa phân
biệt rõ ràng giữa dạng toán này với dạng toán khác, khi giải toán phạm phải rất
nhiều sai lầm không đáng có.
Trong tình hình mới, công nghệ thông tin phát triển đòi hỏi học sinh nhanh
chóng tiếp cận cái mới, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo để chiếm
lĩnh tri thức. Vì vậy, việc nắm vững các thuật toán lại đặc biệt quan trọng để
1


giúp học sinh làm việc khoa học, xét đoán có căn cứ, có óc độc lập suy nghĩ, tự
vạch ra kế hoạch cụ thể cho từng bài toán trên cơ sở học sinh đã nắm vững thuật
toán, từ đó biết tự kiểm tra công việc và kết quả mình làm, biết rút ra những kết
luận cần thiết. Hơn nữa, học sinh có dịp nhìn nhận toàn diện mỗi loại toán, thấy
được sự phát triển của chúng từ đơn giản đến phức tạp.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu dạy học giải các bài toán bậc
Tiểu học đã quan tâm đến vấn đề thuật toán, vấn đề phát triển tư duy cho học
sinh. Tuy nhiên, việc kết hợp dạy học theo quy trình và phát triển tư duy tích
cực cho học sinh chưa được quan tâm sát sao. Chính vì những điều trên, tôi chọn
đề tài “Hình thành và củng cố quy trình dạy học giải một số dạng toán điển
hình ở các lớp cuối bậc Tiểu học theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu khái niệm quy trình dạy học

và khái niệm về tích cực hóa hoạt động của học sinh. Từ đó, tổ chức, hướng dẫn
học sinh giải một số dạng toán điển hình trên cơ sở các bài toán gốc. Học sinh
phải tự mình khái quát hóa để đưa ra thuật toán và vận dụng được thuật toán một
cách linh hoạt vào việc giải một số dạng toán điển hình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài này có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi sau:
a) Đặc điểm hoạt động nhận thức và sự phát triển tư duy của học sinh Tiểu
học liên quan đến việc học giải toán như thế nào?
b) Quy trình dạy học là gì? Phương pháp tích cực trong dạy học là như thế
nào? Tại sao cần phải xây dựng quy trình dạy học theo xu hướng tích cực hóa
hoạt động nhận thức?
c) Các dạng toán điển hình trong sách giáo khoa lớp 4,5 được trình bày như
thế nào? Đặc điểm cấu trúc nội dung của chúng ra sao?
d) Việc hình thành và củng cố quy trình dạy học các dạng toán điển hình
như thế nào để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh?

2


e) Đã tiến hành thực nghiệm như thế nào? Nội dung và hình thức thực
nghiệm, kết quả thực nghiệm ra sao? Rút ra được kết luận gì qua việc thực
nghiệm?
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh giải các dạng toán điển hình
theo đúng quy trình, huy động đúng các kiến thức và kĩ năng toán học, tích cực
tham gia các hoạt động thì sẽ giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách khoa học
để tự mình tìm ra thuật toán và vận dụng nó vào việc giải toán điển hình. Từ đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung này.
Bởi vì, năng lực chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động một
cách tích cực, đúng quy trình khoa học.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quy trình dạy học giải một số dạng toán điển hình ở các lớp cuối bậc Tiểu
học.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp hình thành và củng cố quy trình dạy học giải một số dạng
toán điển hình ở các lớp cuối bậc Tiểu học theo xu hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế nên tôi tập trung điều tra, khảo sát và thực nghiệm tại
trường Tiểu học Hải Thành, Đồng Hới, Quảng Bình trong môn Toán lớp 4.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đã đặt ra trong đề tài, tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tôi đã tham khảo một số tài liệu về các đặc điểm tâm lý lứa tuổi Tiểu học
liên quan đến việc dạy học Toán, cơ sở triết học duy vật biện chứng về hoạt
động nhận thức toán học, các phương pháp dạy học toán, lý luận dạy học toán,...

3


7.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu nhận thức của giáo
viên xung quanh vấn đề hình thành và củng cố quy trình dạy học giải một số
dạng toán điển hình theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức.
7.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng trong các tiết dự giờ, quan sát giáo viên và
học sinh trong các hoạt động để đánh giá sự tích cực hóa trong hoạt động nhận
thức.

7.4. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được sử dụng khi giáo viên áp dụng quy trình đã đưa ra
vào thực tế dạy học để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
7.5. Phương pháp thống kê-phân loại-so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong đối chứng kết quả thực nghiệm.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp mới của đề tài
*Về mặt lý luận:
+ Làm sáng tỏ khái niệm về quy trình dạy học, cơ sở Triết học duy vật biện
chứng trong hoạt động nhận thức toán học và phương pháp tích cực cùng với vai
trò của nó trong việc dạy học Toán ở bậc Tiểu học.
+ Hệ thống đươc một số nguyên tắc dạy học và nêu được các biện pháp
tương ứng với các nguyên tắc đó nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận
thức của học sinh.
+ Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung của một số dạng toán điển hình
trong sách giáo khoa lớp 4,5.
*Về mặt thực tiễn:
+ Xây dựng được quy trình dạy học một số dạng toán điển hình theo xu
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức.
+ Xây dựng được hệ thống bài tập một số dạng toán điển hình với mức độ
từ đơn giản đến phức tạp để khuyến khích các hoạt động học tập của học sinh.

4


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×