Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIỚI THIỆU về NHỮNG điều cấm kỵ TRONG văn hóa các nước KHU vực CHÂU á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.62 KB, 90 trang )

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG VĂN HÓA CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á
Cấm kỵ ra đời từ xã hội nguyên thủy, khi mà năng lực tư duy của con người còn thấp. Mặc dù vậy cấm kỵ không biến mất khi năng lực và trí
tuệ của con người ngày càng được nâng cao, mà vẫn tồn tại gắn liền với cuộc sống của con người.
Cấm kỵ là một quan niệm thuộc phong tục tập quán, được xây dựng trên cơ sở của cộng đồng xã hội. Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc trên
thế giới đều có một hệ thống những điều cấm kỵ được dùng như chuẩn mực ứng xử trong xã hội. Có những điều chung nhưng cũng có những điều
là riêng, là đặc trưng cho quốc gia, dân tộc góp phần làm nên bản sắc văn hóa độc đáo.
Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập với thế giới hiện nay, mọi hoạt động sôi nổi trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, ngoại giao, khoa học - kỹ
thuật... giữa nước ta với cộng đồng quốc tế diễn ra thường xuyên. Do vậy, hiểu biết về bạn bè, về cả những điều cấm kỵ trong nền văn hóa của đất
nước bạn sẽ phần nào giúp chúng ta tránh được những sơ suất và những hành động khiếm nhã đáng tiếc trong các mối quan hệ giao lưu quốc tế.

APGANIXTAN
I. Giới thiệu về đất nước Apganixtan

Nhà nước Hồi giáo Apganixtan là quốc gia ở Tây Nam á, giáp Tuôcmênixtan, Uzơbêkixtan, Tatjikixtan, Pakixtan, Iran, Trung Quốc. Apganixtan
có diện tích 652.200km2. Apganixtan thuộc phần đông bắc sơn nguyên Iran và nằm ở tây nam dãy Hinđu Kusơ. Núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
Apganixtan có khí hậu khô cằn và bán khô cằn, mùa đông lạnh và mùa hè nóng; nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 0 đến 3 0C ở đồng bằng, -200C ở
miền núi cao, tháng 7 từ 24 đến 320C ở đồng bằng, từ 0 đến 100C ở miền núi cao.
Theo ước lượng năm 2005, dân số Apganixtan là 29.929.000 người với mật độ dân số trung bình khoảng 46 người/km 2. Ngôn ngữ chính của quốc
gia là tiếng Pastu và Đari. Đạo Hồi là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 84% dân số.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội của người Apganixtan

Người Apganixtan phần đông theo đạo Ixlam, nên họ không ăn thịt lợn và các thực phẩm làm từ thịt lợn. Người dân Apganixtan theo đạo Hồi
nên bị cấm uống rượu. Cư dân thành thị cũng như nông thôn đều ăn các thực phẩm làm từ sữa và thịt trâu, bò, dê, cừu. Người Apganixtan nói
chung không thích ăn rau.
Theo quan niệm của người Apganixtan tay trái là tay dơ bẩn, chỉ dùng vào việc vệ sinh cá nhân, vì vậy khi ăn cơm họ dùng tay phải để ăn, tuyệt
đối không dùng tay trái.


Khi ngồi người Apganixtan tránh không để lộ đế giày vào người khác vì theo quan niệm của họ đế giày là phần thấp kém nhất cơ thể, hướng nó
vào người khác là khiếm nhã.
Con gái thuộc dân tộc Phusơthu ở Apganixtan còn nhiều điều kiêng kỵ như kiêng để đầu trần không che mặt, nói chuyện với chồng trước mặt


người ngoài, càng kiêng kỵ nói chuyện với người ngoài, kiêng xem phim ảnh, xem tivi.
Thanh niên dân tộc Cabun ở Apganixtan không được tự do yêu nhau, hôn nhân do bố mẹ sắp đặt. Cho dù sắp cưới chàng trai cũng không được
nhìn trộm cô gái, nếu không đám cưới sẽ bị hủy bỏ. Lần đầu tiên họ gặp nhau vào ngày tổ chức đám cưới, nhưng chỉ được nhìn nhau trong gương.
Khi ấy họ rất muốn trông thấy đối phương nhưng cũng không được nhìn thẳng nhau. Sau đó người chủ trì tụng kinh Koran và hỏi họ có đồng ý lấy
nhau không, có làm cho người kia hạnh phúc không? Khi cả hai cùng đồng ý thì lúc đó chú rể mới được nhìn thẳng cô dâu và đưa kẹo cho cô dâu
ăn, điều này để nói lên cuộc sống vợ chồng sau này sẽ ngọt ngào.
ở Apganixtan, người ta cấm gửi mỳ ống và gạt tàn thuốc lá qua đường bưu điện.

aRập Xêut
I. Giới thiệu về đất nước aRập Xêut

Vương quốc Arập Xêut có tổng diện tích 1.960,582km2, là quốc gia lớn nhất trên bán đảo Arập. Quốc gia này có biên giới với Joocđan về phía
bắc; với Irắc về phía bắc và tây bắc; với Kôoet, Baren và Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất về phía đông, với Quata về phía nam và đông nam;
với Yêmen về phía nam; vịnh Ba Tư nằm về phía đông bắc và biển Đỏ nằm về phía tây. Arập Xêut thường được gọi là "xứ sở của hai nhà thờ Hồi
giáo thiêng liêng": thánh địa là Mecca và Medina.
Khí hậu tại đa số các vùng ở Arập Xêut có đặc trưng là nhiệt độ cao và khô. Đây là một trong số ít địa điểm trên thế giới có nhiệt độ mùa hè
vượt quá 50°C. Gần một nửa diện tích đất nước là sa mạc. Những vùng phía tây là núi cao, có khí hậu dễ chịu cũng như hệ thực vật xanh tươi
quanh năm. Thủ đô Riat có nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 42°C và 14°C vào tháng 1.
Dân số Arập Xêut năm 2005 ước tính khoảng 26,4 triệu người với mật độ dân số trung bình 13 người/km 2. Đa số dân Arập Xêut là người Arập.
Hầu hết người dân đất nước này đều theo đạo Hồi. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Arập.
Arập Xêut có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu lửa, chiếm khoảng 25% tổng trữ lượng dầu của thế giới, là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế
giới.
Văn hóa Arập Xêut hầu như xoay quanh Hồi giáo. Hai thành phố linh thiêng nhất của đạo Hồi, Mecca và Medina đều nằm ở nước này. Đạo Hồi
cấm ăn thịt lợn, uống rượu, và luật này được tuân thủ nghiêm túc trên toàn bộ lãnh thổ Arập Xêut.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội của người Arập Xêut


1. Những điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian


Người Ten, thuộc Arập Xêut, có một điều cấm kỵ độc đáo: Cấm cười. ở đó tiếng cười bị coi là biểu tượng không hữu nghị, cười tức là sỉ vả,
làm nhục người khác. Kẻ dưới gặp bề trên không cười tức là biểu thị sự hiếu thuận tôn kính; nếu cười là bất hiếu, ngỗ ngược, hỗn xược. Bề trên sẽ
đến trình thưa với trưởng tộc. Điều kỳ lạ hơn nữa là một đôi trai gái đang yêu nhau tha thiết, nếu một bên cười trước mặt người yêu, thì coi như
"mối nhân duyên đẹp đẽ" đó sắp tan vỡ.
Đàn bà Arập Xêut có nhiều điều kiêng: kiêng để đầu trần, lộ mặt, kiêng ngồi xe hơi tư nhân của người khác, kiêng ngồi xe chung cả nam lẫn
nữ, nữ sinh kiêng học thầy giáo nam, thầy trò nam nữ kiêng ở chung một nhà, kiêng đi du lịch hoặc thực hiện các hoạt động khác như ra nước
ngoài một mình, cấm nam nữ sử dụng chung một bể bơi, cấm đặt mỹ viện cho con gái.
2. Những điều cấm kỵ thuộc về tín ngưỡng

Người Arập Xêut tuyệt đại đa số theo đạo Ixlam, vì vậy việc ăn uống của họ bị hạn chế theo quy định của giáo hội. Thức ăn của họ chủ yếu là
gạo, mì, rau, đậu và hoa quả. Những thức ăn tinh đó đều không nằm trong tục lệ kiêng. Nhưng mọi thức uống có chứa cồn đều bị cấm. Thịt là một
trong những loại thức ăn chính, nhưng phải tuân theo phương pháp giết thịt của giáo hội Ixlam mới được dùng làm thức ăn. Cách giết thịt là: trong
khi giết súc vật, người chức sắc hoặc chính bản thân người giết súc vật phải đọc kinh không ngớt.
Người Arập Xêut nghiêm cấm uống rượu, không thể mua được rượu trong thị trường nội địa. Nhằm ngăn ngừa có người mua cồn rồi pha thêm
nước để uống nên trong các lọ cồn của các bệnh viện, các phòng dược có pha thêm một chất khác và dán nhãn hiệu trên chai lọ: "Cồn có chất độc,
chỉ được dùng ngoài da". Việc kiểm tra hải quan đối với các hàng xuất nhập khẩu rất chặt chẽ, ngay cả nước hoa của phụ nữ đưa vào cũng phải
ngửi hai ba, lần sợ lẫn rượu trộn vào.
ở Arập Xêut nghiêm cấm mọi loại tượng và việc sùng bái tượng. Ngay cả tượng các nhân vật trong công nghệ phẩm làm bằng đất sét, các loại
búp bê làm đồ chơi cho trẻ em và các đồ chơi có động cơ bày trong tủ kính các cửa hàng, v.v… cũng bị liệt vào loại hàng cấm. Họ cho rằng các
loại tượng đó bày đặt ra là để thờ Phật, mà sùng bái tượng Phật là trái ngược với đạo Ixlam, cho nên bất cứ ai cũng không được mang theo tượng
điêu khắc, tượng làm bằng nhựa, bằng đất sét, hoặc búp bê, v.v… vào Arập Xêut. Nếu phát hiện ai dám đưa vào tức là phạm pháp, các loại tượng
đều bị đập nát. Trước đây, truyền hình đã lan tràn khắp thế giới, mà vẫn còn bị coi là tà thuật, cấm không được sử dụng. Cho nên các thứ đồ chơi
của trẻ em, các thứ đồ chơi có động cơ bày trong tủ hàng ở Arập Xêut thường chỉ có thân mà không có đầu. ở ngã tư đường cái, trên biển báo giao
thông thường vẽ người đi đường không có đầu, phía dưới kẻ chữ: "Chú ý xe cộ khi sang đường". ở Arập Xêut ít thấy có tượng điêu khắc và tranh
vẽ. Những năm gần đây tình trạng trên đã được đổi thay dần, đã thấy bán ở thị trường hình tượng các nhân vật làm đồ chơi cho trẻ em và trong các
tác phẩm nghệ thuật, trong các tranh vẽ chỉ có điều là không được dùng để cúng bái.
3. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử

Kiêng đi vào phòng, nếu chưa được chủ nhân đồng ý. Nhất thiết cấm người lạ vào phòng đàn bà con gái.



Người đàn ông đi chung với một phụ nữ che mạng có thể sẽ không giới thiệu người phụ nữ ấy.
Tránh chỉ trỏ hay làm dấu hiệu quá nhiều bằng tay. Một cử chỉ xúc phạm ở Arập Xêut là: đưa bàn tay ra, bàn tay úp xuống, các ngón tay xòe ra,
ngón giữa gập xuống.
người chủ Arập Xêut có thể tạm ngưng cuộc họp hay cuộc trò chuyện, ra khỏi phòng và vắng mặt từ 15 tới 20 phút. Điều này thường có nghĩa
là ông ta đi thực hiện nghĩa vụ cầu nguyện mỗi ngày. Vì vậy bạn đừng thắc mắc.
Phụ nữ Arập Xêut không được phép lái xe.
ở nước Arập Xêut, bàn tay trái theo phong tục được dùng vào việc vệ sinh cơ thể. Do đó, không nên dùng nó để ăn uống, tặng quà hay trao đổi
danh thiếp và di chuyển đồ vật cho người khác, thay vào đó dùng tay phải.
Đừng để lộ đế giầy của bạn hay vô ý hướng đế giầy vào người khác. Đế giầy là phần thấp kém và dơ dáy nhất cơ thể và do đó hướng nó vào
người khác là khiếm nhã.
Phô bầy bất cứ bộ phận kín đáo nào của cơ thể đều không được chấp nhận, kể cả những bộ phận như vai bụng, bắp chân và đùi. Vì vậy nếu bạn
đến thăm đất nước này thì phải mặc kín đáo.
Hãy ngồi cho phải phép, đừng nghiêng ngả hay gác chân lên bàn ghế và đồ đạc. Khi đứng trò chuyện, người Arập Xêut không đứng dựa vào
tường hay bỏ tay vào túi quần; cả hai cử chỉ này đều bị coi là vô lễ.
Người Arập Xêut thường không hút thuốc ở nơi công cộng. Tuy nhiên ở một vài vùng, tẩu hút bằng nước, có thể được luân chuyển cho những
người có mặt.
Hãy giữ những vật nuôi trong nhà tránh xa các vị khách Arập Xêut vì đa số họ không thích nhìn thấy chúng, nhất là chó. Họ không thích bị
những con vật đó đụng chạm vào người.

ẤN ĐỘ
I. Giới thiệu về đất nước ấn Độ

ấn Độ là một quốc gia Nam á, chiếm hầu hết tiểu lục địa ấn Độ. ấn Độ có ranh giới với Pakixtan, Trung Quốc, Myanma, Bănglađet, Nêpan,
Butan, vịnh Bengan và biển Arập thuộc ấn Độ Dương. ấn Độ là nước lớn thứ bảy thế giới về diện tích với 3.287.590km 2. ấn Độ là nơi khởi nguồn
của nhiều con sông lớn, trong đó lớn nhất là sông Hằng.


Khí hậu ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc. Các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài.
Khí hậu ấn Độ chịu ảnh hưởng từ dãy Himalaya và sa mạc Tha. Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh

học cao nhất thế giới. Số loài động, thực vật ở tiểu lục địa ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn châu Phi, và có nhiều loài chỉ có mặt tại
đây. ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3.000 hổ Bengan, 10.000 voi châu á và khoảng 8.000 con bò tót, những loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới.
ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với ước tính khoảng 1,19 tỷ người (năm 2006), mật độ dân số trung bình 329 người /km2. 70% dân
số ấn Độ sống tại các vùng nông thôn.
ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: ấn Độ giáo (Hinđu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. ấn Độ là đất nước có
số lượng tín đồ đạo Hinđu rất lớn với 80% dân số theo Hinđu giáo. Tiếng Hinđi là ngôn ngữ chính thức làm việc của nhà nước liên bang và được
gần 40% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi ở ấn Độ.
ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp
thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ,
phong tục và các công trình kiến trúc ngệ thuật là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó. Những công trình nổi tiếng như Đền
Tajơ Mahan và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Môngôn. Các hoạt động tôn giáo theo nhiều đức tin khác nhau
là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội của người ấn Độ.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội
và lễ tết của người ấn Độ

1. Những điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian

Người Hồi giáo ở ấn Độ kiêng không ăn thịt lợn trong khi những người theo ấn Độ giáo lại không ăn thịt bò.
ở ấn Độ, trâu bò là động vật thiêng liêng nhất, có vai trò quý nhất, không được tùy tiện giết thịt; việc ăn thịt bò bị kiêng, hơn nữa phân trâu bò
cũng được quý trọng. Do đó, thịt gà, dê, cừu và các loại thuỷ hải sản là những thức ăn thông dụng nhất ở đất nước ấn Độ.
Ngày Tết Dương lịch ở ấn Độ gọi là "ngày tết đau khổ" hoặc là "ngày tết cấm thực". Ngay ngày đầu tiên của năm mới, mọi người không được
tức giận, càng không được phép nổi cáu, cãi cọ với người khác. ở một số nơi, ngày tết không những không chúc phúc nhau mà còn ôm nhau khóc
thảm thiết. Họ quan niệm rằng, mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ lại mất đi, đời người càng thêm ngắn ngủi, tiếng khóc là để bày tỏ sự xót thương,
than thở cho bản thân. Có nơi, người ta sẽ nhịn ăn một ngày một đêm để chào năm mới. Thời gian nhịn ăn được tính từ bình minh ngày đầu tiên
của năm mới cho đến nửa đêm.
ấn Độ là nước đông dân cư, mỗi nơi có quy luật đặt họ tên khác nhau, cho nên họ tên người ấn Độ rất phức tạp. ở một số địa phương của ấn Độ
còn có tục kiêng gọi tên, ngay cả vợ chồng cũng không thể gọi họ tên của nhau, những lúc khẩn cấp cũng kiêng gọi thẳng tên nhau, cho nên khi



thất lạc đi đâu khó mà tìm được. Vì vợ chồng kiêng không gọi thẳng tên nhau, nên điều đó ảnh hưởng rất lớn đến con cái, con không biết tên cha
mẹ mình, nếu chẳng may con bị thất lạc, thì không có cách nào tìm được cha mẹ.
ở bang Theminnat miền nam ấn Độ có rất nhiều điều kiêng. Họ cho rằng đẻ con đầu lòng, hoặc con thứ ba, thứ năm là con gái thì rất tốt. Nếu
con thứ tư là gái thì sẽ khuynh gia bại sản, con thứ năm là gái thì giàu có phát đạt, ngược lại nếu là con trai thì hại người hại của. Cho nên trước khi
cưới dâu phải thăm dò xem con dâu đó là con thứ mấy. Trước khi đi xa người dân ở bang Theminnat cũng có rất nhiều điều kiêng: Nếu gặp phải
rắn, mèo, đàn bà góa, tăng lữ đi hành khất, người theo đạo Bàlamôn độc thân, hoặc nghe tiếng hắt hơi, hay những thanh âm khó nghe khác, tức là
điềm xấu, cần phải quay về nhà ngay, nghỉ một lát rồi hẵng đi.
Người Tôta cho rằng bí mật quan trọng nhất của phụ nữ là sinh đẻ cho nên cấm đàn ông có mặt ở nhà hộ sinh. Nếu người vợ đẻ trong nhà mình
thì những người đàn ông phải tránh xa. Ngày thứ 3 sau khi sinh, sản phụ được chuyển đến một phòng tách biệt để tránh các ngôi sao xấu làm hại
đến đứa trẻ. Khi đặt tên cho con trai người phụ nữ không được tham gia. Ông nội sẽ là người đặt tên cho bé khi làm đủ nghi lễ cần thiết.
Người Tuađa, khi đứa trẻ được sinh ra phải lấy một miếng vải che mặt đứa trẻ trong vài tháng đầu để tránh các vì sao ác làm hại. Khi tổ chức
nghi lễ đặt tên cho con trai, người phụ nữ không được tham gia. Đứa bé sẽ được ông nội bế, khi bình minh lên thì đi một vòng xung quanh chùa và
đặt đứa bé xuống đất. Mặt trời lên, ông nội bế lấy đứa bé, cởi bỏ mạng che mặt của đứa bé ra và lần đầu tiên gọi tên của đứa bé.
Người dân của bang Haliyana khi đưa dâu cấm không được cười mà khóc. Họ khóc rất thương tâm và càng khóc thảm thiết càng tốt. Dân làng
cũng nhỏ lệ theo để thể hiện sự vui mừng.
Người ấn Độ cho rằng tắm cho trẻ em mà đặt trong bồn tắm là thiếu nhân đạo, vì nước trong bồn tắm là nước tù không chảy.
Theo quan niệm của ấn Độ giáo thì những người quả phụ là không may mắn. Người chồng chết đi, cho dù là chết trận, chết già, chết vì bệnh tật
đều là do tội lỗi của người vợ từ kiếp trước. Quả phụ không được mặc quần áo hoa, không được đeo trang sức, không được thừa kế tài sản của
chồng, suốt đời phải lao động nặng nhọc.
Người Tandaman ở ấn Độ thực hiện chế độ một vợ một chồng, nhưng đôi khi cũng gặp một số trường hợp một chồng nhiều vợ, nhưng tuyệt đối
cấm một vợ nhiều chồng. Người dân tộc này nghiêm cấm người có gia đình tư thông với người khác, nếu không tuân thủ thì sẽ bị trừng phạt rất
nghiêm khác.
Người dân tộc Aunaga thực hiện chế độ hôn nhân theo đẳng cấp trong cùng một dân tộc, những người không có xuất thân giống nhau thì không
được lấy nhau.
Người Khari sống ở ấn Độ. Tộc người này rất coi trọng các nghi lễ trong đám tang vì người ta tin rằng người chết nào được người thân tổ chức
tang lễ theo đúng quy định sẽ đến được ngôi nhà hay vườn của Chúa, ở đó rất đẹp với những cây cọ cao rợp bóng. Người chết nào không được
người thân tổ chức tang lễ cẩn thận sẽ phải ở lại mặt đất làm kiếp thú, kiếp chim hay côn trùng. Vì niềm tin này, người Khari xem các nghi thức
tang lễ là quan trọng nhất trong vòng đời con người và họ cố không vi phạm các điều cấm kỵ đã được đặt ra khi tiến hành tang lễ.
2. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử


Khi đến ấn Độ chúng ta không nên để ví ở túi sau quần vì người ấn Độ không để ví ở túi sau.


Không chỉ tay vì điều này được xem là bất lịch sự. Khi muốn chỉ trỏ người ấn Độ dùng cằm, cả bàn tay hoặc có thể dùng ngón cái chứ không
được dùng các ngón tay còn lại. Để vẫy gọi người khác cho phải phép hãy đưa tay ra, lòng bàn tay úp xuống, các ngón tay làm động tác như cào
vào trong.
Không huýt sáo nơi công cộng, nếu không sẽ bị coi là cử chỉ khiếm nhã.
Không chỉ chân vào người khác bởi vì người ấn Độ coi bàn chân là không sạch sẽ, là bộ phận thấp kém của cơ thể vì vậy dùng chân để hướng
về người khác là hành vi vô cùng thất lễ.
Khi đến các gia đình ấn Độ nếu chưa được phép thì bạn không được đi giầy dép vào trong nhà. ở ấn Độ nếu đi giầy vào bếp của nhà người khác
sẽ bị coi là bất lịch sự và là hành vi làm ô uế nơi linh thiêng. Bởi vì tín đồ ấn Độ giáo cho rằng bếp là nơi linh thiêng nhất. Cũng tương tự như vậy,
phải bỏ giầy khi vào các thánh đường Hồi giáo. Khi vào bên trong không được tự ý đụng chạm vào tranh hay ảnh tượng.
Đầu được coi là bộ phận thánh thiêng của cơ thể, do đó đừng vỗ hay xoa đầu trẻ con, cũng đừng đụng chạm vào đầu của người lớn. Phụ nữ ấn
Độ phải che đầu khi bước vào nơi thờ phụng.
Người ấn Độ bắt buộc phải rửa tay trước và sau bữa ăn. Khi làm khách ở gia đình ấn Độ nếu họ không dọn các bộ dụng cụ để ăn thì có thể dùng
tay để ăn nhưng nhớ dùng tay phải để ăn. Di chuyển đồ vật bất kỳ phải dùng tay phải, không được dùng tay trái vì họ quan niệm tay trái là dơ dáy.
Phải dùng muỗng để múc thức ăn từ đĩa chung vào đĩa riêng của bạn, không được dùng các ngón tay trực tiếp lấy.
Khi ăn cơm tại gia đình người ấn Độ, gia chủ thường tiếp đồ ăn cho bạn, từ chối là một sự xúc phạm. Nếu bạn không thích đồ ăn nào hãy báo
cho gia chủ biết trước. Khi kết thúc bữa ăn bạn dùng hai tay chắp trước ngực cúi xuống để ra hiệu bạn đã ăn đủ rồi.
Quà nên được mở trước sự chứng kiến của người tặng. Tuy nhiên, nếu món quà được gói kỹ thì không được mở
ra ngay.
Màu đen và màu trắng được xem là màu kém may mắn trong quan niệm của người ấn Độ. Do vậy, tránh gói quà bằng những màu này. Màu
được xem là may mắn là màu xanh lá cây, màu đỏ và màu vàng.
Tránh biếu quà bằng những vật được làm từ da thuộc đặc biệt là từ da bò. Vì bò là con vật linh thiêng ở ấn Độ. Ngoài ra, cũng nên tránh tặng
những vật mang biểu tượng con chó. Vì người Hồi giáo quan niệm rằng chó là một loài vật không được sạch sẽ.
Không tặng hoa đại cho người ấn Độ vì loài hoa này thường được dùng trong tang lễ.
ở ấn Độ bạn bè thân thiết khi gặp nhau chỉ chắp tay cúi chào, không được bắt tay và ôm nhau, nhất là giữa nam giới và nữ giới. Trong trường
hợp đặc biệt, khi người phụ nữ chủ động chìa tay ra, thì người đàn ông có thể bắt tay rất ngắn, không được nắm chặt và nắm lâu, càng không được
ôm người phụ nữ đó. Hầu hết phụ nữ ấn Độ sẽ bắt tay với phụ nữ ngoại quốc nhưng không bắt tay với nam giới ngoại quốc.
ở ấn Độ lắc đầu là đồng ý, gật đầu là không đồng ý. Vì vậy nếu là du khách nước ngoài đến ấn Độ thì cần chú ý điều này để tránh hiểu nhầm

đáng tiếc.
Khi đi trên đường phố đừng nhìn chằm chằm vào bất kỳ ai, nhất là những kẻ nghèo khổ. Nhìn như thế sẽ bị hiểu lầm là làm nhục họ.
Bày tỏ tình cảm ở nơi công cộng là không thích hợp dù là giữa vợ chồng. Người ấn Độ đề cao sự kín đáo.


Khi nhận lời mời làm khách đến thăm một gia đình ấn Độ, bạn không nên có mặt đúng giờ. ấn Độ là dân tộc cực kỳ hiếu khách, bất luận là hẹn
trước hay không mời mà đến thì người chủ nhà đều nhiệt tình đón tiếp bằng trà sữa. Tuy nhiên khi nhận lời mời làm khách đừng đến đúng giờ vì
với người ấn Độ, nếu bạn đến đúng giờ là bạn khinh thường chủ nhà. Tốt nhất nên đến chậm hơn nửa tiếng để chủ nhà cho rằng mình là người cao
quý và lịch sự.
3. Những điều cấm kỵ trong trang phục của người ấn Độ

Không được mang những món hàng làm từ da bò vì bò được xem là con vật linh thiêng ở ấn Độ. Quần âu và váy là những trang phục của các
nữ doanh nhân. Tuy nhiên, không mặc váy để lộ chân, vì người ấn Độ cho rằng bàn chân là bộ phận thấp kém nhất trên cơ thể. Khi vào các chùa
chiền, nơi thờ tự của người ấn Độ, phải mặc kín đáo, lịch sự.
ở các vùng trung và bắc ấn Độ, phụ nữ theo đạo ấn Độ giáo còn giữ tập tục trùm khăn che mặt ở nơi kín đáo. Theo tập tục đó, đàn bà con gái
ngoài trường hợp ở nhà cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ chồng không được tự ý ra khỏi nhà mà không có khăn che mặt, kiêng để lộ mặt giữa đám đông.
Quy định này bị bắt buộc thực hiện rất nghiêm ngặt.
Trong lễ cưới, cô dâu phải mặc trang phục Sari màu đỏ (không được mặc màu trắng vì theo phong tục người ấn Độ màu trắng là màu tang tóc),
chú rể mặc áo dài truyền thống màu kem quấn khăn xếp màu đỏ.
4. Lễ tết của người ấn Độ

Tết Điwali: Lễ hội Điwali diễn ra hàng năm vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 dương lịch trong thời gian 5 ngày. Tết Điwali là sự kết hợp các
nghi lễ tôn giáo đa dạng, phức tạp; là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Hinđu.

Trước khi đón Tết Điwali người dân dọn dẹp sửa sang và trang trí nhà cửa sạch sẽ, đẹp đẽ. Đêm Điwali, trên các bậu cửa sổ, trên các ban công,
dọc theo bờ tường và lối đi trong mọi ngôi nhà là vô vàn những đĩa đèn đốt bằng dầu lạc, bằng nến, thậm chí bằng bơ tinh khiết. Nhà cửa, phố
phường lung linh ngàn vạn ngôi sao. Người ấn Độ tin rằng đèn sáng sẽ soi lối cho Nữ thần Lăcxơmi vào nhà, đem theo phúc lộc cho một năm mới.
Đặc biệt trong Tết Điwali, trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng đầy ắp bánh trái, hoa quả để đón ông bà tổ tiên và các vị thần về nhà ăn tết. Trong ngày
tết mọi người đều mặc quần áo mới, phụ nữ trong trang phục Sarry cổ truyền sang trọng vui chơi và đi chúc tết lẫn nhau.
Ngày thứ nhất của Tết Điwali được coi là ngày của sự thịnh vượng và giàu có. Vào ngày này người dân ấn Độ thường đi mua vàng và sắm đồ

dùng gia đình.
Ngày thứ hai là ngày con quỷ Narakasura bị giết chết, mang ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối.
Ngày thứ ba là ngày quan trọng nhất trong dịp lễ hội. Các gia đình ấn Độ cúng Nữ thần Lăcxơmi và thần Ganêsa, vị thần của những khởi đầu
tốt lành. Mọi người đốt đèn, nến ở khắp nơi trong nhà và ngoài phố.
Ngày thứ tư là ngày Krisna đánh bại Inđơra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng
trưng cho ngọn núi mà Krisma đã phải vượt qua.


Ngày thứ năm và cũng là ngày cuối cùng của Tết Điwali là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, nói chuyện vui vẻ thân mật với nhau.
Đặc trưng của Tết Điwali là những điệu múa truyền thống ấn Độ mê hoặc lòng người, với bài hát nổi tiếng.
Món ăn trong Tết Điwali ở ấn Độ là các loại trái cây đắng để cầu may mắn cho một năm mới đang đến. Bên cạnh đó thì món cừu nấu với hạnh
nhân và thịt cừu nướng được coi như là những món ăn truyền thống trong những dịp đặc biệt như thế này.
Tết Hôli: Tết cổ truyền ấn Độ hay còn gọi là Tết Hôli được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Vào đêm giao thừa, người dân ấn Độ từ già đến trẻ đều tụ tập quanh đống lửa để ca hát và nhảy múa. Họ cắt móng chân móng tay, dùng các
nắm bột mỳ trộn với sữa và dầu hạt cải để lau sạch cơ thể, sau đó ném tất cả vào đống lửa. Người ấn Độ coi những đống lửa đốt vào đêm giao thừa
là thiêng liêng, có phép màu nhiệm trừ được ma quỷ.
ở một vài vùng khác của ấn Độ, vào đêm giao thừa có tục lệ: Khi lúa đã chín, người ta buộc những bông lúa này vào đầu một cây mía dài và
đem nướng lên ngọn lửa cho chín. Sau đó họ chia cho mỗi người một nhánh của bông lúa đầu mùa này và đem về nhà cho vào đống lửa. Ngọn lửa
trong đêm giao thừa tàn dần, tuy nhiên than của nó vẫn hồng mãi suốt đêm và đống lửa đặc biệt này được xem là có phép màu nhiệm để trừ tà ma.
Ngày mồng Một Tết là ngày chính hội Hôli. Trong mọi nhà, ở các đầu ngõ, tại những nơi công cộng đâu đâu người ta cũng để sẵn thùng bột đủ
các màu sắc để mọi người tạt vào nhau, ai được vẩy nhiều coi như người đó sẽ có một năm mới nhiều may mắn.
Thú vị hơn cả là một số vùng ở ấn Độ, ngoài phong tục vẩy bột màu, khi ăn Tết người dân không chúc mừng nhau mà cùng ôm nhau khóc. Họ
làm như vậy là tỏ ý nuối tiếc thời gian đã dễ dàng trôi đi mất, còn đời người thì ngắn ngủi. Một số vùng khác ở ấn Độ thì có thêm tục lệ đấu võ
trong ngày tết Hôli, người chiến thắng sẽ nổi danh và trở thành đối tượng theo đuổi của các cô gái.


Baranh
I. Giới thiệu về đất nước Baranh


Baranh là quốc gia ở vịnh Pecxich, cách Arập Xêut 240km về phía đông, gồm đảo Baranh và một số đảo nhỏ như: Um Naxan, Muharăc... Baranh
có diện tích 716.000km2. Địa hình Baranh phần lớn là đồng bằng thấp bỏ hoang, cao dần lên về phía các núi đá, thấp ở vùng trung tâm.
Baranh có khí hậu khô hanh; mùa đông dễ chịu, mùa hè nóng, ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 90mm.
Theo ước tính năm 2005, dân số Baranh có 688.000 người với mật độ dân số trung bình khoảng 1.017 người/km2. Ngôn ngữ chính thức của quốc
gia là tiếng Arập. Đạo Hồi là tôn giáo lớn nhất với số lượng tín đồ chiếm 81,8% dân số.
Năm 1861, Baranh được Anh bảo hộ. Năm 1882, Baranh ký hiệp ước buộc trách nhiệm bảo vệ Baranh của Anh. Năm 1932, Baranh phát hiện
ra dầu mỏ, chấm dứt sự phụ thuộc vào nghề cá và nghề nông. Năm 1971, Baranh hoàn toàn độc lập bằng việc tuyên bố là "Nhà nước Baranh",
đồng thời ký hiệp ước hữu nghị với Vương quốc Anh.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Baranh

Phần đông người Baranh theo đạo Ixlam nên họ không ăn thịt lợn, không uống các thức uống có cồn.
Theo tập tục truyền thống, hàng năm tháng 1, tháng 7, tháng 11 và tháng 12 là những tháng thần thánh của đạo Ixlam, trong 4 tháng đó người
theo đạo Hồi ở Baranh kiêng mọi hoạt động ồn ào, gây ầm ĩ.
Người Baranh không dùng tay trái để ăn hay cho nhận bất kỳ đồ vật gì. Bởi theo quan niệm của người Baranh tay trái là tay dơ bẩn, chỉ dùng
vào việc vệ sinh cá nhân. Vì vậy người Baranh chỉ dùng tay phải để ăn và di chuyển đồ vật cho người khác.
Không ngồi nghiêng ngả hay gác chân lên bàn ghế. Bàn chân bị người Baranh coi là bộ phận thấp kém nhất cơ thể, vì vậy không được để lộ
bàn chân cũng như tránh hướng đế giày vào người khác vì đó là hành vi khiếm nhã.
Không nên chụp hình người Baranh khi chưa được họ cho phép.


Hãy giữ những con vật nuôi tránh xa các vị khách Baranh, đặc biệt là chó.

Bănglađet
I. Giới thiệu về đất nước Bănglađet

Bănglađet, tên chính thức là Cộng hoà nhân dân Bănglađet, là một đất nước ở Nam á, có diện tích 147,57 nghìn km2. Phần lớn lãnh thổ
Bănglađet là đồng bằng châu thổ sông Hằng và sông Bờramabutra. Các đồng bằng thấp hơn mực nước biển và bị chia cắt bởi các dòng sông và các
nhánh sông. Bănglađet giáp với ấn Độ, Myanma và vịnh Bengan.
Khí hậu Bănglađet là khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông dễ chịu từ tháng 10 tới tháng 3, mùa hè nóng ẩm từ tháng 3 tới tháng 6. Mùa gió

mùa ấm và ẩm kéo dài từ tháng 6 tới tháng 10 mang tới lượng mưa lớn. Các thảm họa thiên nhiên, như lũ lụt, lốc nhiệt đới, lốc xoáy, và lở đất do
thủy triều xảy ra hàng năm.
Theo ước tính năm 2005 thì số dân Bănglađet có khoảng hơn 144 triệu người, với mật độ dân số trung bình 1.002 người/km2 làm cho Bănglađet
đứng trong nhóm 10 nước đông dân nhất thế giới. Bănglađet là quốc gia đồng nhất về mặt sắc tộc, người Bengali chiếm 98% dân số Bănglađet.
Bengan là ngôn ngữ chính thức của Bănglađet. Còn tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai trong tầng lớp trung và thượng lưu và trong
giáo dục cao học. Đây là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn thứ ba thế giới với số lượng tín đồ chiếm 88,3% dân số. Hai tôn giáo chính ở
Bănglađet là Hồi giáo và Hinđu giáo.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội của người Bănglađet

1. Những điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian

Người Bănglađet theo đạo Ixlam là chủ yếu (85%), cho nên phần lớn kiêng ăn thịt lợn.
Người Tơriphura ở Bănglađet có tập tục sinh đẻ đặc biệt: trẻ em sau khi lọt lòng phải tắm nước ấm, sau đó cho trẻ vài giọt mật ong để cầu
nguyện cho tương lai có cuộc sống ngọt ngào như mật. Tiếp đó, phải dùng chiếc que vót bằng tre nứa thật nhọn chọc một lỗ nhỏ trên rốn đứa bé,
xâu một sợi chỉ nhỏ qua lỗ đó, sau đó chôn que tre xuống đất và cầu khấn thần linh phù hộ cho bé lớn lên được hạnh phúc, thọ trăm tuổi. Sau khi
vết thương ở rốn đứa bé đã lành, cha mẹ đứa bé đi mời thầy thuốc chữa rắn cắn đến nhà để phun nước thánh pha chế bằng rượu lên toàn thân đứa


trẻ sơ sinh. Khi chưa làm những việc trên, người mẹ còn bị coi là uế tạp, phải kiêng không được động chạm đến nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa và
mọi thứ trong nhà.
Tập tục sinh đẻ của người Trácma: nếu chưa mời được thợ cắt tóc gọt trọc đầu cho đứa bé, thì người mẹ chưa được đến chơi nhà ai cả.
2. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử

Luôn dùng bàn tay phải để ăn uống, không bao giờ dùng tay trái. Thói quen này theo tập tục ở vùng Trung Đông: bàn tay trái chỉ được dùng
vào việc vệ sinh cơ thể nên rất dơ bẩn vì vậy chỉ được dùng tay phải để ăn và di chuyển đồ vật. Tuy nhiên khi bắt tay bạn có thể dùng cả hai tay,
hoặc vừa bắt tay vừa cúi chào nhẹ.
Hãy vào phòng vệ sinh trước hoặc sau bữa ăn, đừng đi vệ sinh đang khi ăn, nếu không muốn bị coi là khiếm nhã.
San sẻ đồ ăn từ đĩa người này sang đĩa người khác bị coi là không sạch, dù là giữa vợ chồng, con cái.
Ngón cái chỉ lên là cử chỉ tục tĩu ở Bănglađet.

Đừng chụp hình người Bănglađet khi không xin phép trước, đặc biệt là với phụ nữ. Cũng tránh chụp ảnh tượng tôn giáo, nhà ga, bến xe khi
không có sự đồng ý của chính quyền sở tại. Việc chụp ảnh tại sân bay bị cấm.
Người Bănglađet sẽ bắt tay đàn ông phương Tây, nhưng nam giới Bănglađet chỉ gật đầu khi được giới thiệu với phụ nữ, dù đó là phụ nữ
phương Tây hay phụ nữ bản xứ. Nam giới cũng không nên chủ động bắt tay nữ giới.
Hãy bỏ giầy khi bước vào thánh đường Hồi giáo. Nếu thấy người Bănglađet rửa chân bạn cũng nên làm giống họ.
Bạn có thể hút thuốc nhưng tránh huýt sáo, cười ầm ĩ nơi công cộng.
Tuyệt đối tránh uống rượu say xỉn nơi công cộng ở Bănglađet.
Tránh cho con bú chỗ đông người, tránh dắt thú nuôi đi dạo trên các tuyến phố chính ở các thành phố của Bănglađet.
Nhai kẹo cao su tại công sở, chải tóc, tỉa tót móng chân, móng tay, thay trang phục nơi công cộng đều là những hành động khiếm nhã.
Cũng như ở nhiều nơi khác, việc nam giới dùng son môi, để tóc lọn dài hay tết tóc, khoe hình xăm, đeo khuyên tai, sơn vẽ móng chân, móng
tay, phục trang giống nữ giới đều bị coi là bất thường. Tuy nhiên ở Bănglađet, bạn đừng ngạc nhiên nếu đôi khi thấy nam giới cởi trần chỗ đông
người.
Phụ nữ Bănglađet bị cấm không được ôm, hôn bạn trai nơi công cộng, không được mặc váy ngắn, áo tắm hai mảnh, cũng không nên mặc quần
soóc, dùng son môi hay bắt tay nam giới. Họ chỉ được phép nắm tay hoặc ôm bạn bè đồng giới. Việc trao đổi các nụ hôn xã giao (hôn má) cũng
được cho là không hợp với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên phụ nữ nước ngoài có thể mặc áo tắm hai mảnh tại bãi biển, cho dù trái với phong tục
thông thường ở quốc gia này.
ở Bănglađet khi nói chuyện với người lớn tuổi, không nhất thiết phải bỏ mũ xuống, nhưng hãy tránh chống hai tay vào hông.
Hỉ mũi nơi công cộng hay hỉ mũi trước mặt người khác đều bị coi là hành vi thô lỗ.


Giúp nữ giới Bănglađet cởi hay mặc áo choàng không những không được coi là lịch sự mà ngược lại có thể bị cho là có hành động lợi dụng,
sàm sỡ.
Khi nói chuyện với người Bănglađet hãy nói chuyện về thời tiết, thể thao, thời trang, nghệ thuật, cũng như tôn giáo, chính trị nếu bạn quan tâm
nhưng không được nói về chủ đề tình dục. Bạn có thể hỏi chuyện người đối thoại về gia đình họ, vợ hoặc chồng, cũng như tuổi tác của họ nhưng
tránh khoe khoang sự giàu có của bản thân.
Tránh xoa đầu, vỗ lưng, vỗ mông người khác. Nói chung là tránh đụng chạm cơ thể.
Tại những nơi đông người, khi ngồi không nên gõ chân xuống sàn nhà, hoặc lắc lư cẳng chân.
Khi gặp gỡ người Bănglađet, bạn có thể tặng họ hoa, đồ trang sức, đồ dùng trong gia đình nhưng không nên tặng tiền, tặng rượu.

BRUnây

I. Giới thiệu về đất nước Brunây

Brunây nằm trên đảo Boocnêo, ở Đông Nam á, có tổng diện tích 5.765km 2 với bờ biển dài 161km; hơn 70% diện tích đất nước Brunây là rừng
rậm nhiệt đới. Phía bắc Brunây là biển. Thủ đô Brunây là Banđa Xêri Bêgaoan.
Khí hậu ở Brunây là khí hậu gió mùa xích đạo quanh năm nóng, với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình từ 20 0C đến 35
0
C. Lượng mưa hàng năm từ 2.700mm đến 3.810mm, mưa nhiều nhất vào thời kỳ gió mùa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Theo
ước
lượng
dân
số
năm
2005
thì
Brunây

2
khoảng 374.000 người với mật độ dân số trung bình 65 người/km . 97% dân số sống ở vùng phía tây, chỉ khoảng 10.000 người sống ở vùng núi
phía đông. Theo Hiến pháp Brunây, đạo Hồi là quốc giáo, 65% dân số Brunây theo đạo Hồi, 14% theo đạo Phật và 10% theo đạo Thiên Chúa.
Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức. Ngoài ra tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng được dùng rộng rãi. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính dùng trong
kinh doanh.
Brunây là một nước giàu có, thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới do phát triển ngành khai thác dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn.


Brunây nổi tiếng nhiều cung điện và đền đài cổ với kiến trúc truyền thống và hiện đại. Với hơn 100 thánh đường lớn nhỏ khác nhau, Brunây
được mệnh danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo tại Đông Nam á.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội của người Brunây


Những đôi tình nhân, vợ chồng cùng đi du lịch Brunây hãy kiềm chế hôn nhau nơi đông người nếu không muốn bị cảnh sát hỏi thăm vì hôn
nhau nơi công cộng bị cấm ở Brunây.
Ra đường, nếu bất ngờ bắt gặp một thiếu nữ bản địa xinh đẹp mà bạn nhìn họ chằm chằm là phạm luật và có thể bị kiện chứ đừng nói đến
chuyện đi theo tán tỉnh cho dù bạn gặp tình yêu sét đánh. Mọi hành xử "khiếm nhã" đối với phụ nữ đều có thể là tội danh trước tòa.
Người Brunây rất kỵ màu vàng cho nên khi làm khách ở đất nước này không được mặc các trang phục màu vàng. Màu vàng là màu duy nhất
dành cho hoàng gia Brunây.
Trong tháng Ramanhan những người theo đạo Hồi không ăn không uống từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Vì thế nếu bạn là người
nước ngoài có mặt ở đây vào tháng này, để tôn trọng họ bạn không nên ăn uống trước mặt họ.
Không bỏ tay vào túi quần khi đứng nói chuyện ở nơi công cộng. Khi vẫy tay ra hiệu một ai đó thì lòng bàn tay úp xuống. Tuy nhiên, khi vẫy
tay ra hiệu một ai đó mà lòng bàn tay ngửa ra và vẫy bằng một ngón thì được xem là một sự xúc phạm. Chỉ một ai đó bằng ngón trỏ bị xem là một
hành động thô lỗ. Không được bắt tay quá chặt.
Không được bắt chéo hai chân khi ngồi vì theo quan niệm của người Brunây chân là bộ phận thấp kém nhất cơ thể vì vậy không được dùng
chân để di chuyển đồ vật. Không được để lộ đế giầy cho người khác nhìn thấy vì đó là một hành động khiếm nhã.
Khi đến thăm một nhà thờ Hồi giáo phải tháo giày. Phụ nữ phải trùm đầu và không được để cánh tay trần và mặc váy ngắn đến đầu gối. Bên
cạnh đấy thì không được bước qua trước mặt người đang cầu nguyện.
Tránh khạc nhổ, cười ầm ĩ hay chửi rủa nơi đông người. Tránh sơn vẽ móng chân, móng tay, chỉ ngón tay với thái độ thiếu hòa khí chỗ đông
người.
Bạn có thể cho người hành khất tiền nhưng tránh cho họ đồ ăn uống.
Cấm truyền giáo hoặc cầu nguyện công khai tại các khu vực không có chức năng cầu nguyện.
Du khách tránh chụp ảnh người dân địa phương khi chưa có sự đồng ý của họ.
Nam giới bị cấm dùng son môi. Người Brunây không có thiện cảm với nam giới mặc trang phục giống nữ giới, đeo khuyên tai, sơn vẽ móng
chân, móng tay, để tóc lọn dài hay tết tóc, xăm hình. Họ cũng không có thiện cảm với nữ giới mặc trang phục giống nam giới, không che mặt, mặc
áo tắm hai mảnh, váy ngắn, quần soóc, hút thuốc lá.


Trong giao tiếp, nam nữ có thể bắt tay, ôm xã giao, nhưng phụ nữ không nên đưa tay ra trước. Việc hôn má xã giao cũng trái với phong tục
thông thường ở Brunây.
Hỉ mũi nơi công cộng hay trước mặt người khác là hành vi thô lỗ.
Hãy ăn bằng tay phải, tránh dùng tay trái cũng như cả hai tay. Bạn cũng không nên tặng quà hay chuyển đồ vật cho người khác bằng tay trái.
Bởi vì theo quan niệm của người Brunây tay trái là tay dơ bẩn. Tuy nhiên khi bắt tay bạn có thể dùng cả hai tay, hoặc vừa bắt tay vừa cúi chào nhẹ.

Bạn có thể nói chuyện về thời tiết, thể thao, thời trang, tôn giáo, chính trị thế giới, gia đình với người Brunây nhưng hãy tránh hỏi người đối
thoại về chồng hoặc vợ của họ, cũng tránh phô trương tài sản của bản thân.
Để bày tỏ sự thân thiện, bạn có thể vỗ nhẹ vào lưng người khác, nhưng đừng xoa đầu hay vỗ mông họ.
Khi tặng quà thì nên tặng vào lúc mới gặp, tránh tặng rượu, các vật dụng làm từ da lợn.

CAMPUCHIA
I. Giới thiệu về đất nước Campuchia

Vương quốc Campuchia là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, Thái Lan ở
phía tây, Lào ở phía bắc và Việt Nam ở phía đông. Diện tích Campuchia khoảng 181.035km2. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở độ
cao dưới 100m so với mực nước biển.
Campuchia có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa, thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông. Vào mùa hè gió tây nam từ ấn
Độ Dương và vịnh Thái Lan thổi vào mang theo hơi nước gây nên những trận mưa lớn từ giữa tháng 5 tới giữa tháng 9, có khi kéo tới tận đầu
tháng 10. Những cơn gió đông bắc mang theo không khí lạnh và khô xuất hiện từ tháng 11 tới tháng 3; thời tiết nóng và khô hơn vào tháng 4 và
tháng 5. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 25 0C.
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khơ Me và nói tiếng Khơ Me - ngôn ngữ chính thức. Dân số
Campuchia
ước
lượng
năm
2004
khoảng
13.363.421
người,
mật
độ
dân
số
trung
bình


2
74 người/km . Đạo Phật được coi là quốc đạo với 90% dân số theo đạo Phật.


Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú, đa dạng, trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa ấn Độ. Trong lịch sử
Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn. Họ coi trọng gia đình hạt
nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chính; gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội
và lễ tết của người Campuchia

1. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử

Người Campuchia ở nhà sàn bằng gỗ, mặt sàn cách mặt đất khoảng 2m, có cầu thang lên xuống. Dưới chân cầu thang có đặt vại nước để rửa
chân. Nếu đi giày dép thì phải tháo giày dép để ở chân cầu thang. Khách đến chơi cần chú ý điều này, nếu không sẽ bị coi là bất lịch sự.
Vat Phnôm là một ngôi chùa lịch sử và là một trong những chùa quan trọng nhất ở Phnôm Pênh. Đây là ngôi chùa linh thiêng thu hút khách
hành hương từ mọi miền đất nước và là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến thăm đất nước này. Điều quy định khi tham quan
chùa là không mặc quần áo ngắn, khi cúng bái bà Pênh tuyệt đối không cầu tình duyên. Xung quanh chùa có rất nhiều khỉ, chúng được nuôi thả tự
do và tuyệt đối khi gặp chúng không được đánh đập chúng.
Cách chào truyền thống của người Campuchia là hai tay chắp vào nhau để trước ngực và đầu hơi cúi nhẹ. Bạn nên đáp lại lời chào của người
khác giống như vậy, nếu không sẽ bị coi là không lịch sự.
Người Campuchia thường bình tĩnh xem xét và tiếp cận các khía cạnh của cuộc sống. Sự giận dữ là cần phải tránh, họ sẽ cảm thấy xấu hổ khi
bạn thể hiện sự tức giận và sẽ cười bạn nếu bạn giận dữ.
Nam giới và nữ giới không được thể hiện tình cảm thân mật ở nơi công cộng kể cả việc nắm tay. Người Campuchia không chấp nhận ra tín hiệu
bằng các ngón tay.
Nếu ngồi trong một ngôi đền, hãy ngồi khép chân về một bên, đừng ngồi vòng tròn chân và đừng dùng tay hay chân chỉ vào ảnh Phật.
Các thầy tu không được phép chạm vào phụ nữ, vì thế nếu bạn là phụ nữ, hãy cẩn thận khi đi cạnh các thầy tu, và tránh ngồi cạnh thầy tu trên
các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt hay tàu điện...
Có thể ăn trên đường đi, hút thuốc, huýt sáo, nhai kẹo cao su, thậm chí cười ầm ĩ nơi công cộng ở Campuchia. Tuy nhiên đừng khạc nhổ, uống

rượu say xỉn hay chửi bới nơi công cộng, đừng nhai kẹo cao su tại công sở.
Có thể phân phát tài liệu tôn giáo hợp pháp, nhưng không nên truyền giáo hay cầu nguyện công khai nơi công cộng, tại các địa điểm không có
chức năng cầu nguyện.
Không nên đi chân đất ra đường, càng không nên chải tóc, cắt, tỉa móng chân, móng tay chỗ đông người vì đó là những việc phải làm ở nơi kín
đáo.


Nữ giới không nên hút thuốc, không nên dùng khăn choàng che mặt. Khi bắt tay, nữ giới thường tránh đưa tay ra trước. Việc ôm hôn nhau nơi
công cộng bị coi là khiếm nhã. Người Campuchia cũng không quen hôn xã giao (hôn má) khi gặp gỡ.
ở Campuchia, thông thường khi đi bộ, nam giới và nữ giới thường đi bên cạnh nhau, hoặc nam đi trước, nữ theo sau. Nữ giới đi trước, nam giới
theo sau hoặc việc nam giới mở cửa cho nữ giới đều trái với tập quán địa phương.
Hỉ mũi nơi công cộng hay trước mặt người khác đều là hành vi thô lỗ.
Hãy ăn bằng tay phải, tránh dùng tay trái cũng như cả hai tay. Bạn cũng không nên tặng quà hay chuyển
đồ vật cho người khác bằng tay trái. Tuy nhiên khi bắt tay bạn có thể dùng cả hai tay, hoặc vừa bắt tay vừa cúi chào nhẹ.
Khi ngồi, không nên gõ chân xuống sàn nhà tuy nhiên bạn có thể lắc lư cổ chân.
Về ngôn ngữ cử chỉ, bạn hãy dùng dấu hiệu "OK" bằng ngón cái, thay vì kết hợp ngón trỏ và ngón cái tạo thành vòng tròn.
2. Những điều cấm kỵ trong trang phục

Theo tập quán của người Campuchia, trong tuần lễ mỗi ngày dùng một màu tiêu biểu, đó là:
Ngày chủ nhật - ngày Thái dương dùng màu hồng.
Ngày thứ hai - ngày Thái âm dùng màu vàng nhạt.
Ngày thứ ba - ngày Hỏa tinh dùng màu tím.
Ngày thứ tư - ngày Thủy tinh dùng màu lục.
Ngày thứ năm - ngày Mộc tinh dùng màu xám, trắng nhạt.
Ngày thứ sáu - ngày Kim tinh dùng màu xanh lam.
Ngày thứ bảy - ngày Thổ tinh dùng màu đen.
Thời xưa người Campuchia thích mặc quần áo đúng với màu sắc biểu thị từng ngày, sử dụng ô dù cũng cùng màu. Ngày nay, khi cử hành các
nghi lễ tôn giáo vẫn còn giữ phong tục này. Nhưng màu trắng là màu tượng trưng cho sự chết chóc, người ta kiêng kỵ mặc quần và dùng khăn
quàng màu trắng, vì vậy ngày thứ năm đổi màu trắng thành màu xám, màu lục nhạt. Trong hoàng cung chỉ có người rót nước tuyên thệ và nước
thánh cho vua mới mặc quần trắng.

Khi đi dự đám cưới nên mặc quần áo nhiều màu sắc, tránh màu đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư đến làm lễ từ sáng sớm.
ở thành phố, khi dự lễ tang mọi người đều mặc áo trắng, quần dài màu đen hoặc màu thẫm, đàn bà con gái không được mặc quần áo sặc sỡ khi
tham gia lễ tang.
Khi đi đền chùa dự lễ theo nghi thức tôn giáo, phụ nữ không được mặc quần áo mỏng hở lưng, hở ngực, nam giới không được mặc quần áo hoa
loè loẹt.


3. Tết cổ truyền của người Campuchia

Chôn Chnam Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch của dân tộc Khơ Me, Campuchia. Người Khơ Me tin rằng mỗi năm có một vị thần trên
trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày
này trở thành lễ hội truyền thống của cả cộng đồng.
Lễ hội mừng năm mới của người Campuchia thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khơ Me (khoảng giữa tháng 4 dương
lịch), kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày:
Ngày đầu tiên có tên: Môha Songkran (Chôn Sangkran Chmây)
Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơc)
Ngày thứ ba có tên: Tngai Laung Saka (Lơm Săc)
Nếu năm nhuận thì có thêm ngày thứ tư với tên gọi là: Wonbơc
Trước Tết, gia đình nào cũng tập trung chuẩn bị những bộ quần áo mới thật đẹp cho các thành viên trong gia đình để mặc trong dịp Tết, đặc
biệt trẻ em. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại nhà cửa; chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ trong những ngày Tết. Mọi công việc thường
ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi. Người người hào hứng chuẩn bị, chăm lo cho ngày Tết.
Vào đêm giao thừa, gia đình nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước vị Têvôđa mới. Trên bàn thờ có bày
sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây nến, 5 nén hương, 5 hạt cốm và nhiều loại quả khác. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong sẽ
được thần ban phước lành, gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Ngày Chôn Sangkran Chmây là ngày bắt đầu của Tết cổ truyền Campuchia. Vào ngày này mọi người Campuchia đều tham gia làm lễ rước Đại
lịch. Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Vào giờ tốt đã được chọn, bất kể sáng hay chiều (thường là vào 7 giờ sáng hoặc 5 giờ
chiều), mọi người mang theo lễ vật: hương đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch Môha Sang Kran. Môha Sang Kran đặt trong khay sơn son
thếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu,
tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả mọi người vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới.
Ngày Wonbơc là ngày thứ hai của Tết cổ truyền Campuchia, người dân làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị

sư sãi ở chùa vào buổi sáng sớm và trưa. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực
đến cho nhà chùa. Buổi chiều, nhà chùa tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Tục này có biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.
Ngày Lơm Săc là ngày thứ ba của Tết, người dân Capuchia làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào buổi sáng mọi người dâng cơm sáng cho các sư
và tiếp tục nghe các sư thuyết pháp. Chiều, mọi người đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật để tỏ lòng biết
ơn Đức Phật, đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ để bước sang năm mới mọi sự đều như ý.
Sau khi tắm tượng Phật, là đến hoạt động tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau lễ tại chùa, mọi người rước các nhà sư tới nghĩa trang để thực hiện
lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau đó ai về nhà nấy làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc ông bà , cha mẹ, xin tha
thứ những thiếu sót, lỗi lầm trong năm cũ.


Không khí náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường. Người dân đổ ra đường tham gia vào các hoạt động lễ hội
đường phố như: lễ té nước, bôi bột màu.
Tết cổ truyền của Campuchia còn đặc biệt nổi bật bởi các điệu múa Apsara quyến rũ, cùng các món ăn truyền thống mang đậm hương vị Khơ
Me dùng chung với rượu thốt nốt thơm lừng đã làm nên hương vị ngày Tết.
Trong
những
ngày
Tết,
cũng
giống
như
tục
lệ
người Việt, người Campuchia đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui.

của

Đài LOAN
I. Giới thiệu về Đài Loan


Đài Loan là một đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, nằm ở khu vực Đông á, ngoài khơi đông nam đại lục Trung Quốc, cách đại lục
Trung Quốc bởi eo biển Đài Loan với quần đảo Bành Hồ - Đài Loan có diện tích 36.179km 2.
Khí hậu Đài Loan là khí hậu gió mùa, có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 với khí hậu nóng và ẩm ướt,
mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 25 0C đến 280C. Phía bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3.
Vào mùa đông khí hậu phía nam ấm hơn phía bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía bắc thời tiết nóng và
khô. Vào các tháng 7, 8 và 9 ở Đài Loan thường có bão.
Đảo Đài Loan người đông đất ít. Tính đến cuối năm 2001, dân số Đài Loan là 22,4 triệu người, trung bình mỗi một kilômét vuông có 619
người. Cơ cấu tuổi của dân số Đài Loan có xu thế già hoá. Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Hán, chiếm trên 97% tổng dân số.
Ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan là tiếng Trung Hoa phổ thông (người Đài Loan gọi là quốc ngữ). Tôn giáo chính ở Đài Loan là
Phật giáo.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội của người Đài Loan


1. Những điều cấm kỵ đối với trẻ em

Hiện tượng trẻ thay răng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng người dân ở Đài Loan cấm răng sữa khi thay không được vứt bừa bãi. Răng
hàm trên cần phải để trên mộng cửa, hoặc chôn xuống đất; răng hàm dưới thì phải ném lên nóc nhà, nếu không thì răng mới sẽ không mọc ra được,
hoặc mọc vênh vẹo, không thẳng.
ở Quý Châu, người ta kiêng không cho trẻ mang dép khi ngủ, vì cho rằng sẽ bị ma quỷ làm mê muội. ở vùng Ôn Châu thuộc Chiết Giang,
người dân có tục cấm trẻ mặc quần áo màu sáng tươi, loè loẹt. Nếu như trẻ mặc quần áo màu đỏ, thì phải khoác thêm áo lưới bên ngoài, đeo móng
hổ hoặc mang dây nịt đặc chế để tránh tà. ở khu vực Trung Nguyên, người dân cấm không được để quần áo trẻ em qua đêm ở ngoài trời mà không
lấy vào. Người dân bảo rằng, ban đêm có rất nhiều con chim ma, e sẽ làm bẩn quần áo, khiến trẻ mang bệnh. Có hai loại nguyên nhân khiến người
dân cấm để quần áo trẻ em qua đêm mà không lấy vào như sau: một là sợ nhiễm phải bát tà, tức là nóng, nhiệt, gió, lạnh, kinh sợ, tích trữ, đói, no;
hai là sợ nhiễm phải phân của chim bất hạnh. Theo truyền thuyết thì loài chim này bay vào ban đêm và ẩn mình vào ban ngày, ẩn giấu quỷ thần
trong mình, do vốn không có con nên loài chim này thích cắp con của con người để nuôi. Nếu như thấy có quần áo trẻ con lộ ra, thì chim sẽ đến và
bắt trẻ đi mất.
Về phương diện ăn uống của trẻ em thì cũng có nhiều cấm kỵ. Dân gian cấm không cho trẻ ăn chân gà, vì sợ rằng khi đi học sẽ viết chữ xấu,
khiến cho mặt chữ trông như chân gà vậy. Lại có người cho rằng, chân gà sẽ phá hỏng chữ, sợ khi viết chữ thì tay run. Trẻ em cũng không được ăn

đuôi lợn, vì người dân cho rằng, ăn phải đuôi lợn thì luôn tụt hậu về mọi thứ, cả một đời cũng không có nơi nào chứa cho. Có người lại cho rằng,
ăn đuôi lợn sẽ khiến trẻ em nhát gan, không dám đi vào ban đêm. Người Thổ Gia còn kỵ không cho ăn mũi lợn, bảo rằng ăn rồi thì sau này khi ngủ
sẽ ngáy khò khò. Người Đài Loan cũng kỵ không cho trẻ ăn móng lợn, cho rằng như thế thì chuyện hôn nhân về sau sẽ khó mà thành, e rằng sẽ
buột mất cô dâu hoặc chàng rể. Những trẻ chưa thay răng sữa thì không được ăn bầu sống, nếu không, răng sau khi thay sẽ bị vẩu ra.
Trong dân gian có tập tục cấm không cho trẻ em đếm sao trời, tục này rất phổ biến. Những đêm mùa hạ trời trong xanh thoáng đãng, trời sao
nhấp nháy, bọn trẻ con thường hay đếm chơi. Lúc này, người lớn thường nhắc nhở chúng rằng: "Trẻ con không được đếm sao, sau này lớn lên sẽ
không biết đếm số!". Bởi vì không thể nào đếm hết sao trời, sợ trẻ cứ đếm đi đếm lại, rồi lại đếm loạn cả lên, vì thế mà người ta kỵ. Và khi chơi
đếm gạo, người ta cũng cấm không cho trẻ đếm số hạt gạo, lý do cũng giống như việc cấm không cho đếm sao trời.
Trẻ em rất thích chơi đùa, nhưng hai thứ nước và lửa lại là thứ bị cấm. Tục ngữ có câu: "nước lửa vô tình", vì vậy mà cấm không cho trẻ chơi
đùa bên sông, bên cống nước, bên bờ hồ, bên giếng nước, và cấm chúng chơi nước nóng trong khạp, trong chậu, trong nồi; phàm là những thứ liên
quan đến nước và lửa, như que diêm, hộp quẹt… đều cấm không cho trẻ con chơi. Trẻ cũng bị cấm không được ở gần lò lửa, đống lửa, chậu lửa.
Dân gian thường cúng tế thủy thần, hỏa thần, cầu cho họ có thể phù hộ cho trẻ, đừng làm hại chúng. Trẻ cũng bị cấm không được bắt chim sẻ, nếu
không, khi viết chữ thì tay sẽ bị run. Trẻ em còn bị cấm không được hốt tổ chim yến xây trong nhà, vì người ta cho rằng, hốt tổ yến sẽ bị hại đến
mắt, như thế không tốt. Trẻ em ở Hàng Châu thường bị cảnh cáo rằng, không được làm chết sâu lông, kiến, nếu không, sau khi ngủ sẽ bị tổn mệnh.
Vào ban đêm, không được soi kính, nếu không thì sẽ bị ma trêu. Không được dùng ngón tay chỉ vào mặt trăng đang khuyết, nếu không, mang tai sẽ
bị thối rữa ra.


ở một vùng Quận Thành, tỉnh Sơn Đông lại cấm kỵ không cho trẻ em ở nhà vào ngày có tiết lập xuân. Những trẻ chưa đủ mười tuổi phải đến nhà láng
giềng để qua thời khắc lập xuân, vì thế mà người ta thường gọi đó là "tránh xuân".
Việc giáo dục trẻ cũng có nhiều cấm kỵ. Thông thường mà nói thì, đánh trẻ chỉ được đánh mông, không được đánh thân trên, càng không được
đánh vào đầu, đánh vào mặt, nếu không sẽ khiến chúng "bị đánh khờ người", hoặc đến nỗi da mặt chúng dày đi, không thể nào giáo dục chúng
được nữa. Vật dùng để đánh trẻ cũng cấm không được dùng cây thước. Tục cho rằng, cây thước là vật dùng để đo độ ngắn dài, e rằng khi dùng
thước đánh trẻ thì sẽ ảnh hưởng đến việc lớn lên của chúng. Trong dân gian, người ta kiêng không đánh trẻ trong thời gian đón tết, nhất là vào
mùng một tháng giêng thì lại càng cấm kỵ. Tục cho rằng, mùng một tháng giêng là ngày khởi đầu của cả năm, nên việc cấm kỵ này có ý nghĩa là
tránh điềm không lành ngay từ ngày bắt đầu. Nếu đánh trẻ trong ngày này, thì điều đó dự báo rằng họ sẽ phải thường đánh trẻ trong suốt cả năm, và
trẻ thì phải bị đánh suốt cả năm, đó chính lại là một chuyện cực kỳ không tốt, vì thế mà nếu trẻ có làm sai gì trong thời gian đón tết thì người lớn
cũng phải hết sức kiềm chế, không đánh mắng trẻ, để cho trẻ có thể vui vẻ mà ăn tết. Ngoài ra, bình thường, khi ăn cơm cũng kỵ không được đánh
trẻ, người ta cho rằng sẽ khiến cho việc nhà trong năm gặp điều không tốt.
2. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử


Vào những ngày Tết âm lịch người Đài Loan kiêng ngày mồng một Tết không được thái rau, không được quét nhà vì họ cho rằng nếu quét nhà
ngày đầu năm mới tức là sẽ xua may mắn đi hết. Mọi rau quả để nấu cỗ tết đều phải chuẩn bị từ trước lúc giao thừa.
Chưa được sự cho phép của chủ nhà thì bạn không được tự ý đi dép vào trong nhà. Phải cởi giầy trước khi bước vào tư gia của người Đài Loan.
Người

già
cả
rất
được
kính
trọng,
thế
nên
cách
xử
sự
của
bạn
hãy
phản
ánh
sự
kính
trọng
đó.
Nếu

chỗ
đông người thì hãy nói với họ trước, hãy mở cửa cho họ. Đứng dậy khi họ bước vào phòng. Hãy nhường chỗ ngồi cho họ khi không còn ghế trống.

Bỏ kính mát ra khi giao tiếp với họ.
Khi trao đổi danh thiếp với người Đài Loan cần bỏ chút thời gian cẩn thận đọc danh thiếp của họ. Sau đó hãy đặt gần cạnh mình để tham khảo
chứ đừng nhanh chóng để danh thiếp qua một bên hoặc bỏ vào túi áo.
Trong
lưu ý:

cách

dùng

đũa

của

người

Đài

Loan

cũng

cần

- Với đũa bằng gỗ bạn có thể thấy người Đài Loan chà xát chúng trước khi sử dụng. Đây là cách để loại bỏ những mảnh rằm nếu có. Nhưng nếu
bạn là khách mà làm thế là bất lịch sự vì hành động đó có nghĩa người ta đã dành cho bạn đôi đũa rẻ tiền và xù xì.
- Đừng gắp đồ ăn trong tô hay đĩa chung bằng phía đầu đũa của bạn đã đưa lên miệng.
- Đừng ăn trước khi gia chủ cầm đũa lên.
Không
được

cắm
đũa
vào
phần
cơm
của
mình
người Đài Loan cho rằng như thế sẽ mang lại xui xẻo, vì cắm đũa vào bát cơm chỉ được dùng trong cơm cúng cho người chết.
Người Đài Loan kiêng không đụng vào đỉnh đầu của trẻ em vì đỉnh đầu là bộ phận cao quý nhất trên cơ thể.




Đừng
dùng
bàn
chân
để
vào đồ vật vì bàn chân bị coi là nơi thấp kém và dơ bẩn trên cơ thể.

di

chuyển

đồ

vật

hay


đụng

Hành vi lớn tiếng, ồn ào và thô lỗ nơi công cộng là điều rất kỵ ở Đài Loan.
Có thể thấy bạn bè trẻ tuổi cùng phái cầm tay nhau, nhưng bạn đừng khoác vai bất kỳ người Đài Loan nào.
Đừng chỉ bằng ngón trỏ mà hãy dùng bàn tay để vẫy gọi ai đó. Khi vẫy gọi, úp lòng bàn tay xuống, các ngón tay cụp vào trong, vẫy như động
tác cào.
Hãy luôn trao và nhận quà bằng hai tay.

HàN QUốC
I. Giới thiệu về đất nước Hàn Quốc

Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia theo thể chế cộng hòa nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.
Phía bắc Hàn Quốc giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 380 Bắc. Phía đông
Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Xơun Hàn Quốc có diện tích 99.373km 2.
Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm
ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và nam. Bãi bồi ven biển Saêmangum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.
Khí hậu Hàn Quốc có 2 dạng: Ôn đới gió mùa ở phía Bắc, á nhiệt đới gió mùa ở phía Nam. Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng
thời gian ngắn ngủi trong mùa hè. Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp.
Cuối năm 2005, dân số chính thức của Hàn Quốc ước tính khoảng 48.294.000 người, với mật độ dân số trung bình 474 người/km2. Trong thành
phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. ở Hàn Quốc, ngôn ngữ
chính thức là tiếng Hàn Quốc. 51% dân số Hàn Quốc có tín ngưỡng tôn giáo trong đó Phật giáo là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc với số lượng tín
đồ chiếm 23,2%.


Bất chấp những thay đổi to lớn đang diễn ra ở châu á và thế giới, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia mang đậm dấu ấn Nho giáo nhất
trên thế giới. Lối sống truyền thống của quá khứ và các phong tục được gìn giữ lâu đời vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đối với lối sống hiện đại của
người Hàn Quốc hiện nay.

II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội và lễ tết của người Hàn Quốc


1. Những điều cấm kỵ trong ăn uống

Trong bữa ăn, người Hàn Quốc không được phép sử dụng thìa và đũa cùng một lúc. Ăn cơm phải dùng thìa, gắp thức ăn phải dùng đũa.
Người Hàn Quốc rất hiếu khách. Khi có khách đến chơi họ sẽ làm rất nhiều món ăn để thể hiện tấm thịnh tình của chủ nhà đối với khách.
Nhưng khi ngồi vào bàn ăn bạn cần chú ý đến cử chỉ của mình. Trong lúc ăn cơm không được phép nâng bát cơm lên bởi nếu làm như thế là bạn
không tôn trọng những người cùng ăn, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Không được rời bàn ăn trước các vị cao niên. Khi tiếp rượu các vị cao tuổi, lúc đưa cốc rượu lên miệng không được đối thẳng mặt với các vị
tiền bối, phải nâng cốc rượu ở vị trí chếch tầm nhìn.
Khi uống rượu, nếu ly rượu sắp hết, bạn không được rót thêm vào, vì điều đó thể hiện sự không may mắn, hướng đến người ở cõi âm. Đừng tự
rót rượu vào ly cho mình. Người ta thường sẽ rót cho bạn và bạn cũng nên rót cho người khác. Hãy nhấc ly của bạn lên khi được rót và khi bạn rót
cho người khác hãy dùng tay kia đỡ lấy cánh tay đang rót.
Khi uống rượu cùng người lớn tuổi, bạn không nên uống cạn một hơi, vì như vậy là biểu hiện thái độ thiếu tôn trọng.
Trong bữa ăn, người lớn tuổi được tiếp thức ăn trước, trẻ em được tiếp sau cùng.
Tránh vừa đi vừa ăn trên đường phố. Nếu không sẽ bị coi là người không có văn hóa.
Người Hàn Quốc kiêng đội mũ khi ăn cơm, nếu không sẽ nghèo suốt đời.
2. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử

Có thể thấy hai người đàn ông nắm tay nhau dạo bước và đây chỉ là dấu hiệu của tình bạn mà thôi. Nhưng trong hầu hết những tình huống khác,
tránh đụng chạm, cầm nắm hay vỗ vào cánh tay, vai hoặc lưng một người Hàn Quốc trừ khi là bạn bè rất thân.
Kiểu vẫy "lại đây" của người phương Tây - bàn tay đưa lên, lòng bàn tay quay về phía người vẫy - chỉ được dùng để gọi chó. Cách gọi người
đúng và phù hợp ở Hàn Quốc là đưa cánh tay ra, lòng bàn tay úp xuống, các ngón tay làm động tác cào vào trong.
Khi bạn đang đứng nói chuyện với một người khác, người Hàn Quốc có thể đi qua giữa hai người thay vì đi vòng phía sau. Phép lịch sự là bước
lùi lại để người ấy đi qua. Lý do của phong tục này là ở Hàn Quốc để cho người khác phải đi sau lưng mình là bất lịch sự.
Khi dạo bước ở nơi công cộng, thông lệ ở Hàn Quốc là đi về phía bên trái của lối đi bộ.


Tránh gác một hay hai chân lên bàn ghế, hoặc nghiêng ngả trong khi ngồi. Với người dân của xứ sở kim chi thì những hành động này thể hiện
sự thiếu tôn trọng với những người ở vị trí đối diện.
Không đi giầy dép vào tư gia của người Hàn Quốc khi chưa được họ cho phép. Tốt nhất hãy bỏ giầy ra trước khi bước vào tư gia của người Hàn
Quốc. Nhưng cởi giầy trên đường phố lại là hành động bất lịch sự.

Người Hàn Quốc giống như những người á đông khác, thường tránh nói từ "không" và một cử chỉ thường được dùng để ra hiệu "không" hay
"điều rất khó" là ngả đầu ra sau và hít gió thành tiếng qua giữa hai hàm răng.
Tránh nói hay cười lớn tiếng ở nơi công cộng, trừ khi ở những buổi chiêu đãi trong kinh doanh. Bởi người Hàn Quốc coi há miệng là thô lỗ. Vì
vậy người ta có thể đưa tăm cho bạn ở cuối bữa ăn và bạn có thể xỉa răng trước mặt người khác, nhưng hãy nhớ dùng tay kia che miệng. Đừng xỉa
răng mà để lộ hàm răng.
Người già cả được kính trọng nhiều ở Hàn Quốc, thế nên hãy đứng dậy khi có người cao tuổi bước vào phòng để thể hiện sự tôn trọng. Khi ăn,
người già cầm đũa ăn mọi người mới được ăn, không cầm đũa trước người già nếu không sẽ bị coi là không hiểu phép tắc.
Sau một bữa ăn của người Hàn Quốc, nếu có đơn ca hay ca hát chung, hãy vui vẻ tham gia với họ. Nếu họ mời bạn đơn ca, phép lịch sự là bạn
cứ hát, bất kể bạn hát dở tới mức nào hoặc bài hát của bạn xoàng tới đâu, đừng từ chối.
Hỉ mũi nơi công cộng là điều khiếm nhã.
Đừng mở quà ngay khi nhận; hãy đợi sau đó, lúc ở một mình.
Chuyển đồ ăn hay đồ vật cho người khác bằng tay phải, đồng thời dùng tay trái đỡ lấy cánh tay phải. Không được chuyển bằng một tay. Khi nói
chuyện với người khác không đút tay túi quần.
Nếu bạn đang đeo kính mát, hãy bỏ ra khi nói chuyện với người khác.
Không gõ cửa trước khi bước vào phòng là bất lịch sự. Tuy nhiên người Hàn Quốc có thể không đợi cho bạn bước ra mở cửa, họ có thể gõ cửa
rồi bước vào luôn. Điều này cũng có thể xảy ra ở các nhà vệ sinh công cộng có khóa cửa bị hỏng. Trong trường hợp đó, nếu bạn đang ở trong một
buồng vệ sinh, chỉ việc hắng giọng hoặc gõ đáp lại để cho biết buồng của bạn đang có người.
Khi bước vào một phòng hội nghị hay phòng ăn, hãy đợi người ta chỉ chỗ đã được dành cho bạn. Ngay cả khi bạn là khách danh dự, cũng đừng
đi thẳng đến chỗ ngồi danh dự. Thật sự bạn cũng nên tỏ ra không muốn nhận chỗ ngồi cao nhất đó. Thái độ này biểu lộ sự khiêm tốn và rất được
người Hàn Quốc hoan nghênh.
Người Hàn Quốc rất kỵ dùng chữ "tứ" (tức con số 4) vì nó đồng âm với chữ "tử" (là chết), là điềm xấu nên trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà
khách đều không có tầng 4, số 4, nhất là trong bệnh viện: số tầng, số phòng, số giường bệnh đều không có số 4. Vì vậy nếu tiếp đón một vị khách
Hàn Quốc đến đất nước bạn thì hãy chú ý tới điều kiêng con số 4 của họ để nhận được những thiện cảm tốt nhất.


Trong đám cưới của người Hàn Quốc, nếu bên nam hay bên nữ cha mẹ họ hàng mất hơn một năm thì mọi vấn đề về hôn nhân đều phải hoãn lại.
Vào đêm tân hôn, hai người ngồi bên một chiếc bàn được gọi là chuansang hay inyonsang, có nghĩa là chiếc bàn của sự gắn kết tình ái.
Họ chỉ được phép lên giường sau khi chiếc bàn đã được mang đi.
3. Lễ tết của người Hàn Quốc


Tết Nguyên đán: Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch, là đại lễ quan trọng nhất
trong năm.

Vào ngày 30 Tết, các gia đình lo dọn vệ sinh sạch sẽ, trang hoàng nhà cửa. Buổi tối trước thời khắc giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm
bằng nước nóng để tẩy trần. Đúng vào lúc giao thừa các thanh tre được đốt trong nhà để xua đuổi tà ma.
Vào dịp Tết, các gia đình đều tiến hành nghi lễ cúng Phật, Thần linh và tổ tiên vào thời khắc giao thừa. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày
trên mặt bàn giữa nhà, có khi tới hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là tốckuc (là một loại phở nước được chế biến từ bò hay gà).
Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng.
Vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbuc để cùng gia đình cử hành nghi lễ cúng tổ tiên.
Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình. Như nhiều quốc gia Á Đông khác, trẻ em Hàn
Quốc cũng luôn là đối tượng được quan tâm nhất trong dịp Tết. Sau khi làm động tác cúi đầu chào năm mới trước người lớn và chúc họ may mắn,
chúng sẽ được người lớn thưởng tiền hoặc có một món quà quý. Sau đó cả nhà quây quần cùng nhau thụ lộc những đồ ăn vừa cúng tổ tiên. Ăn
xong mọi người sẽ đi chúc Tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh. Với trẻ em Hàn Quốc,
những ngày Tết Nguyên đán còn là dịp chúng được thoả sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như các trò:
kéo co, thả diều, bập bênh…
Câu chúc Tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là "mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn". Trong những ngày Tết, nhà nào cũng treo
"Bucjôri" ở ngoài cửa. Bucjôri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hót thóc gạo rơi vãi. Người Hàn Quốc treo vật này ngoài cửa với mong muốn
nhận được phúc lộc quanh năm.
Thực đơn cho ngày Tết nhất thiết phải có món tốckuc. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn tốckuc có nghĩa là "ăn" một năm khác. Các món
ăn khác cũng thường được dùng trong dịp Tết của người Hàn Quốc là bánh bao, bánh tráng kếp đậu xanh, chè quế, một loại rượu nấu bằng gạo, các
loại thịt cá... Tuy nhiên, có một món không thể thiếu đối với các gia đình Hàn Quốc không chỉ trong dịp Tết mà cả năm, đó là món kim chi. Ngoài
ra còn có một món đặc biệt khác là cháo gạo nếp nấu với thịt bò và rau đậu.
Lễ hội Đanô: Đanô có nghĩa là mùng 5 tháng 5 âm lịch được diễn ra ở thành phố Kangnưng trong thời gian một tháng bắt đầu từ ngày 5 tháng 4
âm lịch. Vào ngày này người nông dân thường nghỉ công việc đồng áng cả ngày để tham gia lễ hội. Trong lễ Đanô, người phụ nữ thường gội đầu
bằng một loại lá đặc biệt gọi là lá mống mắt với hy vọng tránh được tai ương, rủi ro. Các hoạt động trong ngày lễ rất phong phú, bao gồm những
nghi thức: tế thần núi, nấu rượu "thần", tế pháp sư và các loại hình biểu diễn truyền thống khác như múa mặt nạ...


×