Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Chương 1: Giới thiệu về quản lý tổng hợp chất thải docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.06 KB, 14 trang )



PhÇn 1
Lý thuyÕt











9
1
Giới thiệu về quản lý tổng hợp chất thải

Virginia Maclaren

Việc quản lý chất thải ở các nớc Đông Nam á thờng có hai vấn đề chủ
yếu : một là làm thế nào thu gom hết chất thải rắn phát sinh và hai là chôn lấp
chúng một cách phù hợp với môi trờng. Tiêu điểm của cuốn sách này là quản
lý tổng hợp chất thải (QLTHCT), đôi khi còn đợc gọi là quản lý tổng hợp chất
thải bền vững (Van de Klundert and Anschutz 2001). QLTHCT là cách tiếp cận
mới trong quản lý chất thải, nó đa ra những cách thức quản lý khác nhau giúp
giảm bớt đồng thời sức ép về thu gom và chôn lấp chất thải. Cách tiếp cận này
làm tăng tính bền vững cả về môi trờng, cả về kinh tế và xã hội của hệ thống
quản lý chất thải nói chung.
Thuật ngữ tổng hợp có nghĩa là nối kết hay phối hợp với nhau. Quản lý


tổng hợp chất thải bao gồm ít nhất ba loại phối kết hợp sau: (1) Phối kết hợp các
chiến lợc quản lý chất thải, (2) Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật
pháp, chính trị, thể chế, môi trờng và công nghệ trong quản lý chất thải, và (3)
Phối kết hợp ý kiến, u tiên và năng lực cung cấp dịch vụ của các nhóm liên
quan. Hình 1.1 minh hoạ từng loại phối kết hợp này và chúng cũng sẽ đợc mô
tả chi tiết hơn ở các mục tiếp theo. Phần cuối của chơng này sẽ trình bày các
bớc lập kế hoạch cho QLTHCT và thảo luận ngắn về trật tự QLTHCT.
1.1. Phối kết hợp các chiến lợc quản lý chất thải
Phối kết hợp các chiến lợc quản lý chất thải bổ sung thêm các phơng án
quản lý chất thải cho cách quản lý truyền thống là chỉ thu gom rồi chôn lấp.
Giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ và thu hồi năng lợng là
các chiến lợc chuyển dòng vận động chất thải ra khỏi bãi chôn lấp do đó tăng
tuổi thọ của bãi chôn lấp và giảm chi phí cả về kinh tế lẫn môi trờng trong
quản lý chất thải. Phối kết hợp các chiến lợc chuyển dòng này vào trong quy
hoạch quản lý chất thải là cơ sở để xác định nhu cầu về năng lực thu gom chất
thải và tuổi thọ của bãi chôn lấp. Thu hồi năng lợng từ thiêu đốt chất thải
không chỉ đơn thuần là sản xuất năng lợng mà còn làm giảm bớt khối lợng
chất thải phải chôn lấp tới 90%. Tuy vậy, thu hồi năng lợng không phải là
11
phơng án khả thi về kinh tế và về kỹ thuật khi mà còn có một tỷ lệ chất thải
hữu cơ lớn trong nguồn thải. Bởi vì chất thải hữu cơ có độ ẩm cao, gây khó khăn
cho việc thiêu đốt. Bảng 1.1 là ví dụ minh hoạ về thành phần chất thải hữu cơ ở
Việt Nam.

Giải pháp
chiến lợc
Giảm nguồn thải
Tái sử dụng
Tái chế
Làm phân hữu


Thu gom
Thu hồi năng
lợng
Chôn lấp
Các bên liên quan
Chính phủ
Công nghiệp
Cộng đồng địa phơng
Cáctổchứcquầnchúng
Khu vực phi chính quy
Cáctổchứccộngđồng
Các tổ chức phi chính phủ
Các khía cạnh
Xã hội
Kinh tế
Pháp luật
Chính trị
Thể chế
Môi trờng
Công nghệ
Quản lý tổng hợp chất thải
Bề
n
v

n
g
v


k
i
n
h
t
ế
Bền vững về môi trờng
B

n
v
ững
v

x
ã

hội

Hình 1.1. Quản lý tổng hợp chất thải.

12
Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển và mức tiêu dùng gia tăng, tỷ
lệ giấy và nhựa trong chất thải cũng sẽ tăng lên đáng kể. Khi đó các phơng pháp
thu hồi năng lợng nh sản xuất khí sinh học từ chất thải hữu cơ cần đợc nghiên
cứu áp dụng.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị ở Việt Nam năm 2002
Thành phần
chất thải
Hà Nội Hải Dơng

Thành phố
Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Hữu cơ 49.5% 46,6% 60,1% 71,4%
Chất trơ 19.0% 27,7% 17,1% 5,7%
Giấy 1.9% 5,8% 5,4% 6,2%
Nhựa 14,9% 3,4% 3,1% 8,6%
Kim loại 6,38% 4,9% 1,24% 1,2%
Thủy tinh 6,9% 1,2% 4,1% 6,2%
Cao su, da 0,6% 5,8% 3,2% 3,2%
Chất thải nguy hại 0,5% 1,4% 1,3% 0,1%
Khác 0,4% 3,2% 4,4% 2,3%
Nguồn: Các báo cáo hiện trạng môi trờng của các Sở Ti nguyên v Môi trờng năm 2003.
Giảm nguồn thải có nghĩa là giảm cả lợng thải lẫn mức độ độc hại của
chất thải tại nguồn phát thải. Giảm nguồn thải trong công nghiệp bao gồm giảm
lợng thải trong quá trình sản xuất. Ví dụ, một ngành công nghiệp sử dụng than
để sản xuất năng lợng trong quá trình sản xuất có thể giảm lợng tro than thải
ra bằng cách chuyển sang sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lợng. Giảm
nguồn thải trong công nghiệp cũng bao gồm cả việc sản xuất sản phẩm tạo ít
chất thải khi sử dụng chúng.
Hộ gia đình có thể giảm thải tại nguồn lúc họ mua sản phẩm tạo ít chất
thải hơn khi sử dụng và khi thải bỏ. Ví dụ, một hộ gia đình có thể lựa chọn giữa
hai sản phẩm tơng tự, trong đó một sản phẩm với ít gói bọc hơn thì sự lựa chọn
sản phẩm ít bao bì sẽ giúp giảm phát thải.
Một giải pháp chiến lợc thúc đẩy giảm nguồn thải trong công nghiệp là
thực hiện chơng trình sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn giúp công nghiệp
13
những cách thức làm tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất của mình
thông qua giảm ô nhiễm tại nguồn. Các giải pháp chiến lợc khác bao gồm áp
dụng một mức phí cao đối với việc chôn lấp chất thải tại bãi chôn lấp, kể cả việc

áp dụng trách nhiệm mở rộng của ngời sản xuất là một cách thức đòi hỏi các
nhà sản xuất công nghiệp có trách nhiệm xử lý chất thải từ sản phẩm của họ (thí
dụ nh máy vi tính hay xe ô tô) mà ngời tiêu dùng thải bỏ.

Các giải pháp chiến lợc thúc đẩy hộ gia đình giảm nguồn thải có thể tập
trung chủ yếu vào giáo dục và suy nghĩ hành động về việc làm thế nào để giảm
phát thải trong quyết định mua hàng của họ.
Tái sử dụng, tái chế và làm phân hữu cơ là những thuật ngữ đồng nghĩa với
việc giảm nguồn thải. Tái sử dụng là sử dụng lại sản phẩm hay vật liệu mà không
có sự sửa đổi đáng kể. Chúng chỉ cần làm sạch hoặc sửa chữa trớc khi sử dụng
lại. Tái chế khác với tái sử dụng ở chỗ nó đòi hỏi sự biến đổi nhiều hoặc chế biến
nhất định về vật lý, hoá học hay sinh học. Chế biến phân hữu cơ là một dạng của
tái chế chất thải bởi vì trong quá trình ủ phân các quá trình sinh học biến đổi
chất thải hữu cơ (thờng là thức ăn và rau quả) thành phân bón hữu cơ giàu dinh
dỡng. Mặc dù phân hữu cơ có hàm lợng dinh dỡng không cao nh phân hoá
học nhng nó rất hữu ích nh là bộ điều tiết chất mùn cho sản xuất nông
nghiệp.
ở Việt Nam hoạt động kinh tế không chính thức, ví dụ nh hoạt động của
những ngời thu mua chất thải là các vật dụng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.
Một ớc tính về đóng góp kinh tế của khu vực không chính thức ở Hải Phòng
cho thấy giá trị vật liệu tái chế thơng phẩm ở đây là vào khoảng 2,1 triệu USD
(tơng đơng 30,152 tỷ VND) vào năm 2000. Các vật liệu tái chế thơng phẩm
bao gồm giấy, kim loại, nhựa và thuỷ tinh. Một điều tra khác đợc tiến hành
năm 1996 ở Hà Nội (DiGregorio et al. 1997) đa ra con số 6.000 lao động có
thu nhập từ công việc thu mua chất thải cho tái chế và tái sử dụng. Nghiên cứu
này ớc tính hoạt động không chính thức này đã giảm khoảng 20-25% lợng
chất thải cho các bãi chôn lấp, tức vào khoảng 80.000 tấn chất thải mỗi năm.
Một lợi ích kinh tế bổ sung quan trọng từ hoạt động không chính thức này là
giảm bớt chi phí của chính quyền thành phố cho việc thu gom chất thải.
Mặc dù khu vực không chính thức hiện đang hoạt động tốt trong lĩnh vực

thu gom chất thải, nhng các giải pháp chiến lợc nhằm thúc đẩy tái sử dụng và
tái chế vẫn cần tính đến nhằm vào mở rộng và hỗ trợ phát triển hoạt động này,
nh giáo dục ngời dân hiểu biết về lợi ích môi trờng của việc tái sử dụng và
tái chế chất thải, thực hiện các chơng trình phân loại chất thải tại nguồn thành
loại hữu cơ và loại vô cơ. Phân loại chất thải tại nguồn có thể giúp cho việc thu
mua chất thải của hoạt động kinh doanh không chính thức tốt hơn. Sự phân loại
14

×