BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ
Modul 1
(Dùng cho các lớp Ngành luật và Lớp chất lượng cao K.42)
BÀI TẬP NHÓM (2018)
Sinh viên chú ý:
- Sau khi nhận bài tập, các nhóm trưởng thảo luận xác nhận sự lựa chọn của
nhóm mình với bài tập để các nhóm trong cùng một lớp thảo luận không làm
cùng một bài tập (các nhóm làm cùng một bài tập bị trừ 2 điểm).
- 7 điểm dành cho trường hợp trả lời và phân tích đúng các câu hỏi của tình
huống.
- 2 điểm dành cho nhóm làm bài có sự sáng tạo, cách lý giải độc đáo hoặc có
trích dẫn nhiều nguồn tài liệu, nhiều quan điểm khác nhau để giải quyết những
nội dung nhất định của bài tập ; có nguồn trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ, rõ
ràng.
- 1 điểm dành cho bài trình bày đẹp, rõ, không có lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật.
- Trong thuyết trình giảng viên có thể thưởng điểm cho sinh viên tích cực phát
biểu và có nhiều ý kiến đúng.
Bài tập số 1
A (17 tuổi) thường lợi dụng đêm tối và tại các đoạn đường vắng để tấn công các
đôi tình nhân và phụ nữ qua đường. Một buổi tối, chị H và anh M đang ngồi tâm
sự ven đường thì bất ngờ bị A xuất hiện, chiếu đèn pin vào mặt anh M và vung
gậy đánh. Bất ngờ bị đánh đau, M bỏ chạy. A quay lại đe dọa, kéo H xuống bãi cỏ
gần đó và thực hiện hành vi hiếp dâm. Trước khi bỏ đi, A lấy chiếc túi xách của
chị H (bên trong có tiền, điện thoại di động và một số nữ trang, tổng tài sản trị giá
20 triệu đồng). Hành vi của A phạm tội hiếp dâm và tội cướp tài sản được quy
định tại khoản 1 Điều 141 và tội cướp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 168
BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội hiếp dâm mà A đã thực hiện theo tình huống nêu trên thuộc loại tội nào
theo phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS. (1,5 điểm)
2. Hãy nêu những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống
nêu trên (1,5 điểm)
1
3. Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu đối với hành vi phạm tội nêu trên (2
điểm)
4. Giả sử khi A mới đe dọa, xé quần áo nhưng chưa thực hiện được hành vi giáo
cấu với chị H thì anh M quay lại cùng một số người khác làm A sợ hãi phải bỏ
chạy thì A có phải chịu TNHS về tội hiếp dâm không? Tại sao? (2 điểm).
Bài tập số 2
K (đang có vợ) và T (đang có chồng) là hai người cùng xã quen biết rồi có
quan hệ tình cảm bất chính với nhau. Mối quan hệ bất chính của K và T bị N
(chồng của T phát hiện). Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, T
bàn với K tìm cách giết N. T báo cho K biết thời gian, đoạn đường N thường đi
lấy hàng vào sáng sớm để K chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết N. Hành
vi của K và T sau đó bị tòa án kết án theo khoản 1 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội phạm mà K, T thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc cấu thành tội
phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng (1,5 điểm)
2. Phân tích, xác định động cơ phạm tội và lỗi của người phạm tội trong tình
huống nêu trên. (2 điểm)
3. Giả sử K vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản (chưa
được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội
của K được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm (2 điểm)
4. Giả sử sau khi giết N, K còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc xe
máy (trị giá 7 triệu đồng) thì T có phải chịu THNS cùng với K về tội cướp tài sản
không? Tại sao? (1,5 điểm)
Bài tập số 3
A lợi dụng đêm tối vào nhà bà B (60 tuổi, độc thân) chiếm đoạt tài sản. Bị
chủ nhà phát hiện, A dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu bà B, sau đó lục tìm lấy
tiền, vàng. Khi lấy được tiền, vàng, điện thoại của bà B (trị giá 60 triệu đồng)
định bỏ đi thì phát hiện bà B còn sống, A đã bóp cổ nạn nhân đến chết. A sau đó
đã bị tòa án kết án về tội giết người theo khoản 1 Điều 123 và tội cướp tài sản
theo khoản 2 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi:
2
1. Tội giết người và tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên
thuộc cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng? Tại sao? (1,5
điểm)
2. Phân tích, xác định lỗi của người phạm tội trong tình huống nêu trên. (2 điểm)
3. Giả sử A vừa chấp hành xong hình phạt 5 năm tù về tội cướp giật tài sản (chưa
được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội
của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm (2 điểm)
4. Giả sử A mới 17 tuổi thì hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu đối với hai
tội trong tình huống nêu trên là báo nhiêu năm tù? (1,5 điểm)
Bài tập số 4
Sau nhiều năm làm thuê ở khu vực biên giới, nhân dịp về quê ăn Tết, T rủ
hai cháu M (15 tuổi), N (17 tuổi) (là người cùng xã) lên khu vực biên giới Lạng
Sơn “làm thuê”. Đến Lạng Sơn T nói đưa M và N đi chơi nhưng thực chất là lén
lút đưa M và N qua biên giới rồi và bán hai cháu cho chủ chứa mại dâm người
Trung Quốc lấy 40 triệu đồng. Hành vi phạm tội của T được quy định tại khoản 2
Điều 150 và khoản 2 Điều 151 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi mà T thực hiện trong
tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9
BLHS. (1,5 điểm)
2. Phân tích, xác định những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong
tình huống nêu trên. (2 điểm)
3. Phân tích, xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của T trong tình huống nêu
trên. (1,5 điểm)
4. Giả sử T mới 17 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì hình phạt nặng
nhất mà T có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (2 điểm)
Bài tập số 5
Để có tiền chơi game, A, B, C (đều 15 tuổi) bàn nhau mang dao, gậy gỗ đi
cướp tài sản. Vào buổi tối, thấy đôi tình nhân ngồi tâm sự trên đoạn đường vắng,
A dùng dao đe dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền. Người thanh niên
phản ứng, thì bị B vung gậy đánh mạnh vào đầu (gây thương tích, tỷ lệ tổn
thương cơ thể cho nạn nhân 15%). Dù bị đánh nhưng người thanh niên vẫn chống
3
trả quyết liệt. Cùng lúc đó có chiếc ô tô chiếu đèn sáng đi đến, chưa lấy được tài
sản nhưng cả ba tên phải bỏ chạy. Ba tên A, B, C sau đó bị bắt và bị xét xử theo
khoản 2 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội
nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. (1,5 điểm)
2. Phân tích, xác định dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện tội
phạm trong tình huống nêu trên. (2 điểm)
3. Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu trên.
(1,5 điểm)
4. Giả sử khi thực hiện hành vi nêu trên B mới 13 tuổi thì B có phải chịu trách
nhiệm hình sự cùng với A, C không? Tại sao? (2 điểm)
Bài tập số 6
A là tiếp viên hàng không nhờ N (công nhân kỹ thuật sửa chữa máy bay)
giấu 2 kg vàng (trị giá hơn 2 tỷ đồng Việt Nam) dưới ghế ngồi của A trên máy bay
để đưa từ Việt Nam sang Hàn Quốc bán kiếm lời. Vụ việc sau đó bị phát hiên, A
và N bị công an bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, A và N còn thừa nhận đã hai lần
thực hiện hành vi nêu trên, mỗi lần A thu lợi khoảng 200 triệu đồng, mỗi lần N
được A trả 5 triệu đồng. Hành vi phạm tội của A cấu thành tội buôn lậu và thuộc
trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 188 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội buôn lậu mà A thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo
phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. (1,5 điểm)
2. N có bị coi là đồng phạm với A trong vụ án theo tình huống nêu trên không?
Tại sao? (1,5 điểm)
3. Phân tích, xác định động cơ phạm tội và lỗi của A, N đối với hành vi phạm tội
trong tình huống nêu trên. (2 điểm)
4. Giả sử A là người Hàn Quốc sang Việt Nam công tác khi về nước đã thực hiện
hành vi nêu trên để kiếm lời thì trách nhiệm hình sự của A được giải quyết thế
nào? (2 điểm)
4
Bài tập số 7
Sau khi ly hôn người vợ cũ A được quyền nuôi con trai là C (8 tuổi). A kết
hôn với B, nhưng do thù ghét người vợ cũ nên vợ chồng A, B đối xử rất tồi tệ với
cháu C (cháu C thường xuyên bị bỏ đói, không được đi học, đi chơi, không được
liên lạc với ông bà và mẹ suốt 2 năm và còn thường xuyên bị đánh đập). Một lần
do nghi ngờ cháu C trộm tiền, A và B đã thay nhau đánh đập làm cháu C bị gãy
xương sườn, rạn nứt sọ não và nhiều thương tích khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể
là 35%. Hành vi của A, B cấu thành tội phạm theo khoản 2 Điều 185 và khoản 3
Điều 134 BLHS.
Câu hỏi:
1.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà A, B
thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm
tại Điều 9 BLHS. (1,5 điểm)
2. Phân tích, xác định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm mà A, B
thực hiện trong tình huống nêu trên (2 điểm)
3. Phân tích, xác định động cơ phạm tội và lỗi của A, B đối với hành vi phạm tội
trong tình huống nêu trên. (1,5 điểm)
4. Giả sử A mới chấp hành xong hình phạt 5 năm tù về tội tổ chức đánh bạc (chưa
được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội
của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)
BÀI TẬP HỌC KỲ (2018)
Modul 1
(Dùng cho các lớp Ngành luật và Lớp chất lượng cao K.42)
Sinh viên chú ý:
- SV có thể làm cùng một bài tập nhưng bài làm giống nhau sẽ bị trừ điểm, tùy
theo mức độ. Nếu bài làm giống nhau từ 50% trở lên thì cả 2 bài bị điểm không.
- Làm bài tập ngoài các bài Bộ môn luật hình sự chuyển cho SV cũng bị điểm
không.
- 7 điểm dành cho trường hợp trả lời và phân tích đúng các câu hỏi của tình
huống.
- 2 điểm dành cho bài làm có sự sáng tạo, cách lý giải độc đáo hoặc trích dẫn
nhiều nguồn tài liệu, nhiều quan điểm khác nhau để giải quyết những nội dung
nhất định của bài tập; có nguồn trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ, rõ ràng.
5
- 1 điểm dành cho bài trình bày đẹp, rõ, không có lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật.
Bài tập số 1:
A là cán bộ hải quan làm việc tại cửa khẩu. Kiểm tra lô hàng nhập khẩu của
ông B, A phát hiện số lượng hàng vượt quá rất nhiều so với hóa đơn (số hàng vượt
quá trị giá 800 triệu đồng). Ông B liền gọi A ra chỗ vắng, đưa cho A chiếc phong
bì bên trong có 300 triệu đồng và đề nghị A bỏ qua cho số hàng vượt quá của
mình. A nhận tiền và đồng ý cho B mang hàng qua cửa khẩu. Hành vi của B sau
đó bị xét xử về tội buôn lậu theo khoản 3 Điều 188 và tội đưa hối lộ theo khoản 2
Điều 364 BLHS.
Câu hỏi:
1. Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân loại tội phạm
đối với tội buôn lậu và tội đưa hối lộ mà B đã thực hiện trong tình huống nêu
trên. (1,5 điểm)
2. A có đồng phạm với B tội buôn lậu không? Tại sao? (2 điểm)
3. Nếu B vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội buôn bán hàng cấm và chưa
được xóa án tích, nay lại phạm hai tội như tình huống nêu trên thì trường hợp
phạm tội của B bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)
4. Giả định, trong lô hàng B còn giấu 2 kg thuốc phiện nên B bị xét xử thêm tội
mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) thì A có bị coi là đồng phạm
với B về tội mua bán trái phép chất ma túy không? Tại sao? (2 điểm)
Bài tập số 2:
A, B (cùng 17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh gác
cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc xe
máy của C ra khỏi cổng (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà C)
bắt giữ. B lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực T rồi bỏ chạy.
Anh T sau đó đã tử vong. Hành vi của B cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản
2 Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân loại tội
phạm đối với tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B đã thực hiện trong
tình huống nêu trên. (1,5 điểm)
6
2. Với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà toà án có thể áp
dụng đối với B là bao nhiêu năm tù? (2 điểm)
3. Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm
cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao? (2 điểm)
4. A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên
không? Tại sao? (1,5 điểm)
Bài tập số 3:
A có ý định giết chị C (là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc
vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức
khoẻ không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn
với bột sắn dây. Chị C không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc
uống và đã tử vong. A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành vi
phạm tội trong tình huống nêu trên. (2 điểm).
2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống
nêu trên. (1,5 điểm).
3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có thể
áp dụng với hành vi phạm tội của A? (1,5 điểm)
4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên, A đã bị
kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần phạm tội
này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm).
Bài tập số 4:
A kể với bạn trai là B (30 tuổi) về mâu thuẫn với bạn cùng thuê phòng trọ
là C vì C có lần xúc phạm nhân phẩm của B. Nhân lúc A về quê, biết C ở phòng
trọ một mình, B nảy sinh ý định gặp C để giải quyết mâu thuẫn.
Khoảng 10 giờ đêm, B đến phòng trọ của C giả vờ hỏi thăm A. Khi thấy
các phòng trọ xung quanh mọi người đã ngủ hết, B bất ngờ dùng dây xiết cổ C
đến khi C bất tỉnh. Nghĩ rằng C đã chết nên B lấy điện thoại và tiền trong túi xách
của C rồi bỏ đi (số tài sản trị giá 7 triệu đồng). Được người xung quanh phát hiện
đưa đi cấp cứu kịp thời nên C không chết. B bị truy cứu TNHS về hai tội: tội giết
người theo khoản 1 Điều 123 và tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi:
7
1. Hãy xác định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình
huống nêu trên (1,5 điểm)
2. Từ các dữ liệu đã cho, hãy xác định hình thức lỗi đối với hành vi phạm tội của
B? (1,5 điểm)
3. Hình phạt nặng nhất mà B có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (2 điểm)
4. Nếu B vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản (chưa được
xóa án tích) lại có hành vi phạm tội theo tình huống nêu trên, thì trường hợp
phạm tội của B được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)
8