Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lớp 11 cảm ỨNG điện từ 41 câu từ đề thi thử THPTQG năm 2018 các trường không chuyên trên cả nước image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.92 KB, 11 trang )

Câu 1(Sở GD & ĐT Gia Lai) Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, được đặt vuông góc với
các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-3 T. Từ thông gửi qua khung dây là 10-4
Wb. Chiều rộng của khung dây nói trên là:
A. 10 cm.

B. 1 cm.

C. 1 m.

D. 10 m.

Đáp án A
+ Từ thông qua khung dây được xác định bằng biểu thức   Bs  Bab  b 


104

 0,1 m.
Ba 0, 25.4.103

Câu 2 (Sở GD & ĐT Gia Lai) Khi từ trường qua một cuộn dây gồm 100 vòng dây biến thiên, suất điện
động cảm ứng từ xuất hiện trên mỗi vòng dây là 0,02 mV. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trên cuộn
dây có giá trị là:
A. 0,2 mV.

B. 20 mV.

C. 2 V.

D. 2 mV.


Đáp án D
+ Suất điện động trên cả cuộn dây E = ne =100.0,02 = 2 mV.

Câu 3 (Sở GD & ĐT Gia Lai) Cho một khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ


B ,  là góc hợp bởi B và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông gửi qua S là
A.   BS .

B.   BS tan  .

C.   BScos  .

D.   BSsin  .

Đáp án C
+ Công thức tính từ thông   Bs cos  .
Câu 4(THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc lần 1) Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển
động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. vận tốc chuyển động của thanh.

B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.

C. chiều dài của thanh.

D. cảm ứng từ của từ trường.

+ Suất điện động của thanh kim loại chuyển động tịnh tiến trong từ trường không phụ thuộc vào bản chất
của thanh kim loại đó.
 Đáp án B

Câu 5(THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc lần 1) Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng
A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.


B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với
đường sức từ.
C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường
sức từ.
D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
+ Theo định luật Lenxo dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống
lại nguyên nhân sinh ra nó.
 Đáp án D
Câu 6 (THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc lần 1) Định luật Lenxo là hệ quả của định luật bảo toàn
A. dòng điện.

B. động lượng.

C. năng lượng.

D. điện tích.

+ Định luật Lenxo là hệ quả của định luật bảo toàn năng lượng.
 Đáp án C
Câu 7 (THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 2) Đơn vị của độ tự cảm L là
A. Wb (Vê be).

B. H (Hen ri).

C. T (Tes la).


D. V (Volt).

Đáp án B
+ Đơn vị của độ tự cảm L là henri.
Câu 8(THPT Triệu Sơn 2 Thanh Hóa) Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường không phụ
thuộc vào
A. độ lớn cảm ứng từ.

B. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ.

C. nhiệt độ môi trường.

D. diện tích đang xét.

Đáp án C
+ Từ thông qua diện tích S không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Câu 9 (THPT Triệu Sơn 2 Thanh Hóa) Một cuộn dây có hệ số tự cảm 10 mH có dòng điện 20 A chạy
qua. Năng lượng từ trường tích lũy trong cuộn dây là
A. 2 J.

B. 0,4 J.

C. 1 J.

Đáp án A
+ Năng lượng từ trường trong cuộn dây E L  0,5Li 2  2 J.

D. 4 J.



Câu 10(THPT Nam Định) Đơn vị của từ thông là
A. tesla (T).

B. vôn (V).

C. vebe (Wb).

D. henry (H).

Đáp án C
+ Đơn vị của từ thông là Wb.

Câu 11 (THPT Nam Định) Từ một mạch kín đặt trong một từ trường, từ thông qua mạch biến thiên một
lượng  trong một khoảng thời gian ∆t. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín này được
xác định theo công thức
A. ec 

t
2.

B. ec 


t

C. ec 

t



D. ec 


2.t

Đáp án B
+ Độ lớn của suất điện động cảm ứng được xác định bằng biểu thức eC 


.
t

Câu 12(THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc lần 1) Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng
từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của mặt S là α. Từ thông qua diện tích S được tính
theo công thức:
A. Ф = BStanα.

B. Ф = BSsinα.

C. Ф = BScosα.

D. Ф = BScotanα.

Đáp án C
+ Từ thông qua diện tích S được xác định bởi công thức   BScos .

Câu 13 (THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc lần 1) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó
gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.
Đáp án D
+ Suất điện động cảm ứng và suất điện động tự cảm nói chung có sự khác nhau, suất điện động tự cảm chỉ
là một trường hợp đặc biệt của suất điện động cảm ứng.
Câu 14(THPT Bỉm Sơn Thanh Hóa) Chọn phát biểu sai


A. Hiện tượng xuất hiện dòng Fu – cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Dòng Fu – cô xuất hiện trong một tấm kim loại dao động giữa hai cực nam châm.
C. Dòng Fu – cô trong lõi máy biến thế là dòng điện có hại.
D. Một tấm kim loại nối với hai cực của một nguồn điện, thì trong tấm kim loại xuất hiên dòng Fu – cô.
Đáp án D
+ Bản chất dòng Fu – co là dòng điện cảm ứng, nó xuất hiện khi từ thông qua một tấm kim loại biến thiên
 D sai.

Câu 15 (THPT Bỉm Sơn Thanh Hóa) Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô không xuất hiện trong:
A. Bếp từ.

B. Nồi cơm điện.

C. Lò vi sóng.

D. Quạt điện.

Đáp án D
+ Nồi cơm điện không có dòng điện fuco.
Câu 16(THPT Đồng Đậu Vĩnh Phúc lần 1) Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. từ thông cực đại qua mạch.

B. từ thông cực tiểu qua mạch.
C. điện trở của mạch.
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Đáp án D
+ Suất điện động tự cảm tỉ lệ với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Câu 17 (THPT Vĩnh Xuân Yên Bái) Chọn phát biểu sai về hiện tượng tự cảm?
A. Hiện tượng tự cảm không xảy ra trong mạch điện xoay chiều.
B. Hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện một chiều khi ngắt mạch.
C. Hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện một chiều khi đóng mạch.
D. Hiện tượng tự cảm luôn xảy ra trong mạch điện xoay chiều.
Đáp án A
+ Dòng điện xoay chiều có cường độ và chiều biến thiên theo thời gian nên luôn xảy ra hiện tượng cảm
ứng điện từ  A sai.


Câu 18 (THPT Vĩnh Xuân Yên Bái) Đặt hai khung dây dẫn kín thuộc cùng một mặt phẳng trong một từ
trường biến thiên đều theo thời gian. Diện tích của khung dây hai bằng một nửa diện tích của khung dây
một.Suất điện động cảm ứng trong khung dây một là 1V. Suất điện động cảm ứng trong khung dây hai là
A. 0,25V.

B. 0,5V.

C. 2V.

D. 4V.

Đáp án B
+ Ta có suất điện động tỉ lệ với diện tích  khung dây thứ hai có diện tích một nữa  e 2  0,5 V.
Câu 19(THPT Thăng Long Hà Nội) Hiện tượng tự cảm là hiện tượng:
A. Xuất hiện dòng điện khi nối mạch với nguồn.

B. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
C. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
D. Cảm ứng từ xảy ra do cường độ dòng điện trong mạch đó biến thiên.
Đáp án D
+ Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do chính dòng điện trong mạch biến thiên gây ra.
Câu 20(THPT Thăng Long Hà Nội) Một vòng dây có diện tích 0,05 m2 đặt trong từ trường đều có cảm
ứng từ B = 0,2 T sao cho mặt phẳng dây vuông góc với đường sức từ. Từ thông qua vòng dây có giá trị
nào sau đây:
A. 4 Wb.

B. 0,02 Wb.

C. 0,01 Wb.

D. 0,25 Wb.

Đáp án C
+ Từ thông qua vòng dây   BS  0, 01 Wb.

Câu 21 (THPT Thăng Long Hà Nội) Một khung dây dẫn quay đều xung quanh một từ trường đều có
cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Từ thông qua khung biến đổi theo phương trình Φ =
Φ0cosωt Wb. Suất điện động cực đại trong khung được tính bằng công thức
A. E 0 

0


B. E 0   0

C. E 0  2  0


D. E 0 


0

Đáp án B
+ Suất điện động cực đại trong khung E 0   0

Câu 22 (THPT Thăng Long Hà Nội) Một khung dây tròn phẳng diện tích 2 cm2 gồm 50 vòng dây được
đặt trong từ trường có cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình bên. Véc tơ cảm ứng từ hợp


với véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 600. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện
trong khung dây:

A. 4 V.

B. 0,5 V.

C. 0,5 V.

D. 5 V.

Đáp án B
+ Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây:
ec 

 NB0,05Scos 60


 0,5 V.
t
0, 05

Câu 23(THPT Lương Đắc Bằng Thanh Hóa) Từ thông trong một mạch điện kín giảm đều một lượng
ΔΦ trong khoảng thời gian Δt thì độ lớn của suất điện động cảm ứng được xác định theo biểu thức :
A. ec 


t

B. ec  t

C. ec 

t


D. ec  


t

Đáp án A
+ Độ lớn của suất điện động cảm ứng được xác định bằng biểu thức ec 


t

Câu 24(THPT Lương Đắc Bằng Thanh Hóa) Một thanh dây dẫn dài 20 cm chuyển động tịnh tiến trong

từ trường đều có B = 5.10-4 T. Véc tơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh, vuông góc với véc tơ cảm
ứng từ và có độ lớn 5 m/s. Suất điện động cảm ứng trong thanh là :
A. 0,5 mV.

B. 5 mV.

C. 0,5 V.

D. 50 mV.

Đáp án A
+ Giả sử rằng trong khoảng thời gian t , thanh chuyển động
d  vt .
 Diện tích mà thanh quét được  l.v. t .
 Suất điện động xuất hiện trong thanh

được một đoạn


ec 

 BS

 Bvl  5.104.5.0, 2  5.104 V
t
t

Câu 25 (THPT Lương Đắc Bằng Thanh Hóa) Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fucô
gây trên khối kim loại, người ta thường:
A. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện.

B. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.
C. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.
D. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong.
Đáp án B
+ Để giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fuco người ta thường chia khối kim loại thành nhiều lá
mỏng và ghép cách điện lại với nhau.

Câu 26 (THPT Lương Đắc Bằng Thanh Hóa) Đơn vị của hệ số tự cảm là:
A. Vôn(V).

B. Tesla(T).

C. Vêbe(Wb).

D. Henri(H).

Đáp án D
+ Đơn vị của hệ số tự cảm là Henry H.

Câu 27 (THPT Lương Đắc Bằng Thanh Hóa) Đơn vị của từ thông là
A. Vôn(V).

B. Tesla(T).

C. Ampe(A).

D. Vêbe(Wb).

Đáp án D
+ Đơn vị của từ thông là Webe (Wb).

Câu 28(THPT Việt Trì Phú Thọ lần 1) Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì
năng lượng từ trường của cuộn dây được tính theo công thức
A. LI2

B. 2LI2

Đáp án D
+ Năng lượng từ trường của cuộn dây E  0,5LI 2

C. 0,5LI

D. 0,5LI2


Câu 29 (THPT Việt Trì Phú Thọ lần 1) Hai khung dây tròn đặt sao cho mặt phẳng chứa chúng song
song với nhau trong từ trường đều. Khung dây (1) có đường kính 20 m và từ thông qua nó là 30 mWb.
Khung dây (2) có đường kính 40 m, từ thông qua nó là
A. 15 mWb.

B. 60 mWb.

C. 120 mWb.

D. 7,5mWb.

Đáp án C
+ Ta có   S  với diện tích gấp 4 lần thì từ thông qua khung dây (2) là 120 mWb.
Câu 30 (THPT Vũ Thế Lang Yên Bái) Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một
ống dây rỗng gồm N vòng, diện tích S, có chiều dài l?
A. L  4.107.


N 2l
S

B. L  4.107.

N 2S
l

C. L  107.

NS
l

D. L  107.

N 2S
l

Đáp án B
+Độ tự cảm của ống dây được xác định bằng biểu thức L  4.107.

N 2S
l

Câu 31 (THPT Vũ Thế Lang Yên Bái) Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện
qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện
trên ống dây trong khoảng thời gian đó là
A. 40V.


B. 10V.

C. 30V.

D. 20V.

Đáp án B
+ Suất điện động xuất hiện trong ống dây e tc  L

i
10  0
 0,1
 10 V.
t
0,1

Câu 32 (THPT Phạm Văn Đồng Gia Lai lần 1) Khung dây kim loại phẳng có diện tích S, có N vòng

dây, quay đều với tốc độ góc ω quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều B . Chọn


gốc thời gian t = 0 s là lúc pháp tuyến n của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ E .
Biểu thức xác định từ thông φ qua khung dây là
A. φ = NBSsinωt.

B. φ = ωNBScosωt.

C. φ = NBScosωt.

D. φ = ωNBSsinωt.


+ Biểu thức xác định từ thông   NBScos t.

Câu 33 (THPT Triệu Sơn 2 Thanh Hóa lần 2) Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ
trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây
đó bằng


A. 480 Wb.

B. 0 Wb.

C. 24 Wb.

D. 0,048 Wb.

Đáp án D
+ Từ thông qua khung dây   BS  1, 2.0, 2.0, 2  0, 048 Wb.
Câu 34 (THPT Thiệu Hóa Thanh Hóa lần 1) Một ống dây có độ tự cảm L = 0,5 H muốn tích lũy năng
lượng từ trường 100 J trong ống dây thì cường độ dòng điện qua ống dây là
A. 10 A.

B. 30 A.

C. 40 A.

D. 20 A.

Đáp án D
+ Ta có E  0,5LI 2  I  20 A.


Câu 35 (THPT Thiệu Hóa Thanh Hóa lần 1) Một vòng dây phẳng có đường kính 10 cm đặt trong từ
1
trường đều có độ lớn cảm ứng từ B  T . Từ thông gửi qua vòng dây khi véc tơ cảm ứng từ B hợp bởi

0
mặt phẳng vòng dây một góc α = 30 là
A. 50 Wb.

B. 0,005 Wb.

C. 12,5 Wb.

D. 1,25.10-3 Wb.

Đáp án D
+ Từ thông qua vòng dây   BScos  

1
.0, 052.cos 60  1, 25.103 Wb.


Câu 36(THPT Nguyễn Thị Minh Khai Hà Tĩnh) Một khung dây dẫn đặt trong từ trường thì từ thông qua
khung dây không phụ thuộc vào
A. cảm ứng từ của từ trường.
B. diện tích của khung dây dẫn.
C. điện trở của khung dây dẫn.
D. góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây.
Đáp án C
+ Từ thông qua khung dây không phụ thuộc vào điện trở của khung dây.

Câu 37 (THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương) Xét mạch có diện tích S đặt trong vùng có từ trường đều
 

B , B hợp với vectơ pháp tuyến n góc α. Từ thông gửi qua mạch là:
A.   BSsin 

B.   BScos 

C.  

B
Scos 

D.  

BS
cos 


Đáp án B
+ Từ thông gởi qua mạch   BScos 

Câu 38 (THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương) Cuộn dây độ tự cảm L có dòng điện qua cuộn dây là i
thì từ thông trong cuộn dây là
A. Φ = –Li'.

B. Φ = Li.

C.   Li 2


D.  

L
i

Đáp án B
+ Từ thông qua cuộn dây   Li
Câu 39(THPT Sóc Sơn Hà Nội lần 1) Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ thuận với
A. diện tích của mạch

B. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch

C. độ lớn từ thông gửi qua mạch

D. điện trở của mạch

Đáp án B
+ Độ lớn suất điện động cảm ứng tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
Câu 40 (THPT Nam Trực Nam Định) Một khung dây dẫn kín, phẳng diện tích 25 cm2 gồm 10 vòng
dây đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến
thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Biết điện trở của khung dây bằng 2 Ω. Cường độ dòng điện chạy
qua khung dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,4 s là

A. 0,75.10-4 A.

B. 0,75.10-4 A.

C. 1,5.10-4 A.

Đáp án A

+ Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây

eC 


B
2, 4.103
 NS
 10.25.104
 1,5.104 V.
t
t
0, 4

D. 0,65.10-4 A.


eC 1,5.104
 Cường độ dòng điện cảm ứng i 

 0, 75.104 A.
R
2

Câu 41 (THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc lần 3) Nếu một vòng dây quay đều trong từ trường đều, dòng
điện cảm ứng trong vòng dây
A. đổi chiều sau mỗi vòng quay

B. đổi chiều sau mỗi nửa vòng quay


C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng quay

D. không đổi chiều

Đáp án B
+ Khi khung dây quay đều trong từ trường đều thì dòng điện cảm ứng sẽ đổi chiều sau mỗi nửa vòng
quay.



×