Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

tiểu luận về phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.58 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRỪƠNG ĐẠI HỌC SU PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
…………………………

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ
MẦM NON
Đề tài: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THIÊN
NHIÊN VÔ SINH Ở TRƯỜNG MẦM NON VỸ DẠ

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. Lê Thị Nhung

Nguyễn Như Quỳnh
Mã SV: 15S9021144

Lời cám ơn
Để hoàn thành tiểu luận môn học này, tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến giảng
viên ThS. Lê Thị Nhung – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện tiểu luận.
Xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường mầm non Vỹ Dạ đã tạo điều kiện


cho tôi được đến quan sát và khảo sát tình hình thực tế của trường, tôi cũng xin
cám ơn các cô giáo trong trường đã không ngần ngại bỏ chút thời gian để cho tôi ý
kiến trong việc phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ thông qua hoạt động khám phá
thiên nhiên vô sinh.


Dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sự
góp ý, bổ sung để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
Tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Như Quỳnh

MỞ ĐẦU
1. lí do chọn đề tài
Một trong những nền tảng để đất nước phát triển đi lên đó là trí thức, mà
kho tàng trí thức của nhân loại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được


điều này, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và nhà nước ta đã
khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục là quốc
sách hàng đầu và đầu tư có chiều sâu, việc phát triển con người, nguồn nhân lực
trung tâm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, gữi gìn bản sắc
văn hoá dân tộc và cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì vậy mà giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là rất
cần thiết. Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiên
quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diên cho trẻ, tạo c ơ sở
cho quá trình phát triển sau này của trẻ. Một trong những mục tiêu của giáo dục
mầm non là giáo dục trẻ “Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có
một số kĩ năng cơ bản cần thiết khi bước vào trường phổ thông để tiến tới lĩnh hội
kiến thức sâu rộng”.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động. Hoạt động làm
quen với môi trường xung quanh là một bộ phận quan trọng, tạo cơ hội điều kiện
cho trẻ được quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, có tác dụng góp phần

tích cực vào việc giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục tình cảm, trí tuệ, thầm
mĩ, đạo đức cho trẻ. Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, trẻ sẽ
được hòa mình với những thứ gần gũi xung quanh chúng từ đó việc tiếp thu những
kiến thức và những kĩ năng đối với trẻ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh thì hoạt động khám
phá thiên nhiên vô sinh cũng có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ. Thiên nhiên vô sinh là tập hợp các yếu tố có bản chất vô cơ, có mặt ở
khắp nơi xung quanh chúng ta, nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của động
thực vật, con người và ngược lại, nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh.
Do vai trò quan trọng của nó đối với đời sống con người và ảnh hưởng của nó đến
thiên nhiên hưu sinh, nên việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với thiên nhiên vô sinh
là rất quan trọng.


Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển được khả năng quan sát của trẻ
trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh. Giúp trẻ phát huy được tính tích
cực và chủ động trong quan sát, từ đó trẻ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn trí
thức của trẻ phong phú, hình thành những biểu hiện chính xác về các sự vật, hiện
tượng trong thế giới thiên nhiên vô sinh. Vì quan sát là một kĩ năng vô cùng quan
trọng là cơ sở ban đầu, đặt nền móng vững chắc cho những kĩ năng của nhận thức
và sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Quan sát cũng là yếu tố đầu tiên giúp trẻ
tiếp nhận kiến thức về mọi mặt của đối tượng một cách dễ dàng và chính xác hơn
khi khám phá chúng.
Tuy nhiên trong thực tế, việc vận dụng khả năng quan sát của trẻ vào các
hoạt động còn chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng để đúc kết thành lý luận
phổ biến trong ngành giáo dục mầm non. Hiện nay trong ngành giáo dục mầm
non, đa số các giáo viên trong các trường mầm non chưa nắm được các phương
pháp, biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát khi làm khám phá thiên nhiên vô sinh.
Hình thức quan sát chủ yếu thông qua một số tiết học, hoạt động dạo chơi, nội
dung quan sát còn nghèo nàn, sơ sài, gò bó trong khoảng lớp học, ít đưa vào hoàn

cảnh cụ thể, trẻ ít được tiếp xúc với việc thật, vật thật, với những tình huống thật
trong cuộc sống. Do đó trẻ bị hạn chế trong việc phát huy tính tích cực sáng tạo
chủ động khi quan sát, vì vậy những biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh dễ
bị mất đi, khó tồn tại trong trí nhớ của trẻ, đồng thời khả năng quan sát của trẻ sẽ
không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức phù hợp đúng theo các độ tuổi.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Thực trạng phát triển kỹ năng quan
sát cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở
trường mầm non Vỹ Dạ.” để điều tra và nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng để làm cơ sở phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu


Quá trình tổ chức hoạt đông khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm
non Vỹ Dạ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phát triển kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua
hoạt đông khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Vỹ Dạ.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm hiểu được thực trạng phát triển kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Vỹ
Dạ một cách chính xác và dựa trên cơ sở đó để xây dựng được những biện pháp
phù hợp nhằm phát triển một cách tối đa kỹ năng quan sát cho trẻ thông qua hoạt
động khám phá thiên nhiên vô sinh. Thì đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích của
sinh viên và giáo viên mầm non để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng quan sát

cho trẻ sau này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về việc phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường
mầm non Vỹ Dạ. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển
kỹ năng quan sát ở trẻ thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu, sách báo để tìm hiểu cơ sở lý
luận của các yếu tố có liên quan đến việc phát triễn kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cưu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra giáo viên về việc phát triển kỹ năng quan
sát cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.
Điều tra bằng trao đổi đàm thoại: thu thập thông tin qua việc trò chuyện, trao đổi
trực tiếp với giáo viên trong trường mầm non Vỹ Dạ về các vấn đề liên quan tới đề
tài


6.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm excel 2016

7. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non Vỹ Dạ-TP Huế.

8. Đóng góp mới của đề tài
Đề ra các biện pháp giúp phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Giáo dục mầm non ở nhiều nước (Anh, Úc, Pháp, Xingapo, Hàn quốc...)
nhìn nhận đứa trẻ như một thực thể tích hợp và trẻ cũng sống, lĩnh hội kiến thức
trong môi trường mà ở đó tất cả các yếu tố tự nhiên-xã hội và khoa học đang
quyện vào nhau tạo thành môi trường phong phú cho trẻ phát triển. Giáo dục mầm
non ở các nước như Anh, Pháp, Thụy điển, Nhật bản quan tâm đến sự phát triển
nhận thức của trẻ, nhưng lại không nhấn mạnh vào học các kỹ năng cơ bản mà trẻ
cần phải có mà chỉ quan tâm đến ý tưởng của trẻ, sự suy nghĩ của chúng và sự chia
sẻ những ý tưởng đó với cô giáo, bạn bè.
Chương trình giáo dục mầm non ở Úc, Niu Dilan được xây dựng theo quan
điểm tích hợp, nhìn nhận đứa trẻ là trung tâm. Mục tiêu chương trình nhằm hình
thành ở trẻ những phẩm chất chung những lại không nhấn mạnh việc tiếp thu các
kỹ năng, kiến thức đơn lẻ. Ít nhiều khi trẻ thực hiện các kĩ năng cũng còn cần đến
sự giúp đỡ của người lớn, giáo viên mầm non.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiên nay, áp dụng theo quan điểm sư phạm tích hợp, đang được
quan tâm nhiều hơn và có nhiều công trình nghiên cứu đáng ghi nhận, trong đó


phải kể đến những tác giả như, TS Nguyễn Thị Hòa, TS NGuyễn Thị Ánh Tuyết,
TS Nguyễn Thị Thu Hiền, TS Nguyễn Thị Oanh... Và việc nghiên cứu về giáo dục
mầm non được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong nước thực hiện với nhiều bài
viết. Sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu.
TS Lê Xuân Hồng với giáo trình, Phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ
mầm non, trong giáo trình có nếu các kỹ năng cần phát triển cho trẻ, phân tích tầm
quan trọng của các kỹ năng đối với trẻ ở từng độ tuổi trong đó có kỹ năng quan

sát. Những nhìn chung tác giả chỉ mới nêu một cách khái quát chưa đi sâu vào
từng kỹ năng trong từng lĩnh vự cụ thể.
TS Hoàng Thị Phương, giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ
làm quen với môi trường xung quanh, đã nếu ra những vấn đề cơ bản về môi
trường xung quanh trẻ cần khám phá. Các mục tiêu, nội dung, phương pháp, và
môi trường... trong khám phá môi trường xung quanh. Trong giáo trình mới khái
quát về môi trường xung quanh nói chung chưa đi sâu vào cụ thể các môi trường
như thiên nhiên hữu sinh, vô sinh, môi trường xã hội....
Giáo viên Lê Thị Mi ở trường mầm non Hồng Thái Tây tỉnh Quảng Ninh
với sáng kiến kinh nghiệm về đề tài” một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát
của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả”.
Trong sáng kiến đã nếu ra được tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với trẻ
em nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, đồng thời đưa ra các biện pháp để nâng cao
kỹ năng quan sát cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với một số loài quả.
Nhưng trong sáng kiến chưa nêu rõ các đặc điểm của kỹ năng quan sát.
Những tác giả trên chưa ai đi sâu phân tích những kỹ năng cụ thể như quan
sát, so sánh, phân tích... Và chưa có ai đi sâu vô phân tích các hoạt động cụ thể
trong khám phá môi trường xung quanh. Kỹ năng quan sát là một kỹ năng rất quan
trong đối với trẻ đó là tiền đề để thực hiên được các kỹ năng tiếp theo vậy nên tôi
xin chon đề tài” Thực trạng phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Vĩ Dạ” để
nghiên cứu.


1.2. Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
1.2.1. Kĩ năng
Trong cuộc sống người ta thường khen hành vi của một ai đó, ví dụ: Em
viết chữ đẹp thật, em thuyết trình thật hay... Điều này, có nghĩa là chúng ta đang
nói về những cá nhân ấy đã biết sử dụng kiến thức học được vào thực tế một cách
thuần thục các nhiệm vụ khác nhau của cuộc sống đó là kỹ năng. Có kỹ năng sẽ

giúp con người ta làm rất nhiều việc thành công, hiệu quả mà tiết kiệm được nhiều
thời gian công sức. Vậy kỹ năng là gì? Kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiện
một số hoạt đông nào đó, kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung và được
hình thành dần dần trong suốt cả cuộc đời [ 7; tr3].
Kỹ năng thường có những đặc điểm như là: Mức độ tham gia của ý chí cao, hành động
luôn có sự kiểm tra của thị giác,chưa bao quát toàn bộ hành động, thường chú ý ở phạm
vi hẹp hay động tác đang làm và tốn nhiều năng lượng thần kinh và cơ bắp.
Kỹ năng được hình thành ra sao? Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay
chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận
của chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành nhanh
hay chậm thì kỹ năng cũng đều trải qua những bước sau đây:
Hình thành mục đích. Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải
sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì”
Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Thường cũng là tự làm. Cũng có những kế hoạch chi tiết
và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.
Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc
buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường
và từ thầy của mình.
Luyện tập kỹ năng. Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thầy hoặc tự
mình luyện tập.
Ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó
trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên
việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ


năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn
thiện bản thân mình.
Sự hình thành kỹ năng giúp hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phức
tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập,
nội dung học tập xác định. Khi hình thành kỹ năng học tập cho học sinh cần phải làm gì?

Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ
giữa chúng. Giúp học sinh hình thành mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đối
tượng cùng loại. Xác lập được mối quan hệ giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến
thức tương ứng.

1.2.2. Kĩ năng quan sát
Quan sát là sự tri giác sự vật, hiện tượng có kế hoạch có mục đích. Đó là
hoạt động nhận thức phức tạp, có sự tham gia của tri giác, tư duy, lời nói, sự chú ý
bền vững. Trong đó kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng của trẻ có ý nghĩa lớn đối với
việc hiểu đối tượng quan sát. Khi tổ chức cho trẻ quan sát, giáo viên đồng thời giải
quyết các nhiệm vụ: cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng quan sat, phát triển tính
ham hiểu biết, giáo dục thẩm mỹ[ 9; tr92].
Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụ thuộc vào thị giác, tích
cách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển. Và việc rèn luyện kỹ năng
này sẽ rất có ích cho công việc cũng như trong cuộc sống cho mỗi người. Vậy kỹ
năng quan sát là khả năng tri giác có mục đích nhằm phát hiện những đặc điểm
thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh.
Kỹ năng quan sát của mỗi con người không hoàn toàn bẩm sinh mà nó
được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của con người, phụ thuộc
vào sự rèn luyện và giáo dục. Kết quả quan sát phụ thuộc trước hết vào mục đích
đặt ra rõ ràng đến mức nào, việc định hướng chú ý vào những đối tượng quan sát
và việc tổ chức kế hoạch tiến hành quan sát và cách thức quan sát.
Quan sát đóng vai trò quan trọng đối với nhận thức của con người về thế giới
trong hoạt động, nhất là trong lao động và trong nghiên cứu khoa học.
Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ mẫu giáo thì quan sát lại càng đóng vai trò


hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh. Do đó việc rèn
luyện và phát triển khả năng quan sát của trẻ là rất cần thiết. Độ tuổi mầm non là
giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện. Một đời sống tâm lý

phong phú cho trẻ vì vậy những gì mà trẻ lĩnh hội trong giai đoạn đầu đời này đều
phải chuẩn, phải chính xác, phải đúng đắn. Kỹ năng quan sát giúp trẻ hình thành
những hiện tượng chính xác, rõ ràng, cặn kẽ, tỉ mỉ về các sự vật, hiện tượng trong
thế giới hiện thực khách quan. Các kết quả do quá trình quan sát sẽ là nguồn tài
liệu cung cấp cho quá trình nhận thức lý tính, giúp trẻ dần dần chuyển từ tư duy cụ
thể (trực quan – hành động trực quan – hình tượng) sang tư duy trừu tượng.
Ở Tuổi mẫu giáo trẻ đã bắt đầu làm chủ tri giác, đó chính là tính chủ định trong tri
giác, hay nói một cách khác thì trẻ tri giác có chủ định hay gọi là quan sát. Kỹ
năng quan sát có thể được rèn luyện để phát triển. Muốn quan sát tốt, cần có sự tập
trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó. Ví dụ như khi quan quan sát một
viên đất sét thì chúng ta cần phần tích mỗi mặt của viên đát sét đó, từ màu sắc,
hình dạng, kích thước, độ cứng mềm dẻo, sự chìm nổi của vật, tác dụng của viên
đất,...
Sự phát triển kỹ năng quan sát còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn
bị cho trẻ vào học lớp 1 phổ thông và cho cả quá trình học tập, nhận thức lâu dài
của trẻ sau này. Bởi vì quan sát là cơ sở đầu tiên để nhận biết tích lũy những biểu
tượng cơ bản ban đầu của trẻ, những biểu tượng đó sẽ được trẻ ghi nhớ ở trong
đầu và khi cần sẽ lấy ra sử dụng, tùy thuộc vào việc hướng dẫn trẻ quan sát như
thế nào, phương pháp có phù hợp và thu hút trẻ hay không thì sự nghi nhớ của trẻ
sẽ khác nhau.
1.1.3. Đặc điểm kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Nhìn chung ở trẻ 3-4 tuổi kỹ năng quan sát của trẻ còn hạn chế về cả chất
lượng và số lượng, bởi lẽ ở độ tuổi này trẻ chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát
triển các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng quan sát, mà quan sát là một hoạt động nhận
thức phức tạp, có sự tham gia của tri giác, tư duy, lời nói, sự chú ý bền vững. Nên
khi phân tích đặc điểm kỹ năng quan sát cần phân tích các yếu tố cấu thành của kỹ


năng quan sát sau đây:
Về khả năng tri giác của trẻ 3-4 tuổi.

Tri giác là gì? Theo tâm lý học tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một
cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác
động vào các giác quan của chúng ta[2; tr124]. Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng
theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải tổng số các cảm giác mà
là sự khái quát đã được trừu xuất từ cảm giác trong đó mối liên hệ qua lại giữa các
thành phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: nhìn một bức
tranh trẻ hiểu được bức tranh đó vẽ công viên, trường học hay một cánh đồng vì
các hình vẽ nằm trong cấu trúc nhất định, có mối quan hệ qua lại xác định, do đó
chúng tạo nên bức tranh tổng thể. Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà
nó diễn ra trong quá trình tri giác. Tri giác là quá trình tích cực được găn liền với
hoạt động của con người, nó mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức
cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kế hợp của các yếu tố cảm
giác và vận động[2; tr127].
Tri giác có vai trò rất quan trọng trong quá trình quan sát. Với tư cách là
một mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác có vai trò quan trong
đối với con người nói chung và với trẻ em nói riêng, nó là thành phần chính của
nhận thức cảm tính, nhất là với người trưởng thành. Tri giác là một điều kiện quan
trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường
xung quanh. Hình ảnh của tri giác thực hiên chức năng điều chỉnh các hành động.
Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất chủ động và có mục đích là quan
sát đã làm cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật.
Ở độ tuổi 3-4 tuổi trẻ đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn
bằng lời của người lớn, trẻ đã biết tri giác nhất là những đồ vật quen thuộc. Trẻ tự
tổ chức được quá trình tri giác của mình. Trong qúa trình tri giác trẻ rất tò mò, ham
hiểu biết, hay đặt câu hỏi vì sao, vì sao chiếc lá có màu xanh, vì sao trời mưa... Vì
ở độ tuổi này trẻ có những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 3 nên nhu cầu quan
sát tìm tòi về cuộc sống, thế giới xung quanh, nhu cầu thích làm người lớn rất cao.


Trẻ luôn suy nghĩ người lớn làm được thì mình cũng làm được mà không biện tự

lượng sức mình nghĩ rằng mình đã lớn và làm được tất cả. Tính đúng đắn trong
việc phân biệt màu sắc, kích thước của trẻ được phát triển cao hơn so vói giai đoạn
nhà trẻ. Trẻ biết phân biệt được màu sắc, kích thước, hình dạng, đặc điểm bên
ngoài của sự vật hiện tượng nào đó nhưng còn ở dạng sơ khai. Khi cho trẻ quan sát
một vật nào đó ở độ tuổi này thì đòi hỏi giáo viên phải chọn ra những vật có màu
sắc chuẩn để trẻ có thể nhận ra và gọi tên được, đối với kích thước cũng vậy khi
cho trẻ so sánh kích thước vật này với vật kia đòi hỏi giáo viên phải chọn 2 đối
tượng có sự chênh lệch về hình dạng là rất lớn, thì trẻ mới phân biệt được sự khác
nhau về hình dạng giữa 2 vật đó vì độ tuổi này trẻ chỉ so sánh bằng mắt.
Tri giác của trẻ còn mang tính tự kỷ. Khi trẻ quan sát và nhận biết được
chiếc xe của bố mình là nó có màu đỏ, nhưng khi trẻ bắt gặp một chiết xe màu đỏ
được cô giáo chạy đến trường, hay một người nào đó chạy ngoài đường, thì trẻ
khăng khăng đó là xe của bố mình và khóc vì người khác lấy mất xe của bố. Hay
khi mẹ may cho trẻ chiếc khăn màu hồng trẻ biết được đó là khăn của mình nó co
màu hồng, và trong đầu trẻ sẽ nghĩ chỉ có nó mới có chiếc khăn màu hồng đó, và
khi trẻ thấy bạn mình cũng có chiếc khăn như vậy thì ngay lập tức đòi của bạn cho
bằng được, vì cho rằng đó là chiếc khăn của mình. Điều này chúng tỏ rằng trẻ chỉ
nhận diện một sự vật nào đó qua thao tác chụp ảnh nghĩa là chỉ biết được đặc điểm
của sự vật đó mà không chú ý đến các vấn đề khác như chủ sở hữu là ai, hoặc sự
tồn tại của chiếc khăn hay chiếc xe không chỉ có một mà rất nhiều
Về khả năng tư duy.
Thực tiễn cuộc sống có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu, song để
làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó,
phải vạch ra cái bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của chúng. Quá
trình đó gọi là tư duy.
Tư duy là một quá trình nhân thức tâm lý phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong khách quan mà trước đó ta chưa biết[2; tr140].



Đối với trẻ 3-4 tuổi đây là một bước ngoặc mới của sự tư duy. Đến đầu tuổi
mẫu giáo tư duy của trẻ có một bước ngoặc rất cơ bản. Đó là chuyển từ tư duy
bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những
hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong
theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tư duy cuả trẻ đã băt đầu dựa vào những hình ảnh
của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy
trực quan - hành động sang kiểu tư duy trực quan - hình tượng. Đồng nghĩa với
việc này thì quan sát đối với trẻ trở nên dễ dàng hơn, trẻ không cần phải thao tác
nhiều với sự vật hiện tượng mà trước đó ở lứa tuổi nhà trẻ thường hay làm mà trẻ
chỉ cần nhìn vào sự vật hiện tượng đã biết được tên gọi của sự vật hiện tượng đó,
đồng thời cô sẽ sử dụng lời nói khiến trẻ tìm hiểu sâu hơn về sự vật hiện tượng đó.
Tuy nhiên bước chuyển này mới chỉ là một bước nhảy từ bờ bên này( tuy duy bình
diện bên ngoài, tư duy trực quan - hành động) sang bờ bên kia( tư duy bình diện
bên trong, tư duy trực quan - hình tượng) nên nó mới chỉ là điểm khởi đầu của
loại tư duy mới. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đạt tới tư duy trực quan hình tượng,
nhưng hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hành động. Thí
nghiệm sau đây sẽ chứng minh điều đó rõ ràng: Người ta đưa ra một bài toán cho
những trẻ em thuộc ba độ tuổi: mẫu giáo bé (3-4 tuổi) mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). nội dung bài toán đó là, trước mắt các em là một thanh gỗ
được đặt lên cái trục sao cho thanh gỗ có thể xoay được, một đầu thanh gỗ ở gần
đứa trẻ còn đầu kia thì ở xa nhưng lại có treo ở đấy một thứ đồ chơi khá hấp dẫn.
Vấn đề là làm sao có thể lấy được cái đồ chơi đó. Để giải bài tóan này thì 2 nhóm
có 2 cách khác nhau. Mẫu giáo bé( 3-4 tuổi) : Đại bộ phận trẻ đều cầm ngay lấy
đầu thanh gỗ ở gần rồi đẩy đi đẩy lại, và tình cờ khi đầu thanh gỗ bị đẩy ra xa thì
lập tức đầu kia có treo đồ chơi lại chuyển đến gần, và em bé có thẻ lấy đồ chơi một
cách dễ dàng và ngẫu nhiên. Mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn: Trẻ không vội làm
ngay mà phải ngẫm nghĩ một lúc, sau đó mới đưa tay đẩy đầu thanh gỗ ở phía
mình ra xa, do đó đầu bên kia có đồ chơi sẽ lập tức lại gần, và em bé đưa tay ra lấy
đồ chơi một cách dễ dàng. Khi hỏi các em tại sao làm như vậy thì có em trả lời” Vì



cháu thấy nó như chiếc cầu bạp bênh, cứ đầu này lên đầu kia lại xuống”. trong
trường hợp này em đã giải bài toán bằng cách dựa vào những biểu tượng cũ: hình
ảnh chiếc cầu bập bênh.
Điều cần rút ra ở đây là tuy duy của trẻ mẫu giáo bé vẫn còn gắn liền với hành
động vật chất bên ngoài. Chỉ ở cuối tuổi mẫu giáo bé và trong những trường hợp
thật đơn giản thì trẻ mới dùng kiểu tư duy trực quan - hình tượng. Chẳng hạn khi
hỏi em bé: Cái thước ném xuống nước thì chìm hay nổi? Bé nói ngay là” nổi”. Vì
sao? Bé trả lời” vì cháu thấy que củi thả xuống nước cũng nổi” . Trong trường hợp
này, việc giải bài toán lại được dựa vào biểu tượng cũ, tức là trẻ đã biết dùng tư
duy trực quan hình tượng[5; tr267].
Vì vậy để giáo dục phát triển tư duy cho trẻ ở thời điểm này giúp trẻ tích lũy nhiều
biểu tượng thì hãy cho trẻ quan sát, tiếp xúc và va chạm với sự vật hiện tượng
muôn màu muôn vẻ, đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năng
thu nhận những ấn tượng bên ngoài nhằm làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày
một phong phú.
Tư duy trẻ ở giai đoạn này còn gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan. Tư
duy là một quá trình phát triển những thuộc tính bên trong và những quy luật
khách quan của sự vật để tìm hiểu một vấn đề gì đó, người ta cần phải có thái độ
khách quan,càng khách quan bao nhiêu càng dễ tiến gần đến chân lý bấy nhiêu.
Trẻ mẫu giáo bé mới bước tới ngưỡng cửa của tu duy trong khi thế giới nội tâm
của trẻ còn chưa được phân hóa thành những chức năng rõ ràng như người lớn.
Trong đời sống hằng ngày mỗi tình huống vừa là một trường hành động, vừa là
một nguồn cảm xúc, vừa là hoàn cảnh có vấn đề đẻ kích thích tư duy. Đứng trước
tình hình đó, hoạt động tâm lý con người thoạt đầu là mang tính tổng hợp, dần dần
mới được phân hóa ra, đặc biệt khi hoạt động tư duy đã trở nên mạnh mẽ thì hành
động tạm ngưng lại và cảm xúc cũng được nén lại. Lúc ấy tư duy cho phép con
người nhận biết rõ thế giới bên ngoài và bên trong: một bên là thế giới bên ngoài
với những vật cụ thể, mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó được. Một bên là thế giới bên
trong những hình ảnh, những biểu tượng của sự vật, hiện tượng, những ý muốn, ý



đồ của mình. Đó là ở người lớn nhưng còn ở trẻ em ở đầu lứa tuổi mẫu giáo, thì trẻ
đã biết tư duy nhưng tư duy của trẻ chưa đạt tới trình độ cần thiết để phát hiện ra
quy luật khách quan, bởi vì tư duy vẫn còn dính liền với hành động, lại bị chí phối
bởi những cảm xúc, khiến cho trẻ khó nhận biết được đâu là thế giới bên trong,
đâu là thế giới bên ngoài. Trẻ chưa nhận ra được rằng những ý nghĩ, những ý
muốn trong tâm trí của mình chỉ là hình ảnh hay tượng trưng trong đầu óc của
mình cũng chính là sự vật. Ranh giới giữa cái thực và cái hư, giữa ý nghĩ của mình
và ý nghĩ của người chưa rõ[5; tr269]
Trẻ cũng rất hay để ý đến những chi tiết vụn vặt, bởi vì những chi tiết ấy
đối với trẻ lại là tổng thể. Trẻ không bao quát được khi nhìn một sự vật bao gồm
nhiều chi tiết phức tạp mà chỉ để tâm lần lược đến từng chi tiết một và không liên
kết các chi tiết ấy lại với nhau thành một tổng thể. Chẳng hạn đưa ra cho trẻ một
bức tranh nông thôn thì trẻ chỉ lần lược nhận ra đây là cái cây, đây là cái nhà, đây
là con gà...
Đặc biệt trẻ không nhận ra những mối liên quan giữa các chi tiết bộ phận trong
một sự vật. Mỗi chi tiết mỗi bộ phận để lại trong trí óc trẻ như một biểu tượng hỗn
thể, tách biệt tự tại
Về khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt bởi vì nó bao gồm các yếu tố
(đơn vị: âm vị, hình vị, từ, câu và các đơn vị trên câu) và các quan hệ giữa những
yếu tố đó (quan hệ truyền tính- ngang và quan hệ liên tưởng-dọc). Ta hiểu khái
niệm tín hiệu là một sự vật( hoặc một thuộc tính của vật chất, một hiện tượng) kích
thích vào giác quan của con người, làm cho con người tri giác được và lĩ giải, suy
diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật đó( đại diện cho một cái gì đó không phải là
chính nó[6; tr7].
Có thể nói ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con người,
đặc biệt là các quá trình nhận thức. Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ
dàng, nhanh chóng hơn và làm cho các tri giác trở thành khách quan đầy đủ và rõ

ràng hơn. Ví dụ việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh( quy luật về tính lựa chọn của


tri giác) việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn của tri giác nếu được kèm theo bằng
lời nói thầm hay nói thành tiếng thì diễn biến sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ rõ hơn.
Ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn, vì quan sát là tri giác tích
cực, có chủ định và có mục đích. Tính có ý thức có mục đích, có chủ định được
biểu đạt và điều khiển nhờ chính ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì tri giác của
con người vẫn là tri giác con vật. Tính có nghĩa trong tri giác của con người là một
chất lượng mới làm cho tri giác người khác xa với tri giác vật. Chât lượng mới này
chỉ được hình thành và biểu đạt thông qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng có ảnh
hưởng quan trọng đối với trí nhớ con người. Nó tham gia tích cực vào các quá
trình ghi nhớ và gắn chặt với quá trình đó. Ví dụ, việc ghi nhớ sẽ dễ dàng và có kết
quả tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ. Không có ngôn ngữ thì
không thể thực hiện được ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và sự ghi
nhớ máy móc. Ngôn ngữ là phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ những
kết quả cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần
nhớ ra bên ngoài đầu óc con người, chính bằng cách này con người lưu giữ và
truyền đạt được những kinh nghiệm của loài người cho thế hệ sau. Ngôn ngữ cũng
liên quan chặt chẽ với tư duy của con người. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ
chặt chẽ đó là, tư duy dùng ngôn ngữ là phương tiện, công cụ, chính nhờ điều này
tư duy con người khác về chất so với con vật, con người có tư duy trừu tượng.
Không có ngôn ngữ con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được,
mối quan hệ không tách rơi của tư duy và ngôn ngữ được thể hiện trong ý nghĩa
của các từ. Mỗi từ đều có quan hệ với một lớp sự vật, hiện tượng nhất định và gọi
tên lớp sự vật hiện tượng đó. Khi gọi tên các sự vật thì từ tựa như thay thế chúng
và nhờ đó tạo ra những điều kiện vật chất cho những hành động hay các thao tác
đặc biệt đối với các vật ấy kể cả khi những vật ấy vắng mặt. Không có ngôn ngữ
thì không thể có tư duy- khái quát và logic được
Các tác giả Penny Tassony và Kate Beith trong cuốn Nursery Nursing đã

khái quát bước phát triển ngôn ngữ như sau. Đối với trẻ 3-4 tuổi trẻ đã bắt đầu biết
bắt chước những lời nói của người lớn một cách chính xác hơn, ví dụ” chúng mình


thích cái đó, có phải không nhỉ”. trẻ có thể phát âm rõ hơn, người lạ cũng có thể
hiểu được lời nói của trẻ, trẻ có thể nói các câu dài từ 4 từ trở lên và trẻ biết nói
đúng ngữ pháp nhưng vẫn mắt phải một số lỗi ngữ pháp. Vốn từ vững của trẻ giai
đoạn nãy cũng tăng nhanh và cao, trẻ có thể nhận biết được các bộ phận trên cơ
thể, tên các đồ vật, đồ chơi vật nuôi trong gia đình, trẻ nhận biết và hiểu được các
bài hát, bài thơ dành cho trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ đã có thể tham gia đặc câu hỏi ở các
tình huống đơn giản.
Về đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc, ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ được
trình bày có lôgic, có trình tự chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh. Ngôn ngữ
mạch lạc sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày
có loogic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất
định. Với trẻ 3-4 tuổi thì đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc của trẻ còn chưa phát triển
mạnh. Trẻ có thể hiểu và trả lời được các câu hỏi của người lớn, nhưng trẻ chỉ đàm
thoại được những gì trẻ đang tri giác. Trẻ bắt đầu biết trình bày sự hiểu biết của
mình một cách có liên kết. Trẻ có thể nghe và hiểu được khi người lớn đọc hoặc kể
về những điều phù hợp với nhận thức của trẻ. Nhưng ngôn ngữ của trẻ còn mang
nặng tính ngữ cảnh, trẻ còn nói láu táu, chưa rõ ràng, còn phải sử dụng nhiều đến
cử chỉ, điệ bộ trong khi diễn đạt[3; tr90]. Về đặc điểm vốn từ của trẻ ở giai đoạn
này, trẻ 3 tuổi đã có 500 từ với tốc độ gia tăng vốn từ là 107%, trẻ 4 tuổi có 700 từ
tố độ gia tăng vốn từ là 40%[6; tr109]. Theo nghiên cứu của E.Arkin: Số lượng từ
ngữ trong giai đoạn 3 – 4 tuổi khoảng từ 800 – 1926 từ. Về mặt cơ cấu từ loại thì
trẻ 3-4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các từ lọa. Tuy nhiên tỉ lệ danh
từ và động từ nhiều hơn so với các loại từ khác: Danh từ chiếm 38%, động từ
chiếm 32%,còn lại là tính từ chiếm 6,8%, đại từ 3,1%, phó từ 7,8%, tình thái từ
4,7% , quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện( số từ 2,5% quan hệ từ 1,7% [6; tr110].
Như vậy cho thấy trẻ từ 3-4 tuổi khả năng phát triển vôn từ tăng rất nhanh,

khi vốn từ tăng nhanh thì tạo điểu kiện tốt để phát triển khả năng quan sát. Khi trẻ
ở giai đoạn nhà trẻ trẻ chỉ quan sát và nghe những lời hướng dẫn của giáo viên,
giáo viên nói gì thì trẻ sẽ nghe cái đó và trẻ ít khi hỏi hay có nhu cầu hỏi vì giai


đoạn này vốn từ của trẻ còn ít, tính tò mò của trẻ chưa cao, nên trẻ không thể đặt
ra những câu hỏi để khám phá sự vật hiện tượng. Khi trẻ lên 3 tuổi thì bắt đầu có
một sự thay đổi lớn về nhận thức bên trong trẻ, trẻ có nhu cầu làm người lớn, thích
khám phá và tò mò về thế giới xung quanh. Trẻ luôn thích quan sát mọi vật quanh
chúng và khi quan sát trẻ thường đặt ra những câu hỏi khác nhau về sự vật hiện
tượng đó, thường là những câu hỏi vì sao. Những những câu hỏi khám phá ấy mới
chỉ là những câu hỏi đơn giản về những ấn tượng bên ngoài của sự vật hiện tượng
đối với trẻ chứ chưa đi sâu khám phá bên trong và những mỗi liên hệ của sự vật
hiện tượng đó. Không dừng lại ở việc đặt câu hỏi cho một đối tượng mà trẻ luôn
đặt câu cho bất kì đối tượng nào mà trẻ nhìn thấy, ví dụ như khi đang học một tiết
học trong lớp mà ngoài trời bỗng mưa thì trẻ sẽ hỏi ngay cô là “ vì sao trời lại
mưa”.
Khả năng quan sát của trẻ cũng phụ thuộc vào sự phát triển ngôn ngữ của
từng giai đoạn, khi vốn từ trẻ tăng cao thì đồng nghĩa với việc trẻ sẽ quan sát được
nhiều hơn những đặc điểm của sự vật, từ những câu hỏi mà trẻ đưa ra và được cô
giáo giải thích thì khả năng quan sát sẽ được trau dồi và đầy đủ hơn khi nhìn nhận
một sự vật hiện tượng nào đó ở những lần sau
Về sự chú ý.
Chú ý là sự tập trung ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để
định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh- tâm lý cần thích cho hoạt
động tiến hành có hiệu quả[2; tr84].
Ở giai đoạn này nhiều phẩm chất chú ý của trẻ được hình thành và phát triển mạnh
do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, kích thích
phản xạ định hướng của trẻ.
Những thay đổi cơ bản trong các phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi lên 3.

Về khối lượng chú ý: Khối lượng chú ý tăng đáng kể. Khối lượng chú ý không chỉ
là số lượng đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được, mà ngay một vật trẻ
chú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn. Khối lượng chú ý của trẻ cũng tăng lên
dưới tác động của ngôn ngữ.


Về tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể. Theo số liệu
nghiên cứu thì trẻ 3 – 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là 14,5 phút. Vì
thế khi cho trẻ quan sát, để đạt hiệu quả cao thì nên quan sát trong khoảng thời
gian 27 phút, nếu kéo dài quá sẽ dẫn tới tình trạng nhàm chán và mất hứng thú cho
trẻ.
Về tính chủ định của chú ý, loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực cố
gắng của bản thân. Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định nhiệm
vụ cần thực hiện để đạt mục đích tự giác, nó không phụ thuộc vào các đặc điểm
của kích thích[2; tr85] Giai đoạn này thì chú ý phát triển mạnh nhưng mới chỉ ở
giai đoạn đầu còn sơ khai và cần đến sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Để
duy trì chú ý có chủ định, cần có một số điều kiện cần thiết như sau:
Yếu tố khách quan: phải tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận lợi cho công việc.
Loại bỏ hoặc giảm bớt những kích thích không liên quan. Trong khi quan sát cũng
vậy để tạo ra chú ý có chủ định cho trẻ giáo viên cần hướng trẻ đến mục đích nhất
định, khi cô giới thiệu thì phải để trẻ thật trật tự mơ mới giới thiệu, đối tượng cô
giới thiệu phải được độc lập không có nhiều đối tượng khác ở gần hay ở trên đối
tượng cần quan sát, tránh hiện tượng phân tán sự chú ý của trẻ vào đối tượng lạ.
Yếu tố chủ quan: Phải xác định mục đích rõ ràng, dự kiến được những khó khăn
và cố gắng nỗ lực vượt qua. Mặt khác, phải tổ chức tốt các hành động để đảm bảo
hoạt động kết quả. Chính quá trình hoạt động và kết quả hoạt động cũng là điều
kiện duy tri chú ý có chủ định. Vậy nên trong quá trình tổ chức khám phá đối
tượng cô nên động viên khích lệ trẻ quan sát hết các đặc điểm đối tượng, tạo nhiều
câu đố câu hỏi gây hứng thú khi quan sát.
Như vậy khả năng quan sát của trẻ cũng phụ thuộc vào khả năng chú ý của trẻ ở

cùng giai đoạn. Sự chú ý càng cao thì kết quả quan sát càng nhiều về sô lượng lẫn
chất lượng.
Tuy nhiên một số trẻ 3-4 tuổi dường như không sử dụng các công cụ giác quan của
mình để khám phá thế giới xung quanh chúng. Những thực ra chúng cũng có chút
quan tâm đến môi trường xung quanh. Vì chúng ta biết rằng mọi trẻ sinh ra đều có


bản tính hiều kì tự nhiên và mãnh liệt nên chúng ta chỉ có thể giả định rằng chúng
đã mất bản tính đó khi phát triển. Có lẽ tính tò mò này đã bị người lớn hiểu nhầm
là tính tinh nghịch và đã trừng phạt chúng. Có lẽ có một sô người lớn không bao
giờ chịu trả lời những câu hỏi của trẻ hoặc ủng hộ các hoạt động khám phá của
chúng. Cho dù với lí do gì đi nữa thì bây giờ đây chính những cô giáo mầm non
tương lai phải khợi dậy sự tò mò khám phá của chúng lòng say mê tìm hiểu môi
trường xung quanh của đứa trẻ [4; tr27].

1.3. Hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
1.3.1. Thiên nhiên vô sinh
Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện
quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ
thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan
sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ.
Thông qua việc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài,
nhận biết tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người.
Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu qúy lao
động, nhất là lao động chân tay, bởi vì dù khoa học kĩ thuật có phát triển tới đâu đi
nữa thì thiên nhiên vẫn cần phải được con người chăm sóc và bảo vệ, thông qua
khám phá thiên nhiên giúp trẻ ham hiểu biết và thích khám phá những điều mới lạ.
Thiên nhiên dược chia làm hai loại: thiên nhiên hữu sinh và thiên nhiên vô sinh,
trong đó thiên nhiên vô sinh rất gần gũi và quen thuộc với trẻ. Vậy thiên nhiên vô
sinh là gì?

Thiên nhiên vô sinh là những sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên,
bao gồm sỏi, cát, đất, đá, nước, không khí, ánh sáng…,thiên nhiên vô sinh không
có quá trình đồng hoá và dị hoá, chúng không sinh ra mà chỉ bị tan rã và bị bào
mòn do ảnh hưởng của những hiện tượng tự nhiên, chúng rất gần gũi với con
người, bao quanh con người và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển
của con người. Vật liệu trong thiên nhiên vô sinh vừa là phương tiện, vừa là đối
tượng kích thích trẻ hoạt động để phát triển về thể chất và tinh thần. Vì chính trong


quá trình hoạt động với vật liệu của thiên nhiên, trẻ em có thể phát hiện ra nhiều
điều kỳ thú, hấp dẫn, làm nảy sinh ở trẻ những xúc cảm tinh tế, tạo ra trạng thái
tinh thần dễ chịu và thoải mái.
Có thể nói rằng nơi nào có nhiều sỏi, cát, đất đá, nước, ánh sáng… thì nơi đó có
sức quyến rũ đối với trẻ, vì đến với thiên nhiên vô sinh là sở thích vốn có của trẻ,
nhưng không phải cứ đến với thiên nhiên vô sinh là trẻ biết phát hiện và cảm thụ
được tính chất riêng biệt của nó. Nhiều cháu đến với thiên nhiên vô sinh là để
chơi, để nghịch cho thoả thích, nhiều khi còn có hành động phá phách nữa, do đó
người lớn cần phải dạy trẻ biết ngắm nhìn, quan sát và hoạt động với thiên nhiên
vô sinh với thái độ say mê, trân trọng, cần phải tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc
với thiên nhiên vô sinh không chỉ qua các buổi đi dạo, đi chơi, tham quan mà cả
trên tiết học cụ thể nữa.
Về đặc điểm của các đối tượng trong thiên nhiên vô sinh:
Nước: nước chiếm 3/4 diện tích trái đất. Thiếu nước thì người, động vật, thực vật
không thể tồn tại được. Nước cung cấp nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và tham gia vào
mọi quy trình công nghệ sản xuất của con người. 97% nước trên Trái Đất là nước
muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở
dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được
tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và
trong không khí.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và

sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài
nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu
nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ
nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt
thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng
với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang
đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh
thái biển và đất liền.


Các nguồn nước ngọt trên trái đất:
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước
mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất
Dòng chảy ngầm là phần nước dưới đất cung cấp cho sông ngòi qua lưu vực
ngầm. Bao gồm nước ngầm nông và nước ngầm sâu. Nước ngầm nông chỉ cung
cấp trong đầu mùa cạn hay nước ngầm điều tiết ở hai bên bờ sông. Nước ngầm sâu
có thể cung cấp quanh năm, đặc biệt là trong thời kì kiệt. Lượng nước ngầm sâu
cũng phụ thuộc vào nước rơi và tính chất thấm nước của đất đá. Cả nước ngầm
nông và sâu hợp thành DCN hay dòng chảy cơ bản. Nói chung lượng nước này
không lớn, chiếm 10 - 30% tổng lượng nước cả năm.
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước
ngầm sâu và nước chôn vùi.
Đất: là lớp đất trên cùng của vỏ quả đất. Có chức năng là nơi để con người, động
vật, thực vật sinh sống, mọi cây trồng đều chịu ảnh hưởng của đất. Đất có 3 loại
chính
Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm
tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều

sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
Nhóm đất mùn núi cao khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán
sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á
nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất
tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và
phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông
Hồng (15 000 km2).


Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh
tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy
lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa
màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở
nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất
phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất
chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...
Không khí: là lớp khí quyển bao quanh quả đất, có không khí thì mới có sự
sống.Thành phần cơ bản của không khí gồm: nitơ và oxy chiếm 99% với tỷ lệ:
nitơ 78%, oxy 21%. Ngoài ra còn có một ít khí cácbonic do các loài sinh vật thải
ra, còn lại khoảng 1% là các chất khí hiếm như ar (argon), Ne (neon), He (heli), Kr
(kripton) và Xe (xenon).
Bầu không khí trên mặt đất có chiều cao nhiều kilomet. Vì không khí là một loại
vật chất, cho nên lực hấp dẫn của trái đất hút chặt, làm cho nó được giữ lại trên
Trái đất. Vì thế, không khí cũng có trọng lượng. Trọng lượng không khí sinh ra áp
lực đối với mọi vật và nó đè lên chúng ta giống như đang lặn dưới nước vậy.
Khi ta leo lên núi cao hoặc khi ngồi trong máy bay ở trên cao không khí loãng
hơn nên áp lực không khí đè lên người cũng giảm đi. Ở độ cao khoảng 13km, áp
lực không khí chỉ còn 1/8 áp lực trên mặt biển. Ở độ cao khoảng 100km, áp

lực không khí gần bằng 0.
Không khí là sự sống. Luồng khí bạn hít thở hằng ngày chính là ở trong không
khí. Tuy nhiên bầu không khí ô nhiễm như hiện nay thì đó lại là vấn đề đáng báo
động đối với sức khỏe của bạn. Dù bạn muốn hay không, dù bạn ở dưới mặt đất
hay trên bầu trời cao thì không khí vẫn luôn tồn tại và bạn vẫn cần có không khí.
Cát, sỏi, đá:là những thứ có trên bề mặt trái đất, được sử dụng chủ yếu trong xây
dựng. Đây là những đối tượng vô cùng quen thuộc với con người nói chung và trẻ
em nói riêng, hầu như ở đâu có con người ở đó có cát, sỏi, đá, chúng tồn tại trong
tự nhiên mà không tự sinh ra cũng không mất đi chỉ chuyển từ dạng này sang dạng
khác.


1.3.2. Hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
1.3.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh
Dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm lứa tuổi
của trẻ mầm non, và khái niệm” khám phá thiên nhiên vô sinh”, chũng ta có thể
đưa ra mục đích hướng dẫn cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh như sau:
- Trang bị cho trẻ những kiến thức về thế giới thiên nhiên vô sinh:những kiến thức
truyền đạt đến trẻ phải thật gần gũi, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đên khó, từ ít
đến nhiều phụ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ ở giai đoạn đó. Trẻ càng lớn lượng
kiến thức càng nhiều và sâu hơn so vơi trẻ ở độ tuổi nhỏ. Đối với độ tuổi 3-4 tuổi:
Biết một số đặc điểm nổi bật, lợi ích của thiên nhiên vô sinh.
- Rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, hành vi trong mối quan hệ với môi trường
thiên nhiên vô sinh: Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với thiên nhiên vô
sinh từ những kiến thức về thiên nhiên vô sinh giáo viên sẽ giúp trẻ hình thành
những kĩ năng bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với thiên nhiên vô sinh, kỹ năng sử
dụng chúng một cách có hiệu quả. Đối với độ tuổi 3-4 tuổi: hình thành kỹ năng sử
dụng và bảo vệ các yếu tố thiên nhiên vô sinh.
- Hình thành cho trẻ thái độ tích cực đối với môi trường thiên nhiên vô sinh xung
quanh trẻ: Khi tổ chức cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh giáo viên hướng trẻ

đến những lợi ích mà thiên nhiên vô sinh mang lại cho con người lẫn động thực
vật từ đó giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên vô sinh, để trẻ có những thái độ tích
cực(bảo vệ, tiết kiệm, giữ gìn) với các đối tượng trong môi thiên nhiên vô sinh, từ
đó hình thành tình yêu thiên nhiên vô sinh, thích khám phá thiên nhiên vô sinh cho
trẻ. Đối với độ tuổi 3-4 tuổi: có thái độ yêu quý, trân trọng và có tình yêu với thiên
nhiên vô sinh.
Các mục đích trên được tiến hành trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá
thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non. Sự tăng dần về kiến thức, kĩ năng, thái độ
phụ thuộc vào độ tuổi trẻ, trẻ ở độ tuổi càng lớn thì việc đặc ra mục tiêu khi tổ
chức hoạt động sẽ tăng dần về số lượng và độ khó. Và luôn hướng tơi sự phát triển
toàn diện của trẻ.


1.3.2.2. Nội dung của hoạt động cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh
Thiên nhiên vô sinh là những sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên,
bao gồm sỏi, cát, đất, đá, nước, không khí, ánh sáng…,thiên nhiên vô sinh không
có quá trình đồng hoá và dị hoá, chúng không sinh ra mà chỉ bị tan rã và bị bào
mòn do ảnh hưởng của những hiện tượng tự nhiên, chúng rất gần gũi với con
người, bao quanh con người và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển
của con người. Tuy nhiên với những hạn chế về độ tuổi, trẻ không thể hiểu biết
được tất cả các đặc điểm, tính chất, thuộc tính, công dụng, ảnh hưởng của thiên
nhiên vô sinh. Vì vậy việc lựa chọn các đối tượng cho trẻ tiếp cận và xác định
những kiến thức cần khái thác ở đối tượng phù hợp với trẻ ở độ tuổi ( 3-4) này là
rất quan trọng, phải dựa trên các nguyên tắc nhất định sau đây:
Thứ nhất đảm bảo tính mục đích: Nôi dung được đặc ra phải hướng tới việc
thực hiện mục đích của khám phá thiên nhiên vô sinh nói riêng và mục tiêu của
chương trình giáo dục mầm non nói chung. Đó là hình thành những biểu tượng
đúng về thế giới thiên nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm, thái độ và rèn luyện kĩ
năng, hành vi phù hợp với mục tiêu đặt ra cho trẻ. Cần lựa chọn những nội dung
cơ bản, phổ biến, phù hợp với lứa tuổi về khả năng nhận thức của trẻ, tạo điều kiện

để thực hiên tốt các mục tiêu. Nên lựa chọn nội dung hướng sự chú ý của trẻ đến
cái đẹp, sinh động và hấp dẫn của sự vật hiên tượng, nhằm hình thành ở trẻ thái độ
đúng với môi trường đó, tạo tiềm năng và động cơ kích thích trẻ tham gia vào cải
tạo môi trường xung quanh trẻ( giữ gìn, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm các tài nguyên
trong thiên nhiên vô sinh) xa hơn nữa là góp phần bảo vệ trái đất).
Thứ hai đảm bảo tính chính xác: Tính chính xác trong việc nhận thức môi
trường xung quanh được thể hiên ở sự phản ánh một cách chính xác, khoa học,
khách quan sự vật, hiên tượng và cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. Đặc biệt đối
với đối tượng là thiên nhiên vô sinh cần truyền đạt cho trẻ đó là các vật vô sinh
tương tác với môi trường không tự nhiên mất đi, mà nó biến đổi, chuyển hóa thành
dạng vật chất khác. Tính chính xác còn thể hiện ở việc các đối tượng cung cấp cho
trẻ phải thật chân thực, sống động. Vậy nên cần cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng


×