Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tổng hợp các đề thi học sinh giỏi in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.05 KB, 56 trang )

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT
NĂM HỌC: 2012 – 2013
Khóa thi ngày: 11/4/2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4 điểm)
a. Em hiểu thế nào về tính phi ngã, tính ước lệ trong Văn học trung đại Việt Nam?
b. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:
“ Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”
nói đến một đặc điểm nội dung gì của Văn học trung đại Việt nam?
Câu 2. (4 điểm)
Sắp tới em tham gia một cuộc thi viết ngắn bàn về thái độ sống với chủ đề: “Người ta lớn hơn,
vì biết cúi xuống”.
Hãy viết tham luận của mình trong khuôn khổ 500 từ.
Câu 3. (12 điểm)
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du.
Bản phiên âm:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.


Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Bản dịch thơ:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh chết còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
(Bản dịch của VŨ TAM TẬPThơ chữ Hán của Nguyễn Du, NXB Văn học,
Hà Nội, 1965)

---HẾT--Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2012-2013

Câu 1. 4 điểm
a. Đề chỉ yêu cầu nêu “cách hiểu” nên HS có thể không diễn đạt chính xác, chỉ cần nêu được như sau:
- tính phi ngã : là sự coi nhẹ biểu hiện cá tính của con người ở cả hai đối tượng: chủ thể sáng tác và hình tượng
nghệ thuật. Đây là hệ quả của thói quen sùng cổ, làm hạn chế khả năng sáng tạo của tác giả, đồng thời làm cho
cá tính nhân vật trong nhiều TP trở nên rập khuôn, lặp lại. Cái tôi trở nên thiếu sức sống, bị hòa lẫn trong cái
phổ biến, lệ thuộc các giá trị và lợi ích của cộng đồng, của giòng họ, của đất nước…

HS có thể nêu dẫn chứng; có thể mở rộng so sánh biểu hiện cái tôi trong VH giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. (1,5
điểm)
- tính ước lệ: là biểu hiện của nghệ thuật nói chung, diễn tả con người và đời sống bằng các các hình thức có
sẵn, các điển tích, các hình ảnh tượng trưng quen thuộc. Tính ước lệ một mặt phản ánh hiện thực một cách khái
quát, súc tích; mặt khác cho thấy được chân dung văn hóa của người viết, nhằm hạn chế những cách nói năng
dung tục, trần trụi, suồng sã. (1,5 điểm)
b. HS chỉ cần nêu được: Câu thơ trên là một quan niệm của tác giả nhưng đồng thời nói đến chức năng
giáo huấn và tính chiến đấu của văn học: Văn dĩ tải Đạo. Văn học được viết ra không chỉ để nói về cái Tâm, cái
Chí của con người mà còn để “chở Đạo”, để “diệt tà”. (1 điểm).
Câu 2. 4 điểm
1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không nên nghĩ rằng cúi
xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn
DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm nhường, giản dị và khoan
dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ…và luôn được tôn kính ngưỡng vọng.
2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự
nâng mình lên;
Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở người ta biết
cách ứng xử cần thiết để lớn hơn..
Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ để xem xét.
3. Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống
- Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao, ý chí. Đó là một thuộc tính tâm lý
thông thường và rất đáng trân trọng.
- Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu nhường nhịn, không
khiêm tốn
- Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập người khác.
- Vì thế, thái độ khiêm nhường bao giờ cũng được mọi người coi trọng, như là một biểu hiện của văn hóa và đạo
đức của mọi thời.
Câu 3. 12 điểm
Các ý chính- Có thể phân tích lần lượt theo bố cục cắt ngang của bài thơ.
1.

Cái nhìn đầy ưu tư từ một hiện tượng: “hoa uyển tẫn thành khư” và suy nghiệm về một nỗi
đau: cảnh vật hoang phế tượng trưng cho cái đẹp bị mai một, biến dạng trong kiếp bể dâu. Chú ý chữ “ điếu”
trong từ “độc điếu” , nên hiểu là thương cảm, thương xót, bản dịc đã cố gắng làm toát lên tinh thần của chữ nay.
2.
Sự tương đồng về thân phận kiếp người hồng nhan và tài hoa nghệ sĩ: họ luôn phải chịu “liên
và lụy” trong cuộc đời ô trọc biến suy. Chú ý cách dùng hình anh hoán dụ, tượng trưng “son phấn” và “văn
chương” và giọng điệu xót xa ngậm ngùi trong hai câu thực.
3.
Bất lực trước những sự thật đau lòng, nghiệt ngã “cổ kim hận sự thiên nan vấn” và vẫn dấn
thân chấp nhận “phong vận lì oan” như là một nghiệp chướng , một thân phận đã sơm buộc vào. Cách dịch “Cái
án phong lưu…phần nào khiên cưỡng, thiếu chiều sâu.
4.
Dự cảm về một tấm lòng tương tri trong hậu thế cũng là một cách thể hiện tâm trạng hoài nghi
với đương thời. Chú ý chữ “khấp” trong bản phiên âm, được hiểu là khoác thầm, thương xót, đồng cảm, rất phù
hợp với chữ “điếu” trong câu thứ hai.
Các ý nâng cao
1.
Từ thân phận nàng Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, nhà thơ vận đến số mệnh của mình cùng
nhiều kẻ tài hoa khác, “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, “Trời kia đã bắt….phong trần phải phong trần”.
Những người này cách ông có thể hàng trăm năm như Tiểu Thanh, mà cũng có thể hàng ngàn năm như Đỗ Phủ,
Khuất Nguyên…
2.
Bài thơ được viết theo cấu trúc “vật cảm thuyết” với việc chọn 3 yếu tố Cảnh-Sự-Tình. Tuy
nhiên, Nguyễn Du có một ý tưởng riêng khi xây dựng cấu trức tam hợp này theo tỷ lệ 1/2/6. Dành 6 câu thơ nói
về tình. Điều đó lý giải sự trĩu nặng của suy tư nhà thơ về đề tài này.


UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT
Năm học: 2012 – 2013
Khóa thi ngày: 06/03/2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,5 điểm)
Trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao, cũng như của các nhà văn hiện thực khác, có hiện tượng
nhân vật bị tha hóa (Tư cách mõ), rơi vào tình cảnh bi đát (Một dám cưới, Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và
thường tìm đến cái chết để giải thoát khỏi khổ đau (Lang Rận, Chí Phèo).
Hãy lý giải hiện tượng trên dựa vào những hiểu biết của em về đặc điểm văn học hiện thực Việt
Nam giai đoạn 1930-1945.
Câu 2. (1,5 điểm)
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!”.
Theo em câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì?
Câu 3. (2 điểm)
Trong truyện ngắn “Đôi mắt” viết năm 1948, có hai chi tiết nói về nhân vật Hoàng như sau:
- Hoàng giải thích việc lâu nay mình không viết được gì bởi “một cái bàn viết cho ra hồn cũng
không có”.
- Hoàng lấy làm tiếc vì Vũ Trọng Phụng không còn sống đến lúc này (tức thời kháng chiến
chống Pháp), để họ có thể viết được “mấy cái Số đỏ”.
Hãy viết một lời bình ngắn về nhân vật Hoàng ở hai chi tiết trên.
Câu 4. (15 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ sau:
MÙA XUÂN CHÍN
(Hàn Mặc Tử)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng,
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
(Trích trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân
Nxb Văn học, Hà Nội 1996)

-------------------- Hết -------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.


UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT
Năm học: 2012 – 2013
Khóa thi ngày: 06/03/2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC


Môn thi: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (1,5 điểm)
Cho 1,5 điểm khi HS lý giải được:
- Chủ nghĩa hiện thực quan niệm hoàn cảnh có tác động rất lớn đến tính cách và số phận con người, số
phận con người là hệ quả của hoàn cảnh.
- Các nhà văn hiện thực VN do chịu ảnh hưởng của quan niệm trên và do ý thức tố cáo tính chất vô nhân
đạo của xã hội cũ nên đã xây dựng nhiều nhân vật bất hạnh, bị cuộc sông nghèo đói và bị chính những người
sống xung quanh đẩy họ vào đường cùng không lối thoát:
HS có thể nêu dẫn chứng: Anh Mõ từ một người hiền lành, giàu tự trọng thành một người thản nhiên, vô
cảm trước sự khinh trọng của người đời; Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành một
kẻ gàn dở, thành quỷ dữ của làng Vũ đại…
-Đây là cái nhìn bi quan và cũng là hạn chế của các nhà văn: họ không thấy được khả năng vượt lên
hoàn cảnh của con người.
Câu 2. (1,5 điểm)
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!”. Theo em
câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì?
Cho 1,5 điểm , nếu nêu được:
- Bài thơ Nhớ rừng thuộc cảm hứng hoài cổ, một trong những cảm hứng chủ đạo của Thơ Mới.
- Nội dung tâm trạng của của bài thơ tập trung ở câu cuối này phản ánh sự tiếc nuối quá khứ và thái độ
phủ nhận hiện thực giả dối, tẻ nhạt, vô nghĩa đương thời.
Câu 3. (2 điểm)
Lời bình bảo đảm các yêu cầu sau:
-Yêu cầu của một đoạn văn có chủ đề, có nhiều câu văn liên kết nhau theo một hình thức diễn đạt nhất định:
diễn dịch hay quy nạp. 0,5 điểm
-Yêu cầu về nội dung:
+ Phát hiện được ở Hoàng lối sống coi trọng vật chất, coi đó như là điều kiện quyết định của sáng tạo, nhằm
che dấu sự bất tà hoặc thiếu tâm huyết của mình; 0,5 điểm
+ Thấy được Hoàng còn là một người có cái nhìn đầy ác cảm với thời cuộc: đánh đồng những cái xấu xa

trong xã hội cũ mà V.Tr.Phụng phê phán trong Số đỏ với cuộc sống kháng chiến sôi động đương thời. 0,5 điểm.
Câu chủ đề: Hai chi tiết trên cùng với nhiều chi tiết khác về nhân vật Hoàng cho thấy ông là một nhà văn
bất tài và không có tâm. 0,5 điểm.
Câu 4. (15 điểm)
Yêu cầu chung: Đây là bài viết của HS giỏi, nên không đặt ra những yêu cầu thông thường. Người chấm cần
chú ý phát hiện những bài viết có cảm nhận tốt, mới mẻ, cách diễn đạt vừa mang màu sắc nghị luận vừa như là
một lời tâm tình. Bài thơ này các em đã học ở lớp dưới và đã có độ chín nhất định về cảm xúc nên cần chắt lọc
những ý văn có chất lượng, biết rung cảm thật sự và có cái nhìn tinh tế. Những bài văn viết sáo rỗng, tán tụng
chung chung cần xếp ở thứ hạng thấp.
Yêu cầu cụ thể. Gợi ý: Giám khảo dựa vào những nội dung sau để đánh giá theo dạng định tính.
1. HS có am hiểu nhất định về TG Hàn mặc Tử: về cuộc đời, về đặc điểm sáng tác, về một số bài thơ cùng đề tài
và cùng cảm hứng. Những hiểu biết này có thể viết ở phần vào đề hoặc lồng trong bài viết.
2. Hiểu được cảm hứng chung của bài thơ: tình yêu quê hương thiết tha đằm thắm thông qua những hình ảnh về
mùa xuân thơ mông, sáng trong, những kỷ niệm đáng nhớ thuở hoa niên
3. Tâm trạng hoài cổ quán xuyến cả bài thơ tập trung vào hai câu thơ vừa như thảng thốt dự cảm một cái đẹp sẽ
ra đi vừa như nhớ tiếc một cái đẹp khác của quá khứ vàng son chỉ còn trong ký ức của nhà thơ
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chông bỏ cuộc chơi
....
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
4. Thấy được tài năng của nhà thơ
- trong cách dùng từ mới lạ, độc đáo: làn nắng ửng, khói mơ tan, gió trêu tà áo biếc, tiếng ca lắt lẻo, thầm thĩ
- trong cách dùng các kiểu câu ngắt dòng thú vị: ...Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang, cách sử dụng câu tu từ:
chi ấy năm nay...?


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút
Đề thi gồm: 01 trang

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống sau đây của Ra-bin-đra-nát Ta-go:
“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương
Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”.
Câu 2 (7,0 điểm)
Bàn về tác phẩm văn chương, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một tác phẩm văn học đã
học ở chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ.

…………..Hết………….

Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:…………………
Chữ ký giám thị 1:………………………..Chữ ký giám thị 2:………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012-2013


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng
linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc,
sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn
cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các
thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức: bài văn nghị luận, bức thư, nhật kí...
b.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1. Giới thiệu câu nói của Tagore và thái độ sống, cách sống để đối mặt với
0,25
“nỗi đau thương”.
2. Giải thích câu nói
0,75
- Cuộc đời không phải chỉ có hoa hồng, thảm nhung, ánh sáng nó còn có
0,25
những vực sâu, bóng tối. Cho nên, trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối
mặt với nỗi đau thương mà cõi đời đem đến cho tâm hồn, trái tim mình; đó có
thể là sự thất vọng, nỗi buồn thương,...Cuộc sống mang đến cho ta rất nhiều áp

lực: công việc, sự nghiệp, gia đình, mối quan hệ đồng nghiệp, họ hàng...“đôi
khi cuộc sống trở nên không chịu đựng nổi”.
- Muốn sống có ý nghĩa, ta phải đáp lại những “nỗi đau thương” mà đời đem
đến bằng “lời ca tiếng hát” tức là phải có thái độ sống lạc quan; yêu đời, sống
0,25
bằng cả trái tim, tấm lòng.
--> Trước những đau buồn, bất hạnh mà cuộc đời mang lại, ta cần sống lạc
quan, yêu đời, sống chân thành và hết mình để sự sống thêm ý nghĩa, đẹp tươi.
0,25
3 Lí giải vì sao “cõi đời hôn lên hồn ta nỗi đau thương” mà ta phải “đáp lại
1,00
bằng lời ca tiếng hát”?
- Nếu con người nhanh chóng gục ngã trước những nỗi đau thương thì con
0,50
người sẽ không tồn tại được, không thể sống một cách có ý nghĩa; khi đó ta chỉ
như một kẻ hèn nhát, yếu đuối, bị động, buông xuôi trên dòng đời và tất yếu bị
huỷ diệt. (dẫn chứng minh họa)
- Khi ta đáp lại bằng “lời ca tiếng hát”, ta sẽ có đủ tự tin, ý chí, nghị lực để
vượt qua sóng gió cuộc đời, bởi tinh thần lạc quan, tình yêu cuộc sống là những
0,50
năng lượng tinh thần vô giá, có sức mạnh diệu kì giúp con người thoát khỏi
những bế tắc, khủng hoảng trong cuộc sống. (dẫn chứng minh họa)
4. Bàn luận, mở rộng vấn đề
0,75
- Đây là một quan niệm sống tích cực, một thái độ sống khỏe khoắn, một
0,25
cách sống đúng đắn đem lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc.
- Phê phán những người bi quan, yếu đuối, thiếu bản lĩnh đã nhanh chóng bị
sóng gió cuộc đời quật ngã, không thể đứng dậy sau thất bại, đau khổ.
0,25

- Lạc quan song không nên huyễn hoặc, ảo tưởng.
5.

Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

0,25
0,25


Câu 2 (7,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập
luận.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý
1.
2.

3

3.

4.

Nội dung
Giới thiệu được vấn đề nghị luận
Giải thích ý kiến

- Chi tiết (ở đây là chi tiết nghệ thuật) -> những hiện thực đời sống được nhà
văn tái hiện trong tác phẩm, là đơn vị cấu tạo nên tác phẩm, mang sức chứa lớn
về nội dung và nghệ thuật. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể mà chi tiết có khả năng
giải thích, tái hiện, biểu hiện…khiến hình tượng nghệ thuật trở nên cụ thể, gợi
cảm và sống động, khiến ý đồ tư tưởng của nhà văn hiện hình rõ rệt, trở thành
tiêu điểm, điểm hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.
- Những chi tiết được chọn lọc, gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm của nhà văn,
là sự dồn nén những điều mà nhà văn muốn nói .
- Nhà văn lớn: nhà văn có nhiều đóng góp về giá trị nội dung, tư tưởng cũng
như nghệ thuật qua những sáng tác của mình.

Điểm
0,50
1,00
0,50

Bàn luận về ý kiến
- Tầm vóc tư tưởng, tài năng nghệ thuật của nhà văn bộc lộ ngay trong chính
cách nhà văn lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm.(dẫn chứng minh họa)
- Một chi tiết dù nhỏ cũng là kết quả lựa chọn, sắp xếp và mô tả của nhà văn,
gắn với quá trình tư duy và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khi hình thành một
tác phẩm. Nó xuất hiện ở vị trí nào trong mạch vận động của tác phẩm; nó
được thể hiện ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào con mắt nhìn, khả năng thấu hiểu
đời sống, thấu hiểu con người của nhà văn.
- Một chi tiết dù nhỏ song đặt trong mạch vận động của tác phẩm vẫn có vai
trò riêng của nó:
+ Với nhà văn: thể hiện ý đồ, tư tưởng một cách thuyết phục, tạo chiều sâu
cho tác phẩm.
+ Với người đọc: quá trình đọc tác phẩm là sự giải mã các chi tiết trong tác
phẩm (liên hệ với ý kiến của Nguyễn Minh Châu coi chi tiết là lát cắt trên thân

cây để thấy cả đời thảo mộc). Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể mang chứa thông
điệp giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt
thông điệp của tác giả. Những chi tiết đặc sắc còn tạo hứng thú cho người đọc
trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
Chọn và phân tích chi tiết trong tác phẩm
- Chọn được chi tiết tiêu biểu, chính xác, hợp lí.
- Lược thuật sự xuất hiện của chi tiết.
- Phân tích ý nghĩa của chi tiết để làm nổi bật vai trò của nó trong việc thể
hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả và tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm.
Đánh giá, mở rộng
- Đó là nhận định đúng đắn bởi đã nêu lên những nét đặc trưng độc đáo của
chi tiết - một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
- Đây cũng là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện những chi
tiết độc đáo, sáng tạo trong một tác phẩm đặc sắc; đặt ra thử thách đối với các
tác giả khi cầm bút sáng tác.
- Nhấn mạnh, đề cao sức mạnh của chi tiết khi xây dựng tác phẩm văn
chương -> “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.

1,75
0,50

................... Hết ....................

0,25
0,25

0,50

0,75


3,00
0,50
0,50
2,00
0,75
0,25
0,25
0,25


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

Số báo danh...........
Câu 1 (4,0 điểm)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11
NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: Ngữ văn
(Khóa thi ngày 27 tháng 3 năm 2013)
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.
(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)
Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên.

Câu 2 (6,0 điểm)
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng:

Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới.
Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên ?

...............................HẾT................................


S GIO DC- O TO
QUNG BèNH
CHNH THC

K THI CHN HC SINH GII CP TNH LP 11
NM HC 2012-2013
Mụn thi: NG VN
HNG DN CHM
(Gm cú 03 trang)

A. hớng dẫn chung
- Giỏm kho cn c vo ni dung trin khai v mc ỏp ng cỏc yờu cu v k nng cho tng ý im ti
a hoc thp hn.
- im ton bi l tng s im ca hai cõu, khụng lm trũn s, cú th cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75...n ti a l 10.
- Cn khuyn khớch nhng bi vit cú lp lun cht ch, vn vit sỏng to, giu cm xỳc, trỡnh by sch p,
chun chớnh t.
- Nhng ni dung trong du (...) ch yu ch cú tớnh gi ý, khụng buc hc sinh phi trỡnh by tng t;
giỏm kho cn linh ng khi vn dng ỏp ỏn.
B.hớng dẫn cụ thể
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận.
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:

Cõu
Yờu cu v ni dung
im
1
4,0

HS cú th trỡnh by theo nhiu cỏch, nhng cn phi hiu ỳng v bn lun
c ý ngha cõu núi. Bi vit phi chõn thnh, th hin c s hiu bit
v nhn thc sõu sc i vi vn , ng thi bit a ra nhng suy ngm
cn thit cho bn thõn hon thin nhõn cỏch.
a. Gii thớch ý ngha cõu núi
HS cn ch rừ:
- T lm giu mỡnh: t nuụi dng v bi p tõm hn mỡnh
Mm ci: biu hin ca nim vui, s lc quan, yờu i
Cho i: l bit quan tõm, chia s vi mi ngi
Tha th: l s bao dung, lng vi li lm ca ngi khỏc
- í c cõu: Tõm hn con ngi s tr nờn trong sỏng, giu p hn nu bit lc
quan, s chia v lng vi mi ngi.
b. Bn lun v ý ngha cõu núi
HS khng nh tớnh ỳng n ca vn trờn c s trin khai nhng ni dung
sau:
- Lc quan, yờu i giỳp con ngi cú sc mnh vt lờn nhng khú khn,
th thỏch trong cuc sng, cú nim tin v bn thõn v hng n mt khỏt vng
sng tt p (HS ly dn chng, phõn tớch).
- Bit quan tõm, chia s, con ngi ó chin thng s vụ cm, ớch k sng giu
trỏch nhim v yờu thng hn (HS ly dn chng, phõn tớch).
- Bit bao dung, lng, con ngi s trỳt b au kh v thự hn sng thanh
thn hn v mang li nim vui cho mi ngi (HS ly dn chng, phõn tớch).
- Ngoi s lc quan, s chia, lng con ngi cũn cú th bi p, v nuụi
dng tõm hn mỡnh bng nhng ng x tt p khỏc (HS ly dn chng, phõn

tớch).
c. Bi hc nhn thc v hnh ng:
- S giu cú v tõm hn cú ý ngha quyt nh s hon thin nhõn cỏch ca mi
ngi. Cn cú ý thc gỡn gi v bi p i sng tinh thn, tỡnh cm ca bn
thõn khụng b xúi mũn v chai sn bi mt trỏi ca cuc sng hin i.
- lm c iu ú, phi bt u t nhng thỏi sng tớch cc, cú ý ngha
vi mỡnh v mi ngi.

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5


2
6,0 đ

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cơ bản đạt được các nội
dung sau:
a. Giải thích vấn đề
- Cuộc thám hiểm thực sự: quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn để sáng tạo
nên tác phẩm đích thực.
- Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá

- Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ
- Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái
nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và cuộc đời.
b. Khẳng định vấn đề
(HS dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học, phong cách

0,25
0,25
0,25
0, 25

nghệ thuật của nhà văn, tư chất nghệ sĩ ... để triển khai luận điểm).
- Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá trị của
một tác phẩm.
+ Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với 0,5
một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối chụp ảnh thì
không mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm.
0,25
+ HS lấy dẫn chứng: (Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới là thế giới
của cái tôi cá nhân cá thể song không phải tác phẩm nào cũng có giá trị...).
- Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được quyết định bởi 0,25
cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm bút .
+ Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và khám phá,
nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư
tưởng sâu sắc.
+ HS chọn dẫn chứng và phân tích:
1,0
(Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch tinh thần, nỗi
đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Nhà văn
còn phát hiện được đốm sáng nhân tính ẩn chứa bên trong cái lốt quỷ dữ của Chí

0,5
Phèo...)
(Vội vàng là kết quả của cái nhìn tươi mới, của cặp mắt “xanh non, biếc rờn”
trước vẻ đẹp mùa xuân, đã bày ra trước mắt người đọc một thiên đường mặt đất,
một bữa tiệc trần gian. Hơn nữa, với nhận thức mới mẻ về thời gian tuyến tính, 1,5
nhà thơ đã đề xuất một quan niệm sống tích cực...)
c. Mở rộng, nâng cao vấn đề
- Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một đề tài mới 0, 5
mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm càng cao. Vì thế,
coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý
nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác.
- Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài năng (sự tinh
tế, sắc sảo...), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc 0, 5
đời...) và xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ.
............................HẾT.............................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: NGỮ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 05/04/2013
Đề thi gồm: 01 trang


Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm của Éuripides: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới
tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”.
Câu 2 (7,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy
buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân
thuộc là thấy yêu, thấy thương...”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân, yêu thương
tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10 – Ban cơ bản.
…………..Hết………….

Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:…………………
Chữ ký giám thị 1:………………………..Chữ ký giám thị 2:………………………


HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng
linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc,
sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn
cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận,...dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
1.
2.

3

4.

Giới thiệu câu nói của Éuripides về vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi 0,25
con người trong cuộc sống.
Giải thích câu nói:
0,75
- “Gia đình”: tổ ấm của mỗi con người, nơi mỗi con người được sinh ra, được nuôi 0,25
dưỡng và lớn lên; “Chốn nương thân”: nơi che chở tin cậy, chỗ dựa vững chắc.
- “Tai ương của số phận”: những bất hạnh, rủi ro gặp phải trong cuộc đời; “Duy chỉ có
...mới... ” : nhấn mạnh tính duy nhất.
0,25
--> Câu nói khẳng định giá trị, tầm quan trọng của gia đình với mỗi người: là chỗ dựa,
điểm tựa duy nhất để chống lại những bất hạnh, rủi ro gặp phải trên đường đời.
0,25
Bàn luận, mở rộng:
1,50
- Câu nói có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắc nhở thấm thía về ý nghĩa, giá trị to lớn của gia 0,75
đình đối với mỗi người. Bởi vì:
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của mỗi người. Nơi đó ta được nuôi dưỡng, chở che,
bao bọc, được đón nhận tình yêu thương thiêng liêng vô bờ bến của những người thân,
những người ruột thịt.(0,25đ)
+ Truyền thống, lối sống và sự giáo dục của gia đình là môi trường hình thành nhân
cách, phẩm chất cho mỗi con người - những hành trang cần thiết khi đối mặt với thử

thách trên đường đời; Gia đình còn là nền tảng, là bệ phóng cho mỗi con người đến
với những thành công sau này (điều kiện kinh tế, mối quan hệ xã hội... của gia đình).
(0,25đ)
+ Gia đình còn là hậu phương, là chỗ dựa tinh thần vững chắc: nâng đỡ khi chúng ta
vấp ngã, tiếp thêm sức mạnh khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại, an ủi, chia sẻ khi
chúng ta đau buồn.(0,25đ)
- Gia đình không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đời mỗi người mà còn có vai trò 0,25
quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội (gia đình là tế bào của xã hội).
- Phê phán những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình (sống thờ
ơ, vô cảm, không quan tâm đến những người thân, chà đạp lên những giá trị truyền 0,25
thống của gia đình...).
- Ý kiến của Éuripides đã tuyệt đối hóa vai trò của gia đình đối với mỗi người, song
trong thực tế:
0,25
+ Ngoài gia đình, mỗi người còn có những điểm tựa khác để vượt qua những khó
khăn, thử thách như: bạn bè, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp...
+ Những người không có được điểm tựa gia đình vững chắc vẫn biết vươn lên,
trưởng thành, trở thành người có ích.
(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho các ý trên)
Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động:
0,50
- Yêu quý, trân trọng gia đình, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với 0,25
mỗi người và xã hội.
- Bằng những việc làm cụ thể góp phần xây dựng gia đình của mình hạnh phúc, bền 0,25
vững, giàu mạnh; vận động những người xung quanh cùng chung tay xây dựng gia
đình vì một xã hội tốt đẹp.


Câu 2 (7,0 điểm)
a. Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao
tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
1.
2.

3.

4.

Giới thiệu khái quát về ca dao và nêu được nhận định về nội dung của ca dao
trữ tình.
Giải thích nhận định:
- Chủ thể trữ tình (tác giả ca dao) là người bình dân, nhân dân lao động, sống trong
cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân
đình... Và tác phẩm của họ cũng được sinh ra từ cuộc đời ấy. Nó phản ánh cuộc đời,
tâm tình của người bình dân.
- Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ.
Họ cất lên những tiếng nói than thở về những nỗi bất hạnh của mình: than về phận
khó, về nỗi cơ cực, về lỡ duyên, ...
- Chủ thể trữ tình khi cảm nghĩ về những người thương mến về những nơi, những vật
thân thuộc là thấy yêu, thấy thương... Họ cất lên câu hát yêu thương, tình nghĩa chứa
chan tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, quê hương đất nước...
--> Nhận định đã khái quát được hai nội dung chủ yếu của ca dao trữ tình: Nỗi xót xa,
đắng cay và tình cảm yêu thương, thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân
trong xã hội cũ.
Phân tích, chứng minh nhận định:
a. Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy

khổ (Những bài ca dao than thân).
- Họ thường là những người phụ nữ sống trong xã hội cũ:
+ Ý thức được vẻ đẹp riêng, giá trị của mình (“tấm lụa đào”: vẻ đẹp duyên dáng,
mềm mại, xuân sắc, quý giá..., “củ ấu gai” - “ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”:
vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn). (0,5đ)
+ Xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp (Thân em...) nhưng nỗi đau
khổ của từng người lại mang những nét riêng (“tấm lụa đào”: đẹp nhưng hoàn toàn
phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định được số phận của mình; “củ ấu gai”:
có phẩm chất tốt đẹp bên trong nhưng không được ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ
bởi cái bề ngoài xấu xí, đen đủi...) (0,5đ)
- Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang
dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây
khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!...)
b. Nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật
thân thuộc là thấy yêu, thấy thương (Những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa)
- Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt... Hỏi
khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức
với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai...)
- Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của
mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước
gì sông rộng một gang...)
- Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ
mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt,
thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn...)
Đánh giá, mở rộng:
- Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn
của người bình dân xưa: trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực, đắng cay, họ vẫn
sống ân nghĩa, đằm thắm tình người, vẫn luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc.
- Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình
dân gian: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu

“Thân em...”, “Trèo lên...”; hình ảnh biểu tượng, cách so sánh, ẩn dụ...
................... Hết ....................

0,50
1,00
0,25

0,25
0,25

0,25
4,50
2,00
1,00

1,00
2,50
1,00

0,75
0,75
1,00
0,50

0,50


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề này gồm 1 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
Lớp 12 THPT năm học 2011 - 2012
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 10/11/2011

Câu 1: (8 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ phát động đang diễn ra sôi nổi trên cả nước.
Câu 2: (12 điểm)
Hoài Thanh và Hoài Chân có nhận định: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa
từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống
vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi
buồn, người đều nồng nàn, tha thiết” (Thi nhân Việt Nam - NXB Văn học, Hà Nội, 1997, trang
106).
Bằng những hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, anh (chị) hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên./.
------------------------------------ HẾT --------------------------------------------

• Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
• Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……………………………………… Số báo danh……………........


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN 12- THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 10/11/2011

A. YÊU CẦU CHUNG
- Nắm vững chương trình Ngữ văn THPT, biết vận dụng những kỹ năng làm văn nghị luận
để giải quyết những yêu cầu cụ thể.
- Trình bày rõ ràng, sáng sủa, diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, văn giàu hình ảnh, cảm
xúc và có giọng điệu.
- Giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề, dẫn chứng chính xác, toàn diện, phong
phú. Chấp nhận những cách trình bày khác nhau nhưng phải hợp lý, khuyến khích những sáng
tạo, ý tưởng mới trong nội dung và diễn đạt.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ - Ý CHÍNH CẦN ĐẠT
Câu 1: (8 điểm)
1. Giới thiệu hiện tượng đời sống: Cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” và ý nghĩa
bao quát của nó.
(1 điểm)
2. Trình bày hiện tượng
- Biển đảo là một bộ phận của Tổ quốc - Đảo Trường Sa, Hoàng Sa là một phần lãnh thổ
thiêng liêng của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa giữa trùng khơi đang gặp nhiều khó khăn về
vật chất và tinh thần. Xây dựng và bảo vệ Trường Sa là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công
dân, đặc biệt là đối với tuổi trẻ. (1 điểm)
- Phong trào “Góp đá xây Trường Sa” là một hoạt động rất thiết thực đã được Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ phát động đang diễn ra rầm rộ trên cả
nước. Chỉ bằng một tin nhắn: “Trường Sa” gửi 1408, mỗi người đã góp một viên đá xây Trường
Sa. Từ mọi miền Tổ quốc, từ các nhà máy, công sở, trường học, hàng triệu người đã tham gia
chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Đến nay đã có hàng tỷ đồng được đóng góp và những
viên đá đầu tiên đã cùng các chiến sỹ Hải quân vượt sóng gió đến Trường Sa.

(1
điểm)
3. Ý nghĩa của phong trào “Góp đá xây Trường Sa”
- Phong trào đã làm thức dậy lòng yêu nước, không chỉ bằng tư tưởng, tình cảm mà bằng
nhiệt tình cách mạng và hành động cụ thể của mỗi người dân và tuổi trẻ chúng ta. (1 điểm)
- Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, các chiến sỹ Hải quân trên Trường Sa
phải chịu đựng nhiều thiếu thốn, vất vả, gian khổ, hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước, phong
trào “Góp đá xây Trường Sa” đã huy động được một nguồn vật chất không nhỏ, góp phần cùng
cả nước xây dựng và bảo vệ Trường Sa, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
(1 điểm)
4. Suy nghĩ và hành động của bản thân
- Là học sinh trong nhà trường, chúng ta càng nhận thức sâu sắc về chủ quyền của đất
nước, xây dựng tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước, đối với
Trường Sa, Hoàng Sa, đặc biệt trong tình hình hiện nay.
(0,5 điểm)
- Nhiệt tình tham gia phong trào “Góp đá xây Trường Sa” và các phong trào thi đua yêu
nước khác bằng hành động thiết thực.
(0,5 điểm)
- Động viên người thân, gia đình, bạn bè, tập thể cùng tham gia phong trào.

(0,5 điểm)


- Đấu tranh, phê phán thái độ thờ ơ, thiếu tích cực của một bộ phận, cá nhân đối với tình
hình của đất nước, tình hình biển đảo hiện nay.
(0,5 điểm)
5. Kết luận chung

(1 điểm)


Câu 2: (12 điểm)
1. Giới thiệu khái quát về thơ Xuân Diệu, dẫn câu trích dẫn của Hoài Thanh và Hoài
Chân.
(1 điểm)
2.Giải thích nhận định
- Ý kiến của Hoài Thanh và Hoài Chân đã chỉ ra đặc điểm nổi bật của thơ Xuân Diệu trước
Cách mạng tháng Tám. Đó là niềm yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, niềm khát khao giao
cảm mãnh liệt với cuộc đời. Điều đó thể hiện qua cảm xúc yêu thương say đắm, tình yêu thiên
nhiên nồng nàn, khát vọng sống vội vàng, tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời và thiên nhiên.
(2 điểm)
3. Chứng minh nhận định
- Thơ Xuân Diệu thể hiện được nhiều cung bậc của tình yêu say đắm - dẫn chứng.
(1,5 điểm)
- Thơ Xuân Diệu thể hiện tình cảm say đắm với thiên nhiên, đất trời - dẫn chứng.
(1,5 điểm)
- Thơ Xuân Diệu thể hiện niềm yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt - dẫn chứng.
(1,5 điểm)
- Thơ Xuân Diệu cũng thể hiện nổi buồn, nổi cô đơn của con người giữa cuộc đời, nổi ám
ảnh bởi sự trôi chảy của thời gian, nổi cô đơn và cái chết - dẫn chứng.
(1,5 điểm)
4. Bình luận mở rộng
- Đây là ý kiến rất đúng đắn, sâu sắc thể hiện sự cảm thụ hết sức tinh tế và độc đáo “Lấy
hồn ta để hiểu hồn người”.
(1 điểm)
- Sức hấp dẫn của thơ Xuân Diệu thể hiện trước hết ở độ “Nồng nàn, tha thiết” của cảm
xúc, nhưng còn thể hiện ở sự cách tân táo bạo về ngôn ngữ thơ ca và sự cảm nhận cuộc sống
một cách vô cùng tinh tế, lấy cái đẹp xuân tình của con người làm chuẩn mực để miêu tả thiên
nhiên.
(1 điểm)
5. Kết luận chung


(1 điểm)

--- Hết ---


SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi chính thức

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
Phía sau lời nói dối...
Câu 2 (12 điểm).
Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy trong lòng
người đọc những liên tưởng phong phú.
Cảm nhận của anh/chị về một bài thơ như thế.

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................


SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi chính thức


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG B
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo
thành từ những điều rất nhỏ”.
(Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38)

Câu 2 (12 điểm).
Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
--- Hết ---

Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................


SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG A
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.

2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng.
Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng
những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong
hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1. (8 điểm)
Đây là dạng đề mở, người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn kiểu văn bản phù
hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung.
1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống.
2. Phía sau lời nói dối có thể là:
- Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ không trung thực; sự yếu đuối, hèn
nhát của người không dám đối diện sự thật; né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác...
- Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ - hạnh phúc, hối hận - hả hê,...
- Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời nói dối có thể kéo theo những hành động
gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,...
3. Bài học:
- Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực, không được nói dối.
- Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có
cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối.
- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm
dụng lời nói dối. Bởi suy cho cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói những lời gian dối và
sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.
Câu 2. (12 điểm)
Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao

tác lập luận.
Sau đây là một số gợi ý:
1.Giải thích:
- Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: mới mẻ về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật.
- Có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú: gợi nhắc các tác phẩm
văn học nghệ thuật khác, đánh thức những rung động trong lòng người ...
2. Cảm nhận về một bài thơ như thế:
Học sinh có thể chọn một bài thơ theo cảm nhận riêng của mình, miễn là:
- Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh,
nhịp điệu, xây dựng hình tượng,... để làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình.
- Từ cảm nhận về bài thơ, người viết có được những liên tưởng đa chiều hướng đến những lời thơ, câu
văn đẹp khác có nét gần gũi về đề tài, chủ đề, bút pháp...; gợi những cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp muôn màu
của cuộc sống...
3. Đánh giá:
- Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
- Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ năng, tích lũy kiến thức để phát huy khả năng
liên tưởng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học.


SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG B
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt
trong sáng, có hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng.

Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng
những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong
hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 (8 điểm).
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc
sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng
những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con
suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên,
khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
+ Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối
sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.
+ Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà
quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều
lớn lao.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.
Câu 2 (12 điểm).

Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao
tác lập luận.
Sau đây là một số gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
2. Giải thích khái niệm chất thơ: là chất trữ tình, thể hiện qua việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
3. Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ:
- Bức tranh thiên nhiên phố huyện từ lúc chiều muộn đến đêm khuya: bình dị, thân thuộc, êm ả, nên
thơ...
- Tâm hồn hai đứa trẻ: ngây thơ, trong sáng, tinh tế, nhạy cảm, nhân hậu...
- Giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm, giàu tính nhạc và sức biểu cảm...
4. Đánh giá:
- Chất thơ là yếu tố làm nên vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn cho truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Chất thơ làm nên dấu ấn phong cách Thạch Lam: "mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình đượm buồn..."
Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt.


- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi dự bị

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG A

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
Ngày hôm qua...
Câu 2 (12 điểm).
Công việc của nhà văn là phát hiện vẻ đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm
cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng
thức.
(Một vài ý nghĩ - Theo dòng, Thạch Lam)
Từ việc cảm nhận một nhân vật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................


SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
Đề thi dự bị

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: NGỮ VĂN 12 - BT THPT
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm).
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau của M.L.Kinh:
Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ
xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt.

Câu 2 (12 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục)

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:.........................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), giữa không khí đón tết ở Hồng Ngài, “Mị nghe tiếng sáo
vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.”
Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: “Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi
bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
Đến khi bị trói: “…Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.“Em
không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân
đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.”
(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 2, NXBGD, 2008)
Hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
“Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”. Hãy viết một bài văn (khoảng 2 trang
giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều đó.
Câu 3 (10,0 điểm)
Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự
vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ,
tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”
(Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008)
Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh/chị hãy làm sáng tỏ
nhận xét trên.
----------Hết--------Họ và tên thí sinh:.................................................. Số báo danh:........................................
Họ và tên giám thị 1:.................................... Họ và tên giám thị 2:.....................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

A/ Lưu ý chung
1. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng
quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp
cụ thể cho điểm.
2. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được
tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ.
3. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng
dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5
(lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn đến 1,0).
B/ Hướng dẫn cụ thể và thang điểm
Câu 1 (4,0 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần ngắn gọn và đảm bảo các ý cơ bản
sau:
- Giới thiệu vắn tắt về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và chi tiết tiếng sáo trong đêm
tình mùa xuân.
0,5 điểm
- Tiếng sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân
về.
0,5 điểm
- Thể hiện những diễn biến nội tâm của nhân vật Mị:
2,5 điểm
+ Thống nhất: Sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo – kí ức tươi đẹp
như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất.
+ Những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dẫn dụ (lần 1), hòa trộn giữa khát khao tình yêu tự do
với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp
người (lần 3).

Đánh giá: Tiếng sáo trở thành một chi tiết nghệ thuật độc đáo, thể hiện cái nhìn nhân đạo và
nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, tài hoa của Tô Hoài.
0,5 điểm
Câu 2 (6,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, biết vận dụng phối hợp nhiều thao
tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế chọn lọc, thuyết phục; không mắc
các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Đảm bảo độ dài theo quy định.
Đây là đề bài theo hướng mở cần tôn trọng những quan điểm, cách nhìn và những kiến giải
riêng của học sinh.
II. Yêu cầu về nội dung
Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu vấn đề: điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bản thân là gì.
1,0 điểm
- Lí giải nguyên nhân, khẳng định sự cần thiết, đúng đắn; phân tích những biểu hiện của điều quan
trọng đó.
3,0 điểm
- Lật lại vấn đề, phê phán những quan niệm trái chiều, lệch lạc đối với vấn đề được trình bày.
1,0 điểm
- Liên hệ, rút ra bài học bổ ích thấm thía đối với bản thân.
1,0 điểm
Lưu ý: Cần quan tâm đến tính sâu sắc, thực tế của vấn đề. Nếu có những cách nhìn, hiện tượng
trái chiều, tiêu cực nhưng có cách ứng xử, giải quyết tích cực từ đó biết hướng tới chân lí cuộc sống
vẫn có thể chấp nhận.
Câu 3 (10,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu yêu cầu của đề, trên cơ sở những kiến thức về lý luận văn học và tác phẩm, biết cách làm
bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học. Biết cách giải thích, chứng minh, đánh giá, khái quát làm
rõ ý kiến văn học; có năng lực cảm thụ phân tích bài thơ theo yêu cầu.



Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi
diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cấu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau:
1. Nêu vấn đề cần nghị luận.
0,5 điểm
2. Hiểu ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
1,5 điểm
- Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại ( nghĩa của nó,
nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi).
- Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy.
=> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm
nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng
định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi.
3. Chứng minh
7,0 điểm
Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ Sóng (Xuân
Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa
chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề.
a. Bài thơ Sóng:
3,5 điểm
- Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩn dụ.
- Về nghĩa:
+ Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặt nước, dưới
lòng sâu…)
+ Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc…): những cung bậc tâm trạng người con gái trong
tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tự hoàn thiện bản thân.
=> Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực mà liên tưởng đến
tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tự hoàn thiện bản thân để hướng tới

những giá trị đích thực của cuộc sống. Chính sức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ.
b. Đàn ghi ta của Lor-ca:
3,5 điểm
- Về chữ: lối thơ tự do, ngôn từ thơ giàu màu sắc tượng trưng siêu thực, giàu nhạc tính, mô hình mở
giải phóng cảm xúc và tưởng tượng...
- Về nghĩa:
+ Hình tượng Lor-ca và những giai điệu, cung bậc của tiếng đàn ghi ta.
+ Nỗi đau xót trước cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, niềm trân trọng, đồng cảm của Thanh Thảo
trước nhân cách cao thượng và vẻ đẹp tâm hồn Lor-ca…
=> Ngôn ngữ thơ có nhiều đổi mới, giàu tượng trưng thiên về gợi, không coi trọng tả thực, mỗi từ ngữ,
hình ảnh, câu thơ đều có độ mở cho phép tiếp nhận dân chủ, sáng tạo. Sức gợi của ngôn ngữ thơ tạo ra
mạch ngầm đa nghĩa cho tác phẩm.
4. Đánh giá chung
1,0 điểm
- Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất
của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính
chất khoa học đúng đắn.
+ Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm
súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn...
+ Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà
phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ.
- Về bài thơ Sóng và Đàn ghi ta của Lor-ca.
----------Hết---------


×