Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 28: Không khí Sự cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.16 KB, 10 trang )

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 28 : KHÔNG KHÍ VÀ SỰ CHÁY ( Tiết 1 )
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Biết được không khí gồm hỗn hợp nhiều chất khí , thành phần của
không khí gồm 21% khí O2, 78% khí N2 và 1% còn lại là các khí khác.
- Hiểu và giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm , trong lành .
2. Kỹ năng : - Làm được thí nghiệm thành phần của không khí , biết suy luận để
tìm dẫn chứng trong không khí có hơi nước và một ít khí CO2 .
3. Thái độ : - Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Thí nghiệm , cách xác định các chất khí khác ngoài khí oxi và
nitơ .
C) Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Dụng cụ : Đèn cồn , nút cao su , chậu thuỷ tinh , ống thuỷ tinh chia độ thông
đáy
- Hóa chất : Nước , không khí , phốt pho đỏ , diêm .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp
với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Nêu vấn đề bài mới: ( 2 phút ) - Theo em không khí có thành phần như thế nào
?
III) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu thí nghiệm xác định thành phần của không khí . (14
phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh




GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Để xác định thành phần chính của
không khí ta cần làm thí nghiệm .

- Hoạt động nhóm làm thí nghiệm :
+ Nghiên cứu thí nghiệm trong sgk , lắp
dụng cụ theo hướng dẫn của giáo viên .
+ Thí nghiệm :

+ Hướng dẫn hs lắp dụng cụ thí
nghiệm tiến hành thí nghiệm .
+) Đốt phốt pho đỏ trong muỗng sắt rồi đưa
nhanh vào ống thuỷ tinh hình trụ đặt trong
chậu nước , đậy nút cao su theo dõi sự dâng
nước trong ống thuỷ tinh.
- Nhận xét : Trước khi đốt phốt pho vạch
nước ở vị trí số 1, sau khi đốt phốtpho vạch
nước ở vị trí số 2 .
- Yêu cầu học sinh nêu vạch nước
trước khi đốt phốt pho và sau khi đốt + Khi ống nghiệm được đậy kín thì khí oxi
đã làm cho P cháy tạo ra khói trắng tan
.
trong nước.
+ Do khí oxi đã tác dụng
nên làm cho áp xuất giảm đi , làm cho nước
+ Khi ống nghiệm được đậy kín chất dâng lên bằng thể tích khí oxi đã mất đi
trong quá trình phản ứng .

nào đã làm cho P đỏ cháy ?
+ Tại sao nước lại dâng lên ?

Biết trong không khí chủ yếu là khí
N2 và khí O2 .
+ Em hãy cho biết thành phần của 2
khí này dựa vào thí nghiệm đã làm ?

- Cho học sinh nghiên cứu SGK để
biết thành phần cụ thể của khí oxi và

+ Dựa vào phản ứng trong thí nghiệm ta có
thể xác định được thành phần của khí oxi
trong không khí gần bằng 1/5 thể tích không
khí, thể tích của khí N2 trong không khí gần
bằng 4/5 thể tích không khí.


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

khi nitơ.
*) Tiểu kết :

- Thí nghiệm xác định thành phần của không khí .

+ Thành phần của khí oxi trong không khí gần bằng 1/5 thể tích không khí , thể
tích của khí N2 trong không khí gần bằng 4/5 thể tích không khí .
Hoạt động II : Ngoài khí Nitơ và khí Oxi , không khí còn có khí nào khác ? ( 8
phút).
Hoạt động của giáo viên

- Cho học sinh trả lời câu hỏi sgk .

- Nêu thành phần của không khí.
Cho học sinh nhận xét, đánh giá.

Hoạt động của học sinh
- Trả lời câu hỏi sgk .
+ Hiện tượng chứng tỏ không khí chứa hơi
nước: +) Hiện tượng đọng sương vào buổi
sáng.
+ Hiện tượng chứng tỏ
không khí chứa khí CO2 : +) Hiện tượng tạo
màng trắng với nước vôi tôi ở hố vôi.
- Hoạt động cá nhân :
Thành phần của không khí gồm 21% khí
oxi , 78% khí nitơ và 1% còn lại là của các
khí khác (CO2 , hơi nước , khí hiếm , bụi
khói.....)

*) Tiểu kết : - Ngoài khí Nitơ và khí Oxi , không khí còn có khí nào khác như là
+ Thành phần của không khí gồm 21% khí oxi , 78% khí nitơ và 1% còn lại là của
các khí khác (CO2 , hơi nước , khí hiếm , bụi khói.....)
Hoạt động III : Bảo vệ không khí trong lành và tránh ô nhiễm . ( 6
phút)
Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh nghiên cứu sgk và
cho biết tác hại của không khí bị ô

Hoạt động của học sinh
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi .

+ Không khí bị ô nhiễm làm gây ảnh hưởng


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

nhiễm ,

+ Từ đó nêu các phương pháp bảo
vệ không khí trong lành .

đến sức khoẻ con người, đời sống động thực
vật, phá hủy các kì quan, phá huỷ các công
trình ....
+ Phương pháp bảo vệ
không khí trong lành :
Sử lí rác
thải, khí thải của các nhà máy, bệnh viện, lò
đốt, phương tiên giao thông....
+ Bảo vệ môi trường là sức khoẻ của mỗi
người.

- Cho học sinh cả lớp nhận xét ,
đánh giá .
*) Tiểu kết :

- Bảo vệ không khí trong lành và tránh ô nhiễm .

+ + Phương pháp bảo vệ không khí trong lành : Sử lí rác thải , khí thải của các nhà
máy, bệnh viện , lò đốt , phương tiên giao thông....
Hoạt động IV : Luyện tập . ( 5 phút)

Hoạt động của giáo viên
Cho học sinh hoạt động nhóm, làm
bài tập 1 SGK.
Cho học sinh nhận xét, đánh giá.
cho học sinh làm bài tập 3 SGK
trang 99.
Cho học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên nhận xét, đánh giá cho
điểm.

Hoạt động của học sinh
Hoạt động nhóm làm bài tập 1. Thành phần
của không khí là : Câu C đúng.
Hoạt động cá nhân làm bài tập 3 :
- Sự cháy trong không khí có nhiệt độ thấp
hơn trong khí oxi vì :
Cháy trong không khí có mật độ khí oxi cao
hơn. Mặt khác trong không khí khi cháy một
phần nhiệt bị sử dụng để đốt nóng khí nitơ
nên nhiệt độ toả ra thấp hơn trong khí oxi.

* Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài
học .
IV) Cũng cố T1 : (4 phút ) – Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

+ Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau , về thành phần của không khí .
a) 21% khí N2 , 78% khí O2 , 1% các khí khác ( CO2 , CO , khí hiếm …) .
b) 21% các khí khác ( CO2 , CO , khí hiếm …) , 78% khí N2 , 1% khí O2 .

c) 21% khí O2 , 78% khí N2 , 1% các khí khác ( CO2 , CO , khí hiếm …) .
c) 21% khí O2 , 78% các khí khác ( CO2 , CO , khí hiếm …) , 1% khí N2 .
Đáp án : c
V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .
- Bài tập : Làm bài tập 2,7 / 99.
- Hướng dẫn bài tập 7 : Mỗi giờ người lớn hít vào 0,1 m3 khí oxi, cơ thể giữ lại 1/3
thể tích khí oxi : Tức 0,1/3 m3 khí oxi.
Vậy trong một ngày một đêm người lớn hít vào 24 x 0,1/3 = 0,8 m3 khí oxi.
- Nghiên cứu phần còn lại của bài "Không khí - Sự cháy .". Theo em sự oxi hoá
chậm là gì ? Sự cháy là gì ?


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 28 : KHÔNG KHÍ VÀ SỰ CHÁY ( Tiết 2 )
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Biết được sự cháy là sự oxihoa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự
oxihoa chậm là sự oxi hoa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
- Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy là hạ nhiệt
độ xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với oxi không khí.
2. Kỹ năng : Biết các biện pháp dập tắt sự cháy thông thường.
3. Thái độ : Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Sự cháy và sự oxi hóa chậm .
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp
với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )

II) Kiểm tra bài cũ :(5 phút)- Em hãy cho biết không khí có những thành phần chất
khí nào ?
III) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Theo em sự cháy và sự oxi hoá có quan hệ gì
với nhau ?
IV) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu sự cháy . ( 9 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
- Nhớ lại hiện tượng trong bài tính chất của
oxi , bài thực hành trả lời câu hỏi của giáo
viên .
+ Lưu huỳnh và
phốt pho khi phản ứng với oxi đều cháy toả


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

+ Phản ứng của lưu huỳnh với oxi ,
phot pho với oxi có kèm theo hiện
tượng gì ?
- Yêu cầu học sinh
viết phương trình hoá học và cho
biết các phản ứng đó có xảy ra sự
oxi hoá không ?
+ Trong các phản ứng trên đều xảy
ra sự cháy.
Vậy em hãy cho biết sự cháy là gì ?
+ Sự cháy trong không khí và sự
cháy trong bình khí oxi có gì giống

và khác nhau ?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá,
bổ sung cho đúng.
*) Tiểu kết :

nhiệt và phát sáng .
- Các phản ứng trên đều xảy ra sự oxi hoá .
0

t
PTHH : S + O2   SO2
0

t
4P + 5O2   2P2O5

+ Nêu được khái niệm sự cháy như sgk .
+) Giống nhau : Đều xảy ra sự oxi hoá.
+) Khác nhau : Sự cháy trong không khí xảy
ra chậm hơn, nhiệt toả ra ít hơn.

- Khái niệm về sự cháy .

+ Sự cháy là sự oxi hóa chậm , có tỏa nhiệt và phát sáng .
Hoạt động II : Sự oxi hoá chậm . ( 6 phút).
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Trong tự nhiên các đồ vật bằng

gang , thép dần bị gỉ , do chuyển
dần thành oxit khi tác dụng với oxi
không khí .
Ví dụ : 4Fe +

- Nghiên cứu ví dụ giáo viên đưa ra để trả lời
câu hỏi .

3O2   2Fe2O3 + Q - Trong
phản ứng này có sự oxi hoá chậm .
+ Vậy theo em sự oxi hoá chậm là
gì ?
Cho học sinh nhận xét , đánh giá ,
bổ sung cho đúng .
Cho học sinh lấy ví dụ về sự oxi
hoá chậm .

+ Phản ứng trên cũng xảy ra sự oxi hoá , toả
nhiệt nhưng không phát sáng .

+ Vậy sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả
nhiệt nhưng không phát sáng .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

Nếu gặp điều kiện thích hợp thì sư
oxi hoá chậm có thể chuyển thành
sự cháy. Đống than để đống có thể
bị bốc cháy nếu gặp thời tiết thích

hợp , rừng nứa bị cháy khi trời
nóng....

*) Tiểu kết :

Lấy được ví dụ về sự oxi hoá chậm .
Lắng nghe - ghi nhớ.

- Khái niệm về sự oxi hóa chậm .

+ Vậy sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng .
Hoạt động III : Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy . ( 6 phút)
Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh nghiên cứu sgk .
+ Nêu điều kiện để phát sinh sự
cháy và biện pháp dập tắt sự cháy.
Cho cả lớp nhận xét , đánh giá .
+ Cho học sinh nêu phương pháp cụ
thể để dập tắt sự cháy.

- Cho học sinh nhận xét , đánh giá .

*) Tiểu kết :

Hoạt động của học sinh
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi :
+ Điều kiện phát sinh sự cháy :
+) Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy .
+) Phải đủ oxi cung cấp cho sự cháy .
+ Biện pháp dập tắt sự cháy :

+) Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy .
+) Cách li chất cháy với oxi .
- Liên hệ thực tế nêu phương pháp cụ thể :
Dùng nước để hạ nhiệt độ cháy .
Dùng đất , cát , chăn .... để cách li chất cháy
với khí oxi .

- Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy .

+ Điều kiện phát sinh sự cháy :
Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy .
Phải đủ oxi cung cấp cho sự cháy .
+ Biện pháp dập tắt sự cháy :
Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy .
Cách li chất cháy với oxi .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

Hoạt động IV : Luyện tập . ( 6 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh hoạt động nhóm ,
làm bài tập 6 / 99 .

- Hoạt động cá nhân làm bài tập 6.
+ Vì xăng nhẹ hơn nước nên khi cho nước
vào xăng thì xăng nổi lên lan tràng theo nước

và vẫn cháy .
+ Cho học sinh nhận xét , đánh giá . + Vì vậy sẽ không dập tắt sự cháy được mà
lại làm cho đám cháy lan rộng thêm .
- Vì thế nên chỉ có cách là phủ đất , cát ,
chăn.... lên để cách li oxi với xăng .

- Giáo viên nhận xét, đánh giá cho
điểm.

* Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài
học .
V) Cũng cố : ( 3 phút )

- Giáo viên đặt câu hỏi .

+ Giải thích sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn , và tạo ra nhiệt độ thấp hơn
so với sự cháy trong bình khí oxi .
- Hướng cũng cố bài .
+ Sự cháy trong không khí thường xảy ra chậm hơn , vì trong thành phần của
không khí , lượng khí oxi chiếm 1 tỉ lệ nhỏ ( VO2 = 1/ 5 *Vkk ) .
Vì vậy bề mặt chất cháy với khí oxi ít , nên nhiệt độ tạo ra thấp hơn .
Còn ngược lại sự cháy trong bình khí oxi ( lượng khí oxi nhiều ) , và bề mặt tiếp
xúc giữa các chất lớn , vì vậy phản ứng xảy ra dễ dàng hơn tạo ra nhiệt độ cao
hơn , so với sự cháy trong không khí .
*) Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8


Câu phát biểu nào sau đây là đúng
a) Không khí là 1 hợp chất .
b) Không khí là 1 hợp chất của 2 nguyên tố
oxi và ni tơ .
c) Không khí là 1 đơn chất .
d)
Không khí là 1 hỗn hợp khí 21% O2 , 78% khí N2 …
Đáp án : d
VI) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 3, 4, 5 / 99.
- Hướng dẫn bài tập 3 : Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và toả nhiệt ít
hơn trong khí oxi vì trong bình chứa oxi chất cháy tiếp xúc nhiều hơn với oxi, và
nhiệt toả ra không dùng để đốt nóng một phần khí nitơ như trong không khí.
- Nghiên cứu bài " Luyện tập 5 " chuẩn bị sơ đồ , bảng phụ cho tiết học sau .



×