Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tieu luan báo chí và dư luận xã hội những khó khăn và thách thức của báo chí trong việc định hướng dư luận xã hội (liên hệ thực tế cơ quan)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN MÔN BÁO CHI & DƯ LUẬN XÃ HỘI
Đề tài: Những khó khăn và thách thức của báo chí trong việc định hướng dư
luận xã hội (liên hệ thực tế cơ quan)
I. Vai trò của báo chí trong việc định hướng dư luận xã hội
Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, báo chí và DLXH có mối quan
hệ chặt chẽ, biện chứng trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn hoạt động.
DLXH là đối tác của báo chí và ngược lại. Các luồng phán xét DLXH là những
nội dung àng ngày mà báo chí truyền thông đăng tải, và từ DLXH lại đến lượt
nó nảy sinh sự kiện – tin tức báo chí. Báo chí là phương tiện truyền tải các sự
kiện, ý kiến phán xét...của DLXH; báo chí phản ánh và biểu đạt dư luận, vừa có
thể định hướng DLXH, mà sự định hướng này đối với DLXH có thể dẫn tới
những luồng ý kiến sản sinh từ trong thực tế cuộc sống.
Dư luận xã hôi là sự phản ánh tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các
nhóm xã hội lớn về các sự kiện, hiện tượng xã hội liên quan thiết thực tới lợi ích
của họ.
Trên bình diện xã hội học, DLXH phản ánh các quan hệ xã hội đang tồn tại, các
quan hệ xã hội này luôn vận động. Do đó quan hệ xã hôi thay đổi dẫn tới
DLXH. Hai hiện tượng báo chí và DLXH là hai hiện tượng xã hội phức tạp và
thường xuyên biến đổi thường xuyên. Cùng với những đóng góp to lớn của báo
chí vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, công chúng xã hội cũng đang
nhìn nhận ngày càng nghiêm túc hơn trước những gì báo chí đã và đang quan
thông tin, suy ngẫm. Chính trong thực tế ấy, vai trò xã hội của báo chí ngày càng
gia tăng nhanh chóng, nhất là trong việc tạo diễn đàn cung cấp và chia sẻ thông
tin, kỹ năng và kinh nghiệm và nâng cáo nhận thức, hiểu biết, thay đổi thái độ và
hành vi của mỗi người phù hợp với nhu cầu phát triển, góp phần thuyết phục
công chúng, định hướng nhận thức, thái độ và góp phần điều chỉnh hành vi của
công chúng và DLXH không chỉ trên bình diện chính trị - tư tưởng, mà cả trong
đời sống an sinh hàng ngày...


Dư luận xã hội là những phản ứng, tư tưởng và tình cảm, những nhận xét,


đánh giá của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, một giai cấp, một cộng
đồng...trước một vấn đề xã hội (có thể đó là một chủ trương, chính sách; một
vấn đề nảy sinh; một hành động có ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội...) nên nó
rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; bởi nó góp phần
hình thành niềm tin, tư tưởng của nhân dân. Lãnh đạo tư tưởng lại là một trong 3
thành tố làm nên quyền lực lãnh đạo của Đảng (Đảng lãnh đạo xã hội bằng chủ
trương đường lối, bằng công tác tổ chức cán bộ và bằng công tác tư tưởng). Việc
tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội là việc làm hết sức cần thiết
trong hoạt động tư tưởng của Đảng ta. Từ đó, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, vạch
trần những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng
Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Vai trò của báo chí trong việc tạo ra dư
luận xã hội và định hướng dư luận xã hội trong một xã hội bùng nổ thông tin,
hội nhập với thế giới là hết sức quan trọng.
Báo chí chí là công cụ tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, là cơ quan ngôn
luận của Đảng, chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội. Do
đó, báo chí cần chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội, nhất là trong thời đại
bùng nổ thông tin, các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá cách mạng Việt
Nam bằng âm mưu "Diễn biến hoà bình"; trong đó mặt trận thông tin tuyên
truyền được kẻ thù triệt để khai thác nhằm tạo những làn sóng dư luận làm xói
mòn niềm tin của nhân dân với Đảng, tạo ra sự mất ổn định xã hội. Hoạt động
báo chí cần bám sát hiện thực xã hội, phản ánh một cách khách quan, trung thực
những vấn đề xã hôi, tạo ra luồng dư luận xã hội chính thống, vạch trần những
mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch. Mặt trận tư tưởng-văn hoá, hơn bao giờ
hết là nơi đầy thử thách và cam go, rất cần sự sáng suốt, bản lĩnh chính trị của
đội ngũ những người làm công tác tư tưởng mà báo chí là một trong những lĩnh
vực mũi nhọn, xung kích, các nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận này. Thông tin
báo chí vừa phải đảm bảo nhanh nhạy, vừa phải đảm bảo khách quan trung thực



mới tạo nên thế chủ động tiến công. Bởi nếu thông tin báo chí không phản ánh
kịp thời theo đúng bản chất vấn đề, để trống mặt trận tư tưởng thì các phương
tiện truyền thông của các thế lực thù địch sẽ nhảy vào thông tin sai lệch, tạo
thành những luồng dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị-xã
hội, hoặc kẻ xấu lợi dụng phao tin đồn nhảm làm rối lòng dân; hậu quả lúc đó sẽ
khôn lường.
Vì thế, trước mọi vấn đề xã hội, báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận
đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó. Khi Đảng, Nhà
nước đề ra một chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của báo chí là phải tạo ra sự
đồng thuận xã hội, tạo nên "hợp lực mạnh" của quần chúng nhân dân, biến nó
thành luồng tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội. Việc chỉ ra những vấn đề
bất cập là cần thiết, song phải với cái nhìn tích cực mang tính xây dựng. Nhà
báo trước khi phản ánh thông tin phải xem xét một cách thấu đáo, không được
nóng vội quy chụp mà phải có cái nhìn toàn cục, đặt lợi ích tập thể, lợi ích dân
tộc, lợi ích quốc gia lên trên; quyết bỏ qua những toan tính nhỏ nhen; thông tin
vấn đề vào lúc nào, thông tin như thế nào là cả một vấn đề mà ở đó rất cần năng
lực nghề nghiệp, tư duy sáng tạo và bản lĩnh chính trị của nhà báo. Nhà báo
không làm chính trị nhưng làm báo là làm chính trị nên mỗi phóng viên cần có
"trái tim nóng và cái đầu lạnh", thông tin phải được chọn lọc và phản ánh vấn đề
đúng sự thật khách quan, vì chỉ cần sự thật không được phản ánh đầy đủ thì sẽ
tạo ra cái nhìn thiên lệch.
Sức mạnh thông tin của báo chí có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã
hội. Vụ việc tư thương đầu cơ gây nên cơn sốt ảo về giá gạo năm 2008, báo chí
đã kịp thời gặp gỡ các cơ quan chức năng thông tin làm rõ là an ninh lương thực
chúng ta hoàn toàn bảo đảm, đây chỉ là những tin đồn thất thiệt của những kẻ
đầu cơ, các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời vào cuộc đã góp phần ổn định
tình hình giá cả thị trường. Và, chỉ cần sự nóng vội khi xử lý thông tin, một cơ
quan báo chí đưa tin không đúng rằng trong quả bưởi có chất gây ung thư đã gây



khốn đốn cho người dân trồng bưởi. Do đó, nhà báo cần ý thức một cách đầy đủ
trách nhiệm cá nhân khi phản ánh những vấn đề xã hội.
Thông tin báo chí vì thế cần phải góp phần định hướng dư luận xã hội.
Khi đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách nhiệm
thông tin kịp thời, nhà báo phải đặt trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội lên
trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo với cái nhìn sắc
nét, biện chứng. Cách đưa thông tin của nhà báo làm sao giúp độc giả nhìn vấn
đề dưới một góc nhìn trọn vẹn nhất, từng câu, từng chữ phải được cân nhắc sao
cho khách quan, trung thực. Từ đó, giúp độc giả có những suy nghĩ, tình cảm,
hành động đúng để bảo vệ cái tốt, cái tiến bộ, đấu tranh với cái xấu, cái ác. Đồng
thời, báo chí cần tỏ rõ thái độ ủng hộ cái tốt, cái tích cực và đấu tranh không
khoan nhượng với những tiêu cực trong đời sống xã hội. Làm được như thế, báo
chí và nhà báo đã góp phần trong định hướng dư luận xã hội, tạo ra những luồng
dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, tạo đà khai thác tốt sức
mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát triển kinh tế-xã hội của từng địa
phương và của cả nước. Và, đó chính là góp phần vào hoat động tư tưởng của
Đảng.
II. Những khó khăn và thách thức của báo chí trong việc định hướng dư
luận xã hội
1. Khả năng tác động của báo chí vào công chúng và DLXH còn chưa đồng đều
và hiệu quả chưa thật rõ nét
Thứ nhất,báo chí Việt Nam còn chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng về
số lượng bản báo in,tần suất phát sóng phát thanh truyền hình. Báo chí chưa
nhiều, mật độ không đều, bái in chủ yếu phụ vụ công chúng thành thị, trong khi
nông thôn khả năng điều kiện tiếp nhận còn hạn chế. Hiện có tới 75% báo chí
phát hành khu vực thành phố, trong khi vùng sâu vùng xa 25%. Sự bất cập trong
quy hoạch phân bổ này còn thể hiện trong sự xây dựng hệ thống phát thanh
truyền hình. Việc xây dựng các đài địa phương chưa theo một quy hoach thống



nhất, chồng chéo nội dung...gây nên tình trạng lãng phí, giảm hiệu quả thông tin.
Kéo theo khả năng tác động của báo chí đến sư luận xã hội tới vùng sâu vùng xa
khó khăn, nhất là các vùng nhạy cảm: Tây Nguyên, Tây Bắc...
Thứ hai, nhiều vấn đề báo chí còn phản ánh chậm chạp, thậm chí né tránh,
phản ánh không thuyết phục. Nhiều vấn đề bức xúc chưa được đưa kịp thời.
Truyền hình còn chưa thể hiện tốt vai trò trong việc đấu tranh chống các luận
điệu xuyên tạc của kẻ thù.
Bản chất của DLXH luôn quan tâm tới cái mới. Khi thông tin chính thống không
đề cập là cơ hội để các kênh thông tin chống phá xâm nhập với những luận điệu
xuyên tạc. Nhiều tờ báo có hiện tượng cửa quyền thông tin, ảo tưởng về quyền
lực của báo chí. Làm nhiều nhà báo rời xa nhân dân. Làm giảm sút tới niềm tin
của công chúng.
Thứ ba, tính hấp dẫn nhiều tờ báo chưa cao, tính định hướng, tính chính
trị. Nhưng nếu chỉ quan tâm tới chính trị, khô cứng thiếu hơi thở cuộc sống bạn
đọc sẽ xa lánh. Đôi lúc nhà báo áp đặt công chúng vào một gu thẩm mỹ nhất
định nhưng gượng ép.
Thứ tư, nhiều cơ quan báo chí coi nhẹ tính tương tác, coi nhẹ công chúng.
DLXH sở dĩ có sức mạnh to lớn vì nó là kết quả những suy tư, trăn trở của số
đông công chúng trước một vấn đề. Do đó, báo chí phải mở rộng kênh bạn đọc
để bạn đọc tham gia vào hoạt động báo chí, là cách thức hữu hiệu thổi bùng lên
dư luận tích cực, định hướng DLXH hiệu quả. Sức sống , hiệu quả của tờ báo
được đánh giá từ công chúng. Nhà báo cần nghiên cứu hướng quan tâm của
DLXH để từ đó có những bước phát triển phù hợp. Có một số kênh đánh giá sự
hấp dẫn thông tin báo chí với công chúng: số bản in, số phát sóng, số lượng truy
cập...Lượng bạn đọc cho biết sức hút của bài báo. Nhiều cơ quan báo chí đã
tranh thủ điều này để lôi kéo độc giả về phía mình.


Thực tế, kênh truyền hình VTV6 với vai trò là kênh truyền hình dánh
riêng cho giới trẻ. Mang tính định hướng, giáo dục nhận thức và giải trí cho

người trẻ. Mặc dù VTV6 đã có hàng loạt chương trình chính luận như Đối thoại
trẻ, Thư viện cuộc sống...là những chương trình có tính cập nhật, thời sự nhưng
những nội dung phản ánh vẫn còn rất dè chừng, nhất là những thông tin tuyên
truyền về biên giới, hải đảo, lãnh thổ quốc gia. Lời lẽ nhiều phóng sự, thông
điệp còn mang tính giáo điều, áp đặt, khô khan, không hợp với sự tiêp nhận của
công chúng trẻ. Hiệu quả truyền thông thấp.
2. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan báo chí trên những vấn đề
nhạy cảm, bức thiết.
Nếu coi báo chí là mặt trận quan trọng của công tác tư tưởng, thì sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí là một yếu tố quan trọng. Báo chí trong
cơ chế thị trường phải có sự cạnh tranh, nguồn tin riêng, bí mật thông tin tới
phút chót, có tính phát hiện, bất ngờ. Khi thông bùng phát cần sự vào cuộc của
cơ quan chức năng để định hướng DLXH. Có một vấn đề đang tồn tại trong
truyền thông nước ta là tính đơn nhất thể hiện các tính sáng tạo của tờ báo, luôn
là nục tiêu thể hiện những thông điệp và theo đuổi đến cùng với thông tin.
Sự thống nhất, phối hợp trong định hướng dư luận xã hội ở các cơ quan báo chí
thể hiện trên mấy cấp độ sau đây:
Thứ nhất, thông tin cấp thiết nhưng chỉ có một cơ quan báo chí đưa,các cơ
quan khác không vào cuộc, coi đó là chuyện của người khác, né tránh đưa mờ
nhạt, hoặc hạ thấp tầm mức cần có, đưa kiểu ban ơn.
Thứ hai, thông tin trên các báo đưa ra trái chiều nhau, xuất phát từ những
nguyên tắc không giống nhau,thậm chí còn có lúc thiếu công tâm,cố gắng tìm
những nét nhỏ để bao trùm ngụy tạo nên quan điểm riêng, làm phân tâm dư
luận.


Thứ ba, lại có biểu hiện tiền hậu bất nhất ngay trong cánh đưa tin của một
vài cơ quan báo chí,cùng một hiện tượng nhưng lúc khen lúc chê, khiến dư luận
khó xác định quan điểm hoang mang
Ngoài ba xu thế trên, cũng cần tránh một xu thế thứ tư là xu thế a dua, thừa

thắng xông lên, dẫn đên bênh hội đồng chê hội đồng. Chính cách làm này làm
nhiều người sợ báo chí, sợ nhưng không phục và né tránh không coi trọng thông
tin báo chí nữa.
Trong một số phóng sự ủa Bản tin hàng ngày, Thư viện cuộc sống đã vấp phải
một số sai sót không đáng có như a dua theo báo mạng một số sự việc như vụ “
Con trai giữ mẹ cho bố đánh gẫy cổ” – tháng 9/2012. Dù chưa có kiểm định
thông tin chính xác nhưng VTV6 đã làm một vệt phóng sự lên tiếng về tình mẫu
tử, những suy đồi đạo đúc lối sống trong gia đình, cách hành xử thiếu văn hoa
của một bộ phận người trẻ...Trên thực tế, khi tìm hiểu thực tế câu chuyện lại
không giống 100% như những gì thông tin trên báo mạng. Góp phần làm DLXH
hoang mang thêm về thông tin vụ việc con đánh mẹ, và định hướng thông tin
theo chiều hướng tiêu cực...
3. Thiếu phương tiện và kênh thông tin cần thiết để nắm bắt dư luận xã
hội chính xác, kịp thời và hiệu quả
Muốn định hướng được dư luận xã hội thì nhà báo và các cơ quan báo chí
phải nắm bắt chính xác các dư luận xã hội với những thông số càng xác thực
càng tốt. Nhưng hiện nay nhà báo và các cơ quan báo chí có rất ít cơ hội để thấy
các thông số đó
Các cuộc điều tra dư luận xã hội tiến hành thưa thớt, không tuân theo lịch trình
đều đặn nào. Việc nghiên cứu công chúng của các cơ quan báo chí chưa được
coi trọng. Các trung tâm DLXH hoạt động chưa thật sự độc lập và đủ khả năng
đưa ra những kết quả nghiên cứu thường kỳ về DLXH , nhất là những vấn đề có
tính chất tổng thể,thu hút dư luận


Trong bối cảnh như vậy các cơ quan báo chí thiếu thông số xã hội học về DLXH
là điều không đáng ngạc nhiên, với xu thế hướng về công chúng và bám sát nhu
cầu của công chúng thì đây là một thiếu sót lớn, khó có thể bù đắp được. Với cơ
quan báo chí nắm bắt DLXH sau những thông tin truyền tải là bước quan trọng
để đề ra chiến dịch, chủ đề thông tin tiếp sau. Thế nhưng nghiên cứu sự phản hồi

của công chúng, phần lớn các cơ quan báo chì hiện chỉ trông chờ một kênh duy
nhất đó chính là công chúng tự động gửi thư, gọi điện...sự thụ động này khiến
hoạt động của nhiều cơ quan báo chí kém hiệu quả.
Mặc dù VTV6 có kênh thông tin điều tra khán giả nhưng làm chưa tới nơi và
chưa hiệu quả. Một phần hạn chế của phóng viên VTV6 khi tác nghiệp là VTV6
là kênh truyền hình dành cho giới trẻ, nhiều người vẫn cho rằng thông tin trên
VTV6 đơn thuần là giải trí cho giới trẻ nên phóng viên khó tiếp cận cơ chế
người phát ngôn. Nội dung tin bài , đôi lúc vẫn thiếu sự phát ngôn đa chiều, có
các ý kiến phản biên trái chiều hay những nguồn phát ngôn chính thức.
4.Thông tin còn sai sót, nhiều thông tin giật gân, làm mất uy tín của giới
báo chí làm ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội.
Trong bản chiến lược thông tin quốc gia. Chính phủ đã xác nhận: xu
hướng thông tin giật gân, câu khách,chạy theo thị hiếu tầm thường của công
chúng,tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích đối tượng phục vụ chưa được khắc
phục có hiệu quả. Vẫn còn tình trạng thông tin thiếu chính xác, sai sự thật,
không phù hợp với lợi ích đất nước và lợi ích nhân dân,cá biệt có trường hợp
làm sai định hướng chính trị, ư tưởng, làm lộ bí mật quốc gia,vi phạm pháp luật.
Các lĩnh vực thông tin kinh tế đối ngoại và việc đấu tranh các luận điệu xuyên
tạc chống phá các thế lực thù địch đạt hiệu quả chưa cao.
Đương nhiên một nguyên tắc bắt buộc đối với hoạt động báo chí là phải tuân thủ
tuyệt đối sự thật. Mọi sự tô vẽ cắt xén, nhào nặn thông tin dù sớm dù muộn sẽ
trở thành lực lượng cản đối với niềm tin của công chúng dành cho báo chí.Giá


trị định hướng dư luận xã hội của báo chí dù được định danh hay không vẫn tồn
tại song song bất biến cùng thông tin được chọn lựa chuyển tải trên báo chí.
Nhìn lại lịch sử báo chí Việt Nam, chuyện thông tin có tính chất thổi phồng,giật
gân không phải là cá biệt, những thông tin giật gân thiếu trách nhiệm được đề
cập thường có những cấp độ sau đây:
Thứ nhất, thông tin bịa đặt hoàn toàn với dụng ý và mục đích cá nhân cụ

thể.
Thứ hai, thông tin chưa đến mức nghiêm trọng nhưng bị đẩy lên cho tròn
trịa,tỉa tót cho hoàn thiện,đáp ứng nhu cầu suy diễn lệch lạc.
Thứ ba, thông tin là có thật nhưng bị nhìn nhận đánh giá phiến diện,chỉ
nhăm nhăm khai thác mặt trái,mặt xấu.
Xu hướng thông tin giật gân,kích động nhiều khi không chỉ là thiên
hướng,nhãn quan cá nhân một nhà báo mà nó còn là định hướng của một vài cơ
quan báo chí muốn giành công chúng bằng mọi giá,bất chấp những hậu quả hệ
lụy có thể xảy ra.
Trong một PS VTV6 phát về tỉ leei vô sinh ở nữ. Có tít bài “90 % nữ giới
Việt Nam vô sinh” Trong khi đó là một giả thiết không căn cứ của một câu nói
đùa trong phỏng vấn chuyên gia. Nhưng do ảnh hưởng từ những yếu tố giật gân
câu khách nên phóng viên đã giật tín gây chú ý, cẩu thả không đặt câu hỏi ở cuối
câu tạo nghi vấn mà lại giật tít như một câu khẳng định. Một kênh truyền hình
quốc gia không nên có những lỗi như vậy.
III. Một số giải pháp, kiến nghị
1.Nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, vài trò quản lý của nhà
nước với nhiệm vụ định hướng DLXH của báo chí:


Đây là giải pháp đầu tiên và có tầm quyết định,báo chí đặt dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng.Việc định hướng dư luận xã hội,tạo nhận thức tích cực
đồng thuận trong dư luận cũng là nội dung được Đảng đặc biệt quan tâm .Tuy
vậy để việc lãnh đạo này có hiệu quả cần có những đổi mới thiết thực,cụ thể
,khắc phục một số hạn chế bất cập
Như vậy để báo chí làm tốt công tác định hướng DLXH thì chính báo chí cũng
cần sự định hướng kịp thời rõ nét từ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Để nâng cao
năng lực lãnh dạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước với vai trò định
hướng DLXH cuae báo chí, cần quan tâm đến những yếu tố sau:
Thứ nhất, việc chỉ đạo, định hướng phải kịp thời. Sự kiện xảy ra trong một

khoảng thời gian xác định, DLXH có thể đồn đoán, phân tâm, báo chí cần sớm
vào cuộc để định hướng DLXH. Cơ quan chuyên môn của Đảng cần sớm đưa ra
những quan điểm chỉ đạo chính thức, kịp thời.
Thứ hai, sự chỉ đạo, hướng dẫn phải rõ ràng, chính xác và có tính thống nhất
cao. Để định hướng DLXH, thông tin trên báo chí cần rõ ràng, chính kiến của
người làm báo cũng cần sòng phẳng, thuyết phục. Tương tự, cơ quan báo chí
cũng cần sự chỉ đạo rõ ràng, chính xác và có tính thống nhất cao. Thể hiện ở
chỗ: quan điểm chỉ đạo phải rõ ràng: đưa hay không đưa, đưa ở mức độ nào...Để
theo được một vệt nột dung thông tin, nhà báo phải rất kì công đào xới thông tin,
sáng tạo tac phẩm dài kỳ, nếu cơ quan chỉ đạo thường xuyên thay đổi sẽ làm nhà
báo bị động.
Thứ ba, sự chỉ đạo phải gắn liền với đổi mới quản lý, hỗ trợ các cơ quan quản lý
nhà nước với hoạt động báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí, xong việc quản lý lại
thuộc về các cơ quan Nhà nước. Để định hướng DLXH hiệu quả, cần sự chỉ đạo
của Đảng để tháo gỡ một số khó khăn: khó khăn về cơ chế người phát ngôn,
nhiều cơ quan vẫn chưa cử người phát ngôn hoặc cí nhưng thông tin không kịp
thời hoặc không nắm rõ thông tin chính xác. Báo chí cũng gặp khó khăn về


những loại tài liệu đóng dấu mật, sử dụng tràn lan, cản trở thông tin và định
hướng DLXH của nhà báo.
Thứ tư, sự lãnh đạo của Đảng phải trên cơ sở tôn trọng và phát huy vai trò của
cơ quan báo chí, tôn trọng và đề cao sự phát hiện, tạo điều kiện để báo chí nói
lên tiếng nói của mình, làm tốt vai trò phả ánh DLXH và phản biện xã hội. Đảng
lãnh đạo nhưng không bao biện làm thay. Sự phát triển lớn mạnh của báo chí
mới là nhân tố quyết định hiệu quả định hướng DLXH.
2. Xây dựng cơ chế phối hợp, liên thông hợp lý, hiệu quả giữa báo chí với
những vấn đề nóng hổi của đời sống.
Việc kết hợp các loại hình, các cơ quan truyền thông khác cùng chung sức
thực hiện những chiến dịch tuyên truyền có ý nghĩa rộng khắp sẽ làm cho thông

điệp phát tán tộng rãi hơn. Báo chí là tiếng nói của Đảng, là diễn đàn của quần
chúng nhân dana. Bởi vậy, nếu thiếu sự phối hợp, thống nhât, chia sẻ quan điểm
vì lợi ích chung sẽ dẫn đến hỗn loạn, mất định hướng, công chúng hoang mang
không biêt tin ai.
3. Nâng cao chất lượng đào tạo , bồi dưỡng nhận thức và năng lực định hướng
DLXH cho đội ngũ quản lý và Phóng viên.
Trong việc định hướng DLXH, vai trò của phóng viên là rất quan trọng.
Không ai đánh giá thấp phóng viên trên mặt trận tư tưởng. Sự đóng góp của báo
chí tạo nên sức mạnh quốc gia trên trường quốc tế, định hướng DLXH trước
những thông tin chia rẽ nội bộ. Tuy vậy mỗi nhà báo cũng cần nhận thức đúng
và sâu sắc vai trò định hướng DLXH, để cơ quan báo chí luôn lưu tâm tới việc
xử lý đúng đắn các vấn đề, sự kiện nảy sinh trong đời sống.
Năng lự định hướng DLXH của nhà báo phải thể hiện qua từng chi tiết nhỏ nhất,
đơn giản nhất nhưng hàm chưa nhiều nội dung thông tin. Đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ của nhà báo về định hướng DLXH phải hiểu theo nghĩa rộng:
đào tạo trong nhà trường, đào tạo ở cơ quan báo chí.


4. Tăng cường nắm bắt DLXH và phân tích hoạt động báo chí để kịp thời định
hướng thông tin
Muốn định hướng DLXH nhà báo phải có điều kiện và khả năng nắm bắt
DLXH một cách chính xác, kịp thời. Hiện nay việc điều tra DLXH vẫn chưa
được làm thường kỳ. Đòi hỏi phải có những trung tâm chuyên nghiên cứu
DLXH một cách chuyên biệt để phục vụ báo chí. Các cơ quan báo chí cần phải
có bộ phận nghiên cứu công chúng và DLXH.
Ngoài ra, cần tăng cường sức mạnh và nhả hưởng của cơ quan báo chí trong đời
sống xã hội. Muốn báo chí làm tốt vai trò định hướng DLXH, đầu tiên phải tạo
được ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội. Báo chí cách mạng Việt nam
những năm qua đã đi tiên phong cung cấp thông tin cho công chúng. Tuy nhiên,
vẫn còn hạn chế so với nhu cầu của đất nước và sự mong mỏi của công chúng.

Vấn đề đặt ra là phải tạo điều kiện cho báo chí phát triển nhanh và vững chắc,
sản phẩm công chúng hấp dẫn hơn, mang tính định hướng dư luận cao hơn.
Để nâng cao hiệu quả định hướng DLXH, cần quan tâm tới giải quyết
những vấn đề cả bên trong lẫn bên ngoài, tạo sự chủ động cho nhà báo và cơ
quan báo chí tác nghiệp. Đồng thời nắm bắt các thông tin nghiên cứu DLXH từ
các viện nghiên cứu. Cơ quan báo chí cần xây dựng chiến lược thông tin dài hơi,
bám sát tôn chỉ mục đích, bám sát đối tượng, tránh chồng chéo, lấn sân thông tin
hời hợt, phản tác dụng.
Trong chiến lược xây dựng kênh năm 2012, VTV6 bắt đầu chú trọng tới tính
tương tác với khán giả qua các số điện thoại nóng, hòm mail, facebook...để thu
thập ý kiến đánh giá nhận xét của khán giả về chương trình. Đồng thời, điều tra
tỉ lệ người xem để biết thị hiếu công chúng nhất là công chúng trẻ.



×