Tải bản đầy đủ (.doc) (207 trang)

đồ án quy hoạch và cải tạo lưới điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 207 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập đề tài tốt nghiệp, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của các thầy cô trong bộ môn Cung Cấp và Sử Dụng Điện - Khoa Cơ Điện Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, các cán bộ công nhân viên trong cơ quan
Điện lực Phù Tiên. Đến nay đề tài của em đã hoàn thành đúng thời hạn yêu cầu.
Em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Kính Bộ môn Cung Cấp và Sử Dụng Điện - Khoa Cơ Điện - Trường Đại Học Nông
nghiệp Hà Nội, thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình em thực
hiện đề tài.
Em chân thành cám ơn các cán bộ nhân viên Chi Nhánh Điện Phù Tiên đã
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Cung Cấp và Sử
Dụng Điện - Khoa Cơ Điện - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ
bảo em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em gửi lời cảm ơn tới gia đình, toàn thể bạn bè đã động viên em
trong quá trình thực hiện đề tài này!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Hưng

0


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI THỊ TRẤN VƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2017..................3
1.1 Điều kiện tự nhiên – hành chính..........................................................................3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................3
1.1.2 Hành chính........................................................................................................4
1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của thị trấn Vương....................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................4
1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................5


1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế...........................................................5
1.3 Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của Thị Trấn Vương giai đoạn 20122017...........................................................................................................................8
1.3.1 Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2017..........................................................8
1.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2012 – 2017.....................................................8
1.3.3 Định hướng phát triển các ngành kinh tế.........................................................9
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NGUỒN LƯỚI ĐIỆN CỦA THỊ TRẤN VƯƠNG..12
2.1 Sơ đồ một sợi và sơ đồ mặt bằng lưới điện hiện tại..........................................12
2.2 Hiện trạng nguồn điện.......................................................................................12
2.2.1 Trạm biến áp trung gian..................................................................................12
2.3 Hiện trạng lưới điện...........................................................................................12
2.3.1 Lưới điện trung áp..........................................................................................12
2.3.2 Lưới điện hạ áp...............................................................................................13
2.3.3 Hiện trạng trạm biến áp tiêu thụ.....................................................................14
2.4 Xây dựng đồ thị phụ tải cho TBA điển hình......................................................18
2.4.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................18


2.4.2 Xây dựng đồ thị phụ tải điển hình..................................................................19
2.4.3 Các tham số của đồ thị phụ tải........................................................................30
2.5 Tính toán, tổng hợp phụ tải...............................................................................39
2.5.1 Tính toán phụ tải.............................................................................................39
Điểm cấp điện..........................................................................................................51
2.5.2 Tổng hợp phụ tải hiện tại của thị trấn.............................................................61
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN HIỆN TẠI THỊ
TRẤN VƯƠNG.....................................................................................................91
3.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP TRÊN LƯỚI ĐIỆN...........................91
3.1.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................91
3.1.2 Đánh giá chất lượng điện áp tại thanh cái TBA tiêu thụ................................93
3.1.3 Đánh giá chất lượng điện áp tại cuối lộ TBA tiêu thụ TT Vương..................95
3.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỐI XỨNG CỦA LƯỚI.............................................98

3.3 ĐÁNH GIÁ HAO TỔN ĐIỆN ÁP TRÊN LƯỚI............................................102
3.3.1 Tính toán tổn thất điện áp cho phép trên lưới điện hạ áp.............................102
3.3.2 Tốn thất điện áp trên đường dây...................................................................113
3.4 ĐÁNH GIÁ HAO TỔN CÔNG SUẤT...........................................................120
3.4.1 Hao tổn công suất trên đường dây................................................................120
3.4.2 Hao tổn công suất trong máy biến áp...........................................................121
3.5 HAO TỔN ĐIỆN NĂNG CỦA MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP..................................123
3.5.1 Hao tổn điện năng trong máy biến áp...........................................................123
3.5.2 Hao tổn điện năng trên đường dây hạ áp......................................................125
3.6 Kết luận chung về lưới điện hiện tại................................................................133
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN ĐẾN NĂM 2017............................135
4.1 Cơ sở lý thuyết để xác định nhu cầu điện........................................................135
4.2 Một số phương pháp dự báo phụ tải điện........................................................136
4.2.1 Phương pháp trực tiếp..................................................................................136
1


4.2.2 Phương pháp ngoại suy theo chuỗi thời gian...............................................136
4.2.3 Phương pháp so sánh đối chiếu....................................................................137
4.3.4 Dự báo phụ tải theo phương pháp hệ số vượt trước.....................................137
4.2.5 Phương pháp dự báo dựa trên vốn đầu tư.....................................................137
4.2.6 Phương pháp chuyên gia..............................................................................138
4.3 Dự báo nhu cầu điện của Thị trấn Vương đến năm 2017................................138
4.3.1 Dự báo phụ tải sinh hoạt...............................................................................139
4.3.2 Dự báo phụ tải công cộng, dịch vụ...............................................................145
4.3.3 Dự báo phụ tải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.....................................150
4.3.4 Dự báo phụ tải thủy lợi.................................................................................154
4.3.5 Tổng hợp phụ tải dự báo đến năm 2017.......................................................155
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN THỊ TRẤN
VƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2017....................................................................158

5.1 Nhận xét chung................................................................................................158
5.2 Phân vùng phụ tải, chọn dung lượng MBA.....................................................159
5.2.1 Phân vùng phụ tải.........................................................................................159
5.2.2 Sơ bộ chọn dung lượng MBA, vị trí đặt trạm...............................................161
5.3 Đề xuất phương án cải tạo lưới điện hạ áp thị trấn Vương.............................162
5.4 Tính toán kỹ thuật các phương án...................................................................165
5.4.1 Tính tổn thất điện áp cho phép trên lưới điện hạ áp năm 2017....................165
5.4.2 Tính tiết diện dây dẫn cho các phương án....................................................166
5.5 So sánh các phương án – Lựa chọn phương án tối ưu.....................................186
5.5.1 Dự toán vốn đầu tư cho phương án 1...........................................................186
5.5.2 Dự toán vốn đầu tư cho phương án 2...........................................................189
5.5.3 So sánh các phương án – Lựa chọn phương án tối ưu..................................189

2


CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIỂU CỦA LƯỚI ĐIỆN SAU
CẢI TẠO.............................................................................................................193
6.1 ĐÁNH GIÁ HAO TỔN ĐIỆN ÁP CỦA LƯỚI ĐIỆN....................................193
6.2 ĐÁNH GIÁ HAO TỔN ĐIỆN NĂNG CỦA LƯỚI HẠ ÁP...........................194
6.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN..............................................195
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................197
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................200

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TBA – Trạm biến áp
TBATG – Trạm biến áp trung gian

TBA TT Vương – Trạm biến áp thị trấn Vương
UBND TT- Ủy Ban Nhân Dân thị trấn
THPT – Trung học Phổ thông
THCS – Trung học cơ sở
NN – Ngân Hàng
BCH – Ban chỉ huy
GD – Giáo dục
BVTV – Bảo vệ thực vật
DV& CC – Dịch vụ & công cộng
VKS – Viện kiểm soát
TAND – Tòa án nhân dân
PTSH – Phụ tải sinh hoạt
PTSX – Phụ tải sản xuất
PTTL – Phụ tải thủy lợi


LỜI NÓI ĐẦU
1 Đặt vấn đề.
Ngày nay nhu cầu năng lượng là một trong những nhu cầu cần thiết của xã hội.
Trong khi nhu cầu điện ngày càng tăng mà tài nguyên ngày càng khan hiếm đòi hỏi
chúng ta phải biết tiết kiệm năng lượng, có năng lượng mới có thể phát triển kinh
tế xã hội và nguồn năng lượng điện là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đối
với toàn xã hội.
Cũng giống như các nguồn năng lượng khác, năng lượng điện cũng ngày càng
khan hiếm do một phần tài nguyên tạo ra năng lượng điện ngày càng cạn kiệt, phần
khác là do nhu cầu sử dụng điện của con người ngày càng tăng cao.
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện của người dân thị trấn Vương
luôn thiếu dẫn đến tình trạng liên tục mất điện. Việc cung cấp điện liên tục, đảm
bảo chất lượng điện ổn định là một bài toán khó và lâu dài dành cho các kỹ sư
điện. Ngoài các biện pháp như điều chỉnh điện áp, đặt thêm tụ điện, áp dụng hiệu

quả các biện pháp về vận hành còn có biện pháp cải tạo lưới điện để đảm bảo cung
cấp điện cho người dân.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó và được sự phân công của Bộ môn Cung Cấp &
Sử dụng Điện – Khoa Cơ Điện – Trường Đại học Nông Nghiệp – Hà Nội, với sự chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn và các cán bộ Chi Nhánh Điện Phù
Tiên. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Th.S Nguyễn Ngọc Kính em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Quy hoạch và cải tạo lưới điện cho thị trấn Vương –
Tiên Lữ – Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2017”.
2. Mục đích nghiên cứu
Em thực hiện đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng lưới điện hiện tại
của thị trấn xem có đảm bảo chất lượng điện áp ở thời điểm hiện tại và trong tương
lai hay không. Nếu không đảm bảo phải đưa ra phương án nâng cấp và cải tạo lại
lưới điện nhằm đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của lưới điện hiện nay.
1


3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng lưới điện thị trấn Vương.
Tính toán tổn thất lưới điện thị trấn Vương
Nghiên cứu phương pháp cải tạo lưới điện hạ áp của thị trấn
Dự toán vốn đầu tư và lựa chọn phương án cải tạo lưới điện hạ áp
Đánh giá một số chỉ tiêu của lưới điện sau cải tạo
- Nội dung chính của đề tài gồm 6 chương:
Chương 1: Đặc điểm chung và phương hướng phát triển kinh tế xã hội thị
trấn Vương giai đoạn 2012 – 2017
Chương 2: Hiện trạng nguồn lưới điện của thị trấn Vương
Chương 3: Đánh giá hiện trạng lưới điện hiện tại của thị trấn Vương
Chương 4: Dự báo nhu cầu điện đến năm 2017
Chương 5: Đề xuất phương án cải tạo lưới điện cho thị trấn Vương giai
đoạn 2012-2017

Chương 6: Đánh giá một số chỉ tiêu của lưới điện thị trấn sau cải tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài dựa trên cơ sở:
Khảo sát lưới điện hiện tại của thị trấn .
Thu thập số liệu từ thực tế thông qua việc đo đếm trực tiếp, các số liệu
thống kê trong quá trình vận hành lưới điện thị trấn Vương trong những năm quá
khứ. Từ đó áp dụng lý thuyết và các công thức đã học vào việc tính toán, xử lý số
liệu.
Tuy đề tài không có gì mới nhưng nó cần thiết đối với công tác quy hoạch của
lưới điện thị trấn. Trong quá trình thực hiện đề tài này do vốn kiến thức còn hạn
hẹp cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế, nên chắc chắn em còn có những thiếu sót.
Vì thế em mong sự nhận xét đánh giá và đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của em được hoàn thiện hơn
2


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI THỊ TRẤN VƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2017
1.1 Điều kiện tự nhiên – hành chính.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên.
 Vị trí địa lý.
Tiên lữ là một huyện ở phía nam của tỉnh Hưng Yên. Đây là một huyện giáp
với Thành Phố Hưng Yên, có quốc lộ 38B, quốc lộ 39, tỉnh lộ 200 chạy qua.
Thị Trấn Vương là một đơn vị hành chính của huyện Tiên Lữ và là huyện lỵ
của huyện. Thị Trấn có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Ngô Quyền.
- Phía Tây giáp xã Nhật Tân.
- Phía Đông giáp xã Lệ Xá và xã Đoàn Đào ( Huyện Phù cừ ).
- Phía Nam giáp xã Dị Chế, Đức Thắng và An Viên

 Đất đai.
Thị trấn Vương có diện tích khá nhỏ so với các xã khác trong huyện. Diện tích
đất tự nhiên là 227.69 ha, gồm :
- Đất nông nghiệp 128.13 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 107.88
ha, đất nuôi trồng thủy sản là 20.25 ha.
- Đất phi nông nghiệp 99.86 ha, trong đó : Đất ở, đất đô thị 36.27 ha , đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp 5.4 ha, đất công cộng 48.42 ha.
 Dân số.
Qua kết quả điều tra dân số toàn Thị Trấn năm 2011 hiện có 1401 hộ gia đình
với 5596 nhân khẩu, trung bình 3.99 người/ hộ gia đình.Trong đó có 2305 nhân
khẩu nam, và 3291 nhân khẩu nữ. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1.1%.

3


 Khí hậu.
Huyện Tiên Lữ trong đó có thị trấn Vương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ,
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung
bình từ 24 – 27oC, đây là mùa có nhiều mưa bão ảnh hưởng đến sự phát triển sản
xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 18 – 24 oC. Độ ẩm tương đối hàng năm là 86 %. Lượng
mưa trung bình từ 1680 – 1730 mm, có năm lượng mưa trên 2000 mm tập trung
vào tháng 9
1.1.2 Hành chính.
Thị trấn Vương được chia thành các khu phố Tiên Xá, khu Hòa Bình, khu Phố
giác và thôn Đô Lương, làng Vương .Trong đó khu Hòa Bình được chia thành các
tiểu khu 1 đến tiểu khu 7. Khu Hòa Bình hầu hết là các hộ công nhân viên chức,
một số hộ còn lại chủ yếu làm nghề kinh doanh buôn bán. Đây là điều kiện tạo đà
cho thị trấn phát triển nhanh và mạnh về kinh tế.
1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của thị trấn Vương.

1.2.1 Mục tiêu chung.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng 5 năm qua thị trấn Vương
vẫn đạt được thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năm
2011 vừa qua là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đảng bộ lần thứ IV thị trấn
Vương. Và bước đầu hoàn thành nhiệm vụ đề ra, kinh tế phát triển về mọi mặt,cơ
sở vật chất được cải thiện, đời sống nhân dân ổn định và có cải thiện…. Tuy nhiên
bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Nhận thức
đầy đủ về những mặt còn tồn tại của năm 2011 BCH Đảng ủy đã đề ra phương
hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2012 và trong những năm
tiếp theo để hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần
thứ IV đề ra.
4


1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tuy còn chậm song theo hướng tăng tỷ trọng khối
lượng ngành công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Năm 2011, tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
17.28%, khối thương mại - dịch vụ chiếm 27.17%, trong khi đó tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm xuống còn 55.55%
Bảng 1.1 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn Vương
Cơ cấu các ngành
Tổng sản phảm của thị trấn
Nông nghiệp
Công nghiệp – Tiểu thủ CN – Xây dựng
Thương mại dịch vụ

Đơn vị Năm 2006 Năm 2011
%

100
100
%
65.17
55.55
%
11.29
17.28
%
23.54
27.17

1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
1. Ngành nông nghiệp – thủy sản.
Là một đơn vị thị trấn xong số hộ sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm
gần 60% tổng số hộ, chính vì vậy việc quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp
vẫn được quan tâm hàng đầu. Tổng diện tích canh tác của toàn thị trấn là 468 mẫu.
Tổng lương thực trong năm 2011 đạt 2040.5 tấn, trong đó lương thực từ
lúa là 1940.3 tấn, lương thực từ hoa màu các loại 100.2 tấn. Tăng so với cùng kỳ
năm 2010 là 0.5 tấn.
Công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm được các hộ duy trì thường xuyên, các
hộ chăn nuôi vừa và nhỏ vẫn phát triển. Chăn nuôi theo mô hình công nghiệp được
tăng lên. Tổng đàn gia súc trên toàn thị trấn là 2400 con, tổng đàn gia cầm là 22350
con. Giữ vững đàn trâu bò và phát triển trên 38 con.

5


Khai thac thủy sản đã có bước phát triển , diện tích nuôi trồng thủy sản được
khai thác tốt. Tổng sản lượng năm 2011 là 45.85 tấn.

2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từng bước ổn định và phát
triển. Một phần khu công nghiệp Quán Đỏ được đặt trên địa bàn thị trấn. Hiện nay
trên địa bàn thị trấn đang phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: gò
hàn, mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, say sát, buôn bán thiết bị và vật liệu v.v…
Một số làng nghề truyền thống được giữ vững và phát triển như mây tre đan, làm
long nhãn… thu hút và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Các sản
phẩm ưu thế của thị trấn: Nhãn, long nhãn, hạt sen, mật ong… Một số sản phẩm
được thị trương trong nước ưa chuộng và xuất khẩu. Giá trị sản ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị trấn năm 2011 đạt 21.504 tỷ đồng tăng 20.3%
so với năm 2010.
Về công tác xây dựng, năm 2011 được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND
huyện Tiên Lữ cùng với các cấp ngành đã đầu tư kinh phí xây dựng hội trường Thị
Trấn và tu sửa một số công trình khác.
3. Dịch vụ - thương mại
Đây là một lĩnh vực kinh tế mới mẻ và đang đem lại cho người dân nguồn
thu nhập không nhỏ. Các hộ kinh doanh ngày càng được nhân rộng, mạng lưới
thương nghiệp đã phát triển rộng đến từng thôn, xóm, hàng hóa phát triển đa dạng
và phong phú, đáp ứng phần lớn nhu cầu và sức mua ngày càng tăng của nhân dân.
Theo thống kê tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2006 của thị
trấn đạt 13.24 tỷ đồng đến năm 2011 tăng lên 23.9 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm
nay ước tính đạt 23.9 tỷ đồng tăng 21.3 % so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó
nhiều hộ kinh doanh quy mô lớn doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Thương mại – dịch vụ phát triển tập trung vào các dịch vụ sản xuất nông
nghiệp như: cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng, sắt thép, vật liệu
6


xây dựng và các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phuc vụ sinh hoạt cho nhân dân. Tuy
nhiên thương mại – dịch vụ ở thị trấn Vương chưa phát huy hết nội lực, tiềm năng

thế mạnh, thể hiện trong việc mất cân đối giữa các hoạt động thương mại – dịch
vụ. Các hộ chỉ mới khai thác ở khâu mua – bán, các ngành nghề ở thị trấn phát
triển còn nhỏ lẻ, manh mún, sức cạnh tranh còn hạn chế…
4.Các lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục, y tế.
* Giáo dục: Trên địa bàn Thị Trấn có 2 trường THPT là THPT Tiên Lữ và
THPT Bổ túc, 2 trường THCS, 1 trường tiểu học, 1 trường mầm non, 1 nhà trẻ.
Các cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố, một số cơ sở xuống cấp đã được chỉ đạo
và tập trung tu sửa.
Năm 2010 – 2011 trường tiểu học và trường mầm non từng bước củng cố cơ
sở vật chất cho công tác giảng dậy và học tập. Trường tiểu học vẫn giữ vững
trường chuẩn quốc gia. Tổng số giáo viên trong trường là 32 giáo viên trong đó hầu
hết đã được đào tạo Đại hoc và Cao đẳng. Trường mầm non giữ vững danh hiệu
trường tiên tiến. Tổng số giáo viên trong trường là 18 giáo viên trong đó hầu hết đã
được đào tạo từ trung cấp đến đại học. Năm học 2010 – 2011, trường mầm non đã
huy động được 196 cháu ra lớp và bàn giao 74 cháu 6 tuổi vào lớp 1 các cháu đảm
bảo chất lượng 100%. Trường tổ chức cho các cháu ăn bán trú đạt tỷ lệ 95%, nhìn
chung chất lượng bữa ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
* Văn hóa – Xã hội : Mấy năm gần dây mạng lưới thông tin được phát triển
mạnh mẽ. Được sự quan tâm của UBND huyện Tiên Lữ tạo điều kiện hỗ trợ kinh
phí để mua sắm hệ thống loa đài, âm ly… Do vậy công tác truyền thanh thường
xuyên tuyên truyền thông báo kịp thời các chỉ thị nghị quyết của Đảng và nhà
nước, tuyên truyền công tác GPMB theo dự án WB4 đén toàn thể nhân dân.
Duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống khu dân
cư. Năm 2011 toàn Thị Trấn có 1242 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm
7


86.6% tổng số hộ trên địa bàn Thị Trấn. Số hộ nghèo trên Thị Trấn ngày càng
giảm,năm 2011 là 106 hộ chiếm 8.6% số hộ toàn Thị Trấn.

* Y tế : Triển khai tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
thành lập ban chỉ đạo phòng chống các loại dịch như : Dịch tiêu chảy cấp, dịch
cúm típ AH1N1 ở người. Tổ chức kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm với
các hộ kinh doanh thực phẩm, hàng ăn uống trên địa bàn Thị Trấn . Tổ chức làm tốt
công tác tiêm phòng định kỳ cho nhân dân. Cụ thể năm 2011 đã tiêm chủng 6 bệnh
cho trẻ sơ sinh được 95 cháu. Tiêm phòng viêm gan B được 95 cháu. Uống
Vitamin A cho 6 đến 36 tháng tuổi được 435 cháu. Khám chữa bệnh cho 3250 lượt
người.
1.3 Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của Thị Trấn Vương giai đoạn
2012- 2017
1.3.1 Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2017.
Căn cứ theo nghị quyết Đảng bộ lần thứ IV của Thị Trấn Vương về phát
triển kinh tế trong năm 2012 và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 2012 –
2017 đưa ra mục tiêu phát triển như sau :
- Tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa có cơ cấu kinh
tế công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: 35%: Thương mại dịch vụ 37 %;
Nông nghiệp 28% , tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế.
1.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2012 – 2017.
Phấn đấu trong 5 năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 5.4 %.
Trong đó tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tăng 5%, công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng 15.6%, dịch vụ thương mại và du lịch 10.6%. Chỉ tiêu bình
quân GDP/người/năm 15.03 triệu.
Đến năm 2017 sẽ không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 2%.
Hoàn thành 100% trường, lớp được nâng cấp thành nhà cao tầng.
8


Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV.
1.3.3 Định hướng phát triển các ngành kinh tế.

a. Nông – Lâm – Ngư nghiệp :
Về nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ hàng đầu trong sản
xuất nông nghiệp của Thị Trấn.
Tập trung chỉ đạo công tác chăm bón và phòng trừ bệnh cho mạ và làm chiêm
xuân. Thường xuyên kiểm tra và thông báo kịp thời sâu bệnh cho nhân dân. Phấn
đấu đến năm 2017 đạt 80 – 85 tạ/ha. Phát triển nông nghiệp sinh thái đa rạng trên
nền cây lúa, chủ động phát triển các loại cây có thế mạnh như dưabao tử, ngô,
khoai tây, đậu tương v.v…
Chỉ đạo và động viên nhân dân làm tốt công tiêm phòng cho đàn gia suc, gia
cầm, thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các ổ dịch, tổ chức xử lý không đẻ
dịch bệnh lan rộng. Động viên nhân dân chăn nuôi theo mô hình công nghiệp.
Thủy lợi: Tăng cường quản lý, nâng cấp, cải tạo, khai thác các công trình hiện
có. Tổ chức lạo vét kênh mương, khơi thong dòng chảy chuẩn bị tốt vật tư con
người ứng cứu kịp thời khi bão úng xảy ra. Tăng công suất một số trạm bơm phục
vụ sản xuất nông – ngư nghiệp.
Khai thác thủy sản: Khuyến khích các đề án vay vốn ưu đãi để đẩy mạnh năng
lực nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
b. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
Tập trung đầu tư, khuyến khích các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thị Trấn
như cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may, giày da trên cơ sở liên doanh liên kết để thu
hút đầu tư của các đơn vị kinh tế trong và ngoài huyện.
Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các cụm
chế biến nông sản, thực phẩm, hoa quả, xay xát, nghiền thức ăn gia súc vv...
Khuyến khích tạo điều kiện cho các gia đình, các cơ sở tư nhân phát triển ngành
nghề truyền thống.
9


Trong những năm tới tập trung kiến thiết các tuyến đường giao thông nông
thôn đặc biệt là tuyến đường Tiểu khu 5 và dải bê tông hóa tuyến đường bờ sông

thuộc địa phận Tiểu khu 4. Khảo sát toàn bộ tuyến đường trong khu Tiên Xá. Tiếp
tục xây dựng mới và tu sửa những phòng học bị hư hỏng.
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng năm
2016 tăng bình quân 15.6%.
c. Thương mại, dịch vụ du lịch.
Trong những năm tới xuất phát từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế, thương
nghiệp Thị Trấn sẽ phát triển nhanh. Bên cạnh việc phát triển đa dạng hóa hoạt
động theo cơ chế linh hoạt, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường, thương
nghiệp sẽ tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như :
- Cung ứng kịp thời, đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn những mặt hàng phục
vụ sản xuất tại Thị Trấn như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc công cụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp, các nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và
các loại sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác.
- Tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn Thị Trấn sản xuất như gạo, thịt, cá, rau, quả,
long nhãn, đồ gỗ.... Và không nhưng duy trì, mở rộng thị trường tại huyện, trong
nước mà cả thị trường xuất khẩu.
- Cung ứng đầy đủ kịp thời các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt
của nhân dân như những mặt hàng phục vụ nhu cầu xây dựng, trang trí nội thất,
giấy vở, muối, mắm....
Xây dựng thêm một số nhà hàng, khách sản để phục vụ khách hàng.
Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thị trấn đến
năm 2017 đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ IV đề ra là 400 tỷ
đồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21 – 23 % năm.

10


d. Phát triển đô thị và khu dân cư
Hòa cùng xu thế phát triển của huyện Tiên Lữ, thị trấn Vương đã không ngừng
hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu phố. Trong giai đoạn 2010 – 2020 định hướng

sẽ mở rộng đô thị ra các khu ở thôn Đô Lương và làng Vương. Với mục tiêu tạo
lập một thị trấn văn minh, hiện đại, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đạt tiêu chí đô
thị loại IV.

11


CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG NGUỒN LƯỚI ĐIỆN CỦA THỊ TRẤN VƯƠNG
2.1 Sơ đồ một sợi và sơ đồ mặt bằng lưới điện hiện tại
2.1.1 Sơ đồ một sợi.( Hình 2.1, 2.2)
2.1.2 Sơ đồ mặt bằng lưới điện hiện tại.(Hình 2.3)
2.2 Hiện trạng nguồn điện
2.2.1 Trạm biến áp trung gian
Phần lớn nguồn điện cấp cho Thị Trấn Vương được lấy từ trạm trung gian
110/35/10kV Phố Cao ( E8.3) thông qua lộ 971-E8.3, ngoài ra còn lấy điện từ lộ
481-E28.7 của trạm trung gian 110/35/22kV Hưng Yên (E28.7).
Trạm biến áp trung gian 110/35/10 kV Phố Cao có công suất 50MVA, được
đặt ở Thị trấn Trần Cao có bán kính cấp điện là 12 km. Thị trấn Vương cách trạm
biến áp trung gian 4 km.
Trạm biến áp trung gian 110/35/22 kV Hưng Yên có công suất 40 MVA,
được đặt ở Thành phố Hưng Yên. Thị trấn Vương cách TBA trung gian 7.5km.
Thông số của TBATG Phố Cao, Hưng Yên được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Thông số của TBATG Phố Cao, Hưng Yên

Dung
lượng
(MVA)
40
50


UC

UT

UH

∆P0

∆PK

kV

kV

kV

kW

kW

110
110

35
35

22
10


34.4
41.6

189
225

UN % (mức thấp)
I0 %
0.7
0.65

C-T

C-H

T-H

10.5
10.5

17-18
17-18

6.5
6.5

2.3 Hiện trạng lưới điện
2.3.1 Lưới điện trung áp
Lưới trung áp của Thị trấn Vương hiện tại có hai cấp điện áp 22kV và 10kV.


12


Đường dây 10kV: Đường dây 10kV của lộ 971 chạy qua Thị trấn Vương cấp
điện cho 5 trạm biến áp của thị trấn Vương, trong có 4 trạm thuộc quản lý của công
ty điện lực với tổng công suất 1270kVA và 1 trạm biến áp thuộc quản lý của khách
hàng với công suất 50 kVA. Đường dây có tiết điện AC35, AC50, AC70, AC120,
có tổng chiều dài 15.45km.
Đường dây 22kV: Đường dây 22kV của lộ 481 chạy qua Thị trấn Vương cấp
điện cho 2 trạm biến áp của thị trấn Vương, với tổng công suất 570 kVA. Đường
dây có tiết diện AC50, AC70, AC120, có tổng chiều dài 21.96km.
2.3.2 Lưới điện hạ áp
2.3.2.1 Hiện trạng cột, xà, sứ lưới điện hạ áp Thị trấn Vương
* Cột: Mạng điện hạ áp của Thị trấn sử dụng các loại cột H7.5A ,H7.5B, một số
nhánh rẽ sử dụng loại cột H6.5. Các loại móng cột dùng móng M20, M16, nhìn
chung các cột hạ áp vẫn còn có thể sử dụng được.
* Xà, Sứ: Sử dụng các loại kẹp đỡ cáp KĐ và kẹp xiết cáp KX.
* Công tơ: Sử dụng công tơ của Việt Nam sản xuất có các loại từ 10 – 60A. Các
công tơ được đặt trong hộp gỗ, tôn được treo trên cột bêttông. Trên thị trấn có tổng
số công tơ đang sử dụng là 1456 chiếc, trong đó có 55 công tơ 3 pha và 1401 công
tơ 1 pha. Nhìn chung các công tơ đã qua kiểm định đạt chất lượng và còn sử dụng
được.
2.3.2.2 Hiện trạng dây dẫn lưới điện hạ áp Thị trấn
Toàn bộ lưới điện hạ thế do chi nhánh điện quản lý, lưới điện hạ thế đã kéo đến
từng hộ nhưng mức độ hiện đại hóa chưa được đặt ra. Lưới hạ thế chủ yếu dùng
dây cáp ruột nhôm, đối với đường dây trục chính sử dụng cáp XLPE4x95,
XLPE4x70, XLPE4x50. Đối với các điểm rẽ nhánh vào các khu phố, thôn xóm chủ
yếu sử dụng cáp XLPE4x35, XLPE2x35, XLPE2x25

13



2.3.3 Hiện trạng trạm biến áp tiêu thụ
Hiện nay trên địa bàn Thị trấn có 6 trạm biến áp thuộc sự quản lý của điện lực
với tổng công suất đặt 1790 kVA và 1 trạm biến áp thuộc sự quản lý của khách
hàng với tổng công suất đặt 50 kVA. Các máy biến áp trong các trạm đều do Công
ty thiết bị Điện Đông Anh chế tạo.
Hiện trạng các TBA trên địa bàn Thị trấn được thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Hiện trạng TBA trong Thị trấn
Số

Dung

Số hộ

Tên Trạm

máy lượng

được

TT Vương
Phố Giác
Quán Đỏ 2
Hòa Bình
UB Huyện
Tái định cư
Bưu Điện

kVA

320
400
250
320
320
180
50

cấp
335
296
130
305
250
85
0

1
1
1
1
1
1
1

Nơi được cấp
Thôn Đô Lương
Khu Phố Giác + Làng Vương
Khu Quán Đỏ
Khu Hòa Bình + Tiên Xá

Khu UB Huyện
Khu dân mới
Bưu điện huyện + kho bạc

Loại
trạm
Bệt
treo
treo
treo
treo
treo
treo

2.3.3.1 Trạm biến áp TT Vương
Công suất 320 kVA, cấp điện áp 10/0.4 kV, được xây dựng từ năm 1994 trạm
bệt. Trạm được thiết kế cung cấp điện cho thôn Đô Lương gồm 335 hộ dân và các phụ
tải công cộng như UBND thị trấn, công ty thủy nông, ngân hàng nông nghiệp, BCH
quân sự , nhà trẻ liên cơ, bưu điện TT, Trạm TY, UBND thị trấn, THCS Ngô Quyền.
Ngoài ra trạm còn cấp điện cho một số phụ tải sản xuất như cơ sở xay sát, cơ sở chế
biến , cơ sở sửa xe máy và 1 trạm bơm
Trạm có 2 lộ ra: Lộ 1 từ cột số 1 tới cột 39, có tổng chiều dài đường trục 624m,
dùng cáp vặn xoắn XLPE4x95. Lộ có 2 nhánh rẽ. Nhánh thứ nhất từ cột 15 đến 39 với
tổng chiều dài 244m dùng cáp XLPE4x70 loại cột H7.5. Nhánh rẽ thứ hai từ cột 17 đến

14


cột 24 với tổng chiều dài 293 m dùng cáp XLPE 4x50, loại cột H7.5A, H7.5B, từ cột 24
đến cột 27A dùng cáp XLPE 2x25, loại cột H7.5A, H7.5B chiều dài 139m.

Lộ thứ hai có tổng chiều dài đường trục 993 m, dùng cáp XLPE 4x70, dùng cột,
H7.5A, H7.5B.
Lộ có 9 rẽ nhánh. Nhánh thứ nhất ở cột 45 đến cột 49 tổng chiều dài 140 m
dùng dây XLPE2x25 loại cột H7.5A. Nhánh thứ hai từ cột 50 đến cột 57 với tổng chiều
dài 308 m dùng dây XLPE4X35, XLPE25, loại cột H7.5A, H7.5B. Nhánh thứ 3 từ cột
60 đến cột 67 tổng chiều dài 313 m, dùng dây XLPE4X35, XLPE2X25, loại cột
H7.5A,. Nhánh thứ 4 từ cột 68 đến cột 73 tổng chiều dài 186M, dùng dây XLPE4x50,
loại cột H7.5A, H7.5B, từ cột 68 đến cột 74 dùng dây XLPE2x25 chiều dài 70m.
Nhánh thứ 5 từ cột 79 đến cột 83, tổng chiều dài 155m m, dùng dây XLPE4x70, loại
cột H7.5A, H7.5B. Nhánh thứ 6 từ cột 79 đến cột 111 tổng chiều dài 174 m, dùng dây
XLPE4x70 , từ cột 111 đến cột 116, chiều dài 230m. Nhánh thứ 7 từ cột 86 đến cột
86D, tổng chiều dài 115 m dừng dây XLPE2x25, loại cột H7.5A , H7.5B. Nhánh rẽ thứ
8 từ cột 89 đến cột 106A tổng chiều dài 273 m, dùng dây XLPE2x25 loại cột H7.5A,
H7.5B. Nhánh rẽ thứ 9 từ cột 92 đến cột 97, chiều dài 155m dùng dây XLPE4x35, từ
cột 96 đến cột 101 chiều dài 167m, dùng dây XLPE2x25m , dùng cột H7.5A, H7.5B
Sơ đồ hiện trạng lưới điện trạm biến áp TT Vương như hình 2.4
2.3.3.2 Trạm biến áp Hòa Bình
Công suất 320 kVA, cấp điện áp 22/0.4 kV, được xây dựng năm 1994 trạm bệt.
Trạm được thiết kế cấp điện cho khu Hòa Bình và khu Tiên Xá. Gồm 305 hộ dân và
một số phụ tải công cộng, sản suất như nhà trẻ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát, cơ sở
sửa xe máy và một trạm bơm.
Trạm có 2 lộ ra. Lộ 1 từ cột 1 đến cột 58. Các đoạn đường trục chính của lộ đều
dùng cáp XLPE4x95, loại cột H7.5A, H7.5B, các nhánh rẽ của lộ đều sử dụng cáp của
lộ đều dùng cáp XLPE4x35, XLPE2x35 sử dụng cột H7.5A.

15


Lộ 2 từ cột 59 đến cột 75 sử dụng cáp XLPE4x70, loại cột sử dụng là H7.5A. Từ
cột 76 đến cột 79 sử dụng cáp XLPE4x70, loại cột H7.5A. Các đoạn rẽ nhánh sử dụng

cáp XLPE4x35 loại cột H7.5A.
Sơ đồ hiện trạng lưới điện trạm biến áp Hòa Bình như hình 2.5
2.3.3.3 Trạm biến áp Phố Giác
Công suất 400 kVA, cấp điện áp 10/0.4 kV, được xây dựng từ năm 1990 với
công suất 250 kVA, sau đó được nâng cấp thành trạm treo vào năm 2008 với công suất
400 kVA. Trạm được thiết kế cấp điện cho khu Phố Giác và làng Vương. Gồm 296 hộ
dân và một số phụ tải công cộng, sản xuất như trạm xá, trường TH, cơ sỏ xay xát, cơ sở
chế biến.
Trạm có 2 lộ ra. Lộ 1 từ cột số 1 đến cột 63C: Từ cột 1 đến cột 4 dùng cáp
XLPE4x95, loại cột H7.5A. Đoạn đường trục từ cột 4 đến cột số 18 dùng cáp
XLPE4x70, loại cột. H7.5A. Từ cột 18 đến cột 25, từ cột 36 đến cột 41, từ cột 8, 48 đến
cột 50 , cột 50, 51, 52, 57, 58 dùng cáp XLPE4x50 loại cột H7.5A. Nhánh rẽ của lộ từ
cột 52 đến cột 56 dùng cáp XLPE2x25. Các nhánh rẽ còn lại đều dùng cáp XLPE4x35
loại cột H7.5A. Lộ 2 từ cột 64, 69 đến cột 90B: Từ cột 64 đến cột đến cột 88 dùng cáp
XLPE4x95 có tổng chiều dài 790m, loại cột H7.5A. Từ cột 64 đến cột 68 dùng cáp
XLPE4x70, loại cột H7.5A. Các nhánh rẽ đều dùng cáp XLPE4x50, loại cột H7.5A.
Sơ đồ hiện trạng lưới điện trạm biến áp Phố Giác như hình 2.6
2.3.3.4 Trạm biến áp Quán Đỏ 2
Công suất 250kVA, cấp điện áp 22/0.4, được xây dựng từ năm 2001 kiểu trạm
treo. Trạm được thiết kế cấp điện cho khu Quán Đỏ. Gồm 130 hộ dân và một số phụ tải
khác như bệnh viện Quán Đỏ, xí nghiệp giày da, xưởng cơ khí, cơ sở sửa xe máy, cây
xăng Quán Đỏ.
Trạm có 1lộ ra từ cột số 1 đến cột số 52B: Từ cột 1 đến cột 13 dùng cáp
XLPE4x95 tổng chiều dài 450m, loại cột H7.5A. Từ cột 6, 14 đến cột 16, từ cột 30 đến

16


cột 44 dùng cáp XLPE4x70 tổng chiều dài 615m, loại cột H7.5A. Các nhánh rẽ dùng
cáp XLPE2x5, XLPE4x35 loại cột H7.5A.

Sơ đồ hiện trạng lưới điện trạm biến áp Quán Đỏ 2 như 2.7
2.3.3.5 Trạm biến áp UB Huyện
Công suất 320 kVA, cấp điện áp 10/0.4 kV, được xây dựng từ năm 1994 kiểu
trạm bệt. Trạm được thiết kế cấp điện cho khu UB huyện. Gồm 250 hộ dân và một số
phụ tải khác như UB Huyện, trung tâm hướng nghiệp, THCS, phòng GD, kho lương
thực, chi nhánh điện, CA huyện, cây xăng.
Trạm có 2 lộ ra. Lộ 1 từ cột 1 đến cột 14, chiều dài 521m dùng dây XLPE4x95, cột
H7.5A, các nhánh rẽ của lộ đều dùng dây XLPE4x35, cột H7.5A
Lộ 2, từ cột 35 đến cột 40, cột 60 đến cột 65 dùng dây XLPE4x95, cột H7.5A. tổng
chiều dài 436m. Từ cột 40 đến cột 51 dùng dây XLPE4x70, chiều dài 461m, loại cột
H7.5A, từ cột 60 đến cột 77 dùng dây XLPE4x70 chiều dài 483m, loại cột H7.5A. Từ
cột 63 đến cột 83 dùng dây XLPE4x50, chiều dài 235m, loại cột H7.5A. Các nhánh rẽ
khác của lộ dùng dây XLPE4x35, loại cột H7.5A.
Sơ đồ hiện trạng đường dây 0.4kV sau TBA UB Huyện như hình 2.8.
2.3.3.6 Trạm biến áp Tái Định Cư
Công suất 180 kVA, cấp điện áp 10/0.4 kV, được xây dựng từ năm 2008, kiểu
trạm treo. Trạm được thiết kế cấp điện cho khu dân cư mới gốm 85 hộ dân
Trạm chỉ có 1 lộ ra từ cột 1đến cột 27. Đoạn trục chính sử dụng cáp XLPE4x70
loại cột H7.5A, các đoạn rẽ nhánh sử dụng cáp XLPE4x35, loại cột H7.5A.
Sơ đồ hiện trạng lưới điện trạm biến áp Tái Định Cư như hình 2.9.
2.3.4.7 Trạm biến áp Bưu Biện
Công suất 50 kVA, cấp điện áp 10/0.4 kV, kiểu trạm treo, Trạm thuộc sự quản lý
của khách hàng, trạm được thiết kế cấp điện cho phụ tải Bưu Điện và Kho Bạc.

17


Các trạm biến áp có đầy đủ các thiết bị cần thiết như: Chống sét van, cầu chì tự
rơi, tủ điện hạ áp. Về tổ chức quản lý trạm biến áp được giao cho nhân viên ở từng đội
cùng với nhân viên điều độ của Điện lực Phù Tiên trực tiếp quản lý

2.4 Xây dựng đồ thị phụ tải cho TBA điển hình
2.4.1 Cơ sở lý thuyết
2.4.1.1 Ý nghĩa của việc xây dựng đồ thị phụ tải
Phụ tải điện là một đại lượng ngẫu nhiên, chịu tác động của rất nhiều các
yếu tố trong quá trình làm việc của thụ điện được đóng cắt khỏi lưới điện một cách
ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ta cũng thấy sự thay đổi của phụ tải còn tuân theo một quy
luật nhất định, đó là quy luật tuần hoàn lập lại theo chu kỳ ngày đêm, tháng, năm.
Quy luật khách quan của quá trình tiêu thụ điện năng được thiết lập bởi các nhân tố
thiên văn, khí tượng, xã hội.
Đồ thị phụ tải có ý nghĩa to lớn trong việc tính toán thiết kế và đặc biệt trong
vận hành mạng điện. Có rất nhiều tham số được xác định từ đồ thị phụ tải điện như:
thời gian sử dụng công suất cực đại, thời gian hao tổn cực đại, hệ số điền kín đồ thị
phụ tải… mà người ta có thể chọn thiết bị, xác định lượng điện năng tiêu thụ, tổn thất
điện năng, đánh giá chế độ làm việc của mạng điện.
2.4.1.2 Phương pháp xây dựng đồ thị phụ tải
Tùy theo từng điều kiện cụ thể ta có thể chọn một trong các phương pháp thu
thập thông tin sau :
Phương pháp đo đếm từ xa
Phương pháp bán tự động
Phương pháp gián tiếp
Phương pháp đo đếm trực tiếp
* Phương pháp đo đếm từ xa : Tại các vị trí cần quan sát phụ tải người ta đặt các
bộ cảm biến, thiết bị đo và truyền tín hiệu. Các thông tin về phụ tải và các tham số
có liên quan của mạng điện được liên tục truyền đến trung tâm sử lý thông tin.
18


* Phương pháp bán tự động: Người ta đặt các đồng hồ tự ghi hoặc các bộ cảm biến
nhận các thông tin cần thiết của phụ tải và các tham số của mạng điện. Thiết bị này
sẽ ghi vào bộ nhớ các tín hiệu cần thiết sau một khoảng thời gian nhất định hay ghi

liên tục. Các thông tin sau đó được chuyển tới trung tâm xử lý bằng đường bộ.
* Phương pháp gián tiếp: Trước hết người ta cần phải khảo sát và phân loại phụ
tải, nhóm các phụ tải sinh hoạt, thủy lợi, dịch vụ được tách riêng. Trên cơ sở đó,
căn cứ vào chế độ làm việc của từng nhóm trong ngày để xác định tổng công suất
của tất cả các phụ tải ở từng thời điểm nhất định. Sau khi quy công suất này về
thanh cái của trạm biến áp ứng với các thời điểm thích hợp ta sẽ xác định được đồ
thị phụ tải của trạm biến áp này trong ngày.
* Phương pháp đo đếm trực tiếp: Để xây dựng đồ thị phụ tải ngày điển hình các
mùa đông và hè, trước hết ta chọn các tháng đại diện cho lượng điện năng tiêu thụ
nguồn. Thường là các tháng mùa đông và tháng mùa hè. Sau đó tiến hành đo các
đại lượng như công suất, dòng điện, điện áp, điện năng bằng các đồng hồ đo như
Oátmét, Ampemét, Vônmét, công tơ… Chỉ số của các khí cụ điện được theo dõi và
ghi trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đo phụ tải bằng công tơ thì giá trị
công suất tiêu thụ trung bình được xác định theo công thức sau:
tb 

A
(kW)
t

(1.1)

Trong đó:
Ptb: Công suất trung bình của phụ tải trong khoảng thời gian t, kW.
A: Điện năng tiêu thụ xác định theo chỉ số của công tơ trong khoảng thời
gian t, kWh.
2.4.2 Xây dựng đồ thị phụ tải điển hình
Phụ tải nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết khí hậu. Nên để
xây dựng đồ thị phụ tải cho trạm biến áp chúng tôi tiến hành đo đếm phụ tải vào


19


×