Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

ÔN TẬP NGỮ VĂN 12 LUYỆN THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.01 KB, 103 trang )

Văn 10 -11 - 12

1

Bàn về chương “Đất nước” trích từ “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, có ý
kiến cho rằng:
Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” là tư tưởng chủ đạo,
chi phối cả nội dung và hình thức chương V của bản trường ca này.
Từ cảm nhận của mình về đoạn trích “Đất nước”, anh/chị hãy bình luận về ý kiến trên.

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ
NKĐ giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng. Đất nước nhân dân là một nguồn cảm hứng phong
phú của thơ ông.
Trích dẫn ý kiến : Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” là tư
tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương V của bản trường ca Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm
2. Giải thích ý kiến: - “Đất Nước của Nhân dân”: nhằm đề cao vai trò to lớn của nhân dânngười kiến tạo dựng xây, bảo vệ đất nước. Nhân dân chính là chủ thể của đất nước để “Đất
Nước này là Đất Nước của nhân dân”.
- “Ca dao thần thoại” là 2 thể loại tiêu biểu, đặc trưng nhất trong kho 1han văn học dân gian, kết
tinh lưu giữ vẻ đẹp tâm hồn dân tộc, gợi mở một thế giới bay bổng lãng mạn huyền thoại. Tác
giả của “ca dao thần thoại” chính là nhân dân. Khi nói “Đất Nước của ca dao thần thoại” là tác
giả muốn khẳng định: Đất Nước của Nhân dân còn là đất nước của văn hóa DG
-> Ý kiến trên muốn khẳng định: Nhân dân là chủ thể của Đất Nước và NKĐ đã sử dụng chính
chất liệu của văn hoá văn học dân gian đó để thể hiện ý tưởng độc đáo mới mẻ của mình khi
cảm nhận về đất nước
. Tư tưởng ĐN của ND, ĐN của ca dao thần thoại thấm nhuần trong nội dung của đoạn trích:
- Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được nhà thơ thể hiện cụ thể sinh động và được triển khai
trên nhiều bình diện: trong “thời gian đằng đẵng”, trong “không gian mênh mông” và từ bề dày
truyền thống văn hoá, phong tục, tâm hồn và tính cách dân tộc, để rồi tác giả đi cắt nghĩa cho
câu hỏi ai làm nên đất nước và đó chính là nhân dân.


- Nhân dân đặt tên cho các danh thắng, tên đất, tên làng để rồi nhân dân thả hồn vào 1han núi.
Tác gia liệt kê một loạt các danh thắng từ Bắc vào Nam đều trong sự gắn bó với nhân dân biết
bao thế hệ. Sau mỗi hình thể của sông núi là hình ảnh của cuộc đời, là ước nguyện của nhân
dân: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên…
- Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm. Nhân dân chính những người dân bình dị sinh ra lớn
lên, lao động và chiến đấu, “khi có giặc người con trai ra trận”, “người con gái trở về nuôi cái
cùng con”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”… Họ là những anh 1han vô danh không ai nhớ
mặt đặt tên, sống “giản dị” chết “bình tâm”, hi sinh thầm lặng cho đất nước.
- Nhân dân là chủ thế sáng tạo ra văn hóa để truyền lại cho thế hệ mai sau bao gồm các giá trị
tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa ngọn lửa tiếng nói, tên xã tên làng, đến những
truyện thần thoại, câu ca dao, tục ngữ. Nhân dân là anh 1han văn hóa đã làm nên đất nước.
4. Tư tưởng đất nước của nhân dân thấm nhuần trong hình thức thể hiện
Chất liệu của “ca dao thần thoại” được NKĐ sử dụng một cách đậm đặc, sáng tạo và vô cùng
hiệu quả khi nói về nhân dân- chủ thể đất nước. Cả đoạn trích “Đất nước” như được bao bọc bởi
không khí của văn hoá dân gian. Cách sử dụng cũng rất linh hoạt, sáng tạo, tác giả thường gợi
ra bằng một vài chữ của câu ca dao, hay 1 hình ảnh, 1 chi tiết trong truyền thuyết cổ tích, khi


Văn 10 -11 - 12

2

trích dẫn nguyên văn, khi tái tạo trong một cảm xúc mới:
+ Vốn ca dao dân ca, tục ngữ được tác giả vận dụng bằng cách gợi ra bằng một vài chữ của câu
ca, cũng có khi dẫn ra cả câu( “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”, “con chim
phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “ yêu em từ thuở trong nôi”,…)
+ Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích từ xa xưa: truyền thuyết về Hùng Vương, truyện cổ Trầu
cau, Sự tích hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái…
+ Phong tục tập quán, lối sống, vật dụng dân gian như: miếng trầu; bới tóc sau đầu; cái kèo cái
cột; hạt gạo xay, giã, dần, 2han, hòn than, con cúi,…

- Hiệu quả:
+ Tạo nên 1 không gian nghệ thuật rất riêng vừa bình dị gần gũi hiện thực vừa bay bổng lãng
mạn huyền thoại giàu chất thơ gợi lên được hồn thiêng của non 2han, đất nước.
+ Giúp nhà thơ thể hiện thành công ý tưởng Đất nước của nhân dân một cách thuyết phục bởi
đã dùng chính chất liệu của nhân dân để nói về nhân dân.
Bình luận
- Ý kiến trên đúng đắn sâu sắc. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần
thoại” là tư tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương V của bản trường ca.
+ Đúng vì trong quan niệm, nhận thức và cảm xúc đều thấm nhuần tư tưởng nhân dân làm nên
đất nước-nhân dân không phải ai khác mà là những người vô danh đã kiến tạo bảo vệ, giữ gìn
đất nước, đã dựng xây nên những truyền thống văn hoá, lịch sử ngàn đời của dân tộc; trong hình
thức thể hiện như hình tượng đến chi tiết đều thấm nhuần chất dân gian.
+ Tư tưởng này vô cùng sâu sắc mới mẻ, độc đáo: văn học trung đại quan niệm đất nước là của
nhà vua, văn học hiện đại có ý tưởng đề cao vai trò của nhân dân nhưng chưa được nâng lên
thành cảm hứng nghệ thuật và được lí giải 1 cách toàn diện cặn kẽ từ nhiều bình diện trong sự
gắn bó với nhân dân như NKĐ ở chương “Đất nước” này.
- Ý kiến trên cô đúc được cả cảm hứng chủ đạo và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Đất
nước”. Ý kiến trên giúp người đọc nhận thức sâu sắc những đóng góp độc đáo mới mẻ của
NKĐ khi cảm nhận về đất nước, thấm thía hơn về ý tưởng “Đất Nước của Nhân dân’
- Với đương thời: thức tỉnh thế hệ trẻ thời đại đánh Mĩ, nhận thức rõ về đất nước nhân dân để
rồi có trách nhiệm với đất nước, đứng dậy đấu tranh giành độc lập tự do.
- Với hôm nay: nhắc nhở thế hệ trẻ cần biết trân trọng giá trị truyền thống, phát huy giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, có trách nhiệm với đất nước trong thời đại mới
Đàn ghi ta của Lorca
I. Tìm hiểu chung
1. Nhà thơ Thanh Thảo:
- Một trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
- Muốn cuộc sống được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi;
đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải
phóng mọi 2han buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những

khuôn sáo bằng những nhịp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ
thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.
- Kiểu tư duy: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và nhuốm màu sắc tượng trưng
siêu thực.


Văn 10 -11 - 12

3

+ Tượng trưng: tìm vào trạng thái tâm hồn với những linh cảm được khơi dậy từ vô thức, cho
rằng hiện tượng trong vũ trụ tồn tại như những dấu hiệu tượng trưng cho bản chất huyền bí của
tạo vật mà chỉ riêng nhà thơ mới có những thiên bẩm kì diệu để thâm nhập và biểu đạt được
những hình ảnh tượng trưng ấy. Thơ là một thứ “siêu cảm giác”, không thể giải thích được.
Không cần có hình tượng rõ nét, thơ được quan niệm như một bản hoà âm hoàn hảo. Dường
như có nét tương đồng giữa sinh sôi của tạo hoá với sự sáng tạo thơ ca.
+ Siêu thực: Hướng tới một hiện thực cao hơn thực tại. Thế giới siêu thực chỉ có thểcảm thấy
trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí, thần kinh suy nhược, rối loạn. Khám phá thế giới
ấy, nghệ sĩ sẽ phát hiện ra những điều sâu kín mà thiêng liêng, bí ẩn mà chính xác trong cuộc
sống con người. Đề cao yếu tố tâm linh và sự ngẫu hứng, sáng tác thường được cấu thành bởi
những dòng liên tưởng tiềm thức rời rạc, gi¸n c¸ch, không thể khắc hoạ được những bức tranh
thực tại toàn vẹn.
2. Phêđêricô Gaxia Lorca (1898-1936)
- Là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha.
- Trước một Tây Ban Nha – dưới sự cai trị của chế độ độc tài- đã trở nên phản động về chính trị
và già cỗi về nghệ thuật, Lorca đã nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế,
đòi quyền sống chính đáng đồng thời cũng khởi xướng và thúc dẩy mạnh mẽ những cách tân
trong lĩnh vực nghệ thuật. Lorca đã tự nguyện làm người du ca đi lang thang với cây đàn ghita
hát lên những bài ca lãng tử, dùng tiếng đàn giãi bày nôĩ đau buồn và niềm khát vọng yêu
thương của nhân dân.

- Ông đã bị chế độ phản động cực quyền 3han phát xít bắt giam và bắn chết. Cái chết thảm khốc
của Lỏca đã dâng lên một làn 3han phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới với bè lũ Phrăngcô.
Tên tuổi của Lorca trở thành biểu tượng chống chue nghiac phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và
văn minh nhân loại.
3. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bài thơ “Đàn ghita của Lorca”
a. Hoàn cảnh:
- Được viết liền mạch trong khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàn đạo về thơ
Lorca với những người bạn tâm đắc -> kết quả của ấn tượng và nhận thức sâu sắc của Lorca.
- LORCA là nhà thơ mà Thanh Thảo rất ngưỡng mộ. Cả thơ ca, cuộc đời và cái chết của Lorca
đã gây cho tác giả những xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều
bài thơ của Lorca đã dẫn dắt Thanh Thảo khi viết “Đàn ghita của Lorcaorca”
=> Kết quả của cuộc gặp gỡ về cảm xúc, giọng điệu và hình ảnh (sự gặp gỡ của hồn thơ)
- Từng được biết đến Tây Ban Nha qua những tác phẩm của Hêminguê- một nhà văn Mĩ, lại đọc
thơ Lorca từ khi còn trẻ, hình ảnh Tây Ban Nha và hình ảnh trong những câu thơ Lorca đã lặn
sâu vào tâm trí và trở thành một ám ảnh để khi viết bài thơ, nó bật ra một cách hoàn toàn tự
nhiên.
=> kết quả sự thăng hoa của vô thức và ám ảnh về con người, cuộc đời và thơ Lorcaorca- một
con hoạ mi Tây Ban Nha.
b. Mục đích:


Văn 10 -11 - 12

4

Bài thơ được viết như một khúc tưởng niệm Lorca, làm sống dậy hình ảnh Lorca và thể hiện sự
tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng một người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách anh 4han và số phận bi
thương.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nhan đề và đề từ:

- Đàn ghita – còn gọi là Tây Ban cầm- gắn liền với đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp và hào
phóng, rực lửa và mê đắm với những trận đấu bò và vũ điệu Flamencô, cùng gắn liền với
Phêđêricô Gaxia Lorca- một nhà thơ nhân dân, một người chiến sĩ cống phát xít- một
ngườinghệ sĩ đã dùng tiếng đàn ghita cất lên lời ca tranh đấu chống chủ nghĩa phát xít vừa gắn
với nền văn hoá Tây Ban Nha vừa gắn với cuộc đời và khát vọng LORCA.
- “Đàn ghita của Lorca”: tiếng nói nghệ thuật của riêng LORCA- không thuần tuý chỉ là âm
thanh, giai đỉệu mà còn là toàn bộ con người LORCA với tinh thần đấu tranh vàd khát vọng đổi
mới nghệ thuật. Trong trường hợp này, cây đàn ghita đã gắn bó và biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ
của LORCA- tình yêu cuộc sống và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà
nhập trái tim mình với quần chúng nhân dân.
- Câu thơ của LORCA “Nếu tôi chết hãy 4han tôi với cây đàn”: ước nguyện của LORCA gắn
với cây đàn. Trong cuộc sống, LORCA đã dùng cây đàn ghita cất lên lời ca tranh đấu thì khi đi
vào cõi chết, ông vẫn muốn mang theo cây đàn để tiếp tục hát lên những lời ca tranh đâú thì khi
đi vào cõi chết, ông vẫn muốn mang theo cây đàn để tiếp tục hát lên những bài ca của tình yêu
và khát vọng tự do. Tiếng đàn ghita sẽ là sự sống, là niềm tin, là hi vọng, là sức mạnh đấu tranh
vượt lên cái chết. Sử dụng câu thơ này làm đề từ, Thanh Thảo có lẽ muốn khẳng định rằng
LORCA sẽ bất tử cùng với tiếng đàn, cây đàn sẽ kéo dài sự sống, nốí dài khát vọng của
LORCA.
2. Hình tượng tiếng đàn:
những tiếng đàn bọt nước
li – la li – la li – la
tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita lá xanh biết mấy
tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghita ròng ròng máu chảy
không ai 4han cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
li – la li – la li – la
a. Trong văn chương:

- Được gợi ra qua cách so sánh với những âm thanh khác (tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng
ngoài, tiếng trời đổ mưa, tiếng ngọc gieo trên mâm vàng, tiếng gươm đao xô sát…)
` Được liên tưởng với các hiện tượng thiên nhiên như ánh sáng, nước mắt (“mỗi giọt rơi tàn như
lệ ngân”- Nguyệt cầm)
b. Trong bài “Đàn ghita của Lorca”:


Văn 10 -11 - 12

5

- Không trực tiếp miêu tả âm thanh tiếng đàn mà tập trung miêu tả một thế giới củ tưởng tượng
và cảm xúc mà tiếng đàn ấy gợi lên. Dường như trong quan niệm của Thanh Thảo, tiếng đàn là
âm thanh tiếng lòng của LORCA, phản chiếu cuộc sống và tâm hồn của LORCA.
=> Nói về tiếng đàn mà dùng những từ không miêu tả trực tiếp âm thanh “nâu”, “tròn”, “vỡ tan”
và bằng những hình ảnh thoạt nhìn không có mối liên hệ gì với nhau “bọt nước”, “bầu trời cô
gái ấy”, “lá xanh biết mấy”, “bọt nước vỡ tan”, “ròng ròng máu chảy”, “cỏ mọc hoang” tạo nên
sự giao thoa lạ 5han mà đầy gợi cảm giữa âm thanh và hình ảnh.
- Là “Đàn ghita của Lorca”, lẽ đương nhiên có thể hiểu tiếng đàn ở đây là âm thanh, là giai
điệu, là sự ngân rung của tâm hồn tràn đầy cảm xúc của LORCA với tư cách một chiến sĩ đấu
tranh cho tự do và một nghệ sĩ thiết tha với cuộc sống.
- Hệ thống hình ảnh mà Thanh Thảo sử dụng để gợi ra tiếng đàn ghita của LORCA là những
hình ảnh có khả năng gợi mở một bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà cũng có sức ám
ảnh lạ 5han.”
+ “bọt nước”: trong tự nhiên, bọt nước tạo thành do tác động từ bên ngoài vào mặt nước, do sự
xô đẩy của những lớp 5han hoặc do những vận động ở tầng sâu đáy nước- nó có thể xuất hiện
liên tục song cũng là sự tồn tại mong manh ngắn ngủi. Đó là một hình ảnh thị giác gợi cái hữu
hạn mong manh, cái phù du trôi nổi. Cũng như âm thanh tiếng đàn, ở ý nghĩa vật chất, là cái tồn
tại trong một khoảng hữu hạn của thời gian, vang lên rồi tắt. Cũng như đời người, hiện diện rồi
tan biến mất. Đây là liên tưởng đầu tiên về tiếng đàn của LORCA và cũng là một liên tưởng lạ

5han, độc đáo, gợi nhiều ám ảnh. Nhất là khi đặt nó trong mối quan hệ với cuộc đời của
LORCA: rất ngắn ngủi (chết khi mới 38 tuổi) và rất đau thương (khi chưa hòan thành khát vọng
đấu tranh và chưa đi hết con đường sáng tạo nghệ thuật, bị bắt, bắn chết rồi bị ném xác xuống
giếng để phi tang). Trong liên tưởng của Thanh Thảo, hình ảnh LORCA và tiếng đàn LORCA
đã nhập vào bọt nước, hiện diện thành bọt nước, mong manh và ám ảnh như bọt nước.
+ “tiếng ghita nâu / bầu trời cô gái Êy”: “nâu”có thể là màu của vỏ đàn, màu của đất đai quê
hương hay màu da cô gái LORCA yêu. Song khi gắn với “bầu trời cô gái ấy” thì “tiếng ghita
nâu” đã là âm vang và màu sắc của tình yêu, tiếng ghita đã chứa đựng trong nó thế giới của
những rung động tình yêưu say mê đắm đuối. Lạ là ở chỗ âm thanh tiếng ghita lại mở ra một
khoảng trời, một phần đời sống riêng tư với tình yêu dành cho “cô gái ấy” nghĩa là nó chứa
đựng cái phần cuộc sống riêng tư mà cũng rạo rực say mê.
+ “tiếng ghita lá xanh biết mấy”: lá xanh là thiên nhiên tươi tắn, là cỏ cây với cuộc sống tự
nhiên; “lá xanh biết mấy” đã là sắc xanh làm xao xuyến cả tâm hồn. “Tiếng ghita lá xanh biết
mấy” là tiếng ghita mang màu xanh của sự sống và niềm thiết tha khắc khoải với sự sống.
+ “tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan”: “tròn” gợi sự hoàn tất, “bọt nước vỡ tan” gợi sự mất mát,
kết thúc của cái sự tồn tại mong manh- khi tiếng ghita vang lên những âm thanh cuối cùng của
giai điệu cuộc sống cũng là khi sự sống đột ngột chấm dứt.
+ “tiếng ghita ròng ròng máu chảy”- là sự sống ở dạng tồn tại đau thương và bi tr¸ng nhất. Âm
thanh tiếng ghita là giai điệu, là sự sống của tâm hồn. Máu chảy ròng ròng lại gợi sự hủy diệt
tàn bạo và vết thương đau đớn, gợi sự sống đang bị hủy diệt tàn bạo nhất. Đây là cách liên
tưởng rất bạo ( khác hẳn với kiểu liên tưởng của Nguyễn Du “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón
tay”- gợi ngón tay bật máu khi dạo đến khúc cao trào của bản nhạc, cũng gợi nỗi đau ứa máu
của ngời chơi đàn. Vì trong sự liên tưởng của Nguyễn Du, tiếng đàn là phương tiện biểu hiện
nỗi lòng, còn trong liên tưởng của Thanh Thảo, bản 5han tiếng đàn là một sự sống , một sinh thể


Văn 10 -11 - 12

6


cũng bị tổn thương và “chảy máu” như chính con người). Đây cũng là một cách liên tưởng rất
tự nhiên và tất yếu từ thực tế cuộc đời LORCA (bị bắn chết tàn bạo rồi ném xác xuống giếng).
Song quan trọng hơn,cách liên tưởng ấy của Thanh Thảo cho thấy một quan niệm của nhà thơ
về nghệ thuật: nghệ thuật (tiếng đàn của Lorca) phản ánh cuộc sống và khi hấp thụ vào mình cái
phong phú của cuộc sống thì bản 6han nó cũng trở thành một sinh thể có sự sống, có linh hồn.
+ “không ai 6han cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
“không ai 6han cất tiếng đàn- có thể hiểu là không ai trân trọng tiếng đàn; là tiếng đàn không
thể 6han cất được bởi nó là môt giá trị tinh thần, sự tồn tại của nó vượt ra ngoài mọi giới hạn vật
chất. Song đặt bên cạnh cách so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” thì nên hiểu theo cách thứ
hai. Về mặt cách thức, cách so sánh này nằm trong hệ thống của toàn bài (âm thanh được biểu
hiện bằng hình ảnh). Về mặt ý nghĩa, đây là một cách liên tưởng rất lạ 6han: “cỏ mọc hoang”
vừa gợi sức sống mãnh liệt, hoang dại, sức lan tỏa không gì ngăn cản được, vừa là chứng nhân,
vừa là một tri âm với người lãng tử trong khúc du ca (thơ LORCA: “Ghi ta bần bật khóc/không
thể nào/ dập tắt”). Trong trường hợp này tiếng đàn là biểu tượng cho một sức sống mãnh liệt
vẫn tiếp tục. Cũng có thể hiểu đây là lời đối thoại của Thanh Thảo với LORCA. LORCA mong
muốn được 6han cùng với cây đàn. Thanh Thảo không phải không đồng tình với nguyện ước ấy
mà chỉ mở rộng để khẳng định rằng: Cây đàn của LORCA có thể 6han cất, thể xác LORCA có
thể vùi lấp song tiếng đàn và tấm lòng của LORCA thì sẽ được trân trọng đón nhận và lu giữ
bởi tiếng đàn ấy mang trong nó một sức sống vẫy gọi để kết nối mọi cá nhân trong khát vọng
vươn tới tự do và sáng tạo.§©y còng lµ mét triết lí về nghệ thuật cña Thanh Th¶o: nghệ thuật
nằm ngoài mọi quy luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết
=> Thông qua hệ thống hình ảnh, Thanh Thảo vừa gợi ra một bức tranh cuộc sống muôn màu vẻ
của người nghệ sĩ, vừa gợi được sự vận động của hiện tượng tiếng đàn trong cuộc sống từ một
thực thể tồn tại ngắn ngủi, mong manh đến một thực thể hội tụ trong nó muôn sắc màu của sự
sống và rồi cuối cùng trở thành một sinh thể, một sự sống có sức sống bất diệt.
- Cùng với hệ thống hình ảnh, trong bài thơ có hai lần Thanh Thảo mô phỏng âm thanh tiếng
đàn bằng chuỗi điệp âm “li – la li – la li – la” như một chuỗi âm buông do người đệm đàn lướt
qua hàng dây- những âm thanh ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Hai lần chuỗi âm thanh này xuất
hiện đều tạo nên những điểm nhấn làm nổi bật hình tượng tiếng đàn. Lần thứ nhất nó vang lên
lãng đãng, ngân nga trong một không gian dữ dội của đấu trường chính trị và đấu trường nghệ

thuật trên xứ sở Tây Ban Nha. Lần thứ hai nó vang lên như những dư âm không dứt của tiếng
đàn, những dư ảnh không tan của sự sống (li-la còn gợi nhắc đến tên một loài hoa, hoa tử đinh
hương) vẫn đang lặng lẽ tỏa hương. Ở vị trí mở đầu và kết thúc bài thơ, chuỗi âm thanh này góp
phần hoàn tất hình tượng tiếng đàn như một sự sống mãnh liệt mà mơ hồ, kiêu bạc và lãng
đãng, ngân vang da diết mà lặng lẽ để gợi mở những cảm nhận, hình dung thậm chí là những
ám ảnh về một hình tượng khác- hoàn chỉnh và trọn vẹn hơn- hình tượng LORCA.
3. Hình tượng LORCA
a. Đất nước Tây Ban Nha (với không gian văn hoá đặc trưng và không khí dữ dội của những
xung đột chính trị và nghệ thuật)
- Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
- Tây Ban Nha bỗng kinh hoàng
- Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” gợi ra một không gian văn hoá đặc trưng của đất nước Tây Ban
Nha với những trận đấu bò và chiếc áo choàng đỏ rực của đấu sĩ. Màu “đỏ gắt” trong tự nhiên là


Văn 10 -11 - 12

7

cộng hưởng của màu áo đỏ với màu nắng rực cháy trên không gian đầy cát bỏng, trong ý nghĩa
biểu tượng lại gợi liên tưởng đến tính chất dữ dội của một đấu trường đặc biệt- nơi diễn ra
những xung đột gay gắt giữa khát vọng dân chủ và nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách
tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
- Từ “kinh hoàng” (hoảng hốt, ghê sợ tột độ) gợi liên tưởng đến không khí khủng bố căng thẳng
dữ dội của chế độ độc tài, cũng gợi liên tưởng đến bầu không gian kinh hoàng những ấn tượng
chết 7han- nhất là khi đặt bên cạnh “áo choàng bê bết đỏ” và “tiếng ghita ròng ròng máu chảy”.
- Âm thanh tiếng đàn ghita (Tây Ban Nha), hình ảnh chiếc áo đấu sĩ (matactor) và hình ảnh
chàng hiệp sĩ lang thang, đơn độc với “vầng trăng chếnh choáng” và “yên ngựa mỏi mòn” gợi
liên tưởng đến giấc mơ hiệp sĩ của Đôn Kihôtê lại cũng gợi ra một ấn tượng lãng mạn, say đắm,
một hình tượng đậm chất lý tưởng và chất nghệ sĩ.

b. LORCA và cuộc hành trình đơn độc:
- Trong thực tế, LORCA đã khơi dậy phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài phát xít và
khởi xướng, thúc đầy những cách tân trong nghệ thuật. Trên lập trường chính trị, LORCA ca là
người đi đầu khởi xướng những cách tân nên cũng không dễ dàng tìm được sự thấu hiểu và ủng
hộ trong một nền nghệ thuật đã trở nên già cỗi.
=> LORCA như một hiệp sĩ cô đơn trong cuộc hành trình, cô đơn như Đôn Kihôtê trong khát
vọng tình yêu và trong cuộc chiến đấu chống lại quái vật và yêu ma.
- Để thể hiện được thực tế đó của cuộc đời LORCA và đặc điểm đó của hình tượng LORCA,
Thanh Thảo không kể một câu chuyện cụ thể và mạch lạc, cũng không xây dựng một hệ thống
chi tiết tường minh và 7han7. Lối thơ tượng trưng, siêu thực khiến ngòi bút nhà thơ đầy ngẫu
hứng trong lựa chọn hình ảnh. Sự thấu hiểu và ngưỡng mộ một tài năng khiến Thanh Thảo tiến
đến xu hướng lý tưởng hoá để tạo nên một sự hoà nhập chuyển hoá của cá nhân LORCA và đất
nước Tây Ban Nha:
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li – la li – la li – la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
- Nói về LORCA song không vội nhắc đến tên LORCA, thay vào đó, danh từ “Tây Ban Nha”
được dùng không chỉ một lần có tác dụng gợi cảm đặc biệt: vừa gợi hình tượng LORCA trong
môi trường, không khí đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha, vừa tạo liên tưởng đến một sự hoà
nhập của LORCA trong đất nước quê hương mình. Hơn nữa, hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” của
nền văn hoá Tây Ban Nha không thích hợp để ghép với một cái tên cụ thể. Sự kết hợp “Tây Ban
Nha áo choàng đỏ gắt” một mặt vẫn cho phép hiểu đó là hình ảnh của LORCA như một hiệp sĩ
trên đấu trường thời đại một mặt nâng hình tượng LORCA thành một biểu tượng tráng lệ của
thời đại đó.
- Những từ láy “lang thang’, “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn” rất Việt Nam, rất có giá trị
tạo hình biểu cảm được đún một cách hợp lí để gợi ra một hình tượng mang đậm cốt cách Tây
Ban Nha: hình tượng một hiệp sĩ cô đơn với bước chân mỏi mệt trong cuộc hành trình đơn độc
song lòng vẫn đắm say mải miết theo đuổi lý tưởng vì cái đẹp, cái cao cả của đời mình – một



Văn 10 -11 - 12

8

hình ảnh không thể không gợi liên tưởng đến tinh thần hiệp sĩ và tư thế cô đơn của Đôn Kihôtê
– một hình tượng văn học của đất nước Tây Ban Nha.
“lang thang”- nay đây, mai đó, không dừng lại ở một nơi nào, không bó buộc trong một không
gian nào- cốt cách tự do và hình ảnh người nghệ sĩ tự nguyện làm người du ca đi lang thang với
cây đàn ghita hát lên bài ca lãng tử, dùng tiếng đàn giãi bày nỗi buồn đau và khát vọng yêu
thương của nhân dân.
“đơn độc”- một mình, không có ai bên cạnh- hình ảnh của LORCA trong cuộc đấu tranh chính
trị và khát vọng cách tân nghệ thuật, cũng gợi tư thế của một hiệp sĩ với lí tưởng cao cả đẹp đẽ
mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu và ủng hộ.
“chếnh choáng”- cảm giác của người đang say- say với cái đẹp và say với lí tưởng của mình dù
cái đẹp ấy, lí tưởng ấy không được thực tại đón nhận và trân trọng.
“mỏi mòn”- trạng thái hao sút dần về sức lực, thể chất- hình ảnh con người đã mệt mỏi, đã bị
vắt kiệt sức lực trong cuộc hành trình đơn độc của mình.
- Bản 8han các từ láy rất giàu giá trị biểu cảm, khi đặt trong các kết hợp đã tạo nên những hình
ảnh vừa chân thực, vừa thi vị vừa cụ thể vừa có sức khái quát để tạo những ấn tượng đầy lãng
mạn.
+ “đi lang thang” là bước chân của người nghệ sĩ với khúc du ca, “miền đơn độc” lại là một
không gian trống trải quạnh vắng không sao tìm được ai cùng đi bên mình để có được một chút
ấm áp => cuộc hành trình đơn độc của một hiệp sĩ- nghệ sĩ cô đơn.
+ “vầng trăng chếnh choáng” là sự say đắm của vầng trăng hay của con người với vầng trăng;
“vầng trăng” là hiện 8han của cái đẹp. Con người nghệ sĩ say đắm với cái đẹp là điều bình
thường. Nhưng ngay cả cái đẹp cũng bị quyến rũ, bị cuốn hút theo những khát vọng và cảm
xúccủa nghệ sĩ mới thật là điều kì lạ, độc đáo. Nó chứng tỏ cảm xúc ấy phải thật sâu sắc và khát
vọng ấy phải thật mãnh liệt, thật cao cả.

+ “yên ngựa mỏi mòn”- những bước chân ngựa nặng nề mệt mỏi cùng với dáng vẻ mệt mỏi của
con người trên yên ngựa- mệt mỏi vì đã phải đi một chặng đường xa mà cái đích vẫn xa vời,
mệt mỏi và một mình đơn độc.
- Khi kết hợp lại tất cả các yếu tố ngôn ngữ trong đoạn thơ, ta có một nét phác đầu tiên khá chân
thực, chính xác và vô cùng gợi cảm về LORCA: “áo choàng đỏ gất cùng với âm thanh tiếng đàn
li – la li – la li – la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa
mỏi mòn” gợi một liên tưởng thú vị: con người nghệ sĩ đã đồng hành cùng vầng trăng chếnh
choáng, song thật khó để xác định xem con người đang chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn
hay chính vầng trăng kia đang chếnh choáng trên yên ngựa. Có lẽ là cả hai. Từ đó, ta có thể
hình dung ra hình tượng của một chàng lãng tử với cuộc hành trình về miền xa thẳm. Chàng
lãng tử ấy mang trong tâm hồn mình cả cuộc sống dữ dội và giấc mơ lãng mạn, cả ý chí kiên
cường và những xúc cảm say đắm làm chếnh choáng cả vầng trăng. Đồng thời ta cũng có thể
hình dung ra hình tượng một người nghệ sĩ cô đơn trên hành trình đi tìm cái Đẹp trong thế giới
bạo tàn, cô đơn trong chính cuộc đấu tranh vì tự do và cái Đẹp mà nhân tố không phải ai cũng
thấu hiểu.
c. LORCA và số phận thảm khốc
- Được gợi ra trước hết qua một tương phản:
Tây Ban Nha


Văn 10 -11 - 12

9

hát nghêu ngao
=> LORCA với tâm hồn thanh thản và cốt cách tự do hiện lên như một người du ca hát lên bài
ca lãng tử
Tây Ban Nha
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ

dân tộc Tây Ban Nha với cảm xúc choáng váng tột độ, đau đớn tột cùng và ghê sợ, 9han hoàng
khi Lorca- hiện 9han của khát vọng tự do- bị bắt và bắn chết tàn bạo
Ở đây nhà thơ như nhập 9han vaò hình tượng, đồng thời cũng tự phân 9han để trải nghiệm đến
tận cùng hai tâm trạng- tâm trạng của LORCA và tâm trạng của dân tộc Tây Ban Nhamà
LORCA là đại diện ưu tú. Nỗi kinh hoàng của dân tộc Tây Ban Nha không chỉ là vì cái chết của
LORCA mà còn vì cách ứng xử tàn bạo, vô nhân đạo trước khát vọng tự do của con người.
- Ở khổ thơ đầu, hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” gợi ra cốt cách tự do và tính cách dữ dội, phong
cách anh 9han và cá tính nghệ sĩ thì ở khổ thơ này, hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” lại gợi tấm
thảm kịch của con người mang khát vọng tự do. “Áo choàng đỏ gắt” là một biểu tượng có chức
năng khái quát, “áo choàng bê bết đỏ” lại là một sự kiện cụ thể (LORCA bị điệu về bãi bắn)
=> Thanh Thảo không đi sâu miêu tả sự kiện LORCA bị giết mà chỉ gợi một ấn tượng dữ dội về
nó để biêt hiện cảm xúc đau đớn của chính mình và gợi nỗi đau trong lòng người đọc. Song
trong cảm nhận và biểu hiện của Thanh Thảo, nỗi đau không phải điều cuối cùng đọng lại. Cái
đọng lại sau cùng là niềm tin vào sự bất tử của LORCA.
d. LORCA và sự bất tử
- Được gợi mở bằng một so sánh đặc biệt: “chàng đi như người mộng du”. Trong không khí của
đoạn thơ, “đi” là một hành động thụ động của đôi chân (vì con người thể xác đã bị bắt, bị điệu
về bãi bắn), còn trong mạch vận động của hình tượng, đây l¹i lµ một bước chuyển đột ngét từ sự
sống bên ngoài vào sự sống bên trong, từ vận động của đôi chân đến sự vận động của tâm hồn,
từ hành trình tới sự kết thúc vật chất đến sự khởi đầu bất tử của tinh thần. Vì “mộng du” tức là
thoát khỏi thế giới thực tại để sống và bay bổng trong một thế giới khác- ở đây là thế giới của sự
sống- một sự sống mạnh mẽ và phóng khoáng, tươi tắn mà lãng đãng để không thể nào huỷ diệt
được. Thanh Thảo đã gợi ra một sự hoá 9han, hoà nhập tuyệt đỉnh giữa hình tượng tiếng đàn và
hình tượng LORCA: khi LORCA bị điệu về bãi bắn cũng là lúc tiếng đàn ngân lên (tiếng ghita
nâu, tiếng ghita lá xanh). Khi LORCA bị bắn là khi tiếng ghita dạo khúc cao trào rồi tắt lịm
(tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghita ròng ròng máu chảy). Khi xác của LORCA bị ném
xuống giếng là khi sự sống của tiếng đàn trỗi dậy “như cỏ mọc hoang”. Và khi dư ba của tiếng
đàn “như cỏ mọc hoang” là khi “LORCA bơi sang ngang trên chiếc ghita màu bạc”…
=> Hình tượng tiếng đàn- LORCA đã vượt khỏi giới hạn vật chất của hình ảnh và âm thanh để
trở thành hình tượng tinh thần có sức sống bất diệt.

- Lối liên tưởng độc đáo:
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Hình ảnh “vầng trăng” xuất hiện hai lần đều không phải như những thực thể của thế giới khách
quan mà như một biểu tượng gắn liền với những năng lượng tinh thần đặc biệt. Lần thứ nhất,


Văn 10 -11 - 12

10

trăng xuất hiện trong trạng thái “chếnh choáng” rất nghệ sĩ. Lần thứ hai lại được gợi ra trong
một nỗi đau rất con người mà cũng thẳm sâu như chính vũ trụ- nơi trăng kia hiện diện. Ở câu
thơ này, vầng trăng trước hết thuộc về vò trụ bát ngát với ánh sáng dịu dàng và vẻ đẹp mĩ lệ.
Đối lập với vầng trăng là đáy giếng- nơi kẻ thù ném xác LORCA hòng xoá dấu vết tội ác, nơi
tăm tối mịt mùng, không sao soi thấu được, nơi lưu giữ hiện thân của đau thương và tội ác xấu
xa. Hai hình ảnh tương phản này gợi hai thế giới hoàn toàn cách biệt, xa lạ và không thể nào tìm
mối liên hệ. Vậy mà Thanh Thảo đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chúng bằng một liên tưởng
độc đáo. Trớc hết, “giọt nước mắt vầng trăng” vừa có thể hiểu là giọt nước mặt của vầng trăng
(trăng khóc cho cái chết oan khuất của LORCA hay chính là vũ trụ đã cảm thấu nỗi đau khôn
cùng của con người), vừa có thể hiểu rằng là giọt nước mắt của vũ trụ rơi vào đáy giếng để soi
sáng sự thật bị 10han vùi. “Đáy giếng” là nơi 10han vùi 10han xác LORCA, nơi cất giấu một bí
mật về tội ác của chế độ độc tài, “đáy giếng” cũng là nơi đón nhận sự toả sáng của mối đồng
cảm sâu xa từ vũ trụ.
- Sức tưởng tượng mạnh mẽ: “Đường chỉ tay đã đứt” là sự chấm dứt cuộc sống vật chất, “dòng
10han rộng vô cùng” là cuộc đời vô hạn vẫn tiếp tục chảy trôi. Tơng quan ấy dÔ gợi một cảm
giác bi quan: có lẽ sự tồn tại hữu hạn, mong manh của một đời người ngắn ngủi đứt gãy nửa
chừng sẽ bị dìm cho chìm nghỉm dưới đáy 10han, sẽ trở nên vô nghĩa trước cái vô cùng của
10han nước. Thế nhưng Thanh Thảo lại bằng tưởng tượng đem đến một cảm nhận hoàn toàn
ngược lại:

LORCA bơi sang ngang
trên chiếc ghita màu bạc
“bơi” là hành động để tồn tại và khẳng định sự tồn tại trên dòng 10han, “bơi sang ngang” là
không bị cuốn đi và không muốn buông trôi theo dòng nước- phải chống chọi với sức băng
cuốn của 10han nước song cũng thể hiện rõ tư thế đứng cao hơn mọi sự chảy trôi 10han10
thường; bơi bằng và trên chiếc “ghita màu bạc” là dùng cây đàn ghita chở tải sự sống của mình
vượt lên mọi sự băng hoại, chảy trôi. Chiếc đàn ghia ta đã chở sự sống và linh hồn LORCA
vượt qua giới hạn ngắn ngủi của đời người để đến với cõi vô cùng của cuộc sống. Đó vừa là
thực tế, vừa là niềm tin tuyệt đối của Thanh Thảo vào sự bất tử của LORCA. Vậy là, sự tưởng
tượng xét đến cùng lại bắt nguồn từ nhận thức về giá trị tinh thần của tiếng đàn LORCA, từ giá
trị của tiếng nói và những cống hiến của LORCA cho nghệ thuật. Vậy là ta lại thấy ở đây một
khía cạnh nữa trong quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo: sự sống vật chất của người nghệ sĩ
chỉ là hữu hạn song sản phẩm nghệ thuật mà nghệ sĩ tạo ra sẽ đưa nghệ sĩ vào cõi bất tử.
Dòng tưởng tượng tiếp tục trào dâng mạnh mẽ về sự sống bất diệt và niềm kiêu hãnh của
LORCA: “lá bùa cô gái Digan” là vật có phép thiêng để trừ tà và tránh tai hoạ. Ném “lá bùa”
vào “xoáy nước” là sẵn 10han đối mặt với hiểm hoạ và định mệnh trong cuộc đời- hành động
làm bật lên tư thế đầy kiêu hãnh (“xoáy nước” là hiểm hoạ trên dòng 10han số phận, “ném lá
bùa” là ném sự bảo vệ về sinh mạng). “Ném trái tim” lại là sự dâng hiến trọn vẹn trong thanh
thản và vô tư những rung cảm trong sáng, chân thành và thiêng liêng nhất của chính mình- hành
động làm bật lên sự cao cả của tấm lòng, sự cao thượng trong tình cảm. Cả t thế kiêu hãnh và
trái tim cao thượng đều là dấu hiệu của cốt cách nghệ sĩ- hiệp sĩ, nó làm tỏa sáng vẻ đẹp của
hình tượng LORCA (hai lần Thanh Thảo dùng từ “ném”. Lần thứ nhất là hành động của một
hiệp sĩ dám coi khinh cái chết bởi cái chết do kẻ thù gây ra cũng không thể ngăn cản tư tưởng,
tâm hồn LORCA hòa vào sự sống bất tử của nhân dân. Lần thứ 10han1010 hành động của một
nghệ sĩ sẵn 10han và tự nguyện dâng trọn tâm hồn mình cho cuộc đời để ra đi trong yên lặng.


Văn 10 -11 - 12

11


Chính sự dâng hiến vô tư và tự nguyện ấy đã khiến tiếng đàn ghita của LORCA ngân vang bất
diệt không chỉ bằng âm thanh mà còn bằng cả dư âm. Hai lần Thanh Thảo mô tả tiếng đàn “li –
la li – la li – la”. Lần thứ nhất là những âm thanh vang lên trong không gian dữ dội của đất nước
Tây Ban Nha thành lời ca tranh đấu. Lần thứ 11han1111 những âm thanh vang lên trong “lặng
im bất chợt”, vang lên từ cõi vô cùng và sự bất diệt. Lần thứ nhất là âm thanh thực. Lần thứ hai
đã là những dư âm không dứt để khơi dậy và nối dài cảm xúc, rung động và tỏa sáng lí tưởng
cao cả đẹp đẽ của LORCA).
III. Tổng kết
- “Đàn ghita của Lorca” là một bài thơ hay. Hay ở chỗ không chỉ tạo dựng chân dung người
nghệ sĩ- chiến sĩ Phêđêricô Gaxia Lorca một cách trung thực và gợi cảm mà còn giúp người đọc
cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn và tính cách ®ậm chất Tây Ban Nha của LORCA. Bài thơ
giàu nhạc điệu- kết quả của sự hòa nhập chất nhạc đặc biệt của thơ LORCA và năng lượng sáng
tạo đặc biệt của hồn thơ Thanh Thảo (những câu thơ không viết hoa đầu dòng tạo mạch thơ liên
tục, xâu chuỗi với nhau để kết nối các biểu tượng vốn rời rạc và đầy sức ám ảnh; những liên
tưởng thơ bất ngờ, phóng khoáng tạo một gợi mở độc đáo về tiếng đàn ghita của LORCA;
những tương phản gay gắt được xây dựng liên tiếp để làm nổi bật những ấn tượng đậm nét về
con người, cuộc sống và sức sống bất diệt của những giá trị tinh thần mà LORCA tạo nên trong
bối cảnh xã hội và thời đại dữ dội lúc bấy giờ; những hình dung từ được dùng một cách tình cờ,
không cố ý song đều gắn một cách vô thức với số phận và cuộc đời LORCA để tạo nên một ám
ảnh và làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ…). Nhạc điệu của bài thơ không ph¶i là chất
nhạc do âm, vần hay thanh điệu đem l¹i mµ là giai điệu của tâm hồn, của trái tim đồng điệu
trong lí tưởng và khát vọng nên khó thấy hơn và cũng dễ ám ảnh hơn.
- “Đàn ghita của Lorca” là tiếng nói tri âm của người nghệ sĩ với một người nghệ sĩ, một người
chiến sĩ với một người chiến sĩ. Sự đồng cảm của Thanh Thảo và LORCA trong bài thơ vừa cho
người đọc hiểu về LORCA vừa cho người đọc một cái nhìn trọn vẹn hơn về con người Thanh
Thảo- một trí thức giàu suy t và một người nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết, lí tưởng. “Đàn ghita của
Lorca” như là sự tiếp nối trọn vẹn cái mạch thơ đã được khơi dòng từ trường ca “Những người
đi tới biển”
Chúng tôi đi không tiếc đời mình

Tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc
- “Đàn ghita của Lorca” cũng chứa đựng trong nó triết lí về nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo:
triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, về sức sống của nghệ thuật và về mối quan
hệ giữa sức sống của nghê thuật với sự tồn tại về mặt tinh thần của nghệ sĩ trong cuộc đời.
Những điều này thực ra không mới song trong bài thơ này, nó chính là cơ sở để Thanh Thảo
khẳng định giá trị những sáng tạo nghệ thuật và những cống hiến về tư tưởng của LORCA đồng
thời cũng là cơ sở để nhà thơ khẳng định niềm tin vào sự bất tử của những cống hiến ấy.
Tiếp cận “Sóng” từ góc nhìn văn hóa
M. Bakhtin cho rằng, văn học là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa, không thể hiểu
nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời nó tồn tại; không được tách nó


Văn 10 -11 - 12

12

khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn
nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa. Văn hóa có khả năng quyết định sự
phát triển của văn học trong một giới hạn, một mức độ nhất định; ngược lại, sự tác động ảnh
hưởng trở lại với văn hóa của văn học cũng không nhỏ. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
gắn bó mật thiết ở cả hai phương diện đồng đại và lịch đại, do vậy nghiên cứu một hiện tượng
văn học trong quan hệ đồng đại với văn hóa sẽ thấy được vai trò sáng tạo văn hóa, thấy được
cấu trúc, chức năng văn hóa của văn học. Tuy nhiên, văn học không chỉ là sản phẩm của văn
hóa một thời, mang trong mình giá trị của văn hóa một giai đoạn cụ thể mà là sản phẩm của cả
một quá trình văn hóa.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có những điểm thành công nổi trội mà chúng ta vẫn thường phân
tích như hình tượng 12han và em; trạng thái tinh vi, phức tạp của tình yêu; khát vọng hạnh
phúc… nhưng đặt nó trong mối quan hệ văn hóa – văn học sẽ hiểu được cặn kẽ hơn cũng như
có những lý giải xác đáng. Khám phá bài thơ không chỉ bằng những ngôn từ, giọng điệu, hình

ảnh hiển lộ trong bài, cần đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời, vào thời điểm lịch sử và cả những
biến động xã hội xung quanh mới thấy được hết những thành công độc đáo khiến bài thơ ra đời
là được sự đón nhận của độc giả và cả những “vị nể” của nhiều nhà thơ tên tuổi cùng thời(1).
Bắt đầu bài thơ là những trạng thái của sóng và một hành trình đi tìm kiếm, cắt nghĩa chính
mình: Dữ dội và dịu êm/… Sóng tìm ra tận bể. Trái tim đang yêu của những con người đầy
nhiệt huyết và trẻ tuổi ấy bất lực trong việc lý giải bởi sóng bắt đầu từ gió nhưng gió bắt đầu từ
đâu? Đi qua những nỗi nhớ, đi qua những khát khao tới bờ, dẫu cuộc đời dài rộng bao nhiêu thì
vẫn một mơ ước được vẫy vùng giữa biển lớn tình yêu: Làm sao được tan ra… Để ngàn năm
còn vỗ. Trục cảm xúc vận động mang lại cho những vần thơ ấy một hiệu quả nghệ thuật cao là
sự vận động từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp đến chiều sâu của nhận
thức. Sự nồng nàn của cảm xúc cộng với sự sâu sắc của suy nghĩ đã tạo cho bài thơ tính triết
luận và màu sắc suy tưởng.
Trong bài thơ Sóng, với cách lý giải từ văn hóa ứng xử của người phụ nữ trong cuộc sống cũng
như trong tình yêu, độc giả sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cách thể hiện của tác giả. Đặt bài thơ
trong chiều lịch đại, chúng ta không khó để nhìn ra những nữ sĩ tài danh đã không ngần ngại thể
hiện bản thân mình trong sáng tác. Truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam lưu danh những
tên tuổi như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, Lê Ngọc Hân… trong
những thế kỷ bão táp của lịch sử dân tộc, và “chúng ta có quyền ngờ rằng, nhiều bài dân ca,
truyện nôm khuyết danh xưa nếu không phải do người phụ nữ sáng tạo thì không thể nào biểu
hiện được trung thực niềm khát khao đến cháy bỏng tình yêu cuộc sống và nỗi oan đến vật đổi
sao rời như Thị Mầu, Thị Kính và nhiều bài ca trữ tình khác”(2). Với cái nhìn đồng đại, những
nhà thơ cùng thế hệ (như Dương Thị Xuân Quý) cũng thể hiện tiếng nói của người phụ nữ trong
một thời đại mới, cuộc sống mới mà sự trân trọng bản thân, sự ngợi ca tình yêu, đức hi sinh của
người phụ nữ chưa bao giờ thôi mới mẻ. Những năm sáu mươi của thế kỷ trước đánh dấu sự
xuất hiện đông đảo, ào ạt của một thế hệ những nhà văn nhà thơ trẻ, họ đem vào văn học những
giọng nói tươi mới. Xuân Quỳnh viết bài thơ năm 1967 khi cuộc kháng chiến của nhân dân
miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, lớp lớp thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” mà
không hẹn ngày về mới thấy thấm thía nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.
Bài thơ nói về tình yêu nhưng cũng chính là nói về lẽ đời, về niềm tin. Trong bối cảnh cuộc
sống đầy bất trắc của chiến tranh, từ bản năng của một người phụ nữ, Xuân Quỳnh ý thức được

sức mạnh của tình yêu thương sẽ là điểm tựa vững chắc giúp vượt qua những khốc liệt. Chị tự
tin bộc lộ tình yêu vì coi đó là cứu cánh, là lẽ sống. Điều này có nét giống mà khác Xuân Diệu,


Văn 10 -11 - 12

13

bởi những cung bậc tình yêu của người nữ khác với người nam. Chị hay ưu tư hơn, dù khi thiết
tha đắm say nhất vẫn thường trực một nỗi lo âu và khắc khoải về sự vô tận trong tình yêu:
Trước muôn trùng 13han bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào 13han lên?...
Tất cả những điều ấy xuất phát từ bản năng che chở của người phụ nữ, họ tự nhận về mình cái
sứ mệnh thiêng liêng là duy trì tình yêu, hạnh phúc cho cuộc đời. Những thiệt thòi của cá nhân
chị lại khiến cho sự bao dung, che chở ấy thành một khát vọng đau đáu hơn. Trong Thơ vui về
phái yếu chị vừa khẳng định vừa muốn vượt thoát khỏi những định kiến xã hội khi khuôn người
phụ nữ vào những điều nhỏ bé: Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất/
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày… nhưng Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông/ Các
anh sẽ không còn biết yêu biết ghét. Do gắn với gia đình trực tiếp và thường xuyên hơn nên
người phụ nữ thiên về duy tình, muốn ổn định, hy sinh hơn là thay đổi, bứt phá. Theo Jung, nhà
tâm lý học Thụy Sĩ, tâm lý nữ giới thuộc loại hình tình cảm, mang những đặc điểm rõ 13han
hơn tư duy. Bằng sự mẫn cảm giới tính, thơ nữ mang những nét sắc sảo và tinh tế mà ở nhà thơ
nam khó lòng nắm bắt được. Xuân Quỳnh có một cách riêng để nhận thức và khái quát hiện
thực:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.

Trước đối tượng thẩm mỹ, nhờ thiên tính nữ của mình, các nhà thơ nữ thường bộc lộ những xúc
cảm và cả những cảm nhận tinh tế mà người nam không có được, không nhìn ra được. Ấn tượng
về giọng điệu của bài thơ một phần nhờ những câu hỏi tu từ và cách nhà thơ tự trả lời bằng một
giọng điệu đầy nữ tính: Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau. Những trạng thái tinh vi,
phức tạp của tình yêu qua cảm nhận và biểu lộ của một người phụ nữ trẻ và nhạy cảm:
- Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
- Con 13han dưới lòng sâu
Con 13han trên mặt nước
Ôi con 13han nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được…
Nhà thơ rất tinh tế khi sắp đặt những tính từ. Biến đổi cảm xúc trong tình yêu thì luôn bất ngờ
không hẹn trước, có thể khi bạo liệt, khi ồn ào, dữ dội nhưng cái đích tìm về của tình yêu, của
niềm hạnh phúc ngàn đời thì lúc nào cũng cần sự dịu êm bình yên và lặng lẽ không khoa
trương. Khi yêu thì nỗi nhớ là điều thường trực nhất. Người con gái khẳng định mình chỉ có
một phương để hướng về đấy là phương anh (như cách nói của Thúy Bắc trong Sợi nhớ sợi
thương). Hình tượng sóng và em hóa 13han vào nhau, khi song hành khi bao chứa đã thể hiện
rõ sự chuyển đổi cung bậc tình cảm, những yêu thương nhung nhớ khi xa cách, và ở trạng thái
nào cũng thường trực một sự hòa hợp: Làm sao được tan ra/ Thành trăm con 13han nhỏ để tình
yêu là duy nhất, là bền chặt ngàn năm. Xuân Quỳnh thể hiện những trăn trở của mình khi qua
một hành trình đầy chiêm nghiệm, và cái đích cuối cùng của cuộc hiện sinh, không gì khác là
khát vọng hạnh phúc.
Điểm dễ nhận ra trong tâm lý học sáng tạo của phụ nữ là những liên tưởng đóng khung trong


Văn 10 -11 - 12

14

một không gian hẹp, họ khó thoát ra được bản 14han mình, ngôi nhà, cánh cửa… Ở bài thơ

Sóng, hình ảnh thơ lại mang đến những khoáng đạt, phóng túng trong một không gian rộng với
14han bể, đại đương, mây trời khi biểu đạt một tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ. Sau này, qua
những chặng đường trải nghiệm, khi bộc lộ tình yêu của một người phụ nữ đã nếm trải hi sinh,
Xuân Quỳnh lại trở về với không gian nhỏ của mình, nơi những Tấm rèm cửa màu xanh/ Trang
thơ còn viết dở/ Tách nước nóng trên bàn/ Và lòng em thương nhớ (Anh)…
Hyppolite Taine căn cứ vào chủng tộc (race), hoàn cảnh môi trường (milieu), thời điểm
(moment) để giải thích sự hình thành một tác giả. Cuộc đời bất hạnh (mồ côi từ nhỏ) rồi những
mất mát, vất vả khiến cho nghị lực vượt lên của Xuân Quỳnh càng mạnh mẽ. Trong bài thơ, sự
chủ động trong tình yêu được bộc lộ kín đáo mà sôi nổi, đắm say mà vẫn giữ được sự nữ tính.
Đóng góp của Xuân Quỳnh qua Sóng cũng như nhiều bài thơ khác (Thuyền và biển, Thơ tình
cuối mùa thu, Tự hát…) là tạo nên một tiếng nói của người phụ nữ làm chủ cuộc đời, làm chủ
tình yêu; vừa không xa rời truyền thống vừa thể hiện được cách nhìn của thời đại. Cái mạnh
bạo, chủ động và quyết liệt ấy của chị chẳng phải do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây (người
ta vẫn gọi thơ tình Xuân Diệu là “Tây”, là “mới nhất trong các nhà thơ Mới”) mà hoàn toàn có
căn nguyên cội rễ từ văn hóa phương Đông, nơi không thiếu những nữ sĩ đã tự khẳng định mình
trong tình yêu cũng như cuộc sống. Xuân Quỳnh từ con người có nhu cầu tự ca hát về tình yêu
và cuộc săn đuổi hạnh phúc của mình thành một nhà thơ viết về tình yêu vào loại phong phú
nhất trong số các nhà thơ cùng thế hệ, với quan niệm về “chuẩn mực tình yêu” như nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân cho rằng “chuẩn mực tình yêu ở nhà thơ khao khát yêu đương ấy vẫn có vẻ
gì rất đồng nội, quê kiểng, nó gắn với sự duy nhất, sự chung tình, với tổ ấm, với mái nhà, với
hạnh phúc của hôn nhân, nó đòi tuyệt đối, nó dứt khoát không chấp nhận mọi ngập ngừng, trù
trừ, láu cá, nó không chịu bị xẻ chia, bị vay mượn…”(3). Ca dao Việt Nam bên cạnh những câu
hát than 14han, xuất hiện không ít những câu ca khẳng định vai trò của người phụ nữ trong tình
yêu, họ chủ động bộc lộ nỗi nhớ khi yêu, nỗi buồn khi xa cách và cả sự quyết liệt: Yêu nhau
tam tứ núi cũng trèo/ Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua. Bài thơ Sóng khắc
họa nỗi nhớ “cả trong mơ còn thức”, ca dao cũng viết: Có đêm thơ thẩn một mình/ Ở đây thức
cả năm canh rõ 14han/ Có đêm tạc đá ghi vàng/ Ngày nào em chả nhớ chàng, chàng ơi; rồi khát
vọng những con 14han tới bờ “dù muôn vời cách trở”, ca dao cũng diễn tả thẳng thắn: Em về
em thưa với mẹ cha/ Có cho em lấy chồng xa quê người/ Em về hỏi mẹ thầy rồi/ Chồng xa cũng
lấy quê người cũng đi…

Bài thơ Sóng thể hiện thiên tính nữ rất rõ như chính con người Xuân Quỳnh. Chị làm thơ là để
thể hiện lòng mình và những khát vọng về hạnh phúc chưa bao giờ nguôi ngoai. Khi yêu nồng
cháy “tưởng như chết vì tình ái” cũng như khi “luôn hi vọng để rồi luôn thất vọng”, chị vẫn một
ước mơ “làm sao được tan ra/ thành trăm con 14han nhỏ/ giữa biển lớn tình yêu” mà mình hằng
tin tưởng và 14han bái. Có thể khẳng định “Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền
thơ chúng ta, có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng đường phát triển phải đến Xuân
Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại một nữ 14han1414 mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được
thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy”. Sóng là bài thơ tiêu biểu cho tài năng của nữ sĩ ấy, nó
khiến chúng ta trân trọng một trái tim phụ nữ dám sống, dám tận hiến cho tình yêu, khát khao
có được sự hòa hợp tuyệt đối, biết rằng “sau vô biên dẫu chỉ có vô biên” (Lưu Quang Vũ)
nhưng vẫn cháy hết mình cho những điều tin tưởng. Mỗi câu thơ hay lại sống lại đến bất tận từ
tro tàn của nó (Paul Valéry). Những lời tự hát ngợi ca sự thủy chung sắt son của người phụ nữ
như những con 14han giữa biển lớn tình yêu luôn tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của những
trái tim đang yêu ở mọi thời đại, và nói như cách của Dêgơcx, chừng nào tâm hồn một con


Văn 10 -11 - 12

15

người còn cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm nghệ thuật còn cần thiết cho con
người.
V.A
Chú thích:
1. Đọc xong bài Sóng, đăng trên báo Văn nghệ đầu 1968, nhà thơ Vũ Cao cũng có tâm sự, đúng
kiểu đồng nghiệp vẫn nhìn nhau: Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên
mình cũng có ý nghĩ phải viết, viết một cái gì đó cho ra trò một chút, 15han1515 phải nể”. Theo
Vương Trí Nhàn, “Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ”, in trong Thơ Xuân Quỳnh, Nxb. Tác
phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989; tr.160.
2. Đỗ Huy, Văn Thu Hà, “Phụ nữ Việt Nam với sự nghiệp phát triển nền văn học nghệ thuật

mới”, sách Văn hóa nghệ thuật và phụ nữ Việt Nam, Bộ Văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
tr.103.
3. Lại Nguyên Ân, “Nghĩ về Xuân Quỳnh – con người và nhà thơ, in trong Thơ Xuân Quỳnh,
Nxb. Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989; tr.171.

VĂN BẢN : SÓNG – XUÂN QUỲNH
NGUỒN : CÔ HÀ PHƯƠNG MINH – GV THPT CHUYÊN LÊ HỒNG
PHONG
27.Tác giả:
Nhà thơ XQ quê ở Hà Đông một vùng dệt lụa the nổi tiếng. XQ sớm mồ côi mẹ và chủ yếu
sống với bà, lớn lên ở Hà Nội. Năm 13 tuổi, XQ trở thành một nữ diễn viên múa xinh đẹp, đã
từng đi nhiều nước biểu diễn. Cuộc sống thời chiến tranh dù còn nhiều gian lao vất vả nhưng
XQ vẫn vượt qua bằng sự đảm đang vén khéo để đc sống trọn vẹn với thơ. 1963 XQ chuyển
hẳn sang viết báo, làm văn bởi với XQ:
“Nếu ngày mai em ko làm thơ nữa
Cuộc sống trở về bình yên
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm
Không nỗi khổ ko niềm vui kinh ngạc”
XQ mất đột ngột cùng nhà thơ Lưu Quang Vũ vì tai nạn giao 15han15 năm 1988 để lại bao
thương tiếc trong lòng đọc giả.
II. Phong cách nghệ thuật – tác phẩm chính:
XQ là một nhà thơ nữ nổi tiếng mà chủ đề thơ là những vấn đề nội tâm, kỉ niệm tuổi thơ, tình
yêu, gia đình, hiện thực đời sống và những sự kiện xã hội như một bối cảnh cho tâm trạng. Do
vậy thơ XQ rất hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng ko phải một thứ tháp ngà, xa lạ với đời
sống. Thơ bà là đời sống đích thực, đời sống of bà trong những năm đất nước còn chiến tranh,
còn chia cắt, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan cơm áo gạo tiền, cửa nhà của một ng fụ
nữ, lại là một ng fụ nữ làm thơ thường xuôi ngựơc trên những ngã đườg bom đạn.
Đó là những tập thơ như Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa
cỏ may,…Nhưng nhắc đến XQ, bạn đọc vẫn thích những bài thơ tình yêu hồn nhiên, tươi mới,
sôi nổi khát vọng, thể hiện một tâm hồn phụ nữ chân thành, say đắm, dịu dàng, thủy chung,

nhiều âu lo và da diết trong khát vọng đời thường.
III. Tác phẩm: Sóng
a. Hòan cảnh – vị trí:
- Sóng là một bài thơ tình yêu rất đằm thắm of XQ, lời tự hát tình yêu chân thật, nồng nàn.


Văn 10 -11 - 12

16

- Bài thơ Sóng đc XQ sáng tác năm 1967, tại bãi biển Diêm Điền, in trong tập Hoa dọc chiến
hào (1968). Sóng là một trong những bài thơ tình yêu hay nhất of XQ.
- Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nứơc sôi lửa bỏng, văn học thời đại thường âm
vang cảm hứng anh 16han ca, ca ngợi chủ nghĩa anh 16han, thì Sóng dường như chỉ nói về tình
yêu thuần túy, đời thường. Nhưng vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tâm hồn tình yêu of ng con
gái thể hiện trong bài thơ đẹp như một “16han hoa dọc chiến hào”.
b. Chủ đề:
Qua hình tượng sóng, XQ diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung bậc
tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn of ng fụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân thật, say đắm
nống nàn, đôn hậu, thủy chung
IV. Đọc hiểu:
27.Sóng – biểu tượng of khát vọng tình yêu:
Những đặc tính đối lập của sóng:
Mở đầu bài thơ, 16han1616 đã quan sát và miêu tả những đặc tính đối lập of 16han:
“Dữ dội…tận bể”
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiên 16han luôn dạt
dào, ko bao giờ đứng yên. Phép nhân hóa “Sóng tìm ra tận bể”gợi liên tưởng 16han như có ý
thức, có khát vọng tìm đến cái rộng lớn, bao la. Những đặc điểm này of 16han đã có “từ ngày
xưa và ngày sau vẫn thế”, cách nói khẳng định, nhấn mạnh, đây là bản chất muôn đời of 16han.
Cách miêu tả những trạng thái bất thường of 16han gợi lên những khát vọng tình yêu trong tâm

hồn đầy bí ẩn của người con gái, khi bồng bộn, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc, vừa đắm say vừa
tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm gặp gỡ đồng
điệu và kì lạ giữa 16han và nhân vật trữ tình “em” cho thấy 16han chính là ẩn dụ of “em”, của
khát vọng tình yêu nhịều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng tự ngàn năm vẫn từ 16han ra
bể, từ giới hạn chật hẹp tới ko gian rộng lớn. Tương tự thể, trái tim ng con gái khi yêu cũng tự
nhận thức đc những biến động khác thường of lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp
cô đơn of cái tôi cá nhân, tìm đến sự rộng lớn bao la of tình yêu thương giống như hành trình
của sông ra bể. Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim
xôn xao, rạo rực tình yêu của ng con gái.
Khát vọng tình yêu:
Đó là khát vọng muôn đời of nhân lọai, mà mãnh liệt nhất là of tuổi trẻ:
“Ôi con 16han ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
b. Trạng thái tâm lí:
Băn khoăn: tình yêu có từ khi nào?
Khi tình yêu đến có một tâm lí rất tự nhiên và thường tình là ng ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu.
Con ng đã từng có những khám phá vô cùng kì diệu về tự nhiên nhưng tự hiểu về chính mình lại
rất khó. Hiểu mình trong tình yêu lại càng khó hơn bởi tình yêu là một trạng thái tâm lí khác
thường, đầy bí ẩn và huyền dịệu, nó có những lí lẽ riêng of con tim mà lí trí 16han16 thường ko
thể lí giải đc:
“Trước muôn trùng 16han bể…khi nào ta yêu nhau?”
Điệp ngữ “Em nghĩ” diễn tả sự thao thức suy tư of ng con gái trứơc câu hỏi cội nguồn của
16han cũng như câu hỏi cội nguồn of tình yêu. Đó là câu hỏi of muôn đời và muôn ng nhưng


Văn 10 -11 - 12

17


chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. 17han1717 Xuân Diệu, ông hoàng of thơ tình đã phải mượn
cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu đó sao:
“Làm sao cắt nghĩa đc tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu”
Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:
“Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dứoi đáy nứơc hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
Băn khoăn: Tình yêu bắt nguồn từ đâu?
Bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng ko dễ
nắm bắt. Câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” ko phải ko giải thích đc nhưng “em cũng ko biết
nữa” lại là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trứơc sự bí ẩn kì dịêu of tình yêu. XQ đã
nắm bắt đc một trạng thái tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó
thật duyên dáng. Tình yêu cũng như gió trời, 17han bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và
khó hiểu như thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu
XQ.
Tình yêu là nỗi nhớ:
Tình yêu kì diệu đầy bí ẩn, nhưng tình yêu cũng gắn với nỗi nhớ khi xa cách:
“Con sóng dưới lòng sâu…cả trong mơ còn thức”
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc. Có khi,
mặt biển lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền 17han với thời gian, ngày đêm ko ngủ đc,
lại có lúc trải rộng thiết tha với ko gian phương Bắc, phương Nam và lại có lúc cũng ko giấu nổi
nỗi khắc khỏai như con sóng nổi trên mặt nước. Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn
trở, nhớ quay quất trong lòng như con sóng ngầm dưới biển sâu. Không chỉ “nhớ anh, hướng về
anh, nghĩ về anh” tình yêu đã chóan đầy con tim, khối óc, trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng
của cả cuộc đời. Hình ảnh song được nhân hóa mang “tình em” và“nỗi nhớ” của em thật thi vị.

Từ cảm “ôi” xúat hiện giữa dòng thơ như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da
diết. Nỗi nhớ đc diễn tả trực tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru,
sóng vỗ, sóng vẫn thao thức với time. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng dường
như vẫn chưa đủ mà còn đc thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ of nhân vật trữ tình “em”:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại đc diễn tả bằng khổ thơ 6 dòng,
đã phơi lộ cái tôi riêng của ng nữ sĩ – một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu. Nó nồng nàn, đằm thắm
hơn cả nỗi nhớ song sóng với bờ vì nó ko chỉ tồn tại trong ý thức, mà dường như còn len lỏi vào
trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ “cả trong mơ còn thức”.
Tấm lòng chung thủy:
Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc…hướng về anh một phương”
Điệp từ “dẫu” như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù ko gian mở
rộng đa chiều “phương bắc phương nam” đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên trời đất đổi
thay “xuôi bắc ngược nam” nhưng nơi nào có “anh”, với“em”“hướng về anh một


Văn 10 -11 - 12

18

phương” bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ ở đây cồn cào, da diết, ko thể nào yên,
ko thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con song triền 18han dai diết vô hồi vô
hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng rõ nhất, sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất
chính là ở đọan thơ này. Ngược cũng là xuôi. Trái tim tình yêu của em luôn
Nét mới trong thơ XQ:
Trước XQ có lẽ chưa ng phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết tha, nồng nàn cháy
như thế. Những khát vọng yêu đương của ng con gái trong thơ đc bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng
thật giản dị: 18han chỉ khao khát tới bờ, cũng như “em”“anh”. Tình yêu of ng con gái ở đây

trong sáng, mãnh liệt, thíet tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình và quên mình. Đó là
điều rất mới mẻ cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Khát vọng tình yêu trong thơ XQ ko chỉ da
diết khi còn trẻ, mà cả sau này, khi đã nếm trải nỗi đau, thất vọng trong tình yêu thì khát vọng
tình yêu trong thơ XQ vẫn thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài Tự hát (1984) tức là gần những
năm cuối đời của XQ, bà viết: chỉ khao khát tới
“Em trở về đúng nghĩa trái em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời ko còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
c. Sóng – biểu tượng của suy tư:
Lo âu cho sự vững bền của tình yêu:
Sóng với XQ ko chỉ là biểu tượng của khát vọng tình yêu mà còn là phương tiện để bà bộc lộ
những suy tư về cuộc sống, tình cảm:
“Ở ngòai kia đại dương…dù muôn ngàn cách trở”
“Sóng vỗ bờ” là một chân lí tất yêu ko gì thay đổi. Trên đại dương mênh mông có biết bao
nhiêu con sóng và biết bao nhiêu trắc trở nhưng trăm ngàn con sóng vẫn tới bờ. Thế mà:
“Cuộc đời tuy dài thế…mây vẫn bay về xa”
Cuộc đời tuy dài nhưng ko phải vô cùng, như biểen lớn mênh mông nhưng ko phải vô tận. XQ
rất nhạy cảm với sự trôi chảy of time, ý thức về thời gian gắn với nỗi âu lo, dù vậy, nhân vật trữ
tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng ko mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm
lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua và chiến thắng
sự hữu han of time và đời ng.
Hòa vào tình yêu lớn:
Khát vọng sống hết mình với tình yêu đc XQ diễn tả một cách giản dị. Bà ứơc muốn
“Làm sao đc tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ”
Tan ra để hòa vào biển lớn of tình yêu, biển lớn of hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với XQ, cách để
sống mãi là sống với tình yêu of mình. Ứơc muốn ấy of bà vừa diệu dàng, đôn hậu, vừa nồng
nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng “sóng – bờ, em – anh” vẫn đan cài vào
nhau, ngời sáng một vẻ đẹp vĩnh hằng of tình yêu.

Nghệ thuật:
Có thể nói rằng, âm điệu thơ là một yếu tố rất quan trọng of art thi ca, nó tạo ấn tượng trực tiếp
và đầu tiên với ng đọc. Nhiều khi ng đọc bị cuốn hút, ám ảnh bởi độ ngân vang of từ ngữ thơ
ngay cả khi chưa hiểu hết những ý nghĩa mà nó biểu đạt. Chi phối âm điệu thơ bao giờ cũng là
tâm trạng, cảm xúc of 18han1818. Âm điệu of bài thơ Sóng đc tạo nên bởi hai yếu tố chính:
Thể thơ năm chữ có khả năng gợi âm điệu dạt dào, vừa là cái nhịp nhàng of 18han biển, vừa là
cái khắc khỏai of 18han lòng với nhiều cung bậc cảm xúc. XQ đã rất tài hoa trong việc ngắt


Văn 10 -11 - 12

19

nhịp, phối âm bằng trắc như những nhịp 19han khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội và
nó cũng gợi đến những sự khắc khỏai of 19han lòng.
Phưong thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh sáng tạo hòa trộn thanh âm, nhịp điệu of 19han với
những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen nối tiếp trong cõi lòng of ng con gái
khi yêu cũng tạo nên một yếu tố nhạc tính của thơ
Hình tượng ẩn dụ “19han” là một sáng tạo độc đáo of XQ. Nếu trứơc đó, Xuân Diệu, trong bài
thơ Biển đã mượn hình tượng 19han để nói về tình yêu với những khát vọng of “anh”, của ng
con trai thì Sóng of XQ lại là những khát vọng tình yêu của “em” – của ng con gái với những
cảm xúc tình cảm phong phú, phức tạp. Ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng 19han đc miêu tả cụ
thể, sinh động với những trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Còn ở lớp nghĩa biểu tượng,
19han như có hồn, có tính cách, tâm trạng, gợi đến sự phong phú trong tâm hồn ng con gái khi
yêu – vừa say đắm vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa âm thầm, lúc sôi mãnh liệt, lúc lại kín đáo,
sâu sắc
Hình tượng 19han lại đc khắc họa tòan vẹn, linh họat qua mạch kết cấu các khổ thơ, mỗi khổ là
một khám phá về 19han, và song hành với 19han là “em”. Sóng và “em” có khi tách đôi soi
chiếu vào nhau vẻ đẹp tương đồng, có khi đan cài quấn quýt, gợi một tình yêu nồng thắm, có
khi lại hóa 19han làm một, cộng hưởng vẻ đẹp trong nhau. Cấu trúc song hành này tạo thành

chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ. Bởi mọi tính chất of 19han đều đc quy chiếu về
tình yêu of ng con gái: chân thành, nồng hậu, say đắm, thủy chung, nhiều âu lo và khát vọng.
Nội dung:
Bài thơ kết cấu dựa trên sự nhận thức tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình: Sóng
và Em: Sóng nước xôn xao triền 19han vô tận gợi liên tưởng đến 19han lòng đang tràn đầy khát
khao trước tình yêu đôi lứa. Cô gái trong bài thơ đối diện với tình yêu như 19han kia đối diện
với biển cả bao la, cô tìm thấy sự đồng điệu giữa mình và 19han, phân 19han, hóa 19han vào
19han, tự biểu hiện mình để hiểu mình hơn. Ở mỗi khổ, 19han hiện lên một diện mạo, một ý
nghĩa, cả bài thơ sẽ đem lại ấn tượng tổng hợp về hình tượng 19han giàu biến thái, phức tạp
nhưng thống nhất. Sóng sinh ra từ biển, 19han là khát khao of biển, 19han ngàn năm ru vỡ bến
bờ, để biển bờ hòa nhập. Qua mỗi khám phá về 19han, em lại thấy mình trong đó:
Khổ 1: Sóng luôn dạt dào, ko đứng yên, khát khao tìm ra biển lớn. Em luôn mang đến cho tình
yêu những trạng thái cảm xúc, những khát vọng, luôn muốn tự nhận thức cái cao cả trong tình
yêu.
Khổ 2: Sự tương đồng giữa 19han và e trứơc quy luật tự nhiên và sự bị ẩn of tình yêu
Khổ 3: Sự tương ứng, hòa nhập giữa 19han và e để khẳng định nỗi nhớ và sự thủy chung of ng
con gái trong tình yêu.
Là một tình cảm nhân bản, các cảm xúc tình yêu: âu lo, nỗi nhớ, khát khao, say mê, thường
mang tính phổ quát, nhưng do tâm tính, kinh nghiệm sống và vốn văn hóa, mỗi nhà thơ sẽ có
cách thểe hiện khác nhau. Cái riêng of XQ trong bài thơ Sóng liên quan đến cái nhìn nữ tính of
nhà thơ: giàu trực cảm và ưa bộc bạch, nữ tính nhưng vẫn chủ động, tự tin of ng phụ nữ hiện
đại, nên nhân vật trữ tình trong thơ nồng nàn mà ý nhị, sôi nổi mà đằm thắm.
IV. Kết luận:
Giá trị nghệ thuật:
Hình tượng 19han là một ẩn dụ độc đáo, khiến lời thơ vừa thực, vừa lãng mạn. Thể thơ tự do
năm chữ ngắt nhịp linh họat và chủ yếu ko ngắt nhịp, tạo âm hưởng thơ dạt dào, vừa gợi âm
hưởng of 19han, vừa diễn tả tinh tế khát vọng tình yêu nồng nàn. Kết cấu song hành giữa hình
tượng 19han và em tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo of bài thơ.



Văn 10 -11 - 12

20

Nội dung tư tưởng:
Sóng là một bài thơ tình yêu hay trong 20han thơ tình yêu đặc sắc of XQ: Thuyền và biển, Tự
hát, Mùa hoa doi,…Bài thơ thểe hiện khát vọng tình yêu nồng nàn, tha thiết, sâu lắng, thủy
chung, đó là vẻ đẹp tâm hồn of ng fụ nữ trong tình yêu rất đáng trân trọng. Tình yêu đó vừa
mang tính dân tộc, vừa có ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Trong hòan cảnh bài thơ sáng tác năm
1967, khi đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, còn bị chia cắt, có rất nhiều ng con
trai ra trận trong “những cuộc chia li màu đỏ” để cứu nước. Trong hỏan cảnh lịch sử hào 20han
ấy of đất nước những năm chống Mĩ, vẻ đẹp tâm hồn of ng con gái tỏa ra từ bài thơ Sóng đã
góp phần ko nhỏ làm nên tuổi trẻ huyền thọai of VN trong những năm tháng oanh liệt nhất.
Đất nước giờ đây đã thanh bình, nhưng với bao lo toan, bận rộn of thường nhật, những vần thơ
tình yêu nồng nàn, thiết tha, chung thủy, lời tự hát tình yêu of bài thơ Sóng sẽ mãi mang lại
những cảm xúc dịu ngọt, góp phần làm nên vẻ đẹp nhân văn of cuộc sống muôn quý, ngàn yêu
of chúng ta. Chẳng phải là thơ đã tiếp tục sự sống of XQ, tình yêu of XQ, cả sau khi ng phụ nữ
tài năng và bất hạnh đó đã đột ngột ra đi mãi mãi đó sao. Nhắc đến tình yêu và life, có lẽ bạn
đọc sẽ còn nhắc mãi tới XQ.
Nhận xét:
XQ là nhà thơ nữ viết về tình yêu rất nhiều và hay, điều làm nên sức sống mãnh liệt of thơ XQ
có lẽ là tính chân thực và niềm đam mê gửi gắm trong những lời thơ giản dị mà vô cùng sâu
lắng. “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”, thơ XQ rất ít triết lí mà thường
nghiêng về duy cảm. Nó đc viết bằng cảm xúc chân thật của một ng mẹ, ng vợ với bao lo toan
chuyện cơm áo gạo tiền thời chiến tranh, là cảm xúc cụ thể of một ng phụ nữ làm thơ tình yêu
khi đã trải qua nhiều ngọt ngào, cay đắng of tình yêu nên những lời thơ ấy giản dị mà vẫn xúc
động lòng ng. Nhà thơ từng viết:
“Bàn tay em ngón chẳng thon dài
Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả
Em đánh chắt, chơi thuyền từ thuở nhỏ

Hái rau dền, rau rệu nấu canh

Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở.
Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
Em trao anh cùng với cuộc đời em”
Thơ XQ giản dị nhưng ko bao giờ cũ vì nó cũng có triết lí, thứ triết lí of thi ca, thứ triết lí đôn
hậu of một ng phụ nữ làm thơ. XQ nói chuyện tình yêu, chuyện cái chết, chuyện đc mất một
cách rất giản dị mà lại đi vào lòng người.
Một góc nhìn về bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca của Thanh Thảo
Có một ý kiến của Nguyễn Đình Thi mà tôi rất tâm đắc, đó là:
“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự
vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh
không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở
sức gợi ấy.”
(Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 52)
Chính nhà thơ đã kiến tạo nên một thế giới giàu sức gợi từ những ngôn ngữ ta khả dĩ thường
gặp. Tài năng của nhà thơ không gì khác hơn là làm cho “mỗi tiếng, mỗi chữ” trong đời thường


Văn 10 -11 - 12

21

“bỗng tự phá tung mở rộng” làm “tỏa ra… một vùng ánh sáng động đậy”. Thơ càng hay, càng
giàu khả năng tạo ra “vùng ánh sáng động đậy”, đồng nghĩa với tiềm 21han “sức gợi”. Và điều
đó hẳn nhiên cũng không dễ cho người tiếp nhận. Song, với những bài thơ hay, người tiếp nhận
càng có động lực đi đến cùng, chạm đến đáy, dẫu điều ấy không hề dễ dàng. Đàn ghi-ta của
Lor-ca của Thanh Thảo là một thi phẩm như thế.
Có mặt trong sách Ngữ văn 12, bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca ngay lập tức thu hút sự quan tâm

của thầy cô giáo bộ môn và cả học sinh bởi vẻ “lạ”của nó. Là người sẽ truyền tải các giá trị văn
bản đến học sinh, các thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn vừa thích thú, vừa ngại ngần trước sắc
diện mới mẻ, độc đáo mà hàm chứa không ít “ngã rẽ bất ngờ” của bài thơ. Làm thế nào để học
sinh hiểu, nắm được cái giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản của bài thơ mà thực tế không ít giá
trị trong đó là không dễ để nắm và hiểu, ngay cả với thầy cô giáo giảng dạy ?
Cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng đã góp phần gỡ “rối” cho không ít thầy cô
đứng lớp, định hướng cho các khai phá giá trị để không trở nên quá đà, quá tầm với học sinh.
Song, sự phân định kiến thức, kĩ năng dành riêng cho từng chương trình Chuẩn và Nâng cao
vẫn chưa thật rõ 21han, gây không ít băn khoăn cho người giảng dạy.
Với thiển ý của người viết, các gợi ý ở cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng nên
chăng cần tăng 21han mạch ý, mạch kiến thức cho chương trình Nâng cao, góp phần truyền tải
hết chiều sâu, chiều rộng của bài thơ, tương xứng với yêu cầu nâng cao của ban học ?
Trở lại với chiều sâu và sức gợi của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, đã có không ít những phân
tích, đánh giá giá trị văn bản. Người viết không có tham vọng đưa ra một kiến giải mới mẻ nào,
chỉ mong muốn tìm đến những đóng góp của Thanh Thảo ở chừng mực người giảng dạy Ngữ
văn có thể trao cho học sinh mà không sợ là quá tầm, quá đà, vừa đáp ứng chuẩn kiến thức – kĩ
năng, vừa góp phần thúc đẩy năng lực sáng tạo trong các em học sinh.
1. Cấu trúc:
Với cấu trúc tinh tế song không khó để nhận ra, bảy khổ của bài thơ tự 21han đã có bốn ý lớn
với các nội dung lần lượt là:
- 6 dòng đầu (khổ 1): khắc họa hình ảnh Lor-ca trên hành trình lí tưởng.
- 12 dòng tiếp (khổ 2 và 3): tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca.
- 4 dòng tiếp (khổ 4): thể hiện sự xót thương, nuối tiếc những dở dang của Lor-ca trong cuộc
đời và nghệ thuật.
- 9 dòng cuối (khổ 5, 6, 7): suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ cuộc sống của Lor-ca.
Đối với kết cấu này, chúng tôi nghiêng về định hướng cùng với những kiến giải của sách giáo
khoa và sách giáo viên chương trình Chuẩn. Sách giáo khoa và sách giáo viên chương trình
Nâng cao chưa thật chú trọng việc lí giải vấn đề này. Theo chúng tôi, giúp học sinh nắm bắt và
lí giải sự liên kết nội tại, tìm ra mạch ngầm của tứ thơ là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần quyết định thành công của giờ dạy đọc hiểu văn bản.

Mở đầu bài thơ là khổ thơ một khắc họa hình ảnh Lor-ca như một sự định vị các phẩm chất,
không, tố chất nội tại: Lor-ca – người nghệ sĩ, ca sĩ dân gian Tây Ban Nha tự do nhưng đơn độc
trên hành trình lí tưởng, cũng là trên hành trình nghệ thuật.
Tiếp theo, khổ 21han2121 bước ngoặt bi thảm trên hành trình 21han phận của một con người
trần thế – Lor-ca bị sát hại trong bi phẫn tột cùng. Kết nối khổ một và khổ 21han2121 sự đối
lập. Đối lập với tự do là bạo tàn, đối lập với ngoại cảnh giàu thi hứng (vầng trăng, yên ngựa) là
bối cảnh kinh hoàng, 21han rợn (áo choàng bê bết đỏ, bãi bắn).
Kế đó là khổ ba gắn kết với khổ hai trong một chuỗi hệ lụy (1) từ cái chết đầy bi phẫn của Lorca (áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy).


Văn 10 -11 - 12

22

Khổ bốn kết nối với khổ ba bằng chuỗi hệ lụy (2). Nếu hệ lụy (1) nêu ý trực diện – sự đau
thương, vỡ tan thì hệ lụy (2) lại gợi đến những hàm ý thẳm sâu – sự dang dở những khát vọng
cách tân tư tưởng, cách tân nghệ thuật (không ai 22han cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc
hoang).
Cận kết là khổ năm – sáu trình bày những suy tư chiết xuất từ hệ lụy (1) và (2). Đó là sự chiêm
nghiệm được giải thoát, cách giã từ 22han phận người một cách rất … Lorca.
Kết thúc bài thơ là dòng thơ, cũng là chuỗi thanh âm li-la li-la li-la đứng riêng, đứng tách biệt
nhưng thật lạ là không hề chênh vênh. Ngược lại, dòng thanh âm ấy thật sự đối trọng với toàn
bộ hình thể trước đó của bài thơ, bởi đó là dư ba của bài thơ, cũng là dư ba của một phận người,
một kiếp đời nghệ sĩ. Âm thanh ấy là do Lor-ca để lại cho hậu thế hay chính là do nhân thế tấu
lên khúc du ca tiễn biệt người con tài hoa bạc mệnh đi vào cõi vĩnh hằng? Âu là cả hai vậy.
Mặc dù nhà thơ Thanh Thảo đã từng chia sẻ: “Cũng như nhiều bài thơ ngắn khác của tôi, bài
Đàn ghi-ta của Lor-ca được viết liền một mạch, trong một khoảng thời gian rất ngắn” và “Bài
thơ được viết rất nhanh, hầu như không sửa chữa gì thêm (…) tôi viết bài thơ trong trạng thái
không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn”.
Song chắc chắn có một linh cảm nghệ thuật khó lí giải được đã khiến từ ngữ gọi từ ngữ, nhịp

điệu đẩy đưa nhịp điệu (Thanh Thảo) và bài thơ nên hình nên vóc, có sự gắn kết ý và tình kì
diệu đến mức nhà thơ cũng đã thẳng thắn: “(…) hỏi tôi có gửi lời tri âm hay kí thác nào vào bài
thơ ấy không, tôi xin trả lời rất thật là tôi không biết”.
Nhà thơ không biết, nhưng linh cảm nghệ thuật biết. Thực ra, sâu thẳm và chìm khuất trong thi
phẩm, để làm nên sự gắn kết về cấu trúc, hẳn phải có sự góp mặt của chiều sâu tâm hồn và tư
tưởng từ tác giả. Vì thế, ngay ở phần Tìm hiểu chung nhiệm vụ người thầy là phải giới thiệu đầy
đủ phong cách thơ của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đây chính là một trong những
điều then chốt giúp học sinh nắm được và có những luận giải tinh tế, sâu xa về cấu trúc tác
phẩm.
2. Hình ảnh:
“Hình ảnh của thơ là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống
hoặc trạng thái nào đấy. Hình ảnh còn tươi nguyên, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ 22han”
(Nguyễn Đình Thi).
Đích thực là thế với nhiều hình ảnh trong Đàn ghi-ta của Lorca. Ví như “áo choàng đỏ gắt”
(màu đỏ của xứ bò tót), “vầng trăng chếnh choáng” (bởi nhìn qua mắt người say), “yên ngựa
mỏi mòn” (trên dặm đường thiên lý), “áo choàng bê bết đỏ” (bởi loạt đạn của những kẻ thủ ác)

Song bên cạnh vẻ thực một cách rất đời ấy, Thanh Thảo còn kiến tạo nên một loạt hình ảnh mà
thoạt nghe, ta đã biết khó lòng kiến giải thấu đáo. Nào là “tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta nâu,
tiếng ghi-ta xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”, nào là “không ai 22han
cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang, giọt nước mắt vầng trăng, đường chỉ tay đã đứt,
dòng 22han rộng “… Hẳn nhiên ở đây, nên chăng ta cần hình dung đã có sự giao thoa giữa âm
và ảnh, khiến âm giai đấy (tiếng đàn) mà chất chứa bao tố chất của thi ảnh (bọt nước, nâu, xanh,
tròn…) ?
Với bản chất là các thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực như ẩn dụ, biểu trưng, chuyển đổi cảm
giác; có sự kết hợp với lối cấu trúc đặc thù (từ bỏ hình thức thẳng chuyển sang hình thức nổi, sử
dụng lối viết kết hợp chữ nghĩa và phân tích câu theo một trật tự mới; tất cả dựa trên quan niệm
thẩm mĩ và triết lí gián đoạn (rất gần với lối nghệ thuật sắp đặt đương đại), thơ Thanh Thảo nói
chung, bài Đàn ghi-ta của Lor-ca nói riêng ít nhiều đã tạo được ấn tượng trong mắt người đọc,



Văn 10 -11 - 12

23

nhất là về hình ảnh.
Song nếu nói rằng: “quan niệm thẩm mĩ và triết lí gián đoạn, đối lập với quan niệm thẩm mĩ đối
ngẫu, song song hay tuyến tính” (Sách Giáo viên Ngữ văn 12, tập một, trang 161) thì e rằng
phải cân nhắc ít nhiều, chí ít là với Thanh Thảo và bài Đàn ghi-ta của Lor-ca.
Trong thiển ý của người viết bài này, mặc dù có sắp đặt, có gián đoạn rất Tây, Thanh Thảo vẫn
là một nhà thơ phương Đông, nhà thơ Việt Nam. Vì thế bài thơ vẫn còn dấu vết của các thi ảnh
đối ngẫu (áo choàng đỏ/ tiếng ghi-ta nâu/ tiếng ghi-ta xanh…); các thi ảnh song song (tiếng đàn/
tiếng ghi-ta/ chiếc ghi-ta …); các thi ảnh tuyến tính (tiếng đàn bọt nước/ tiếng ghi-ta tròn bọt
nước vỡ tan, áo choàng đỏ gắt/ áo choàng bê bết đỏ; bọt nước/ dòng 23han/ bơi/ xoáy nước…)
chỉ có điều các thi ảnh Thanh Thảo không dễ để nhận biết.
Có một góc độ nữa mà người thầy cần chia sẻ với học sinh, đó là khi xây dựng các hình ảnh
trong bài thơ, Thanh Thảo đã cố tình mở ra trường nghĩa “liên văn bản” khi tái sử dụng một số
thi ảnh và thi liệu của chính Lor-ca. Ví như câu thơ “không ai 23han cất tiếng đàn” là ảnh chiếu
của câu thơ bất hủ trong bài Ghi nhớ: “khi nào tôi chết/ hãy vùi vùi xác tôi cùng cây đàn/ dưới
lớp cát”; hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” là phiên bản của hình ảnh trong thơ Lor-ca: “con ngựa
đen/ vầng trăng đỏ”; câu thơ trùng điệp cú pháp: “ném là bùa/ ném trái tim” được tái tạo từ câu
thơ: “Hãy ném trái chanh nho nhỏ ấy/ vào gió”.
Thanh Thảo đã muốn dùng lại một số hình ảnh có biến cải của Lor-ca và thật sự đã dùng rất đắt.
Có một hình ảnh mà người viết cố tình đặt cuối mục này, bởi nó là sự giao thoa giữa hình ảnh
và âm thanh, đó là chuỗi từ “li-la li-la li-la”. Đọc dòng thơ thứ ba ở khổ đầu, sau đó được điệp
nguyên ở kết bài, tách riêng thành một đoạn, bất giác người đọc ngỡ mình như đang nghe một
giai điệu.
Song như Thanh Thảo thổ lộ, nét hình mới là giá trị đầu tiên của chuỗi từ đó: “Hoa li-la (hoa ly,
hoa huệ tây, hoa tử đinh hương) thì không chỉ có ở Tây Ban Nha, nhưng dường như nó đã đi
vào một tác phẩm nào đó viết về Tây Ban Nha mà tôi nhớ”.

Và ông mở luôn giá trị liên tưởng nhạc điệu của chuỗi từ: “Với lại, li-la còn gợi âm thanh như
một cú “vê” ghi-ta”.
3. Nhạc điệu:
Đây vừa là nhạc tính hữu dạng, được nhìn nhận như là nội tố tất yếu của thơ, cũng vừa là một
nét riêng của thơ Thanh Thảo, trong đó có bài Đàn ghi-ta của Lor-ca.
Cùng với thể thơ tự do, Thanh Thảo đã chọn một lối đi gập ghềnh cho các dòng thơ, cũng là cho
tiết tấu, nhịp điệu thơ. Và tất nhiên, hiểu được, cảm được nhạc của thơ, nhạc của Đàn ghi-ta của
Lor-ca cũng đồng nghĩa với việc phải nỗ lực thật sự mới mong chạm được thứ nhịp điệu bên
trong của tình ý, tâm ý vốn đa dạng, biến hình – đặc biệt là với thơ siêu thực.
Ngoài tất cả những yếu tố thường kì của nhạc tính được tận dụng như vần, nhịp, các thủ pháp
điệp, láy, bài thơ còn có sự cố tình của Thanh Thảo khi dùng lại một vài đề tài nhạc trong thơ
của Lor-ca. Bản 23han thơ Lor-ca đã thấm đẫm chất nhạc dân gian An-đa-lu-xi-a của Tây Ban
Nha. Và chất nhạc ấy đã được trung chuyển đến Đàn ghi-ta của Lor-ca bởi sự ám ảnh đậm đặc
rồi thăng hoa trong Thanh Thảo.
Trên đây là một vài ý kiến góp phần giúp giáo viên giảng dạy bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca của
Thanh Thảo một cách rõ 23han, thuyết phục hơn. Hi vọng nhận được sự góp ý của quý thầy cô
và độc giả.
Huế, tháng 6 năm 2011
Cao Đăng Ngọc Phượng
Một cách hiểu giản dị về “Đàn ghita của Lor-Ca” của nhà thơ Thanh Thảo


Văn 10 -11 - 12

24

Có mặt trong sách Ngữ văn 12 từ năm học 2008-2009, bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca ngay lập
tức thu hút sự quan tâm của thầy cô giáo bộ môn và cả học sinh bởi vẻ “lạ”của nó. Là người sẽ
truyền tải các giá trị văn bản đến học sinh, các thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn vừa thích thú,
vừa ngại ngần trước sắc diện mới mẻ, độc đáo mà hàm chứa không ít “ngã rẽ bất ngờ” của bài

thơ. Làm thế nào để học sinh hiểu, nắm được cái giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản của bài thơ
mà thực tế không ít giá trị trong đó là không dễ để nắm và hiểu, ngay cả với thầy cô giáo giảng
dạy ?
Tiến sĩ Chu Văn Sơn đã dùng hai từ “nghĩa khí” và “cách tân” để khái quát về gương mặt thơ
Thanh Thảo kể cả trước và sau năm 1975. Thật vậy, Thanh Thảo thường “viết về nghĩa khí và
viết bằng nghĩa khí”. Đàn ghi-ta của Lor-ca là một trường hợp tiêu biểu. Ở bài thơ này, trong
cảm hứng thơ của Thanh Thảo, Lor-ca là một nhân vật có:
- Tài năng nghệ thuật ở mức vượt tầm so với mặt bằng tư tưởng, nghệ thuật Tây Ban Nha lúc
bấy giờ, tư tưởng ấy, tài năng ấy mang tầm thời đại.
- Số phận của Lor-ca là số phận của một vị thánh “tử vì đạo”, vì sự vượt tầm, quá tầm của mình
trong một khuôn khổ chính trị- xã hội tàn bạo, một không gian văn hoá già cỗi, lạc hậu
- Cái chết của Lor-ca là cái chết ngoài tính chất phũ phàng, bi kịch, oan khuất còn là một cái
chết huyền thoại có tác dụng soi đường, mở lối trên cả hai bình diện xã hội và nghệ thuật (“khi
nào tôi chết/ hãy vùi vùi xác tôi cùng cây đàn/ dưới lớp cát” –Ghi nhớ)
Còn về khía cạnh cách tân? Đàn ghi ta của Lorca được sáng tác theo lối thơ Siêu thực. Nhưng
quan trọng hơn, viết về một nghệ sĩ Tây Ban Nha tầm cỡ thiên tài, Thanh Thảo một mặt vẫn giữ
được nét văn hóa đặc thù của xứ sở, giữ được những nét đặc sắc làm nên tầm vóc của người
nghệ sĩ vĩ đại, mặt khác ông đã kéo nền văn hóa đó lại gần với truyền thống văn hóa Việt Nam,
đặt liền kề những giá trị văn hóa để cốt sao tính chất xa lạ kia không còn là lạ lẫm, mà trở thành
một phân nửa trong tâm thức người đọc Việt. Vì thế thi phẩm không phải là thơ Siêu thực của
phương Tây mà ngược lại những dấu ấn văn hóa, tinh thần Việt vẫn luôn hiện diện trong dáng
vẻ Siêu thực của Thanh Thảo. Vậy nên bài thơ viết về Lorca của ông đã đạt đến mức nhuần nhị
của một áng thơ đậm hương vị Siêu thực Việt.
Với chiều sâu và sức gợi của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, đã có không ít những phân tích,
đánh giá giá trị văn bản. Chúng tôi không có tham vọng đưa ra một kiến giải mới mẻ nào, chỉ
mong muốn nêu lên những cảm nhận ở chừng mực người giảng dạy Ngữ văn có thể trao cho
học sinh mà không sợ là quá tầm, quá đà, vừa đáp ứng chuẩn kiến thức – kĩ năng, vừa góp phần
thúc đẩy năng lực sáng tạo trong các em học sinh. Chính vì thế, chúng tôi chọn tiêu đề bài viết
là “Một cách hiểu giản dị về “Đàn ghi ta của Lor-ca”
Xin được phép trình bày bài viết theo hình thức đối chiếu. Cố nhiên, chỉ trình bày những ý cốt

yếu nhất, chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh, có đầu có cuối.
những tiếng đàn bọt nước
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Khổ thơ đầu diễn tả đất nước và con người thi nhân.


Văn 10 -11 - 12

25

Mở đầu là hai câu : Những tiếng đàn bọt nước / Tây ban nha áo choàng đỏ gắt. Thanh Thảo
chọn hai hình ảnh này khởi đầu thi phẩm giống như kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm.
Chúng là những tương phản kín đáo mà gay gắt: âm thanh hồn nhiên – sắc màu chói gắt, tiếng
đàn thảo dân – áo choàng đấu sĩ, …. Đất nước với chiều sâu văn hóa, thi nhân đi trên miền văn
hóa đó. Ngay sau hai câu mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la. Nó như một chuỗi nốt
đàn buông do người đệm đàn (ghi ta) lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo, đánh dấu khoảng
ngắt cho người hát chính thức trình diễn ca khúc. Li-lacònlà tên loài hoa tử đinh hương (lilac),
một loài hoa màu hồng đỏ đằm thắm mà nhiều người dân Tây Ban Nha ưa chuộng.
Trong sắc đỏ của màu hoa và của tấm áo choàng, hành trình của thi nhân vừa ngút ngàn sắc
thắm văn hóa vừa là hành trình đơn độc có khi là cô đơn 25han viễn: miền đơn độc/ với vầng
trăng chếnh choáng/ trên yên ngựa mỏi mòn. Hành trình đó tương ứng với hành trình sáng tạo.
Nhưng mục đích của nhà thơ không hướng đến đó mà chỉ đưa ra những tín hiệu gợi dẫn người
đọc đến những mất mát vô bờ.
Thơ vốn là loại hình của cảm xúc, của sự tiên tri, linh cảm. Hình ảnh con người đơn độc trên
yên ngựa mỏi mòndấn bước theo vầng trăng chếnh choáng nhập nhoà xô lệch thì chẳng thể nào
là dấu hiệu của bình yên, hạnh phúc. Tính dự báo được đặt ra ở đây. Tiếp theo, hành trình của

Lorca sẽ minh chứng điều đó.
Tây Ban –Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái
hiện cái chết của Lor-ca gắn liền với các biến cố chính trị TBN
Tây Ban Nha hát nghêu ngao đối lập với “bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ”. Sắc đỏ của
áo choàng được điệp lại nhưng đây là hình ảnh của cái chết. Hình ảnh ấy thể hiện một biến cố
chính trị : cuộc nội chiến đẫm máu giữa phe của viên tướng độc tài Francisco Franco, được sự
ủng hộ của các nước phát xítĐức và Italia với phe Cộng hòa đang cầm quyền mà sự thắng thế
đã nghiêng về phe độc tài 25han phát xít. Nền Cộng hòa thứ 2 của Tây Ban Nha như người võ sĩ
bị tử thương trước sức mạnh bản năng của bò tót.
Lorca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du. Bước đi “mộng du” là bước chân của
người đi trong mơ. Bước đi của ảo giác, của vô định. Và đương nhiên, tâm trí của Lorca cũng
rơi vào vô định. Bước đi đó đâu có bận tâm đến chuyện chết 25han kia.
Tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
Bầu trời tự do và “cô gái”, chẳng thể nào thiếu được đối với một thi nhân lãng mạn hàng đầu
như Lorca. Thanh Thảo vừa nêu một bản chất tự nhiên của nghệ sĩ với cái đẹp, đồng thời ngợi
ca hạnh phúc tự do của con người.



×