Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

6 tiểu luận phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.84 KB, 10 trang )

Họ và tên:
Lớp:
Môn:

TIỂU LUẬN
Đề bài: Phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị - xã hội và
tổ chức xã hội mà em biết?. Lựa chọn phong trào có thật?. Phân tích sự hình thành
và phát triển của phong trào xã hội đó.

Bài làm
1. Phân tích sự giống và khác nhau gữa tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã
hội.
Theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội để chỉ bất kể tổ chức nào trong xã hội. Theo
nghĩa hẹp, thì tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã
hội nào đó.
Tổ chức xã hội là những tổ chức được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện,
tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các
quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà
nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên.
Các tổ chức xã hội có đặc điểm:
+ Là hình thức tổ chức tự nguyện của NLĐ (người lao động) vì những mục
đích nhất định. Đó là tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc điểm
như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính…
1


+ Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu
hiệu, đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi
ích chính đáng của họ.
+ Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân
danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước. Chỉ trong một số trường


hợp đặc biệt do pháp luật quy định mới nhân danh nhà nước.
+ Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không
phải là chủ thể mặc nhiên.
+ Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành
viên trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước
+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức là mối quan hệ bình đẳng
+ Các tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chung là giáo dục pháp luật cho
các thành viên để họ sống và làm việc theo pháp luật. Đồng thời hoạt động của các
tổ chức xã hội còn nhằm đến mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
các thành viên.
* Theo ý hiểu của cá nhân em, yêu cầu của đề bài đang đề cập đến sự khác
biệt giữa tổ chức chính trị xã hội (được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước) và các tổ chức xã hội (là các tổ chức hội quần chúng được tổ
chức và hoạt động từ dưới lên, tức là xuất phát từ thực tế và sự cần thiết thực tế mà
những cá nhân tụ nhau lại và thành lập nên).
Sự giống nhau ở đây, hai tổ chức này đều là tổ chức xã hội.
Sự khác biệt thì khá rõ rệt:

2


* Tổ chức chính trị xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ
sở. Các tổ chức này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại
biểu các thành viên thông qua. Bao gồm các tổ chức như:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam: Là một tổ chức hoạt động có mục đích chính
trị, có cương lĩnh, đường lối và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là
lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Tuy lãnh đạo hệ thống chính trị, nhưng Đảng không can thiệp trực
tiếp vào công việc nhà nước, mà định ra phương hướng hoạt động và kiểm tra việc

thực hiện đường lối của mình trong bộ máy nhà nước. Mọi tổ chức của Đảng hoạt
động trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật.
+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam: Được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ
được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
được thành lập nhằm phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất
trí về chính trị đối với nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân
dân.
+ Công đoàn: Là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người
lao động, đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
Có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc
làm, cải thiện đời sóng vật chất tinh thần của người lao động;
Thực hiện chức năng động viên người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân;
Kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực
hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội.

3


+ Hội liên hiệp Phụ nữ: Là tổ chức xã hội rộng lớn của giới nữ nhằm động
viên thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia giải
quyết các công việc của nhà nước. Mặt khác, Hội phụ nữ còn là tổ chức đại diện
cho tất cả các phụ nữ Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ,
chống phân biệt đối xử, bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ.
+ Hội liên hiệp nông dân Việt Nam: Là một tổ chức đại diện của giai cấp
nông dân Việt Nam, được thành lập nhằm động viên, tổ chức nông dân lao động
trong cả nước hăng hái tham gia sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước. Mặt khác,
hội còn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phản ánh tân tư, nguyện
vọng của giai cấp nông dân Việt Nam (là một bộ phận dân cư lớn nhất ở nước ta)
Ngoài ra, nước ta còn có các cơ quan xã hội được hình thành theo sáng kiến
của nhà nước và khong có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực

tiếp của nhà nước (VD như: Ủy ban đoàn kết Á – Phi; Ủy ban bảo vệ hòa bình thế
giới Việt Nam…)
* Tổ chức xã hội (là các tổ chức hội quần chúng): là các tổ chức xã hội
được thành lập theo những dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác
như: kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, thể thao và quốc phòng.
Các tổ chức xã hội loại này rất đa dạng, phong phú, có số lượng nhiều nhất
so với các tổ chức khác. Ở nước ta, số lượng các hội quần chúng đang có xu hướng
phát triển, có khoảng 120 hội quần chúng hoạt động trên phạm vi cả nước, khoảng
300 hội ở các tỉnh, thành phố, địa phương.
Điều lệ hoạt động của các hội quần chúng do các tổ chức dự thảo và quyết
định.
Các tổ chức đạng này thường có những đặc điểm chính là:
4


Vì những lợi ích và nhu cầu của các thành viên;
Việc tham gia tổ chức là hoàn toàn tự nguyện;
Tổ chức tự nguyện không liên quan nhiều với chính phủ.
Tổ chức tự nguyện hoạt động dựa vào những thành viên không hưởng lương,
do tính chất tự nguyện này, mà tổ chức tự nguyện hành động không bị ràng buộc
chặt chẽ, cho nên tổ chức tự nguyện thường thu hút đông đảo thành viên. Và cũng
chính vì sự đông đảo này, nên tổ chức tự nguyện thường có khả năng tạo ra những
nguồn kinh phí lớn nhờ vào sự đóng góp, tài trợ. Tổ chức tự nguyện có thể phát
triển thành những tổ chức phức tạp được gọi là bộ máy quan liêu. Thực tế cho thấy
rằng, tổ chức tự nguyện là những tổ chức không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nó
đáp ứng được một phần nhu cầu tổ chức hoạt động đời sống của các thành viên
trong xã hội, đồng thời vẫn tôn trọng tự do cá nhân của các thành viên trong tổ
chức.
2. Lựa chọn một phong trào xã hội và phân tích sự hình thành và phát triển
của phong trào xã hội đó.

* Phong trào chính trị xã hội
Ví dụ như : PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, LAO
ĐỘNG, HỌC SINH, SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO giai đoạn
2010 - 2015
Khởi đầu: phong trào này được phát động từ trên xuống trong toàn ngành
giáo dục, từ trung ương đến địa phương, từ các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp đến các khối trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và các
trường tiểu học (Trong toàn bộ hệ thống giáo dục)
Với khẩu hiệu thi đua “dạy tốt – học tốt”
5


Kinh phí thực hiện: Nhà nước là chủ yếu
Thời gian: 5 năm.
Với việc thực hiện chủ yếu các nội dung như:
Một là, động viên đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lao động, học sinh và
sinh viên hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt và công tác tốt, phấn đấu thực hiện thắng
lợi sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước”, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu phát triển giáo dục - đào
tạo. Trước mắt, thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2010 2011, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, chào mừng Đại hội
Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ XI.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đội ngũ
cán bộ quản lý, nhà giáo, lao động, học sinh và sinh viên tích cực học tập các Chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức,
quán triệt và thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành trong giai đoạn mới: Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội
nhập quốc tế. Tập trung đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo; coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Ba là, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần chuyển biến từ nhận
thức đến hành động của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lao động, học sinh và
sinh viên. Thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, huy động các nguồn lực chăm lo
phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo; xây dựng các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Phát triển giáo dục mầm
6


non, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; củng cố, nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Mở rộng qui mô, nâng cao
chất lượng giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp. Phát triển nhanh và nâng cao
chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc.
Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục,
xây dựng xã hội học tập.
Bốn là, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng;
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và nghiên cứu khoa học; triển khai ứng
dụng khoa học cồng nghệ, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp
dạy học. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo
đức tốt, lối sống văn hoá lành mạnh, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi.
Năm là, đẩy mạnh phong trào học tập tốt, rèn luyện tốt, lập thân, lập nghiệp
trong học sinh, sinh viên. Tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, rèn luyện kỹ
năng sống, ứng xử cho học sinh, sinh viên. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập
thể lành mạnh, tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá,
cách mạng, giúp hoc sinh tự tin, năng động sáng tạo trong các hoạt động học tập và
rèn luyện. Giáo dục tinh thần tự học và nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh
viên, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, bên cạnh việc đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị; triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn đội
ngũ cán bộ giáo viên… Các phong trào thi đua cũng diễn ra sôi nổi, đặc biệt là
phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt” đã được triển khai ở hầu hết các đơn vị
trường học.

7


Phong trào này được khởi sướng với mong muốn nhằm duy trì và nâng cao
chất lượng dạy và học trong giáo dục Việt Nam. Phong trào thi đua “Dạy tốt – học
tốt” trong ngành giáo dục để giáo viên các bậc học trong cả nước nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm trong giờ lên lớp, nhất là vấn đề về đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá ở toàn cấp học, góp
phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp cũng như chất lượng dạy học. Đây cũng là một
trong những cơ sở để ngành giáo dục cũng như các trường đánh giá chính xác thực
trạng đội ngũ về năng lực chuyên môn, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở bậc học, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Phong trào xã hội (các phong trào quần chúng)
Ví dụ như: PHONG TRÀO NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - HÔI NUÔI CON
BẰNG SỮA MẸ VIỆT NAM
Đây là một phong trào xuất phát từ thực tiễn, từ nhu cầu nuôi con hoàn toàn
bằng sữa mẹ (trong 6 tháng đầu và duy trì con bú sữa mẹ trong vòng 24 tháng đầu
đời) của những người có cùng chung mục đích. Ngoài mục đích chính này, hội còn
là nơi chia sẻ cách nuôi dạy, chăm sóc sức khỏe cũng như những kinh nghiệm trong
quá trình nuôi con.
Đối tượng tham gia là những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Sức lan
truyền và ảnh hưởng rộng rãi thu hút được rất nhiều người tham gia. Hiện nay, hội
có 122.651.000 thành viên tham gia (thành viên của hội hiện nay không chỉ là phụ

nữ có con mà cả những phụ nữ chưa có gia đình và cả những ông bố trẻ cũng vào
hội để học hỏi cách nuôi con)
Hội có mục tiêu và khẩu hiệu rõ ràng là “Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ”

8


Phong trào này có sức lan tỏa lớn. Những thành viên tham gia hội được chia
sẻ thông tin cách nuôi dạy con như thế nào là tốt nhất, trong đó việc nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ mang lại những ích lợi như thế?. Làm
cho các thành viên hiểu tầm quan trọng của sữa mẹ cũng như các phương pháp làm
sao để các bà mẹ có đủ sữa cho con bú.
Hội làm cho các thành viên hiểu Lợi ích của sữa mẹ mang đến cho con là gì?
(Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả cao. Trẻ
bú mẹ sẽ mau lớn.
- Sữa mẹ không có các thành phần protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.
- Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ
bú mẹ ít bị các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và các bệnh khác hơn trẻ nuôi nhân tạo.
Đặc biệt sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp tống phân xu, hạn chế hiện tượng vàng
da.
- Sữa mẹ giàu chất béo, đặc biệt là các chất béo DHA và ARA. Đây là các chất béo
tham gia cấu trúc não bộ. Điều này có thể giải thích tại sao trẻ bú mẹ thường
thông minh hơn trẻ nuôi bằng sữa hộp từ 3-5 điểm IQ.
Lợi ích cho gia đình?
- Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho việc gắn bó tình cảm mẹ con.
- Nuôi con bằng sữa mẹ rất thuận tiện và tiết kiệm: bà mẹ không tốn tiền mua sữa,
không tốn thời gian và công sức để chuẩn bị ăn cho trẻ.
- Sữa mẹ rất vệ sinh và lúc nào cũng sẵn có.
Lợi ích cho xã hội
- Giảm tải các bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng cho ngành y.

- Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em.
- Tạo cho xã hội những đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh.
Kinh phí hoạt động: Là do những thành viên quyên góp một cách tự nguyện.
Ai có điều kiện thì quyên góp (bằng vật chất và tiền), ai không có điều kiện không
bắt buộc phải đóng góp. Những hoàn cảnh khó khăn (thiếu sữa, gia đình không có
9


điều kiện nuôi con, con gặp bệnh nặng…) hầu hết đều được trợ giúp để bớt khó
khăn hơn.
Phong trào này đến nay vẫn được duy trì và hoạt động khá tốt, khá hiệu quả.
Là nơi mà các bà mẹ, nhất là những người mới sinh con đầu lòng chưa có kinh
nghiệm khi tham gia vào hội sẽ được cung cấp rất nhiều thông tin về việc nuôi con.
Giúp họ tự tin hơn, nuôi con tốt hơn, có những cách nuôi dạy con đúng đắn hơn để
những đứa trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.

10



×