Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH LÀM GIẢM Ô NHIỄM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG HIỆP HÒA, HUYỆN ĐỨC HÒA – TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.15 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH LÀM GIẢM
Ô NHIỄM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG HIỆP HÒA,
HUYỆN ĐỨC HÒA – TỈNH LONG AN

HUỲNH THỊ TRÚC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại Và
Đề Xuất Chính Sách Làm Giảm Ô Nhiễm Ở Công Ty Cổ Phần Mía Đường Hiệp Hòa,
Huyện Đức Hòa – Tỉnh Long An” do Huỳnh Thị Trúc Giang, sinh viên khóa 31,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày .

Mai Đình Quý
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự nỗ lực hết mình của bản thân đó còn là kết
quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân,
tổ chức.
Trước hết với tất cả lòng kính trọng, con xin gởi lòng biết ơn đến cha mẹ và
những người thân trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho con được học hành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Em trân trọng kính gởi lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô, đặc biệt là quý
thầy cô khoa kinh tế, trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và truyền đạt

những kiến thức quý báu, nền tảng vững chắc cho em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Mai Đình Quý, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng kính gởi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở UBND thị trấn Hiệp Hòa, và
Công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Và cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã chia sẽ,
trao đổi và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Huỳnh Thị Trúc Giang

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ TRÚC GIANG. Tháng 06 năm 2009. “Đánh Giá Tổn Hại Và
Đề Xuất Chính Sách Làm Giảm Ô Nhiễm Ở Công Ty Cổ Phần Mía Đường Hiệp
Hòa, Huyện Đức Hòa- Tỉnh Long An”.
HUYNH THI TRUC GIANG. June 2009. “Evaluate The Damage And
Suggest Policy To Reducing Pollution In Hiep Hoa Sugar Cooperation Company,
Duc Hoa District, Long An Province”.
Khóa luận đánh giá tổn hại ô nhiễm ở công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa,
Huyện Đức Hòa- TỈnh Long An bằng cách áp dụng phương pháp tài sản nguồn nhân
lực và phương pháp giá hưởng thụ. khóa luận đã tính được tổng giá trị tổn hại do ô
nhiễm gây ra đối với sức khoẻ con người, giá trị đất đai và tổn hại xã hội trong 1 năm
là 534.046 triệu đồng. Đây là kết quả tính toán trên địa bàn thị trấn Hiệp Hòa xung
quanh công ty CPMĐHH.
Bên cạnh đó, khóa luận cũng đề xuất chính sách thuế đối với nước thải và quy

định vận hành đối với hệ thống ống khói của công ty. Khoá luận đã đề xuất mức thuế ô
nhiễm trong trường hợp này là 13.000 đồng/m3 nước thải ô nhiễm và mức ô nhiễm tối
ưu là 512 m3/ năm. Kết quả giúp các nhà phân tích chính sách tham khảo như một cơ
sở thực tiễn và lý luận tìm ra chính sách và phương pháp xử lý lượng nước thải mía
đường ở Long An nói riêng và các tỉnh khác nói chung.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1

1


MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Thời gian

2


1.3.2. Không gian

2

1.4. Bố cục đề tài

2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về huyện Đức Hòa

4

2.2.1. Vị trí địa lý

5

2.2.2. Diện tích và dân số


5

2.2.3. Địa hình, địa mạo

5

2.2.4. Khí hậu thời tiết

6

2.2.5. Địa chất đất đai

6

2.2.6. Nguồn nước và thuỷ văn:

6

2.2.7. Điều kiện kinh tế - xã hội

6

2.2.8. Những lợi thế so sánh và thời cơ phát triển

8

2.2.9. Những hạn chế và thách thức sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong
8


giai đoạn 2001 - 2010
v


2.3. Tổng quan về công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa

9

2.3.1. Giới thiệu sơ lược

9

2.3.2. Họat động sản xuất

9

CHƯƠNG 3

11

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1. Cơ sở lý luận

11

3.1.1. Sự ô nhiễm môi trường nước


11

3.1.2. Nước thải

12

3.2. Các công cụ chính sách

19

3.2.1. Thuế và lệ phí

19

3.2.2 Quy định vận hành

21

3.3. Phương pháp nghiên cứu

21

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.3.2.Phương pháp mô tả

21


3.3.3.Phương pháp tài sản nhân lực (Human capital method)

21

3.3.4. Phương pháp giá hưởng thụ (Hedonic pricing method)

22

3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

27

CHƯƠNG 4

28

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Mô tả hiện tượng trong khu vực

28

4.2 Tìm hiểu thái độ người dân về mức độ ô nhiễm

32

4.2.1. Trình độ học vấn


32

4.2.2. Thu nhập

33

4.2.3. Tỷ lệ mùi hôi trong ngày

33

4.2.4. Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm mùi hôi

34

4.2.5. Nhận xét của người dân về tác động của mùi hôi nước thải

34

4.2.6.Sự lựa chọn nơi ở mới

35

4.2.7.Nguyên nhân gây mùi hôi thối

35

4.3. Ước tính mức thiệt hại do ô nhiễm nước thải nước thải gây ra

37


4.3.1. Thiệt hại Đối với sức khoẻ dân cư trong khu vực

37

4.3.2. Đánh giá thiệt hại đất đai

41
vi


. 4.3.3. Xác định tổng tổn hại do ô nhiễm ở công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa
46
4.4. Đề xuất chính sách

47

4.4.1. Thuế

49

4.4.2. Quy định vận hành

52

CHƯƠNG 5

53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công ty CPMĐHH

Công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa

UBND

Ủy Ban Nhân Dân.

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam.

TCXD

Tiêu chuẩn xác định.

NPV

Hiện giá thuần.

Bt

Lợi ích hàng năm.

Ct

Chi phí hàng năm.

r

Suất chiết khấu.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tải Trọng Chất Bẩn Theo Đầu Người.

13


Bảng 3.2. Giá Trị Giới Hạn Cho Phép Của Các Thông Số Và Nồng Độ Các Chất Ô
Nhiễm Trong Nước mặt

14

Bảng 3.3. Thông Số Ô Nhiễm Và Giới Hạn Cho Phép Của Nước Thải Sinh Hoạt 15
Bảng 3.4. Thành Phần Tính Chất Nước Thải Tính Bằng mg/l.

16

Bảng 3.5. Mức Độ Ô Nhiễm Và Nồng Độ Giới Hạn Cho Phép.

18

Bảng 3.6. Nồng Độ Giới Hạn Cho Phép Của Một Số Chất Độc Hại Trong Các Nguồn
Nước Dùng Trong Sinh Hoạt Hoặc Nuôi Cá.

19

Bảng 4.1. Tổng hợp đặc trưng của nước thải ô nhiễm tòan công ty

30

Bảng 4.2. Tỷ lệ thu nhập những người được hỏi trong khu vực

33

Bảng 4.3. Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm

34


Bảng 4.4. Nhận xét của người dân về táv động của mùi hôi

34

Bảng 4.5. Sự lựa chọn nơi ở mới

35

Bảng 4.6. Đặc tính của nước thải đường và cồn

36

Bảng 4.7. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Của Các Hộ Trong Năm.

39

Bảng 4.8. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Bình Quân Của Một Hộ Trong Năm.

40

Bảng 4.9. Kết quả hồi qui dạng Ln giữa giá đất và các nhân tố ảnh hưởng

42

Bảng 4.10. Kiểm định T cho các hệ số ước lượng

42

Bảng 4.11. R2aux của các mô hình hồi quy phụ


43

Bảng 4.12. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Xác định mức thuế tối ưu.

20

Hình 4.1. Hồ chứa nước thải

29

Hình 4.2. Tỷ lệ trình độ học vấn

32

Hình 4.3. Tỷ lệ mùi hôi trong ngày

33

Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ bệnh

38


Hình 4.5. Đồ thị của đường cầu giá đất

45

Hình 4.6. Xác định mức thuế tối ưu

50

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phụ lục 2. Các kết xuất của mô hình ước lượng

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường là vấn đề khá nóng bỏng hiện nay trên thế giới. Mà nguyên
nhân chính là do các họat động sản xuất công nghiệp, khi công nghiệp phát triển kéo
theo đó là các loại rác thải, nước thải, khí thải v.v do các nhà máy, xí nghiệp thải ra
môi trường ngày càng nhiều và rất độc hại. Nếu chúng chưa được xử lý mà thải trực
tiếp ra môi trường thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống con người.
Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy
mạnh. Các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Hệ quả là
vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Nước thải chưa qua xử lý được thải

ra các dòng sông làm cho các chúng trở nên đen kịt, bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng
đến sức khỏe và đời sống của người dân sống gần đó.
Long An là một trong những tỉnh công nghiệp trọng điểm phía Nam nên cũng
không thoát khỏi tình trạng đó. Công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa, huyện Đức hòa,
tỉnh Long An là một trong những công ty nằm trong danh sách đen của tỉnh về ô
nhiễm môi trường. Nước thải của công ty có hàm lượng chất hữu cơ cao và có đặc
trưng của mùi mật rĩ, đây là nguyên nhân gây mùi thối khó chịu nếu không qua xử lý,
có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Theo các số liệu quan trắc thì
nồng độ hai chỉ tiêu của loại chất thải này vào khoảng BOD từ 35.000 – 60.000 mg/lít,
COD từ 80.000 – 120.000 mg/lít. Đây là một nguồn ô nhiễm nước rất nghiêm trọng, có
thể làm ô nhiễm trên diện rộng, có thể gây chết hàng loạt vi sinh vật sống trong môi
truờng nước, ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái xung quanh thông qua con
đường vận chuyển nước mặt và nước ngầm, đất và cây trồng.
Các chất gây ô nhiễm không khí ở nhà máy phát sinh từ lò hơi, máy phát điện,
nhà máy sản xuất ván ép. Thải lượng khoảng 293 – 500 m3/giờ chủ yếu là bụi tro, khí
1


SO2, NOx, H2S v.v. Nếu hít thở các loại khí này thường xuyên, con người sẽ mất dần
khả năng nhận biết mùi, khó thở, nhức đầu từ đó suy giảm sức khỏe.
Người dân sống gần đây cho biết họ không thể chịu nổi mùi hôi bốc ra từ nhà
máy và đã yêu cầu chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không giảm là mấy và sức khỏe họ thì càng giảm sút.
Từ hiện trạng trên, đề tài này được thực hiện với mục đích làm rõ tình trạng ô nhiễm
và xác định mức tổn hại ô nhiễm do công ty mía đường gây ra và mức ô nhiễm tối ưu.
Để từ đó có những biện pháp thích hợp và kịp thời làm giảm ô nhiễm, hướng tới sự
phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Định giá tổn hại ô nhiễm môi trường và đề xuất chính sách để làm giảm ô

nhiễm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm tại công ty mía đường Hiệp Hòa.
- Lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm mang lại về sức khỏe, đất đai.
- Xác định mức ô nhiễm tối ưu .
- Đề xuất các chính sách thích hợp để làm giảm ô nhiễm và quản lý vấn đề môi
trường ở đây tốt hơn, đảm bảo sự phát triển bền vững.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 10/3/2009 đến 20/6/2009
1.3.2. Không gian
Tổn hại do ô nhiễm được đánh giá chủ yếu ở xung quanh công ty cổ phần mía
đường Hiệp Hòa, thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thông qua việc
điều tra các hộ dân sống gần công ty và các thông tin khác được cung cấp từ công ty
và các cơ quan quản lý.
1.4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý
nghĩa của đề tài nghiên cứu.
2


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về huyện Đức Hòa như vị trí địa lý, khí hậu,
điều kiện tự nhiên và xã hội, v.v.
Bên cạnh đó, giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa
Huyện Đức Hòa – Long An.
Chương 3: Trình bày các cơ sở lý luận có liên quan đến nước thải công nghiệp:
khái niệm, nội dung có liên quan đến nước thải, đến ô nhiễm nguồn nước, các tiêu
chuẩn nước thải của Việt Nam.
Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài như phương

pháp thống kê mô tả, phương pháp tài sản nhân lực, phương pháp giá hưởng thụ.
Bên cạnh đó, đưa ra các chính sách được đề xuất trong đề tài.
Chương 4 : Chương kết quả nghiên cứu và thảo luận tiến hành phản ánh thực
trạng nước thải tại địa bàn nghiên cứu.
Đánh giá tổn hại về sức khỏe, giá trị đất đai.
Tình hình nước thải của địa bàn nghiên cứu.
Các chính sách về nước thải được đề xuất.
Chương 5: Kết luận, trình bày các kết quả chính mà đề tài đã đạt đựơc trong quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp khắc phục
ô nhiễm.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được trình bày ở chương 1, tài liệu
nghiên cứu không chỉ từ một nguồn nào đó mà được tổng hợp từ nhiều nguồn khác
nhau. Bao gồm các lĩnh vực về môi trường, lĩnh vực về đất đai, các yếu tố ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người và các công cụ chính sách. Bên cạnh đó, nhiều đề tài nghiên
cứu của khoá trước và các bài giảng của thầy cô có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nhìn chung việc ứng dụng phương pháp giá hưởng thụ để xác định giá trị ô
nhiễm môi trường là khá mới. Do đó tài liệu bằng tiếng Việt rất ít, theo Nguyễn Thị A
Tiên (2007) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm sông đen quận 6 lên giá đất.
Với số mẫu điều tra là 95 mẫu và kết luận được rằng đất càng gần sông thì giá đất càng
giảm và ngược lại. Còn đa số tài liệu nghiên cứu đều là tiếng anh.Theo Nelson (2001)
thì để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của vùng Landfill lên giá nhà ở gần đó. Với số

mẫu là 708 ngôi nhà và kết luận là nhà ở trên đường biên của vùng Landfill giảm giá
12% và nếu cách vùng này khoảng một dặm thì giá sẽ giảm 6%, còn nếu ở xa vùng
này khoảng 2 dặm trở lên thì ảnh hưởng là không đáng kể.
Nói chung tài liệu không chỉ gói gọn ở một số bài nghiên cứu mà còn được tổng
hợp từ nhiều nguồn, từ hệ thống internet, từ thực tế cuộc sống và từ việc phỏng vấn
người dân trong khu vực. Tuy nhiên để tiến hành công việc nghiên cứu thuận lợi, bắt
buộc người thực hiện phải nắm rõ tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa
bàn.
2.2. Tổng quan về huyện Đức Hòa
Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, thị trấn Hậu
Nghĩa là huyện lỵ. Các đơn vị còn lại gồm: Thị trấn Đức Hoà, thị trấn Hiệp Hoà, xã
4


Lộc Giang, xã An Ninh Đông, xã An Ninh Tây, xã Tân Mỹ, xã Hiệp Hoà, xã Tân Phú,
xã Hoà Khánh Tây, xã Hoà Khánh Đông, xã Hoà Khánh Nam, xã Đức Lập Thượng, xã
Đức Lập Hạ, xã Đức Hoà Thượng, xã Đức Hoà Đông, xã Đức Hoà Hạ, xã Mỹ Hạnh
Bắc, xã Mỹ Hạnh Nam, xã Hựu Thạnh.
2.2.1. Vị trí địa lý
Đức Hoà là một huyện của Long An, Huyện Đức Hoà có ranh giới với các
đơn vị hành chính như sau: phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh và huyện
Củ Chi, huyện Hốc Môn thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông Nam giáp huyện Bình
Chánh TP. HCM, phía Tây giáp huyện Đức Huệ, phía Tây Nam giáp huyện Bến
Lức.Từ Đức Hoà có thể liên hệ thuận lợi với các thị trấn của thành phố Hồ Chí Minh
nằm trên quốc lộ 22 và quốc lộ 1 (thị trấn Củ Chi, thị trấn Hốc Môn, thị trấn An Lạc)
và các thị trấn của các quận tiếp giáp với huyện Đức Hoà. Tỉnh lộ 8 còn là trục giao
thông quan trọng nối với quốc lộ 22 tạp thành trục giao thông liên hệ trực tiếp giữa
Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
2.2.2. Diện tích và dân số
Đức Hòa có diện tích tự nhiên là 42.169 ha, dân số 178.350 người (1997), gồm

dân tộc kinh là chính, trong đó nữ 92.742 người chiến 52% dân số toàn huyện. Số
người trong độ tuổi lao động là 80.258 người, chiếm 45% dân số. Mật độ dân số toàn
huyện là 476,0 km2/người, cao nhất là thị trấn Đức Hoà, thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn
Hiệp Hoà. Dân số sống tại các thị trấn trong huyện là 31.033 người, chiếm 17,4% dân
số toàn huyện, trong đó lực lượng lao động là 13.965 người, chiếm 45% dân số đô thị.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,45% năm 1991 xuống còn 1,6% năm 1997, là đơn
vị có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp so với mức trung bình của toàn tỉnh.Là huyện tiếp
giáp TP. HCM song chất lượng nguồn nhân lực chưa được nâng cao, phần lớn lực
lượng lao động chưa được đào tào qua trường lớp, lao động giản đơn vẫn giữ vai trò
chính trong các hoạt động kinh tế của huyện.
2.2.3. Địa hình, địa mạo
Địa hình: Là vùng đất tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân 1- 2m, cao nhất
là khu vực Lộc Giang +8m, thấp nhất là kênh Xáng Lớn + 0,6 m, độ cao dốc thoai
thoải theo hướng Đông Bắc đến Tây nam.

5


2.2.4. Khí hậu thời tiết
Huyện Đức Hoà chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, mưa nhiều, với lượng
mưa trung bình hàng năm là 1.805 mmm, nhiệt độ trung bình là 27,70C.

Nhìn

chung, khí hậu của huyện Đức Hoà có những thuận lợi cơ bản so với nhiều địa phương
khác, độ chiếu sáng, độ ẩm cao, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, ít bị ảnh
hưởng của thiên tại.
2.2.5. Địa chất đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.169 ha trong đó đất nông nghiệp
chiếm 80,42%, đất lâm nghiệp chiếm 2,68%, đất ở 3,03%, đất chuyên dùng 7,88%, đất

chưa sử dụng 10,59%.Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Đức Hoà có nhiều điều
kiện cho phát triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối
bằng phẳng, thuận tiện cho việc san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Là địa
bàn tiếp giáp với TP. HCM, điều kiện đất đai rất thuận lợi cho phát triển trang trại.
Thổ nhưỡng: Đất được chia thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm đất phèn (Sn): phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái
Mỹ, tổng diện tích 1.179,5 ha, chiếm 29%.
+ Nhóm đất xám (X): Nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, kéo
dài từ Lộc Giang đến thị trấn Đức Hoà, diện tích khoảng 19.930,7 ha, chiếm 48%.
+ Nhóm đất phù sa bồi (P/s): Tổng diện tích là 9.376,8 ha, chiếm 23%.
2.2.6. Nguồn nước và thuỷ văn:
Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sông Vàm Cỏ
Đông và nhờ vào nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng.Nguồn nước ngầm chủ yếu cung
cấp cho sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là dân cư các khu vực đô thị.
2.2.7. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năng lực của hệ thống hạ tầng
Tuy là một huyện tiếp giáp với TP. HCM nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng của
huyện bộc lộ nhiều yếu kém, không tương xứng với yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp
công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Mạng lưới giao thông vận tải đã vươn tới các xã, các
khu công nghiệp, Đức Hoà là hai trong số 14 huyện, thị có 100% số xã có đường ô tô
đến trung tâm xã, tuy nhiên mật độ đường còn thưa, chất lượng đường còn xấu, hệ
thống cầu chưa được cải tạo vì vậy xe có trọng tải lớn không đi lại được.Hệ thống cấp
6


thoát nước chưa được phát triển, toàn huyện chưa có nhà máy nước qua sử lý, số hộ
dùng nước giếng đạt 97%. Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng kiên cố, còn dựa
vào điều kiện tự nhiên là chính.
Về chất lượng các vấn đề xã hội
Nhìn chung nhân dân huyện Đức Hoà có mức sống cao hơn một số huyện trong

tỉnh song vẫn ở mức turng bình của tỉnh, mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh
năm 1997 đạt 2,3 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng 80% mức trung bình của tỉnh. Số hộ
nghèo là 3.866 hộ chiếm 10,1% số hộ trong huyện. Trong số các hộ nghèo có tới
82,7% thuộc khu vực nông thôn. Số thuộc diện chính sách, già cả, neo đơn thuộc diện
các hộ nghèo chiếm 15,6% tổng số hộ nghèo.
Kinh tế
-Về trình độ sản xuất và dịch vụ: Đức Hoà là huyện có nhiều tiềm năng đất
đai cho phát triển đô thị và phát triển công nghiệp, tuy nhiên quá trình phát triển của
huyện chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Trình độ sản xuất còn dựa vào tiềm
năng thiên nhiên là chính, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính trong các
hoạt động kinh tế của huyện. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở trình độ thấp.
Giá trị sản lượng bình quân cho 1 ha còn ở mức thấp so với trung bình toàn tỉnh do hệ
số sử dụng đất và năng xuất cây trồng thấp. Các ngành thương mại, dịch vụ kém phát
triển mặc dù huyện có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển như: nằm
kề TP. HCM- một thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và là nơi có khả năng
cung cấp các sản phẩm tiêu dùng cho huyện Đức Hoà. Các hoạt động thương mạidịch vụ đều do các hộ gia đình và tư nhân tự tổ chức, chưa có sự chỉ đạo của các tổ
chức quản lý nhà nước.
-Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:còn phát triển chậm, phần lớn các cơ sở
công nghiệp trên địa bàn đều thuộc tỉnh quản lý, cơ sở tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ cả
về qui mô sản xuất và giá trị sản xuất. Các cơ sở liên doanh với nước ngoài và các tỉnh
triển khai hoạt động còn chậm, còn mang tính chất dự trữ đất là chính. Trình độ khoa
học kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong công nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu còn dùng
sức người.

7


2.2.8. Những lợi thế so sánh và thời cơ phát triển
Về vị trí, chức năng
Đức Hoà là huyện tiếp giáp TP. HCM, nằm trong vành đai dãn nở công nghiệp

và là thị trường lớn cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và sảm phẩm chế biến cho TP.
HCM.
Các tuyến giao thông của huyện đã có mối liên kết với mạng lưới giao thông
TP. HCM, trong tương lai tuyến quốc lộ N2 nối quốc lộ 22 chạy qua Đức Hoà tạo
thành tuyến giao thông quan trọng nối các tỉnh Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nam
bộ.
Là không gian hỗ trợ đối với TP. HCM, cơ hội thuận tiện thúc đẩy nhanh quá
trình đô thị hoá.
Là động lực thúc đẩy công nghiệp của tỉnh Long An phát triển.
Về tiềm năng phát triển
Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp khá phong phú. Có khả năng phát
triển cây công nghiệp và các loại nông sản cho giá trị hàng hoá xuất khẩu cao.Có tiềm
năng phát triển các loại dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của người dân thành phố.
Nguồn lao động trẻ và phong phú.
Về thời cơ phát triển
Sự phát triển của TP. HCM nói chung và của công nghiệp trên địa bàn trọng
điểm phía Nam nói riêng là thời cơ thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế của huyện Đức Hoà
phát triển theo. Phát triển kinh tế của huyện Đức Hoà không những góp phần thúc đẩy
nhanh tiến độ phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo cơ hội thu hút các khả năng liên
doanh liên kết với các nước và với thành phố, đồng thời đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá
trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới cùng chính sách hoà nhập, toàn
cầu hoá, khu vực hoá đã tạo cơ hội để huyện Đức Hoà thu hút nguồn tiết kiệm từ bên
ngoài nếu điều kiện cơ sở hạ tầng được đáp ứng tốt.
2.2.9. Những hạn chế và thách thức sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
trong giai đoạn 2001 - 2010
Về tiềm năng kinh tế chưa cao, khả năng nguồn vốn đầu tư ít.

8



Hạ tầng cơ sở phát triển kém: giao thông đối nội, đối ngoại chưa đáp ứng nhu
cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Mạng lưới điện, cung cấp nước chưa vươn tới các
khu công nghiệp.
Về các vấn đề xã hội: trình độ học vấn của nhân dân chưa cao, các cơ sở y tế,
giáo dục còn nghèo về vật chất, mức độ đô thị hoá chưa cao.
Là huyện tiếp giáp với TP. HCM, độ nhậy cảm về những vấn đề xã hội của
thành phố có tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện, song những
ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội của huyện cũng là một thách thức lớn đến quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của huyện (các tệ nạn xã hội của thành phố lan toả ra khu vực
ngoại thành).
2.3. Tổng quan về công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa
2.3.1. Giới thiệu sơ lược
Vị trí: công ty thuộc khu vực 1, thị trấn Hiệp Hòa, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long
An.
Được thành lập vào năm 1923 thuộc Pháp, trước đây có tên là Nhà Máy Đường
Hiệp Hòa. Do điều kiện chính trị không ổn định nên không họat động thường xuyên,
sau 1975 thuộc chủ quản tổng công ty mía đường 2. Tháng 7/2006 chuyển sang công
ty cổ phần và đổi tên là Công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa, trong đó vốn nhà nước
chiếm ưu thế và còn vốn của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chiến lược, công nhân.
Theo thời điểm cổ phần hóa thì vốn của công ty là 300 tỷ.
2.3.2. Họat động sản xuất
Trước đây Công ty sản xuất nhiều lọai sản phẩm khác nhau như là đường, cồn
rượu, phân bón, ván ép v.v. Nhưng hiện tại thì công ty chỉ tập trung vào 3 mặt hàng
chính là đường, cồn rượu và phân bón
Hoạt động nhà máy mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và xã hội, tạo công
ăn việc làm cho nhân dân khu vực lân cận, tạo nguồn thu mua ổn định cho các nông
dân trồng mía. Tuy vậy, cũng như các loại hình sản xuất khác, vấn đề ô nhiễm môi
trường do hoạt động nhà máy rất đáng được quan tâm đầu tư giải quyết.
Nhà máy hoạt động từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (mỗi năm hoạt động 6
tháng vào mùa vụ mía).

Công suất khoảng 2000 tấn mía/ ngày
9


Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, các tỉnh miền tây và thành phố Hồ
Chí Minh .

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Sự ô nhiễm môi trường nước
3.1.1.1. Khái niệm sự ô nhiễm nước
Sự ô nhiễm nước là sự có mặt của một số chất ngoại lai trong môi trường nước
tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá một ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ
trở nên độc hại đối với con người và sinh vật.
3.1.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Sự ô nhiễm nước có thể xảy ra do tự nhiên hay nhân tạo.
Ô nhiễm tự nhiên: là do quá trình phát triển và chết đi của các lọai sinh vật
sống trong nguồn nước đó là sản phẩm của các hoạt động sống, kể cả xác chết của
chúng. Hoặc do tuyết tan, gió bão lũ lụt và do nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà,
đường phố, đô thị, khu công nghiệp v.v kéo theo các chất thải bẩn xuống nguồn nước.
Ô nhiễm nhân tạo: Chủ yếu do nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp,
hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông
nghiệp v.v.
3.1.1.3.Đặc trưng ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu nhận biết sau đây: có xuất hiện các

chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy, thay đổi tính chất vật lý (độ
trong, màu, mùi, nhiệt độ), thay đổi thành phần hóa học (PH, hàm lượng của các chất
hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại), lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm
do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào, các vi sinh
vật thay đổi về loài và số lượng, xuất hiện các vi khuẩn gây bệnh.

11


3.1.2. Nước thải
3.1.2.1. Khái niệm nước thải
Nước cấp cho sinh họat, cho sản xuất và dịch vụ, nước tưới cho nông nghiệp
sau khi sử dụng đều gọi là nước thải và các dạng nước thải đều bị ô nhiễm ở mức độ
khác nhau.
Nước thải là chất lỏng thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay
đổi tính chất ban đầu của chúng .
3.1.2.2. Phân lọai nước thải
Dựa vào nguồn gốc phát sinh và tính chất của nguồn nước thải mà người ta chia
nước thải làm ba loại chính sau:
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu
vực họat động thương mại, công sở, trường học.
Khối lượng nước thải sinh hoạt của cộng đồng dân cư phụ thuộc vào:
Qui mô dân số.
Tiêu chuẩn cấp nước.
Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã
hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất dinh
dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coil, Coliform) v.v.
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào:
Lưu lượng nước thải.

Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào:
Mức sống, điều kiện sống, tập quán sống.
Điều kiện khí hậu.

12


Bảng 3.1. Tải Trọng Chất Bẩn Theo Đầu Người.
Chỉ tiêu ô nhiễm

Hệ số phát thải (g/người.ngđ)
Các quốc gia gần gũi với

Theo tiêu chuẩn Việt

Việt Nam

Nam (TCXD 51-84)

70 – 145

50 – 55

NOS5 đã lắng

45 – 54

25 – 30


NOS20 đã lắng

-

30 – 35

NOH (COD)

72 – 102

-

N-NH4+

2,4 – 4,8

7

Phospho tổng số

0,8 – 4,0

1,7

Chất rắn lơ lửng (SS)

Dầu mỡ

10 – 30


-

Nguồn tin: Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn, 2003
Nước thải sản xuất: Tạo ra từ các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp sau khi sử
dụng cho các nhu cầu sinh hoạt và sử dụng cho các công đoạn và quá trình sản xuất.
Nước thải sản xuất: Chia thành 2 loại:
Nước thải qui ước sạch: Giải nhiệt máy móc thiết bị, làm nguội một số sản
phẩm không hoà tan (nhựa, cao su, da, v.v).
Nước thải nhiễm bẩn: Nhìn chung rất đa dạng tuỳ theo đặc điểm của từng ngành
nghề sản xuất và chế độ vệ sinh công nghiệp, cần có những nghiên cứu khảo sát riêng.
Nước mưa: Về bản chất nước mưa là một nguồn nước thải sạch, tuy nhiên
trong một số trường hợp, nước mưa khi đến hệ thống thoát nước thường cuốn theo một
số chất bẩn.
Mức độ nhiễm bẩn của nước mưa thường chỉ xuất hiện ở những trận mưa đầu
mùa và trong thời gian đầu của mỗi cơn mưa. Cần đặc biệt lưu ý vấn đề này khi thiết
kế hệ thống thoát nước.
3.1.2.3. Ảnh hưởng của nước thải đến nguồn tiếp nhận
Nước thải thải vào nguồn tiếp nhận như nước mặt (ao, hồ, sông, suối, biển) và
thải vào lòng đất mà trong đó có nước ngầm. Tùy thuộc vào thành phần nước thải mà
làm thay đổi trạng thái ban đầu của xác nguồn tiếp nhận. Cụ thể làm tăng hoặc giảm
tăng hoặc giảm thành phần hóa học của nước nguồn tiếp nhận, làm thay đổi tính chất
hóa lý của nước, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước và tác động đến thế giới vi
13


sinh trong nước. Đối với con người khi sử dụng nước bị ô nhiễm, hay nước có chứa
chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí gây tử vong.
Bảng 3.2. Giá Trị Giới Hạn Cho Phép Của Các Thông Số Và Nồng Độ Các Chất
Ô Nhiễm Trong Nước mặt
Stt


Thông số

Đơn vị

Giá trị tới hạn

1

PH

mg/l

A (6-8)

B (5,5-9)

2

BOD5 (200C)

mg/l

<4

<25

3

COD


mg/l

<10

<35

4

Ôxy hòa tan

mg/l

>=6

>=2

5

Chất rắn lơ lửng mg/l

20

80

6

Dầu, mỡ

mg/l


0

0,3

7

Chất tẩy rửa

mg/l

0,5

0,5

8

Coliform

MPN/100ml

5000

10.000

9

Florua

mg/l


1

1,5

10

DDT

mg/l

0,01

0,01

Nguồn: Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội, 2002
Chú thích:
Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các
chất ô nhiễm trong nước mặt và được áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một
nguồn nước mặt. Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp
cho sinh hoạt nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định. Cột B áp dụng đối với
nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản có quy định riêng.
Bên cạnh đó còn có một vài thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép được quy
định cho nước thải sinh họat được thể hiện ở bảng 3.3

14



×