Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM SÔNG THOM XÃ KHÁNH THẠNH TÂN HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.58 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM SÔNG THOM
XÃ KHÁNH THẠNH TÂN - HUYỆN MỎ CÀY - TỈNH
BẾN TRE

HUỲNH TRUNG HẬU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẲNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại Do
Ô Nhiễm Sông Thom - Xã Khánh Thạnh Tân – Huyện Mỏ Cày – Tỉnh Bến Tre” do
Huỳnh Trung Hậu, khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ________________

Đặng Lê Hoa
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm

Ngày tháng năm

2


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Cha và Mẹ, những người đã sinh thành,
nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho tôi có ngày hôm nay.
Tôi xin được cám ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến cô Đặng Lê Hoa, đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin được cám ơn các Cô, Chú, Anh, Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi
Trường tỉnh Bến Tre, Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Mỏ Cày, Phòng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày, Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Cù
Lao Minh, Uỷ Ban Nhân Dân Xã Khánh Thạnh Tân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cám ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.

3



NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH TRUNG HẬU. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Tổn Hại do Ô
Nhiễm Sông Thom Xã Khánh Thạnh Tân, Huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre”.
HUYNH TRUNG HAU. July 2009. “Evaluating Damages Caused by The
Pollution of Thom river in Khanh Thanh Tan Commune, Mo Cay District, Ben
Tre Province”.
Đề tài áp dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá tổn hại do ô nhiễm ở
sông Thom gây ra đối với: sức khỏe người dân, giá trị đất đai, thu nhập từ nguồn lợi
thủy sản thông qua điều tra 80 hộ sống quanh khu vực sông. Kết quả đánh giá tổn hại
tối thiểu trong năm 2008 là: 26.382.345.284 đồng. Đề tài đi vào phân tích nguyên
nhân, đánh giá thực trạng ô nhiễm ở kênh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm, hướng đến sự phát triển bền vững.

4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix


Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Thời gian

3

1.3.2. Không gian

3


1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

1.5. Ý nghĩa đề tài

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Khánh Thạnh Tân

5

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

5

2.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội

6

2.2. Mô tả về sông Thom, huyện Mỏ Cày- tỉnh Bến Tre

10

2.2.1. Lịch sử hình thành sông


10

2.2.2. Vai trò của sông Thom

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1. Nội dung nghiên cứu

11
11

3.1.1. Ô nhiễm môi trường nước

11

3.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường điển hình tại tỉnh Bến Tre trong các
năm vừa qua

15

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin


22

3.2.2. Phương pháp mô tả

22

3.2.3. Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

23

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.

24
v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả hiện trạng ô nhiễm trong khu vực
4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm nước sông Thom

25
25
25

4.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ở một số điểm lấy mẫu 28
4.1.3. Các nguồn chính gây ô nhiễm sông Thom
4.2. Xác định tổn hại do ô nhiễm sông gây ra

31
34


4.2.1. Đối với sức khỏe người dân trong khu vực

34

4.2.3. Đối với việc nuôi Tôm Càng Xanh

40

4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của mẫu điều tra

43

4.3.1. Trình độ học vấn

43

4.3.2. Thu Nhập

44

4.3.3. Nghề nghiệp - lao động

44

4.4. Mức độ hiểu biết về ô nhiễm của người dân

45

4.5. Giải pháp cho việc giảm ô nhiễm sông Thom


46

4.5.1. Giáo dục về nhận thức

46

4.5.2. Giải pháp đối với các nguồn gây ô nhiễm

47

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51

5.1 Kết luận

51

5.2. Đề nghị

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANCT-TTATGT An ninh chính trị - trật tự an toàn giao thông
ATGT

An toàn giao thông

BVĐK

Bệnh Viện Đa Khoa

CN

Công nghiệp

CNH-HĐH

Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa

DVKD

Dịch vụ kinh doanh

KV1

Khu vực 1

KV2


Khu vực 2

NN

Nông nghiệp

SXCXD

Sản xuất chỉ xơ dừa

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành Phố

TTCN-TMDV

Tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


VHTT-TT

Văn hóa thông tin - truyền thanh

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tải Lượng Các Chất Gây Ô nhiễm Môi Trường

17

Bảng 3.2. Khối Lượng Rác Phát Sinh qua Các Năm tại Thị Xã Bến Tre

18

Bảng 3.3. Phân Loại Rác Đô Thị.

20

Bảng 3.4. Kết Quả Chất Lượng Không Khí do Hoạt Động Giao Thông Đô Thị

21

Bảng 3.5. Kết Quả Chất Lượng Không Khí trong Các Làng Nghề.

21

Bảng 4.1. Tình Hình Mắc Bệnh theo Địa Phương Nhập Viện tại BV ĐKKV Cù Lao

Minh

26

Bảng 4.2. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt Cửa Sông Ven Biển Năm 2004
và Năm 2005

28

Bảng 4.3. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt trên Các Tuyến Kênh, Rạch
Chính của Tỉnh từ Năm 2005 đến Năm 2007

30

Bảng 4.4. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh của Người Dân ở Mẫu Điều Tra trong Năm 2008 36
Bảng 4.5. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh của Người Dân ở Mẫu Điều Tra trong Năm 2008 38
Bảng 4.6. Chênh Lệch Giá Đất ở 2 Khu Vực

39

Bảng 4.7. Thu Nhập Của Các Hộ Nuôi Tôm trước Khi Sông Thom Bị Ô Nhiễm

41

Bảng 4.8. Thu Nhập của Các Hộ Nuôi Tôm Sau Khi Sông Thom Bị Ô Nhiễm

42

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Tỉ Lệ Lao Động ở Các Ngành Nghề

6

Hình 2.2. Hình Ảnh Con Sông lúc Chưa Ô Nhiễm

10

Hình 3.1. Biểu Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Nước Sạch của Người Dân Năm 2006.

16

Hình 3.2 . Sơ Đồ Biểu Diễn Lượng Rác Sinh Hoạt tại Thị Xã qua Các Năm.

18

Hình 4.1. Một Góc Sông Thom Bị Ô Nhiễm

27

Hình 4.2. Biểu Đồ Diễn Biến BOD ở Các Kênh, Rạch Chính qua Các Năm

29

Hình 4.3. Biểu Đồ Diễn Biến Coliform ở Các Kênh, Rạch Chính qua Các Năm

29


Hình 4.4. Các Bãi Mụn Dừa Đặt Sát Mé Sông

32

Hình 4.5. Mụn Dừa Được Phơi trên Các Con Đường

33

Hình 4.6. Biểu Đồ Tình Trạng Sức Khỏe Người Dân do Ảnh Hưởng của Ô Nhiễm 35
Hình 4.7. Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn của Người Dân

43

Hình 4.8. Biểu Đồ Thu Nhập của Các Hộ Gia Đình

44

Hình 4.9. Biểu Đồ Nghề Nghiệp của Các Hộ Gia Đình

45

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề hết sức nóng bỏng không
chỉ xảy ra riêng ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Nó đã gây
nên những hậu quả hết sức to lớn cho sự sống của con người vì nguồn nước, bầu
không khí, môi trường đất và cảnh quan, là những thành phần không thể thiếu được và
luôn luôn giữ một vai trò đặc biệt đối với sự sống. Con người không thể tồn tại nếu
thiếu đi những yếu tố đó. Những yếu tố tự nhiên đó phải trong sạch, tươi đẹp, hài hòa
thì mới đảm bảo chất lượng sống và thời gian sống của con người. Nếu do nguyên
nhân nào đó, chất lượng của môi truờng bị giảm đi thì sức khỏe, sự sống của con
người trong môi trường đó đương nhiên sẽ bị đe doạ.
Môi trường có vai trò quan trọng như thế nhưng trong quá trình phát triển kinh
tế đặc biệt là trong quá trình CNH-HDH, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh tạo nên sự
phát triển vượt bậc về kinh tế: cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, mức
sống của người dân được tăng cao bao nhiêu thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm
nghiêm trọng bấy nhiêu. Những con sông, con kênh, con suối với dòng nước trong
xanh mát mẻ ngày xưa thì hôm nay bị biến thành những con sông, con suối có màu
đen kịt, chứa biết bao là chất ô nhiễm và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khoẻ của con người, làm mất đi giá trị cảnh quan và nhiều giá trị khác.
Điều đáng nói đây là cuộc sống con người bị phụ thuộc vào môi trường nhưng
chính con người cũng là thủ phạm gây ra tình trạng trên. Con người vừa là thủ phạm
và đồng thời cũng là nạn nhân phải gánh chịu những hậu quả mà mình đã gây ra.


Tình hình ô nhiễm ngày nay đang diễn biến hết sức phức tạp ở bất kì nơi đâu
cho dù đó là khu vực thành thị văn minh phát triển sầm uất hay ở những khu vực xa
xôi, hẻo lánh ở vùng đồng quê. Ở khu vực thành thị là nơi dân cư tập trung đông đúc

thì ô nhiễm môi trường rất dễ dàng xảy ra do số lượng lớn nước thải, rác thải sinh
hoạt, nước thải từ những nhà máy, những khu công nghiệp lớn. Ở những vùng quê xa
xôi trước đây môi trường sống rất trong lành nhưng hôm nay cũng bị ô nhiễm nặng do
các nhà máy, xí nghiệp cũng đã di dời đến. Ngoài ra ở khu vực nông thôn, đất đai
rộng lớn, là nơi thuận lợi để phát triển các nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trong quá
trình sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường hi vọng là sẽ thu hoạch được một
vụ mùa bội thu với lượng nông phẩm không bị sâu bệnh, quả to... vì thế họ thường sử
dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu điều này làm cho nguồn nước ở các con sông
thường bị ô nhiễm do dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón trong nước quá cao. Trong
quá trình chăn nuôi những hộ nuôi không có ý thức thường thải nước thải, phân gia
súc xuống các dòng sông, con rạch, và đây là một trong những nguồn chính gây nên
trình trạng ô nhiễm ở các vùng nông thôn.
Vấn đề ô nhiễm môi trường được đề cập trong nghiên cứu này là ở Bến Tre,
một tỉnh còn nghèo, tốc độ phát triển kinh tế chậm so với các tỉnh khác ở khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long và trong cả nước. Do vị trí địa lí không thuận lợi, xung
quanh được bao bọc bởi các con sông lớn nên Bến Tre rất khó khăn trong việc đi lại,
lưu thông với các tỉnh và TP khác. Là quê hương của xứ Dừa, với nguồn nguyên liệu
có sẵn nên trong những năm gần đây Bến Tre đã tận dụng thế mạnh này để phát triển
các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm liên quan tới Dừa như: đồ mỹ nghệ, các
nhà máy sản xuất Chỉ Xơ Dừa, Cơm Dừa Nạo Xấy…
Các ngành nghề này ra đời đã giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho
người dân. Tỉ lệ những hộ nghèo trong xã giảm đi đáng kể, góp phần phát triển kinh
tế cho tỉnh. Tuy nhiên niềm vui đó chưa kéo dài được bao lâu thì giờ đây nhân dân
trong tỉnh phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ các cụm công nghiệp
chế biến và sản xuất các sản phẩm từ cây Dừa. Thêm vào đó là các nguồn ô nhiễm
khác như phân và nước thải từ các hộ chăn nuôi heo, nước thải bệnh viện, những
người sử dụng hoá chất đánh bắt thuỷ sản…Tất cả các nguồn ô nhiễm này được kết
hợp lại với nhau làm cho nguồn nước sông ở đây bị ô nhiễm trầm trọng. Điều này
2



được chứng minh cụ thể là tình trạng ô nhiễm nguồn nước do ô nhiễm sông Thom
thuộc Xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày đang diễn ra mà người dân nơi đây đã
phải gánh chịu suốt mấy năm nay. Môi trường bị ô nhiễm nên người dân luôn sống
trong cảnh với tâm lý lúc nào cũng hoang mang, lo lắng do hàng ngày phải đối mặt
với nguồn nước ô nhiễm, mùi hôi thối. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức
khoẻ và kinh tế của người dân do thường xuyên bị bệnh tật.
Trước thực trạng đó, với ước muốn góp phần đánh giá những tổn hại do ô
nhiễm, tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những vấn đề nan giải nói trên, đảm
bảo phát triển bền vững và bảo vệ sức khoẻ con người tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá tổn hại do ô nhiễm sông Thom-xã Khánh Thạnh Tân- huyện Mỏ Cày- tỉnh
Bến Tre”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung là đánh giá tổn hại do ô nhiễm sông Thom, xã Khánh Thạnh
Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể gồm có:
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm trầm trọng ở sông Thom, nhằm tìm ra nguyên
nhân gây ô nhiễm.
- Ước lượng những thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với sức khỏe con người, giá
trị đất đai, nhà ở và thu nhập từ nguồn lợi thủy sản.
- Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm để cải thiện môi trường,
đảm bảo sự phát triển bền vững.
Đánh giá sự tổn hại do ô nhiễm ở sông Thom xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre là một vấn đề khá phức tạp và rộng lớn. Bên cạnh đó do hạn chế về
mặt thời gian và năng lực, vì thế khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp chân tình của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 10 /3/2009 đến 10 /6/2009.
1.3.2. Không gian

Tổn hại do ô nhiễm được đánh giá chủ yếu ở xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre, thông qua việc điều tra 80 hộ sống quanh khu vực sông Thom.
3


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa đề
tài.
Chương 2: Giới thiệu một số khái niệm và nội dung có liên quan đến ô nhiễm
nước và ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó nêu lên phương pháp đánh giá tổn hại do ô
nhiễm gây ra.
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về Xã Khánh Thạnh Tân, giới thiệu sơ lược về
sông Thom và vai trò của sông.
Chương 4: Tiến hành phân tích các nguồn gây ô nhiễm chính, hiện trạng ô
nhiễm, đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh gây ra đối với sức khỏe, giá trị đất đai và thu
nhập từ đánh bắt thủy hải sản.
Chương 5: Kết luận và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm
sông Thom.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Với những mục tiêu cụ thể đã nêu rõ ở phần trên, đề tài nhằm phân tích tình
trạng ô nhiễm hiện tại, tìm ra nguyên nhân và những ảnh hưởng của nó từ đó đề ra
những giải pháp nhằm từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm và nâng cao chất lượng
môi trường trong khu vực.
Đề tài ước tính những thiệt hại do ô nhiễm sông Thom gây ra đối với sức khoẻ,
giá trị đất đai, nuôi trồng thuỷ sản của người dân bằng những con số cụ thể. Số tiền
này là phần thiệt hại mà lẽ ra sẽ không bị mất đi nếu như không có tình trạng ô nhiễm
xảy ra.
Kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ là cơ sở để chính quyền địa phương
đưa ra những ra những chính sách đúng đắn để giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện tại
nhằm giúp cho những người dân sống ở khu vực thoát khỏi tình trạng ô nhiễm kéo dài

suốt mấy năm nay.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Khánh Thạnh Tân
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Khánh Thạnh Tân là một trong những xã nông thôn của huyện Mỏ Cày, cách
thị trấn Mỏ Cày khoảng 8km về hướng Bắc. Xã có diện tích tự nhiên là 1.500 ha, trong
đó đất nông nghiệp là 1.110 ha. Phía Đông giáp xã Đa Phước Hội, phía Tây giáp xã
Nhuận Phú Tân, phía Nam giáp xã An Thạnh, phía Bắc giáp xã Tân Bình.
b) Điều kiện tự nhiên
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình của xã hàng năm khoảng 26,0- 27,60C, nhiệt độ lớn nhất
vào tháng 5 khoảng 27,7- 30,10C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 khoảng 24,6-26,60C.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí bình quân từ 82,7%- 84,6% và phân hoá theo mùa, cao nhất là
từ tháng 8-10 ẩm độ khoảng 85%-90%, thấp nhất là từ tháng 1-3 ẩm độ khoảng
79-81%.
- Lượng mưa
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 1.377-2.085mm và tương phản rõ
rệt giữa 2 mùa, lượng mưa cao nhất xảy ra trong mùa mưa chiếm khoảng 94,3-98,5%,
mùa khô lượng mưa rất ít lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông.
- Gió và hướng gió
Trong mùa mưa, từ tháng 5-11 gió hình thành theo hướng Tây-Tây Nam, tốc độ
trung bình 2-3,9m/s, tối đa 20m/s. Trong mùa khô có gió chướng, hướng gió thống trị

là Đông-Đông Bắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Những tháng có nhiều bão


và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Bến Tre có xu thế lùi dần về cuối mùa mưa bão,
thường xảy ra từ tháng 09-11.
2.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
a) Dân Số
Xã Khánh Thạnh Tân có 09 ấp, 2.900 hộ gia đình, 13.370 nhân khẩu trong đó
có 6.555 nam và 6.815 nữ. Lao động trong nông nghiệp chiếm 61,8%, lao động trong
công nghiệp chiếm 24,8%, xây dựng chiếm 0,7%, thương nghiệp chiếm 7,2% lao
động, thủy sản chiếm tỷ lệ thấp 0,6%, giao thông vận tải chiếm 3,0%, còn lại là lao
động ở các dịch vụ khác chiếm 1,9%.
Hình 2.1. Biểu Đồ Tỉ Lệ Lao Động ở Các Ngành Nghề

nông nghiệp
công nghiệp

0,7% 7,2%3% 1,9%
0,6%

thủy sản
xây dựng
61,8%

24,8%

thương
nghiệp
giao thông
vận tải

dịch vụ khác

Nguồn tin : UBND xã Khánh Thạnh Tân
b) Kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp
Huyện Uỷ có chủ trương phát triển toàn diện nông nghiệp đặc biệt là vẫn duy trì
cây trồng và vật nuôi nhưng kết hợp thêm trồng xen, nuôi xen ở những vùng thích hợp
tạo sự chuyển biến về năng suất, sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao, các mô hình
này được nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực vì mang lại hiệu quả cao trong đó
cây lúa mỗi năm sản xuất 2 vụ với diện tích gieo trồng là 122,8 ha, năng suất bình
quân 38tạ/ha, sản lượng 933 tấn. Cây lát có diện tích là 94,3 ha, năng suất bình quân từ
7-8 tấn/ha, sản lượng khoảng 1.500 tấn. Cây dừa với diện tích là 610,4 ha, trong đó
diện tích đang cho trái là 365,3ha, năng suất bình quân 9.120 trái/ha. Diện tích cây ăn
6


trái còn 152,1 ha, diện tích thu hoạch 127,2 ha, năng suất bình quân 4,2 tấn/ha, sản
lượng 534 tấn.
- Thuỷ sản
Diện tích nuôi thuỷ sản bị giảm mạnh so với năm 2007 chỉ còn 42,5 ha. Nguyên
nhân do nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng dùng điện, hoá chất thuốc tôm, cá ngoài
sông rạch còn xảy ra làm cho bà con không an tâm sản xuất.
-Chăn nuôi
Tổng đàn heo trong địa bàn xã có 10.118 con, hiện có trên 80 hộ chăn nuôi trên
50 con theo hướng trang trại. Số lượng đàn bò hiện nay là 2.451 con chủ yếu là bò lai
thịt. Số lượng gia cầm của xã là 23.500 con.
- Sản xuất TTCN-TMDV
Làng nghề TTCN còn 65 cơ sở trong đó có 41 cơ sở chuyển sang dùng điện
phục vụ cho khâu sản xuất thay thế máy nổ, đã tiết kiệm khoảng 50% chi phí. Những
tháng đầu năm năng suất bị giảm do giá cả thấp không ổn định, bình quân mỗi ngày sơ

chế trên 60 tấn chỉ, sản phẩm bán ra từ 1,8 triệu- 2 triệu đồng/tấn, giá trị sản xuất
22.680.000.000đồng. Các cơ sở dệt lưới, dệt thảm chỉ sơ dừa được duy trì ổn định,
hiện có 15 cơ sở.
Phối hợp sắp xếp lại trật tự 3 điểm họp chợ để bà con mua bán thuận lợi đảm
bảo vệ sinh, mỹ quan và ATGT. Toàn xã có 210 cơ sở dịch vụ kinh doanh lớn nhỏ,
trong đó 25 cơ sở DVKD có vốn từ 100 triệu đồng trở lên chủ yếu là mua bán thức ăn
gia súc, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, tạp hoá đã đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, sản xuất,
trao đổi hàng hoá của nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng
Trong năm UBND xã đã PêTông sân cơ quan xã và xây dựng vách ngăn phòng
làm việc với tổng kinh phí 46,6 triệu đồng từ nguồn ngân sách xã. Láng PêTông sân
đền thờ liệt sĩ với kinh phí 31.860.000đồng bằng nguồn vốn vận động nhân dân.
+ Xã đã xây dựng 4 cầu liên xóm ấp Vĩnh Trị, Tân Hưng, Tích Phúc, Tích
Khánh với tổng chiều dài 113m. Tổng kinh phí xây dựng là 364.500.000 đồng, từ
nguồn vận động xã hội hoá, 335 triệu còn lại do nhân dân đóng góp. PêTông 6 tuyến
đường liên xóm, ấp với chiều dài 4.779m.

7


+Xã đã được cấp trên quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cầu Thom, nhựa hoá
đường vào khu công nghiệp với kinh phí trên 10 tỉ đồng, xây dựng chốt Công An xã
với kinh phí 30 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.
c) Văn Hoá- Xã Hội:
- Văn hoá- giáo dục
Xã có chùa Long Khánh thuộc ấp Tích Khánh, đình Vĩnh Khánh thuộc ấp Vĩnh
Trị, có 9/9 ấp văn hoá, 4/4 trường học văn hoá, 3/7 nơi thờ tự văn minh. Tỉ lệ cấp bằng
gia đình văn hoá đến nay 3.160 hộ/3.198 hộ đạt 98,8%.
TTCS: Theo số liệu năm 2008 ở bậc THCS có 16 lớp với tổng số học sinh là
565 em với học lực giỏi là 138 học sinh, đạt 25,2%, khá là 216 học sinh, đạt 39,5%,

trung bình là 161 học sinh.
Về hạnh kiểm: tốt là 503 học sinh, đạt 92%, khá là 41 hoc sinh đạt 7,5%, trung
bình có 04 học sinh tỉ lệ 0,5%. Tỉ lệ học sinh bỏ học là 1,42%.
Cũng theo số liệu năm 2008 ở bậc tiểu học, tổng số có 15 lớp với 344 học
sinh. Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 62 em, đạt 100%. Xã duy trì tốt công tác phổ cập đúng độ
tuổi 77/86 học sinh, tỉ lệ 89%, không có trường hợp bỏ học.
Mẫu giáo: huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100% với 190 em, 07 lớp học.
Đảm bảo chăm sóc sức khoẻ an toàn cho trẻ 100%. Tỉ lệ bé ngoan đạt 85,6%, tỉ lệ
chuyên cần đạt 97,2 %, 70 bé ngoan xuất sắc chiếm tỉ lệ 38% so với tổng số.
- Y tế
Công tác quan tâm sức khoẻ của người dân ngày càng được chú trọng. Các
chương trình y tế quốc gia được thực hiện đạt 98%. Ngoài ra còn vận động Hội Chữ
Thập Đỏ Quận 5- Bệnh Viện Quận 5 và các mạnh thường quân về khám và tặng quà
cho các hộ nghèo, người tàn tật, cấp học bổng cho học sinh nghèo với tổng kinh phí
trên 112 triệu đồng
d) Tình hình an ninh quốc phòng
Xã đã phối hợp với lực lượng quân sự và dân sự, lực lượng dân phòng tiến
hành tuần tra 171 cuộc, có 493 người tham gia đảm bảo ANCT_TTATXH trên địa bàn
xã.
Công tác tuyển quân thanh niên năm 2008 đạt 100%. Tổ chức huấn luyện dân
quân 120/148 thanh niên đạt 81%. Đã tổ chức xét duyệt khám sức khoẻ phục vụ cho
8


công tác TN nhập ngũ năm 2008 là 102 thanh niên, đạt 100%, đảm bảo cho công tác
tuyển quân đạt chỉ tiêu trên giao. Trong năm 2008, kết nạp mới 35 lực lượng dân quân
đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số lên 148 lực lượng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
e) Hoạt động tài chính và ngân sách
- Trên lĩnh vực thu chi ngân sách:
Công tác thu ngân sách là 1.851.128.095 đồng/1.041.248.000 đồng, đạt

177,49%. Thuế nhà đất là 33.0520.000 đồng/20.000.000 đồng, đạt 165%, thuế ngoài
quốc doanh là 320.000.000 đạt 100%, thuế môn bài là 65.700.000 đồng/48.800.000
đồng, đạt 134,63%, thuế chuyển quyền sử dụng đất là 102.111.176.000
đồng/55.000.000 đồng, đạt 202,13%, lệ phí trước bạ là 76.607.000đồng/50.000.000
đồng, đạt 135,21%. Quỹ người nghèo là 35.400.000 đồng/20.000.000 đồng, đạt 139%.
Công tác thu giá trị nhà đất từ đầu năm 2008 đến nay là 80.044.500 đồng.
f) Hoạt động VHTT-TT- Đài truyền thanh
Công tác thông tin tuyên truyền đến tận người dân ngày càng đi vào chiều sâu,
đáp ứng được nhiệm vụ chính trị ở địa phương và được nhân dân trong xã đồng tình
hưởng ứng. Tập trung tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ lớn như 17/1, 3/2, mừng Xuân
Mậu Tý, bầu cử Trưởng ấp, ngày lễ 30/4, 1-5, ngày sinh nhật Bác 19/5…với hơn 200
lượt. Xã đã duy trì chế độ phát sóng trên đài huyện mỗi tháng 1 kỳ, 12 bài viết và 65
bản tin, cắt dán 65 băng - rôn.
g) Công tác chính sách xã hội
Trong năm 2008 xã đã xây dựng 10 căn nhà tình nghĩa vượt chỉ tiêu 7 căn so
với mục tiêu đề ra, xây được 4 căn nhà tình thương ở các ấp với tổng kinh phí chung là
359,8 triệu đồng. Trong năm 2008 xã cũng đã phối hợp thăm viếng, tặng quà cho các
gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên Đán với 817 xuất với giá trị chung là
41.142.000đồng. Xã cũng đã bình xét các đối tượng chính sách hưởng điều dưỡng là
81 trường hợp, đề nghị mua Bảo Hiểm Y Tế cho người có huy chương kháng chiến là
29 trường hợp. Ngoài ra, xã còn tiếp nhận và vận động các tổ chức cá nhân Thành Phố
Hồ Chí Minh như giúp đỡ tiền, xe đạp, xe lăng, học bổng, tập, viết cho các học sinh
nghèo, người khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó, hộ nghèo… với 156 xuất trị giá trên
65.000.000 đồng.

9


2.2. Mô tả về sông Thom, huyện Mỏ Cày- tỉnh Bến Tre
2.2.1. Lịch sử hình thành sông

Sông Thom có mặt ở huyện Mỏ Cày- tỉnh Bến Tre từ năm 1905. Sông Thom
còn được gọi là kênh Mỏ Cày- Thom được đào từ thời mà thực dân Pháp nhằm tạo
đường lưu thông giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên.
Hình 2.2. Hình Ảnh Con Sông lúc Chưa Ô Nhiễm

Nguồn tin: Nguyễn Hà Phương (06/02/2009 08:00)
2.2.2. Vai trò của sông Thom
Dòng sông cùng với kênh Chẹt Sậy- An Hoá hình thành trục đường thuỷ huyết
mạch nối liền các tỉnh Bến Tre-Tiền Giang và Trà Vinh theo trục tam giác. Trước đây,
nước sông lúc nào cũng trong xanh, là nguồn cung cấp nước cho 3 xã: Khánh Thạnh
Tân, Đa Phước Hội, An Thạnh, là nơi lưu thông, vận chuyển buôn bán, trao đổi hàng
hoá giữa các Xã trong huyện Mỏ cày và từ Mỏ cày sang các nơi khác trong và ngoài
tỉnh. Sông còn là nơi có thể bơi lội, câu cá và thư giãn của người dân trong khu vực.
Là một nhánh của sông lớn là sông Cổ Chiên vì thế sông Thom cung cấp một
lượng lớn thuỷ sản, mang lại thu nhập cho các hộ dân sống bằng nghề đánh bắt cá trên
sông.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Ô nhiễm môi trường nước
a) Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, cho CN, NN, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các
loài hoang dã”. (Từ điển Wikimedia).

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. (Từ
điển Wikimedia)
b) Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)
- Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ,
xuất hiện các chất độc hại…)
- Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để oxy
hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng, có xuất hiện các vi trùng gây
bệnh.
c) Các loại ô nhiễm nước (Thu Trang, 2006)


Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm,
như ô nhiễm do công nghệp, nông nghiệp hay sinh hoạt, hoặc dựa vào môi trường
nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương, hoặc dựa vào tính chất của
ô nước nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hoá học hay vật lý.
- Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao gồm các
chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên
men được: chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân
tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh…
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng. Các
bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể
đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh.

Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ lên men. Một nhà máy
trung bình có thể làm nhiễm bẩn nước tương đương với lượng nước thải một thành phố
có 500.000 dân.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có
nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy
cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P., có tính độc và
mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa
methyl của nó là skatol.
-Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ
khác như như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất độc có hại cho thuỷ sinh vật.
Nhiễm độc chì (Saturnisne) là việc chì được sử dụng làm chất phụ gia trong
xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với
sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở Vịnh
Minamata ở Nhật bản là một thí dụ đáng buồn. Hàng trăm người chết và hàng ngàn

12


người bị nhiễm độc nặng do ăn phải cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thủy
ngân do nhà máy thải ra.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hoá học cũng đáng lo ngại. Phân
bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm, nhưng các cây trồng chỉ
sử dụng được khoảng 30 – 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước
mặt hoặc nước ngầm gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp
nước ở dưới.
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa…

+ Hydrocarbons (CxHy)
Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen.
Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là
một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại, là vấn đề hết sức nghiêm
trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Đôi khi cá bắt được không
thể ăn được vì có mùi dầu lửa.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận
chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn đắm tàu chở dầu
xảy ra rất thường xuyên. Có khoảng 3,6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm. Phạm
vi ảnh hưởng của dầu là rất lớn, một tấn dầu có thể loang rộng 12 km2 trên mặt biển.
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các
nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ
thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm.
+ Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông
+ Nông dược (Pesticides)
Người ta phân biệt thành 5 loại : thuốc sát trùng (insecticides), thuốc diệt nấm
(fongicides), thuốc diệt cỏ (herbicides), thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm =
rodenticides), thuốc diệt tuyến trùng (nematocides)
Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc do việc
sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nứơc mặt, nước ngầm và các
vùng cửa sông, bờ biển.
13


Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh California, do
sự sản xuất nông dược của hãng Montrose Chemicals là một ví dụ. Hãng này sản xuất
2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000km2, làm cho một số cá
không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả

cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
- Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức
làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi
khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ
đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ,
làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối
sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol… làm cho nước có vị không bình thường.
Các chất amoniac, sulfur, cyancur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm cho nước
có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.
d) Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân
tạo.
Ô nhiễm tự nhiên: là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật,
động vật có trong nguồn nước, hoặc là do tuyết tan, gió bão lũ lụt và do nước mưa rửa
trôi các chất gây ô nhiễm như: chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả
xác chết của chúng từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
Ô nhiễm nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu là các chất thải sinh
hoạt CN, NN, giao thông vào môi trường nước.
e) Vài tác động cơ bản do ô nhiễm môi trường nước gây ra (Đỗ Thùy Nhân,
2006)
-Tác động đến con người: nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm. Nguồn
nước ô nhiễm tác động đến người dân thể hiện qua sức khoẻ cộng đồng, khi ăn các loài
thực phẩm như cá, tôm, ngêu…bị nhiễm độc do nước ô nhiễm, con người sẽ mắc nhiều
14


chứng bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Ngoài ra nguồn nước còn gây ra các bệnh

thương hàn, kiết lị, dịch tả. Nguyên nhân là do trong nước ô nhiễm có nhiều vi khuẩn
và nấm gây bệnh cho người. Những người xây cất nhà trái phép, lấn chiếm kênh rạch,
thải rác xuống nước gây ô nhiễm môi trường nước, nhưng chính họ cũng là nạn nhân
chịu ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều gia đình đã quen với mùi hôi thối
và màu nước đen dơ bẩn trên kênh rạch. Việc thải rác xuống sông, rạch đã gần như thói
quen của họ và họ quan niệm rằng khi nước đã bẩn thì không cần gìn giữ gì nữa, và thờ
ơ với môi trường bị ô nhiễm.
-Tác động đến đời sống thủy sinh: môi trường nước bị ô nhiễm dù ở mức độ
nhẹ hay rất năng cũng đều gây ra ảnh hưởng xấu nhất đến giới tự nhiên, đến các hệ
sinh thái, khu hệ động thực vật, thủy sinh, v.v. Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác đông đến
các loại động thực vật, mà môi trường sống và sự phát triển của chúng có liên quan
chặt chẽ với kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng… đó là các loại thưc vật ven mép nước, vựa
sông rạch, cây trồng nông nghiệp như lúa, rau muống, sen, súng, cói, cây rừng ngập
mặn và các loài động thực vật thủy sinh, gồm vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nổi, động
vật đáy và các loài thủy sản như tôm, cá, và các loại khác.
-Tác động của nước mặt bị ô nhiễm đến nước ngầm: khi môi trường nước bị ô
nhiễm vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mạch nước ngầm nông, nguồn nước mặt
khi bị ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã di chuyển thẳng xuống mạch nước ngầm
theo phương thẳng đứng hoặc từ nước sông ngấm vào mạch nước ngầm theo phương
nằm ngang, dưới tác động của thủy triều mà không qua quá trình gạn lọc, làm sạch tự
nhiên của môi trường đất. Như vậy, các nguồn nước sông, nước kênh bị ô nhiễm sẽ
gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước ngầm tầng nông.
3.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường điển hình tại tỉnh Bến Tre trong các năm
vừa qua
a) Ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp
Theo báo cáo tháng 5/2006 của Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Bến Tre, tính đến nay số dân nông thôn hưởng nước sạch, đạt
tiêu chuẩn 60lít/người/ngày là 40,4% và tính số dân có nước sạch đủ cho ăn, uống thì
đạt tỉ lệ là 55%, được thể hiện qua Hình 3.1

15


×