BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM TRONG
SẢN XUẤT ĐÁ GRANITE TẠI KCN
PHÚ TÀI – BÌNH ĐỊNH
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá tổn hại do ô
nhiễm trong sản xuất đá granite tại KCN Phú Tài - Bình Định” do Ngô Thị Phương
Thảo, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày
TS Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi những lời tri ân đến Ba Mẹ người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ, tạo điều kiện cho con có ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh, chị và
những người thân đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa
học tại trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Anh Chị hiện đang công tác tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ và
Môi Trường Tỉnh Bình Định, các công ty sản xuất đá granite thuộc KCN Phú Tài, các
hộ gia đình đang sinh sống tại KCN đã tận tình giúp đỡ tôi và cung cấp những thông
tin cần thiết trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến những người bạn đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần,
cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Phương Thảo
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô
Nhiễm Trong Sản Xuất Đá Granite tại KCN Phú Tài – Bình Định”.
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO. July 2010. “Evaluating the Cost of Damage
Caused by Pollution in the Granite Production in Phu Tai Industrial Zone of
Binh Dinh Province”.
Khóa luận đánh giá tổn hại do ô nhiễm trong sản xuất đá granite tại KCN Phú
Tài – Bình Định. Qua quá trình làm đề tài đã phần nào phản ánh được thực trạng môi
trường nơi đây. Bằng cách áp dụng giá thị trường để ước tính thiệt hại đối với nguồn
nước, phương pháp tài sản nguồn nhân lực thông qua điều tra số liệu sơ cấp tổng hợp
số liệu thứ cấp, sau đó phân tích số liệu, đồng thời ứng dụng mô hình kinh tế lượng
theo hàm tổn hại sức khỏe để ước tính chi phí sức khỏe trung bình của người dân trong
khu vực bị ảnh hưởng, với tổn hại do ô nhiễm gây ra cho sức khỏe là 484,985
(tr.đồng/năm), nguồn nước là 562,8 (tr.đồng/năm) và tổng tổn hại ô nhiễm gây ra cho
người dân và xã hội là 1.085,27 (tr.đồng/năm). Vậy tổn hại vĩnh viễn là 10.852,7
(tr.đồng/năm).
Bên cạnh đó đề tài cũng đã xác định mức sẵn lòng trả của người dân địa
phương để giảm ô nhiễm là 735,216 (tr.đồng/năm). Qua việc xác định mức sẵn lòng
trả cho thấy nhận thức của người dân tương đối cao và khá am hiểu về vấn đề ô nhiễm
nơi này. Đề tài cũng đã đưa ra một số đề xuất nhằm làm giảm ô nhiễm. Kết quả của đề
tài một phần cũng làm cơ sở để các cơ quan chức năng có liên quan nhận thấy tác hại
bột đá và nhanh chóng tiến hành xây dựng khu xử lý chất thải bột đá vì nó vừa cải
thiện môi trường tốt hơn, vừa đem lại lợi ích kinh tế đáng kể.
v
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh sách các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu 3
1.4. Bố cục đề tài 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5
2.2. Tổng quan về tỉnh Bình Định 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 5
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 10
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng du lịch 10
2.3. Tổng quan về TP. Qui Nhơn 12
2.3.1. Vị trí địa lý 12
2.3.2. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và tiềm năng du lịch 13
2.3.3. Cơ sở hạ tầng đô thị 13
2.3.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội 15
2.4. Tổng quan về KCN Phú Tài 16
2.4.1. Giới thiệu sơ lược 16
vi
2.4.2. Quá trình hình thành và phát triển 17
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Cơ sở lý luận 19
3.1.1 Khái niệm về môi trường 19
3.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường 19
3.1.3. Sự ô nhiễm môi trường nước 20
3.1.4. Nước thải 20
3.1.5. Bụi 23
3.1.6. Mức sẵn lòng trả 25
3.1.7. Công cụ chính sách 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 28
3.2.2. Phương pháp mô tả 29
3.2.3. Phương pháp đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường 29
3.2.4. Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method). 29
3.2.5. Phương pháp xác định mức sẵn lòng trả của người dân địa phương
(WTP) cho việc làm giảm ô nhiễm chất thải bột đá 31
3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG 33
4.1. Đặc điểm môi trường trong khu vực nghiên cứu 33
4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm chất thải bột đá 33
4.1.2. Phân tích nguyên nhân 36
4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ điều tra 41
4.2.1. Trình độ học vấn 41
4.2.2. Thu nhập 42
4.3. Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm 43
4.3.1. Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm 43
4.3.2. Nhận xét của người dân về tác động của chất thải bột đá 44
4.3.3. Sự lựa chọn nơi ở mới 45
4.4. Đánh giá thiệt hại do ô nhiễm gây ra 45
4.4.1. Thiệt hại đối với sức khỏe người dân trong khu vực 47
vii
4.4.2 Giá trị tổn hại cho nguồn nước 52
4.4.3. Xác định tổng tổn hại do ô nhiễm gây ra cho người dân và xã hội 53
4.5. Ước lượng mô hình mức sẵn lòng trả cho việc giảm thiểu ô nhiễm chất thải bột
đá 53
4.5.1. Ước lượng mô hình 53
4.5.2. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình 55
4.6. Đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm 56
4.6.1. Luật môi trường 56
4.6.2. Giáo dục môi trường 56
4.6.3. Giải pháp kĩ thuật 56
4.6.4. Giải pháp kinh tế 57
4.6.5. Giải pháp làm giảm ô nhiễm 57
4.7. Đề xuất chính sách quản lý nhằm làm giảm ô nhiễm 58
4.7.1. Chính sách của Tỉnh 58
4.7.2. Ra lệnh và kiểm soát 59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1. Kết luận 60
5.2. Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CĐ Cao đẳng
ĐHNL Đại học Nông Lâm
ĐH Đại học
GPMB Giải phóng mặt bằng
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KCN Khu công nghiệp
KH – CN&MT Khoa học – Công nghệ và môi trường
NPV Hiện giá ròng
R Suất chiết khấu
TP Thành phố
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
VT1 Vị trí 1
VT2 Vị trí 2
WTP Mức sẵn lòng trả
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tải Trọng Chất Bẩn Theo Đầu Người. 21
Bảng 4.1. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Thải Có Chứa Bột Đá 40
Bảng 4.2. Chất Lượng Môi Trường Không Khí Khu Dọc Đường Đi KCN Phú Tài 41
Bảng 4.3. Tỷ Lệ Thu Nhập của Những Người Dân trong Khu Vực 42
Bảng 4.4. Ảnh Hưởng trong Sản Xuất Đá Granite Tới Người Dân 44
Bảng 4.5. Ý Kiến của Người Dân về Việc Lựa Chọn Nơi ở Mới 45
Bảng 4.6. Mức Độ Mắc Bệnh của Các Hộ Điều Tra 46
Bảng 4.7. Tổng Hợp Số Ngày Không Lao Động của Các Hộ 47
Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe 48
Bảng 4.9. Các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Qui Hàm Chi Phí Sức Khỏe 49
Bảng 4.10. Tổng Hợp Kết Xuất của Các Mô Hình Bổ Sung 50
Bảng 4.11. Bảng Kiểm Định Durbin – Watson 50
Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Hàm Mức Sẵn Lòng Trả 54
Bảng 4.13. Kết Quả Dự Đoán của Mô Hình Ước Lượng 55
Bảng 4.14. Giá Trị Trung Bình của Các Biến 55
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Định 6
Hình 2.2. Thành Phố Qui Nhơn 12
Hình 2.3 Sơ Đồ KCN Phú Tài 17
Hình 4.1. Hình Ảnh Người Dân Khai Thác Đá tại Núi Hòn Chà 33
Hình 4.2. Hình Ảnh Chất Thải Bột Đá Đổ Trái Phép Trên Đường 35
Hình 4.3. Biểu Đồ Biểu Hiện Lượng Bụi Trong Ngày 35
Hình 4.4. Sơ Đồ Công Nghệ Sản Xuất Đá Granite 37
Hình 4.5. Sơ Đồ Xử Lý Chất Thải Bột Đá 39
Hình 4.6. Biểu Đồ Biểu Hiện Trình Độ Học Vấn Các Hộ Điều Tra. 42
Hình 4.7. Nhận Xét của Người Dân về Mức Độ Ô Nhiễm 43
Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Ảnh Hưởng của Chất Thải Bột Đá 44
Hình 4.9. Tỷ Lệ Các Hộ Bị Bệnh Liên Quan Tới Chất Thải Bột Đá 46
Hình 4.10. Đồ Thị của Đường Chi Phí Sức Khoẻ 51
Hình 4.12. Chất Lượng Nước Theo Nhận Định của Người Dân 52
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 2. Kiểm Định White Test Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 3. Kiểm Định Durbin – Watson
Phụ lục 4. Các Mô Hình Bổ Sung của Hàm Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 5. Giá Trị Trung Bình Giữa Các Biến
Phụ lục 6. Mô Hình Ước Lượng Hàm Sẵn Lòng Trả
Phụ lục7. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Dành Cho Người Dân Địa Phương
1
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời đại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng đất nước ta ngày một phát triển hơn theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế. Trong quá
trình hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại đã và đang có những tác động tích cực.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng mang lại những thách thức lớn cho Việt Nam về
khả năng cạnh tranh trong sản xuất, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong
việc khai thác sản xuất, đảm bảo môi trường và yêu cầu của thị trường thế giới.
Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển thì các KCN mọc lên ngày càng nhiều và
đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhưng bên cạnh đó các hoạt động sản xuất công
nghiệp là nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường, sức khoẻ dân cư, v.v.
Là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, Bình Định có tổng diện
tích tự nhiên 6.025 km
2
, dân số trên 1,5 triệu người, với các KCN lớn đã đóng góp
phần lớn vào sự tăng trưởng cho tỉnh nhà, đặc biệt là KCN Phú Tài. Đặc điểm cấu trúc
địa chất khu vực đã tạo cho Bình Định nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong
phú như: đá xây dựng, đá granite, đất sét, titan sa khoáng. Riêng về đá, với 85 mỏ,
trong đó có 31 mỏ đá granite, Bình Định được đánh giá là một trong những địa
phương có trữ lượng và chất lượng đá rất tốt. Đặc biệt, đá granite đỏ, hồng phấn, vàng
nhạt là những loại đá mà chỉ Bình Định chứ các địa phương khác không có, hoặc có
nhưng trữ lượng không đáng kể. Bình Định đứng vào vị trí số một trong cả nước về
sản xuất đá granite nhờ sở hữu những mỏ quý hiếm như vậy.
Nhưng việc sản xuất đá có những tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
Nhiều bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic, bệnh ngoài da, viêm giác mạc chiếm
2
tỉ lệ khá cao trong công nhân của ngành khai thác chế biến đá, gây ô nhiễm tiếng ồn,
bụi… Phương pháp được dùng trong qui trình sản xuất đá là cưa đá bẳng nước, trong
quá trình cưa sản sinh ra một lượng bột đá rất lớn, lượng bột đá bằng ¼ nguyên liệu
ban đầu, khi bột đá khô thì bụi rất khó chịu. Khi tiếp xúc thường xuyên bụi trong
không khí ở nồng độ cao thì sẽ gây kích cơ học ở phổi phát sinh phản ứng sơ hóa phổi
và gây ra những bệnh về đường hô hấp. Đối với người dân sống gần nơi sản xuất đá,
tiếp xúc hàng ngày với bụi bột đá làm cho họ bị mắc bệnh viêm xoang rất nặng, gây
nghẹt mũi, nhức đầu khó thở làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe. Bột đá
gây ra một lượng bụi rất lớn, bụi đá phủ bám vào nhà cửa, quần áo, bàn ghế Chất
thải bột đá có thành phần ô nhiễm rất phức tạp nhưng lại đỗ trái phép xuống sông làm
nguồn nước ở đây chuyển màu trắng đục gây bệnh cho người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, đề tài: “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm Trong Sản Xuất Đá
Granite Tại KCN Phú Tài - Bình Định” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Đặng Thanh Hà.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổn hại do ô nhiễm trong sản xuất đá granite tại KCN Phú Tài - Bình
Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình ô nhiễm trong khu vực.
Đánh giá tổn hại do ô nhiễm gây ra đối với nguồn nước, sức khỏe.
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân để làm giảm ô nhiễm chất thải bột đá.
Đề xuất giải pháp làm giảm thiệt hại môi trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất đá granite của KCN Phú Tài đã dẫn đến rất
nhiều tổn hại như làm mất nguồn nước sinh hoạt, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cảnh
quan… Ở đây đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu các vấn đề phản ánh và đánh giá
thực trạng, nguyên nhân dẫn tới tình hình ô nhiễm, từ đó đánh giá thiệt hại do ô nhiễm
3
gây ra đối với sức khỏe, nguồn nước sinh hoạt và ước lượng mức sẵn lòng trả của
người dân địa phương nhằm làm giảm bớt ô nhiễm.
1.3.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Ở đây địa
bàn được chọn là TP.Qui Nhơn tỉnh Bình Định. Trên địa bàn này cụ thể hơn là KCN
Phú Tài thuộc phường Trần Quang Diệu đã gây ra ô nhiễm gay gắt bị người dân trong
khu vực phản ứng nhưng đến nay vẫn còn tồn tại. Đây là vấn đề bức xúc của người
dân từ lâu gây nên tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng tới người dân. Đó cũng là lý do chọn
địa điểm này làm khu vực nghiên cứu của đề tài.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là 70 hộ dân sinh sống tại đây. Việc lựa chọn địa
bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu sẽ giúp cho công tác điều tra, phỏng vấn được
tiến hành thuận lợi hơn.
1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 27/02/2010 đến ngày 15/07/2010. Trong đó, thời
gian từ 22/03/2010 đến 25/05/2010 tiến hành điều tra, thu thập số liệu thứ cấp và sơ
cấp. Thời gian còn lại tiến hành nhập số liệu, chỉnh sửa, xử lý số liệu và viết báo cáo.
1.4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý
nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Định, TP Qui Nhơn, như vị trí địa
lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên và xã hội, v.v.
Bên cạnh đó, giới thiệu tổng quan về KCN Phú Tài tỉnh Bình Định
Chương 3: Trình bày các cơ sở lý luận có liên quan đến khái niệm về môi
trường, ô nhiễm môi trường, mức sẵn lòng trả, sự ô nhiễm môi trường nước, nước thải,
bụi.
Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài như phương
pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method) để xác định tổn hại gây ra đối với sức
khỏe người dân địa phương, phương pháp giá thị trường để xác định tổn hại đến nguồn
4
nước, phương pháp hồi qui dùng hàm logit để xác định hàm mức sẵn lòng trả, phương
pháp thống kê mô tả.
Chương 4: Chương kết quả nghiên cứu và thảo luận tiến hành phản ánh thực
trạng chất thải bột đá tại địa bàn nghiên cứu.
Tình hình ô nhiễm chất thải bột đá của địa bàn nghiên cứu.
Đánh giá tổn hại về sức khoẻ, nguồn nước sử dụng.
Ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân địa phương cho việc làm giảm ô
nhiễm chất thải bột đá.
Các đề xuất làm giảm ô nhiễm.
Chương 5: Kết luận, trình bày các kết quả chính mà đề tài đã đạt đựơc trong quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp khắc phục
ô nhiễm.
5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu ở chương một, tài liệu nghiên cứu của đề
tài được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ hệ thống internet.
Bao gồm các lĩnh vực về môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Bên cạnh đó, đề tài tham khảo các đề tài của khoá trước và các bài giảng của thầy cô
có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên để tiến hành công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc
người thực hiện phải có là nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại
địa bàn. Trong phạm vi giới hạn của đề tài này, những đặc điểm của khu vực nghiên
cứu đi từ khái quát đến cụ thể.
2.2. Tổng quan về tỉnh Bình Định
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có tổng diện
tích tự nhiên 6.025km
2
, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên,
phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 1.065km,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa
khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km. Là một trong năm tỉnh của Vùng
kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi).
Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A,
đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa), là cửa ngõ ra biển gần nhất và
thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng
cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với sân bay Phù Cát, việc đi lại giữa
6
Bình Định với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất trên 1 giờ. Cảng biển Nhơn
Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng làm hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao
thông vận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốc
tế.
Bình Định gồm một thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn và 10 huyện, trong đó có 3
huyện miền núi, diện tích 334,73km
2
, dân số 500.000 người, được Chính phủ xác định
là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà
Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu
vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Định
Nguồn:
b. Khí hậu
Tỉnh Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức tạp của địa
hình và mặt đệm biến đổi khá lớn nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và
7
cường độ khá nhiều. Nếu xét tới các xu thế chủ yếu có thể phân chia chế độ gió trong
năm của tỉnh có gió mùa Đông Bắc, phần phía Nam của tỉnh có gió Bắc và Tây Bắc.
Trong thời kỳ này hướng gió nói chung tương đối ổn định. Từ tháng 4 - 8 ở phần phía
Bắc tỉnh có gió Nam và Tây Nam, ở phần phía Nam tỉnh chủ yếu có gió Đông Nam và
gió Tây, tiếp theo là gió Tây Bắc và gió Nam.
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi từ 20,1 -
26,1
o
C, cực đại trung bình 25,0 - 31,7
o
C và cực tiểu 16,5 - 22,7
o
C. Tại vùng duyên hải,
nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0
o
C, nhiệt độ cực đại 39,9
o
C và cực tiểu
15,8
o
C. Tổng nhiệt độ năm trong tỉnh (tại Quy Nhơn) đạt 9.636
o
C vượt tiêu chuẩn
9.500
o
C của khí hậu xích đạo.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm 22,5 - 27,9 % và độ ẩm tương đối
từ 79 - 92% tại khu vực miền núi, tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là
27,9 mb, cực đại 32,7 mb và cực tiểu 20,0 mb. Độ ẩm tương đối trung bình là 79% và
cực tiểu là 31%.
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực
miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây
Nguyên. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 – tháng 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng
mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.400mm. Riêng thung lũng sông Kôn từ 1.600 -
2.000mm. Vùng có tổng lượng mưa trung bình năm lớn nhất là huyện An Lão (2.400 -
3.200mm). Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm, cực
đại là 2.658mm và cực tiểu là 1.131mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm
dần từ miền núi xuống duyên hải. Riêng ở phía Bắc tỉnh có xu thế giảm dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường
có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến
Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ
tháng 9 - 11.
Nhìn chung, vị trí địa lý và hoàn cảnh khí hậu trên đây của tỉnh đã chi phối đến
các đặc trưng điều kiện tự nhiên khác cũng như chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động
phát triển kinh tế của tỉnh. Để khai thác các mặt thuận lợi và phòng chống các mặt bất
8
lợi cần thiết phải có sự nghiên cứu hệ thống và hiểu biết đầy đủ các quy luật khí hậu để
có các giải pháp phù hợp và kịp thời.
c. Địa hình
Do ảnh hưởng của rìa phía Đông cao Nguyên Kon Tum, nên địa hình toàn tỉnh
có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ chênh lệch khá cao (khoảng 1.000m).
Độ cao trung bình so với mặt biển là 700m. Bề mặt địa hình thường có dạng núi cao
xen lẫn thung lũng, đồng bằng lòng chảo và đầm phá ven biển.
Ảnh hưởng của phát triển kiến tạo địa chất và khí hậu đã dẫn đến tính đa dạng
và phức tạp của địa hình toàn tỉnh như ngày nay. Về mặt trắc lượng hình thái có thể
phân chia địa hình trong tỉnh ra thành 5 dạng chính: địa hình núi, địa hình đồi núi xen
lẫn đồng bằng, địa hình đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng, địa hình đầm phá ven
biển và địa hình thềm lục địa.
Vùng núi chiếm hai phần ba diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình từ
700 - 1.000m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000m, đỉnh cao nhất là 1.202m ở xã An
Toàn ( huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao từ 700 - 1000m. Các dãy núi liên kết với
nhau chạy theo hướng Bắc - Nam. Đặc điểm của núi ở khu vực này có sườn dốc đứng,
đỉnh nhọn, chúng thường bị chia cắt bởi nhiều đường phân thủy. Với góc độ sơn văn
có dạng tia phức tạp. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc
theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này cùng với các
điều kiện thủy văn đã dẫn đến sự hình thành dạng bờ biển có nhiều đầm phá.
Vùng đồi núi sót xen lẫn đồng bằng bao gồm các đồng bằng bóc mòn tích tụ như:
Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn (Bồng Sơn, Tam Quan) thường có những đồi
núi sót nằm rải rác không theo qui luật, độ cao trung bình khoảng 50 – 200m.
Vùng đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng là đặc điểm của tỉnh Bình Định
và một số tỉnh miền Trung.
Theo cấu trúc của địa hình, tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu thổ. Tại
khu vực này phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành bởi các yếu tố địa hình và khí
hậu, mặc dù các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và
được ngăn cách với biển Đông bởi các đầm phá hoặc các dãy núi. Độ cao trung bình của
dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng từ 25 - 50m và chiếm diện tích khoảng
1.000km
2
. Tại Bình Định có đồng bằng dạng lòng chảo lớn nhất với diện tích khoảng
9
600km
2,
còn lại là các đồng bằng rất nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông theo các
dạng nón bồi tích tại các khu vực chân của các dãy núi được mở rộng.
Mặc dù các loại đồng bằng trên có diện tích không lớn, độ màu mỡ của đất
không cao, nhưng có vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc
biệt là cây lương thực. Tuy nhiên khu vực này thường xảy ra lũ lụt rất nặng nề trong
mùa mưa lũ (tháng 10 và tháng 11).
Vùng đầm phá ven biển và bờ biển được hình thành khá phổ biến trong vùng duyên
hải: do ảnh hưởng của sự phân bố các dãy núi cũng như các yếu tố khí hậu và tác động của
thủy triều cùng các quá trình thủy văn - động lực khác đã tạo nên nhiều đầm phá ở vùng ven
biển tỉnh Bình Định. Những đầm phá lớn như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại và
phá Công Khánh. Các đầm phá được ngăn cách với biển bởi các đồi cát hoặc các dãy núi
thấp và trao đổi nước với biển qua một cửa rất hẹp. Dạng địa hình đầm phá sẽ đem lại
nguồn lợi kinh tế đáng kể nếu được chú ý nghiên cứu đầu tư vào việc nuôi trồng khai thác
các nguồn lợi thủy hải sản. Ngoài khu vực đầm phá, bờ biển tỉnh Bình Định có thể phân
chia thành hai dạng chủ yếu: Đoạn bờ biển từ Quy Nhơn đến giáp Sông Cầu thuộc dạng bờ
biển tích tụ - mài mòn đang bị san bằng; đoạn từ Quy Nhơn đến Sa Huỳnh thuộc dạng bờ
biển tích tụ - mài mòn bằng phẳng đã bị san bằng.
Tiếp với khu vực bờ biển là vùng thềm lục địa khá rộng lớn: độ sâu thường đạt đến
50m khi cách bờ khoảng 10km. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng về khoáng sản, đặc
biệt là tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, với địa hình có độ dốc lớn và sâu
nên việc thăm dò và khai thác có thể gặp một số hạn chế nhất định.
Ngoài các vùng địa hình đặc trưng nói trên tỉnh Bình Định có khá nhiều sông
lớn nhỏ nhưng phân bố không đều, đáng kể nhất là 4 sông lớn: sông Lại Giang, sông
La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh. Trong đó sông Kôn và sông Lại Giang có vai
trò quan trọng hơn cả. Hầu hết các sông nhánh trên vùng miền núi là phụ lưu của hai
sông chính nói trên.
Nhìn chung các sông đều có độ dốc lớn, chịu sự chi phối của mưa trên lưu vực,
sự ảnh hưởng của thủy triều chỉ một phần rất nhỏ ở cửa sông, đặc tính này khác hẳn
với các sông miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Vì có độ dốc lớn, lưu vực ở hạ lưu hẹp
nên bị lũ gây ở thượng nguồn rất nguy hiểm, đồng thời mùa kiệt gây nên sự khô cạn ở
hạ lưu, giảm mực nước ngầm và tạo điều kiện cho sự xâm nhập mặn của biển.
10
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Dân số và cơ cấu hành chính
Dân số hiện nay khoảng 1,5 triệu người, trong đó người trong độ tuổi lao động
chiếm trên 55%.
Bình Định gồm 1 thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn và 10 huyện (An Nhơn, Hoài
Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân
Canh), trong đó có 3 huyện miền núi, diện tích 334,73km
2
, dân số 500.000 người,
được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm
Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và
giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
b. Nhân lực và cơ sở đào tạo
Dân số hiện nay gần 1.600.000 người, trong đó người trong độ tuổi lao động
chiếm trên 50%. Trường ĐH Quy Nhơn đào tạo đaa lĩnh vực với 40 ngành khác nhau,
hiện có trên 10.000 sinh viên theo học và mỗi năm có hơn 2.000 sinh viên tốt nghiệp.
Trường ĐH Tư thục Quang Trung mới được thành lập, năm 2007 tuyển sinh 12 ngành
học. Trường Cao đẳng Sư phạm (phát triển theo hướng đa ngành), Trường Công nhân
Kỹ thuật cùng các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hàng năm đào tạo
hàng ngàn cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề cho cả tỉnh và khu vực. Cán
bộ kho học kĩ thuật trong toàn tỉnh có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên gần 20.000
người, trong đó có gần 100 tiến sĩ và 300 thạc sĩ
c. Cơ sở y tế
Hệ thống cơ sở y tế của tỉnh gồm: 1 bệnh viện đa khoa tỉnh (600 giường), 1
bệnh viện đa khoa thành phố, 1 bệnh viện đa khoa tư nhân, 2 bệnh viện đa khoa khu
vực, các bệnh viện chuyên khoa và các trung tâm y tế huyện, đủ điều kiện đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng du lịch
a. Tài nguyên khoáng sản
Các chủng loại đá và đá granite dùng làm vật liệu xây dựng cao cấp (trong đó
đá granite đỏ và vàng chỉ Bình Định mới có), trữ lượng khoảng 700 triệu m
3
tập trung
chủ yếu gần các trục đường giao thông.
11
Ilmenite: Với trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn, tập trung ở các huyện Phù Mỹ,
Phù Cát, Hoài Nhơn.
Bauxit ở Vĩnh Thạnh, có trữ lượng 150 triệu tấn quặng nguyên khai.
Cát và cát trắng: Phân bổ dọc bờ biển và trong các thung lũng, bãi bồi của lòng
sông cạn với khối lượng 14 triệu m
3
.
Toàn tỉnh có 5 điểm suối khoáng: Hội vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Định
Quang, Vĩnh Thịnh (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn). Riêng nước khoáng nóng
Long Mỹ có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể khai thác 50 triệu lít/năm.
Cao lanh: Tập trung ở huyện Phù Cát và Long Mỹ (Quy Nhơn), trữ lượng
khoảng 25 triệu tấn.
Đất sét: Với trữ lượng khoảng 13,5 triệu m3, tập trung ở các huyện Tây Sơn,
An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn
Vàng: Tiềm năng vàng gốc của các điểm vàng với trữ lượng khoảng 22 tấn, tập
trung ở các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.
b. Tiềm năng du lịch
Bình Định là miền đất võ, là nơi xuất phát và là thủ phủ của phong trào nông
dân Tây Sơn cuối thế kỷ 18 với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng áo vải Hoàng đế
Quang Trung - Nguyễn Huệ. Là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng các danh nhân
Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan; quê hương của các loại
hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, bài chòi. Bình Định từng là cố đô của Vương
quốc Chămpa với di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm (7 cụm, 14
tháp) với nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh
biển hài hoà, hấp dẫn như Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang,
Đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hoà, Bãi Dài Tỉnh đang tập trung đầu tư phát
triển du lịch, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Bình Định có 93 khách sạn (4 khách sạn - resort 4 sao, 2 khách sạn 3 sao), tổng
số trên 2.241 phòng, trong đó 1.507 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số resort, khách
sạn tiêu chuẩn 4 - 5 sao đang được quy hoạch xây dựng. 7 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành du lịch. Bình Định có 231 di tích, trong đó Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ
Văn hoá - Thể thao và Du lịch) xếp hạng 33 di tích và UBND tỉnh xếp hạng 55 di tích.
12
Các lễ hội truyền thống: Chiến thắng Đống Đa, Chiến thắng Talốc - Taléc;
Chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu; Chiến thắng Đồi 10; Lễ hội cư dân miền biển;
Lễ hội đâm trâu
Làng nghề: Rượu Bàu Đá, Mộc mỹ nghệ, Gốm, Nón ngựa Gò Găng, Làng rèn
Phương Danh, Bún Song Thằng, Bánh tráng nước dừa, Bánh tráng mè
Ẩm thực: Bánh hỏi thịt heo, bánh ít lá gai, rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nem
Chợ Huyện, bánh tráng nước dừa
2.3. Tổng quan về TP. Qui Nhơn
Quy Nhơn là thành phố tỉnh lị tỉnh Bình Định, Trung Bộ, Việt Nam và là một
trong sáu đô thị loại một trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Là một thành phố ven biển
miền Trung, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật và du lịch của tỉnh
Bình Định. Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn là đất của người Chăm-pa. Các
di tích của người Chăm vẫn còn ở thành phố biển trẻ trung này.
Hình 2.2. Thành Phố Qui Nhơn
Nguồn:
2.3.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm cực nam tỉnh Bình Định, tại tọa độ 13
0
36 đến 13
0
54
vĩ Bắc, 109
0
06 đến 109
0
22 kinh Đông, cách Hà Nội 1065km về phía Bắc, cách thành
phố Hồ Chí Minh 690km về phía Nam và cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên)
176km. Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mưa từ
13
tháng 10 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5
0
C. Có diện
tích tự nhiên 216km
2
, với dân số 26 vạn, là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, là đô
thị loại I, thành phố anh hùng.
Quy Nhơn có đặc điểm địa hình khá đa dạng và phong phú (đồi núi, rừng, biển,
sông, đầm, hồ…) hệ sinh thái bao gồm: rừng nguyên sinh (đèo Cù Mông), hệ động vật
đa loài đầm Thị Nại; có bán đảo Phương Mai và 1 xã đảo (Cù Lao Xanh).
2.3.2. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và tiềm năng du lịch
a. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
Quy Nhơn được biết đến như một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài
nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100km, đầm Thị Nại 50km (trong đó:
Quy Nhơn 30km, huyện Tuy Phước 20km), có trên 20.000ha rừng. Khoáng sản quặng
titan (xã Nhơn Lý), đá granite (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng,
đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng
sau tỉnh Khánh Hòa). Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà
Thanh và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố.
b. Tiềm năng du lịch, danh lam thắng cảnh
Với điều kiện khí hậu lý tưởng cùng với 42 km chiều dài bờ biển, trước vịnh
Quy Nhơn có nhiều đảo lớn nhỏ, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh và di
tích lịch sử được xếp hạng, Quy Nhơn trở thành một thành phố biển, một trung tâm
nghỉ mát, tham quan, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan,
nghỉ dưỡng; ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn của địa phương.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng đô thị
Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, thành phố Quy Nhơn đã không
ngừng nỗ lực chuyển mình để bắt kịp nhịp độ phát triển của cả nước, Quy Nhơn đang
từng bước vươn tới mục tiêu xây dựng một đô thị hiện đại, phát triển, để đạt được mục
tiêu đó, trong nhiều năm qua đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng quan trọng như:
a. Hệ thống cung cấp điện
Toàn thành phố (kể cả dự án cải tạo lưới điện 17 triệu USD của chương trình
SIDA), bảo đảm 100% xã, phường có điện, 98% số hộ được sử dụng điện từ lưới điện
quốc gia (trừ xã đảo Nhơn Châu phải dùng máy phát điện). Hệ thống đèn chiếu sáng
tương đối hoàn chỉnh có trên 5.000 bộ đèn cao áp (bình quân 1 bộ / 10 hộ dân).
14
b. Hệ thống cấp nước
Hiện nay công suất 25.000m
3
/ ngày đêm và đang thực hiện giai đoạn hoàn thiện
dự án nâng cấp lên 45.000m
3
/ ngày đêm.
c. Về giao thông
Cảng Quy Nhơn là một trong số ít cửa khẩu quan trọng của Việt Nam. Từ
hướng Tây thoát ra biển Đông. Thông qua quốc lộ 19- cảng biển, (quy mô 2,4 triệu
tấn/năm (năm 2003), dự kiến 5 triệu tấn/năm (năm 2010) và tàu trên 3 vạn tấn ra vào
thuận lợi). Có nhiều lợi thế về giao thông đường bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 1D, quốc lộ
19, đường sắt Bắc - Nam) đường thủy, đường hàng không (sân bay cách trung tâm
thành phố 27 km). Có trên 200 km đường nội thành.
Đường bộ Quy Nhơn gồm có đường Quốc lộ 1A (trục giao thông chính của đất
nước), Quốc lộ 19 chạy qua. Ngoài ra, còn có đường Quốc lộ 1D nối Quy Nhơn với thị
xã Sông Cầu (Phú Yên).
Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn và cảng Thị Nại. Cảng của Quy Nhơn là một
cảng quan trọng của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên. Cảng Quy Nhơn là
một trong 10 cảng biển lớn của Việt Nam đang được Chính phủ ưu tiên đầu tư. Cảng
có ưu thế là vùng neo đậu kín gió, mức nước sâu, kho bãi rộng, có thể đón tàu trọng tải
30.000 tấn ra vào an toàn, có độ sâu 8,50m, thủy triều trung bình 1,56m, luồng rộng
80m, mức bồi lắng 0,4 m/năm. Cách quốc lộ 1A 10km, cách cảng Đà Nẵng 175 hải lý,
cách cảng Nha Trang 90 hải lý, cách cảng Vũng Tàu 280 hải lý, cách cảng Hải Phòng
455 hải lý.
Cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội với công suất 12 triệu tấn
đang được quy hoạch xây dựng. Ga Quy Nhơn không lớn lắm, thường bán vé cho
khách đi ga Diêu Trì (ga chính). Tuy nhiên, vẫn có tàu vào ga. Ngày nay, miền Trung
đã tái lập tuyến tàu nhanh Quy Nhơn-Nha Trang (QN 11-QN 12) và được ngành
đường sắt đưa vào sử dụng ngày 16-9-2006.
d. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt bưu chính viễn thông
có bước phát triển khá tốt hiện nay đã có 14 máy điện thoại/100 người dân, truyền
hình cáp, trung tâm bưu chính liên tỉnh phục vụ khu vực miền Trung, trạm không lưu
khu vực phía Nam. Đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực.